Results 1 to 3 of 3

Thread: Trận Khe Sanh

  1. #1
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Trận Khe Sanh

    Nguyên tác
    Đại tá Joseph H. Alexander – Khe Sanh

    Posted on September 25, 2012

    Kiều công Cự
    dịch


    --------------------------------------------------------------------------------

    Tháng 6 năm 1965 những đơn vị đầu tiên của Quân đoàn TQLC Mỹ đổ bộ lên băi biển Mỹ khê, Đà nẳng mở đầu cho việc khai triển những lực lượng Đồng minh tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Năm 1966 Ông Robert Mac Namara, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ thiết lập tại vùng Phi quân sự một hàng rào điện tử mang tên Ông. Đó là một chuổi dài những căn cứ quân sự, bắt đầu từ bờ biển phía đông (Cửa Việt) đến tận Tây nam Huế (mật khu Ba Ḷn), tiếp giáp với SĐ1/QLVNCH. Chúng mang tên A1, A2, A3, A4, C1, C2, Cồn Tiên, Fuller, Carroll, Khe Sanh, Sarge, Holcomb,..

    Căn cứ chiến đấu Khe Sanh (KS) chiếm giữ một vị trí trọng yếu, nằm cách biên giới Lào khoảng 20 Km cùng với đồn biên pḥng Làng Vey do Lực lượng đặc biệt Mỹ và dân sự chiến đấu VN, khống chế cả một vùng rộng lớn dọc đường ṃn Hồ chí minh. Đó là những cái gai nhức nhối chỏi vào mắt địch. Cho nên bằng mọi giá quân Bắc việt (QBV) phải t́m cách nhổ đi. QBV đă điều động 2 SĐ 304 và 325 lúc khởi động chiến dịch. Trong thời gian cao điểm chúng đă tung thêm hai SĐ 324B và 320 để kềm chân những căn cứ khác trong vùng. Ư định của chúng là muốn thu hút một số lớn quân đội Mỹ vào cuộc chiến để chúng rộng đường mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân (1968). Thành phố Huế là nơi đổ vỡ, tang thương nhất với hơn 3.000 đồng bào, quân dân cán chính Thừa thiên đă bị VC chôn sống.

    Người kể lại những sự kiện có tính cách lịch sử trên là một Sỉ Quan TQLC Mỹ, đă tham gia trực tiếp với tư cách là đại đội trưởng tác chiến. Sau 28 năm phục vụ trong Quân chủng, ông đă về hưu với cấp bực Đại tá và chuyển qua nghề viết văn. Ông phục vụ như là một sử gia, một nhà biên khảo quân sử cho Hệ thống Lou Reda Productions và The Arts and Entertainment Net Work. Ông đă nhận đựơc nhiều giải thưởng cao quí. Bài dưới đây đựơc trích trong tác phẩm: A fellowship of Valor – The battles of the US Marines.

    Gần đây nhất, trong bài diễn văn nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Barack Obama có kể lại một trong 4 trận chiến được ghi vào Quân sử Hoa kỳ là Concorde, Gettysburg, Normandy và Khe Sanh. Trong trận đánh vang dội này có sự tham dự của Tiểu đoàn 37 BĐQ do Thiếu tá Hoàng Phổ chỉ huy. Cựu Trung tá Hoàng phổ vẫn chiến đấu với Binh chủng Mũ Nâu cho đến ngày cuối cùng và hiện cùng gia đ́nh đang định cư tại thành phố Dallas, Texas.

    Kiều công Cự

    Đại đội I (India company) thuộc tiểu đoàn 3, lữ đoàn 26, sư đoàn 3 TQLC là một đơn vị giữ tiền đồn trong một thời gian lâu nhất tại ngọn đồi 881 Nam. Đó là một ngọn đồi thấp. Về mặt chiến thuật, nó đă chiếm giữ một vị trí quan sát và báo động cho toàn bộ căn cứ Khe Sanh. Đơn vị đă bị quân BV pháo kích và tấn công liên tục trong suốt 77 ngày taị vùng cực tây của hàng rào điện tử Mac Namara.

    Đ/U William Dabney, đă mất gần hết một nửa quân số trong việc bảo vệ ngọn đồ́, vẫn luôn tỏ ra kiên cường và bất chấp. Những người lính ở đây cũng có tinh thần khôi hài cao độ. Mỗi buổi sáng họ vẫn kéo lá cờ Sao Sọc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Star Spangled Banner) lên trên cột ăng tên với tiếng kèn đồng vang lên khúc nhạc TO THE COLORS. Và ở một khoảng cách không xa đó, QBV bắt đầu nả súng cối một cách tức tối vào cứ điểm. Những người lính TQLC biết một cách rất rơ ràng họ có đủ th́ giờ dành cho nghi lễ thượng cờ và chui vào hàm ếch mà họ đào sâu vào ḷng đất, trước khi những đợt pháo đầu tiên đến viếng ngọn đồi. Sau đợt pháo họ lại chui ra và tiếp tục một tṛ chơi mới, bằng cách phe phẩy một lá cờ mới. Lá cờ màu tím là một cái áo thun nhuộm bằng khói màu với hàng chữ đen Maggie‘s Drawers. Đó là dấu hiệu đặc biệt ở quân trường, trên sân bắn, lá cờ được phất lên khi xạ thủ nhắm sai mục tiêu. Họ muốn nói với QBV: Chúng mày bắn dỡ ẹt. Dầu mưa hay nắng, dĩ nhiên mùa này mưa nhiều hơn nắng, những ngày ở KS cũng bắt đầu như thế.

    Một Sỉ Quan TQLC đă có một nhận xét: “Nếu bạn đă qua những ngày ở Khe Sanh th́ những nơi khác không thấm vào đâu. Nếu bạn có mất mát một cái ǵ th́ ở Khe Sanh là đáng đồng tiền nhất.” Về mặt chiến thuật th́ nhận xét này đúng, nhưng về mặt chiến lược th́ nhận xét này đă đi chệch mục tiêu. Xét về ảnh hưởng chính trị của thời điểm năm 1968, sự bảo vệ Khe sanh mang một yếu tố quan trọng ngang tầm quốc gia. Cho nên sự kiện quân BV bao vây Lữ đoàn 26 TQLC ở Khe sanh trở nên là những trung tâm bàn thảo của thế giới về mặt chính trị, báo chí và tuyên truyền. Cũng là đ̣n nghi binh cho bọn chúng mở những cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu thân.

    Báo chí ầm ĩ đưa ra tương quan giữa Khe sanh và Điện biên phủ. Ngay cả TT Johnson cũng đâm ra lo lắng, không biết TQLC có đứng vững trong cuộc bao vây này không: I don’t want any damn Dinbinfoo’s (Tôi không muốn bất cứ Điện biên phủ nào nữa). Ông lặp lại nhiều lần với tướng William Westmoreland. Ngược lại ông Tướng Westy lại muốn có một cuộc tấn công của quân cộng sản có tính cách quyết định cho cuộc chiến tại VN, nên Ông dồn hết mọi nổ lực, mọi hỏa lực ưu tiên cho chiến trường này. Nhưng rất tiếc Ông chỉ đúng một phần.

    C̣n những người lính TQLC các cấp trấn đóng tại đây th́ tự tin hơn. Người Pháp trấn đóng ở Điện biên phủ trong khu vực ḷng chăo, bị những ngọn đồi chung quanh khống chế, pháo binh địch có thể khai triển tối đa mà không bị một trở ngại nào về không quân. Tiếp tế chỉ bằng phương tiện duy nhất là thả dù nên hơn một nửa tiếp tế tặng không cho địch.

    C̣n Khe sanh th́ sao? Phải khác đi chứ. Các anh bạn nhà báo chẳng chịu khó t́m hiểu về lịch sử và kiến thức về quân sự của họ th́ nghèo nàn quá. Họ thiếu sự ngay thẳng và can đảm, chỉ sẳn sàng kích động đám phản chiến xuống đường.

    Đúng như Đ/U Dabney đă nhận xét một cách khá đơn giản: “Chúng ta đă chiếm một cao điểm về pḥng thủ trong một cao điểm về chính trị.”

    Đại tá David Lownds, chỉ huy một Lữ đoàn TQLC tăng cường hơn 6.000 quân, đă bảo vệ một cách hữu hiệu những đường băng tiếp tế, lúc đầu bằng loại vận tăi cở lớn C130 và sau đó bằng C123 có phi đạo ngắn hơn. Căn cứ cũng được yểm trợ bằng những khẩu pháo tầm xa 175 ly từ Camp Carroll và Rock Pile. Hàng trăm phi vụ không yểm của các chiến đấu cơ và trực thăng vỏ trang sẳn sàng vào vùng oanh kích khi có lời yêu cầu.

    C̣n một yếu tố nữa mà những anh chàng nhà báo chẳng biết ǵ khi so sánh. Đó là tinh thần chiến đấu cuả những người lính TQLC cũng khác xa với những anh chàng Lê dương Pháp.Ư chí chiến đấu sắt thép cộng với hỏa lực yểm trợ khủng khiếp là những yếu tố tất thắng của quân đội Hoa Kỳ. Đúng là người Mỹ chỉ thua trận trên chính đường phố của nước Mỹ.

    Tướng Westmoreland cũng đă xác định 2 mục tiêu thật rơ ràng cho việc pḥng thủ Khe sanh. Một là mở ra một cuộc tiêu diệt càng nhiều càng tốt lực lượng bộ chiến của quân BV bằng hỏa lực của phi pháo, hải pháo và pháo binh. Hai là ngăn chận một cuộc tấn công của địch vào hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên.

    Đại tá Lownds, 47 tuổi, người đă nhận hai huy chương anh dũng bội tinh loại Purple Hearts trong những trận đánh nổi tiếng trong đệ nhị thế chiến tại đảo San hô (Saipan) và đảo Lưu huỳnh (Iwo Jima), đă giải tỏa sự lo lắng của phóng viên khi họ lên tiếng hỏi: Liệu chúng ta có giữ được vị trí này không? Và Ông đă thản nhiên trả lời: Quỉ thần ơi! Có ǵ khó khăn đây!

    Sự thật cộng quân đă nhiều lần đụng độ với lực lượng trú pḥng Khe sanh từ những tháng đầu năm 1967 bằng những trận thử lửa với Lữ đoàn 3 của Đại tá John Lannigan trong tháng tư khi tiểu đoàn 2/3 của Tr/ tá De Long chiếm đồi 861 Bắc, tiểu đoàn 3/3 của Tr/ tá Wilder chiếm đồi 881 Nam sau bốn ngày hổn chiến. Nhiều chiến dịch đă được mở ra như Crockett, Ardmore, Scotland khi Trung tướng Rathvon Tompkins nắm quyền chỉ huy Sư đoàn 3 TQLC. Cộng quân đă lợi dụng tối đa đường ṃn HCM, mà các anh bạn TQLC gọi đùa là đường ṃn Santa Fe, vào ban đêm và những ngày mưa băo, để xâm nhập vào những những ngọn đồi c̣n lại. Chúng bố trí những pháo binh ṇng dài do Liên sô cung cấp như 130 và 152 ly tại những nơi tương đối an toàn bên trong lănh thổ Lào và phía bắc vùng phi quân sự.

    Khi quân BV chuyển những Sư đoàn chính qui vào vùng Khe sanh, cắt đứt tiếp tế của TQLC trên đường số 9 th́ sự suy đoán của Tướng Westy gần đúng ư đồ của Giáp t́m cách lập lại một chiến thắng tại Điện biên phủ năm 1954 đối với Lữ đoàn 26 TQLC.

    Những trận đánh dữ dội năm 1967 đă cho những người lính TQLC những kinh nghiệm hơi cay đắng nhưng hoàn toàn bổ ích để bảo vệ mạng sống trước những chiến thuật như tiền pháo hậu xung, đặc công, biển người. Họ đă biết đào những hầm cáo (foxhole) và đưa ra nhiều sáng kiến về pḥng thủ. Hầu hết những cây cối trên đồi đều bị đốn ngă bằng những cưa máy để tăng cường cho những hệ thống pḥng thủ nối kết nhau. Người lính cảm thấy an toàn ngay tại vị tiền đồn của ḿnh mặc cho quân BV hằng ngày nả đủ loại pháo, mở các đợt tấn công biển người, đào những đường hầm tiến sát vào hệ thống pḥng thủ.

    Trong những lần tấn công, quân địch đă nhiều lần bị xua đẩy tiến lên ngọn đồi, ḥ hét điên loạn, nhưng cũng chỉ là những bia thịt cho những xạ thủ b́nh tĩnh và can đảm. Những đợt phi cơ oanh kích được điều chỉnh thật gần hàng rào pḥng thủ và trong những ngọn đồi kế cận.

    Ngày 26/1/68 đại đội I của Đ/U Dabney đang tuần tiểu trên đường yên ngựa giữa hai ngọn đồi 881 Bắc và 881 Nam, họ đă tao ngộ chiến với một tiểu đoàn quân BV trang bị đầy đủ, trên đường di chuyển đến vị trí ấn định. Trận đánh xảy ra giữa ban ngày. Mặt đối mặt. Đối phương hoàn toàn bị bất ngờ và thụ động trước hỏa lực khủng khiếp của TQLC . Chúng đă tháo chạy tán loạn, bỏ lại nhiều xác chết và vũ khí. Những người lính của Dabney hăng say truy kích đến nổi Đại tá Lownds lên máy yêu cầu đơn vị phải trở về ngọn đồi 881 Nam trước khi trời tối.

    Dabney chưa biết được Lữ đoàn vừa bắt được một cán binh BV. Y cho biết nhiều đơn vị địch đă khai triển đội h́nh và sẳn sàng tấn công đêm nay. Đây là một tin khai thác cấp thời rất quí giá và không đủ thời gian để kiểm chứng. Quân BV cũng đang ém quân số lớn tại vùng biên giới sát cạnh. Đơn vị mà đại đội I tao ngộ trên đường đang vào vị trí tấn công. Cho nên Lownds không cho phép Dabney truy kích địch quá xa.

    Cộng quân nhắm vào những mục tiêu chính trên chiến trường Khe sanh. Đó là những tiền đồn chiến đấu bao quanh những đường băng của phi trường, những vị trí quan sát và chế ngự từ thung lũng sông Rao Quăn đến phía bắc con đường số 9, chạy dưới những chân đồi từ Ca lu đến Cam lộ. Phía tây là những làng thượng Bru và đồn biên pḥng Làng Vey do Lực lượng đặc biệt Mỹ và dân sự chiến đấu VN đảm nhiệm.

    Trận đánh tao ngộ buổi chiều của đaị đội I đă hủy bỏ kế hoạch tấn công đồi 881 Nam của địch. Nhưng vừa quá nửa đêm, rạng ngày 27/ 1/ 68, một tiểu đoàn địch đă tấn công đồi 861. Sau đợt pháo kích bằng mọi loại pháo và hỏa tiển, những đặc công t́m cách mở đường cho bộ binh theo sau. Chiến thuật cố hửu vẫn là “đột phá khẩu” đánh “trung thâm” và bằng biển người từ bên ngoài. Trên đồi 861, những người lính TQLC đă tác xạ đến tuyến pḥng thủ sau cùng. Những lưới đạn đan nhau toàn bộ chu vi ngọn đồi. Những xạ thủ gan ĺ và kỷ luật đă bắn hạ một cách chính xác những con thiêu thân cộng sản. Những cột thịt người đổ xuống dưới bóng hỏa châu lung linh mờ ảo. Một số địch quân sống sót chạy tràn vào vị trí. Và trận đánh xáp lá cà xảy ra một cách tàn bạo không thương tiếc. Những tên cán bộ chỉ huy đi đằng sau thổi c̣i và hô xung phong. Chúng muốn thắng trận đầu tiên. Ngọn đồi phải bị tràn ngập và chiếm giữ. Nhưng mỗi bước lên ngọn đồi thoai thoải được trăi đầy những thân h́nh đẩm máu và những tiếng rên la thảm thiết.

    Đại đội I trên đồi 881 rảnh tay và đă yểm trợ cho quân bạn một cách hữu hiệu. Súng cối 60 ly răi đều chung quanh vị trí pḥng thủ. Súng cối 81 xử dụng loại đạn nổ chụp ở cao độ 700 bộ như một bức rào cản hửu hiệu không cho địch quân tiến lên ngọn đồi. V́ bắn quá nhiều nên ṇng súng đỏ rực. Nếu tiếp tục th́ nguy hiểm vô cùng, mà ngưng th́ không được rồi. Phải làm lạnh ṇng súng bằng mọi cách. Trước hết bằng nước uống từ những bi đông, rồi những hộp trái cây trong những khẩu phần lương khô (ration fruit juice ) và cuối cùng phải dùng cả nước tiểu của ḿnh. Những đợt mưa súng cối rất chính xác làm đại đội K lên tinh thần vô cùng. Họ hoàn toàn đẩy lui được QBV. Phe ta được ghi nhận là nhẹ nhàng và không bi thảm. B́nh minh màu xám đục lướt trên những hàng rào kẽm gai . Ít nhất cũng trên 150 xác. Hai ngày sau mùi hôi thối từ các xác chết bốc lên nồng nặc, đến nỗi người lính phải mang mặt nạ chống hơi ngạt.

    Ngay buổi sáng hôm đó căn cứ chính bị pháo kích dữ dội, trước khi mặt trời mọc. Kho đạn bị nổ, nhiều trực thăng bị phá hủy, phi đạo bị cày lên nhiều nơi. Không quân Hoa Kỳ đă phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt. Những đợt bom trút xuống những ngọn đồi chung quanh gây ra khá nhiều tiếng nổ phụ. Pháo binh các loại 105, 155, và 175 ly phản ứng tức khắc, khiến nhiều đơn vị QBV chạy tràn vào những vùng lân cận Làng Vey. Dân làng phải bỏ chạy vào các căn cứ TQLC xin lánh nạn. Nhiều trung đội TQLC phải chiến đấu để khai thông những đoạn đường trên quốc lộ 9 hầu đưa dân đến vùng an toàn, sau đó họ được không quân Mỹ đưa về Đà nẳng.

    Trong ngày 28/1, QBV đă điều động một lực lượng khá lớn trong vùng. Sư đoàn 325C và 304 dàn ra ở phía đông bắc, cách căn cứ 15 dặm. Sư đoàn 320 bao vây căn cứ Carroll, cắt đứt những lộ tŕnh tiếp tế chính trên đường số 9.

    Ngày 29/1 thời tiết thật là quái đản. Sương mù lan tỏa cả một vùng rộng lớn, cho phép những khẩu pháo 152 và 130 ly của cộng quân đặt tại nội địa Lào và phía bắc vùng phi quân sự liên tục pháo kích vào căn cứ với một cường độ chưa từng thấy. Bộ binh của địch đă tiếp cận hàng rào pḥng thủ 400m. Chúng đào những hầm hố kiên cố và sẳn sàng chờ lệnh tấn công.

    Ngày 30/1, trời quang đảng vào buổi sáng. Mọi phi vụ chiến đấu đều được tập trung ưu tiên. Hơn 450 phi xuất oanh tạc vào địch quân trong ngày. Pháo binh cũng được xử dụng tối đa. Chỉ huy các cấp trực tiếp điều chỉnh. Cộng quân bị khựng lại trước phản ứng dữ dội cuả Hoa kỳ. Các TQLC vẫn b́nh tĩnh tại vị trí chiến đấu của ḿnh. Nhưng dân chúng trong vùng Mai lộc, Hương Hóa, Làng Vey rất là hoảng loạn và bỏ chạy.
    Last edited by nguyenthiep; 27-09-2012 at 05:27 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Khe Sanh tiếp theo

    Tướng Westmoreland ra lệnh cho tướng Robert Cushman, hiện chỉ huy Quân đoàn 3 TQLC tăng cường lực lượng cho Đ/ tá Lownds. Tiểu đoàn 1/9 TQLC được trực thăng đến phía tây căn cứ trong ngày. Tiểu đoàn 37 BĐQ VN do Thiếu tá Hoàng Phổ chỉ huy cũng được trực thăng vận đến nơi để tham gia trực tiếp vào trận đánh. Chiến đoàn 1 Dù của Thiếu tá Lê quang Lưỡng với các tiểu đoàn 2 và 7 tại An lỗ và Quảng điền, Tiểu đoàn 9 tại Quảng trị và Tiểu đoàn 5 tại Đà nẳng cũng sẳn sàng tham chiến khi có lịnh.

    Phi đạo đă được sữa chữa cấp tốc. Tiếp liệu được cung cấp đầy đủ với sự trợ lực của những Chinook CH46 và CH53 và những vận tăi cơ C130 và C123 tiếp tục lên xuống.

    Đại tá Lownds đă có trong tay 6.600 quân.

    Đến lúc này lực lượng cộng quân đă được tăng cường đến mức báo động. Ngay bên cạnh căn cứ hoả lực Cồn Tiên và Gio Linh, nằm trong bán kính 35 dặm của Khe sanh, Sư đoàn chủ lực 324B đang sẳn sàng tham chiến. Theo ước tính t́nh báo, quân số địch trong vùng đă lên đến 50.000 quân, nghĩa là gấp 9 lần quân Mỹ và VN. Cái lối đánh thí quân của CS là như thế.

    Đó là t́nh h́nh trong những ngày cuối tháng giêng năm 1968, khi lực lượng Đồng minh sẳn sàng chấp nhận một cuộc ngưng bắn trong dịp Tết hằng năm. Riêng Lữ đoàn 26 và những đơn vị tại vùng giới tuyến vẫn luôn ở trong t́nh trạng báo động đỏ và chờ địch.

    Cả Tổng thống Lyndon B. Johnson và tướng Westmoreland đều tin rằng Giáp đang chuẩn bị một cố gắng lớn về quân sự để hổ trợ cho cuộc thương thảo về chính trị tại Paris.

    Tướng Westmoreland cũng được t́nh báo quân đội cho biết cộng quân sẽ mở một cuộc tấn công vào dịp Tết trên toàn cơi miền Nam Việt nam.

    Trong ư định của Giáp là cố thu hút quân Hoa kỳ vào các mặt trận phía bắc, rút các đơn vị ra khỏi thành phố. Sự thật cộng quân đă vi phạm lệnh ngưng bắn và tấn công 36 thành phố, tỉnh lỵ trên miền Nam vào ngày 30/1/1968, đúng vào ngày Mồng Một Tết Mậu thân, ngày thiêng liêng nhất của dân tộc VN. Cả thành phố Sài g̣n và nhiều nơi khác hoàn toàn bất ngờ và bàng hoàng. Một toán đặc công của VC cũng đă lọt vào khuôn viên toà Đaị sứ Mỹ taị Sài g̣n, làm bị thương vài người Mỹ trong đó có 2 lính TQLC, trước khi chúng bị bắn hạ toàn bộ tại chỗ.

    Tại Đà Nẵng, đặc công địch cố xâm nhập vào ṿng đai phi trường, tiến sát về BTL tiền phương Quân đoàn 3 TQLC. Một lực lượng phối hợp Quân cảnh Mỹ và BĐQ VN đă chận đứng cuộc tiến sát này.

    Tướng Cushman bay trực thăng quan sát về phía nam thành phố đă thấy khoăng 200 quân BV đang di chuyển giữa ban ngày. Ông cũng bay ṿng qua hướng tây bắc xác nhận từng vị trí của địch. Cushman quả thật là một vị tướng can đảm. Ông đă báo động và điều động kịp thời nhiều đơn vị chận đứng cuộc tấn công. Rồi Ông bay dọc về phiá nam, dọc bờ biển Hội an và điều động trực tíếp một số đơn vị.

    Những ngày sau đó quân bộ chiến Hoa kỳ, VNCH, Đaị hàn, Úc đại lợi, …, đă đẩy lui toàn bộ quân cộng sản ra khỏi thành phố và làng mạc tại miền Nam VN.

    Chỉ có thành phố Huế là rơi vào t́nh trạng khó khăn. Một vài nơi như Thành nội, quận Tả ngạn, Gia hội bị chiếm giữ lâu hơn. Huế là cố đô của VN, một trung tâm văn hóa và giáo dục. Nhiều đền đài lăng tẩm, một hoàng cung rộng lớn với những bức tường cao rộng bao quanh. Hơn 3.000 quân BV và VC đă chiếm lấy thành phố. Chúng đào những hầm hố cố thủ trên những bức tường thành. Chúng kéo một lá cờ VC lên trên kỳ đài. Cộng sản đă chiếm hầu hết thành phố trừ hai vị trí quan trọng. Đó là Cơ quan MACV ở tả ngạn Sông Hương và BTL SĐ1BB của Chuẩn tướng Ngô quang Trưởng tại Mang Cá.

    Lực lượng Đồng minh bắt đầu phản kích. Thành phần tham dự gồm SĐ1 BB, Chiến đoàn 1 Dù VN do Thiếu tá Lê quang Lưỡng chỉ huy, từ phía Bắc đổ xuống. Liên đoàn 1 BĐQ của Thiếu tá Nguyễn văn Hiệp với các vị Tiểu đoàn trưởng lừng danh là Thiếu tá Vỏ vàng, Thiếu tá Nguyễn văn Chước và Thiếu tá Nguyễn văn Huy. SĐ1 Không kỵ Mỹ cũng nhập cuộc từ ngày đầu . Những người lính của SĐ1 TQLC Mỹ được những đoàn xe từ phi trường Phú bài chở tới. TQLC phối hợp với chiến xa chiếm từng góc phố, giải tỏa từng khu nhà. Đặc biệt là Tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ đă tham dự trực tiếp với những đơn vị VNCH tại Thành nội. Từng toán nhỏ t́m cách tiến đến bờ thành nhưng họ nhiều lần bị địch đánh bật lại. Trận đánh dữ dội nhất diễn ra tại La Chữ, nơi quân BV đă đặt BCH chiến dịch của tên tướng Hoàng Sâm và Chính ủy Lê Chưởng. Hàng trăm phi vụ oanh tạc và trực thăng vỏ trang oanh kích tối đa. Cả một ngôi làng bị san thành b́nh địa. Tin t́nh báo cho biết hai tên Tư lệnh và Chính ủy của QBV đă giết tại đây. Tên tướng Trần văn Quang đă thay thế sau đó và ra lịnh toàn bộ rút lui khỏi thành phố Huế.

    Chiến đoàn A TQLC VN do Thiếu tá Hoàng tích Thông chỉ huy với các Tiểu đoàn 1, 4 và 5 được không vận từ Sá g̣n ra, thay thế chiến đoàn 1 Dù của Thiếu tá Lê quang Lưỡng.

    TQLC đă dùng toàn bộ hỏa lực bắn thẳng như súng không giật 57 ly, 90 ly và 106 ly gắn trên chiến xa, trực xạ vào chốt kiềng của địch. Trận đánh trong thành phố vô cùng tàn bạo và khốc liệt. Địch bị quét sạch ở bờ nam sông Hương. Tiểu đoàn 3/5 của Tr/tá Robert Thompson được trực thăng vận lên mặt bắc thành phố tiêu diệt toàn bộ chỉ huy của địch. Một sự phối hợp rất nhịp nhàng khi TQLC Mỹ bên trái, SĐ1BB VN ở giữa và TQLC /VN bên phải. Tất cả đồng loạt tiến lên. QBV chống trả quyết liệt, cố bám lấy những hầm hố từ những bức tường trên cao. Lực lượng Đồng minh dùng hỏa lực áp sát bức tường. Nhiều nơi trong thành phố bị tàn phá nặng nề. Ngày 22/2 bức tường phía đông nam đă rơi vào tay TQLC Mỹ. Họ bắt tay với TQLC VN mở cuộc tấn công cuối cùng vào Hoàng cung.

    B́nh minh ngày 24/2, những chiến sĩ của SĐ1 BB đă kéo lá cờ VNCH lên trên kỳ đài Huế. Một tuần lễ truy quét đối phương trước khi Mặt trận Huế được tuyên bố kết thúc. Trận đánh kéo dài đă gây cho TQLC Mỹ 142 chết và gần 1.000 bị thương. Trong những ngày chiếm đóng và trước khi rút đi, QBV và VC đă tàn sát và chôn sống một số lớn người dân vô tội. Người ta gọi đó là trận thảm sát Tết Mậu thân (The 68 massacre at Hue).

    Trận đánh vào dịp Tết làm cho dân chúng Hoa kỳ bàng hoàng. Mặc dầu chính quyền của TT Johnson và các cấp chỉ huy quân sự có vẽ lạc quan, nhưng mọi người đều thấy lời hứa hẹn kết thúc cuộc chiến VN không đơn giản. Đồng ư QBV và VC không đạt được mục đích quân sự và kêu gọi người dân miền Nam nổi dậy, nhưng cuộc tấn công đồng lọat và trực diện, chứng tỏ đối phương không hẳn ở tư thế bị tiêu diệt.

    C̣n điều quỉ quái ǵ xảy ra ở Khe sanh đây?

    Tướng Westmoreland cho rằng những trận đánh của CS trong dịp Tết chỉ là sự bắt đầu một loạt những hành động kế tiếp tại Khe sanh và những tiền đồn khác tại vùng phi quân sự. Ông kêu gọi Chủ tịch Ủy ban tham mưu hổn hợp, tướng Wheeler tăng thêm quân. Và Ông đă nhận được thêm Lữ đoàn 27 TQLC và một Lữ đoàn Dù từ Hoa kỳ chuyển tớí.

    Nhưng khối lượng quân bộ chiến dự trữ không phải là vô hạn. Cũng như sự kiên nhẩn của người dân Hoa kỳ. Khi Westy yêu cầu tăng lên 206.000 quân cho chiến trường VN th́ phải xem đó là mức ấn định sau cùng. Điều đ̣i hỏi của Ông đến vào lúc số thương vong của quân Mỹ tăng lên 500 cho mỗi tuần lễ. Từ con số 144 cho năm 1965 bây giờ đă tăng lên 48.000 người, số tử vong cao nhất từ Thế chiến thứ 2.

    Trong ṿng một tháng bao nhiêu rối rắm đă xảy ra. Bộ trưởng Quốc pḥng Mac Namara từ chức, hay nói đúng hơn, Ông đă từ bỏ nhiệm sở vào một thời điểm chẳng thích hợp chút nào. Sự kiện này đồng nghĩa với điều Ông tự ư quay lưng với những công việc mà Ông hoàn toàn đắc ư lúc ban đầu. Tổng thống Johnson cũng thay thế tướng Westmoreland bằng vị phó của Ông là tướng Creighton Abrams. Ông đ̣i hỏi đẩy mạnh Ḥa đàm Paris và tuyên bố không tham dự cuộc tranh cử Tổng thống trong nhiệm kỳ tới. Phó Tổng thống Hubert Humphrey thay thế với một đường lối không mấy rơ ràng về cuộc chiến tại VN. Cựu Phó TT Richard Nixon nhận lănh trách nhiệm tại Toà Bạch Ốc với nhiều chung cuộc bi thảm cho Ông và miền nam VN mà nhiều vị Tổng thống Mỹ tiền nhiệm đă cưu mang. Có thể nói ảnh hưởng của trận tấn công vào dịp Têt Mậu thân không phải là đơn giản.

    Trong suốt thời gian đó vùng trách nhiệm của Đ/tá Lownds cũng như những căn cứ của quân đội Mỹ trên toàn miền Nam đều không bị tấn công và hoàn toàn yên tỉnh. Và người Mỹ cũng không có một phản ứng nào trong ba ngày hưu chiến mà họ tôn trọng. Điều này gây sự hiểu lầm không ít về phía Đồng minh của họ.

    Cuộc chiến đă trở lại với Lữ đoàn 26 trước rạng sáng ngày 5/2. Những sensors điện tử răi dọc theo đường tiến sát bắt đầu báo động liên tục về mức độ chuyển quân của CS. Đại tá Lownds và những Sĩ quan quân báo của Ông đă xác nhận những vùng xâm nhập và lập tức tung ra một đợt tập trung hỏa lực ‘target on time’ bằng 500 khẩu pháo binh và súng cối. Trong một tiếng đồng hồ họ yên trí địch đă bị tê liệt. Nhưng đạn cối của QBV bắt đầu ‘ho’ và đồi 861 bị tấn công tràn ngập. Một lần nữa đặc công của chúng đă phá được những ṿng kẽm gai và quân bộ chiến theo sau tấn công cường tập. Đaị đội E của Tiểu đoàn 2/26 bị rối loạn. Những xạ thủ TQLC bị đánh bật ra khỏi vị trí pḥng thủ bằng B40, B41 và lựu đạn chày. Đ/U Earl Breeding ra lệnh cho thành phần c̣n lại rút vào tuyến pḥng thủ thứ hai. Một mệnh lệnh kế tiếp được thi hành tức khắc. Mang mặt nạ vào và xử dụng hơi ngạt. Cả một vùng đồi dầy đặc một màn sương khói. Tuy không giết chết tức khắc nhưng có tác dụng gây mê trong một khoảng thời gian cần thiết. QBV c̣n đang lục lạo những thức ăn, những tư trang, có tên c̣n đang cầm quyển Playboy. Chúng bật ra gần như chết ngạt. Thật là một khoăng thời gian chết chóc, những người lính của Breeding tung hoành ḥ hét giữa đám khói mù. Lưỡi lê, báng súng, dao đi rừng, cả nắm đấm cũng được xử dụng. Đám QBV bị những người lính TQLC tàn sát một cách tận t́nh để trả thù cho những người bạn đă nằm xuống. Nhất định không bỏ sót một tên nào hết. Xác của chúng trên chiến hào, trên hàng rào kẽm gai, trong những vũng bùn lầy nước đọng. <

    Trong ánh sáng lờ mờ của buổi sáng, những người lính của Đ/U Dabney trên ngọn đồi 881 Nam đă yểm trợ cho quân bạn một cách hửu hiệu. Họ đă xử dụng súng không giật 106, súng phóng lựu M79, đại liên M60 tác xạ mănh liệt vào QBV đang t́m cách rút lui khỏi ngọn đồi 861. Breeding đă mất 40 người, nhưng có ít nhất trên 150 xác QBV trên hàng rào kẽm gai, trong giao thông hào và chung quanh chu vi pḥng thủ. Đó là chưa kể những tử thi nằm dưới triền đồi do quân của Dabney tàn sát. Những khẩu pháo từ Camp Carroll bắn đuổi theo những vị trí khả nghi.

    Hai đêm sau, QBV mở cuộc tấn công trả thù. Lần này là trại lực lượng đặc biệt Mỹ và dân sự chiến đấu, đa số là người dân tộc Bru. Đồn biên pḥng Làng Vey ở cách Khe sanh năm dặm về phía tây, sát biên giới Lào. Chúng điều động 9 xe thiết giáp PT76 và T54 do Liên sô chế tạo, có gắn súng phun lửa, khoăng một tiểu đoàn quân bộ chiến theo sau. Xe tăng đă cán lên hàng rào kẽm gai, và những ṿi lửa từ thiết giáp là những ǵ khủng khiếp nhất đối với quân trú pḥng. Trại đă bị tràn ngập. Những người sống sót đă băng qua những lằn đạn của các tiền đồn răi rác trong vùng. Chúng dùng chiến thuật “công đồn đă viện” để dụ quân Mỹ vào bẩy.

    Pháo binh TQLC ở Khe sanh mở cuộc hỏa yểm tức khắc. Một giờ sau vị Sĩ quan chỉ huy đồn biên pḥng yêu cầu Pháo binh bắn hủy diệt. Pháo binh/TQLC đă bắn đạn nổ chụp trên mục tiêu. Một cơn mưa thép và lửa đổ xuống. Một hiệu thính viên đă la lên bằng bạch văn trong máy: “Chúng tôi không biết các Anh đă làm ǵ, nhưng quả thật Chúa đă ǵn giữ chúng tôi. Các Anh cứ tiếp tục đi!”

    Đại tá Lownds đă phải đối diện với một quyết định. Phải gởi một đơn vị đến tiếp cứu và tiếp đón những người c̣n sống sót. Dĩ nhiên là Ông biết sẽ rơi vào cái bẩy “công đồn đă viện” của địch. Quân của Ông sẽ rơi vào ổ phục kích nếu đi dọc theo con đường số 9 về phía tây. Cách hay nhất là đi ṿng, bên hông địch. QBV có thể xử dụng tank nếu phát giác được cánh quân? Chắc chắn là không. Bọn họ sẽ không bao giờ cho phép xử dụng tank giữa ban ngày. Và Ông đă quyết định gởi một đại đội khinh binh theo phương giác, nhắm hướng đến Làng Vey.

    Pháo binh đă bắn suốt đêm qua. Sáng hôm sau trực thăng vỏ trang của Marines và Special Forces đă cất cánh từ phi trường Aí tử và Phú bài, những phi tuần chiến đấu yểm trợ. Đại đội mở đường đă cứu được thêm 15 lính Mũ Xanh và nhiều dân sự chiến đấu.

    Đêm hôm sau một tiểu đoàn QBV đă tấn công lên ngọn đồi 64, một tiền đồn ở dưới thấp do một trung đội của tiểu đoàn 1/9 bảo vệ. Không có thiết giáp tham chiến. Chỉ có đặc công xâm nhập vào hàng rào kẽm gai và lực lượng tấn công theo sau. Hàng rào Claymore và lựu đạn gài đă bảo vệ được đợt tấn công đầu tiên. Năm mươi TQLC đă chống trả một cách quyết liệt. QBV đă chiếm được một phần cuả tiền đồn. Đ/Tá Lownds không thích ngồi chờ địch đến bao vây; Ông ra lệnh cho Đ/U Henry Radcliff mang đại đội đến tiếp ứng cho ngọn đồi vào lúc sáng sớm. QBV vẫn c̣n nằm lại để tác chiến. Radcliff đă phối hợp một cách tài t́nh những vị trí pháo yểm trên đường tiến sát. Ông rất thận trọng tránh bị phục kích và nhất là tác xạ lầm vào quân bạn. Ông xử dụng một loạt đạn nổ chụp trước khi bất thần xung phong lên ngọn đồi và bắt tay với quân bạn. Đơn vị của Ông sau đó đă khai triển thế chủ động đánh bật địch ra khỏi vị trí cố thủ. Địch đă tháo chạy nếu không muốn nói là bị tiêu diệt gần hết. Những trực thăng vỏ trang đă nhận phần thanh toán c̣n lại. Một cuộc hành quân tiếp cứu thật đáng khen. Nhưng Lownds không muốn những tiền đồn nhỏ, cấp trung đội, nằm lẻ loi, dễ bị tràn ngập và tiêu diệt. Ông quyết định bỏ những vị trí này và rút về tăng cường cho những đơn vị lớn hơn mặc dầu làm như thế Ông biết ṿng vây của địch có thể thắt chặt hơn. Dĩ nhiên vị trí rút đi được pháo binh khống chế.

    Đại tá Lownds cũng bị một dây chuyền chỉ huy quá tải. Tổng thống Lyndon B. Johnson luôn luôn muốn nói chuyện với Ông. Tướng Westy và tướng Cushman luôn để lỗ tai vào tần số nội bộ của Ông. Nhất là Ông tướng Tư lệnh SĐ3 TQLC, vị chỉ huy trực tiếp của Ông là Rathvon Tompkins. Tompkins là vị tướng can đảm đến lạ lùng. Trong trận chiến lịch sử Tarawa, Ông đă t́nh nguyện dẫn nguyên một tiểu đoàn băng qua pḥng tuyến Green Beach của Nhật để tấn công và làm rối loạn hậu phương địch. Ở đảo san hô Saipan, Ông đă dàn nguyên một Lữ đoàn 29 tràn ngập đỉnh núi Tapotchau như một trận biễn người. Bây giờ th́ Ông không chịu ngồi yên tại BTL/ SĐ ở Đông hà. Ông biết gánh nặng trách nhiệm mà thuộc cấp của Ông, hay của chính Ông phải cưu mang về mặt chính trị và quân sự. Ông đă bay đến Khe sanh gần như là hằng ngày trong 77 ngày căn cứ bị vây hảm dưới hỏa lực pḥng không của địch đón tiếp hoặc đưa tiển Ông. Ông đă tặng cho thuộc cấp của Ông một món quà vô giá. Đó là sự chia xẻ trách nhiệm và sự nguy hiểm của một người bạn, một chiến hửu và một cấp chỉ huy có trách nhiệm.

    Lữ đoàn 26 vẫn đóng trụ vững vàng ở Khe sanh. Họ không c̣n ngạc nhiên hay chờ đợi những đợt pháo kích hoặc tấn công. Chúng bắn hỏa tiển vào ngọn đồi 881 Bắc. Chúng dùng pháo có tầm xa từ vùng nội địa Lào hay vùng phi quân sự hay ban đêm vác súng cối 82 đến thật gần căn cứ để bắn quấy rối vào BCH/Lữ đoàn.

    BCH của Đại tá Lownds đóng trong một lô cốt bằng bê tông cốt sắt của Pháp để lại . Một rừng ăng tên bao quanh, gây chú ư cho đám tiền sát của địch. Sau hai ngày liên tiếp bị nả pháo, Ông bắt buộc phải phân tán ngụy trang và dựng lên nhiều ăng tên giả khắp nơi.

    Pháo vẫn đến viếng hằng ngày, hằng đêm. Binh sỹ vẫn giữ được sự khôi hài, vui đùa với nhau. Mặc dầu được bảo vệ bởi những hầm hào, áo giáp, nón sắt, nhưng những mảnh pháo vẫn thích ghim vào những thịt tươi nóng hổi. Tính đến những ngày đầu tiên của tháng hai, một TQLC ở Khe sanh ít nhất cũng có một mănh đạn trên người để làm”kỷ niệm”.

    Vấn đề tải thương cũng không phải dễ dàng. Mỗi ngày phải chuyển đi hàng chục thương bệnh binh. Phải an toàn cho băi đáp. Phải bảo đảm an ninh cho những chuyến tiếp tế. Nhiều khi phải hàng trăm tấn hàng mỗi ngày. Pháo binh địch và thời tiết xấu là hai điều kiện rất phức tạp. Tháng hai ở vùng này thời tiết quả là con số không. Mưa dai dẳng triền miên. Tầm nh́n xa bị giới hạn tối đa. Tầng mây quá thấp, đến nổi tướng Tompkins phải kêu lên: Tháng hai làm tôi co ro như ông già. Thời tiết th́ hoàn toàn zêrô, zêrô.

    Những người lính vẫn nằm yên tại vị trí, nhưng ở cao độ 35.000 bộ những anh bạn phi công vẫn kiên nhẩn nối đuôi nhau trút xuống hàng ngàn tấn bom đủ các loại. Những chiếc Phantoms, Intruders, Skyhawks, Crusaders, Thunderchiefs và Super Sabers liên tục vần vũ trên bầu trời. Nhưng mănh liệt hơn cả phải kể đến những pháo đài bay B52 Strato- Fortresses Flying cất cánh từ căn cứ không quân Utapao (Thái lan), Okinawa (Nhật) và Guam Islands trên Thái b́nh dương. Không ai có thể chứng kiến tận mắt sức tàn phá kinh khủng của loại vũ khí chiến lược này. Mặt đất từ nhiều dặm chung quanh rung lên như một cơn địa chấn. Toàn bộ khung cảnh chung quanh như bị san bằng biến mất. Con người trong khu vực tử thần đó như những đống thịt bầy nhầy. Mỗi chiếc chở được 27 tấn bom. Và từ cao độ 30.000 bộ trút xuống. Không một tiếng động, không một chút ánh sáng. Nó có khả năng tàn sát một trung đoàn, hay hơn nữa. Nó cũng có khả năng gây một chấn động về tâm lư đến độ điên cuồng, mất hết thị giác, và thính giác.

    Quả thật B52 có mức độ tàn phá kinh khủng. Nhiệm vụ của B52 không những rải thảm trên những ngọn đồi chung quanh Khe sanh, mà c̣n ngăn chận phía trước pḥng tuyến của TQLC, tránh địch bám sát và đào những địa đạo gần căn cứ.

    Ngoài ra TQLC c̣n phát triển cái mà họ goị là ṿng cung sấm chớp nhỏbằng hỏa lực của pháo binh tầm xa đặt tại Carroll và Pike hay những phi tuần Intruders A6 có khả năng mang 28 packages bom loại 500 cân Anh, hoặc Pháo binh ṇng 8 inches có tầm sát hại bán kính từ 500 đến 1.000 m.

    Không ai có thể biết chính xác mức độ thương vong của quân BV dưới những cơn mưa bom đạn như thế. Những người Thượng trong buôn làng quanh đó cho biết có quá nhiều mồ chôn tập thể trong vùng. Quân BV thường dùng những hố bom có sẳn, bỏ tử thi xuống đó rồi lấp đất một cách vội vàng. Tuy nhiên vẫn c̣n quá nhiều xác chết răi rác khắp nơi. Ngay cả những tên c̣n sống cũng phải bỏ chạy trước sự rượt đuổi của tử thần. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc đến độ dân làng phải bỏ đi.

    Tuy nhiên đám chỉ huy của chúng vẫn theo chỉ thị ở trên, duy tŕ áp lực quanh Khe sanh. Hỏa tiển và pháo của chúng vẫn rót đều đều vào căn cứ. Cao điểm nhất là ngày 23/2, chúng đă bắn vào 2.307 đạn pháo trong 8 giờ liền . Đám QBV vẫn đào địa đạo hằng đêm. Càng lúc càng gần chu vi pḥng thủ. Những người lính TQLC đă nghe tiếng đào đất trong đêm thanh vắng. Và họ chờ đợi những bóng ma CS sẽ đội mồ trồi lên một ngày nào đó.

    Trời cứ mưa dai dẳng, giao thông hào ngập đầy nước. Có hôm phải dùng nón sắt để tát. Họ như những con chuột ướt đẩm, dơ dáy. Luôn luôn hướng tầm mắt về phía trước và sẳn sàng nhả đạn. Nhất là về ban đêm. Hoả châu như những con mắt mệt mỏi, buồn thảm. Hạ sỹ Michael Herr nh́n bạn bè rồi nói: “Nh́n tụi bay tao không đoán được chúng mày tên ǵ? Mấy tuổi?”. Tất cả trùm kín hết, chỉ có những con mắt mở thao láo. Đôi khi họ cảm thấy căng thẳng và buồn phiền. Một vài TQLC mất kiên nhẩn, chỉ mong có cơ hội kết thúc trong những lần đụng trận ban đêm.

    Ngày 25/2, một trung đội thiếu thận trọng trong lúc tuần tiểu ban ngày đă rơi vào ổ phục kích của địch. Hậu quả thật là bi đát.

    Mục tiêu của QBV là t́m mọi cách làm tiêu hao lực lượng của Lữ đoàn 26 TQLC càng nhiều càng tốt. Đặt TQLC vào một t́nh trạng tồi tệ, căng thăng đưa đến nổi loạn. Nhưng chúng đă đánh giá sai lầm. Những đợt phản chiến không có nhiều ảnh hưởng đến những người lính TQLC có tinh thần kỷ luật cao và đang chấp nhận những t́nh trạng tồi tệ. Và cái giá mà đối phương phải trả là hằng đêm xua đám cán binh của họ trước màn hỏa lực dày đặc, không suy giảm. Cuộc chiến đấu của bọn chúng thật vô vọng.

    Cái giá mà chúng phải trả cho cuộc vây hảm này. Tin t́nh báo cho biết có ít nhất 6.000 cán binh CS bị khai tử, số thương vong c̣n cao hơn nhiều.

    Tháng 3/68 mang nhiều dấu hiệu mới. Những ánh sáng ấm áp của mùa xuân vẫn c̣n ngại ngần trên bầu trời Khe sanh. Những sensors từ ngoài căn cứ đă bớt báo động. Những bức không ảnh cũng không c̣n hiện rơ những dấu vết địch. Cuộc pháo kích hằng ngày cũng giảm đi cường độ. Những cuộc tấn công ban đêm cũng rời rạc.

    Trời tiết quá tốt cho những đợt không yểm. Được sự chấp thuận của tướng Tompkins, Đ/tá Lownds bắt đầu mở các cuộc hành quân tuần tiểu quanh căn cứ. Một đợt truy quét toàn diện địch ra khỏi điạ bàn hoạt động của Lữ đoàn.

    Đại đội B cũng trả được mối thù trung đội bị phục kích trước đây. Họ đă lợi dụng màn khói pháo binh, tiến sát giao thông hào cuả địch, dùng súng phun lửa đốt cháy và bắn chết toàn bộ đơn vị địch c̣n đang kinh hoàng và rối loạn.

    Quân BV lại một phen khiếp đảm trong ngày 17/3 khi một màn khói màu xanh lục (green smoking) của pháo binh bắn T.O.T bao trùm ngọn đồi. Vũ khí hoá học? Hơi độc phải không? Không đâu. Đó là ngày lễ Thánh Patrick (Patrick’s Day) và Tr/ tá John Hennelly, Tiểu đoàn trưởng Pháo binh ở Khe sanh đă gây cho địch một phen hoảng loạn, bung tuyến bỏ chạy. Và những loạt đạn nổ chụp đă rượt đuổi theo chúng sau đó.

    Một cuộc hành quân mang tên Pegasus Operation được mở ra với sự tham dự của SĐ1 Không Kỵ (The 1st Cavalry division), Chiến đoàn A TQLC VN và 1 Tiểu đoàn Dù VN tiến thẳng về phía tây, sát biên giới Lào, nhưng chỉ gặp sự kháng cự lẻ tẻ. Toàn bộ QBV đă rút vào nội địa Lào. Tiểu đoàn 3/26 cũng mở rộng an ninh đến tận Calu.

    Ngày Chúa nhật Phục sinh (Easter) 14/4, trận chiến Khe sanh sau 77 ngày hoàn toàn chấm dứt.

    Để bảo vệ Khe sanh, TQLC có 205 tử thương và 1.668 bị thương. Sự thiệt hại của TĐ 37 BĐQ VN được ghi nhận là vừa phải. Nhưng QBV đă bị nghiền nát hoàn toàn bởi hỏa lực khủng khiếp của quân đội Hoa kỳ. Hơn 15.000 tên địch bị tàn sát được ghi nhận. Kết quả cách biệt trên làm cho người ta phải đặt lại câu hỏi: ‘’Ai đă thắng ai? Và ai đă bao vây ai đây?’’.

    Nhà sử học Allan Millet đă kết luận như thế này : “Mặc dầu QBV c̣n có khả năng tấn công nhưng Khe sanh không thể đem so sánh với Điện biên phủ, cũng như trận tấn công Iwo Jima không thể là cuộc tấn công đảo Wake được.”

    Những người lính đă chiến đấu và đă chiến thắng ở Khe sanh như là một huyền sử ca. Một anh chàng TQLC nào đó đă viết nguệch ngoạt lên tấm b́a cứng của khẩu phần lương khô một câu như thế này: Đời sống sẽ có một hương vị đặc biệt cho những người đă chiến đấu cho một cái ǵ sâu kín mà họ không bao giờ biết.

    Trong một năm dài mà những nổi đau làm nhức nhối đất nước diễn ra tại quê nhà th́ tại một vùng tiền đồn xa xôi, bùn nâu đất đỏ, một ngọn lửa nhỏ nhoi của Trách nhiệm, Danh dự và Tổ quốc được th

  3. #3
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Trận đánh vào TD 37 BDQ .

    Trong bài nầy rất tiếc Tác giả đă tường thuật thiếu trận QBV đánh vào tuyến pḥng thủ của TD 37/BDQ , mà họ cho rằng vũ khí yếu kém hơn nên có thể chọc thủng được pḥng tuyến nhưng họ không ngờ rằng TT Hoàng Phố đă giao thiệp rộng với Vị Chỉ huy TQLC Mỹ được cấp đầy đủ thực phẩm và đạn dược nên trận hôm đó QBV đă đại bại và cũng từ đó rútlui khỏi khe sanh .
    Tôi cũng tường thuật thêm, dựa trên cuốn phim tài liệu của Cơ quan lưu trử Quốc Gia HK th́ trận đánh hôm đó được sự yểm trơ pháp binh như đan lưới, đan 2 bên v́a nơi quân BV tấn công vô TD 37/BDQ, đan từ sau đít đan lên rồi từ trên đang xuống, nhiều lần, khu vực trận đia tấn công của Quân BV, nên chỉ c̣n một nhóm nhỏ đến gần hàng rào nhưng bị BDQ đẩy lui .
    Phải nói xem xong những cuốn phim nầy mới thấy rơ Tướng Westmoreland bẩy Tướng Giáp đem quân vào thí mạng, bằng những trận mưa B52 . Theo luật của Mỹ B52 chỉ được thả quanh những khu vực đóng quân Mỹ trên 2 cây số, nhưng trong Trận Khe sanh, B52 được trả quanh gần quân Mỹ 1 cây số đă bẻ găy cả nhưng địa đạo mà Tướng Giáp tưởng là lam được như ở DBPhu .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Không c̣n ǵ để so sánh sau khi xem
    By nguoibatcao in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 12:12 PM
  2. Cụ Đỗ Mười 91 tuôỉ lại sanh con!!!
    By Vinh Phan in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 18-06-2011, 09:31 PM
  3. Nh́n nhận và so sánh
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-04-2011, 10:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •