Results 1 to 1 of 1

Thread: HAI CHỮ VĂN MINH

  1. #1
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    HAI CHỮ VĂN MINH

    (Bài này bổ túc cho bài VĂN HÓA VIẾT HOA, nên ai chưa đọc thiết tưởng cần đọc bài VĂN HÓA trước để dễ thấu hiểu bài bày hơn.)


    Trong bài VĂN HÓA VIẾT HOA của tôi đăng trên mạng tháng vừa qua, tôi đă diễn nghĩa và nhấn mạnh ư nghĩa nguyên thuỷ của chữ VĂN HÓA VIẾT HOA là Minh Triết, là Triết lư Nhân sinh, là Đạo tức là Tất Cả mọi sự, vạn vật trong vũ trụ dưới gầm trời này, nghĩa là không có ǵ trên đời này kể cả một hạt bụi mà không do Đạo, thoát khỏi Đạo hay không là Đạo. Cho nên mọi biến cố trên trời hay dưới đất này như thiên tai địa ách với băo tố, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, đói khát bệnh tật, loạn lạc chiến tranh, v.v… hay những ǵ xảy ra mỗi ngày cho mỗi con người như may mắn rủi ro với thất t́nh (hỷ/mừng, nộ/giận, ái/thương, ố/ghét, ai/buồn, cụ/sợ, dục/muốn) hay lục dục (sắc: muốn sắc đẹp, thính: muốn nghe âm thanh hay, hương: muốn ngửi mùi dễ chịu, vị: muốn ăn ngon miệng, xúc: muốn thân xác sung sướng, pháp : muốn ư nghĩ được thỏa măn), v.v… đều do Đạo và là Đạo. V́ Đạo là Nhất Thể với lưỡng tính Âm Dương, Quỷ Thần, Thiên Địa, Vô Hữu,… là luật Tiến Hóa tất yếu siêu việt bởi sự biến động theo loại tụ và giá sắc của âm dương trong tương giao, tương ứng, tương khắc, tương hỗ, tương sinh, tương biến, tương đồng, tương ḥa, tương hợp,… thành "Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn".

    Do đó, từ tư tưởng đến hành động qua mọi tổ chức sinh hoạt của con người đều do Đạo, với Đạo và cho Đạo, nghĩa là Đạo ở tại nơi con người, mà con người lại đi t́m kiếm ở đâu xa. (Đạo tại nhĩ, nhi cầu chư viễn ?). V́ vậy Đạo cần phải hiểu là Cội Nguồn của vạn vật, là Tiết nhịp Uyên Nguyên, là Lời Huyền Diệu hay Lời Hằng Sống, là Nguồn suối bất tận, là Nguồn Linh Lực vô biên hay c̣n gọi là Đại Quang Linh. Chính cái Tiết nhịp Uyên Nguyên, Huyền Diệu, Quang Linh,... này làm rung động, uyển chuyển, nhịp nhàng, khoan thai cả vũ trụ vạn vật để H̉A thành một Nhạc tấu tuyệt diệu liên tục bất tận với nhịp điệu tuyệt vời, độc Nhất vô nhị, trong từng giây phút, trong từng hơi thở và trong từng nhịp đập của mỗi con tim… Do đó mà thánh hiền tiền nhân đă nói : "triêu Văn Đạo, tịch tử khả hỹ" (LN.II.IV,8) : có nghĩa là "sáng sớm nghe được Đạo lư, đến chiều tối chết cũng vui". Nhưng tại sao sáng sớm nghe xong lại không chết liền mà phải chờ đến chiều tối mới chết ? Thưa là v́ "dục tốc bất đạt", tức là chuyện ǵ cũng phải có yếu tố thời gian để "thẩm thấu", nghĩa là như hạt giống phải gieo cho nó thấm sâu vào ḷng đất th́ mới mọc rễ đâm chồi. Tương tự muốn nghe hiểu được Đạo lư cũng cần phải có thời gian cho nó ngấm thấu vào lục phủ, ngũ tạng, đến tận xương tủy, nghĩa là từ lúc sinh ra (sáng sớm) đến cuối đời (chiều tối) phải dành thời giờ để học hỏi và sống Đạo. Tức là để biết thưởng thức đời sống như là một bản nhạc ḥa tấu huyền diệu tuyệt vời, th́ đến lúc chết cũng vui nghĩa là đă được tṛn đầy viên măn, v́ ḿnh đă sống trọn vẹn cái Nhân Tính, là cái Tính bản Nhiên của Con Người mà cũng là cái Thiên Mệnh, tức là đă Thành Nhân đắc Đạo.

    Cho nên tất cả những ǵ Tự Nhiên giúp con người sống "thuận thiên" để hợp Đạo lư và quy Nhất Thể, th́ gọi là Văn Đạo. Nói cách khác Văn Đạo là cái Tri Kỷ (Biết Ḿnh) cho Mậu Kỷ bằng Thống Kỷ (vạn vật giai bị ư Kỷ) với Thống Quan (Quan Kỳ Hội Thông) để Thống Nhất, th́ là Đắc Kỷ c̣n gọi là Đắc Đạo. Cho nên :

    "Hầu hết người học triết không phân biệt chữ Văn Đạo như thế nào. Câu nói của Mạnh Tử sau đây phải được chú ư : "tiểu hữu tài vị Văn, quân tử chi đại Đạo". Thường người ta không coi trọng Văn Đạo, đến nỗi lẫn "tiểu hữu tài" với "Văn đại Đạo" là cái thống quan biết nh́n tất cả trong liên hệ với toàn thể, để rồi đánh giá triết theo sự cao thấp của tiểu tài như viết văn hay tư tưởng độc đáo, kết cấu hệ thống nguy nga, phân tích tỉ mỉ… nhưng tất cả hạn hẹp trong một góc nào đó mà không kể chi đến Đại Đạo hay đường hướng. Như thế là lấy cái bé nhỏ làm hơn cái lớn, tệ hơn nữa lấy làm tất cả. T́nh trạng đó hiện đang ngự trị hôm nay là v́ tất cả đều chấp nhất : không hữu vi (bất xả) th́ lại vô vi (duy xả), không biết cách xả trung thực, th́ sao trông mong được "triêu Văn Đạo". Mà Đạo đă không được Văn tức không thể nghiệm th́ tất nhiên chỉ biết đánh giá mọi sự theo cái "có" của lư trí tức các sản phẩm của tiểu ngă : ư niệm, văn từ, hệ thống... nói khác chỉ biết có suy tư (danh lư, biện chứng…) mà không biết đến Tâm Tư." (Kim- Định/Tâm Tư)

    V́ vậy mà tôi đă tô đậm câu tiền nhân đă dạy là : "Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ ; diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù ".(LN.VI,25) có nghĩa là cái học rộng của người quân tử là văn (Đạo) để biết nương theo (Đạo) là lễ ; nhờ vậy mà không trái (Đạo) lư. Do đó muốn hiểu Văn theo nghĩa Đạo cần phải học Văn bằng thể nghiệm với cái Tâm th́ mới được "thần giao cách cảm", th́ mới có "Tri Kỷ" bằng "Trí tri tại cách vật", th́ mới cảm nghiệm được sự chứa đọng cả vũ trụ vạn vật nơi ḿnh (vạn vật giai bị ư kỷ) như nghĩa của câu "vật tương tạp, cố viết văn" (Kinh Dịch), tức là sự biến động tương giao, tương cầu, tương ứng, tương sinh, tương khắc,… tương tạp của Lưỡng Nghi là Âm Dương, Thiên Địa… chính là Văn.

    Nhưng con người của thời đại văn minh hiện đại chỉ hiểu Văn bằng lư trí với khái niệm văn từ, văn chương, văn kiện, văn bản, văn hiến, văn học, văn thơ, văn nghệ, văn khoa,… th́ tự nhiên dẫn đến những hệ thống ư niệm bằng chứng biện lư nên gọi là ư hệ. Và từ sự sắp đặt phân loại những ư hệ đó phân ra thành những khoa khác biệt như văn khoa, luật khoa, y khoa,…, hay khoa tâm lư, xă hội, kinh tế, chính trị và khoa học kỹ thuật, th́ cũng chỉ là sản phẩm của lư trí nên c̣n gọi là duy lư, cho nên không thể có được "bạn tri kỷ" trong Tâm và không thể cảm nghiệm được cái T́nh tri kỷ đó, như câu ca dao sau đây :

    Ḿnh với Ta tuy Hai mà Một
    Ta với Ḿnh tuy Một mà Hai


    Hay như với hai câu cuối trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan đă diễn tả thật tuyệt vời cái T́nh tri kỷ đó như Trời với Nước, như Ta với Ta :

    Dừng chân đứng lại Trời non Nước
    Một mảnh t́nh riêng Ta với Ta


    Đúng là thật tuyệt vời ! V́ nhà thơ Thanh Quan đă biết "dừng chân đứng lại" để cho Tâm Ḿnh H̉A với VĂN là Ta (tri kỷ) qua ư Thơ, theo cái Tiết Nhịp Uyên Nguyên, Huyền Diệu, Quang Linh… là cảnh vật phía dưới Đèo Ngang với màu sắc ḥa hợp tự nhiên lúc hoàng hôn, nên dĩ nhiên đă tạo THÀNH một bức tranh vẽ lên nét Ḥa tuyệt diệu của thiên nhiên qua bài thơ tuyệt vời ! Nên nếu mỗi lần đọc lại bài thơ bất hủ này mà ai cảm được tiết điệu huyền diệu nhịp nhàng của vạn vật để nghiệm được nơi ḿnh bằng một mối t́nh man mác, chứa chan rung động… như "một mảnh t́nh riêng", th́ sự ḥa nhịp cùng vũ trụ vạn vật nơi Tâm ḿnh đó, chính là Văn Đạo.

    Tôi đă phải dài ḍng về hai chữ Văn Đạo v́ như nhận xét của triết gia Kim-Định từ thập niên 60 của thế kỷ vừa qua là : "Thường người ta không coi trọng Văn Đạo, đến nỗi lẫn "tiểu hữu tài" với "Văn đại Đạo" là cái thống quan biết nh́n tất cả trong liên hệ với toàn thể, để rồi đánh giá triết theo sự cao thấp của tiểu tài như viết văn hay tư tưởng độc đáo, kết cấu hệ thống nguy nga, phân tích tỉ mỉ… nhưng tất cả hạn hẹp trong một góc nào đó mà không kể chi đến Đại Đạo hay đường hướng...". V́ vậy cho nên ai cũng tưởng là ḿnh có văn hóa v́ được sống trong thế giới văn minh vật chất không thiếu thứ ǵ, từ sách vở, báo chí, tài liệu đủ loại đến tiện nghi đủ thứ, đủ kiểu. Từ nhà lầu, xe hơi, xe điện, xe lửa máy bay siêu tốc, tivi siêu mỏng, máy giặt, máy rửa, máy sấy, máy lạnh, máy nóng, v.v… cho tới iPad, iPod, iPhone, iTouch,… hay eBook, eMail qua Internet… nên chỉ cần vô "Google" hay "Bing" gơ chữ "văn minh" và bấm "con chuột" vào Wikipedia tiếng Việt th́ định nghĩa chữ "văn minh" hiện ra liền : "văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy tŕ, vận hành và tiến hoá xă hội loài người." nên ai cũng tưởng "văn minh" là như vậy. V́ thế ai cũng muốn ḿnh được "văn minh" để có đầy đủ các yếu tố tân thời, tân tiến để tiến hóa trong xă hội loài người ; hay nói cách khác là để cho giống người ta : "ai sao tôi vậy, ai làm bậy tôi cũng theo luôn" để cho người ta khỏi chê cười tôi là không giống ai ! Cho nên ngày nay trong xă hội loài người chỉ biết có tiêu thụ nên không chỉ phải lo đi cày để trả nợ cái nhà, chiếc xe với đầy đủ tiện nghi tân tiến ; mà c̣n phải kiếm thêm tiền để đi xả hơi, nghỉ ngơi, và chơi cho thỏa chí để bù lại sự căng thẳng tinh thần khi làm việc, và tưởng như vậy là "văn minh".

    Hơn thế nữa, như đă nói ở trên, v́ con người với đầu óc duy lư một chiều là hậu quả của hệ thống nguy nga, phân tích tỉ mỉ… rồi gọi là "khoa học kỹ thuật", và cho rằng chỉ có khoa học kỹ thuật mới là cứu cánh của con người. Cho nên ngoài sự áp dụng vào đời sống thực tế những những định luật vật lư tự nhiên khám phá bởi t́nh cờ như "nguyên lư Archimède nói rằng một vật thể bị nhúng trong một chất lỏng sẽ bị một lực đẩy lên tương đương trọng lượng chất lỏng bị nó chiếm chỗ ; hay như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là trong sự tương tác giữa hai vật A và B. Nếu A tác dụng một lực F(AB) lên B, th́ B cũng gây ra một lực F(BA) lên A và F(AB)=-F(BA)" (wikipédia) ; hay 'thuyết tương đối rộng' của Einstein : "Lư thuyết này giới thiệu các phương tŕnh thay cho định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Nó sử dụng h́nh học vi phân và tenxo để mô tả trọng trường. Lư thuyết này cũng dựa trên một tiên đề duy nhất : "mọi định luật vật lư là giống nhau trong mọi hệ quy chiếu (gồm cả những hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc thay đổi so với nhau)". Trong lư thuyết này, trọng lực không tồn tại như lực riêng (như theo quan niệm của Newton), mà chẳng qua là lực quán tính, hay khái quát hơn là hệ quả của độ cong trong không-thời-gian. Về mặt trực quan, cảm giác về lực hấp dẫn khi ngồi trên mặt đất giống cảm giác lúc trong thang máy đi lên (hoặc tương tự trong xe khi đang tăng tốc/giảm tốc). Lư thuyết tương đối rộng đă dẫn đến một kết quả là mọi vật chất (hay khối lượng hay năng lượng) đều làm cong không-thời gian, và độ cong này tác động đến đường rơi tự do của các vật chất khác (kể cả đường đi của ánh sáng). Hiện tượng vật chất bẻ cong đường đi ánh sáng đă được kiểm chứng lần đầu tiên đối với Mặt Trời (nơi tập trung nhiều vật chất nhất trong Hệ Mặt Trời). Trong vũ trụ, đă quan sát thấy có nơi (ví dụ ở gần trung tâm các thiên hà) tập trung nhiều vật chất đến mức ánh sáng đến gần bị hút vào và không ra được nữa, gọi là các lỗ đen v́ chúng không phát ra ánh sáng (hay không cho phép ánh sáng thoát ra)." (Wikipédia) ; vậy mà người ta c̣n bỏ công, bỏ giờ, bỏ tiền hàng tỷ đôla để đi t́m hiểu về nguồn gốc của sự tạo thành vũ trụ với thuyết "Big Bang", như ngày 8 tháng 11 vừa qua, các khoa học gia trên thế giới đă thí nghiệm cho hai nguyên tử 'proton' đụng nhau trong một ống có tên là 'Large Hadron Collider' (LHC), nhưng cũng không hiểu thêm được ǵ mà lại hí hửng cho là một thành quả đáng kể trong việc đi t́m hiểu vật chất (matter) và phản vật chất (anti-matter).

    V́ với đầu óc duy lư một chiều nên không thể hiểu được vật chất với phản vật chất cũng là một, chính là lưỡng cực tính âm với dương tương tác hấp dẫn với nhau để thành vật. Và từ ngàn xưa tổ tiên Việt tộc đă biết được cái nguyên lư này bằng cảm nghiệm trực giác mà không cần khoa học duy lư, cho nên đă nói là "vật tương tạp""nhất âm nhất dương chi vị Đạo". Chính v́ vậy mà câu nói của Mạnh Tử (372–289 TCN) : "Đạo ở ngay trong ḷng sao mày lại đi t́m đâu xa ?" (Đạo tại nhĩ, nhi cầu chư viễn ?) càng đúng hơn bao giờ hết và cần được đem giảng dạy cho các khoa học gia với đầu óc duy lư ngày nay. V́ sự hiểu biết chuyên môn tách biệt chỉ là góc cạnh giới hạn nên không thể là tất cả như toàn thể gọi là Nhất Thể được !


    LARGE HADRON COLLIDER



    A computer graphic tracks jets of particles emerging from a heavy-ion collision in the Compact Muon Solenoid, a detector that is part of the Large Hadron Collider.
    http://www.msnbc.msn.com/id/40438731...ience-science/


    Do đó tất cả cái "văn vẻ" khoa học tân tiến với kỹ thuật tối tân bề ngoài ấy không phải là "văn minh" theo nghĩa nguyên thủy là VĂN MINH viết Hoa. V́ :

    "Văn minh hiện nay là cái văn minh "lắm mồm" của "civilisation bavarde de bla, bla, bla…" con người bị ngập lụt trong lời nói sách vở, báo chương, nhưng con người vẫn thấy đói lời. V́ chưa có một lời rọi tia sáng và sức nóng vào các lời lẻ tẻ, nên con người vẫn xài tạm một số lời có ít nhiều chất nuôi phần lớn là khuyến khích thiện chí nhưng không soi sáng được tâm hồn như những mớ luận lư h́nh thức, triết học cầu âu, tôn giáo vu nghiễn v.v… và vẫn chờ mong trong khắc khoải "Lời" sáng soi đầy sinh lực của hiền triết.
    Loài người đâu chỉ có sống v́ cơm bánh, nhưng c̣n sống v́ lời Thiên khải. Nơi triết lư phải hiểu Thiên khải là Tâm khải, khác hẳn với những lời phát xuất từ lư trí, cảm xúc, dục t́nh, cái đó tràn lan ngập lụt, c̣n lời Thiên khải từng trăm năm đă vị tất được nghe. Và đâu có nó th́ người ta quư hóa duy tŕ, và nó sẽ sống măi măi với nhân loại để làm lương thực tinh thần, để làm đèn soi cho con thuyền bập bềnh trên những sóng cuồng ngôn hầm hè nuốt chửng "Lời tự khải minh" ra vậy.

    Triết học là cốt học phương pháp đi t́m "Lời" đó. "Lời không nói ra được" hay đúng hơn "Lời" không chút chi lệ thuộc vào những lời tầm phào phiến diện nên rất linh động. V́ thế mới dạy phải ngược chiều trở lui, lui măi qua các đợt chèo xuống đến chỗ cùng cực đằng lái. Đấy mới là hoạt trường của triết gia, đấy mới là nơi có thể t́m ra căn cơ giường cột "venenum in cauda".
    Nọc quư dấu ở đàng đuôi. Đom đóm sáng đàng đít tức là chỗ chí cực như Trang Tử bảo: "Đạo vật chí cực". Đạo nằm ở chỗ cùng cực của mỗi việc làm đến trọn hảo, ở lời phát xuất tự sâu thẳm của tâm hồn.

    Nho giáo bảo người quân tử phải "thối tàng ư mật", trở lui đến chỗ ẩn tàng mắt không thấy, tai không nghe, để t́m ra chốn "hội thông" của vạn vật trong muôn ánh sáng là v́ đó. Để rồi từ đó trở lại soi sáng vào mọi công việc thường nhật từ nhỏ tới to. Thành ra môi trường của triết lư Nho Việt là khắp hết tự tu thân đến tề gia rồi lan ra tới trị quốc b́nh thiên hạ, nhưng điểm phát huy ánh sáng phải là cái nội ngă tâm linh vậy."
    (Kim-Định/Tâm Tư)

    V́ vậy MINH ghép sau chữ VĂN có nghĩa là làm cho sáng tỏ ra cái Văn Đạo, là sự Ḥa nhịp với Tiết điệu uyên nguyên, huyền diệu, quang linh vào nội ngă là Tâm, để mới phát huy ra ánh sáng bằng cách riêng tới "tận cùng lư tính" (cùng lư tận tính, dĩ chí ư mệnh) hay c̣n nói là tận-kỳ-tính, có nghĩa là đi tận sâu vào tính chất của vạn vật th́ mới thông hiểu và biết được vận mệnh tự nhiên. Cho nên MINH ở đây chính là nghĩa của Minh Triết là lư giải thấu triệt minh nhiên cho mọi sự vật nên không hề bị hạn cục, ứ đọng hay bế tắc, mà trái lại được Thông Hội vào Nhất Thể. Do đó tiền nhân mới nói "nhất lư Thông, vạn lư Minh", và Lư đó chính là Lư Thái Cực, cho nên từ đó mới có tiếng "thông minh" là nghĩa phải Thông với thiên địa vũ trụ vạn vật Nhất Thể, th́ mới có thể Minh biện tức là mới phân biệt được đâu đúng đâu sai. Nên Minh c̣n có nghĩa là Minh Minh Đức, tức là làm sáng tỏ cái đức Nhân là cái Đức với nghĩa Linh Lực, Linh Quang của Thiên Địa c̣n gọi là Chỉ Trời Chỉ Đất giao hội nơi ḿnh, nên ḿnh mới được gọi là (dân) "Giao Chỉ". Chứ không như một trí thức nào đó đă viết trong "Thư tâm t́nh với nhà văn Trần Mạnh Hảo" rằng : "Tôi và cả triệu người Việt Nam đă trở thành công dân Hoa Kỳ lâu rồi mà đâu có ai mất bản sắc Việt Nam đâu!? Nếu sự thể đó xảy ra th́ giấc mơ hồi hương của tôi không c̣n xa vời nữa. Xin Ơn Trên phù hộ để chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận lời đề nghị của ông Cụ, để nhân dân Việt Nam được mang quốc tịch Hoa Kỳ th́ không c̣n bị cơn ác mộng Giao Chỉ Quận ám ảnh. Tôi thù ghét nhất cái tên Giao Chỉ. ", như vậy chứng tỏ người đó là một kẻ vong bản (mất gốc) và vong thân v́ không biết ḿnh là ai, th́ c̣n biết được ǵ để nói, nên mới đi nói bậy một cách mâu thuẩn là "đâu có ai mất bản sắc Việt Nam đâu!?" mà lại "thù ghét nhất cái tên Giao Chỉ" ??!

    Tương tự, ngày nay thiên hạ chỉ có hiểu nghĩa "thông minh" theo kiểu học giỏi hay khôn lanh và đi đo thông minh với hệ số "IQ" (intelligent quotient), th́ rơ là không hiểu tại sao Thông và chẳng biết Minh là ǵ ! Cho nên :

    "So với luận lư bất kể thứ nào dù là tối tân th́ Tâm Tư cũng đều hơn hẳn được hai chiều kích nữa, một là lư nhưng hai là xả bớt lư trí để rồi đôn hậu t́nh người, để đến lúc t́nh thâm th́ Văn sẽ Minh. Văn Minh như vậy không hiểu về máy móc cơ khí khách quan, nhưng hiểu về nội tâm, nên Văn Minh cũng là Văn Đạo, tức nhận ra con người ngoài chiều kích tiểu ngă hạn hẹp chịu điều kiện của không gian thời gian, c̣n có một đời sống vô biên. Triêu Văn Đạo là nói lên lúc con người tiểu ngă được hớp vào ḍng sống tâm linh man mác đó để cùng rung một nhịp với vạn vật trong vũ trụ.
    Bởi tinh vi nên giàu khả năng cảm kích tâm hồn làm rung lên những tần số siêu linh khả dĩ giao tiếp được với thần linh, làm phát hiện lên tính cách hốt nhiên thần khải. "T́nh thâm nhi văn minh" khi t́nh được lay chuyển đến gốc rễ th́ sáng láng tia lên, huy hoàng và lóng lánh : "vạn vật tịnh dục" đâu ra đó không có hại nhau."
    (Kim-Định/Tâm Tư)

    Hy vọng những ǵ tôi đă viết ra trong khuôn khổ giới hạn của bài này là một tia sáng để soi cho bạn trên bước đường đi t́m "văn minh" cho đúng nghĩa. V́ VĂN MINH với VĂN HÓA viết Hoa cũng có nghĩa tương tự như nhau và nghĩa đó chính là VĂN ĐẠO. Nên để kết luận bài viết này tôi xin mượn lại câu nói của tiền nhân thánh hiền sau đây để cầu mong cho bạn biết Tâm Tư, có nghĩa là biết "trầm tư mặc tưởng để suy nghĩ Đạo lư đặng ghi nhớ trong ḷng, để học Đạo mà không biết chán, dạy người mà không biết mệt mỏi ; vậy nên tự hỏi ḿnh là ba điều đó có đủ nơi ta chưa ?" (Mạc nhi chí chi, học nhi bất yếm, hối nhơn bất quyện ; hà hữu ư ngă tai ? LN.IV.2)


    Viết xong ngày 1 tháng 12 năm 2010.
    (tức 26 tháng 10 năm Canh Dần)

    Nguyễn Sơn Hà.
    Last edited by Son Ha; 03-12-2010 at 01:49 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 30-08-2011, 10:42 AM
  2. Replies: 9
    Last Post: 30-05-2011, 06:56 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 25-05-2011, 01:23 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 20-12-2010, 05:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •