Page 1 of 14 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 139

Thread: Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Lư Quí Chung và Trịnh Công Sơn




    Lư Quí Chung : "Hồi kư không tên", nxb Trẻ, 2005, 488 trang.


    Lư Quí Chung sinh sau Trịnh Công Sơn hơn một năm (01/09/1940) tại Mỹ Tho, cũng học trường Chasseloup-Laubat, ban Triết, và mất sau Trịnh Công Sơn 4 năm, ngày 03/03/2005, cũng tại Sài G̣n.

    Đọc quyển « Hồi kư không tên », nxb Trẻ, 2005, 488 tr., chúng tôi bắt gặp một số đoạn ông nói về Trịnh Công Sơn, và ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn đối với ông ; để bạn đọc tham khảo, xin mạn phép chép lại những đoạn liên quan từ bản điện tử của Talawas, chúng tôi có đối chiếu với bản in, và có sửa lại vài lỗi đánh máy hoặc trích sai ca từ Trịnh Công Sơn từ bản in.
    (PvĐ, 19/04/2008)

    -trang 124 :

    ... Slogan tranh cử Quốc hội lập pháp của tôi – “Một miền Nam trung lập trong một Đông Dương trung lập” – như một thứ công chức ḥa b́nh – theo suy nghĩ của tôi – cho cuộc chiến mà lúc đó tưởng như không thể t́m ra lối thoát. Cái chính là chấm dứt chiến tranh, buộc người Mỹ rút quân, không can thiệp vào vấn đề nội bộ của người Việt Nam. Là một cá nhân độc lập, không đại diện cho bất cứ thế lực chính trị nào, cũng không c̣n là con cờ của một cường quốc nào – nên rốt cuộc lời kêu gọi của tôi cho công thức này như tiếng kêu giữa sa mạc. Tôi không khác ǵ một Don Quichotte của nhà văn Cervantès. Tôi cũng ư thức được việc ḿnh làm là “đội đá vá trời” nhưng tôi vẫn tin rằng trong tất cả các cuộc đấu tranh cho những chính nghĩa lớn, tiếng nói của từng người, dù là người rất b́nh thường, nếu được mạnh dạn bày tỏ công khai cũng có thể góp thành dư luận và sức mạnh. Nhưng mặt khác sự dấn thân và bày tỏ thái độ cũng là nhu cầu tự thân của những thanh niên trí thức như tôi ở vào thời điểm ấy. Vào những lúc này, tôi c̣n nhớ, nhạc Trịnh Công Sơn cũng là thứ thuốc kích thích tinh thần cho những người như tôi, lên lại “giây cót” mỗi khi cảm thấy buồn nản, bế tắc. Nhạc Trịnh đă thúc đẩy sự dấn thân cho nhiều thanh niên và trí thức đấu tranh v́ ḥa b́nh và dân tộc.


    Scan lại từ phụ trang ảnh nằm giữa các trang 478-479 trong Hồi kư không tên

    -trang 146-154 :

    Rơ ràng lập trường “đứng giữa” của tôi lúc đó gây phản ứng với các thế lực chống Cộng như thế. Tôi chấp nhận sự “ngây thơ chính trị” của ḿnh để có thể tự tách ḿnh ra khỏi một chế độ không đáp ứng lư tưởng của ḿnh mà cũng không đại diện nguyện vọng của nhân dân miền Nam. Lập trường “đứng giữa” làm tức tối các phần tử chống cộng, nhưng cũng chính thức không nghiêng về phía cộng sản, nên không có đủ lư do để chính phủ Thiệu đóng cửa tờ báo.

    Với tôi, lúc đó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một “người Việt cô đơn”, một “người Việt đứng giữa”. Có một hôm tôi mời anh Sơn đến ṭa soạn TNDT chơi và trong một giây phút cao hứng tôi đề nghị anh sáng tác một bản nhạc dành cho người Việt đứng giữa. Nhưng Sơn khéo léo nói sang chuyện khác. Tôi biết Sơn ngại dính líu vào chính trị. Dù tôi không tham gia một đảng phái chính trị nào nhưng tôi cũng đang hoạt động chính trị. Sơn vẫn đặt các sáng tác của anh trên những xúc cảm chung nhất của dân tộc: chống chiến tranh, v́ ḥa b́nh thống nhất đất nước, vượt lên trên những vấn đề thời sự cụ thể. Anh đau niềm đau chung của dân tộc.

    Nhạc Trịnh Công Sơn có những lúc là cái phao tinh thần cho cá nhân tôi. Nhiều buổi tối trở về nhà chán nản, tâm trạng khủng hoảng, bế tắc sau một cuộc xuống đường mệt mỏi nhưng chẳng lay động được ǵ chế độ Mỹ - Thiệu, tôi nằm ngay trên sàn nhà, không cần bật đèn, chỉ bật nhạc Trịnh Công Sơn để nghe như nghe chính tâm trạng ḿnh, nhưng đồng thời lại nuôi nấng được trong con tim niềm hi vọng ḥa b́nh và ước mơ được thấy một ngày nào đó, Huế - Sài G̣n – Hà Nội sẽ liền một dải. Thế là nhạc Trịnh làm tươi lại tâm hồn tôi và làm mới ư chí tôi.

    Có những đêm, sau cuộc họp chính trị tại Dinh Hoa Lan (biệt thự của tướng Dương Văn Minh) tôi không về thẳng nhà ḿnh mà đến pḥng trà Khánh Lư trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) để ngồi nghe một ḿnh nhạc Trịnh. Nhạc Trịnh chống chiến tranh nhưng không hề khiến những người yêu nước mềm ư chí. Anh kêu gọi ḥa b́nh nhưng không làm cho những ai đang chiến đấu v́ đồng bào và Tổ quốc lại gác súng. Trái lại nó nuôi ư chí làm quật khởi những tâm hồn yêu nước.

    Cuộc sống quá hối hả, dồn dập lắm biến chuyển không có nhiều cơ hội để tôi và Trịnh Công Sơn gặp nhau. Vả lại tôi và Sơn hoạt động ở hai quỹ đạo rất khác nhau. Sau 1975, chúng tôi gặp nhau thường hơn, nhưng v́ tôi không uống rượu và cũng không sành về âm nhạc nên cũng không lọt vào cái quỹ đạo đặc biệt của Sơn gồm những bạn rượu và văn nghệ sĩ. Mỗi lần tôi tới chơi nhà Sơn, tôi đều báo trước và thường ngồi nói chuyện với nhau chỉ có hai đứa.

    Khi tôi lấy vợ lần thứ hai (năm 1985) và tổ chức đám cưới tại hội trường báo Tuổi Trẻ, tôi có mời Sơn. Tôi và Sơn rất mê khiêu vũ nên giữa buổi tiệc chúng tôi dẹp bớt đi bàn ghế và cho nhạc trỗi lên. Vào thời điểm này hầu như không ai dám “liều” như chúng tôi. Khai mạc buổi khiêu vũ, Sơn mời cô dâu nhảy đầu tiên, c̣n tôi mời chị Kim Hạnh, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Tôi c̣n nhớ đó là một bản nhạc theo nhịp Be Bop. Sơn rất thích nhảy Be Bop. Sau này khi bệnh tiểu đường trở nặng, đi đứng khó khăn, Sơn không c̣n khiêu vũ được, làm anh hối tiếc vô cùng. Có một hôm (khoảng đầu năm 2000) tôi cùng vợ tôi khiêu vũ ở vũ trường Tự Do ở đường Đồng Khởi, đang nhảy ngoài piste, tôi linh cảm có ai nh́n ḿnh từ quầy bar, tôi quay lại và nh́n thấy Trịnh Công Sơn. Đứng bên cạnh là họa sĩ Trịnh Cung. Anh đưa tay lên chào tôi. Khi bản nhạc kết thúc tôi liền đến chỗ anh. Tôi hỏi Sơn: “Ông không nhảy à?”. Giọng Sơn buồn man mác: “Ḿnh đi đứng c̣n khó khăn th́ làm sao nhảy. Thấy toa nhảy, moa thèm quá”. Sơn c̣n hỏi thêm: “H́nh như toa nhảy disco hơi khác người ta phải không?”. Tôi cười trả lời: “Khiêu vũ đâu nhất thiết phải giống như người khác. Ḿnh nhảy theo cảm xúc của ḿnh – như thế tự do và hứng thú hơn”. Nh́n Sơn đứng bên piste mà không nhảy, tôi buồn và thương anh vô cùng. Tôi biết bệnh t́nh của anh đă tới thời kỳ khá nặng.

    Mùng 5 Tết năm Tân Tị (năm 2001), tôi vào bệnh viện Chợ Rẫy cùng với họa sĩ Trịnh Cung thăm Sơn. Đây là lần cuối cùng tôi gặp mặt người nghệ sĩ tài hoa này. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, ngày 1-4-2001, anh vĩnh viễn từ giă bạn bè và tất cả những người yêu thương và ngưỡng mộ anh. Cuộc gặp Sơn tại bệnh viện Chợ Rẫy, tôi có ghi lại thành một bài báo đăng trên tạp chí Đẹp số đầu tháng 2-2001:

    “...Sơn vẫn nằm trên giường khi nói chuyện với chúng tôi, nhưng trông anh vẫn khỏe khoắn, thần sắc tinh anh. Tôi chợt cười thầm trong bụng bởi một ư nghĩ thú vị vụt đến: Con người gầy g̣ và nhẹ bâng này đang mang nhiều thứ bệnh trong người, tưởng như dễ dàng rơi vào tay tử thần, lại là người chiến đấu cho cuộc sống bản thân dữ dội nhất.

    Cách đây mấy năm, Sơn bị đưa vào bệnh viện cấp cứu trong t́nh trạng hôn mê. Lần đó, bạn bè thật sự lo lắng cho anh. Cuối cùng Sơn vẫn trở về an toàn. Gặp lại Sơn tại nhà riêng của anh lần đó, tôi ṭ ṃ hỏi: “Đúng là ông trở về từ cơi chết, vậy ông suy nghĩ ǵ về... cái chết?”

    Tôi vẫn gọi Sơn như thế, từ “ông” được dùng theo cách xưng hô thân mật. Có lúc chúng tôi gọi nhau bằng “toa” và “moa”, cách xưng hô giữa những người bạn có thời học trường Pháp. Sơn không cần suy nghĩ, trả lời ngay: “Chết là thiệt tḥi. Người Pháp nói: Les absents ont toujours tort. Chết, ḿnh không c̣n họp mặt với bạn bè, không c̣n được ngắm cuộc đời rất đẹp này”. Nhớ câu trả lời cách đây mấy năm, tôi ṭ ṃ muốn biết nằm trên giường bệnh lần này, anh nghĩ ǵ. Câu trả lời c̣n nhanh hon và gọn hơn lần trước: “Ḿnh muốn ra khỏi đây càng sớm càng tốt”.

    Hăy cứ vui chơi cuộc đời
    Đừng cuồng điên mơ trăm năm sau
    C̣n đây em ngọt ngào
    Đứng bên ngày yêu dấu
    Nh́n mây trôi đang t́m về núi cao
    («Hăy cứ vui như mọi ngày»)


    Vóc dáng mảnh khảnh, quen thuộc của anh Sơn với mọi người trong nhiều năm qua, khiến không ai có thể nghĩ rằng Sơn đă có một thời trai trẻ là con nhà thể thao chính cống. Mỗi sáng anh đều quần một hai hiệp quyền Anh. Anh đồng thời c̣n là đệ tử Vovinam từ những ngày đầu môn này được thành lập ở Sài G̣n, và là vận động viên điền kinh 10 môn. Nếu người em trai của Sơn không tung một cú quật trong một lần luyện vơ với nhau, khiến ngực anh đập xuống nền nhà làm vỡ mạch máu phổi phải nằm trên giường suốt hai năm, th́ chắc chắn chúng ta chỉ có một vận động viên Trịnh Công Sơn (chưa bảo đảm là xuất sắc) nhưng mất đi một Trịnh Công Sơn tài năng âm nhạc. Đó là khúc quanh cuộc đời của anh. Sơn nói: “Trên giường bệnh ḿnh suy nghĩ rất nhiều...”. Khi rời giường bệnh năm 1957, trong anh đă có một đam mê khác: âm nhạc. Với nhiều người, tác phẩm đầu tay của Sơn là “Ướt mi”. Nhưng Sơn tiết lộ:

    “Bản nhạc đầu tiên đúng nghĩa của ḿnh có tên “Sương đêm”. Không ai biết sáng tác này. Nó đă thất lạc. Bản thân ḿnh cũng không nhớ lời và nhạc như thế nào!”.

    Tác phẩm đầu tiên của Sơn – “Ướt mi” – như công chúng yêu nhạc biết, đă được Thanh Thúy – ca sĩ thời thượng những năm 50, người có giọng ca liêu trai, tŕnh diễn lần đầu tại pḥng trà Văn Cảnh. Không như suy nghĩ chung của nhiều người, Khánh Ly không phải là người đầu tiên và duy nhất hát thành công nhạc Trịnh Công Sơn trước năm 1975. Sau Thanh Thúy, một giọng ca lừng danh khác của Sài G̣n thời đó góp phần giới thiệu tác phẩm của Sơn – đó là nữ ca sĩ Lệ Thu.

    Khánh Ly là người thứ ba và là người hát toàn bộ các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Lần đầu chính Sơn chủ động tiếp xúc với Khánh Ly tại pḥng trà Night Club ở Đà Lạt bằng cách tự giới thiệu ḿnh là tác giả bài “Ươt mi”. Sau một tháng tập bể cả giọng, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn xuất hiện lần đầu tiên tại sân sau Đại Học Văn Khoa Sài G̣n (hiện là Thư viện Quốc gia) trước 5000 sinh viên. Khánh Ly tŕnh bày luôn 24 sáng tác của Sơn trong đêm đó. Sau đó Khánh Ly đă nói với Sơn: “Trước đây ḿnh chỉ hát trong pḥng trà, lần đầu tiên hát trước hàng ngàn sinh viên, tối đó ḿnh không làm sao ngủ được”. Đó là năm 1965, các sáng tác của Sơn bấy giờ đều là t́nh ca.

    Đến năm 1968, Sơn mới sáng tác nhạc phản chiến.

    H́nh như Trịnh Công Sơn có hai bài sáng tác về Hà Nội và chẳng có bài nào viết về Huế. Tôi hỏi anh điều ấy. Sơn không trả lời thắc mắc của tôi mà nói: “Có lần Hoàng Hiệp phát biểu, bài nào của Sơn cũng có Huế trong đó mặc dù không có đề cập Huế trực tiếp”.

    Thêm một thắc mắc, ṭ ṃ khác: “Có bao giờ ông nghĩ đến chuyện lấy vợ?”

    - Có một lần thoáng qua lúc ḿnh trẻ. Nhưng thời đó, các cô gái ít chịu lấy mấy ông chồng nghệ sĩ sống bấp bênh.

    - Bao nhiêu phần trăm các sáng tác của ông lấy cảm hứng từ một người đẹp nào đó?

    - Một phần năm ḿnh viết cho một người cụ thể.

    Họa sĩ Trịnh Cung, bạn thân của Trịnh Công Sơn từ thời trẻ, nói chen vào:

    - Theo tôi hơn con số đó. Phải là 40%. Tôi có thể chứng minh bài nào ông viết cho người nào.

    Sơn không phản đối. Tôi lại hỏi Sơn: “Bửu Ư viết Thay lời tựa cho Tuyển tập những bài ca không năm tháng của ông, có đoạn nói rằng ông đă chuẩn bị tinh thần cho cái phút sau rốt cuộc đời bằng cách trích lại 4 câu ở 4 sáng tác khác nhau của ông:

    ... một trăm năm sau măi ngủ yên (“Sẽ c̣n ai”)
    ... mai kia chào cuộc đời (“Những con mắt trần gian”)
    ...một hôm buồn lên núi nằm xuống (“Tự t́nh khúc”)
    ...một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời (“Bên đời hiu quạnh”)

    - Vậy ông có thật sự chuẩn bị cho cái chết?

    - Ḿnh không chuẩn bị cho cái chết. Lạ lùng là sau cơn hôn mê, ḿnh tỉnh lại vẫn không thấy vui mừng. Thế mà ngủ nằm mơ thấy chết, sáng thức dậy lại mừng. Đúng là có những người chuẩn bị hẳn ḥi cho cái chết của ḿnh và có những người chẳng chuẩn bị ǵ cả, coi thường cái chết. Riêng ḿnh hơi khác, ḿnh không sợ cái chết nhưng nếu phải rời bỏ cuộc đời này ḿnh rất luyến tiếc. (Sơn dùng thêm tiếng Pháp regret). Trong khi sống ḿnh đă nuối tiếc rồi, ḿnh sợ mất nó. Ḿnh khát sống.

    - Ông có bao giờ nghĩ đến chuyện viết di chúc?

    - Không. Một cô ca sĩ đă hỏi ḿnh câu đó. Ḿnh có tài sản chi đâu? Với ḿnh cái hiện tại là cái có thật, cùng sống với nó. C̣n cái sau đó...

    - Bây giờ nh́n lại cuộc đời đă qua, về t́nh yêu, ông thấy thế nào?

    - (Không cần suy nghĩ) Thất bại nhiều, thất bại nặng. Thời trẻ sự thất bại mang lại nỗi đau bàng bạc, kéo dài. Bây giờ nó dữ dội, nhưng ngắn. Ḿnh để nó rơi vào quên lăng, không lục soát lại, coi như một xác chết của quá khứ.

    Tôi chuyển sang chuyện khác và hỏi: Ông có kẻ thù không?

    - Có (Rồi dừng lại một giây suy nghĩ). Đúng ra là không. Dĩ nhiên cũng có người ghét ḿnh. Riêng ḿnh đă loại trong đầu ḿnh khái niệm kẻ thù.

    - Ông là nhạc sĩ dấn thân – engagé?

    - Từng giai đoạn, nhưng nói chung ḿnh chủ trương ‘nghệ thuật vị nhân sinh’ chứ không ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Cho nên nếu v́ một hoàn cảnh nào đó buộc ḿnh đi tu, th́ ḿnh sẽ đi tu giữa cuộc đời này.

    - Ông có hối tiếc v́ không có con để nối dơi?

    - Không nghĩ tới. Ḿnh chưa bao giờ nghĩ tới một Trịnh Công Sơn con. Tại sao? Để ḿnh xem có lư do nào không? (Sơn suy nghĩ một lúc) Ḿnh không thấy lư do nào cả. Có lẽ cuộc sống vội vàng đi qua, đi qua, rồi... Thỉnh thoảng xưa kia các em ḿnh có nhắc, mẹ ḿnh cũng có nhắc nhưng không ai đặt thành vấn đề, rồi thôi...

    Thoắt một cái người đă 61 tuổi, người đă 62. Nhớ lại lần gặp nhau tại ṭa soạn báo Tiếng Nói Dân Tộc ở Sài G̣n năm 1966, thế là đă 35 năm.

    Cùng thời điểm Sơn sáng tác những bài hát phản chiến (bắt đầu từ năm 1968), phần tôi trên báo Tiếng Nói Dân Tộc cũng tổ chức cuộc thi viết phóng sự với chủ đề “Viết cho quê hương, dân tộc” dành cho bạn đọc. Các bài dự thi đều chống cuộc chiến, chống sự can thiệp của người Mỹ, phản ánh tâm trạng và thực trạng khắp miền Nam, tất cả hợp thành một bức tranh xúc động và trung thực của nửa phần Tổ quốc phía Nam. Những bài đoạt giải như “Phục sinh đất chết” nói về hậu quả của chất độc hóa học của quân đội Mỹ rải xuống ruộng vườn; “Khi người Mỹ đến”, mô tả chi tiết quá tŕnh một xă ven đô hiền ḥa bị biến thành một nơi buôn hoa bán phấn v́ chạy theo đồng đô la Mỹ; hoặc “Ông lăo trong vùng oanh kích tự do” bi kịch của một ông lăo sống trong vùng đất bị quân đội Mỹ coi là “Free Fire Zone” nhưng nhất định không chấp nhận dời căn lều của ḿnh đi nơi khác v.v...

    -trang 387-388 :

    Ông Minh nhận trách nhiệm trước lịch sử ở lại đóng nốt vai tṛ của ḿnh bất kể sự việc kết thúc sẽ ra sao. Sự ra đi của con gái và hai cháu ngoại giúp cho ông nhẹ bớt âu lo chuyện riêng tư. Bà Dương Văn Minh th́ vẫn ở lại bên chồng.

    Măi đến 12 giớ đêm tôi mới về đến nhà ở đường Nguyễn Tri Phương. Vợ tôi chưa ngủ, vẫn thức chờ tôi. Năm đứa con đă ngủ. Đứa lớn nhất Lư Quí Hùng 13 tuổi, kế đó Lư Quí Dũng 11, Lư Quí Trung 9 tuổi, Lư Quỳnh Kim Trinh – con gái duy nhất – 7 tuổi và Lư Quí Chánh nhỏ nhất mới 5 tuổi. Trong giấc ngủ, chúng như những thiên thần. Trong đầu tôi bỗng lóe lên một ư nghĩ: chiếc thuyền tôi đang lèo lái chở khẳm quá, trong khi biển đang sóng to gió lớn, chẳng biết chuyện ǵ sẽ xảy ra. Nước mắt như chực trào ra. Không biết tại sao. Nhưng tôi kịp ngăn lại. Thay quần áo xong, tôi để một băng nhạc Trịnh Công Sơn vào máy AKAI, bật lên và nằm dài trên thảm. Nhiều lần tôi đă làm như thế sau một ngày chống Thiệu gay go. Với tôi, nhạc Trịnh Công Sơn luôn là một liệu pháp tinh thần kỳ diệu.

    Người con gái Việt Nam da vàng
    Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín
    Người con gái Việt Nam da vàng
    Yêu quê hương nước mắt lưng ḍng...
    Em chưa biết quê hương thanh b́nh
    Em chưa thấy xưa kia Việt Nam
    Em chưa hát ca dao một lần
    ...
    (“Người con gái Việt Nam”, Ca khúc da vàng)


    Cha mẹ tôi chưa biết quê hương thanh b́nh. Tôi cũng chưa biết quê hương thanh b́nh một ngày nào. Hy vọng thanh b́nh ấy sẽ đến với các con tôi chăng? Mây đen đang vần vũ trên bầu trời nhưng ánh sáng tươi đẹp đang ló dạng? Tôi thiếp ngủ lúc nào không biết...

    Bộ mặt của Sài G̣n sáng 29-4-1975 khác hẳn ngày hôm trước. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của hoảng loạn. Từ nhà riêng ở đường Nguyễn Tri Phương ra Dinh Hoa Lan, ô tô của tôi được hai chiếc xe Jeep của cảnh sát bảo vệ. Một chiếc chạy phía trước và một chiếc chạy bọc sau.

    Trước khi bước lên xe, tôi nhận ra sự hiện diện của bốn viên cảnh sát đă từng theo dơi tôi đứng trong tư thế sẵn sàng bên chiếc xe đi theo bảo vệ. Khi ông Thiệu bỏ chạy ra nước ngoài, bốn viên cảnh sát này liền liên hệ với những người bảo vệ tôi và ngỏ ư nhập vào toán cận vệ của tôi nếu ông Minh trở thành tổng thống. Và tôi đă chấp nhận. Họ và tôi chẳng có ǵ để hận thù nhau. Họ chỉ làm phận sự do cấp trên giao.

    -trang 420 :

    Sau này khi ra Hà Nội nhiều lần tôi thường ghé lại thăm ông Nguyễn Tuân và ông Văn Cao. Khi có dịp vào TP. HCM, hai ông cũng thường đến dùng cơm tại nhà tôi. Hai người có cách sống hoàn toàn khác nhau. Căn pḥng của ông Tuân ấm cúng và sắp xếp như một appartement của một người sống độc thân... ở Paris. Căn pḥng vừa là nơi ăn ngủ làm việc và tiếp khách. Lúc nào ông cũng có rượu Tây loại ngon. Mùa đông có một ḷ sưởi cá nhân tự tạo đặt kế bên giường. Ông nói chuyện duyên dáng, dí dỏm và không né tránh những nhận xét đầy h́nh tượng dành cho các đồng nghiệp hoặc các nhân vật nổi tiếng khác cùng thời. Căn nhà của ông Văn Cao có vị trí thoáng đẹp hơn. Bao giờ ông tiếp khách cũng có vợ ông, bà Băng. Tại pḥng khách có treo bức chân dung rất đẹp của bà Băng thời trẻ do ông Văn Cao vẽ. Bất cứ lănh vực nào mà Văn Cao đặt tay vào cũng đều đạt đỉnh cao từ âm nhạc, thơ cho đến họa. Thường ông ngồi im lặng như pho tượng. Tôi có cảm tưởng: có lẽ người gần như duy nhất gây cho ông sự hứng thú để trao đổi là Trịnh Công Sơn. Cùng với Trịnh Công Sơn bên cạnh, ông đă đồng ư xuất hiện một lần tại Nhà Văn hoá Thanh Niên trong buổi giao lưu với thanh niên TP. HCM.


    (Tư liệu PvĐ)

    -trang 459 :

    Hai ngày sau khi nàng mất tôi đă tổ chức cuộc chia tay cho Cúc Phượng với người thân và bạn bè đúng như nàng đă phác họa. Danh sách bạn bè được mời đến do chính Cúc Phượng nêu tên: Vợ chồng anh Tống Văn Công (cựu tổng biên tập báo Lao Động), anh Vĩnh An, nhà báo Lưu Trọng Văn, vợ chồng nhà báo Hoàng Thoại Châu, vợ chồng nhà báo Trần Trọng Thức, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh Nguyễn Trung Dân và vợ là chị Phan Thị Lệ, họa sĩ Trịnh Cung, cô Ư Nhi, hai nhà báo Đặng Hoàng, Thúy Hà và mẹ Thúy Hà.

    Trên chiếc bàn dài, nhiều bó hoa tươi của bạn bè đặt chung quanh di ảnh của Cúc Phượng. Trong ảnh, nụ cười của nàng thật hiền ḥa, nụ cười mà tất cả những ai quen biết nàng đều không thể quên được. Một vài người bạn lần lượt đứng lên nhắc lại những kỷ niệm đẹp của ḿnh với Cúc Phượng, riêng anh Lưu Trọng Văn đọc một bài thơ viết tặng nàng:

    THIÊN SỨ

    Người đàn bà ấy
    Từ đâu

    Mà tới đây?

    Rồi đột ngột đi đâu
    Người hàng xóm ngớ ra
    Bầu trời cũng ngớ ra
    "Người ơi đừng hỏi!"
    Tiếng ai nghe quen vậy?
    C̣n tiếng ai nữa

    ngoài người đàn bà ấy
    suốt một đời chẳng muốn ai
    bận tâm đến ḿnh

    Biết trước ḿnh sẽ đi xa
    Sợ úa lá dâu

    không đ̣i manh áo

    Sợ con ong buồn

    không đ̣i ṿng hoa

    Sợ đau cánh rừng

    không đ̣i ván gỗ

    Và tôi,

    Tôi cũng biết trước người đàn bà ấy sẽ ra đi

    Mà sao không đến chào, tiễn biệt?


  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Lư Quí Chung và Trịnh Công Sơn


    ĐÀN EM LƯ QUÍ CHUNG TIẾT LỘ THÊM VỀ TỔNG THỐNG HAI NGÀY DƯƠNG VĂN MINH





    Lâm Lễ Trinh, JD , Ph.D
    “Trong chính trường cũng như chiến tranh,
    hảy cẩn trọng khi ca tụng đức hạnh
    của những người thắng cuộc”
    William Niskanen


    Đầu năm 2005, Đài BBC loan báo Lư Quí Chung, 65 tuổi, qua đời tại Saigon v́ bịnh ung thư. Chung là cựu dân biểu ba khoá(1966-1975) thời Đệ nhị Cọng hoà thuộc cánh trung lập chủ bại, cựu Tổng trưởng thông tin hai ngày trong Nội các Dương Văn Minh. Gần đây, nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, cho phổ biến quyển “Hồi kư không tên, HKKT” của Chung, dày 486 trang, do trùm CS Trần Bạch Đằng đề tựa, tiết lộ nhiều tài liệu liên hệ đến giai đọan hấp hối của chế dộ Nguyễn Văn Thiệu.
    Bài này tóm lược một số điểm giúp hiểu thêm những hoạt động phản trắc, đâm sau lưng quốc gia, của tồ chức thường được dư luận biết dưới tên “nhóm Dương Văn Minh” mà Chung là một thành phần tích cực.

    1 – Chính khứá Lư Quí Chung lần hồi chuyển hướng.

    Ngay từ những trang đầu của hồi kư, Lư Quí Chung (LQC) không chối (mà c̣n khoe) y là một thanh niên trốn quân dịch, ra đời trong gia đ́nh trung lưu tại Mỹ Tho, sinh viên Quốc gia Hành chánh bỏ học, t́m các sinh sống trong nghề báo từ 1960, lúc đầu phụ trách săn tin thể thao. Trong thế giới tứ chiến giang hồ này, Chung trôi nổi từ báo B́nh Minh, Điện Tín qua Tiếng Nóí Dân tộc, Tin Sáng... Nghề viết lách lần hồi đưa y một cách bất ngờ vào chính trường hổn loạn của Miền Nam thập niên 70. Khi Nguyển Cao Kỳ nắm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp, bộ trưởng Thanh niên Vơ Long Triều tuyển dụng Chung làm phó giám đốc Nha Thể thao và sau đó, giám đốc Nha Tác động Tâm Lư. Người giới thiệu gởi gấm Chung là đại tá Lê Quang Hiền, một thành viên trong Uỷ ban hổn hợp bốn bên Tân Sơn Nhứt từng móc nối với phiá Hànội và anh ruột của “liệt sĩ CS” Lê Quang Lộc.

    Chung kể lại nơi trang 78- 79: Trước khi nhận lời, tôi có hỏi ư kiến cha tôi (Lư Quí Phát). Không quay lại nh́n tôi, tiếp tục đọc báo, ông nói: “Có thằng điên mới mời mày làm giám đốc! “ Với ông, đó là một chuyện khó tin, v́ trong con mắt của ông, tôi c̣n là một thanh niên hư hỏng.

    Nhờ Vơ Long Triều can thiệp với đại tá Nguyễn Đ́nh Vinh, đổng lư Bộ Quốc pḥng, Chung được hoăn dịch một khoá. Chung viết: “Vơ Long Triều là thầy dùi, một trong những đầu mối tập hợp quân cho tướng Kỳ. Người tài trợ cho các ứng cử viên dân biểu được ông Triều tập hợp là tướng Kỳ chứ không ai khác. Rất có thể ông Kỳ đă lấy tiền từ quỷ đen, caisse noire, dành cho Thủ tướng để chi. Trong số người được ông Triều đưa vào danh sách ứng cử có tôi..Ông Triều lúc đó vừa là người đứng đầu một tập hợp chính trị có tên là Phong trào Phục Hưng Miền Nam, PTPHMN. Với sự hổ trợ tích cực phiá sau của thủ tướng Kỳ, ông Triều và những người bạn thân thiết của ông như Hồ Văn Minh, Hồ Ngọc Nhuận, Hoàng Ngọc Tuệ, Đổ Ngọc Yến, Trần Văn Ngô c̣n thành lập một phong trào hoạt động xă hội có tên là Phong trào phát triển Quận 8. Phong trào này nhằm hô hào chính quyền và dân chúng góp tay biến các khu ổ chuột thành những khu dân cư khang trang”(trang 80-83).

    Nhờ sự sắp xếp nói trên, LQC, 26 tuổi, một trong bảy ứng cử viên chỉ định của PTPHMN, được lọt năm 1966 vào Quốc hội lập hiến ( gồm có 117 dân biểu) của một chế độ mà y gọi là “bát nháo, tham nhũng, mất định hướng, mỗi lúc một suy tàn.” Chung thú nhận : “Tôi bước vào sân khấu chính trị không do chính tôi chủ động mà do định mệnh (sic) chọn lựa”. Rỏ ràng chuột sa hủ nếp! Cũng nhờ khéo chạy chọt, Chung được bầu trưởng khối Dân tộc đối lập vớùi Nguyễn Văn Thiệu, gồm có các dân biểu PTPHMN, Phật giáo và độc lập. Chung củng cố chức vị với vai tṛ chủ tịch Ủûy ban điều tra vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn và chủ tịch Ủy ban cứu xét các vụ án chính trị dưới chế độ Diệm. Vài tháng sau, Chung thoát ṿng kềm tỏa của Vơ long Triều và tách ra khỏi PTPHMN. Từ Quốc hội lập pháp kỳ 1 (Hạ nghị viện 1967-1971) - v́ thấy phe Nguyên Cao Kỳ hết ăn khách -, Chung chuyển dịch vào giửa, được công khai hoá với những bài xă luận trên báo Tiếng Nói Dân Tộc (do y làm chủ nhiệm) nói về những “người Việt đứng giữa”. Áp phích tranh cử của Chung mang khẩu hiệu xu thời “Một Miền Nam Trung lập trong một Đông Dương trung lập.” V́ khuynh hướng của y không có mấy que gia nhập, LQC tự gán cho ḿnh danh hiệu “người Việt cô đơn”, không đứng về phiá chế độ Sàig̣n, cũng chưa (công khai) nghiêng theo kháng chiến. Mặt khác, Chung nói dối khi tuyên bố “không biết ǵ về cộng sản” và không bị “phiá bên kia” móc nối. Thật vậy, y giao du thân mật với trùm gián điệp Phạm Xuân Aån, sinh viên phản chiến Huỳnh Tấn Mẫm, tuyển tên cán bộ đỏ Triệu Công Minh làm tổng thơ kư trong Tiếng Nói Dân Tộc, trọng dụng Hùynh Bá Thành tức họa sĩ Ớt (trung tá CS chỉ huy Công an tại đô thành Sàigon sau tháng tư 1975) và chứa dấu trong nhà sinh viên Nguyễn Hữu Thái (bị Toà án quốc gia truy nả về tội mưu sát Viện trưởng Nguyễn Văn Bông theo lời kể lại của bà goá phụ N.V. Bông trong quyển hồi kư Mây Muà Thu).

    Trong cuộc bầu cử Hạ Nghị Viện nhiệm kỳ hai vào tháng 8.1971, LQC tuyên bố trên đài truyền h́nh sẽ từ nhiệm nếu đắc cử và nếu sau đó, Nguyễn Văn Thiệu cũng đắc cử tổng thống trong một cuộc bầu cử độc diễn, để phản đối cuộc bầu cử thiếu dân chủ của Thiệu. Chung trúng cử dân biểu ngày 29.6.1971, Thiệu đắc cử tổng thống ngày 3.10.1971. V́ lở hứa với cử tri, Chung phải giữ lời. Báo Tiếng Nói Dân Tộc bị rút giấy phép. Chung phải thuê manchette tờ Bút Thần sau khi tờ Điện Tín (do Chung làm chủ bút) bị đưa ra Toà. Chung như cua găy càng, lâm cảnh thất nghiệp, v́ tính toán hố. Chung nh́n nhận “lập trường đứng giữa là ngây ngô chính trị” (HKKT, trang 146). Trong canh x́ phé sắp tàn, Chung xoay t́m một lá bài khác. Lá bài Dương Văn Minh, có vẻ ăn khách hơn.



    2 – Gia nhập nhóm Dương Văn Minh.

    Lư Quí Chung gặp Dương Văn Minh lần đầu tiên vào tháng 6.1967 khi liên danh ứng cử Tổng thống Trần Văn Hương-Mai Thọ Truyền yêu cầu y qua Bangkok, nơi Minh bị Nguyễn Khánh lưu đày, để xin Minh lên tiếng ủng hộ liên danh này. Lúc đó, Uûy ban lănh đạo quốc gia chống lại ư định hồi hương của Minh. Chung và Tôn Thất Thiện phụ trách báo chí cho liên danh Hương-Truyền. Rốt cuộc, liên danh Thiệu-Kỳ về nhứt với 35% phiếu trong tổng số 10 liên danh ứng cử.

    Năm 1971, Chung làm phát ngôn viên báo chí cho liên danh ứng cử Tổng thống Dương Văn Minh- Hồ Văn Minh (chủ trương thoả hiệp với cộng sản) . Hai liên danh đối thủ (khuynh hướng chống cộng) là Thiệu-Hương và Kỳ- (Trương Vĩnh) Lễ. Luật bầu cử ngày 3.6.1971 của Quốc Hội thân chính quyền - do phụ tá Nguyễn Văn Ngân giật dây- buộc mỗi liên danh phải được 40 dân biểu, nghị sĩ hoặc 100 nghị viên Hội đồng t́nh kư tên giới thiệu.

    Gần hết hạn nộp đơn, Kỳ thu được 101 chử kư của các nghị viên nhưng vẫn bị Tối Cao Pháp Viện bác ngày 6-8 v́ trong số 101 này có đến 39 chử kư nằm trong danh sách ủng hộ Thiệu. Trong danh sách niêm yết lần thứ nhứt, bới thế, chỉ có hai liên danh Thiệu và Minh. Ngày 20.8.1971, ông Minh bất thần tuyên bố rút tên với lư do Thiệu đă bố trí guồng máy gian lận bầu cử. Theo Chung, tướng Minh có trao tài liệu xác thực cho Đại sứ Bunker. Trong quyển “Vietnam:A History”, Stanley Karnow ghi rằng Minh từ chối số bạc đút lót một triệu đô-la của Bunker để ra tranh cử. Minh cũng đă xác nhận điểm này với phóng viên Ben Bradley của tờ Washington Post, trước mặt Chung và qua sự phiên dịch của Phạm Xuân Aån. Chung cho rằng Nguyễn Tiến Hưng xuyên tạc khi Hưng quả quyết trong quyển sách Hồ Sơ Dinh Độc Lập rằng Dương Văn Minh có bỏ túí số tiền vưà nói.

    Trong buổi họp báo đầøu tiên ra mắt kư giả quốc tế, đă xuất hiện đầy đủ ê-kíp thầy dùi của Dương Văn Minh gồm có Vũ Văn Mẫu, Lư Chánh Trung, Hồ Văn Minh, Trần Ngọc Liễng, Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung và Lư Quí Chung.

    Quyết định rút lui của Minh gây bối rối cho Nguyễn Văn Thiệu nên, để tránh t́nh trạng độc diễn, « quân sư » Nguyễn Văn Ngân vận động tră lại 39 chử kư trên đây cho Kỳ và xin Tối Cao Pháp Viện, bằng một phán quyết “ảo thuật” ngày 21.8.1971, chấp nhận cho liên danh Kỳ-Lễ được niêm yết trên danh sách lần thứ hai với liên danh Thiệu-Hương. Ngày 28.8, Kỳ cũng tuyên bố rút lui và đề nghị cả Thiệu lẫn Kỳ đều từ chức để cho chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền tạm điều khiển chính phủ và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống khác trong ṿng ba tháng. Thiệu bác bỏ. Ngày 1 tháng 9, Tối cao Pháp viện chấp thuận cho Kỳ-Lễ rút tên (HKKT, trang 218). Trong hồi kư Buddha’s Child, trang 318, Kỳ khoe Bunker đă dụ dổ y: “Nếu ông cần tiền, chúng tôi có thể giúp hai triệu đô . Chúng tôi sẽ chuyển qua trung gian của tướng (Nguyễn Ngọc) Loan.” Như thế, Kỳ đă tự đánh giá cao hơn Minh , một triệu!

    Liên danh Thiệu-Hương – không c̣n đối thủ - đắc cử ngày 3.10.1971 với 94,3% số phiếu bầu. Một chiến thắng không vinh quang! Trong giai đọan đàm phán tại Paris, nhiều tổ chức phản chiến không ngưng xuống đường . Nhiều h́nh thức đấu tranh được áp dụng.

    Dương Văn Minh phớt lờ trước cách đánh giá thấp và khinh miệt của dư luận Mỹ đối với ông. Trong hồi kư Ending The Vietnam War, Kissinger đề cao Thiệu nhưng mạt sát Minh như sau: “Minh là con người yếu mềm nhứt trong các bộ mặt chính trị. Nếu Hànội chấp nhận ông – điều này cũng không rỏ ràng – th́ chỉ v́ ông là người dễ dàng lật đổ nhất.”

    Với tư cách đại diện báo chí cho liên danh Dương Văn Minh, Chung đến chùa Aán Quang, Saigon, gặp Thượng toạ Trí Quang, qua sự giới thiệu của dân biểu Huế Trần Ngọc Giao. Để chắc ăn, Chung gia nhập vào Lực lượng Hoà Giải Dân tộc của Vũ Văn Mẫu, con gà cồ của Aán Quang. Vũ Đ́nh Cường và Bùi Tường Huân cũng nằm trong tổ chức này. ...Khi Chung ngơ lời xin Trí Quang ủng hộ D V Minh, Trí Quang nhận định: “Bây giờ cần một người cầm cờ, ông ấy (DVMinh) có thể làm được chuyện đó trong lúc này..Tướng Minh không phải là người làm chính trị có bản lĩnh”. Sau đó, Trí Quang gởi Chung đến gặp Tăng thống Thích Tịnh Khiết tại chuà Bảo Quốc, Huế, và Thích Huyền Quang tại chùa Từ Đàm.

    Theo Chung, nhóm mệnh danh Dương Văn Minh chỉ chánh thức h́nh thành vào đầu 1970, một năm sau khi tướng Minh ở Bangkok về Saigon. Mỗi tuần vào ngày thứ tư, họ gặp nhau tại Dinh Hoa Lan, trên tầng lầu của dăy nhà cạnh ngôi nhà chính, ở số 3 đường Trần Quư Cáp, nay là Vơ Văn Tần, Saigon. Nhóm gồm có 4 thành phần: a) cảm t́nh viên như Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Phi (người bạn tennis), Mai Hữu Xuân, Vơ Văn Hải (cựu chánh văn pḥng của TT Diệm), Tôn Thất Thiện, Bùi Chánh Thời.. b) ôn hoà: Vũ Văn Mẫu, Hồ Văn Minh, Nguyễn Hữu Chung, Lư Quí Chung.. c) khuynh tả: Trần Ngọc Liễng, Lư Chánh Trung, Ngô Công Đức (sau đào thoát quaThuỵ Điển), Dương Văn Ba.. c) cực tả:Nguyễn Ngọc Lan, Hồ Ngọc Nhuận..Trong nhà, tướng Minh cho “tị nạn chính trị” một số người bị chính phủ truy lùng như db Phan Xuân Huy, db Dương Văn Ba, Nguyễn Văn Cước (hoạt động công đoàn).. Nơi trang 270-271, HKKT, Lư Quí Chung ghi: “Xét về gốc tích thành phần của nhóm ông Minh lộ ra sau 1975, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về sự chuyển dịch lập trường của nhóm từ “ở giữa” sang tả, rồi hướng đến sự sẳn sàng liên kết với MTDPMN và Hànội”. Gần phân nửa thành viên trong nhóm có quan hệ với MTGPMN như các ông Cước, H N Nhuận, Lư Chánh Trung, linh mục N N Lan, T N Liểng.. Với Linh mục Lan, thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, nhà văn Thế Nguyên, Nguyễn Văn Cước.., Ls Liễng thành lập Tổ chức đ̣i thi hành Hiệp định Paris..”

    Người Mỹ duy nhất mà tướng Minh tiếp là cựu trung tướng Charles Timmes, một nhân viên CIA (được William Colby thuê để thay thế Lou Conein, cố vấn nhóm tướng đảo chính TT Diệm năm 1963) .Để gây cảm t́nh (và đồng thời ḍ la tin tức, nhân tiện theo dơi hành động), Timmes thường đến tặng Minh vài chậu hoa lan hiếm có hay cá quư mỗi khi có dịp xuất ngoại. Timmes cũng luôn lui tới với Kỳ, không ngoài mục tiêu kiểm soát hành tung. Chính Timmes đă sắp đặt với Frank Snepp sự ra đi của TT Thiệu và Trần Thiện Khiêm tối 29.4.1975.

    Điểm đáng lưu ư: Chung xác nhận, suốt sáu năm cọng tác với D V Minh, Chung “không thấy giữa Minh và toà đại sứ Pháp có một quan hệ nào trừ những ngày cuối tháng 4.1975.” (HKKT , trang 266)



    3 – Thời khắc lịch sử ô nhục: đầu hàng.

    Hiệp định Paris được kư ngày 27.1.1973. Nhân danh “thành phần thứ ba”, LQC tổ chức với Lực lượng Hoà giải Dân tộc của Vũ Văn Mẫu và Nhóm Đ̣i Thi Hành Hiệp Dịnh Paris của Trần Ngọc Liễng một buổi Hội thảo tại chùa Aán Quang, có báo giới và truyền h́nh nước ngoài tham dự, để ủng hộ Hiêp định này và đ̣i TT Thiệu từ chức. Tiếp theo là những cuộc xuống đường rầm rộ và những chiến dịch vận động quần chúng ở Huế, Đà Nẳng..v..v..Năm 1974, Tướng Minh chính thức đến viếng Trí Quang và tiếp Trí Quang tại Dinh Hoa Lan, CBS thu h́nh và hai bên có ra thông cáo. Chính quyền Thiệu suy sụp mau chóng v́ Mỹ rút quân và cúp viện trợ, kinh tế lẫn quân sự.

    Sáng mùng một Tết Aát Măo, D V Minh đích thân đến thăm các dân biểu và nghị sĩ đối lập tổ chức “đêm không ngủ” và tuyệt thực tại tiền đ́nh Hạ viện. Phước Long thất thủ. Tướng Nguyễn Khắc B́nh, tổng giám đốc cảnh sát- công an, cho bắt giam một số đối lập: Hà Huy Hà, Tô Nguyệt Đ́nh, Quốc Phượng, Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Lan, Châu Tâm Luân ... Hồ Ngọc Nhuận nghi Hùynh Bá Thành (không bị bắt) là tay trong của Trung ương T́nh báo nên đề nghị với tướng Minh không cho vào Dinh Hoa Lan nữa. Sau 30.4.1975, vài bài báo cho rằng chính Huỳnh Bá Thành đă trực tiếp khuyên tướng Minh đầu hàng.

    Vào tháng 3.1975, sự tháo chạy khỏi Kontum, Pleiku về hướng Nha Trang quả thật kinh hoàng. Ngày 20.3.1975, TT Thiệu ra lệnh cho Ngô Quang Trưởng tử thủ ở Huế nhưng trước đó hai ngày, Huế đă bắt đầu di tản. Có tin đồn việc rút khỏi Cao Nguyên và Quảng Trị là do sự thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và Bắc Việt. Ngày 30.3.1975, đến phiên Đà nẳng rớt vào tay địch. Đầu tháng 4.1975, nhóm D V Minh họp báo tại Đường Sơn Quán (do Mai Hữu Xuân làm chủ), gần xa lộ Đại Hàn, tuyên bố với giới thông tin ngoại quốc quyết định của tướng Minh thay thế Thiệu..

    L Q Chung kể lại: Ngày 17.4.1975, đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon cùng cố vấn Pierre Brochard đến Dinh Hoa Lan hội kiến với ông Minh, trước sự hiện diện của Chung. Họ hưá ủng hộ giải pháp D V Minh. Cũng trong lúc đó, Nguyễn Cao Kỳ thăm ḍ ư kiến của hai tướng Cao Văn Viên (tổng tham mưu trưởng) và Trần Thiện Khiêm (thủ tướng về hưu được 6 tháng) để đảo chính Thiệu. Trùm CIA Thomas Polgar ra lệnh cho tướng Timmes chận đứng ư đồ. Sự kiện này được Hoàng Đức Nhă xác nhận sau 1975 với Larry Berman, tác giả của No Peace, No Honor. Đại sứ Graham Martin cùng đi với tướng Timmes đến gặp Kỳ tại nhà để khuyên Kỳ kiên nhẫn. Từ lâu, Kỳ không có cảm t́nh với lớp tướng già như Minh, Đôn…, Khánh...Thật ra, chính giới Mỹ cũng không ưa ǵ Kỳ. William Bundy, thứ trưởng ngoại giao thời Lyndon Johnson, phê b́nh: “Kỳ là cái đáy thùng, sự chọn lựa cuối cùng và tệ hại nhất của một quân đội tuyệt vọng!”. Stanley Karnow, trong Vietnam- A history, mô tả Kỳ “giống như một tay thổi kèn saxo trong một hộp đêm hạng hai.” Nhà văn Frances Fitzgerald, tác giả của Fire on the Lake, cho rằng Kỳ là “một kẻ lừa bịp,..một tướng lănh làm mất tin tưởng, không có khả năng nắm quyền bính.”

    Ngày 23.4.1975, để chận trước đảo chính, Thiệu từ chức, theo đề nghị của Hoàng Đức Nhă bằng một công điện mật mă gời từ Singapore. Thiêu đọc một bài diễn văn nảy lửa trên truyền h́nh, tố cáo Mỹ bội hưá và vô nhân đạo. Thiệu trao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương, như Hiến pháp quy định. Hai đại sứ Martin (Hoa kỳ) và Mérillon (Pháp) thuyết phục Hương nhường quyền cho Minh. Ngày 25.4.1975, Martin giúp vợ chồng TT Thiệu và Trần Thiện Khiêm bí mật rời Sàig̣n đi Đài Loan. Graham Martin ĺ hơn Thiệu, không bỏ chạy, dù có chỉ thị rút ra nhanh của Washington.

    Ngày 26.4.1975, lưỡng viện Quốc hội (với 136 dân biểu, nghị sĩ trong tổng số 219) nhóm để nghe các tướng Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, Nguyễn Khắc B́nh và Nguyễn Văn Minh phúc tŕnh về t́nh h́nh an ninh. Với mục đích trấn an khối dân cử “gia nô”, nắm đa số, Lư Quí Chung – với tư cách đại diện của D V Minh - đề nghị biểu quyết a) Sẽ không có sự trả thù v́ ủng hộ Thiệu hoặc chống đối lập b) Chính quyền mới sẽ cấp hộ chiếu (visas) ra đi chính thức cho những ai muốn rời VN. Kết quả: Lúc 20 giờ 54 tối, vói số phiếu 147/151, dưới sự điều khiển của chủ tịch Trần Văn Lắm, Quốc hội thuận truất phế Hương và trao quyền cho Minh bằng một quyết nghị do Ls Trần Văn Tuyên giúp thảo ra.

    Tại sao đến ngày 28.4.1975 mới cử hành lễ tấn phong D V Minh và ngày 30.4.1975 mới tŕnh diện tân nội các ? Chung tiết lộ: chính “thầy bói nghiệp dư” Hồ Văn Minh, ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh D V Minh năm 1971 –đă đề nghị hai ngày “tốt” này. Dương Văn Minh chọn Ls Nguyễn Văn Huyền, trí thức công giáo, nguyên chủ tịch Thượng viện, làm phó tổng thống, và nghị sĩ Vũ Văn Mẫu, phật giáo, từng cạo đầu để phản đối TT Diệm, làm thủ tướng. Thành phần Nội các gồm có Hồ Văn Minh (phó thủ tướng), Nguyễn Văn Trường (Giáo dục), Bùi Tường Huân (Quốc pḥng), Lư Quí Chung (Thông tin)…...Vào giờ chót, Hồ Ngọc Nhuận tránh mặt , không nhận Bộ nào và cũng không đồng ư cho ông Minh lănh chức Tổng thống.

    Trong 48 giờ ngắn ngủi tại chức, LQC, thưà lệnh tân tổng thống, vận động Pháp công nhận Chính phủ D V Minh. Mọi việc không đi đến đâu. Chung lên Đài truyền h́nh , với Huỳnh Tấn Mẫm kè bên cạnh, kêu gọi đồng bào ở lại, trong cảnh hỗn loạn tột cùng. Sau ngày Ban Mê Thuột thất thủ, D V Minh đă không chấp nhận kế hoạch của Kỳ lập vùng kháng chiến ở Miền Tây, lấy Cần Thơ làm thủ đô. Minh miễn cưỡng dự lễ bàn giao với Trần Văn Hương ngày 28.4.1975 lúc 16 giờ 45 v́ Minh từ chối “trở thành người kế tục TT Thiệu theo Hiến pháp của Đệ nhị Cộng hoà mà ông hoàn toàn phủ nhận giá trị “. Quyền Tổng thống Hương bắt tay ông Minh: “Nhiệm vụ của Đại tướng rất nặng nề!”. Không có sự bàn giao giữa hai thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Bá Cẩn v́ Minh cho đây là điều vô ích. Hơn nữa, lúc đó, Cẩn đă đào thoát khỏi VN (HKKT,trang 383).

    Chung ghi: Từ khi Quốc hội biểu quyết cử Minh thay thế Hương, lực lượng không quân ở Tân Sơn Nhứt đă đóng cổng, chối từ nhận lệnh điều động của TT Minh. Khi ông Minh và đoàn tùy tùng vừa từ Dinh Độc lập trở về Dinh Hoa Lan th́ các loại súng ở Dinh Độc Lập và Hải quân ở bến Bạch Đằng bắn lên như điên nhưng chẳng biết bắn vào mục tiêu cụ thể nào. Mọi người đều chui xuống bàn.

    Chung kể thêm, nơi trang 386: Tối 28.4.1975, Đô đốc Chung Tấn Cang, tư lệnh Hải quân, vào Dinh Hoa Lan gặp ông Minh, có lẽ nói về quyết định ra đi. Sau đó, có tin ông Minh chấp nhận cho con rể là Đại tá Đài đưa con gái và hai cháu ngoại của ông lên tàu di tản với Đô đốc Cang. Bà Minh ở lại. Vào lúc này, có thể ông Minh đă biết không có hy vọng thương thuyết với quân giải phóng. Trong quyển sách Cruel Avril, Olivier Todd cho biết: cùng đi với Chung Tấn Cang vào gặp Minh, có hai sứ giả của cựu thủ tướng Trần Văn Hữu, thời Bảo Đại, là Lê Quốc Tuư và Mai Văn Hạnh (năm 1984, hai người này liên hệ với vụ CS xử tử Trần Văn Bá). Họ đề nghị ông Minh mời Hữu về làm thủ tướng v́ “Hànội và Chính phủ Cách mạng lâm thời tán đồng vai tṛ của ông Hữu.” Cũng trong ngày 28.4.1975, từ Paris về đến Bangkok, cựu dân biểu Ngô Công Đức điện đàm với ông Minh cho biết không có cách nào kết thúc chiến tranh bằng chính trị.

    Sáng 29.4.1975, Sàigon hoảng lọan hoàn toàn. Tướng Nguyễn Khắc B́nh đă bỏ chạy, chỉ c̣n phó tổng giám đốc cảnh sát Phạm Kim Quy. Quy cho biết y chỉ có thể điều động được một sư đoàn cảnh sát dă chiến và sẽ cố gắng thi hành chỉ thị của tổng thống (Minh) giữ trật tự trong đô thành. Lư Quí Chung đề nghị nên tuyên bố ”Sàig̣n bỏ ngơ” và “để quân giải phóng kiểm soát, bảo vệ an ninh.” Ông Minh giao cho db Hồ Văn Minh soạn thảo bản tuyên bố. Chiều tối, tướng Vĩnh Lộc, tổng tham mưu trưởng, cùng chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (từ lâu theo MTGPMN) đến thuyết tŕnh với ông Minh rằng t́nh thế tuyệt vọng. Chung liền đề nghị với ông Minh nên vào Dinh Độc lập ngủ đêm nay. Minh phản đối v́ ông đă từng tuyên bố trước đó với bạn bèù, nếu thành Tổng thống, ông không bao giờ xữ dụng Dinh Độc lập, “Ḿnh sẽ vào đó đánh quân vợt mà thôi!” Rốt cuộc, vào lối 9 giờ tối, ông Minh và gia đ́nh đồng ư vào Dinh Độc lập v́ nơi đây có hầm chống pháo kích kiên cố. Cùng đi, có hai cặp vợ chồng LQC và Nguyễn Hữu Chung.

    Tám giờ sáng ngày 30.4.1975, TT Minh tuyên bố với Nội các: V́ Chính phủ không có khả năng giữ an ninh nên ông quyết định trao quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam. Pḥng họp yên lặng, không ai phản đối. Lối 15 phút sau, kỹ thuật viên đài truyền thanh đến Dinh để thu âm bài tuyên bố giao quyền, lần thứ ba mới thu hoàn chỉnh. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh dành đích thân mang băng ghi âm đến Đài “cho chắc ăn.” Y cũng cho biết sẽ thảo ra và cho phát thanh – với tư cách quyền Tổng tham mưu trưởng- một nhật lênh chỉ thị cho quân đội buông súng. Tướng Vĩnh Lộc. sáng hôm đóù, đă chạy khỏi Sàigon bằng tàu hải quân với tướng Trần Văn Trung. Nguyễn Cao Kỳ và Ngô Quang Trưởng cũng đă rời Sàig̣n trên một chiếc trực thăng riêng. (HKKT, trang 400).

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    ĐÀN EM LƯ QUÍ CHUNG TIẾT LỘ THÊM VỀ TỔNG THỐNG HAI NGÀY DƯƠNG VĂN MINH

    P2

    Trong lúc chờ đợi quân cách mạng xuất hiện, tướng Minh cho nhân viên Nội các biết họ có quyền chọn ra đi hay ở lại. Ông thông báo luôn cả số bến và số cổng để lên tàu VN Thương Tín c̣n đậu ở cảng Sàig̣n. Chỉ có Nguyễn Hữu Chung điện thọai cho hay y quyết định ra đi cùng gia đ́nh. Bùi Tường Huân kẹt lại giờ chót.

    Khoảng 11 giờ 30 sáng, chiếc xe tăng CS đầu tiên lọai T-54 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phiá Dinh Độc lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên ṇng, một khẩu lệnh vang dội: “Mọi người đi ra khỏi pḥng ngay!” D V Minh là người bước ra đầu tiên, thiếu tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phiá sau là Vũ Văn Mẫu, Lư Quí Chung… ..Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Minh, Mẫu và tuỳ tùng nhất lọat tuân lệnh. Gần bên bộ đội vơ trang, lố nhố những gương mặt quen thuộc: Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), Nguyễn Hữu Thái, Hùynh Bá Thành, Huỳnh Văn Ṭng, Huỳnh Tấn Mẫm..Tất cả mang thường phục. Chúng la: Ḿnh thắng rồi! Ḿnh thắng rồi ! Viên đại úy chỉ huy xe tăng kư hiệu 843 (về sau, đuợc biết tên là Bùi Quang Thận) nói với tướng Minh: Anh chỉ cho tôi đường đi hạ cờ ngụy. Minh quay qua Chung: “Toa dẫn người này đi.” Chung dùng thang máy đưa viên sĩ quan lên sân thượng của Dinh, kéo cờ vàng ba sọc đỏ xuống, thay bằng cờ MTGPMN.

    Trở lại pḥng họp, bên cánh phải Dinh, Chung nghe một người bộ đội (có lẽ chính trị viên; tên được biết về sau là Bùi Văn Tùng) hất hàm bảo ông Minh: Anh hăy viết ngay một tuyên cáo đầu hàng. Tướng Minh tră lời rằng sáng này, ông đă có một tuyên bố trao quyền rồi. Viên chỉ huy nói: “Anh chẳng có ǵ để trao. Anh chỉ có thể tuyên bố đầu hàng! “

    Dương Văn Minh , Vũ Văn Mẫu và LQC được đưa đến Đài phát thanh trong hai xe jeeps để thu băng. Bản tuyên bố đầu hàng do Bùi Văn Tùng soạn thảo. Sau khi đọc vào lúc 13 giờ 30, Minh và Mẫu được đưa trởû lại Dinh Độc Lập. Từ ngày 30.4.1975 cho đến 2.5.1975, các ông Minh, Mẫu, Nguyễn Văn Huyền. và một số nghị sĩ, dân biểu vẫn c̣n được phép ở trong Dinh để gặp Trần Văn Trà, Cao Đăng Chiếm, Mai Chí Thọ.., đại diện Ủûy ban Quân quản, xong họ tự do ra về.



    4- Sau ngày 30.4.1975

    LQC bị bịnh ung thư nặng nên phải ngưng một thời gian khá dài mới viết được phần hai của quyển hồi kư. Phần đầu gồm có 24 chương liên hệ đến 13 năm hoạt náo chính trị của y tại Miền Nam VN. Cuối tháng chạp 2002, sức khoẻ phục hồi phần nào, Chung viết thêm hai chương chót, dài 62 trang, về cuộc sống……… lăng lóc 30 năm trong địa ngục cộng sản. Chung qua đời đầu năm 2005. Chương “Sau ngày 30.4.1975”, 34 trang, tuy ngắn nhưng phản chiếu khá đủ những nổi thất vọng của y về “thiên đường” xă hội chủ nghĩa.

    V́ giỏi chạy chọt nên Chung nhận được chiều 12.6.1975 thơ của Cao Đăng Chiếm , Phó chủ tịch Uûy ban Quân quản Saigon, hoăn cho y “học tập tập trung”. Nhóm dân biểu phản chiến Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Phan Xuân Huy, Đinh Xuân Dũng, Nguyễn Phúc Liên Bảo..cũng hưởng được ân huệ này: phần thưởng của sự phản bội! Tuy nhiên, Chung cũng phải trả một giá rất đắc: toàn thể tài sản bị tịch thâu, cha Chung bị liệt nửa thân ḿnh v́ uất ức mất hết của cải; gia d́nh Chung ly tán, 6 em gái và một em trai bỏ nước ra đi; Chung phải gở bán từng cánh cửa trong nhà để mua thực phẩm. Hai “công tử cưng” của Chung phải đi mài bản kẻm trong một nhà in và làm bồi bàn khách sạn.

    Năm 1975, bốn tháng sau ngày “giải phóng”, Vơ Văn Kiệt, bí thơ thành ủy TP-HCM, cho phép Ngô Công Đức, chủ nhiệm, tái xuất bản tờ Tin Sáng, có Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu An, Nguyễn Văn Binh, Hồ Ngọc Nhuận..cọng tác. LQC đảm trách vai tṛ phó biên tập. Mục tiêu của Kiệt là tập trung nhóm dân biểu phản động này lại vào chung một giỏ để tiện việc kiểm soát, đồng thời ra chỉ thị cho họ ŕnh rập lẫn nhau để dâng công và viết lách tuyên truyền cho Đảng. LQC cho biết: Ngay từ lúc đầu, có những “mâu thuẩn nội bộ” về vấn đề quản lư, tiền bạc; “ các gắn bó với nhau từ thời cũ lại không suông sẻ”. Tin Sáng tuyên bố “hoàn thành nhiệm vụ” (sic) sau 5 năm. Từ đó. để độ nhựt, ‘nguyên tổng trưởng Thông tin, nguyên dân biểu đối lập ngụy quyền LQC” – tước danh thời vàng son mà Chung thường nhắc để tự an ủi – đành cam phận đi nhặt tin ...bóng đá, bán cho các báo. Cho đến ngày qua đời, LQC phụng sự tất cả là bảy tờ tạp chí và nhựt báo CS. Chung than thở chán nản : “Tôi là một quả chanh đă hết nước rồi!” (HKKT, trang 434)

    Lối năm 1988, bất chấp mọi đàm tiếu, LQC viết một bức thơ cho Vơ Văn Kiệt, lúc đó Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bày tỏ nguyện vọng “ngày nào đó trở thàng đảng viên Đảng CSVN”. Kiệt không màng phúc đáp. Trong cảnh chim lồng cá chậu, Chung ê chề nhận thức trước khi qua đời:” Sau 30 năm, tôi vẫn phải gánh trên lưng ḿnh cái lư lịch “viên chức cao cấp chế độ cũ” như một cục bướu..., tôi chưa bao giờ là một thành viên trọn vẹn của chế độ mới. Tôi vẫn hiểu được rằng thật khó cho người cộng sản tin dùng trọn vẹn một người không phải của ḿnh..Một trong những câu nói đầu tiên sau thời gian cha tôi bị tắt tiếng là nói với tôi một cách giận dữ: “ Tao không muốn gặp mầy nữa. Gia đ́nh mày như thế này, cha mày như thế này, mà mày c̣n viết báo cho cộng sản. Tao từ mày.” (HKKT, trang 426). Sự trở mặt của LQC đối với phía quốc gia không được CS bồi đáp đúng mức.

    Sau vài hôm - cùng với Trần Văn Hương, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền - bị Mai Chí Thọ và Tạ Bá Ṭng nhồi sọ về đường lối cách mạng và chủ thuyết Mác Lê, ông DVMinh ngoan ngoăn trở về đời sống dân giả và tuyên bố hănh diện được đi bầu. Năm 1982, ông Minh nhờ một bạn học cũ là bà Bùi Thị Mè (được CS vinh danh “Bà mẹ chiến sĩ ”) năn nỉ với Vơ Văn Kiệt, bí thơ thành ủy TP.HCM, cho phép xuất ngoại sang Pháp. Lúc đến chào từ biệt, ông Minh cho Kiệt biết Toà Tổng lănh sự Pháp có ngỏ ư, theo chỉ thị từ Paris, lo cho ông bà Minh mọi phương tiện, kể cả vé máy bay nhưng ông Minh đă từ chối: “Mọi việc đă có chính phủ tôi lo rồi!”. Mặt khác, ông Minh hứa khi sống ở nước ngoài ông sẽ “không có một lời tuyên bố nào bất lợi cho nước nhà.”(HKKT, trang 445). Ông bà DVMinh được mang theo hành lư với số cân không hạn chế và không bị kiểm tra, theo lệnh của Kiệt. Năm 1984, với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Kiệt đi dự Quốc khánh của Cọng hoà Dân chủ Đức. Trên đường về, Kiệt ghé Paris thăm Phạm Ngọc Thuần, Phạm Hoàng Hộ và Dương Văn Minh. Một trong những câu nói đầu tiên của ông Minh khi gặp Kiệt tại nhà bác sĩ Danh là: « Anh đă biết đó, tôi luôn giữ lời hưá khi rời khỏi Sàig̣n. Sang đây, tôi không tiếp xúc báo chí và cũng không có một lời tuyên bố nào bất lợi cho ở nhà » Có hai lần ông Minh chuẩn bị hồi hương nhưng không hiểu vi sao dời lại. Cuối cùng, ông Minh qua Californie sống vơi người con gái và quá văng tại đây.

    Nơi trang 447 của HKKT, LQC viết: Khi ông DVMinh và vợ đi khỏi Sàig̣n rồi, tôi có dịp gặp Thượng tọa Trí Quang , ông nói: “Thật rất tiếc. Đáng lư ông Minh nên ở lại đất nước bởi chính ông là người từng kêu gọi dân chúng không nên bỏ quê hương ra đi. Nhiều người v́ nghe ông ở lại. Thế mà bây giờ ông lại ra đi ...”

    Tác giả bài này được cựu đại tá Nguyễn Linh Chiêu, hiện sống ở Huntington Beach, Californie, cho biết: Năm 1983, ông Chiêu có tổ chức một bửa cơm tại Paris để gặp lại hai bạn củ Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn. Trả lời câu hỏi của ông Chiêu tại sao thủ tướng Vũ Văn Mẫu đ̣i trên Đài phát thanh Sàigon sáng ngày 30.4.1975 Quân đội Mỹ phải rút khỏi VN trong 24 tiếng đồng hồ ? Tướng Minh cho biết chính đại sứ Hoa kỳ Graham Martin đă yêu cầu Tổng thống Minh có quyết định ấy để tạo lư do cho Mỹ chuồn gấp.

    Lư Quí Chung kết thúc quyển Hồi Kư Không Tên với câu hỏi: Ông Dương Văn Minh là người của Pháp, Mỹ hay Cộng sản? Và Chung liền tự trả lời: “Tôi nghĩ ông Minh chỉ là người yêu nước”.

    Ba thập niên sau ngày Miền Nam bị bức tử, lịch sử có sẳn sàng xác nhận như thế hay không?





    LÂM LỄ TRINH

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Trịnh Công Sơn
    Thơ về Trịnh Công Sơn





    I. Tiểu Sử
    Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao (cao nguyên miền Trung Việt Nam).
    Ông lớn lên ở Huế, tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài G̣n.
    Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Cho đến nay, nhạc sĩ đă sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: T́nh Yêu — Quê Hương — Thân Phận.

    Quan niệm sáng tác: “Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của ḿnh về những giấc mơ đời hư ảo…”
    Nhận xét của nhạc sĩ Văn Cao: “Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào ḷng người như suối tưới. Với những lời, ư đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một h́nh thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đă chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa…”

    Nhạc sĩ đă qua đời lúc 12g45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 tại SàiG̣n.

    Tác phẩm:

    Ca Khúc Da Vàng

    Kinh Việt Nam

    Ta Phải Thấy Mặt Trời

    Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận

    Như Cánh Vạc Bay

    Cỏ Xót Xa Đưa

    Tuyển tập những bài ca không năm tháng

    II. Danh Sách Nhạc Trịnh Công Sơn

    (Tổng số bài hát ghi nhận được tới nay là 227 bài. Trong LTK hiện sưu tầm được 209 bài, and counting .)

    Sưu tầm: các bạn trong Phố Rùm.

    Bài Ca Dành Cho Những Xác Người (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Bà Mẹ Ô Lư
    Bài Ca Đường Tàu Thống Nhất
    Bay Đi Thầm Lặng
    Bên đời hiu quạnh (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Bến Sông
    Biển Ngh́n Thu Ở Lại
    Biển Nhớ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Biển Sáng (viết chung với Phạm Trọng Cầu)
    Biết Đâu Nguồn Cội (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Bốn Mùa Thay Lá (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Bống Bồng Ơi! (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Bống Không Là Bống (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Buồn Từng Phút Giây (Tiếng hát Khánh Ly 9 – Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
    Ca Dao Mẹ (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Cát Bụi (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Cánh Đồng Hoà B́nh (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Cánh Chim Cô Đơn
    Chỉ Có Ta Trong Cuộc Đời (Tiếng hát Thiên Phượng – Trở Về Mái Nhà Xưa – PDC 2000)
    Chiếc Lá Thu Phai (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Chiều Một Ḿnh (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Chiều Một Ḿnh Qua Phố
    Chiều Trên Quê Hương Tôi
    Ch́m Dưới Cơn Mưa (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Chính Chúng Ta Phải Nói (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 10/1969)
    Cho Đời Chút Ơn (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Cho Một Người Vừa Nằm Xuống (Tiếng hát Khánh Ly 7 – Nh́n Những Mùa Thu Đi / ấn hành trước 1975)
    Chờ Nh́n Quê Hương Sáng Chói (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Chuyện Đóa Quỳnh Hương (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Chưa Ṃn Giấc Mơ (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Chưa Mất Niềm Tin (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Có Một Ḍng Sông Đă Qua Đời (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)

    Có Một Lần Không C̣n Bóng Dáng Con Người(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) – (theo Đặng Tiến – Văn Học số 186&187 – 2001)
    Có Một Ngày Như Thế (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Có Nghe Đời Nghiêng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Có Những Con Đường (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Cỏ Xót Xa Đưa (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Cơi Tạm
    C̣n Ai Với Ai (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    C̣n Có Bao Ngày (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    C̣n Măi T́m Nhau
    Con Mắt C̣n Lại (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    C̣n Thấy Mặt Người(tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    C̣n Tuổi Nào Cho Em (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Cúi Xuống Thật Gần (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Cũng Sẽ Ch́m Trôi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Cuối Cùng Cho Một T́nh Yêu ( thơ Trịnh Cung) (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Dă Tràng Ca
    Dân Ta Vẫn Sống (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Dấu Chân Địa Đàng (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Diễm Xưa (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Du Mục (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Dựng Lại Người, Dựng Lại Nhà (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Đại Bác Ru Đêm (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Để Gió Cuốn Đi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Đêm Bây Giờ Đêm Mai (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Đi Măi Trên Đường (Bản viết tay trong “TCS – người hát rong qua nhiều thế hệ – NXB Trẻ / 2001))
    Đi T́m Quê Hương (Tiếng hát Khánh Ly 9 – Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
    Đóa hoa Vô Thường (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Đoản Khúc Thu Hà Nội (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Đời Cho Ta Thế (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Đời Gọi Em Biết Bao Lần (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Đợi Có Một Ngày (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Đôi Mắt Nào Mở Ra (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Đồng Dao 2000
    Đồng Dao Hoà B́nh (tập nhạc Kinh Việt Nam)
    Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Đường Xa Vạn Dặm
    Em C̣n Nhớ Hay Em Đă Quên (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Em Đă Cho Tôi Bầu Trời (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Em Đến Từ Ngh́n Xưa (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Em Đi Bỏ Lại Con Đường (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Em Đi Trong Chiều (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Em Hăy Ngủ Đi (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Em Là Hoa Hồng Nhỏ
    Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới
    Gần Như Niềm Tuyệt Vọng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ghế Đá Công Viên
    Gia Tài Của Mẹ (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Giọt Lệ Thiên Thu
    Gọi Tên Bốn Mùa (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Góp Lá Mùa Xuân (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Hạ trắng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Hai Mươi Mùa Nắng Lạ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Hành Ca (tập nhạc Kinh Việt Nam)
    Hành Hương Trên Đồi Cao
    Hát Cho Tôi
    Hát Trên Những Xác Người (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Hăy Cố Chờ (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Hăy Cứ Vui Như Mọi Ngày
    Hăy Đi Cùng Nhau (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Hăy Khóc Đi Em (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Hăy Nh́n Lại (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Hăy Sống Dùm Tôi (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Hăy Yêu Nhau Đi (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Hăy Cứ Vui Như Mọi Ngày (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Hoa Vàng Mấy Độ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Hoa Xuân Ca
    Hôm nay Tôi Nghe (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Huế Sài G̣n Hà Nội (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Huyền Thoại Mẹ
    Im Lặng Thở Dài
    Khói Trời Mênh Mông (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Kinh Việt Nam
    Lại Gần Với Nhau (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Lặng Lẽ Nơi Này (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Lời Buồn Thánh (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Lời Của Ḍng Sông (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Lời Mẹ Ru (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Lời Ở Phố Về (Tiếng hát Khánh Ly 4 – Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
    Lời Ru Đêm (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Lời Thiên Thu Gọi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Mẹ Bỏ Con Đi
    Mẹ Của Anh
    Mẹ Đi Vắng (thơ Nguyễn Quang Dũng – 1982) NEW!
    Môi Hồng Đào (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Một Cơi Đi Về (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Một Lần Thoáng Có (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Một Ngày Như Mọi Ngày (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Một Sáng Mùa Xuân (Tiếng hát Khánh Ly 9 – Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
    Một Ngày Vinh Quang
    Một Ngày tuyệt Vọng (tập Phụ Khúc Da Vàng 1972, theo Đặng Tiến)
    Mùa Áo Quan(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) – (theo Đặng Tiến – Văn Học số 186&187 – 2001)
    Mùa Phục Hồi (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Mưa Hồng (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Mưa Mùa Hạ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Muôn Trùng Biển Ơi
    Nắng Thủy Tinh (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Này Em Có Nhớ (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Nhân danh ai anh bắn vào người (?)NEW
    Ngẫu nhiên (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ngày Dài Trên Quê Hương (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Ngày Nay Không C̣n Bé (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ngày Mai Đây B́nh Yên (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Ngày Về (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Nghe Những Tàn Phai (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Nghe Tiếng Muôn Trùng (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Ngủ Đi Con (Tiếng hát Khánh Ly 9 – Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
    Ngụ Ngôn Mùa Đông (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Người Con Gái Việt Nam Da Vàng (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Người Đi Hành Hương (Tiếng hát Khánh Ly – Hát Cho Quê Hương Việt Nam 2 / ấn hành trước 1975)
    Người Về Bỗng Nhớ (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Người Già Em Bé (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Nguyệt Ca (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Nh́n Những Mùa Thu Đi (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Nhớ Mùa Thu Hà Nội (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Như Cánh Vạc Bay (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Như Chim Ưu Phiền (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Như Tiếng Thở Dài (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Như Một Lời Chia Tay (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Như Một Vết Thương (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Như Sóng Triền Miên (theo anh Chilli)
    Nhưng Hôm Nay (Tuyển tập Ca Khúc Da Vàng )
    Những Con Mắt Trần Gian (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Những Ai C̣n Là Việt Nam (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Những Giọt Máu Trổ Bông (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Níu Tay Ngh́n Trùng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Nối Ṿng Tay Lớn (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Nước Mắt Cho Quê Hương (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Ở Trọ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Phôi Pha (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Phúc Âm Buồn (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Quê Hương Đau Nặng (Tiếng hát Khánh Ly 9 – Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
    Quỳnh Hương (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ra Chợ Ngày Thống Nhất
    Ra Đồng Giữa Ngọ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Rơi Lệ Ru Người
    Rồi Như Đá Ngây Ngô (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Ru Đời Đă Mất (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ru Đời Đi Nhé! (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ru Em (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Ru Ta Ngậm Ngùi (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Ru T́nh (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Rừng Cây Trút Lá
    Rừng Xưa Đă Khép (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    Rừng Xanh Xanh Măi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Sao Mắt Mẹ Chưa Vui (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Sẽ C̣n Ai (Tiếng hát Khánh Ly 4 – Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
    Sóng Về Đâu? (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ta Đi Dựng Cờ (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Tạ Ơn (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ta Phải Thấy Mặt Trời (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Ta Quyết Phải Sống (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Ta Thấy Ǵ Đêm Nay (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
    Tặng người Mẹ già đă gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) – (theo Đặng Tiến – Văn Học số 186&187 – 2001)
    Tặng Những THành Phố Việt Nam(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) – (theo Đặng Tiến – Văn Học số 186&187 – 2001)
    Thành Phố mùa Xuân (Sài G̣n Mùa Xuân) (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Thuở Bống Là Người
    Thương Một Người (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Tiến Thoái Lưỡng Nan
    Tiếng Hát Dạ Lan (Tiếng hát Khánh Ly – Hát Cho Quê Hương Việt Nam 2 / ấn hành trước 1975)
    T́nh Ca Người Mất Trí
    T́nh Nhớ (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    T́nh Khúc Ơ-Bai (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    T́nh Sầu (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    T́nh Xa (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    T́nh Xót Xa Vừa (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
    T́nh Yêu T́m Thấy (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Tôi Biết Tôi Yêu
    Tôi Đă Mất (Tiếng hát Khánh Ly 5 – Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
    Tôi Đang Lắng Nghe (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Tôi Ru Em Ngủ (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Tôi Sẽ Đi Thăm (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Tôi T́m Tôi
    Trong Nỗi Đau T́nh Cờ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Tự T́nh Khúc (Tiếng hát Khánh Ly 4 – Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
    Từng Ngày Qua (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Tuổi Đá Buồn (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Tuổi Đời Mênh Mông (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Tuổi Trẻ Việt Nam (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Từng Ngày Qua (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Tưởng Rằng Đă Quên (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Ướt Mi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Vết Lăn Trầm (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Vẫn Có Em Bên Đời (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Vẫn Nhớ Cuộc Đời (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
    Vàng Phai Trước Ngơ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Về Giữa Đồng Hoang
    Về Trong Suối Nguồn
    Về Thăm Mái Trường Xưa(Tự T́nh Khúc – Nhạc Hoà Tấu TCS)
    V́ Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Việt Nam Ơi Hăy Vùng Lên (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
    Vườn Xưa (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Xa Dấu Mặt Trời (tập nhạc T́nh Khúc Trịnh Công Sơn)
    Xác Ta Xác Thù (tập Phụ Khúc Da Vàng 1972, theo Đặng Tiến)
    Xanh Ḷng Phai Tàn (Tiếng hát Khánh Ly 4 – Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
    Xin Cho Tôi (Tiếng hát Khánh Ly 1 – Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
    Xin Cho Tôi Nói (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Xin Mặt Trời Ngủ Yên (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, T́nh Yêu và Thân Phận)
    Xin Trả Nợ Người (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
    Yêu Dấu Tan Theo (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)

    ****

    III. Thư Mục các Tập Nhạc Đă Xuất bản

    1. Nhạc Trịnh Công Sơn – 72 bài ca chọn lọc
    (gồm 6 tập nhạc xuất bản trước 1975)

    a. Kinh Việt Nam
    1. Dân ta vẫn sống
    2. Chờ nh́n quê hương sáng chói
    3. Dựng lại người dựng lại nhà
    4. Ngày mai đây b́nh yên
    5. Cánh đồng hoà b́nh
    6. Ta thấy ǵ đêm nay
    7. Sao mắt mẹ chưa vui
    8. Đôi mắt nào mở ra
    9. Hăy đi cùng nhau
    10. Hành Ca
    11. Đồng dao hoà b́nh
    12. Nối ṿng tay lớn

    b. Ta phải thấy mặt trời
    13. Ta phải thấy mặt trời
    14. Những giọt máu trổ bông
    15. Những ai c̣n là Việt nam
    16. Tuổi trẻ Việt Nam
    17. Chính chúng ta phải nói
    18. Ta đi dựng cờ
    19. Đừng mong ai, đừng nghi ngại
    20. Việt nam ơi hăy vùng lên
    21. Ta quyết phải sống
    22. Chưa ṃn giấc mơ
    23. Huế Sài g̣n Hà nội

    c. Thần thoại quê hương, t́nh yêu và thân phận
    24. Xin mặt trời ngủ yên
    25. Nước mắt cho quê hương
    26 Lại gần với nhau
    27. Phúc âm buồn
    28. Ca dao mẹ
    29. Người già em bé
    30. Du mục
    31. Xin cho tôi nói
    32. Vết lăn trầm
    33. Lời của ḍng sông
    34. Tuổi đá buồn
    35. Cúi xuống thật gần

    d. Như cánh vạc bay
    36. T́nh nhớ
    37. T́nh xa
    38. Những con mắt trần gian
    39. Ru ta ngậm ngùi
    40. Như cánh vạc bay
    41. Một ngày như mọi ngày
    42. Người về bỗng nhớ
    43. Rừng xưa đă khép
    44. Ru em
    45. T́nh xót xa vừa
    46. Hăy khóc đi em
    47. Em đă cho tôi bầu trời
    48. Rồi như đá ngây ngô
    49. Này em có nhớ
    50. Hăy cứ vui như mọi ngày

    e. T́nh khúc Trịnh Công Sơn
    51. Nh́n những mùa thu đi
    52. Diễm xưa
    53. Nắng thủy tinh
    54. Dấu chân địa đàng
    55. Cuối cùng cho một t́nh yêu
    56. C̣n tuổi nào cho em
    57. Mưa hồng
    58. Xa dấu mặt trời
    59. Ru em từng ngón xuân nồng
    60. Gọi tên bốn mùa
    61. Tôi ru em ngủ
    62. T́nh sầu

    f. Cỏ xót xa đưa
    63. Cát bụi
    64. Từng ngày qua
    65. Nghe tiếng muôn trùng
    66. C̣n có bao ngày
    67. Nghe những tàn phai
    68. Em hăy ngủ đi
    69. C̣n thấy mặt người
    70. Vẫn nhớ cuộc đời
    71. Hăy yêu nhau đi
    72. Cỏ xót xa đưa
    Last edited by alamit; 27-04-2012 at 11:19 PM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Thơ về Trịnh Công Sơn




    T́nh Nhớ

    Có nghe đời nghiêng Bốn mùa thay lá
    Một cơi đi về Cỏ xót xa đưa
    C̣n ai với ai Bên đời hiu quạnh
    Như tiếng thở dài Ch́m dưới cơn mưa

    Em đi bỏ lại con đường Ở trọ
    Tôi t́m tôi Cúi xuống thật gần
    T́nh xót xa vừa Này em có nhớ :
    Tuổi đá buồn Du mục Vết lăn trầm

    Em đi trong chiều Rừng xưa đă khép
    Rơi lệ ru người Lặng lẽ nơi này
    Chiếc lá thu phai Bay đi thầm lặng
    Xin cho tôi Một ngày như mọi ngày

    Như cánh vạc bay Ru đời đi nhé
    Níu tay ngh́n trùng Em hăy ngủ đi
    Như một vết thương Biết đâu nguồn cội
    Tưởng rằng đă quên T́nh nhớ Ướt mi

    Vũ Quyên



    Cho Một Người Vừa Nằm Xuống

    Như cánh vạc bay tận cuối trời
    Ngàn thu cát bụi cũng đành thôi
    T́nh xa biết có ai c̣n nhớ
    Một cơi đi về bỏ cuộc chơi
    Nắng thủy tinh c̣n vương trong ta
    Diễm xưa, t́nh cũ chẳng phôi pha
    Quỳnh hương khoe sắc muôn đời thắm
    Tuổi đá buồn thêm nỗi xót xa
    Em đứng lên gọi tên bốn mùa
    Bên đời hiu quạnh nắng bơ vơ
    Lặng lẽ nơi này lời buồn thánh
    Yêu dấu tan theo nỗi đợi chờ
    Nh́n những mùa thu đi qua nhanh
    Hoa vàng mấy độ héo trên cành
    Nghe những tàn phai giăng khắp lối
    Mưa hồng che lấp nắng mong manh
    Ở trọ, cơi này vương vấn chi
    Biển nhớ từ đây biết nói ǵ
    Cỏ xót xa đưa về muôn kiếp
    Thương tiếc ai mà lệ ướt mi.

    Ann Arbor, Đầu Xuân 2004

    Nghiêm Xuân Cường

    Tiếng Chim Vườn Cũ
    Ru Đời Trăm Năm ….
    Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn
    ai có biết thu về sương khói mỏng
    tôi phôi pha ngh́n dặm hát phương trời
    thương một cánh hạc gầy đêm lạnh lẽo
    đất hoang sơ ôm ấp vỗ về ru
    thân nhẹ nhàng từ đó như mây
    tiếng kèn xanh như một vẫy tay chào
    ai ở lại ai đi về cát bụi
    trùng dương xa thương nhớ cũng như là …
    con chim hót ngọt ngào đôi cánh biếc
    đêm phong ba nhiệt đới cuối rừng hoang
    đem tiếng hát nuôi cho ḍng máu chảy
    cho xanh tươi cây lá một phương đời
    cho anh em về lại kết ṿng tay
    những vườn đêm thắp nến đón sao gầy
    câu hát cũ rong chơi đời bất tận
    mà c̣n đây một cơi mộng chưa đầy
    thôi cát bụi, thôi cũng là cát bụi …
    con đường xa xiêu vẹo một thân này
    cơn gió thổi buổi chiều đi lặng lẽ
    đời bay theo những cánh vạc hao gầy
    mai ta lưu lạc xa ngừơi
    tiếng chim vườn cũ ru đời trăm năm …
    Bách Diệp
    9-April-2001
    Saudi Arabia
    (Nguồn: Văn Học Nghệ Thuật ezine)

    Khóc Một Người

    Anh ngủ say trong bài ca “T́nh nhớ “
    Anh đă về với cơi mộng b́nh yên
    Anh đi rồi, sỏi đá khóc ưu phiền
    Ḷng giận dỗi trách hờn, người sám hối
    Tên anh đó vẫn muôn đời sáng chói
    Trong ḷng người “Biển nhớ” sóng cuồng reo
    “Cánh vạc bay” cả sông núi nh́n theo
    Mây lấp lánh giọt mưa sầu ly biệt
    Hạt bụi nào, anh vào đời hoá kiếp
    Giữa tim người anh để dấu t́nh ca
    Giữa tim người bao nỗi nhớ thiết tha
    Anh bỏ lại, anh t́m về “Cát bụi”
    Anh đă nhớ, nhớ lời “Thiên thu gọi”
    Anh ra đi cho “Cỏ xót xa đưa”
    Đôi mắt khép như “Rừng xưa đă khép”
    Trái tim anh ấp ủ “Đoá vô thường”
    “Sẽ c̣n ai” nối tiếp khúc yêu thương !
    Như anh viết, trong t́nh ca bất tử
    Những lời nhạc, như ḍng thơ quyến rũ
    Quyện hồn người vạn kiếp vượt thời gian
    Anh nằm xuống, trong muôn ngàn tiếc nhớ
    “Phúc âm buồn” rạn vỡ mảnh hồn thương
    Bầu trời xanh nghi ngút khói trầm hương
    Khóc quê mẹ một gịng sông đă mất

    Di-Hài
    01.04.2001
    (Nguồn: Văn Học Nghệ Thuật ezine)

    Giả Tưởng Về Một Mùa Vong

    “Hôm nay thức dậy
    không c̣n thấy một người
    vó ngựa trên đời
    hay dấu chim bay”. . .
    Trịnh Công Sơn
    Sụt sùi mưa lệ cổ
    trời thâm thấp chiêm bao
    lướt qua thềm dung tưởng cánh nhang thắp
    gầy ngơ tối
    chấm mắt đỏ rưng hội mùa vong
    thiên thu ś sụp
    Vạn niên dây tranh đàn khơi
    tháp cổ rêu muộn phiền
    tháng năm hằng hà tráo trưng vết thương vẩy ốc
    khêu đèn tim bấc lụn
    sầu ơi sầu đen ngọn gió
    bụng mang dạ chửa nứt g̣ bồi
    sốt da bạch đàn
    xanh thời xanh nguyệt chiếu
    trăng nguyền xanh tóc huyễn xưa
    xanh xanh suối đồi điệp trùng
    thương một người đă thác ghềnh
    thơng tay
    mấy thuở dài
    về hát nằm khoan hời
    ḥ khoan mắt lệ trùng vong
    mùa oan phế .

    Hoàng Xuân Sơn
    tháng tư hai ngàn lẻ một
    (Nguồn: Văn Học Nghệ Thuật ezine)

    Bụi Phố

    “Gió ơi gió ơi bay lên
    để bụi đường cay ḷng mắt” . . .
    Trịnh Công Sơn
    Phủi trăng trên áo
    bụi đường trên vai bụi phố cũng dường
    hanh hao
    về đây ghé vội trúc đào
    mà lan khóc huệ
    ngất vào biển dâu
    con thuyền
    táng mạng
    đêm thâu
    bao nhiêu hờn tủi qua cầu
    bấy nhiêu
    con mắt trưa
    dáng nh́n chiều
    đường giong ô lư cũng phiêu lạc rồi
    sắc huyền một đóa mai côi
    buồn chi
    rẽ lặng khúc đời
    thụy du
    RỪNG XƯA ĐĂ KHÉP
    lại …………………….từ
    trăm năm trừ một tuổi
    như lai
    c̣n??
    Hoàng Xuân Sơn
    12/AVR – 2001
    (Nguồn: Văn Học Nghệ Thuật ezine)


    Chia Tay

    …”ngựa buông vó – người đi chùng chân đă bao lần” …
    (Trịnh Công Sơn – Dấu Chân Địa Đàng)

    Buồn ơi!
    hang hốc mắt
    chiều
    con chim chiền chiện
    cánh diều thiên thu
    sáng nghe hơi ẩm lên

    nằm tan giữa trận
    khật khừ thanh xuân
    hóa về
    muôn điệu phù vân
    chút hồn le lói
    tà huân
    băi
    bờ
    khóc mắt ai
    thuở đợi chờ
    c̣n yêu dấu gọi
    t́nh thơ ánh hồng
    lên
    vời lên nữa
    không trung
    cho quỳnh hương
    giữa mịt mùng
    sa di
    cuối cùng
    buồn ở lâm ly
    xuôi tay
    rùng rợn
    phân
    kỳ
    liệt
    oanh.

    Hoàng Xuân Sơn
    (Nguồn: Trịnh Công Sơn – Một nhạc sĩ thiên tài . Bửu Ư. Nhà Xuất Bản Tuổi Trẻ 2003)

    Vân Ảo

    “Đường phượng bay mù không lối vào”

    Ra về dấu chỉ buồn se
    vân tay trầm hoặc lệ nḥe tóc tơ
    từ bi ḷng chợt bao giờ
    đóa mai côi hát dại khờ tin yêu
    luợng đời sương chín bao nhiêu
    mà phiên nắng sớm chợ chiều thiên thu
    chừ vân trên áo cũng mù
    mầu hoa diệu vợi trầm tư suối nguồn
    ơn đời hồi một tiếng chuông
    cúi xin máu ngược về thương tích đầy
    Ra về lạnh lắm heo may
    vàng in dấu hóa chôn ngày biệt cư
    chừ trăng vẫn đọa tâm từ
    nhắc chi t́nh nguyệt giữa u uất nằm
    Ra về hái nguyện trăm năm
    hoa vân nh́n một nét rằm nguyên sơ
    nốt siêu thăng
    ở lặng tờ
    ở lung linh
    ảo
    hồn thơ – dại – cùng
    Ra về ngơ phượng thất tung
    mùa cây lá
    chợt
    vang lừng núi sông

    Hoàng Xuân Sơn
    (Nguồn: Trịnh Công Sơn – Một nhạc sĩ thiên tài . Bửu Ư. Nhà Xuất Bản Tuổi Trẻ 2003)

    Một cơi đi về,
    Em c̣n nhớ hay em đă quên

    Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
    Bên đời hiu quạnh Ướt mi
    Một lần thoáng có Em đi trong chiều
    Cuối cùng cho một t́nh yêu
    Diễm xưa Yêu dấu tan theo Mưa hồng
    Ru em từng ngón xuân nồng
    Phôi pha Lời của gịng sông T́nh sầu
    Ru t́nh Cỏ xót xa đưa
    Nguyệt ca Xin trả nợ người Quỳnh hương
    Em đi bỏ lại con đường
    Mưa mùa hạ Tuổi đá buồn T́nh xa
    Vết lăn trầm Từng ngày qua
    Hoa vàng mấy độ Ru ta ngậm ngùi
    Cát bụi Cũng sẽ ch́m trôi
    Quỳnh hương Xa dấu mặt trời Vườn xưa
    Biển nhớ Gọi tên bốn mùa
    T́nh yêu t́m thấy Đóa hoa vô thường
    Hạ trắng Có những con đường
    Một ngày như mọi ngày Thương một người
    Tạ ơn C̣n ai với ai
    Ngẫu nhiên Như tiếng thở dài Ru em


    Phạm Vũ Thịnh
    Sydney 05/04/2001
    (Nguồn: Văn Học Nghệ Thuật ezine)

    Tiễn anh

    1
    Thôi rồi hết chén rượu khuya
    Ru con bống nhỏ bên lề bóng đêm
    Giọng ca cao vút êm đềm
    Người đi cơi nhớ, cơi quên dập dồn
    Có hôm nào buồn nhau hơn
    Ôm cây đàn búng giấc hờn văng xa
    Bóng khuya chao đảo ngật ngà
    Bống ơi, bống ngủ mặn mà, bống ơi…
    2
    Ôm thao thức anh búng vào dây khẽ
    Nghe ngân nga từng giọt đắng dịu mềm
    Nhớ về một dáng người xưa
    Bên con bống nhỏ nuôi vừa mới khôn
    Đêm từng đêm luống ngại ngùng
    T́m quên bên chén rượu nồng chất men
    Ướt mi em, góc môi mềm
    Từ nay một cơi thần tiên một ḿnh.
    Nhớ Trịnh Công Sơn
    Thanh Sơn
    (Nguồn: Văn Học Nghệ Thuật ezine)

    Kính Viếng Anh Sơn

    Bao năm giữa chốn vô thường
    Người đi bỏ lại con đường vô vi
    Một đời hát khúc t́nh si
    Một ngày gió bụi cuốn đi phong trần
    Cát bụi kia, cũng một lần
    Phôi pha để trả nợ nần thế gian
    Cuộc đời rồi cũng sang ngang
    Một đời rồi cũng lỡ làng một phen.
    (Tác gỉa là một sinh viên Đại học Khoa Học,
    đặt trên mộ Trịnh Công Sơn trong ngày đưa tang]

    Rừng Xưa Đă Khép

    Ướt mi từ tuổi đá buồn
    Thương một người để tơ vương kiếp người
    (Chiều) một ḿnh qua phố
    Chiều trôi!
    Trùng trùng biển nhớ – khói trời mênh mông
    C̣n tuổi nào cho em,
    Những mưa hồng
    Ru em từng ngón xuân nồng – phôi pha
    Ḍng sông réo những t́nh xa
    Cuối trời hạ trắng em là diễm xưa
    Tháng năm t́nh xót xa vừa
    Vết lăn trầm đó (nh́n) những mùa thu đi

    Người ngồi nghe những tàn phai
    Người đi như cánh vạc bay nhớ về
    Dấu (chân) địa đàng cuối cơn mê
    Có ai vĩnh phúc bốn bề hư không
    Sống (trong đời sống) cần có một tấm ḷng
    Sống trong đời sống (cần) ḍng sông của người
    Tiễn nhau bằng một nụ cười
    Tiễn nhau với những ngậm ngùi trần gian
    Thôi, anh về với cội nguồn

    Ngô Khoai
    Long Xuyên
    (Nguồn: Trịnh Công Sơn – Một nhạc sĩ thiên tài . Bửu Ư. Nhà Xuất Bản Tuổi Trẻ 2003)

    Vĩnh Biệt Một Tài Năng

    Trăm năm nhuộm bạc mái đầu
    Nắng soi cánh bướm ngả màu khăn tang
    Đớn đau giọt lệ hai hàng
    Tiễn Người về chốn địa đàng xa xôi
    Tài hoa nở rộ đất trời
    Người đi để lại vạn lời tiếc thương
    Thênh thang về chốn thiên đường
    Nhân gian réo gọi vấn vương tơ ḷng
    T́nh Người muôn nỗi nhớ mong
    T́nh Người như ánh lửa hồng đêm đông
    Về đâu cát bụi hư không?
    Cuối trời hư ảo, mênh mông đất trời …
    Lời thơ ư nhạc chơi vơi
    Đưa người lữ khách về nơi cơi trần
    Lời tiên với ngọn bút thần,
    Ngàn năm để lại mấy vần yêu thương!
    Rồi Người về chốn vô thường
    Rồi Người bỗng thấy phố phường thênh thang
    Rồi Người thương tiếc nhân gian,
    Trách sao con tạo thời gian vô t́nh!
    Trăm năm gửi trọn ân t́nh
    “Trời cao đất rộng, một ḿnh tôi đi!”

    Lê Thị Đoan Trang
    (Nguồn: Trịnh Công Sơn – Một nhạc sĩ thiên tài . Bửu Ư. Nhà Xuất Bản Tuổi Trẻ 2003)

    Bùi Giáng tặng Trịnh Công Sơn

    Gió mưa đưa tiễn mây ngàn
    Giọt chuông tang lễ khúc bàng hoàng ca
    Em về vô tận em xa
    Âm thanh tuyết lệ thiết tha gọi hồn
    Tầm sưu sử lịch Sương Môn
    Tao phùng tri ngộ sinh tồn bể dâu
    Ướt mi tinh thể mộng dần
    Đa mang nhật nguyệt tinh cầu đă rơi
    Em Hoàng Tử bé rong chơi
    Biết đâu nguồn cội là nơi em về
    Em người em là em mê
    Em về vô tận Em chê sinh tồn

    Lê Công Nghiệp
    (Nguồn: Trịnh Công Sơn – Một nhạc sĩ thiên tài . Bửu Ư. Nhà Xuất Bản Tuổi Trẻ 2003)

  6. #6
    Member
    Join Date
    04-11-2010
    Posts
    543

    Một chứng tích lưu dấu -không c̣n mơ hồ ǵ nữa cả "Trịnh Công Sơn "anh là ai ?

    Xin chuyển lời phát biểu của Trịnh Công Sơn vào chiều 30 tháng Tư năm 1975 , trên đài phat thanh Sài g̣n , để biết rơ lập trường của y , trong bộ y phục rất " cách mạng " , giọng nói rất dơng dạc , lên án những kẻ ra đi là đă phản bội đất nước . . . Những ai đă chạy trốn CS ra nước ngoài , xin nghe cho rơ lời kết án này , để tuỳ nghi , nhất là khi tổ chức các chương tŕnh ca tụng , tưởng niệm , tưởng nhớ
    Và cuối cùng y rất hồ hởi , phấn khởi hát bài Nối Ṿng Tay Lớn ( cùng với Nguyễn Hữu Thái )



    Trên đài phát thanh Sài g̣n , 2 giờ chiều ngày 30 tháng Tư năm 1975 , Trịnh Công Sơn dơng dạc kết án những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước . Dưới đây là nguyên văn phần phát biểu rất hồ hỡi , phấn khởi của TCS :Mời xem và nghe lại cho kỹ để biết rơ sự thật . . . và phán đoán :
    " Tôi , nhạc sĩ Trịnh công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả anh chỉ em văn nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này . Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta , đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước VN này , cũng như những điều mơ ước các bạn bấy lâu là độc lập tự do và thống nhất , th́ hôm nay chúng ta đă đạt được tất cả những kết quả đó .
    Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền nam VN nè , hợp tác chặt chẽ với chính phủ cách-mạng lâm thời miền nam VN .
    Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đă phản bội đất nước. Chúng ta là người VN , đất nước này , đất nước VN , chúng ta ở trên đất nước chúng ta . Chính phủ cách mạng lâm thời sẽ đến đây với thái độ hoà giải , tốt đẹp, các bạn không có lư do ǵ sợ hăi để mà ra đi cả .
    Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước VN thống nhất và độc lập . Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay.
    Tôi xin tất cả các bạn , thân hữu hay những người chưa quen với tôi, xin ở lịa , và chúng ta kết hợp chặt chẽ với uỷ ban cách mạng lâm thời để góp tiếng nói, xây dựng miền nam VN này , gặp tất cả các anh em trong uỷ ban cách mạng lâm thời . Hiện tại chúng tôi đang ở tại đài phát thanh Sài g̣n , và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng để đến đây góp tiếng nói , lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm . Và tôi xin tất cả anh chị em sinh-viên , học sinh của miền nam VN này hăy yên ổn kết hợp lại với nhau ; Khóm phường đều kết hợp chặt chẽ , chuẩn bị để đón chờ uỷ ban cách mạng lâm thời đến . Xin chấm dứt ."
    "Và tôi xin hát bài nối ṿng tay lớn . . ." ( rất hăng say ! )

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Ngô Công Đức / Hồ Ngọc Nhuận


    Thư của Ngô Công Đức
    Thursday, February 22, 2007

    Kính gởi: Ṭa soạn Báo Người Việt. Đề mục: Trả lời ông Vơ Long Triều về “Hồi Kư Vơ Long Triều” đăng trên báo Người Việt ngày 26 Tháng Giêng, 2007.

    Tôi được đọc vài bài của Hồi Kư Vơ Long Triều, nay xin phép được sử dụng quyền trả lời trên báo Người Việt để anh Triều độc giả nghe được tiếng chuông phản hồi. Xin kính chúc anh chị em ở báo Người Việt một năm mới an vui và hạnh phúc.Ngô Công Đức



    Kính gởi anh Triều,

    Tôi chỉ có vài hàng để trả lời anh về đoạn hồi kư có đề cập đến tôi, đại để những điểm lớn:

    1. Tôi là dân biểu đàn em của anh dưới thời ông Thiệu.

    2. Anh là người bỏ tiền ra báo Tin Sáng và cử Hồ Ngọc Nhuận làm giám đốc chính trị cạnh tôi.

    3. Tôi bị ông Trần Bạch Đằng móc nối qua Hồ Ngọc Nhuận.

    4. Năm 1973, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Dương Văn Ba sang Paris để bị ông Đinh Bá Chi móc nối.

    Tôi không cần trả lời toàn đoạn hồi kư của anh, mà để cho độc giả đánh giá, chỉ nói 4 điểm chính này là hoàn toàn sai sự thật.

    Chỉ có lời khuyên anh nên để ư đến trí nhớ và tâm thần của ḿnh để viết lại hồi kư trung thực hơn, ráng gọt giũa cho có tầm cỡ của một nhà chính trị, đừng tự cao coi ḿnh như một “Khổng Minh” của các chính khách miền Nam trước đây và đừng dùng các ngôn v́ đó không phải lời nói của người quân tử.

    Ngô Công Đức.

    ***

    Thư của ông Hồ Ngọc Nhuận
    Friday, February 23, 2007




    Thư đính chính của ông Hồ Ngọc Nhuận về Hồi Kư Vơ Long Triều



    Kính gởi anh Đỗ Quư Toàn báo Người Việt,

    14771 Moran Street, Wesminster CA 92683 - USA



    Trước hết tôi xin có lời kính thăm anh và chị Quyên. Kính chúc anh chị và quư quyến một năm mới Đinh Hợi vui tươi, mạnh khỏe.

    Sau đây xin có đôi điều tŕnh bày với anh :

    Tôi thiển nghĩ anh và tôi, cũng như nhiều anh em trong chúng ta đă phải xa nhau mỗi người một ngả cho đến nay là do cuộc chiến đă qua trên đất nước chúng ta. Cuộc chiến đó đă chia cắt thân thể Việt Nam, chia cắt gia đ́nh Việt Nam, thậm chí anh em một nhà đă chém giết nhau, th́ giữa những người bằng hữu với nhau việc tôn trọng, chấp nhận những chánh kiến của nhau đă là khó, huống hồ bắt buộc phải đi chung với nhau một đường. Chính v́ vậy, dù rất đau ḷng, tôi cũng cố gắng thông cảm với những ai, v́ không dẹp được ḷng thù hận, sau khi không giết được nhau , đă quay ra mạt sát nhau.

    Trong bối cảnh loạn ly đó, tôi cũng hiểu được phần nào khi có người nào đó viện cớ vi nước v́ dân suốt đời chạy vạy xoay xở dựng hết ngọn cờ nầy đến ngọn cờ khác để mong tạo được cho ḿnh một chút công danh, nhưng cuối đời vẫn hoài công vô ích, rồi đâm ra mắc bệnh hoang tưởng, tự tô vẽ mặt , tự tạc tượng minh, và đặt dưới đế tượng tất cả tên tuổi nhũng ai đă từng xa gần hợp tác với ḿnh , nhưng không đồng chánh kiến, kể cả bậc cha ông minh., rồi cười lên ha hả trước thiên hạ.Tiếc rằng người ấy, khi chỉ mặt một số người nào đó để gọi họ như là một đám đàn em không ra ǵ dưới trướng của minh, lại không thấy rằng làm như vậy chính là tự vạch mặt ḿnh là một tên trùm băng nhóm xấu xa không hơn không kém. Bởi chỉ có những tên trùm xă hội đen, những tay anh chị trong làng dao búa mới có thói quen mắng mỏ xỉ vả người khác, c̣n người có văn hóa, biết tự trọng th́ luôn tôn trọng người cộng tác với ḿnh , từ người lao công đơn giản nhất .

    Tôi chỉ có chút ngạc nhiên khi thấy “cái xấu xa ấy” lại xuất hiện trên một tờ báo của những người làm báo mà tôi từng nghĩ là biết tôn trọng sự thật và tôn trọng độc giả. Tờ báo đó lại là của những người tôi từng coi là bạn và tới giờ nầy tôi vẫn muốn kính nể như là những người không thể để cho bất cứ ai lợi dụng để dựng chuyện bôi xấu bạn bè ḿnh. Trong bạn bè người thân của tôi đang ở Mỹ, kể cả những người đă từng cùng tôi cộng tác với nhau trước kia nay đang làm ở báo Người Việt, hơn một người biết rơ cha tôi không phải tên Hồ Văn Đắc. Như vậy , với một người luôn huênh hoang vỗ ngực tự coi ḿnh là “đàn anh” của tôi, để tự tiện đổi tên cha tôi , th́ rơ ràng đó là một việc làm vô lễ mà người vô học nhất cũng không làm . Và với một người luôn khoác lác đă cho tiền hoặc dạy bảo người khác cho tiền người nầy người khác, nhưng lại tự hào đă từng “xỉ vả nặng lời” người duy nhất ở Sài G̣n đă đứng ra lănh nợ cho ḿnh làm báo đến nay chưa trả nổi, “chửi bới” người đă bảo lănh cho ḿnh giờ chót lên đường đi Pháp không gặp trở ngại sau khi ra tù, nghĩ rằng khi ḿnh đă đến được đất Tây đất Mỹ th́ những nợ nần, những giấy bảo lănh , và cả người duy nhất bảo lănh cho ḿnh ở một đất nước Việt Nam cộng sản chỉ là đồ bỏ, th́ việc lăng mạ hạ thấp người khác để tự đề cao ḿnh chỉ là hành động b́nh thường dễ hiểu thuộc về bản chất của con người đó mà thôi.

    Nhưng tôi thật sự kinh ngạc khi đọc thấy trên quư báo Người Việt, số ra ngày 26-01-2007, trong Hồi Kư Vơ Long Triều (bài 28), “cái xấu xa ấy” viết : “Khi tôi c̣n ở Paris có lần anh Hồ Ngọc Nhuận sang Pháp thăm gia đ́nh anh ấy, sẵn dịp đến thăm tôi.Gặp được cơ hội, tôi xỉ vả anh rất nặng lời , đến nỗi lúc anh sang Mỹ gặp Đỗ Quí Toàn, anh than rằng : Gặp mấy ông bên nầy , mấy ông c̣n hỏi thăm gia đ́nh sức khỏe, c̣n gặp ổng (Triều) ở Paris, ổng chửi tôi từ đầu hôm đến sáng sớm, suốt cả đêm. Đó là sự thật mà Đỗ Quí Toàn thuật lại khi gặp tôi”!

    Tôi kinh ngạc, v́ tôi sang Mỹ hồi nào và gặp anh, anh Đỗ Quí Toàn, ở Mỹ hồi nào? Để anh có “cái sự thật mà thuật lại” như trên, trong khi thân nhân bạn bè tôi ở Mỹ không ai biết ? Kể cả một số người mà tôi vẫn coi là bạn ở ngay trong ṭa soạn báo Người Việt của anh cũng không biết ? Tôi được biết anh là một người có vai vế rất lớn, nếu không nói là lớn nhất, trong tờ báo Người Việt, ngay khi anh Đỗ ngọc Yến c̣n sanh tiền. Và hẳn anh cũng thấy việc dựng chuyện để bôi nhọ người khác trên một tờ báo, rồi dựng tên người có vai vế lớn nhất trong tờ báo đó để làm người chứng duy nhất cho điều bịa đặt của ḿnh là một việc làm không ngay thẳng .Và người làm việc đó không phải là một người tử tế đáng tin cậy. Nhưng cho dù với tư cách cá nhân , sự kín tiếng của anh tối thiểu cũng khiến anh em nhiều người hiểu lầm tôi là qua Mỹ mà chỉ gặp có một ḿnh anh Đỗ Quí Toàn ! Hay là anh lo ngại cho người bịa đặt vu khống phải mắc thêm tội vu cáo các cơ quan di trú và an ninh Hoa Kỳ đă để lọt vào đất Mỹ một người mà như người ấy nói là “bị cộng sản xúi giục” ? Hay là anh dư biết không phải bất cứ thứ ǵ được viết từ nước Mỹ đều là sự thật , và anh cũng muốn để cho mỗi người biết thêm một chút về bản mặt gian trá của chính tác giả “Hồi Kư Vơ Long Triều”,và những ǵ y viết trên báo Người Việt chỉ là láo khoét?

    Thưa anh Toàn, bất đắc dĩ tôi mới phải viết cho anh , cũng là để cho để cho các bạn bè thân nhân của tôi, đặc biệt trên đất Mỹ, không trách oan tôi là coi trọng anh hơn họ. Rất mong quư báo Người Việt sẽ tôn trọng quyền trả lời và cho đăng tải bức thư nầy để rộng đường dư luận.

    Và một lần nữa, kính chúc anh khỏe mạnh .



    Thân kính./.

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 02 năm 2007


    Hồ Ngọc Nhuận

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Sự lũng đoạn của cộng Sản
    đối với một số báo chí miền Nam từ 1954-1975

    Nguyễn Văn Lục




    Báo chí miền Nam trước 1954

    Báo chí là một trong những công tác địch vận mà người cộng sản dùng để chi phối, lũng đoạn, gây hoang mang, khích động khi cần. Trước 1954, tại Sàig̣n có hai tờ báo nổi tiếng là Thần Chung do ông Nam Đ́nh làm chủ nhiệm và tờ Tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai. Vậy mà cả hai tờ đều có sự chi phối của cộng sản gián tiếp hay trực tiếp qua những người như Trần Bạch Đằng, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Linh, Mai Văn Bộ ..

    Tờ Thần Chung do kư giả lăo thành Nguyễn Kỳ Nam làm chủ nhiệm. Nếu nói về tay nghề th́ tôi nghĩ khó ai hơn ông được. Tài liệu ông nhiều vô kể, cả một thư viện sách, giao du quen biết rộng trong chính giới Việt Nam, Pháp, Nhật. Tôi biết ông qua cuốn Hồi kư 1925-1964. Trong tập Hồi kư, ông giống như một số trí thức tiến bộ miền Nam, ông theo đệ tứ cùng với các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và ông thù ghét cay đắng nhóm đệ tam như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trấn, Hạ Bá Cang {tức Hoàng Quốc Việt} Sau này, khi Nguyễn Văn Hinh phải dời khỏi VN sang Pháp, ông đă lưu vong theo Nguyễn Văn Hinh cho đến khi chế độ đệ nhất cộng Ḥa sụp đổ. Ông trở về làm báo trở lại.

    Khi ông Diệm về nước nắm chính quyền, tờ Thần Chung bị đóng cửa trong suốt 9 năm. Sau 1963, chính phủ quân nhân cho phép tục bản. Giấy phép vừa kư xong, đọc hồ sơ lư lịch Nguyễn Kỳ Nam, một lần nữa, chính quyền quân nhân vừa kư xong giấy phép lại rút giấy phép.

    Riêng tờ tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai, có ai nghĩ là do cộng sản đă gài được người vào tờ báo? Vậy mà Nguyễn Văn Hiếu, tức Khải Minh là Bí thư ban Trí vận thành ủy {1949-1957} đă “nằm vùng” tại tờ Tiếng Chuông từ trước 1954 cho măi đến sau này.

    Cái hiểm họa cộng sản như thế lúc nào cũng cần phải canh chừng. Bài viết này giúp độc giả nh́n cho rơ sự xâm nhập của cộng sản trong làng báo chí như thế nào?.

    Sau 1954, một số kư giả, nhà văn lần lượt quay trở về thành phố

    Một số kư giả ở ngoài khu kháng chiến, một số ra “bưng” v́ lư tưởng chống Pháp. Sau 1954, “nửa nước độc lập”, họ đă quay trở về đời sống b́nh thường để làm ăn sinh sống. Giấc mộng tuổi trẻ tṛ Trần Văn Ơn tạm gác lại một bên. {Thật ra, tṛ Trần Văn Ơn, học Pétrus kỳ, mới học tới lớp nhất, nghe các anh lớn bảo đi biểu t́nh th́ đi, chưa biết ǵ. Chẳng may bị Tây bắn chết. Bỗng chốc anh trở thành biểu tượng anh hùng của giới trẻ}.

    Trong số những người trở về Sàig̣n có Bằng Giang, Kiên Giang{Hà Huy Hà}, Văn Bia, Nguyễn Ang Ca, Hiếu Đệ, Tùng Sơn, Tân Dân Tử (Sơn Tùng}.

    Việc quay trở về của các cựu kháng chiến trong thời kỳ chống thực dân Pháp được coi là truyện b́nh thường như trường hợp của nhiều nhà văn, nhà báo khác. Đó là trườnmg hợp của Vơ Phiến, Sơn Nam, B́nh Nguyên Lộc và nhiều nhà văn khác.

    Nhưng có người quay trở về mà vẫn c̣n dính dáng với những hoạt động như thời kháng chiến chống Pháp dưới “môn bài” cộng sản. Đó là cái khó cho chính phủ nền đệ nhất cộng ḥa biết ai c̣n, ai không c̣n theo cộng sản nữa? Như trường hợp Sơn Nam là c̣n hay không c̣n?

    Bên cạnh đó, một số không nhỏ những nhà văn, nhà báo có xu hướng theo cộng sản mà người cộng sản xếp chung vào thành phần những nhà văn, nhà báo” tiến bộ”, không có thẻ đảng như Thiên Giang, Nguyễn Bảo Hóa {Tô Nguyệt Đ́nh}, Tam Mộc, Lư Văn Sâm, Thuần Phong, Trần Tấn Quốc, Quốc Ấn, Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Huỳnh Hoài Lạc, Trúc Chi, Đỗ Thiếu Lăng, Quách Thoại và Tam Ích.{ Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về nhà văn Tam Ích}

    Phải nói là những nhà văn, nhà báo miền Nam có cảm t́nh với cộng sản là khá đông. Nhưng dính dáng ít nhiều, mức độ thế nào tùy hoàn cảnh, tùy mức độ nhận thức, hẳn là mỗi người mỗi khác, khó có thể xếp loại được. V́ thế họ vẫn có thể công khai tiếp tục làm báo ở Sài g̣n mà không có bất cứ lư do ǵ có thể đưa họ ra ṭa được như trường hợp Vũ Hạnh, Tam Ích sau này. Chẳng hạn Tam Ích dùng biện chứng pháp của Mác để phê b́nh văn học, nhưng có thể chắc chắn là ông không hề có tiếp xúc hay làm bất cứ công tác cụ thể nào cho cộng sản như những tâm sự riêng của ông cho một người bạn văn.

    Sau 1954: Kư giả và nhà văn miền Bắc di cư vào Nam

    Bên cạnh những nhà văn, nhà báo miền Nam từ trong Bưng về. Một lô các nhà văn, nhà báo trẻ miền Bắc, có tài đă di cư vào Nam và sau này làm nên tên tuổi của họ như Tam Lang, Vũ Bằng, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Bàng Bá Lân, Lê Văn Trương, Thượng Sĩ, Trực Ngôn, Cát Hữu, Phan Văn Tạo, Trọng Tấn, Nguyễn Vạn An. Đồng thời mốt số các nhà văn c̣n trong giới sinh viên như Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Doăn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp mà công việc sáng tác của họ sau này trở thành cái nôi cho văn học miền Nam.

    Những nhà văn, nhà báo này có một lập trường chính trị rơ rệt, không chấp nhận chế độ cộng sản.

    Khi ông Ngô Đ́nh Diệm về nước, bộ thông tin c̣n trực thuộc Phủ Thủ tướng đă ra một lúc 7 Nghị Định liên quan đến báo chí, xuất bản và kiểm duyệt vào ngày 7.7.1954. Cho giấy phép xuất bản một loạt các tờ Cải Cách và Gió Mới, bán nguyệt san Lửa Việt {tiền thân của nhóm Sáng Tạo} của sinh viên di cư, Trách nhiệm, Tương Lai, Đại Chúng, Dân Chúng, Tuần báo Văn Nghệ.

    Sang đến năm 1955, một lô báo chí tiếp tục được cho giấy phép xuất bản như Quan Điểm, Văn Nghệ tập san, Tin Văn, Tiểu thuyết tuần báo, Văn Nghệ học sinh, Tầm nguyên văn học và Tiền Phong, sau đổi ra Văn Nghệ Tiền Phong. {trích Văn Hóa Văn Nghệ miền Nam Việt Nam, 1954.1975, Trần Trọng Đăng Đàn, trang 74}.

    Đồng thời đ́nh bản các tờ Nhân Loại tập San, Tự Do, Tiếng Dội. Cấm lưu hành cuốn Việt Nam máu lửa của Nghiêm Kế Tổ. Đồng thời cũng cấm lưu hành các cuốn sách Xuân Ḥa B́nh, Ḥ vè đ́nh chiến ḥa binh..

    Đây là giai đoạn ổn định và phát triển nhất của giới báo chí, văn học miền Nam. Như một vươn lên, sung sức, như một nguồn hy vọng mới.

    Ngoài tờ Cách Mạng Quốc gia của chính quyền hay tờ Chỉ Đạo do các sĩ quan làm chủ nhiệm {Thoạt đầu do Trung tá Trần Văn Trung, chủ nhiệm, Trung úy Ngô Quân chủ bút rồi đến lượt Trung tá Nguyễn Văn Châu, với các chủ bút Kỳ Văn Nguyên, Nguyễn Mạnh Côn, Đào Đ́nh Hoan, Nguyễn Đ́nh Bảo thay nhau làm}, có một số tờ báo sau cuộc di cư đă tạo được uy tín và tiếng tăm như các tờ Ngôn Luận của Hồ Anh, Người Việt Tự do của Mặc Thu, Lưu Đức Sinh, Tiếng Miền Nam của luật sư Nguyễn Phương Thiệp, Tự Do của Phạm Việt Tuyền, Chính Luận của bác sĩ Đặng Văn Sung, Sống của Chu Tử, Tin Văn của Tô Văn Bùi Bá Nhân.Tất cả những tờ vừa nêu trên đều có lập trường kiên định, rơ rệt là chống cộng sản, bảo vệ tự do của miền Nam VN..

    Bên cạnh đó, có một số tạp chi ra đời như Sáng Tạo của Mai Thảo, tháng 10-1956, tạp chí Bách Khoa với Huỳnh Văn Lang, 15-2-1957. Tiếp theo là Hiện Đại của Nguyên Sa 1960. Tạp chí Quê Hương với giáo sư Nguyễn Cao Hách, Văn Hóa Á Châu với Nguyễn Đăng Thục, Luận Đàm với Nghiêm Toản, Xă Hội Mới với Vương Quan, Thế kỷ 20 với Nguyễn Khắc Hoạch, Những vấn đề của chúng ta với Thái Lăng Nghiêm …

    Đó là những trí thức, nhà văn mà theo cái nh́n của Gramsci th́ họ là loại trí thức hữu cơ của chế độ đệ nhất cộng ḥa. Nhóm trí thức hữu cơ này cùng với nhóm trí thức công giáo thường được coi là thiên tả, cấp tiến tạo thành bản sắc báo chí miền Nam VN.

    Hầu hết các tập san trên đều có chủ đích văn học, có giá trị khảo cứu và có lập trường kiên định, cộng sản chưa thâm nhập được vào, trừ trường hợp tờ Bách Khoa có Phạm Ngọc Thảo, Vũ Hạnh và Phan Du ngay từ đầu.

    Trong số đó, đắc biệt những tờ như Chính Luận hay tuần báo Tin Văn của Tô Văn bị cộng sản ghét cay ghét đắng.

    Nhưng dù nh́n ở góc độ nào, chính trị hay xă hội, hay văn học .. Những năm đầu thời đệ nhất cộng ḥa vẫn là những thời kỳ vàng son sinh hoạt báo chí của miền Nam VN

    Mặc dầu vậy, có một số tờ báo, dù có lập trường của người quốc gia, nhưng đă để một số cán bộ cộng sản lọt vào và được viết báo một cách công khai và hợp pháp.

    Đây là một trong những khúc xương không khạc ra được của báo chí miền Nam, tiếp tay cộng sản mà không biết.

    Những tờ báo có sự xâm nhập, trà trộn của cán bộ cộng sản

    Xin nêu tên một số tờ báo của người quốc gia bị cộng sản cho người trà trộn vào mà có thể không biết như:

    - Báo Dân Chủ của ông Vũ Ngọc Các có cán bộ cộng sản Thành Hương.

    - Báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh vừa nêu trên có Châu Dương.

    - Báo Sàig̣n Mai của thiếu tá Ngô Quân có Ty Ca làm Tổng Thư kư ṭa soạn {Tôi có liên lạc với ông Ngô Quân, đến thăm ông, nay đă hưu, tôi muốn hỏi ông cho rơ về trường hợp Ty Ca, tổng thư kư ṭa soạn, ông có biết là bị cộng sản gài vào không? Nhưng ông ngại không muốn nói bất cứ điều ǵ liên quan đến giai đoạn làm báo của ông. Thật đáng tiếc}

    - Báo Dân Chúng của Trần Nguyên Anh cũng để lọt Phi Vân làm Tổng thư kư ṭa soạn.

    - Báo Thời Luận của ông Nghiêm Xuân Thiện có kư giả Kư Ninh làm tổng thư kư ṭa soạn. {Trích Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, nxb tp HCM, trang 594}

    Với môt chế độ kiểm duyệt chặt chẽ, một hệ thống t́nh báo an ninh cũng khá chặt chẽ, thời đệ nhất cộng ḥa, vậy mà cũng đă để lọt lưới một số cán bộ len lỏi vào hàng ngũ báo chí.

    Nghĩ tới chuyện cũ để liệu định t́nh h́nh hiện nay, ta lấy ǵ để ngăn chặn cán bộ cộng sản xâm nhập vào báo chí hải ngoại?

    Thật là một điều đáng lo ngại.

    Bên cạnh đó, có một số báo được coi là “lá cải”, được quần chúng b́nh dân ưa đọc v́ các tin giật gân, các truyện kiếm hiệp và trở thành những tờ báo bán chạy nhất ở miền Nam bấy giờ. Nó cũng giống như một số báo chợ hiện nay ở Hải ngoại, lấy việc bới móc chửi bới cá nhân, loan tin thất thiệt, phịa đủ thứ truyện làm cần câu cơm.

    Các tờ báo lá cải thời ấy là cơ hội, là dịp may, là chỗ ẩn núp, chốn ra vào dễ dàng trong việc cài đặt cán bộ cộng sản vào.

    Đó là những cái ổ của cộng sản nằm vùng. Không hiểu những người như bà Bút Trà, nhất là ông Đinh Văn Khai hiện tại ở Canada nghĩ ǵ về những giai đoạn làm báo của họ?

    Có hai loại công việc mà cộng sản thường trà trộn để vừa kiếm cơm, vừa né tránh mạng lưới an ninh, t́nh báo của VNCH là làm giáo sư tư thục và làm kư giả báo. Với các bút danh và không cần bằng cấp, người ta chẳng c̣n biết ai vào với ai. Phần lớn các tờ báo này chỉ cốt báo bán chạy, kiếm lời nên họ ít để ư đến chính trị, hay bất chấp các kư giả là thành phần nào. Đó là các tờ:

    - Sàig̣n Mới: số in 65.000, số bán 50.000 với các kư giả Tư Mă Việt, Trà Tiên, Nhĩ Mục, Thanh Hương, Văn Mạnh, Thanh Phong, bà Ái Lan, Trần Thanh Thê’.

    - Tiếng Chuông: in 60.000, số bán 45.000 có các kư giả Khải Minh, Phi Vân, Trần Minh Kư, Trần Ngọc Sơn, Việt Quang, Phong Đạm, Đoàn Hùng, Việt Quang, Quốc Phương, Châu Dương, Hương Nam, Trần Thanh Thế, Kiên Giang ..

    - Tin Điển, in 40.000 số, bán 25.000 số với kư giả Phi Bằng, Hương Nam, Lê Hiền…

    - Tiếng Dội: in 35.000 số, số bán 20.000 với Triệu Công Minh, Ngọc Hồ, Ngọa Long, Triệu Vơ với thư kư ṭa soạn là Trần Tấn Quốc.

    - Buổi sáng: số in 25.000, bán 15.000 với các kư giả Đào Hưng, tức Bảy Mại, Sơn Tùng, Ngô Văn Quân. Đặc biệt có Trần Bạch Đằng với bút danh Tổng Tào Lao.

    - Việt Thanh: in 15.000, bán 8000 với Nguyễn Bảo Hóa, Lương Ngọc, Đằng Nhâm, Quốc Oai. Và c̣n một số tờ báo nhỏ khác như: Thời Cuộc, Lẽ sống, Ánh Sáng mà số in ra từ 15.000 trở xuống, trong đó tờ nào cũng cài đặt được một số cán bộ cộng sản {Trích Lược sử báo chí thành phố, trang 697}

    Mẻ lưới của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm

    Một số kư giả như Nguyễn Bảo Hóa {làm cho báo Việt Thanh}, Tư Mă Việt {làm cho báo Sài G̣n Mới} có đứng ra lập Phong trào bảo vệ ḥa b́nh, công khai hoạt động cho cộng sản, trụ sở ở đường Gallíeni, Trần Hưng Đạo bây giờ. Phạm Huy Thông, chủ nhiệm, Lê Dân, Nguyễn Bảo Hóa, thư kư. Họ liên lạc với Ủy Hội Quốc tế, ra các bản tin in ronéo ủnng hộ phong trào Ḥa B́nh. Chính quyền Quốc gia quyết định làm mạnh.

    Phải nh́n nhận rằng, dưới thời ông Ngô Đ́nh Diệm, có một cảnh báo chính trị cao, một ư thức đấu tranh kiên định giữa quốc gia và cộng sản, một guồng máy hành chánh tuy sơ khởi, nhưng khá hữu hiệu và nhất là một cơ quan cảnh sát cũng như mạng lưới an ninh t́nh báo hữu hiệu. Chỉ có thế mới đương đầu với cộng sản được.

    - Đợt thanh loạt đầu tiên, ngày 9.2.1955, chính phủ VNCH tống xuất 26 người trong bọn họ được đưa ra Hải Pḥng, trong đó có Nguyễn Thị B́nh c̣n có tên Nguyễn Thị Châu Sa, người Quảng Nam, 1948 được kết nạp đảng, 1951 bị Pháp bắt giam, tháng 10.1954 tham gia Phong trào bảo vệ Ḥa B́nh cùng với Nguyễn Hữu Thọ.

    - Tiếp theo, bắt giam hàng loạt người như kỹ sư Lưu Văn Lang, Thích Huệ Quảng {ông này nguyên là chủ tịch hội Tăng già Việt Nam}, Nguyễn Văn Vỹ, giám đốc Pháp Hoa ngân hàng, Dược sĩ Trần Kim Quanng, chủ một nhà thuốc tây lớn ở Sàig̣n, kư giả Nguyễn Thị Lựu và khoảng hơn 10 người khác.

    - Đóng cửa báo Ánh Sáng, bắt các ông Hoàng Hồ, Phan Bá Cầm ra Côn Đảo

    - Đóng cửa Thời Luận, Dân Quư, nhất là Dân Chúng và bắt giam các ông Nghiêm Xuân Thiện, ông Phan Khắc Sửu, Mặc Kinh{Mấy vị trên đây không phải là người theo cộng sản, nhưng bị bắt giam v́ lư do chính trị khác}. Bác sĩ Lư Trung Dung thôi làm tờ Tự Do, Phạm Việt Tuyền lên thay thế.

    Trong dịp này, tờ Cách Mạng Quốc gia có một câu khá quen thuộc và thới danh:” Ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản”. Tờ báo viết: “Không thể tha thứ những thằng ngủ mơ thiên đàng cộng sản, xác bám miền Nam, hồn gửi ra đất Bắc Những hạng trí thức nửa mùa, có nhiều vốn chữ nghĩa mà lại tin cộng sản là thần thánh coi chúng c̣n hơn ông nội của ḿnh”.

    Sau vụ “ Phong trào Ḥa B́nh” ở trên, chính phủ ra dụ số 13, ấn định báo nào loan tin có lợi cho cộng sản sẽ bị phạt từ 25.000 đến 1.000.000 đồng. Sau đó các cơ quan an ninh đi lùng bắt các cựu kháng chiến mà một phần không nhỏ len lỏi trong làng báo ở Sàig̣n. Chính quyền đă thanh lọc các kư giả sau đây ra khỏi làng báo và giam tù.

    - Kư giả Trần Ngọc Sơn, {báo Tiếng Chuông, Tiếng Dội} bị bắt và đầy đi Côn Đảo

    - Kư giả Anh Tín an trí ở Cây Dừa, Phú Quốc

    - Kư giả Văn Mại đầy đi Côn Đảo

    - Trần Quốc Thảo, bí thư thành ủy. Nguyễn Tích Dẫn, Bạch Tùng Hương, An Thế [Diệp Liên Anh đầy ra Côn Đảo]

    - Dương Tử Giang, Lư Văn Sâm, bị giam tại trại Tân Hiệp Biên Ḥa.

    Đến cuối năm 1957, một mẻ lưới nữa, công an bắt các kư giả của các báo sau đây giam ở Mỹ Tho. Sau đó do sáng kiến của ông Tỉnh Trưởng Nguyễn Trân đă tổ chức một cuộc đấu lư tại rạp Viễn Trường, Mỹ Tho. Không biết cuộc đấu lư diễn ra thế nào, nhưng sau này, ông Nguyễn Trân thôi làm tỉnh trưởng Mỹ Tho.

    - Triệu Công Minh, báo Tiếng Dội

    - Lương Ngọc, báo Trời Nam

    - Nam Thanh, báo Lẽ sống

    - Đồng Văn Nam, Phương Ngọc, Phan Ba, báo Buổi sáng

    - Trần Thanh Thế, Văn Mạnh, báo Saig̣n Mới

    - Nguyễn Bảo Hóa , báo Ánh Sáng

    - Bắt vợ Nguyễn Bảo Hóa, báo Tiếng Chuông là dược sĩ Mă Thị Chu

    - Luật sư Nguyễn Văn Diệp

    - Đạo diễn kiêm luật sư Lê Dân

    - Mai Thế Đồng, giám đốc cải lương

    Sau những cuộc truy lùng “Việt Cộng nằm vùng” trong các tờ báo, chính quyền VNCH tiếp tục bắt hàng loạt các cán bộ cấp Thành Ủy, các cựu kháng chiến, các nhà báo c̣n sót lại gồm: Các giáo sư Nguyễn Văn Ch́, Lê Văn Chí, Trần Văn Hanh, Nguyễn Trường Cửu, Cổ Tấn Văn Luông, Bùi Đức Tịnh, Bà B́nh Minh {đều là giáo sư tư thục, không bằng cấp đầy đủ như tú tài dạy tú tài, không chính quy, dạy chui} và một số các kư giả như Hoài Trinh, báo Sàig̣n Mới, Sơn Tùng báo Buổi sáng, Hoàng Sơn, Văn Lương, báo Lẽ sống, Hương Ngô, Đoàn Hùng, Việt Quang, Phong Đạm, Quốc Phương, Châu Dương, báo Tiếng Chuông.

    Một số cán bộ cộng sản như Hồ Ngọc Anh, Lê Trung Nghĩa, Trần Hồng Đài, Nguyễn Điền Bí thư thành đoàn, các phụ nữ như Kim Mai, Bích Ngọc, Bích Đào, Lan Anh, Mỹ Diệm, Kim Huê.

    Một số nhà văn, nhà thơ như Trang Thế Hy, Lê Văn, Viễn Phương, soạn giả Nguyễn Đạt, nhạc sĩ cải lương Trần Văn Khánh, Trần Hữu Thế đều vào tù hoặc bị giam tại các trại giam như Tân Hiệp, Phú Lợi, trại Lê Văn Duyệt, khám Chí Ḥa, Côn Đảo, Phú Quốc, hoặc ở Huế tại Mang Cá, Lao ty Thừa Thiên.

    Các cuộc lùng bắt cộng sản nằm vùng như một cao trào, một chiến dịch làm phá tan tổ chức cộng sản một cách không tương nhượng.

    Quét sạch “cộng sản nằm vùng” núp sau các tờ nhật báo. Năm 1960 được coi như dứt điểm.

    Quét sạch các cán bộ cấp huyện, cấp ủy, cấp thành đưa đến kết quả cụ thể như một thứ khủng bố trắng mà chính người cộng sản phải thú nhận như sau:

    “Trước t́nh h́nh báo chí bị khủng bố ác liệt, quá nhiều anh em bị bắt, số cán bộ và kư giả yêu nước hoặc chuyển đổi nghề, số khác bỏ nghề báo, hoặc rút lui vào bí mật giữ an toàn như Nguyễn Văn Tài, Tuần san thương mại, Thành Hương, Nhĩ Muc, báo Saig̣n Mới, nhà văn Thẩm Thệ Hà, Tiểu Dân, Thanh Lộc báo Lẽ Sống}”.

    “Chiến dịch “Tố Cộng” của Diệm gây nhiều khó khăn, một số cơ sở cách mạng bị bể. Những năm 1958, 1959, 1960, nhiều cơ sở cách mạng nội thành bị đánh phá tan tác, một số lănh đạo Thành Ủy bị bắt, số khác phải tạm lắng” {Trích Báo chí Sàig̣n trong 30 năm kháng chiến 1945-1975, trong Địa chí Văn hóa thành phố HCM, trang, 605-608}

    Chỉ sau hai năm thực hiện chiến dich, “Tố Cộng”, chiến dịch đă loại trừ phần lớn cán bộ được gài lại từ thành thị đến nông thôn. Trong Hồi kư Bội phản hay chân chính, một cuốn sách hữu ích để hiểu được t́nh trạng khốn cùng của cán bộ cộng sản nằm vùng thời đệ nhất cộng ḥa do chính họ viết lại. Đọc cũng để hiểu thêm về con người ông Cẩn như thế nào, một con người mà Mười Hương {Mười Hương bị bắt giữ từ năm1958, ông Nhu, ông Cẩn có tiếp xúc, gặp nhiều lần.

    Sau đó không hiểu v́ sao đă được các tướng lănh thả vào tháng 5.1965.

    Thả hổ về rừng. Sau “cách mạng” 1963, họ đă mở toang cánh của nhà tù Chí Ḥa. Tha hết. Xổng chuồng hết.

    Ôi cái ngu xuẩn của bọn tướng lănh bất tài miền Nam VN.

    Sau này, ông Mười Hương trong loạt bài:Tướng t́nh báo chiến lược đăng trên báo Thanh niên của Hà Nôi, số 300, ngày 26-11-2002 viết như sau: “ Hồi xưa, những năm 40, có lúc từ Phúc Yên về Hà Nội nếu không tính thời gian sao cho kịp đến nhà cơ sở th́ đêm xuống không biết ở đâu. Tôi đă từng có cảm giác cô đơn lạnh lùng khi phong trào đi xuống. Thế nhưng hồi ấy cũng không đen tối bằng sau này, những năn 1957-1959..Ông bảo: chúng ta lâu nay cứ chê bai thằng Cẩn, rằng nó đi guốc mộc, miệng nhai trầu bỏm bẻm.. chê như vậy không đúng đâu. Thằng Cẩn giỏi lắm, có mưu trí lắm”.

    Xin trích một đoạn khác của Văn Phan: ”Có lẽ đến bây giờ chúng ta chưa tổng kết hết có bao nhiêu cán bộ và đồng bào yêu nước đă anh dũng kiên cường đấu tranh và đă hy sinh lặng lẽ trong các nhà tù của “ Đoàn công tác đặc biệt miền Trung”, nhưng những ví dụ sau đây có thể để cho ta một khái niệm về mức độ khốc liệt của cuộc đấu tranh đó: Một ḿnh Lê PhướcThưởng, nguyên cán bộ Thừa Thiên đă khai báo bắt 105 người của ta: sau hai năm, số đó chỉ c̣n lại 6 người sống !! (Trích Đoàn Mật vụ của Ngô Đ́nh Cẩn, Văn Phan, trang 118, nxb Công An nhân dân}

    Đây là một trích đoạn trong Bội Phản hay chân chính của một cán bộ cộng sản: “Tới khi khoanh vùng, cơ sở bị đánh tan tành xí quách, bám trụ trong dân không nổi nữa, anh ta phải bật lên núi. Đối phương bao núi, cắt đường liên lạc tiếp tế. Lương thực cạn dần, liên lạc tắc nghẽn. Cuộc sống ngày một trở thành vô nghĩa nếu cứ bám trụ trên núi cao, trong rừng sâu, quanh quẩn với cây rừng và khỉ đột .. Hết gạo, hết lương khô, hết muối, hết mọi thứ. Đói quá, không tính th́ chết đói – không lẽ chết đói để giữ vững khí tiết người vô sản? Xuống núi, thế nào cũng bị bắt, anh cán bộ biết chắc như vậy. {Trích Bôi Phản hay chân chính, trang 102}.

    Trong cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Văn Tiến Dũng cũng ghi lại những số liệu báo cáo của Bộ chính trị như sau:“ Chỉ tính trong 4 năm từ 1955-1958, cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 số cán bộ đảng viên. Ở Nam Bộ khoảng 7 vạn cán bộ đảng viên ta bị địch giết. Chỉ c̣n 5 ngàn đảng viên so với 60 ngàn trước đây. Có nơi như Tiền Giang chỉ c̣n 921 gia đ́nh, Biên Ḥa, mỗi nơi c̣n một chi bộ đảng. Ở khu 5, gồm cả Trị Thiên và cực Nam Trung bộ: Khoảng 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên đă bị bắt, bị giết Có tỉnh chỉ c̣n 2,3 chi bộ. Riêng Trị-Thiên, chỉ c̣n 160 so với 23.400 đảng viên trước đó” { sdd, trang 16, trích lại trong Ḍng họ Ngô Đ́nh, Nguyễn Văn Minh, trang 129}

    Bằng chứng cụ thể và rơ rệt, Lê Duẩn trong Thư vào Nam, sau này có thư gửi cho Mười Cúc, tức Nguyễn Văn Linh có viết: “Đă có lúc ở Nam Bộ cũng như ở Liên khu 5, t́nh h́nh khó khăn đến mức tưởng như Cách Mạng không thể duy tŕ và phát triển được nữa“.

    Trong một tài liệu của bộ ngoại giao Kampuchia cũng nhận xét tương tự như Lê Duẩn ”tưởng như cách mạng không c̣n”, khoảng thời gian 1957-1960. Cộng Sản hầu như không c̣n đất dụng vơ, phải chạy dạt sang Kampuchia: “ En 1957, Le Duan est venu également se réfugier à Phnom-Penh et transiter par le Kampuchea. Tous les membres du Comité Central du parti Vienamien au Sud Viet Nam ont été arrêtés sauf un qui est venu se réfugier à Phnompenh, dans le quartier de Toul Tapoung. C’étai Nguyễn Văn Linh dit Mười Cúc, originaire du Nord Viet Nam.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Sự lũng đoạn của cộng Sản
    đối với một số báo chí miền Nam từ 1954-1975

    Nguyễn Văn Lục
    P2





    Face à cette situation catastrophique pour eux et pour échapper à l’anéantissement total, les vietnamiens đécidèrent en 1960 de reprendre la lutte armée. Ils sont venus s’installer le long de la front́ere du Kampuchea, de Romeas Hek jusqu ‘à Snoul. Quands ils avaient des difficultés, ils se réfugiaient au Kampuchea. En 1961, ils ont commencé à s’infiltrer au Kampuchea. En 1962 et en 1963, ils ont poussé davantage leur pénétration, utilisant au besoin la corruption. Les Vietcongs pouvaient se déplacer librement et à volonté au Kampuchea, cela parce que d’une part ils corrompaient les agents de sécurité, de police et et les fonctionnaires de l’ancienne administration et d’autre part le peuple du Kampuchea prenait les Vietnamiens pour des révolutionnaires. En 1965, il y avait 150.000 Vietcongs installés au Kampuchea sur une profonde de 2 à 5 kilomètres de la front́ere depuis Romeas Hek jusqu ‘à Ratanakiri..

    En fait, ils n’avaient plus de territoire chez eux, au Sud Viet Nam, à cause de la politique des hameaux stratégiques de Ngo Đinh Diem, car Robert Thompson, en s’appuyant sur ses expériences acquises đans d’autres pays, a fait installer des hameaux stratégiqus sur tout le territoire du Sud Viet Nam de sorte que les Viet congs n’avaient plus ni terre ni population” sur tout le territoire du Sud Viet Nam {Trích trong Lớn lên với đất nước, Vy Thanh, trang 590}

    Tạm dịch: Vào năm 1957, Lê Duẩn cũng chạy trốn sang Campuchia với tư cách sang quá cảnh. Tất cả cán bộ trong trung ương đảng của Việt Minh ở miền Nam đều bị bắt trừ có có một người trốn được sang Nông Pênh trong khu vực Toul Tapoung. Đó là ông Nguyễn Văn Linh, tự Mười Cúc, gốc người miền Bắc.

    Họ đă phải đương đầu với một hoàn cảnh khốn cùng và để thoát khỏi t́nh trạng bị tiêu diệt toàn bộ, họ đă quyết định vào năm 1960 là phải tiếp tục lại cuộc chiến đấu bằng vơ lực. Họ đă đóng quân dọc biên giới Kampuchia, từ Romes Hek đến Snoul. Khi họ gặp khó khăn, họ lẩn sang Kampuchia. Vào năm 1961, họ bắt đầu xâm nhập vào Kampuchia. Vào các năm 1962 đến 1963, họ dấn sâu thêm việc xâm nhập vào Kampuchia và đă dùng thủ đoạn hối lộ. V́ vậy, họ có thể di chuyển tự do theo ư họ trên đất Kampuchia, một phần v́ họ đă hối lộ các nhân viên an ninh, các cảnh sát và các công chức hành chánh cũ, một phần dân chúng Kampuchia coi Việt Cộng như những người Cách mạng. Trong năm 1965, có khoảng 150.000 Việt cộng đóng trên đất Kampuchia, lấn sâu vào từ 2 đến 5 kilô mét, dọc theo biên giới từ Romeeas đến Ratanakiri..

    Thực sự, họ không c̣n mảnh đất nào để trú ẩn ở miền Nam do chính sách Ấp chiến lược của Ngô Đ́nh Diệm, bởi v́ ông Robert Thompson, dựa trên những kinh nghiệm thâu thập ở nước khác nên đă cho thiếp lập các ấp chiến lược trên khắp miền Nam đến nỗi, Việt Minh không c̣n mảnh đất nào cũng không c̣n dân chúng nào hết.

    T́nh cảnh khốn cùng của cộng sản miền Nam như vừa nêu trên đă thay đổi khác sau 1963.

    T́nh trạng báo chí miền Nam sau 1963

    Sau khi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ, ngay tuần lễ đầu đă xuất hiện vô số báo. Đây là thời kỳ nở rộ của báo chí như ong vỡ tổ. Có khoảng 40 tờ báo ngày. Không nhớ hết được. Đại loại có các tờ như: Hôm nay, Tiến, Thân Dân, Miền Nam, Dân chúng, Thắng, Thời đại, Chuông mai, Dân quyền, Dân ta, Dân Tộc, Buổi sáng,Tia sáng, Dân nguyện, Liên minh, Dân chủ, Dân chủ mới, Đồng thanh, Hôm nay, Thần dân, Miền Nam, Tân Văn vv..

    Nhiều báo quá. Loạn báo. Không kiểm soát được. V́ thế, trong năm 1964, ông Nguyễn Ngọc Thơ đă phải đóng cửa 11 tờ v́ loan tin thất thiệt, rối loạn an ninh

    Sau đó, báo chí “loạn” hơn nữa. Nội các chiến tranh của hai ông Thiệu-Kỳ quyết định đóng cửa toàn thể báo chí một tháng, từ ngày 1-7-1965 để chấn chỉnh báo chí. Đóng tất cả, đóng báo tốt lẫn báo xấu, lại đóng luôn một tháng th́ vô lư quá. Báo chí cực lực phản đối nên quyết định trên sau đó được hủy bỏ và chỉ rút giấy phép một vài tờ báo.

    Đó là những quyết định sai lầm ngay từ đầu của nội các chiến tranh. Nay th́ báo chí “coi thường” chính quyền. Đương nhiên cộng sản nắm lấy thời cơ, lợi dụng tuyên truyền cho cộng sản. Nay th́ bọn họ bắt đầu nhô ra khỏi hang ổ một cách công khai hơn trước.

    T́m đọc lại Budda”s Child, không thấy ông Nguyễn Cao Kỳ nhắc nhở ǵ tới vấn đề này.

    T́nh trạng loạn báo vẫn tiếp tục. Sang đến 1972, Sài g̣n có đến 72 tờ nhật báo. Và kể như chính phủ của TT Nguyễn Văn Thiệu không c̣n khả năng kiểm soát được báo chí nữa, cũng như giữ vững an ninh cho thành phố Sàig̣n. Sau này, chính báo chí đánh xập uy tín của ông Nguyễn Văn Thiệu qua vụ “ kư giả đi ăn mày” và vụ án báo chí 31-10-1974

    Cạnh đó, cũng có cảnh lạm phát đảng phái với 22 đảng phái có giấy phép hoạt động. Và 12 đảng đang chờ có giấy phép để hoạt động. Chẳng hạn, Quốc dân đảng có đến 4 hệ phái. Có hệ phái Nguyễn Văn Lực, Lê Ngọc Chấn, rồi Quốc dân đảng của Vũ Hồng Khanh và Quốc dân đảng của Nguyễn Ḥa Hiệp. Đại Việt cũng chia ra 4 thứ Đại Việt.

    T́nh trạng báo chí nhố nhăng, rối loạn cũng như t́nh trạng đảng phái bầy ra một cảnh hoạt náo chính trị. Mỗi đảng phái đều ráng ra một tờ báo cho đảng ḿnh. Nguyễn Văn Lực với tờ Hành Động, Vũ Hồng Khanh với tờ Thân Dân...

    Các báo có lập trường Quốc gia, chống Cộng:

    Một số báo Quốc gia có lập trường quốc gia, chống Cộng xuất hiện rất sớm nay vẫn c̣n tồn tại sau 1963 và các báo đó trở thành mục tiêu đánh phá, ám sát của cộng sản. Cộng sản không đánh phá được th́ ám sát. Đó là trường hợp báo:

    - Báo Chính Luận của bác sĩ Đặng Văn Sung: Dưới mắt bọn cộng sản th́ ông Đặng Văn Sung là một thứ CIA của Mỹ. Kư giả Từ Chung của báo Chính Luận cũng là một thứ CIA ác ôn cần phải trừng trị. Tôi có gặp một cựu kư giả từng làm cho Chính Luận, anh Hồng Dương, nhưng xem ra anh cũng không biết rơ tổ chức nào đă ám sát kư giả Từ Chung. Tất cả chỉ đưa ra những giả thuyết. Nhưng trong cuốn sách: Trui rèn trong lửa đỏ doThành đoàn thành phố HCM xuất bản có bài viết của Hàng Chức Nguyên nhan đề: Những tiếng nổ trong ḷng Sài G̣n, Nguyên nhận Thành Đoàn TPHCM là tác giả vụ ám sát kư giả Từ Chung cũng như Chu Tử. Lực lượng vũ trang thành đoàn đă ám sát Từ Chung vào năm 1965 và Chu Tử vào tháng tư/1966. Ngoài ra Thành đoàn cũng tổ chức phá sập ṭa sọan báo Chính Luận chỉ v́ lư do duy nhất, dịp tháng 9/1969, Hồ Chí Minh chết, báo Chính Luận viết bài phỉ báng Hồ Chí Minh.

    Điều này cho thấy an ninh, t́nh báo của nền đệ nhị cộng ḥa đă kém hữu hiệu và tổ chức thành đoàn đă xuấrt hiện, họat động mạnh và công khai. Ngoài hai nhà báo Từ Chung và Chu Tử, Thành đoàn c̣n tổ chức sau này ám sát bác sĩ Lê Minh Trí vào ngày 6-1-1969, vào lúc 7 giờ 50 sáng. Hai quả lựu đạn đă được thảy vào trong xe của bác sĩ Lê Minh Trí, tổng trưởng giáo dục ở góc Nguyễn Du, Hai Bà Trưng. Giáo sư Nguyễn Văn Bông bị giết vào trưa thứ tư 10-11-1971, góc Trần Quốc Toản, Cao Thắng, giết hại giáo sư Bông và người tài xế.

    Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát? Nhật là sinh viên y khoa mà một số bạn bè cùng lớp với Nhật hiện ở Montréal, Canada. Sau ngày Nhật bị giết, đường phố Sài g̣n có nhiều biểu ngữ để tang Lê Khắc Sinh Nhật và lên án sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm chủ mưu ám sát. Tôi có hai tài liệu viết gián tiếp về vụ ám sát này. Hồ Ngọc Nhuận có ư phản bác dư luận lúc bấy giờ đổ cho Huỳnh Tấn Mẫm. Hồ Ngọc Nhuận gián tiếp đổ cho cộng sản khi ông viết: “Ai giết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật? Đến bây giờ ắt nhiều người biết. Riêng tôi trước sau không hề biết, cũng không hỏi. Chính quyền Sàig̣n lúc ấy cứ đổ riệt cho sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, đang trốn là kẻ giết người” {Trích Hồi kư Đời, Hồ Ngọc Nhuận, trang 123}

    Trong bài: “ Các điểm hẹn, Phúc Tiế’n viết: “ Cuối tháng 9 năm 1971, mượn cớ tên sinh viên phản động Lê Khắc Sinh Nhật bị giết, giữa đêm, cảnh sát bao vây 207 Hồng Bàng, lùng bắt Ban chấp hành Tổng Hội. Trong trụ sở, Huỳnh Tấn Mẫm và Phan Công Tŕnh nhảy qua của sổ trèo qua sóm người Hoa {Trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 93}

    Ai giết cũng được, có thể không phải Huỳnh Tấn Mẫm. Chỉ có một điều chắc chắn là cộng sản đă ra tay hạ sát, v́ Lê Khắc Sinh Nhật bỏ đảng.

    Tiếp theo là vô số vụ dùng xăng đốt xe Mỹ hay ném lựu đạn vào các cơ sở của Mỹ, nhất là ngôi nhà 5 tầng, 604 Phan Thanh Giản, cư xá của Sĩ quan Mỹ, Đại Hàn rồi Thái Lan.

    Nếu chúng ta nhớ lại, vào năm 1961, an ninh của VNCH ở Sàig̣n, hữu hiệu hơn, nhạy bén hơn, truy lùng đặc công cộng sản đến nơi đến chốn. Năm 1961, đặc công cộng sản có kế hoạch ám sát đại sứ Nolting do Trần Văn Nhiệm thực hiện. Việc không thành, toàn bộ kế hoạch cũng như nhân sự của đặc công cộng sản bị chính quyền phá vỡ và bọn họ bị bắt hết và đưa ra ṭa. Báo Ngôn Luận đưa tin vắn ngày 24-5-1962 như sau: “ Hôm qua, ṭa án quân sự đặc biệt khu Thủ đô họp xử án “phản nghịch” tại Saig̣n. 8 giờ 30, hai chánh phạm là Lê Hồng Tư, thợ hồ, Lê Quang Vịnh, giáo sư toán trung học Pétrus Kư và 10 bị can khác ra trước vành móng ngựa”.

    Sáu tên: Lê Hồng Tư, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Thành, Hà Văn Hiệu, Đỗ Văn Xinh, Hồ Văn Ngoan bị truy tố về tội: mưu sát bằng lựu đạn ném vào xe đại sứ Mỹ Nolting, ném vào xe cố vấn quân sự, MAAG ở Chợ Lớn. Lê Hồng Tư và Lê Văn Thành lănh án tử h́nh {trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 38 }.

    Nhưng án tử h́nh Lê Hồng Tư không biết v́ lư do ǵ đă không được thi hành. Sau này, Lê Hồng Tư, thợ hồ trớ trêu thay của lịch sử, ông này không c̣n là thợ hồ nữa, ông đóng vai dự thẩm của ṭa án tối cao nhân dân ngồi xét xử bọn gián điệp hơn hai chục tên trong suốt tuần lễ cuối năm 1984. Hai Phiên ṭa, 1962, Lê Hồng Tư mới trên 20 tuổi và 1984, trên 40 tuổi, mọi truyện đă thay đổi không c̣n như trước nữa. Kẻ bị cáo trở thành quan ṭa.

    Bài học lịch sử vẫn c̣n đó.

    Ngoài Chính Luận c̣n các tờ như:

    - Tự Do của Phạm Việt Tuyền

    - Quyết Tiến của Hồ Văn Đồng

    - Thời Luận của Nghiêm Xuân Thiện

    - Xâu đựng của linh mục Nguyễn Quang Lăm

    - Sống của Chu Văn B́nh, tức Chu Tử

    - Tiền Tuyến của Lê Đ́nh Thanh

    Số ít ỏi đó so với số báo chí được coi là “chống Mỹ” khá xôm tụ như các tờ Dân Chủ, Dân Chúng,Tin Sáng, Chánh Đạo, Sống mới, Dân Tiến, Thời Đại, Thời sự miền Nam“.

    Tronmg số ấy nổi bật là tờ Tin Sáng với cánh trí thức miền Nam như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lư Chánh Trung, Dương Văn Ba. Báo này cũng có cộng sản cài vào một chức vụ rất khiêm tốn. Phan Ba, tức Phan Hồng Đức, nguyên phó giám đốc đài phát thanh Nam Bộ trước 1954, ông chỉ là thư kư cho nhật báo Tin Sáng trước và cả sau 1975. Tin sáng có 3 thời kỳ: Tin Sáng bộ cũ, trước 1973, Tin Sáng lậu, 1973-1975 và Tin Sáng bộ mới, từ 10-8-1975 đến 1-7-81. Nơi đây là nơi xuất phát những bài viết của Nuyễn Ngọc Lan, chửi Mỹ, chống Mỹ, chửi VNCH chống chiến tranh, cộng chung là 50 bài, đồng thời là nơi khích động các cuộc biểu tinh như các đám sinh viên của Huỳnh Tấn Mẫm.

    V́ thế mà ṭa sọan Tin Sáng, địa chỉ số 124 đường Lê Lai bị đốt vào ngày 28-3 và có trải truyền đơn như sau: “Đồng bào quyết đập chết những tên cộng sản nằm vùng Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận. Hoặc: “Quần chúng rất phẫn nộ trước những hành động đâm sau lưng chiến sĩ của các dân biểu tay sai Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận” Tin Sáng, bộ mới, từ 1975-1981 mà theo Hồ Ngọc Nhuận, thật là chéo cẳng ngỗng, báo càng bán chạy hơn báo nhà nước, ban biên tập càng lo, v́ nguy cơ trước sau sẽ bị chính quyền cộng sản đóng cửa.

    Mặc dầu vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đảng, 02-02-80, Tiổng bí thư đảng, ông Nguyễn Văn Linh đă nói: “.. mặt trận chống Mỹ Thiêu không ngừng mỏ rông.. nổi bật là số anh chị em trong nhóm Tin Sang.”

    Mà họ đóng cửa thật.

    Họ lèo lái cũng khéo lắm, luồn lọt được 5 năm. Khéo nên mới được Trần Văn Giàu khen: “ Các anh làm báo cộng sản hơn cộng sản “.Tôi xem lại những lời tuyên bố của Lư Quư Chung, Lư Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức trong nhóm Tin Sáng đă được Alain Ruscio ghi lại trong cuốn Vivre au Viet Nam, trong đó không ai có thể nói “ngọt“ hơn Lư Chánh Trung được. Mặc dầu trong thâm tâm, những người miền Nam thường nói thẳng, họ biết họ đang nói dối, họ đang đóng kịch, họ nói”dzậy mà không phải dzậy”. Nhưng vấn đề là họ đă nói ra rồi, sao gỡ lại được? Họ đă theo đuôi những Chế Lan Viên, Tô Hoài mất rồi. Đây là Ngô Công Đức, giám đốc tờ Tin Sángc: Auparavant, nous étions des bucherons, aujpourd’hui, des menuisiers. (Trước khi chết, Ngô Công Đức cũng đă để lại chúc thư bộc bạch đôi lời, nhưng đă quá muộn}. Trước đây, nghĩa là thời VNCH, chúng tôi chỉ là những người đốn củi, tức những tên phá phách, bây giờ th́ chúng tôi là những người thợ mộc. C̣n đây là Lư Chánh Trung: “Moi, depuis toujours, je rêvais d’une révolution tolérante. Modeste et tolérante. Le socialisme Vietnamien a répondu à mes souhaits. Nous avons tout fait pour que l’enfantement de la socíété nouvelle se fasse avec le moins de souffrances possible “ C̣n tôi, từ trước đến giờ, tôi chỉ mơ ước một cuộc cách mạng có khoan nhượng. B́nh dị và khoang nhượng. Chủ nghĩa xă hội của Việt Nam đă đáp lại đúng ḷng mong đợi của tôi. Chúng tôi đă làm tất cả để làm nảy sinh ra một xă hội mới với càng bớt những đau khổ càng ít càng tốt” C̣n đây là Hồ Ngọc Nhuận, chủ bút tờ Tin Sáng: “ Notre expérience est-elle un succes? Je réponds oui. Combien de temps cela durera-t-il? Je ne sais pas. Moi, j’ai la ferme conviction que nous sommes utiles. Pourquoi crois-tu, sinon, que, tous, nous nous dépensons ici jpur et nuỉt ? Kinh nghiệm {kinh nghiệm làm báo tư nhân dưới chế độ XHCN} của chúng tôi phải chăng là một thành công? Tôi trả lời là có thành công. Nhưng nó dẽ kéo dài được bao lâu ? Tôi không biết. Nhưng tôi tin chắc rằng chúng tôi là những người hữu ích. Nếu không, ông tin rằng, chúng tôi đă bỏ hết th́ giờ cho công việc làm báo này? {Trích Vivre au Viet Nam, Alain Ruscio, trang 179-182}

    Khoảng 6 tháng sau, tờ Tin Sáng “Tự đ́nh bản” v́ đă “làm xong nhiệm vụ“. Không ai đóng cửa họ cả.

    Một số báo khác được coi là “tiến bộ” như Chuông Mai, Ḥa B́nh, Thách đố, Quảng Đức, Tiếng nói dân tộc, Công luận, Bút thần, Điện tín, Thần Chung và Đại Dân tộc.

    Trong số những tờ này, có tờ Điện Tín và Đại Dân tộc là cặp bài trùng. Đại Dân Tộc do dân biểu Vơ Long Triều làm chủ nhiệm. Ông Vơ Long Triều nếu có đọc bài này, ông sẽ nghĩ ǵ, Tư Trời biển nghĩ sao? Tờ báo của ông cũng có cộng sản cài vào. Ông Tô Nguyệt Đ́nh, tức Nguyễn Bảo Hóa là thư kư cho tờ báo Đại DânTộc, sau 1975, ông Tô Nguyệt Đ́nh làm cho tờ Sài g̣n Giải Phóng. Chưa hết, họa sĩ Ớt, tức Huỳnh Bá Thành từng là người vẽ biếm họa cho các tờ Tin Sáng, Điện Tín và Đại Dân Tộc.

    Ông c̣n để cho “đàn em“ như Hồ Ngọc Nhuận, giám đốc chính trị điều hành, tự tung tự tác. Sau này Vơ Long Triều vẫn phải đi tù như thường và tù hơn người đến hai lần, v́ thế thêm gần 10 năm tù nữa và khi sang Paris nghi rằng: “Tôi buồn v́ người trực tiếp c̣ng tay tôi là một công tác viên của tờ Đại Dân Tộc”. Tôi nghi Vơ Long Triều ám chỉ người cộng tác viên ấy là Lư Quư Chung.

    Cũng đă muộn. Quá trễ. Có cái trễ, cái muộn của Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận v́ đă đi theo cộng sản. Cái trễ của họ cũng có khác. Nhưng cũng có cái trễ của Vơ Long Triều, hơn 10 năm trong bóng tối để suy nghĩ về việc làm báo Đại Dân Tộc của ḿnh, của người quốc gia chống Cộng chân chính {Trích Đời, hồi kư Hồ Ngọc Nhuận, dạng bản thảo, trang 167}.

    Về tờ Tin Văn

    Thành ủy lúc bấy giờ dưới sự chỉ đạo của Trần Bạch Đằng và các cán bộ khác như Vũ Tùng,Trương Bỉnh Ṭng, Sáu Chiến. Hoàng Hà là bí thư đảng ủy văn hóa. Chính Hoàng Hà là người trực tiếp chỉ đạo vào thánng 6-1966 cho ra tờ Tân Văn. Tờ này do Nguyễn Ngọc Lương, tức Nguyễn Nguyên{cũng viết cho Đất nước} làm chủ nhiệm. Tờ báo ngoài sự hợp tác của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải như tấm b́nh phong, c̣n có rất nhiều những khuôn mặt quen thuộc từng hoạt động cho cộng sản như Kiên Giang, Sơn Nam, Thẩm Thệ Hà, Thanh Việt Thanh, bà Minh Quân, Hướng Dương, tức Rum Bảo Việt, tức Sáu Chiến, Phan Du, Vũ Hạnh { Phan Du và Vũ Hạnh từng cộng tác với tờ Bách Khoa} vv . C̣n có một số khuôn mặt khác ít được biết tới như Lữ Phương, Nguyễn Văn Bồng, Hà Kiều, Mặc Khải, Thái Bạch, cô Hợp Phố, Lương Sơn, Hướng Dương, tức Rum Bảo Việt hay Sáu Chiến, ủy viên đảng ủy văn hóa .

    Tờ này gây được tiếng vang. Họ thường dùng chủ trương đ̣i bài trừ Văn hóa đồi trụy để hoạt động chính tri, dương đông kích tây. Họ gọi những người như Chu Tử là những tên xung kích chống phá cách mạng qua các tác phẩm đồi trụy, phản động. Và dưới mắt Vũ Hạnh th́ Chu Tử là: “ Chúng trắng trợn cho tên Chu Tử, tay sai của sở công an và Trung ương t́nh báo ngụy, bắt đầu một chiến dịch đả kích tôi, tố cáo tôi là Việt cộng nằm vùng, và liên tiếp trong nhiều số báo như vậy, y đă vu khống tôi, cốt làm cho những người đă tham gia phong trào sợ hăi” {Trích Từ ṭa án văn hóa đến hát cho đồng bào tôi nghe, Vũ Hạnh, trong Trui rèn.., trang 180} Có những bài như: Hiện tượng dâm ô đồi trụy trong văn học hiện nay, Tin Văn số 9, 15-10-1966. Hay có bài của Lữ Phương: Đọc tác phẩm của Chu Tử, Lữ Phương, số 10, 30-10-1966 {Trích Nh́n lại những chặng đường đă qua, Nguyễn Văn Trung, trang 358}

    Lên án, bài bác Chu Tử, v́ Chu Tử là một nhà báo chống Cộng quyết liệt không khoan nhượng. Lữ Phương trở thành thứ tay sai, đánh theo lệnh. Cũng vậy, theo Vũ Hạnh, Văn nghệ SVHS trực diện chống những buổi tŕnh diễn ngụy dân tộc của Phạm Duy khi hắn làm tṛ lố lăng cũng mặc áo bà ba đen, hát dân ca với tên CIA giữa Sàigon. Thế là Nguyễn Trọng Văn đưa ra một bản án: Phạm Duy đă chết như thế nào? { Phạm Duy trước 1975 không phải Phạm Duy bây giờ}. Đồng loạt, họ vận động 118 văn nhân, kư giả, nghệ sỹ kư tên ra Tuyên ngôn tố cáo Văn Nghệ đồi trụy. Việc ra Tuyên ngôn hẳn là tốt, nhưng đă bị cộng sản cài đặt, xúi giục th́ nó nhằm mục đích khác rồi.

    Chúng ta đă bị lừa. 118 người kư tên, nhiều người chắc cũng bị lừa. Bài học Chu Tử là bài học chúng ta nên áp dụng cho bây giờ. Họ cũng đang làm như thế đấy, đang khuấy loạn cộng đồng, đang t́m cách chia rẽ người quốc gia, đang đánh những nhân vật có tên tuổi, có thế giá chính trị trong cộng đồng. Người đánh có thể vô t́nh, cũng có thể ngây thơ vô số tội. Thật giả khó mà biết.

    Không phải tự nhiên mà họ làm thế đâu.

    Hăy cảnh giác và đừng mắc lừa thêm một lần nữa.

    Họ có mặt trên mọi mặt trận, chui ḷn vào trong mọi tổ chức, lợi dụng từng thời cơ thuận tiện, mua chuộc mọi người: Hội Phụ nữ, công nhân, Văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh, trí thức. Như trong vụ công nhân đ́nh công ở hăng Pin Con Ó, năm 1971, ở số 162, bến Lê Quang Liêm. Hay như vụ 475 trí thức miền Nam kư kiến nghị đ̣i Ḥa B́nh ngày 25 tháng 2, năm 1965. Bà luật sư Nguyễn Thị B́nh đứng ra căi cho các bị can chính phạm tại ṭa án quân sự, vùng 3 chiến thuật. Kết quả là nhà cầm quyền lúc bấy giờ đă tống xuất ba người là các ông bác sĩ Phạm Văn Huyến, thân phụ bà luật sư Ngô Bá Thành, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ và kư giả Cao Minh Chiếm ngày 19-3-1965.

    Giá thay v́ tống xuất ra Bắc 3 người, mời cả hơn 475 vị ra Bắc để kêu gọi Ḥa B́nh luôn thể. Không phải 400 vị mà 3000 vị cùng với gia đ́nh đi một lượt ra Bắc th́ vẫn hay hơn. Miền Nam sẽ yên.

    Bằng chứng là trong bài viết: Có mặt trên mọi trận địa, Nguyễn Hữu Vang đưa ra một nhận xét có vẻ mâu thuẫn, nhưng rất đúng sự thật như sau: Đảng chủ trương tiếp tục giữ vững thế tấn công trên cả 3 vùng chiến lược. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đánh bại ư chí xâm lược của giặc Mỹ đang quán triệt trong toàn quân, toàn dân, kể cả vùng ven ngoại thành. Đánh ! Ấy vậy mà trung tâm chính trị công khai của đảng trong thành phố “Thủ đô” của địch, lại giương cao ngọn cờ ḥa b́nh”{ trích Trui rèn.., trang 218}

    Họ c̣n t́m cách xâm nhập vào bất cứ ngành nghề nào, ngay cả sân kkhấu, kịch trường.Tờ Sân Khấu do Văn Lương làm chủ nhiệm xem ra vô tôi vạ, nhưng thật ra đă được Rum Bảo Việt, tức Sáu Chiến chỉ đạo. Có nghĩa là từ nay tiếng nói của sân khấu cải lương, của giới nghệ sĩ là do Rum Bảo Việt, hay do đảng cộng sản chỉ đạo giữa ḷng Sài G̣n.

    Cả một đám người quốc gia làm “b́nh phong”, “ bia đỡ đạn” cho cộng sản đánh phá miền Nam về Mặt trận Văn Hóa. Một hội Liên Hiệp Văn Học, nghệ thuật ra đời sau đó, tháng 6-8-1966 do những người có uy tín, nhưng có khuynh hướng cấp tiến, khuynh tả như Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải làm chủ tịch, luật sư Bùi Chánh Thời làm tổng thư kư và một lô các nghệ sĩ chân chính làm ủy viên như Cô Bảy Phùng Há, Duy Lân, Tú Duyên, Năm Châu, Ngọc Trai, Thái Bạch.

    Với những người như cô Bảy Phùng Há, Nghệ sĩ Năm Châu nếu có lên tiếng kêu gọi hay phản đối chính quyền điều ǵ. Ai có thể bắt và ai dám bắt?

    Các hội trên phối hợp với vô số các hội khác như Hội bảo vệ phụ nữ do bà Vân Trang cầm đầu đ̣i cái này cái kia như đ̣i “ quyền dân tộc tự quyết”, đ̣i quyền lợi cho phụ nữ th́ hợp lư quá đi rồi ! Chúng ta thử nh́n xem phụ nữ bây giờ có quyền sống, quyền làm người tử tế so với trước 1975 như thế nào?

    Sau này chính quyền cho bắt chủ nhiệm Nguyền Ngọc Lương và các người khác như Kư Ninh, Lư B́nh Hiệp, Vũ Hạnh.. Những biện pháp bắt giam đó quá nhẹ, nhất là trong trường hợp Vũ Hạnh. Vũ Hạnh bị đưa ra xử án ngày 10-6-67. Tội của y rành rành như chính y tự khai lư lịch hoạt động của y như sau: “ Ngày đầu xuân 1966, Đảng ủy văn hóa khu Sàig̣n-Gia Định làm việc “đơn tuyến” với tôi tại ngôi nhà gần bến đ̣ Cây Me, bên bờ sông Sàig̣n. Địa điểm nằm trong tầm cối 81 ly của bót ngụy, trong chợ Phú Ḥa Đông. Và nhân đó Vũ Hạnh nhận được lệnh: “ anh Hoàng Hà truyền đạt: mở một mặt trận văn hóa tấn công địch trong vùng đô thị bị tạm chiếm” { Trích Từ Ṭa án Văn Hóa đến Hát cho đồng bào tôi nhge, Vũ Hạnh}

    Và Vũ Hạnh được giao nhiệm vụ ấy. Hoàng Hà nói :

    Vũ Hạnh à. Ông sẽ là Tổng thư kư mặt trận đó ..

    Bắt mà như thể không bắt, bắt rồi tha, rồi bắt. Nhiều trí thức, nhà văn lên tiếng đ̣i tha Vũ Hạnh, trong đó có Hội Văn Bút do Thanh Lăng làm chủ tịch. Khi Vũ Hạnh được tha, họ đă đưa xe đến tận khám Chí Ḥa đón về nhà và giúp đỡ tiền bạc để y sinh sống.

    Đáng nhẽ biết rơ là cộng sản th́ mời ra Côn Đảo là đất của họ. Hay trả về Bắc cho họ yên thân.

    Kết luận:

    Người viết xin tạm ngừng phần bài viết này ở đây và dành một phần khá quan trọng để viết về vai tṛ báo chí vào những năm chót của nên đệ nhị cộng ḥa kể từ 1974 đến 1975 với 3 điểm then chốt: Thứ nhất là Phong trào nhân dân chống tham nhũng của lm Trần Hữu Thanh, ngày 18-1974. Thứ hai Ngày kư giả đi ăn mày, ngày 10-10-1974. Thứ ba Ngày báo chí và công lư thọ nạn, ngày 31-10-1974, trong đó có Báo Sóng Thần phải ra ṭa.

    Để chuẩn bị cho bài viết này, tôi đă gặp lm Trần Hữu Thanh, chủ tịch Phong trào NDCTN, tại Hà Nôi, tại nhà thờ ḍng Chúa Cứu Thế, ấp Thái Hà vào cuối năm 2005. Đồng thời cũng nói truyện và thu băng với cựu dân biểu Dương Minh Kính, một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu của phong trào này .. Về vụ Báo Sóng Thần th́ tôi cũng có một số tập tài liêu quư giá do Báo Sóng Thần thu thập với gần 50 h́nh ảnh được ghi lại. Nhóm Sóng Thần c̣n được gọi là Nhóm Hà Thúc Nhơn do quư anh Uyên Thao {Tổng thư kư báo Sóng Thần}, Lê Văn Thiệp soạn thảo cùng với giáo sư Đặng Thị Tám, Nhà văn Trùng Dương và kư giả Trần Phong Vũ.

    Đấy là những giai đọan đầy biến động mà nhiều người vẫn coi là niềm hănh diện chung của giới trí thức miền Nam như lời linh mục Nguyễn Quang Lăm, chủ nhiệm báo Xây Dựng ghi lại: “.. Và mai đây, vào sáng ngày 31-10 này, hai chữ Sóng Thần lại sẽ thực sự được khắc vào bia đá của lịch sử đấu tranh “.

    Phần tôi, tôi sẽ đặt nhan đề cho bài viết này là: Một cuộc tự sát tập thể. Và tôi h́nh dung ra cuộc “Tự thiêu” của báo Sóng Thần vào lúc 18 giờ chiều, ngày 19-9-1974 như một báo hiệu cho một cuộc tự sát tập thể sau này. Bởi v́ chỉ 6 tháng sau, toàn miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay cộng sản.

    Về phía người cộng sản th́ tôi ghi nhận là trong cuộc biểu t́nh: Ngày báo chí thọ nạn, có hai cán bộ cộng sản đi hàng đầu là quư ông Tô Nguyệt Đ́nh và Kư Ninh, đi giữa có dân biểu Nguyễn Minh Đăng và lm Trần Hữu Thanh.

    Chính v́ thế, họ có quyền tự hào là trong 30 năm qua, họ đă xây dựng được một đội ngũ kư giả tạo thành Một Mặt trận báo chí với hằng trăm người cầm bút, nhà báo, nhà văn can đảm đối đầu với “ giặc ngoại xâm và tay sai” và cũng là một điểm son của truyền thống đấu tranh của thành phố Sàig̣n!!!

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản

    Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma Cộng Sản
    Nhật kư của im lặng

    NGUYỄN VĂN LỤC *




    Đinh Cường

    1. Nỗi vui một nửa

    Bọn trí thức bốn tên:
    Có những nỗi vui, cái thích chả cắt nghĩa được. Nhớ lại có một lúc nào đó xuất hiện các tên Trung TR rồi Chung CH đồng loạt. Nhất là sau 1963. Thật khó cùng một lúc có những tên tuổi như thế nổi lên cùng thời. Đến nỗi, ông Thiên Hổ, chủ bút báo Xây Dựng đă viết chửi gom cùng một lúc bốn tên Trung, Chung như sau: "Tất nhiên rồi. Những Lư Quí Chung, Nguyễn Hữu Chung, Lư Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung và các anh em có tên Chung hay Trung cũng như các đứa con chỉ được quen mồm gọi thằng Cu như Thiên Hổ, nghĩa là đại đa số con dân Việt Nam ở ba miền Trung Nam Bắc, vẫn muốn là (những người ở giữa) th́ câu đó nông a lê ù, mà c̣n tổ làm cớ cho Cộng sản nó khai thác. Nhà dân biểu hăng say Lư Quí Chung v́ dân tộc, với dân tộc hẳn đă nghĩ đến điều đó. Dù sao Thiên Hổ cũng xin phép nói trước, sợ đàn anh quá sốt sắng đến thành ngây thơ. Chết cho dân tộc chúng em đấy. Thiên Hổ.

    Có điều cả bốn người họ đều nổi cộm lên, đều viết được. Phải nói họ đều viết hay mới đúng. Trong hồi kư của Lư Quí Chung cũng đă có lần nhắc đến cái cụm bốn Trung, Chung rất là lạ, rất là kỳ cục như thế. Trong cả bốn, Nguyễn Hữu Chung sau này ở cùng chỗ với tôi, lại có viết chung trên Tạp chí Đi Tới. Anh viết ít. Nhưng nhiều lúc anh hạ một con chữ, tôi đọc thấy cũng đă lắm.

    Đến lúc Lư Quí Chung cho ra cuốn: "HỒI KƯ KHÔNG TÊN", rồi Talawas cho đăng lại. Tôi theo dơi mỗi ngày với sự thích thú. Nay đă đọc xong, xin ghi lại một số cảm nghĩ của ḿnh.
    Thể văn hồi kư tự nó có sắc thái đặc biệt. Đó là thể văn cho người đă xế chiều. Viết để nhớ lại và gửi gắm. Đọc nó, giúp ta hiểu đời sống một người đồng thời hiểu một giai đoạn mà tác giả sống, nhất là về phương diện chính trị, xă hội hay văn học. Nhưng theo tôi, đó là một thể văn gay go nhất, v́ nó đ̣i hỏi người viết một nguyên tắc khá quyết liệt: Viết thật thà, viết với ḷng trung thực, viết không phải để tô son đánh bóng ḿnh. Hầu hết các cuốn hồi kư từ trong nước đến hải ngoại đều vấp phạm phải lỗi lầm này. Đến không thể kể ra cho hết được. Thế là cuốn hồi kư trở thành vô giá trị, cùng lắm đọc chơi, đọc để giải trí.

    Riêng cuốn hồi kư của Lư Quí Chung tôi nghĩ nó đạt được nửa điều trung thực, nửa điều thật thà. Nửa kia phải nín thở qua sông. Lỗi không phải ở tác giả. Bởi v́ nó che dấu nhiều thứ. Có những điều cần nói đă không nói ra. Bắt đầu từ chương: Sau ngày 30.4.1975. Đến ngót nghét 30 năm mà như thể không có điều ǵ để nói.

    Tôi tự hỏi ḿnh, ông viết vào cái lúc sắp sửa bước chân vào cơi bên kia. C̣n ǵ để ông vướng bận? c̣n ǵ để ông e ngại mà không trải ḷng ḿnh ra? Cái chúc thư mà ông gửi đến người đọc là chúc thư ǵ? Nội dung nhắn gửi có đủ chưa, có c̣n ǵ để nói nữa? Điều ǵ đă làm ông phải lựa chữ, lựa lời, lách chữ để có mặt? Để ít ra c̣n được lên tiếng?

    Nhưng dù ǵ đi nữa, tôi cũng vẫn đọc ông với niềm trân trọng nhất là khi ông viết những ḍng trăn trối như thế này:
    "Tôi có ư định viết lại phần đời sau 30 tháng Tư 1975 này, thành một tập hồi kư riêng. Nhưng tôi hoài nghi ḿnh sẽ không c̣n thời gian đủ để làm việc đó. Tôi vừa thoát qua cơn bệnh hiểm nghèo, không biết thời gian tạm ứng tiếp cho tôi sẽ được bao lâu. Phần một của tập Hồi Kư tôi mất một năm rưỡi để viết. Tôi đă bắt đầu ngay khi vừa phục hồi sức khỏe từ cuối tháng 12.2002. Khi viết những ḍng này, ngày 01.3.2004, tôi được tin người bạn thân và đồng hành với tôi trước 1975 trong thời gian chống Mỹ-Thiệu, cựu dân biểu Nguyễn Hữu Chung, đă mất ngày 26-2004."

    Có thể thời gian c̣n lại quá ít để ông không có th́ giờ viết nữa?
    Nhân tiện đây xin trích dẫn một người bạn thân Nguyễn Hữu Chung của ông. Lối viết rất Nam Kỳ, rất Nguyễn Hữu Chung, rất trung thực trong một lá thư trước khi ông mất. Lá thư này coi như chúc thư gửi cho ông chủ bút , nhưng cũng là gửi cho mọi người để cùng nhau suy nghĩ.

    Anh Hóa.
    Bác sĩ cho "moi" 12 tháng, "moi" xài hết 6 tháng rồi. Anh kêu tôi viết, tôi cám ơn anh, nhưng tôi nghĩ ḿnh viết cái ǵ bây giờ?
    Ḿnh viết về một dân tộc mà ḿnh biết có một phân nửa. Ḿnh viết về một đất nước mà ḿnh biết có phân nửa. Ḿnh viết về thế hệ tương lai, tính từ 75, đă một thế hệ sanh ra và lớn lên mà cả hai thế hệ này... nó không biết ḿnh là ai, mà ḿnh cũng không biết nó là ai.
    Anh thấy không, anh kêu tôi viết về tuổi trẻ, về tương lai, về một thế hệ mà đă hơn một phần tư thế kỷ ḿnh không ở đó, cái điều đó có thể cũng không sao, nhưng quan trọng hơn, là ḿnh không dự phần, ḿnh không chia xẻ, th́ bây giờ viết cái ǵ bây giờ. Tôi đi năm 75, ở cái tuổi sung măn nhứt của đời người th́… chỉ để kiếm cơm. Bây giờ về hưu rồi, hết rồi "toa" (…) Nhưng anh cứ nói cho tôi biết, tôi phải viết cái ǵ bây giờ?
    Nguyễn Hữu Chung,
    Montréal, một ngày tháng Tư 2003
    (Trích một lá thư gửi Đoàn Minh Hóa, chủ nhiệm, chủ bút Tạp chí Đi Tới, Montréal, Québec, Canada)



    Trích dẫn cả hai đọan văn trên để nhớ cả hai người đă một thời tuổi trẻ, đă có mặt, đă tham dự một phần vào lịch sử miền nam vào những ngày trước 30.4.75.

    Những trí thức trẻ tạo nên thời cuộc

    Dựa theo Hồi Kư Không Tên của Lư Quí Chung, tôi nhớ lại sau 1963 xuất hiện một loạt những khuôn mặt chính trị non trẻ, không có một tư bề dày kinh nghiệm chính trị ǵ cả. Vốn liếng chính trị rất mỏng. Kinh nghiệm sinh hoạt nghị trường v.v... cũng không có. Kể như là những tay mơ. Họ là giới thanh niên trí thức trẻ của cả một thời, đánh dấu một thời kỳ của ho. Họ là những Ngô Công Đức, Lư Quí Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Phạm Thế Trúc (sau trốn sang Nhật không dám về) Nguyễn Hữu Hiệp, Hồ Văn Minh, Hồ Ngọc Cứ, Hoàng Ngọc Biên, Dương Văn Ba, Dương Minh Kính, Nguyễn Văn Châu, Bành Ngọc Quư, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Tấân Mẫm, Hồ Ngọc Cứ, Nguyễn Văn Binh (đại tá). Dĩ nhiên, phải nh́n nhận rằng, họ có mặt là do sự hỗ trợ đằng sau của Công giáo hay Phật giáo hoặc do nhăn hiệu Nam, Bắc hay Trung. Thời cuộc thay đổi, t́nh h́nh chính trị thay đổi. Họ thay thế các khuôn mặt chính trị lớp cũ, nhiều khuôn mặt quá quen thuộc tỏ ra lỗi thời. Họ thiếu kinh nghiệm, nhưng xông xáo, học bài rất nhanh. Cộng thêm họ lư tưởng, có một tấm ḷng. Nhiều người trong họ, với kinh nghiệm thu tập trong nghị trường, trong mặt trận báo chí, trong các phong trào phản chiến, đứng giữa hay thành phần thứ ba. Chẳng mấy chốc, họ trưởng thành qua kinh nghiệm, trở thành những khuôn mặt chính trị đại diện giới trí thức trẻ khuynh tả của miền Nam lúc bấy giờ.

    Đại diện trong đám họ, tiêu biểu có thể là mẫu người như Lư Quí Chung, vừa là nhà báo như các người trẻ khác như Trương Lộc, Trần Trọng Thức, Nguyễn Vạn Hồng, Nguyễn Bá Thành. Vừa là nhà chính trị như một số dân biểu vừa nêu trên. Ông là mẫu người lư tưởng, hăng say, dấn thân nhập cuộc.

    Những điều mà ông Lư Quí Chung viết về giai đoạn ấy khá trung thực. Trung thực khi viết về chính bản thân ḿnh như học dở dang, chưa ra ông ra thằng. Vào đời vỏn vẹn có mảnh bằng Tú tài 1, chương tŕnh Pháp. Tay nghề làm báo kể là số không. Lăn vào chính trị như một t́nh cờ, một dun dủi. Đi từ trí thức khuynh tả nhảy sang đứng giữa rồi thành phần thứ ba.
    Nhưng qua những điều ông kể, đánh giá người này, người kia, đánh giá sự việc, đánh giá một t́nh huống. Phải nhận ông là người có tài, người có một tấm ḷng, người thẳng thắn, tạo cho ḿnh một bản lănh, một thế đứng chính trị, phản ứng ăn nhịp với xu hướng chính trị, thời cuộc. Đó là trí thức khuynh tả, thành phần thứ ba.

    Chập chững vào nghề: Hứa hẹn vóc dáng một tên tuổi đầy hứa hẹn
    Tôi c̣n nhớ vào những ngày trước biến cố Phật giáo 1963, một số tờ báo vẫn có thói quen ca tụng chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Tờ Sàig̣n Mới là một trong số những tờ đó. Nhưng khi ông Diệm, ông Nhu bị thảm sát xong. Diện mạo, cung cách, giọng điệu một số tờ báo đă khác. Họ đổi chiều, trở giọng nhanh như chớp đến đáng khinh. Vô số những bài phóng sự mới ra ḷ bôi nhọ chế độ ông Diệm. Không ai cấm họ làm như thế với điều kiện trước đây họ đừng có khen hay nịnh bợ. Khinh họ là ở chỗ đó. Chỉ trong một đêm. Giọng điệu đang rỉ rả ca tụng thành chửi bới, bôi nhọ. Tôi cảm thấy ngầy ngật về nhân cách của một số tờ báo thời đó.

    V́ thế, tôi đọc hồi kư của Lư Quí Chung trong chương: Chập chững vào nghề báo. Tôi nghĩ rằng, ông là nhà báo trẻ và duy nhất không nói và về hùa theo đám đông. Bài báo viết về vụ ông Cẩn của ông có cách nh́n riêng, khá nhân bản và can đảm. Có lẽ cả cuốn hồi kư, phần này nói lên cái nhân cách của Lư Quư Chung sau này. Lư Quí Chung vượt trên cái nhăn thức b́nh thường của các kư giả viết chạy theo thời cuộc, viết a dua, viết chạy theo đám đông, viết bôi bác lem nhem, nhăn thức thiển cận hẹp ḥi không có tŕnh độ, thiếu một cái nh́n sắc bén về cá tính ông Ngô Đ́nh Cẩn. Lư Quí Chung biết nhận ra ở ông Ngô Đ́nh Cẩn lúc ra ṭa, lúc ở cái thế kẻ thua cuộc. Ông Ngô Đ́nh Cẩn vẫn tỏ ra cho thấy một con người có bản lănh, có cá tính, có uy lực, coi thường những kẻ đang xử án ḿnh và coi khinh những nhân chứng trước đây ra vào nhà ông qụy lụy. Từ tư thế một tội nhân, bị xử án, ông Cẩn ở tư thế một người biết chấp nhận thua được một cách b́nh thản. Khó chứ không phải dễ. Người ta có thể oán hận ông, có thể kết án ông điều này điều nọ. Nhưng trước ṭa án xử ông, ông chứng tỏ một nhân cách đáng nể. Điều đó không thể phủ nhận được.

    Lư Quí Chung viết: "Tôi vẫn nhớ thái độ ông Cẩn trước ṭa án rất ngạo mạn, ông chẳng quan tâm ǵ đến diễn tiến phiên ṭa. Chẳng chú ư tới các lời buộc tội ông. Ông mặc bộ đồ bà ba lụa mầu trắng, mắt nhắm nghiền như ngủ qua suốt các phiên xử. Nhiều lúc c̣n có cử chỉ tỏ vẻ khinh khi các tướng tá đang ngồi xử ḿnh.. Và lúc bị đưa ra hành quyết, Lư Quí Chung viết: "Ông bị trói chặt vào cột hành quyết và lúc sắp sửa bị bịt mắt bằng vải đen th́ ông ta phản ứng. Ông nhất định không để bị bịt mắt, muốn được nh́n tận mắt cuộc hành quyết ḿnh. Nhưng người thi hành án giải thích với ông rằng luật lệ không được phép cho họ làm khác. Người ta vẫn bịt mắt ông và một loạt súng kết liễu mạng sống của người thứ ba và là em út trong ḍng họ Ngô từ sau cuộc đảo chính 1.11.63. Bài tường thuật của tôi nhấn mạnh hai điểm: ông Cẩn không sợ cái chết và tỏ vẻ khinh khi những người xử ông tại ṭa.
    Bài viết này làm nên vóc dáng Lư Quí Chung sau này trong nghề làm báo và chính trị, khởi đầu một cuộc hành tŕnh trí thức trẻ, dấn thân và nhập cuộc. Đó là bài báo như bước chân khổng lồ vào đời, xác định được thế đứng, góc nh́n và vóc dáng của một nhà báo trẻ. Bài báo đó báo hiệu tương lai một người tuổi trẻ lư tưởng và hăng say, can đảm và trung thực.
    Vào lúc đó, ngoài Lư Quí Chung, c̣n có tờ Tiếng Nói Dân Tộc, số kỷ niệm ngày 1.1.63 có ghi lại cảm tưởng như sau: "Vô cùng kinh ngạc vế thái độ dửng dưng và thật trầm tĩnh của con người được mệnh danh là Út Trầu, lúc mà Cẩn biết bị bác đơn ân xá" .

    Khoảng gần 30 năm sau. Trong hồi kư Luật Sư: Nghề hay Nghiệp, hồi kư về vụ án ông Cẩn đăng trên tờ Thế Giới Ngày Nay ở Kansas, Hoa Kỳ, năm 1992, Luật sư Vơ văn Quan viết: "Ông Cẩn im lặng nghe đọc bản án bác đơn xin ân xá. Quá cảm động, tôi chỉ biết nói câu an ủi tầm thường: "Thôi ông cố vấn đừng quá đau buồn. Trên cơi đời này sớm muộn ǵ rồi cũng phải ra đi." Ông nh́n tôi điềm tĩnh nói: "Luật sư đừng có buồn cho tôi. Tôi đi theo mấy ông anh của tôi. Tôi trở về cơi Chúa. Tôi không sợ chết đâu, nhưng tôi lo cho luật sư. Luật sư đụng chạm tới họ không biết luật sư ở lại có bi họ làm khó dễ hay không.." Tôi ứa nước mắt nói không sao đâu, ông cố vấn đừng lo cho tôi. Xin cầu chúc ông cố vấn được vào nước Chúa". Người lính đem khăn vải đen bịt mặt ông. Tới lúc đó, ông không c̣n giữ im lặng lắc đầu nói lớn, tôi không chịu bịt mắt đâu, tôi không sợ chết, nhưng người ta vẫn buộc. Bị bịt mắt, ông Cẩn vẫn lên tiếng phản đối vùng vẫy cái đầu. Một tiếng hô, một loạt súng nổ. Đạn bắn mạnh vào làm cho thân h́nh người tử tội bật ngược lên, dăy nảy rồi rũ xuống như một người máy bị đứt dây thiều. Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết bước tới cọc, lạnh lùng bắn phát đạn ân huệ. Đầu ông Cẩn dăy lên rồi gục xuống. Hoàng hôn chụp xuống ảm đạm tang tóc".

    Ông kết luận: "Tối hôm xử bắn, tôi đă uống thuốc để cố gắng t́m giấc ngủ, vẫn trằn trọc thao thức suốt đêm v́ bao h́nh ảnh vụ án cứ dồn dập quay cuồng trong tâm trí và ông nhận ra t́nh cảm cũa ông đối với bị cáo đă thay đổi: Lúc đầu ác cảm phẫn nộ, đến khâm phục và thương tâm.
    Con đường làm chính trị thông qua cửa ngơ nhà thờ, hoặc nhà Chùa.
    Qua Hồi Kư Không Tên giúp chúng ta hiểu khá rơ quá khứ của những sinh hoạt chính trị sau năm 1963. Tôi c̣n nhớ đến ngạc nhiên là tự mọi nơi chốn, những người trẻ quen cũng như không quen, như một lớp sóng trào nhảy vào chính trị rất là ngang xương, rất là " blanc- bec". Nguyễn Hữu Hiệp, dáng thư sinh học tṛ, con cháu của Molière và học tṛ của Aristote, Platon đă dùng cú đá song chảo đá văng những nhà chính trị lăo thành tăm tiếng như bác sĩ Hoàng Cơ B́nh. Châu Nguyễn ở Đà Lạt cũng vậy. Dưới tỉnh, những Bành Ngọc Quư, Dương Văn Ba đă có lá bài "Miền Nam" hay "Liên Trường", hay địa phương. Những Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Văn Binh, Lư Quí Chung, Dương Minh Kính th́ đúng ra mỗi người có những lá bài "tẩy", những lá dù che của thời kỳ đó.

    Họ muốn lọt vào sinh hoạt chính trị, không có con đường nào khác qua cổng chùa hay cổng nhà thờ. Một điều như thể bắt buộc, không làm khác được. Cha Cố, sư săi có giá. Điều đó chứng tỏ một chính quyền, một chế độ non nớt. Uy quyền Quốc Gia không có. Tôn giáo, thần quyền dính vào thế quyền, chia xẻ quyền lực rất tay ngang và không b́nh thường. Cổng chùa, cổng nhà thờ nay ra vào không phải là những Phật tử hay con chiên ngoan đạo nữa. Thêm vào đó là những nhà chính trị, trẻ có, già có đi t́m một tấm giấy thông hành chính trị. Không ai có thể ra vào Hạ Viện, Thượng Viện mà thiếu một tấm giấy thông hành. Hạ Viện th́ đám người trẻ như tác giả Lư Quí Chung. Rất năng động, rất xôm tro, rất nổi đ́nh đám. Hoặc như các dân biểu Đinh Văn Đệ, Nguyễn Phúc Liên Bào, Phan Xuân Huy, Đinh Xuân Dũng, Kiều Mộng Thu, Trần Ngọc Châu trong vai tṛ dân biểu đối lập. Hoặc có những người ít xuất hiện công khai như Dương Văn Ṭng, Trương Lộc, Hoàng Ngọc Biên v.v.. Hoặc trong bóng tối với tư cách người Cộng sản như: Trương Bá Cần (hay Trần Bá Cường), Vương Đ́nh Bích, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ. Bốn người này đều có thẻ đảng và nắêm tờ Công giáo và Dân Tộc từ sau 75 cho đến hiện nay.

    Thượng Viện th́ thầm lặng hơn với đám sồn sồn, trí thức salông. Họ bỏ nhà thương, bỏ ṭa án, bỏ quân ngũ, bỏ trường học để ra ứng cử và xếp hàng dưới hai nhăn hiệu: Liên danh của Công giáo hay Phật giáo. Chỉ cần người đứng đầu có tên tuổi như Trần Văn Lắm, Vũ Văn Mẫu, Dương Văn Minh v.v.. gắn thêm cái mác tôn giáo. Thế là xong. Ngay cả những liên danh quân đội của các tướng như Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính th́ cũng không thoát nổi cái dù che của Cha cố, Sư săi. 9 người c̣n lại đều có nghề nghiệp chuyên môn, có tuổi, có tên, nhưng mà chưa có tên tuổi. Họ là những nhà chính trị giả hiệu, thiếu tay nghề, thiếu kinh nghiệm nghị trường. Cùng lắm là những nghị gật.

    Và đây là lời xác nhận của ông Lư Quí Chung về điểm này: "Trong khi chuẩn bị cuộc vận động cho liên danh Dương Văn Minh với tư cách đại diện báo chí cho liên danh này, tôi đă tiếp cận với Phật giáo Ấn Quang t́m sự ủng hộ của lực lượng Phật giáo có hậu thuẫn quần chúng lớn nhất. H́nh như dân biểu đơn vị Huế là Trần Ngọc Giao cũng có giới thiệu tôi với Thượng tọa Trí Quang lúc này đang ở chùa Ấn Quang"
    Dân biểu Lư Quí Chung nhận xét tiếp: "Lần đầu tôi gặp 'Người làm rung chuyển nước Mỹ', Báo Newsweek đă gọi Thượng tọa Trí Quang như thế. Khi đă tiếp xúc th́ con người ấy đă toát lên một thứ thần sắc khác thường. Ánh mắt như sao băng, chiếu thẳng vào người đối thoại như nh́n thấu những suy nghĩ của họ. Tôi nhớ măi ấn tượng đầu tiên ấy khi lần đầu gặp nhà tu hành nổi danh."
    Khi ra Huế, dân biểu Lư Quí Chung đưa ra một nhận xét khá đặc biệt khi gặp Đức Tăng Thống: "Trong chùa Bảo Quốc chỉ treo một bức ảnh chân dung duy nhất trên tường. Đó là chân dung Thượng tọa Trí Quang. Như thế đủ thấy ảnh hưởng của thầy Trí Quang với người lănh đạo tinh thần cao nhất Giáo Hội Phật Giáo là như thế nào."

    Nay th́ quyền lực thế trần nắm trong tay các vị lănh đạo tôn giáo, thay cho quyền lực siêu nhiên. Hay có thể là cả hai mà tự bản chất của các tôn giáo, hai quyền lực đó không thể dung hợp nhau được. Hoặc có cái này th́ không có cái kia, có loại trừ, không làm tôi hai chúa được. Đó cũng là lựa chọn đau xót mà mỗi người tu hành bước qua ngưỡng của tôn giáo phải tuân thủ. Bước đầu của việc tu tŕ là rũ áo, bỏ đời mà đi trong tấm ḷng thanh thản, không c̣n nuối tiếc trần thế nữa.

    Cho nên, đừng ai nói hay. Tôn giáo mà đi đôi với thế quyền, cộng thêm tiền bạc th́ khó tránh khỏi nguy cơ của sự sa đọa trần thế. Sa đọa quyền lực, lẫn lộn vai tṛ lănh đạo tôn giáo và vai tṛ lănh đạo chính trị. Một thứ chính trị như ban phát ơn, thiếu lành mạnh, thiếu dân chủ chỉ xảy ra ở VN trong một t́nh huống khá đặc biệt. Nh́n lại cho thấy đó là một giai đọan tồi tệ v́ một khủng hoảng quyền lực, khủng hoảng uy quyền Quốc Gia. Chúa Phật chỉ có nước bỏ chùa, bỏ nhà thờ mà đi lang thang.

    Hồi kư của Lư Quư Chung khá lư thú kể về người, về việc, về từng biến cố với tư cách người trong cuộc. Nhất là nêu bật được cái hay, cái dở, cái yếu của cái cơ chế của sinh hoạt chính trị thời đó.

    Tôi cũng nhận ra rằng, trong cuốn Hồi Kư Không Tên, phần viết về những năm hoạt động báo chí và làm dân biểu, Lư Quí Chung viết rất thong dong, thoải mái, rạch ṛi từng sự việc, từng người, phê phán thẳng thắn theo cái kiểu "Có sao nói dzâïy". Từng nhà báo, từng tờ báo, từng nhân vật như ông Thiệu, ông Kỳ. Nêu bật được cá tính, cái hay lẫn cái dở của họ. Về những hoạt động chính trị của ông với tư cách một dân biểu đối lập, về các đồng sự, về các cuộc chống đối biểu t́nh được nh́n từ bên trong với tư cách người trong cuộc.

    Ông không ngại nói hết, kể hết cho thấy vai tṛ của ông trong các biến động ấy. Đấy là những trang hồi kư sống động, một thứ sản phẩm c̣n nguyên vẹn được bóc trần ra, ít lắm cũng có thêm những chi tiết mà phải là người trong cuộc mới biết được. Chẳng hạn như cái chương 25, Thời khắc Lịch sử: Đầu hàng. ông đă tận dụng ng̣i bút để nhấn mạnh vai tṛ nhân chứng của ḿnh, từng chi tiết nhỏ một. Dù là nhân chứng một vụ việc rất là nhỏ, chẳng đáng nói. Chẳng hạn chi tiết hướng dẫn một ngườøi lên sân thượng để treo lá cờ Giải phóng, thay lá cờ Quốc gia.

    Chi tiết lá cờ Giải Phóng, nửa xanh nửa đỏ treo lên ở Dinh Độc Lập khá là quan trọng và mang nhiều ư nghĩa lắm. Ở những ngày sau 30-4. Sàig̣n rợp bóng cờ mầu xanh. Phố phường, nhà nhà mầu xanh, mầu đỏ, xe cộ chạy rần rật trên đường phố phất phới mầu xanh. Trẻ con cầm lá cờ đi phất phới khắp nơi. Cũng mầu xanh và đỏ. Cũng lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam. Vậy mà, chẳng bao lâu sau, trong vài tuần lễ, không kèn không trống.. Những lá cờ mầu xanh và đỏ đó biến đâu mất.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •