Trần Quang Thành trong sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh : Hoa Kỳ bối rối, Trung Quốc đau đầu
Luật sư Trần Quang Thành (REUTERS /Stringer)
Trọng Nghĩa
Cả Mỹ lẫn Trung Quốc vào hôm nay 28/04/2012, đều không b́nh luận ǵ về khả năng vị luật sư mù Trần Quang Thanh đang ở trong Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc. Sự im lặng này thể hiện một thái độ bối rối rơ rệt từ cả hai phía v́ đây là một sự kiện có thể tác hại uy tín của cả hai chính quyền nếu không được giải quyết thỏa đáng.
Chen Guangcheng
Nguồn ảnh: PATRICK CHAPPATTE, The New York Times
Theo nhận định của hăng tin Pháp AFP, nếu được chứng thực, sự hiện diện của vị luật sư Trung Quốc - vừa trốn khỏi nơi ông bị quản thúc - bên trong cơ sở ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh có thể làm quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington căng thẳng thêm trong bối cảnh hai bên không phải hoàn toàn thuận thảo lắm do các hồ sơ như tỷ giá đồng nhân dân tệ Trung Quốc hay sự can dự sâu hơn của Mỹ vào Biển Đông.
Vào tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner sẽ đến Bắc Kinh tham gia cuộc Đối thoại Chiến lược Kinh tế Mỹ Trung thường kỳ giữa hai nước, một cuộc họp trên nguyên tắc là nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai cường quốc. Thế nhưng, vụ Trần Quang Thành xuất hiện khiến cho Ngoại trưởng Mỹ không thể không nêu lên.
Đối với bản thân bà Hillary Clinton, t́nh thế rất tế nhị v́ cho đến nay, bà Clinton đă nhiều lần lên tiếng về trường hợp của ông Trần Quang Thành, nên khó có thể giữ im lặng để tạo ḥa khí. Tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Trung Quốc ChinaAid, trụ sở tại Mỹ đă không ngần ngại lên tiếng nhắc nhở về nghĩa vụ của Hoa Kỳ.
Trong một bức thư điện tử, ông Phó Hy Thu, chủ tịch của tổ chức này xác định : "Do việc trường hợp của ông Trần Quang Thành được rất nhiều người biết đến, chính quyền Obama phải kiên quyết bảo vệ ông nếu không muốn bị mất uy tín của một nước thành tŕ của tự do và Nhà nước pháp quyền ». Đối với ông Phó Hy Thu, ḷng khâm phục Hoa Kỳ của giới bất đồng chính kiến Trung Quốc bắt nguồn từ chính những lúc như thế này.
Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, nếu quả thực là họ được nhà ly khai Trần Quang Thành xin che chở, vấn đề đề đặt ra là phải xử lư sao cho hợp lư để không làm cho Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ.
Mọi người c̣n nhớ vụ nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc là giáo sư Phương Lệ Chi (biệt danh là Sakharov Trung Quốc), đă trốn vào đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh ngay sau khi phong trào Mùa xuân Bắc Kinh bị đàn áp năm 1989. Ông đă phải tỵ nạn một năm ṛng ră ở đấy, trong khi chờ đợi cuộc đọ sức giữa Washington và Bắc Kinh ngă ngũ. Ông đă qua Mỹ sau đó, và mới qua đời hồi tuần qua.
Theo giới quan sát, vào khi ấy, Bắc Kinh c̣n ở trong một vị thế yếu. Nhưng ngày nay th́ khác, Hoa Kỳ c̣n cần đến Trung Quốc trong nhiều lănh vực, đặc biệt trong những vấn đề quốc tế hay kinh tế. Trong t́nh h́nh đó, nếu Bắc Kinh có quan điểm cứng rắn trên hồ sơ Trần Quang Thành, khả năng ứng phó của Hoa Kỳ chưa biết ra sao.
C̣n đối với Bắc Kinh cũng thế, hồ sơ Trần Quang Thành rất tế nhị. Đang phải nhức đầu với những tai tiếng, ‘tin đồn’ gắn liền với vụ Bạc Hy Lai, sự kiện ông Trần Quang Thành đào thoát và trốn được vào ṭa đại sứ Mỹ đă làm cho uy tín chính quyền thêm sứt mẻ.
Hơn nữa, ông Trần Quang Thành lại có rất nhiều người ủng hộ ngay tại Trung Quốc, điều đó lại càng đẩy chế độ vào một t́nh thế tế nhị.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201204...rung-quoc-cung
Bookmarks