Page 1 of 11 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 102

Thread: ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?


    Mỹ - Trung khởi động lại thỏa thuận thương mại bất chấp đại dịch Covid-19

    Ngày 08/05/2020, đại diện Mỹ - Trung Quốc điện đàm bàn về việc thực thi thỏa thuận thương mại sơ khởi. Greg Baker / AFP
    Anh Vũ
    Hôm nay 08/05/2020, đại diện hai đoàn đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc đă có cuộc điện đàm đầu tiên bàn về việc thực thi thỏa thuận thương mại sơ khởi kư hồi đầu năm nhưng đă bị gác lại v́ khủng hoảng virus corona.


    Trong thông cáo hôm nay, hăng tin chính thức Trung Quốc, Tân Hoa Xă, cho biết phó thủ tướng Lưu Hạc và đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer cùng bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đă nhất trí là Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ hợp tác tạo môi trường thuận lợi để triển khai thỏa thuận thương mại « giai đoạn 1 » kư hồi tháng Giêng. Trong một thông cáo riêng, văn pḥng của đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer cũng cho biết Washington và Bắc Kinh hy vọng đáp ứng được các cam kết bất chấp khủng hoảng dịch và hai bên sẽ tiếp tục tôn trọng các cam kết của thỏa thuận.

    Sau gần hai năm lao vào cuộc chiến thương mại với những đ̣n trừng phạt thuế lẫn nhau, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới khó khăn lắm mới kư được một thỏa thuận sơ khởi hồi tháng Giêng. Ngay sau đó, dịch Covid-19 bùng lên dữ dội tại Trung Quốc, làm cả nước bị phong tỏa nghiêm ngặt. Theo thỏa thuận sơ khởi, Trung Quốc chấp nhận tăng mức mua sản phẩm Mỹ thêm 200 tỷ đô la so với năm 2017. Thế nhưng, đại dịch đă làm nền kinh tế của Trung Quốc cũng như cả thế giới tê liệt. Bắc Kinh khó có thể thực hiện cam kết trên dù đă cho khởi động lại kinh tế từ đầu tháng Tư, khi cơ bản khống chế được dịch.

    Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh dịch virus corona vẫn đang hoành hành tại Mỹ và là nguồn cơn gây thêm căng thẳng giữa hai nước. Washington và Bắc Kinh trong những ngày qua vẫn tiếp tục khẩu chiến về nguồn gốc đại dịch. Theo Hoa Kỳ, chính Trung Quốc đă để Covid-19 lây lan khắp thế giới như hiện nay. Tổng thống Donald Trump dọa sẽ trừng phạt thương mại Trung Quốc v́ đại dịch này và thậm chí hủy bỏ thỏa thuận đă kư nếu Trung Quốc không tôn trong cam kết nhập hàng Mỹ.

    Trong khi đó, trận dịch Covid- 19 đang kéo nền kinh tế Mỹ ngày càng gần đáy hơn. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tư dự kiến tăng lên đến gần 20%, gấp đôi so với thời kỳ khủng hoảng tài chính 2009. Trước khi có dịch, tổng thống Trump từng rất tự hào về thành tích kéo tỷ lệ thất nghiệp xuống 3,5%, mức thấp nhất trong 50 năm qua ở Mỹ.


    Về mặt trận chống dịch virus corona, theo số liệu của Đại học Y, John Hopkins, ngày hôm qua nước Mỹ ghi nhận thêm 2.400 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng v́ Covid-19 từ đầu dịch lên đến 75.500 người. Từ ngày 01/04 đến nay, chưa ngày nào số ca tử vong v́ Covid-19 ở Mỹ xuống dưới 1.000 người. Con số ca nhiễm trên cả nước đă lên hơn 1,25 triệu, mỗi ngày tăng thêm khoảng 20.000 người.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Căng Thẳng leo thang TT Trump quyết tất tay với TC về cùm tàu - chiến tranh lạnh mới đang bắt đầu


  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Scott Perry: Hoa Kỳ cần hiểu ĐCSTQ là kẻ thù muốn hủy diệt chúng ta
    Scott Perry•Thứ Sáu, 08/05/2020 • 809 Lượt Xem
    Trung Quốc đă lừa dối, che đậy và cố đổ tội cho Hoa Kỳ về đại dịch COVID-19.

    Chúng ta đang trải qua một trong những sự việc đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời ḿnh, nhưng rất nhiều người có lẽ chưa nhận ra điều đó.

    Scott Perry: Hoa Kỳ cần hiểu ĐCSTQ là kẻ thù muốn hủy diệt chúng ta
    Scott Perry, Nghị viên bang Pennsylvania, tác giả bài viết. (Ảnh qua WHYY.org)
    Đại dịch COVID-19 khiến thế giới chao đảo sau khi “tự nhiên” xuất hiện lần đầu tiên tại chợ Hải sản Hoa Nam. Tuy nhiên có vẻ như loại virus này đă xuất hiện từ một pḥng thí nghiệm cấp độ 4 ở Trung Quốc, vốn được biết đến là một nơi thí nghiệm virus, đă khiến cho con virus từ động vật “có thêm chức năng” tấn công con người. Và giờ đây, chủng virus đó đă xuất hiện – và sẽ tồn tại măi. V́ sao người ta lại làm như thế? Câu hỏi này có rất nhiều câu trả lời, nhưng có ít câu trả lời là xuất phát từ động cơ tốt – đặc biệt khi nó là hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Việc lây lan COVID-19 là do bất cẩn hay do cố ư c̣n chưa được xác định rơ. Chúng ta có thể sẽ không bao giờ hoàn toàn chứng minh được điều đó, nhưng chúng ta biết rơ điều này: Chuyên gia virus học hàng đầu của Trung Quốc Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ) – một nhà khoa học nổi danh với các nghiên cứu về những chủng virus corona liên quan tới loài dơi, từng làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán – đă công bố nhiều báo cáo về những virus động vật có thể tấn công con người. Theo nhà dịch tễ học Daniel Lucey của Georgetown, trường hợp đầu tiên nhiễm virus Vũ Hán được phát hiện vào tháng 11/2019; tuy nhiên, ĐCSTQ đă không chính thức thừa nhận sự bùng phát của virus cho đến ngày 20/1/2020 – tức là gần sáu tuần sau.

    Mặc dù các quan chức ĐCSTQ đă nói dối và khiến chúng ta tin rằng tất cả các ca nhiễm đều có nguồn gốc từ chợ Hoa Nam, nhưng một phần ba trong số những ca nhiễm đầu tiên không có bất kỳ mối liên quan nào tới chợ Hoa Nam. Nhưng khi tạp chí y khoa The Lancet đặt câu hỏi nghi ngờ về “lư thuyết chợ dơi tươi sống” (nhân tiện, chợ hải sản Hoa Nam không bán dơi), đồng thời khi Vũ Hán bị phong tỏa, chuyên gia virus Thạch Chính Lệ đă tuyên bố rằng tŕnh tự bộ gen của virus cho thấy nó đă h́nh thành “một cách tự nhiên”.


    Khi đại dịch bắt đầu bùng phát, các quan chức ĐCSTQ đă yêu cầu hủy các mẫu virus hiện có, cấm chuyên gia của họ công bố bất kỳ thông tin nào, cấm các chuyên gia y tế tham gia vào quá tŕnh điều tra, và đàn áp vu khống bác sĩ của chính họ. Bác sĩ Lư Văn Lượng đă cố gắng đưa ra cảnh báo về virus và giờ đây đă qua đời do nhiễm COVID-19.

    Đầu tháng 2/2020, Chen Wei (Trần Vi) – chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về pḥng chống vũ khí sinh hóa – đă chính thức nắm quyền kiểm soát Viện Virus học Vũ Hán, và Huang Kunming (Hoàng Khôn Minh) – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc – đă lănh đạo việc kiểm soát thiệt hại và chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch bắt buộc truyền thông phải tuân theo. Tôi có thể tiếp tục b́nh luận về việc này, nhưng giờ độc giả hẳn đă nắm được điểm trọng yếu.

    ĐCSTQ đă biết rằng virus lây lan từ người sang người trong những cộng đồng sống quanh Viện Virus học Vũ Hán. Nhưng nó không chỉ để cho virus lây lan đến các vùng c̣n lại của thế giới mà c̣n dối trá về việc này, lại c̣n cố che đậy, và thậm chí c̣n cố đổ tội cho Hoa Kỳ, rằng dịch bệnh “của Mỹ” là do các quân nhân Hoa Kỳ đă từng đến Vũ Hán vào tháng 10/2019 trong Thế Vận hội Quân sự, rồi lây sang cho người dân sở tại ở đây. (Luận điệu này cũng hay đấy, nhưng cả 300 quân nhân hay nhân viên trong nhóm này đều xét nghiệm âm tính với COVID-19). Nếu những hành vi này xảy ra ở bất cứ đâu [bên ngoài Trung Quốc], chúng sẽ được coi là hành vi phạm tội – ít nhất là vô ư giết người hoặc ngộ sát không tự nguyện.

    Bạn sẽ làm ǵ khi nhận ra bạn đang sống cùng với một kẻ đang cố gắng hủy diệt ḿnh? Đó chính là t́nh huống đang diễn ra hiện nay [với Hoa Kỳ]. Việc nhận ra và tệ hơn nữa là việc chấp nhận rằng cái vị đối tác mà bạn đă và đang có mối quan hệ mật thiết đó thực ra là kẻ thù, th́ về mặt kinh tế mà nói là khá khó khăn, và về mặt tâm lư mà nói th́ gần như là không thể tiếp nhận nổi.

    Kể từ năm 1999 – thời điểm mà hai tướng Trung Quốc, Qiao Liang (Kiều Lương) và Wang Xiangsui (Vương Tương Tuệ), xuất bản cuốn sách “Chiến tranh không giới hạn: Kế hoạch tổng thể của Trung Quốc để tiêu diệt Hoa Kỳ” (Unrestricted Warfare: China’s Master Plan to Destroy America) – Hoa Kỳ đă lần lượt bị tấn công liên tục vào kinh tế và tài chính. Và giờ đây chúng ta phải hứng chịu một cuộc tấn công sinh học. Cũng như vụ 11/9, cuộc tấn công này đă thay đổi cách mà [người Mỹ] chúng ta sẽ nh́n nhận và hành động.



    Việc chúng ta hành động như thế nào sẽ quyết định liệu rằng chúng ta, một quốc gia và một nền văn hóa, có thể chịu đựng được bao lâu và có vượt qua được hay không. Xin đừng nhầm lẫn: những kẻ thù của chúng ta đă thấy rằng việc khiến một “siêu cường đơn độc” quỳ gối mới dễ dàng làm sao. Tất cả bọn họ đang chăm chú nh́n.

    Với bất cứ h́nh thức tội phạm nào, kể cả việc giết người hàng loạt, phải có ai đó hoặc một điều ǵ đó chịu trách nhiệm, và nhất định phải bị quy trách nhiệm. Trong trường hợp này, đối tượng đó chính là ĐCSTQ. Đừng lăng phí thời gian thêm nữa, phải thực hiện ngay một cuộc điều tra sâu sát và không khoan nhượng, mà không được có sự tham gia của những kẻ chuyên biện giải và gây nhiễu loạn của Trung Quốc như Tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới hay các công ty mạng xă hội Hoa Kỳ.

    Nếu không thể đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra ṭa án quốc tế, th́ phải có một phiên ṭa ở Hoa Kỳ. Công lư phải được thực thi, nhất là v́ những người đă mất mạng do sự khinh suất của Trung Quốc, hay nói một cách tệ hơn chính là sự khinh thường mạng sống một cách có chủ ư của Trung Quốc. Chúng ta đă nhảy vào cuộc chiến tranh ở Afghanistan v́ những kẻ khủng bố đă cướp đi mạng sống của ít người Mỹ hơn nhiều [so với đại dịch lần này].

    Hoa Kỳ đă tŕ hoăn quá lâu việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho các hành động gây mất ổn định và khiêu chiến của họ. Một khởi đầu tốt sẽ giúp chúng ta đ̣i lại hàng tỷ USD mà Trung Quốc đă nợ và không thể trả chúng ta sau Thế chiến thứ 2, và đương nhiên sẽ bù đắp được một chút cho hàng ngh́n tỷ USD đă tổn thất do đại dịch – do ĐCSTQ gây ra – và chúng ta cần phải đ̣i lại hết [số tổn thất đó].

    Đối với ĐCSTQ, Hoa Kỳ cần phải độc quyền nhiều hơn trong các ngành trọng yếu, như sản xuất, công nghệ, chuỗi cung ứng, y tế, truyền thông, nông nghiệp, quân sự, vũ trụ và giáo dục. Phải chấm dứt hành động mở cửa cho Trung Quốc và lờ đi các tội ác có hệ thống và dày đặc của chế độ. Hoàn toàn không thể có bất cứ sự hỗ trợ ngầm nào cho cái gọi là “Chương tŕnh Ngàn Nhân tài”, “Viện Khổng Tử” và, đặc biệt, không cho họ tiếp cận với [phố Wall,] thị trường tài chính quan trọng nhất trên hành tinh này.

    Xét về mặt quốc gia, hay cá nhân, người Mỹ phải đặt phúc lợi quốc gia lên trên lợi nhuận và hàng giá rẻ đến từ một chế độ phạm rất nhiều tội ác chống lại loài người, bao gồm các trại tập trung, thu hoạch nội tạng, và vi phạm nhân quyền thô bạo, chưa kể các chiến lược chủ động ḥng đánh bại và thống trị Hoa Kỳ. Chúng ta phải nhận ra, hiểu biết và chống lại kẻ thù ngay bên trong địa giới của chúng ta trước khi [Hoa Kỳ thất bại đến mức] không c̣n ǵ để mà bảo vệ nữa.

    Scott Perry, Nghị viên bang Pennsylvania, từng làm việc trong Ủy ban An ninh Nội địa và hiện đang làm việc trong Ủy ban Đối ngoại Hoa Kỳ. Ông là một cựu chiến binh, cựu phi công quân đội và chuẩn tướng đă xuất ngũ.

    Scott Perry, Washington Times
    Bài gốc xem tại đây, tựa do người dịch đặt lại
    Minh Nhật biên dịch

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Quan hệ Mỹ-Trung “xuống hố”, tương tác liên tục Trump-Putin thành tâm điểm
    Tôn Vân•Thứ Sáu, 08/05/2020 • 1.1k Lượt Xem
    Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán càn quét thế giới khiến nhiều nước rơi vào t́nh trạng đ́nh trệ các hoạt động xă hội, kinh tế thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng đang khiến quan hệ Mỹ – Trung Quốc vốn đă xấu lại càng tệ hơn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban đầu che giấu dịch bệnh lại đổ vạ cho Mỹ gieo rắc virus. Trong diễn biến khác, gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đă tăng cường tương tác với Tổng thống Nga Putin, trong “Ngày Elbe” họ đă cùng t́m lại lịch sử t́nh hữu nghị, động thái gây chú ư về quan hệ Mỹ – Nga trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay.


    (Ảnh minh họa: EQRoy / Shutterstock)
    Vào ngày 25/4, Mỹ và Nga đă ra tuyên bố chung kỷ niệm 75 năm cuộc gặp giữa quân đội Mỹ và Liên Xô cũ tại sông Elbe ở Đức. Tuyên bố cho biết gặp gỡ quân sự Mỹ – Liên Xô tại sông Elbe báo trước thất bại cuối cùng của Đức Quốc xă, “tinh thần Elbe” là mẫu mực về việc từ bỏ sự khác biệt, xây dựng niềm tin và hợp tác v́ sự nghiệp lớn lao hơn. “Ngày nay khi chúng ta đối mặt với nhiều thách thức quan trọng nhất của thế kỷ 21, chúng ta bày tỏ ḷng kính trọng đối với những người dũng cảm đă chiến đấu bên cạnh nhau để đánh bại chủ nghĩa phát xít. Công lao của họ sẽ được ghi nhớ măi măi.”

    Cuộc gặp quân đội Mỹ – Liên Xô trên sông Elbe diễn ra vào ngày 25/4/1945 giữa tiểu đội 4 người của Mỹ và quân tiền trạm của Hồng quân Liên Xô, họ bắt tay nhau trên cây cầu bỏ hoang qua sông Elbe ở miền đông nước Đức. Hai tuần sau, Đức Quốc xă tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

    Điều đáng chú ư là lần cuối cùng Mỹ – Nga có tuyên bố chung kỷ niệm “Ngày Elbe” là vào năm 2010, v́ nhiều năm qua quan hệ Nga – Mỹ đă xấu đi nhiều v́ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và vấn đề Crimea. Giờ đây một lần nữa hai bên có tuyên bố chung ôn lại t́nh hữu nghị thời Thế chiến thứ Hai đă làm dấy lên quan tâm và suy đoán.

    Trên Epoch Times (Mỹ), nhà b́nh luận thời sự Hạ Tiểu Cường (Xia Xiaoqiang) cho biết, tại thời điểm quan trọng và nhạy cảm của đại dịch toàn cầu, những hành động hiếm hoi của ông Trump và ông Putin có ư nghĩa rất lớn.


    Hiện nay cả hai nước Mỹ và Nga đang bị đại dịch viêm phổi Vũ Hán tấn công nghiêm trọng, Mỹ đă xác nhận hơn 1,2 triệu trường hợp nhiễm virus với hơn 70.000 người thiệt mạng, làm hoạt động kinh tế bị ngừng trệ. C̣n Nga th́ liên tục trong 4 ngày với mỗi ngày hơn 10.000 trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán, trên toàn nước Nga đă có 165.929 trường hợp nhiễm virus và tổng cộng 1.537 trường hợp tử vong. Trong bài phát biểu trên truyền h́nh, ông Putin thề “truy t́m thủ phạm”.

    Nga: Số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, 3.000 quân nhân lây nhiễm
    Ông Hạ Tiểu Cường nhận định, tuyên bố chung này của ông Trump và ông Putin không chỉ báo cho thế giới tín hiệu quan hệ Mỹ – Nga đang ấm lên, c̣n báo cho thế giới một thông điệp rằng hai nước sẽ hợp tác chống lại ĐCSTQ và buộc họ phải chịu trách nhiệm.

    Nhưng đây không phải là tương tác duy nhất gần đây giữa Mỹ và Nga. Trước đó ngày 11/4, ông Trump và ông Putin đă trao đổi điện thoại về các vấn đề như cắt giảm sản lượng dầu. Có nhận định rằng do can thiệp của ông Trump mà cuối cùng Moscow đă chấp nhận giảm sản lượng mà Ả Rập Saudi khơi mào. Trước đó ngày 30/3, ông Trump cũng trao đổi với ông Putin để bày tỏ mong muốn cùng nhau đối phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

    Nhật báo kinh tế Hồng Kông (Hket) có nhận định, nguyên thủ Mỹ và Nga vốn dĩ đối đầu nhau nhưng liên tục trong một tháng qua lại nhiều lần trao đổi liên lạc, trong khi nguyên thủ hai bên Trung – Mỹ và Trung – Nga chỉ có một lần liên lạc điện thoại, cho thấy đây không phải điều ngẫu nhiên.

    Nga – Mỹ nhích lại gần, ‘chiến lang’ TQ v́ sao không dám ‘cắn’ ông Putin?


    Tương tác Mỹ – Nga đáng chú ư hơn v́ từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát và lây lan trên thế giới, ĐCSTQ không chỉ che giấu dịch bệnh mà vu khống đại dịch do quân đội Mỹ gieo rắc virus, khiến Trump phải phản công bằng cách gọi “virus Trung Quốc”, tạm ngừng hỗ trợ kinh phí cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấu kết với ĐCSTQ. Chính phủ Mỹ đă nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra nguồn gốc của dịch bệnh, ám chỉ Pḥng thí nghiệm P4 Vũ Hán là nguồn gốc của virus, khiến ĐCSTQ từ hổ thẹn thành tức giận, thường xuyên dùng bộ máy truyền thông Nhà nước tấn công dữ dội Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khiến quan hệ Trung – Mỹ không ngừng xấu đi.

    Thực tế những năm qua, Mỹ và Trung Quốc đă xung đột trên nhiều mặt trận, từ cuộc chiến thương mại, cuộc chiến thuế quan, cuộc chiến khoa học công nghệ, đến cuộc chiến trong lĩnh vực y tế công cộng, làm xung đột giữa hai bên bùng phát với mức độ chưa từng thấy.

    Ông Hạ Tiểu Cường cho biết, sau khi ông Trump nhậm chức đă bắt đầu xoay trục chiến lược “liên kết Trung Quốc chống Nga” kể từ thời Nixon vào những năm 1970. Lư do chính là ngày nay xảy ra t́nh trạng xâm nhập và phá hủy toàn diện của ĐCSTQ đối với Mỹ và thế giới, gây đe dọa chí mạng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Việc ông Trump và ông Putin tăng cường tương tác ngay vào thời điểm quan trọng lây lan dịch bệnh toàn cầu do ĐCSTQ gây ra, đánh dấu bước tiến thực sự trong chiến lược “liên kết Nga kiềm chế Trung Quốc” của ông Trump.

    Epoch Times cũng dẫn nhận định của học giả Tiết Tŕ (Xue Chi) chuyên về vấn đề Trung Quốc cho rằng, trong Chiến tranh Lạnh đă từng có khi phổ biến quan điểm “thế giới ba cực” là Mỹ – Nga – Trung. Nhưng t́nh h́nh quốc tế ngày nay cho thấy xu hướng lớn vẫn là đối đầu hai cực giữa Mỹ và Trung Quốc. Bề ngoài th́ thấy Nga và ĐCSTQ dường như có mối quan hệ rất tốt, nhưng thực tế là “đồng sàng dị mộng”. Nga chỉ nắm lấy cơ hội để thu về lợi ích nhiều nhất có thể từ Trung Quốc, dùng ngôn từ mà Putin từng nói là “tọa sơn quan hổ đấu” (ngư ông đắc lợi).

    Phân tích của học giả Tiết Tŕ cho rằng quan hệ Trung – Nga hiện đang nổi rơ có vấn đề, như vấn đề giá dầu liên quan đến lợi ích kinh tế to lớn của hai nước, giá dầu luôn trở thành vấn đề trong hợp tác thương mại và năng lượng giữa Trung Quốc và Nga, rất khó để họ có bất kỳ nhượng bộ lớn nào với nhau. Ông cho biết: “Nga đang nắm lấy cành ô liu từ Mỹ bằng tay trái, mặc cả với ĐCSTQ bằng tay phải. Rơ ràng Nga yêu thích đối đầu giữa ĐCSTQ và Mỹ, nhưng không có nhiều khả năng để Nga liên minh với ĐCSTQ đánh Mỹ một khi Trung Quốc và Mỹ thực sự vào cuộc chiến chống lại nhau, giữ thái độ trung lập là khả năng lớn hơn. C̣n với Mỹ cũng chỉ cần Nga giữ thái độ trung lập, v́ hiện nay thực lực Mỹ vẫn vượt trội Trung Quốc nên Mỹ không cần bao nhiêu hỗ trợ từ Nga trong cuộc đấu với Trung Quốc, thêm nữa trong ngắn hạn xung đột giữa Nga và Mỹ cũng khó giải quyết. C̣n tâm thái của ĐCSTQ với Nga th́ trong t́nh trạng yêu hận đan xen, nhưng không có cách nào khác.”

    Tôn Vân (Theo Epoch Times)

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Hoàn Cầu Thời báo: ‘Trung Quốc cần thêm đầu đạn hạt nhân’
    09/05/2020


    Tư liệu: 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ (P5) Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, và Hoa Kỳ tham gia Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (AP)


    Trung Quốc nên sớm tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân trong kho lên tới 1.000 cái, Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo, ông Hu Xijin, nói hôm thứ Sáu, dù Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc hăy tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí.

    Hoàn cầu Thời báo do tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xuất bản. Đảng CSTQ vẫn thường thả nổi các ư tưởng và hướng dẫn t́nh cảm của công chúng thông qua tờ Hoàn cầu Thời báo, vốn có lập trường đặt nặng chủ nghĩa dân tộc về các vấn đề có liên quan đến các quốc gia khác.

    Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn đă cao v́ cuộc chiến tranh thương mại, đă leo cao hơn nữa trong những tháng gần đây trong bối cảnh cuộc khẩu chiến về nguồn gốc của đại dịch corona.

    Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo viết trong một bài đăng trên trang Weibo:

    “Chúng ta yêu chuộng ḥa b́nh và cam kết sẽ không phải là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng chúng ta cần có một kho vũ khí hạt nhân lớn hơn để kiềm hăm tham vọng chiến lược của Hoa Kỳ cũng như bản năng chống Trung Quốc của Mỹ.”

    Ông Hu nói thêm rằng kho dự trữ vũ khí của TQ nên có ít nhất 100 tên lửa chiến lược DF-41, loại tên lửa liên lục địa mới nhất có khả năng tấn công lục địa Hoa Kỳ, theo các chuyên gia quốc pḥng,

    Ông Hu viết: “Đừng nghĩ rằng các đầu đạn hạt nhân là vô dụng trong thời b́nh. Chúng ta đang sử dụng các vũ khí đó một cách âm thầm để uốn nắn thái độ của giới tinh hoa Mỹ đối với chúng ta”.

    Bài của ông Hu đăng trên Weibo - phương tiện truyền thông xă hội giống như Twitter ở Trung Quốc - được tung lên mạng sau khi Ṭa Bạch Ốc cho biết ông Trump kêu gọi một cơ chế để kiểm soát vũ khí một cách hiệu quả, bao gổm Trung Quốc và Nga trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Từ lâu ông Trump đă t́m cách vận động để Trung Quốc gia nhập Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân -START mới để thay thế cho hiệp ước hiện hành khi nó hết hạn vào tháng 2/2021. Nhưng cho tới giờ, Bắc Kinh vẫn kiên quyết khước từ.

    Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Sáu nói:

    “Các cường quốc lớn có trách nhiệm và nghĩa vụ đầu tiên trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí hạt nhân. Trung Quốc luôn luôn tuân thủ chính sách, và cam kết sẽ không phải là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân”, ông nói.

    Một phúc tŕnh nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng Bắc Kinh đang đối mặt với làn sóng thù nghịch đang tiếp tục leo thang sau sự bùng phát đại dịch corona, có nguy cơ đẩy quan hệ Mỹ-Trung rơi vào cuộc xung đột vũ trang trong t́nh huống xấu nhất, theo một bản tin của Reuters trong tuần này.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ: ‘Đổ lỗi chỉ làm mọi thứ tệ hơn’
    09/05/2020


    Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải


    Trước làn sóng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, dồn dập chỉ trích Trung Quốc không minh bạch về dịch bệnh COVID, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ biện bạch rằng Bắc Kinh chỉ ‘là nạn nhân’ của virus corona và nói rằng việc Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc chỉ ‘càng gây khó cho công tác chống dịch’.

    Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng cường sức ép Trung Quốc trên mặt trận chính trị khi cả Tổng thống Trump lẫn Ngoại trưởng Mike Pompeo liên tục cáo buộc Trung Quốc ‘che giấu thông tin dịch bệnh’, ‘đưa thông tin sai’, ‘xử lư tệ hại’ và thậm chí c̣n tuyên bố rằng Mỹ có bằng chứng cho thấy virus corona chủng mới phát xuất từ viện nghiên cứu virus ở Vũ Hán.

    Ngoài ra, ông Trump c̣n lên tiếng đ̣i Trung Quốc bồi thường một ‘số tiền rất lớn’ và đe dọa sẽ áp thêm thuế quan để trừng phạt nước này. Có tiểu bang của Mỹ, chẳng hạn như bang Missouri, đă xúc tiến việc khởi kiện Trung Quốc ra ṭa án liên bang Mỹ v́ những thiệt hại mà dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với kinh tế và người dân trong bang.

    Phản pháo

    Phản ứng trước các cáo buộc này, hôm 5/5, ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, đă viết trên mục Ư kiến của tờ Washington Post rằng ‘Bỏ qua sự thật để đổ lỗi cho Trung Quốc sẽ chỉ làm mọi thứ tệ hơn’.

    Theo ông th́ có một ‘tâm lư đổ thừa vô lư’ ở ‘một số chính trị gia Mỹ’ nhưng ông không nêu rơ là ai.

    “Một gánh nặng không cần thiết đă làm chúng tôi mất tập trung (trong việc chống dịch) và gây hại cho các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn virus: tâm lư nực cười là ‘luôn đổ tội cho Trung Quốc’. Nói đơn giản là đối với một số người th́ Trung Quốc phải sai, bất kể sự thật,” ông Thôi viết.

    “Bản chất của chế độ chính trị Trung Quốc chiếm phần lớn nội dung các lời công kích và đảng Cộng sản là mục tiêu cuối cùng của tràng công kích này,” đại sứ Trung Quốc nói.

    Ông điểm ra một loạt các sự kiện mà ông cho rằng giới chức Mỹ tận dụng mọi cơ hội để chỉ trích Trung Quốc.

    Thứ nhất, khi Trung Quốc có bước đi quyết đoán là phong tỏa Vũ Hán, động thái này lại bị phê phán là ‘hành vi thời Trung cổ’, ‘vi phạm nhân quyền’ và là ‘điển h́nh cho một chế độ chuyên chế’, ông nhắc lại.

    “Khi Trung Quốc cập nhật thông tin về dịch bệnh th́ những hành động này lại bị ‘chụp mũ’ là ‘đưa thông tin sai lệch và tuyên truyền’,” ông biện luận.

    Khi t́nh h́nh của Trung Quốc đă được cải thiện trong khi con số nhiễm bệnh và tử vong tăng vọt ở những nước khác th́ ‘ngay lập tức, một số chính trị gia Mỹ chuyển sang chế độ mặc định là đổ thừa, bỏ qua việc Trung Quốc đă cố gắng hết sức để đối phó với dịch bệnh. Họ liên tục cáo buộc Trung Quốc tŕ hoăn và che đậy’, ông Thôi cáo buộc.

    Ngoài ra Trung Quốc cũng bị tố cáo cung cấp trang thiết bị y tế hạng hai với chất lượng xấu. Nhưng khi nước này ‘có các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm’ th́ lại bị chỉ trích là ‘tích trữ và găm hàng’, cũng theo lời biện bạch của vị đại sứ này.

    Ông c̣n chỉ ra thêm là khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao công tác chống dịch của Trung Quốc th́ Bắc Kinh bị cáo buộc là ‘đă mua WHO hoặc gây áp lực chính trị cho tổ chức này’.

    Chỉ là nạn nhân?

    Bên cạnh chỉ trích ‘tâm lư đổ thừa’ của giới chức Mỹ, ông Thôi c̣n biện hộ cho Bắc Kinh trong việc chống dịch rằng nước ông ‘đă thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và hy sinh rất lớn để kiềm chế virus, điều này không chỉ cứu các sinh mạng trong nước mà c̣n câu thêm thời gian quư giá cho thế giới’.

    “Trong cuộc chiến chưa từng thấy này, Trung Quốc không tiếc hy sinh thứ ǵ để cứu mạng người dân,” ông viết trên Washington Post.

    Phản bác lại cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin, ông nói ‘Trung Quốc đă cố gắng hết sức để chia sẻ thông tin về virus’.

    Dẫn chứng ông đưa ra là vào ngày 27/12, một bác sĩ ở tỉnh Hồ Bắc đă báo cáo ba trường hợp nhiễm bệnh đáng ngờ th́ chỉ trong ṿng một tuần sau – vào ngày 3/1 – Trung Quốc bắt đầu thông báo cho WHO, Mỹ và các nước khác về sự bùng phát dịch. Vào ngày 12/1, Trung Quốc đă công bố toàn bộ chuỗi gen của virus corona, vốn đă được chứng minh là rất quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và trong các cuộc điện đàm, ‘Chủ tịch Tập Cận B́nh đă tường thuật chi tiết về các biện pháp của Trung Quốc cho Tổng thống Donald Trump’, cũng theo biện bạch của đại sứ Trung Quốc.

    Ông nhắc lại việc nước ông đă cung cấp cho Mỹ hơn 4 tỷ chiếc khẩu trang cho đến ngày 29/4, theo số liệu hải quan của Trung Quốc.

    “Không có ǵ phủ nhận rằng trường hợp mắc bệnh Covid-19 đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán,” ông lập luận. “Nhưng điều này chỉ có nghĩa là Vũ Hán là nạn nhân đầu tiên của virus. Đ̣i nạn nhân bồi thường là điều vô lư.”

    “Ai là người phải bồi thường cho các trường hợp tử vong do cúm H1N1 và bệnh HIV/AIDS? Ai là người phải chi trả cho những tổn thất to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008?” ông viết tiếp. Các trận dịch H1N1 và HIV/AIDS đều bùng phát ở Mỹ trước khi lan rộng ra thế giới.

    Ông cho rằng đằng sau tâm lư ‘luôn đổ thừa cho Trung Quốc’ là ‘chính trị bẩn thỉu v́ lợi ích chính trị’.

    “Đổ thừa cho Trung Quốc sẽ không chấm dứt đại dịch này. Trái lại, tâm lư đổ thừa này có nguy cơ cắt đứt mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ và làm tổn thương những nỗ lực chiến đấu với dịch bệnh, sự phối hợp giữa hai nước để bật lại kinh tế toàn cầu,” Đại sứ Thôi Thiên Khải cảnh báo.

    Do Bắc Kinh kiểm duyệt thông tin?

    Trao đổi với VOA, kư giả Đỗ Dzũng của báo Người Việt ở tiểu bang California lưu ư rằng tất cả các cáo buộc nhằm vào Trung Quốc như họ cố t́nh tạo ra con virus này gây họa cho thế giới, hay virus bị vô t́nh ṛ rỉ ra từ viện nghiên cứu ở Vũ Hán, hay Trung Quốc che giấu thông tin về dịch bệnh để trục lợi về thiết bị y tế ‘đều là những thông tin chưa được kiểm chứng’.

    Tuy nhiên, ông cho rằng Mỹ có lư do để nghi ngờ Trung Quốc v́ thái độ khuất tuất của nước này.

    “Trung Quốc làm một số việc khiến người ta nghi ngờ, như không cho thanh tra vào, giấu diếm thông tin và ngay cả số người chết ở Vũ Hán sau đó tăng thêm 1.300 người và đó chính là cái làm thế giới người ta nghi ngờ,” ông phân tích.

    “Nhưng ḿnh không biết có phải họ cố t́nh làm hại cho thế giới hay không v́ nếu thế giới bị hại th́ chính họ cũng bị hại trước tiên thôi,” ông nói thêm.

    Theo lập luận của nhà báo này th́ việc Trung Quốc che giấu thông tin là ‘có thể xảy ra’ v́ ‘dưới chế độ độc đảng kiểm soát thông tin truyền thông th́ họ không muốn có h́nh ảnh xấu xa của họ trong mắt người dân họ’.

    “Có thể v́ lư do chính trị nội bộ. Họ giấu để không muốn cho thế giới thấy rằng đất nước họ bị như vậy. Chính v́ cái đó tạo ra tác dụng phụ là thế giới bị ảnh hưởng,” ông giải thích.

    Về tuyên bố của Bắc Kinh là họ ‘đă hy sinh rất nhiều’ và ‘làm hết sức’ để chống dịch cho họ và cho thế giới, ông Đỗ Dzũng nhận định rằng luận điệu này ‘mang tính tuyên truyền’ và ‘không thể nào kiểm chứng’.

    “Ḿnh cũng chỉ dựa vào thông tin qua báo chí của Trung Quốc để mà thấy, như việc họ phong tỏa Vũ Hán, dựng bệnh viện dă chiến. Nhưng không ai có được thông tin trực tiếp nên khó đánh giá,” ông nói.

    “Hàn Quốc, Đài Loan và New Zealand cũng chống dịch thành công vậy, nhưng ở các nước này người ta công khai thông tin,” ông chỉ ra.

    Ông không cho rằng có thể dựa vào con số không c̣n người nhiễm và người chết ở Trung Quốc để đánh giá nước này ‘chống dịch thành công’ được v́ ‘những con số này vẫn đang bị thế giới nghi ngờ’.

    Về đ̣i hỏi của phía Mỹ là Trung Quốc phải bồi thường v́ thiệt hại trong dịch bệnh, nhà báo Đỗ Dzũng cho rằng ‘không khả thi’ và ‘mang tính chính trị nhiều hơn là đ̣i bồi thường thật sự’.

    “Nếu đ̣i bồi thường th́ chắc chắn Trung Quốc sẽ không chịu v́ bồi thường dù chỉ một đồng thôi cũng có nghĩa là anh có lỗi mà cho đến giờ Trung Quốc không nhận lỗi đó,” ông giải thích.

    “Nếu Trung Quốc không trả th́ Mỹ làm được ǵ? Không thể xù nợ (Trung Quốc nắm giữ trái phiếu của Mỹ nhiều nhất). Không thể gây chiến tranh với Trung Quốc. C̣n nếu đánh thêm thuế nhập cảng Trung Quốc th́ tiền thuế đó người dân Mỹ cũng phải chịu mà thôi,” ông phân tích.

    Kư giả này cho rằng muốn việc bồi thường khả thi th́ Mỹ phải có chế tài, tức là phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng tại cơ quan này, Bắc Kinh đang là ủy viên thường trực có quyền phủ quyết nên chắc chắn sẽ không chấp nhận.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Quan chức Mỹ: Chính quyền Trump đang đẩy mạnh ‘tách’ chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc


  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi trang bị ‘‘1.000 đầu đạn hạt nhân’’ để chống Mỹ


    Tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, 03/09/2015. REUTERS - Damir Sagolj
    Trọng Thành
    Căng thẳng quân sự Trung - Mỹ tiếp tục gia tăng. Hôm nay, 09/05/2020, Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo đại diện cho xu hướng cứng rắn trong chính quyền Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc phát triển mạnh bộ ba vũ khí răn đe hạt nhân, tăng số lượng đầu đạn hạt nhân lên đến 1.000, đủ để đối phó với Mỹ.



    Global Times, ấn bản Anh ngữ của Hoàn Cầu Thời Báo, dẫn lời nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc, nhấn mạnh là Bắc Kinh cần cấp tốc phát triển oanh tạc cơ chiến lược H-20, tên lửa đạn đạo bắn từ tầu ngầm JL-3 và hỏa tiễn liên lục địa DF-41, các vũ khí nằm trong bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược mang tính răn đe của Trung Quốc.

    Các chuyên gia cũng kêu gọi nâng lên 100 chiếc số lượng hỏa tiễn DF-41 có tầm bắn 12.000 đến 15.000 km, đủ sức tấn công lănh thổ Hoa Kỳ. Tên lửa DF-41 lần đầu tiên được Trung Quốc phô trương trong cuộc duyệt binh tháng 10 năm ngoái 2019.

    Theo Hoàn Cầu Thời Báo, hệ thống vũ khí hạt nhân răn đe của Trung Quốc « phải đủ mạnh, để ngăn chặn mưa toan gây hấn quân sự chống lại Trung Quốc », từ phía nước Mỹ. Theo ông Tống Trọng B́nh (Shong Zhongping), chuyên gia quân sự và một nhà b́nh luận truyền h́nh, Washington liên tục gây áp lực và đe dọa Trung Quốc trong mọi lĩnh vực, và Hoa Kỳ không coi vũ khí hạt nhân như là một phương tiện răn đe, mà có thể sử dụng tấn công phủ đầu, đây là lư do khiến Bắc Kinh cần mở rộng hệ thống vũ khí hạt nhân.

    Thông điệp của Hoàn Cầu Thời Báo được đưa ra vào thời điểm Hoa Kỳ đang gia tăng áp lực tại Biển Đông và biển Hoa Đông trong những tháng gần đây nhắm cảnh báo các tham vọng trên biển của Trung Quốc, đang đe dọa nhiều quốc gia ven biển.

    Năm ngoái, Washington quyết định rút khỏi Hiệp định song phương về tên lửa tầm trung (INF), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, với Nga, nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh tham gia vào một thỏa ước tên lửa hạt nhân mới.

    Đây là điều mà Bắc Kinh khăng khăng cự tuyệt cho đến nay. Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trọng B́nh, Bắc Kinh sẽ chỉ tham gia vào một hiệp ước tên lửa với Mỹ chừng nào Trung Quốc có đủ số vũ khí ngang bằng với Mỹ.

    Hôm thứ Năm 08/05, tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc điện đàm với nguyên thủ Nga Vladimir Putin, với chủ đề chính là dịch bệnh Covid-19, đă một lần nữa nhắc lại với đồng nhiệm Nga, là nên đưa Bắc Kinh vào các đàm phán về một thỏa thuận tên lửa hạt nhân mới, giữa ba nước, nhằm tránh « một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém ».

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Covid-19: Chiến tranh lạnh giữa hai kẻ thâm hiểm


    Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản, 29/06/2019. REUTERS - Kevin Lamarque
    Tú Anh
    Nhiều nước trên thế giới sắp dỡ biện pháp phong tỏa cho dù khủng hoảng y tế chưa có dấu hiệu sắp kết thúc. Sau bốn tháng đương đầu với Covid-19, chúng ta biết được ǵ và ... chưa biết ǵ về SARS-CoV-2, thủ phạm làm hơn 250 ngàn người chết? Nhưng t́m thuốc trị liệu và vắc-xin chống kẻ thù chung đang biến thành cuộc đua v́ lợi nhuận lồng trong bầu không khí tiền chiến tranh lạnh Mỹ-Trung. Đó là chủ đề của các tạp chí Pháp cuối tuần.


    Trump-Tập đều muốn căng thẳng?

    Với tựa "Trận đụng độ giữa hai kẻ thâm hiểm" Donald Trump-Tập Cận B́nh. Bài xă luận của tuần báo L'Obs nhắc lại là vào năm 1949, khi Cộng sản Mao chiến thắng ở Hoa Lục, th́ tại Mỹ nổ ra một cuộc tranh căi gay gắt : Ai làm mất Trung Hoa? Bây giờ, 70 năm sau, Trung Quốc lại trở thành trung tâm điểm của cuộc tranh luận tại Mỹ nhưng với một câu hỏi khác : Ai đủ cứng rắn đối đầu với Trung Quốc ? Bởi v́ chế độ độc tài cộng sản vẫn c̣n đó nhưng Trung Quốc hiện đang là đại cường thứ hai, sau Hoa Kỳ .

    Trong bối cảnh toàn thế giới đương đầu với đại dịch siêu vi Corona, với những hệ lụy kinh tế khốc liệt nhất, Donald Trump đă t́m ra thủ phạm lư tưởng, đó là Tập Cận B́nh. Chủ nhân Nhà Trắng thâm hiểm mà Tập Cận B́nh cũng chơi tṛ ma giáo, gian dối để tranh thủ thời gian, sau đó tung ra một chiến dịch tuyên truyền thô bạo chuyển cuộc khủng hoảng thành cơ hội giành lợi thế ngoại giao.

    Donald Trump và Tập Cận B́nh, mỗi người đều có lư do để mở lại chiến tranh lạnh, một cuộc chiến không thể tránh khỏi v́ hai bên đều cần nó để tồn tại.

    Kết quả bầu cử tháng 11 có thể làm thay đổi giọng điệu của mỗi bên nhưng quỹ đạo vẫn cố định. Bởi v́ ở Washington, dù là Cộng ḥa hay Dân chủ, không một phe nào muốn bị mang tiếng nhu nhược không khống chế được Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Châu Âu ít cơ may có chỗ đứng, tuần báo thiên tả kết luận.

    Vũ Hán: mê hồn trận virus corona



    Tiếp tục đề tài Trung Quốc và Covid-19, tuần báo L'Obs đưa độc giả đến Vũ Hán, nơi những pḥng thí nghiệm, nghiên cứu siêu vi bị nghi ngờ là cội nguồn gây đại họa.

    L'Obs tổng hợp các nghi vấn, các giả thuyết, suy đoán, những phân tích ít nhiều có cơ sở cho đến những "fake news" chiếm ngự các trang truyền thông quốc tế.

    Giả thuyểt cho rằng siêu vi lây lan từ thiên nhiên được nhiều khoa học gia chấp thuận nhất. Tuy nhiên, nếu thế, th́ nó truyền nhiễm bằng cách nào ?

    Lúc đầu, giáo sư Thạch Chính Lệ, chuyên gia "sư tổ" siêu vi của Trung Quốc tự hỏi có phải siêu vi thoát ra từ pḥng thí nghiệm hay không. Nhưng sau đó bà thề bán sống bán chết là không thể xảy ra được.

    Sự kiện Bắc kinh khẩn cấp đưa một viên tướng quân đội xuống nắm viện nghiên cứu P4 là dấu hiệu có quân đội sau lưng. Để làm ǵ?

    Theo tuần báo Pháp, để xóa hết các nghi vấn, giải pháp tối ưu là để cho một ủy ban khoa học gia độc lập đến tận nơi điều tra. Thế nhưng, Trung Quốc, nhân danh nguyên tắc không để nước ngoài can dự, từ chối hợp tác quốc tế. Mọi dấu tích lúc siêu vi corona mới bắt đầu lây lan cũng bị xóa sạch theo lệnh của chính quyền trung ương.

    Tương lai đầy bất trắc hay ganh đua lành mạnh?

    Tuần báo Le Point với hai câu hỏi trên trang b́a : Liệu Macron có đưa chúng ta ra khỏi khủng hoảng y tế và kinh tế ? Phải chăng khủng hoảng địa ốc đang chờ trước mặt ? Theo kinh nghiệm quá khứ, khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới trong thập niên 1990, giá một mét vuông nhà ở Pháp sụt giảm 42%.

    Trong chiều hướng "ôn cố tri tân", mượn kinh nghiệm lịch sử để t́m hiểu chuyện ngày nay, Le Point đặt câu hỏi với sử gia Niall Ferguson qua một bài phỏng vấn dài.

    Về chuyện xung khắc Washington và Bắc Kinh, theo ư tác giả, th́ có lư do để không bi quan: cuộc chiến tranh lạnh mới này có thể sẽ tạo ra một cuộc "tranh đua lành mạnh" giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Bởi lẽ, chế độ độc tài cho phép Trung Quốc che mắt thế giới về dịch bệnh trong một thời gian và tranh thủ thời giờ khống chế dịch trong nước.

    Trong khi đó, các chế độ dân chủ Tây phương chậm phát hiện nguy cơ và chậm đối phó. Nhưng nói đến Trung Hoa th́ phải nói rơ Trung Hoa nào? Bởi v́ Trung Hoa Dân Quốc, tức là chế độ dân chủ ở Đài Loan mới là chế độ ngăn dịch hiệu quả nhất chứ không phải chính quyền Hoa lục.

    Cũng theo sử gia Niall Ferguson, liệu Hoa Kỳ có qua được năm 2020 một cách an toàn hay không?. Đó mới là câu hỏi then chốt. Trong điều kiện b́nh thường th́ không có ǵ nguy hiểm nhưng cuộc khủng hoảng này xảy ra đúng vào năm bầu cử mà nội bộ Mỹ th́ đang bị chia rẽ.

    Nếu Mỹ qua được năm 2020, không bị khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, th́ tương lai sẽ tốt đẹp. Ngược lại th́ sẽ đáng lo. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có hệ thống chính trị tự do, tản quyền nên hiệu năng cao hơn chế độ độc tài Trung Quốc: 2020 là năm quyết định cho cả hai nước.

    Cũng không kém tính thời sự, Le Point t́m hiểu giới nhà hàng, quán giải khát có "công thức nào để tồn tại" một khi mà ai nấy đều phải đeo khẩu trang, ngồi xa nhau trong trạng thái cảnh giác? Thành phần doanh nghiệp này rất nhạy bén, cho biết tôn chỉ hậu phong tỏa như sau : tiệm cà phê không phải chỉ là nơi bán cà phê mà sẽ là một tụ điểm tạo ra mối dây quan hệ trong xă hội thời hậu Covid-19. Chờ xem khả năng thích nghi của khách hàng.

    Đừng tin quảng cáo

    Courrier International dành 10 trang báo để tổng hợp tài liệu kiến thức nghiên cứu dịch Covid-19 cho đến cuối tháng 04 gồm những điều đă biết, biết lầm và chưa biết và những nghi vấn .

    Trước tiên , người ta đă sai lầm khi so sánh Covid-19 với cúm. Một khi xâm nhập nhất là qua đường hô hấp, mắt, miệng, siêu vi corona chủng mới tấn công vào mọi bộ phận cơ thể từ phổi, tim,gan, thận, bộ máy tiêu hóa, năo, mạch máu. Mỗi lần sinh sôi nẩy nở là mỗi lần có biến thể ít nhiều làm gia tăng xác suất tái diễn đợt hai.

    Nếu mỗi ngày có viện bào chế này, nhóm nghiên cứu kia loan báo t́m ra một hướng trị liệu đầy hứa hẹn hay đạt tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin, th́ phải biết chưa có ǵ chắc chắn. Những loại thuốc được quảng cáo đều là hoạt chất trị bệnh khác như Hydroxy Cloroquine chống sốt rét ( bác sĩ Raoult, Pháp), Remdesivir trị dịch Ebola (Mỹ) và Tocilizumab trị viêm khớp (Pháp) được "tái định vị" để thí nghiệm chống Covid-19. Điều chắc chắn là c̣n lâu lắm mới có thuốc ngừa dù Mỹ và Trung Quốc tuyên bố này nọ.

    Trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung và xu hướng mạnh được yếu thua hiện nay, tinh thần hợp tác quốc tế chống kẻ thù chung đang lui bước, nhường chỗ cho lợi nhuận riêng. Để tránh chiến tranh vắc-xin, Liên Hiệp Châu Âu và tổ chức thiện nguyện Bill Gates tung ra sáng kiến lập quỹ nghiên cứu chung với mục tiêu là t́m kiếm và chế tạo thuốc ngừa cho cả nhân loại. Hy vọng họ sẽ thành công.

    Với tỷ lệ tử vong 3%, dịch siêu vi corona chủng mới có thể để lại tàn tích lâu dài với một dịch khác là " suy nhược kinh niên". Nhiều bác sĩ đă nghĩ đến hiện tượng này. Chưa hết, phổi bị tác hại c̣n có thể biến chứng thành suyễn mạn tính, thiếu dưỡng khí tác hại đến năo bộ...

    Jacinda Ardern: sức mạnh đồng cảm của nữ thủ tướng New Zealand

    Về các khuôn mặt tiêu biểu chống dịch Covid-19, Courrier International dành một bài cho nữ thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, qua ng̣i bút của nhà báo Mỹ Uri Friedman.

    Ưu điểm của Jacinda Ardern là không bao giờ lên giọng dạy bảo dân chúng. Trái lại bà đặt ḿnh vào vị trí của người dân. Chẳng hạn, để khuyến khích dân tôn trọng biện pháp cách ly, phong tỏa, nữ thủ tướng New Zealand chỉ nói " bạn đi t́m nơi xa xôi để làm ǵ nếu trên đường xe bị hỏng th́ làm sao ? "

    Cá tính của nhà lănh đạo này là có tinh thần đồng cảm để tạo điều kiện cho người dân phát huy sáng kiến của chính họ. Trước làn sóng ngưỡng mộ quốc tế, trang mạng Stuffen ở New Zealand phải cảnh báo: "Không phải bà ấy là thủ tướng có tài mà lúc nào cũng có lư đâu nhé".

    Van Jackson, giáo sư đại học Wellington, nguyên là cố vấn của tổng thống Mỹ Barack Obama cũng thận trọng: Trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu không tránh được, nữ thủ tướng New Zealand sẽ đối phó ra sao? Quản lư giỏi cuộc khủng hoảng virus corona là một chuyện nhưng thế hệ trẻ lănh đạo quốc gia có đủ bản lĩnh đối phó với t́nh thế hậu Covid-19 hay không, đó là chuyện khác.

    Bởi lẽ, theo giáo sư Van Jackson, chiến lược cơ hội chủ nghĩa của Tập Cận B́nh không có giới hạn. Những kẻ độc tài trên địa cầu sẽ khai thác tối đa đại dịch Covid-19 để khống chế mọi xă hội. Thế giới sẽ biến chuyển một cách tồi tệ hơn khi các tổ chức đa quốc gia (Liên Hiệp Quốc) không giữ được cam kết. Thoát ra khỏi đại dịch an toàn chỉ là bước khởi đầu, trên con đường xa tắp, tiến về một tương lai tốt đẹp hơn.

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Đô đốc Mỹ: Trung Quốc phải chấm dứt bắt nạt ASEAN
    May 9, 2020 cập nhật lần cuối May 9, 2020

    Chiến hạm USS Montgomery (LCS 8) tuần tra hải hành gần khu vực tàu khoan t́m dầu khí West Capella hoạt động trên vùng biển đặc quyền kinh tế Malaysia. (H́nh: U.S. Navy)
    KUALA LUMPUR, Malaysia (NV) – “Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chấm dứt các tṛ bắt nạt các nước Đông Nam Á” là lời Đô Đốc John Aquilino cảnh cáo Bắc Kinh khi cho hai chiến hạm hoạt động trên vùng biển tranh chấp.

    Đô Đốc Aquilino, tư lệnh Hạm Đội Thái B́nh Dương Hoa kỳ, được trang mạng của hạm đội phổ biến lời phát biểu, khi ông cho chiến hạm tác chiến cận duyên USS Montgomery và tàu tiếp liệu USNS Cesar Chavez tới hoạt động hôm Thứ Năm, 7 Tháng Năm, ở vùng biển và không phận quốc tế gần tàu khoan t́m dầu khí West Capella mà Malaysia đang tiến hành.

    “Chúng tôi cam kết duy tŕ một trật tự dựa trên luật lệ tại Biển Đông và sẽ ủng hộ tự do trên biển cũng như luật pháp.” Ông Aquilino được dẫn lời. “Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chấm dứt các tṛ bắt nạt các nước Đông Nam Á khi người ta khai thác dầu khí hoặc đánh cá. Hàng triệu người dân trong khu vực dựa vào các loại tài nguyên này để sống.”


    Trang mạng của Hạm Đội 7 cũng thuật lời Đề Đốc Fred Kacher, tư lệnh Đội Đặc Nhiệm Số 7, nói các chiến hạm USS Montgomery và USNS Cesar Chavez thuộc lực lượng do ông chỉ huy hiện diện trên Biển Đông để chứng tỏ Hải Quân Hoa kỳ tiếp tục có mặt ở khu vực hầu bảo vệ an ninh và thịnh vượng cho mọi quốc gia.

    Một tuần trước đó, vào ngày 30 Tháng Tư, hai chiếc oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đă bay một mạch 33 giờ từ căn cứ Ellsworth Air Force Base, tiểu bang South Dakota trên nước Mỹ tới Biển Đông rồi quay trở về không ngừng nghỉ và cũng không cần tiếp nhiên liệu trên không. Hành động biểu diễn nhằm chứng tỏ khả năng “hiện diện khắp nơi trên thế giới (kẻ địch) không thể dự đoán trước,” bản tin của Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ cho hay.

    Ngày 29 Tháng Tư, tuần dương hạm USS Bunker Hill thực hiện chuyến “tự do hải hành trên vùng biển quần đảo Trường Sa, đi vào bên trong phạm vi 12 hải lư gần đảo nhân tạo Đá Ga-ven mà Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự. Hôm Thứ Ba, 28 Tháng Tư, khu trục hạm USS Barry đă tiến hành “tuần tra hải hành” ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    Hai chiến hạm Mỹ trước khi đi tuần tra hải hành thách đố tuyên bố của quyền Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa, đă cùng mẫu hạm trực thăng USS America tập trận với một chiến hạm của nước Úc ở khu vực biển chồng lấn chủ quyền giữa Việt Nam và Malaysia. Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 tới khu vực này nhằm quấy rối hoạt động dầu khí của Malaysia.

    Năm hoạt động quân sự của Mỹ trong hai tuần lễ vừa diễn ra tiếp nối theo một chuỗi biến cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông gây căng thẳng t́nh nghĩa Cộng Sản anh em giữa Hà Nội với Bắc Kinh.


    Các vùng biển từ vĩ tuyến 12 ngược lên phía bắc bị Trung Cộng cấm khai thác thủy sản từ ngày 1 Tháng Năm đến ngày 16 Tháng Tám, 2020. (H́nh: Good Earth/Greg Poling)
    Nổi bật trong chuỗi biến cố năm nay là Bắc Kinh cho tàu Hải Cảnh đâm ch́m tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngăi hôm 2 Tháng Tư tại Hoàng Sa, sau khi Hà Nội gửi kháng thư tới Liên Hiệp Quốc phản bác tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh lên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với các bằng chứng “không thể tranh căi.”

    Diễn tiến tiếp theo là Bắc Kinh loan báo thành lập hai huyện “Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam), và huyện “Nam Sa” (tức Trường Sa của Việt Nam) cùng với việc đặt tên một số đảo nhỏ, băi đá trên Biển Đông rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.

    Từ ngày 1 Tháng Năm, Bắc Kinh loan báo cấm đánh cá ba tháng rưỡi trên Biển Đông từ vĩ tuyến 12 ngược lên phía Bắc, gồm cả những khu vực biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.

    Trong khi Hà Nội chỉ có các phản kháng ngoại giao, Washington liên tiếp cảnh cáo Bắc Kinh bằng cả hành động quân sự. Trung Quốc tuyên truyền lừa bịp dư luận là cho cả máy bay và chiến hạm “xua đuổi” chiến hạm Mỹ, gọi hành động của Mỹ là “gây rối” nhưng không đi xa hơn ngoài những lời đả kích.

    Hôm Thứ Tư, 29 Tháng Tư, khi các chiến hạm Mỹ “tự do hải hành” ở Trường Sa và Hoàng Sa, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ Mark Asper chỉ trích Bắc Kinh lợi dụng lúc cả thế giới đang dồn mọi nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19 th́ Bắc Kinh giở tṛ bắt nạt các nước nhỏ phía Nam.

    Ông viết trên trang mạng Twitter với hàm ư cảnh cáo Bắc Kinh là “Đừng thách đố sự cương quyết của chúng tôi. Quân lính của chúng tôi tiếp tục chứng tỏ rằng nhân dân Hoa Kỳ luôn luôn tin cậy vào lực lượng quân sự ở những lúc bị thử thách nhất.”

    Hồi giữa Tháng Tư, ông Asper cũng đă cảnh cáo Bắc Kinh trên Twitter là “Các địch thủ của chúng tôi đừng nghĩ rằng đây là lúc thách đố nước Mỹ. Quư vị sai lầm một cách rất nguy hiểm.”

    Hồi Tháng Tám năm ngoái, hai pháo đài bay B-52H Stratofortress cũng đă bay “huấn luyện b́nh thường” trên Biển Đông và Bắc Kinh cũng đă la lối là Washington “gây rối.” (TN) [qd]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TRUY LÙNG NGUỒN GỐC VIRUS CÔRONA WUHAN
    By dtkcamau in forum Tin Thế Giới
    Replies: 57
    Last Post: 27-05-2020, 09:42 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 17-05-2020, 09:27 AM
  3. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  4. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •