--------------------------------------------------------------------------------
THUẬN THIÊN DI SỬ
Tác Giả : Nhà nghiên Sử - Bác Sĩ Trần Đại Sỹ
I -Lời Giới Thiệu tâm t́nh của Bác Sĩ Trần Đại Sỹ :
nguồn : http://www.ducavn.tk/
A. Sơ tâm về tộc Việt
Tôi học chữ Nho trước khi học chữ Quốc-ngữ. Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi không có con trai, mẹ tôi là con út của người. Theo luật triều Nguyễn, th́ con trai ông tôi sẽ được “tập ấm”. Không có con trai, th́ con nuôi được thay thế. Tôi là “con nuôi” của ông tôi, nên người dạy tôi học để nối ḍng Nho gia. Tôi cũng được “tập ấm”, thụ sắc phong của Đại-Nam Hoàng đế.
Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt Nam. Cũng năm đó, tôi được học chữ Nho. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đ́nh Việt-Nam c̣n cho con học chữ Nho, bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không c̣n chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng v́ muốn làm vui ḷng ông tôi mà tôi học. Các bạn hiện diện nơi đây không ít th́ nhiều cũng đă học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đă thuộc làu bộ Tam tự kinh, rồi sáu tháng sau tôi được học sử.
Tôi được học Nam-sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng quốc ngữ vào năm bẩy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng Quốc-ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh, không bằng một phần trăm những ǵ ông tôi dạy tôi. Thầy giáo (ở trường) biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp nghe về anh hùng nước tôi. Chính v́ vậy, tôi phải lần ṃ đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như “Đại-Việt sử kư”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, “An-Nam chí lược”, “Việt sử lược”… Đại cương, mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam như sau:
“Vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra người con tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Đế Nghi; phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng: Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu ḥa mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử tuyệt tôn”.
Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây-lịch, đến đây th́ chia làm hai:
1. Triều Đại Thần Nông Bắc:
- Vua Đế Nghi (2889-2884 trước Tây-lịch)
- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)
- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)
- Vua Ly (2795-2751 trước Tây-lịch)
- Vua Du Vơng (2752-2696 trước Tây-lịch)
Đến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng Đế từ năm Giáp-Tư (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng Đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-kư, Tư-mă-thiên khởi chép quyển một là Ngũ đế bản kỷ, coi Hoàng Đế là Quốc-tổ Trung-quốc.
2. Triều Đại Thần-Nông Nam :
Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch), hiệu là Kinh-Đương, lúc mười tuổi. Sau này người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung, cho đến nay là 4872 năm, v́ vậy người Việt hằng tự hào rằng đă có năm ngh́n năm văn-hiến.
Xét về cương giới, cổ sử chép: “Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi, lấy hiệu là vua Kinh-Đương (2), tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-tây. Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đ́nh là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lăm. Thái tử Sùng-Lăm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lăm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đ́nh, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải”. Cổ sử đến đây, không có ǵ đáng nghi ngờ. Nhưng tiếp theo, lại chép: “Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị, giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp, sau trở thành lạc-hầu, theo lối cha truyền con nối.
- Hoàng tử thứ nhất tới thứ 10 lập ra vùng hồ Động đ́nh.
- Hoàng tử thứ 11 tới thứ 20 lập ra vùng Tượng-quận.
- Hoàng tử thứ 21 tới thứ 30 lập ra vùng Chân-lạp.
- Hoàng tử thứ 31 tới thứ 40 lập ra vùng Chiêm-thành
- Hoàng tử thứ 41 tới thứ 50 lập ra vùng Lăo-qua.
- Hoàng tử thứ 51 tới thứ 60 lập ra vùng Nam-hải.
- Hoàng tử thứ 61 tới thứ 70 lập ra vùng Quế-lâm.
- Hoàng tử thứ 71 tới thứ 80 lập ra vùng Nhật-nam.
- Hoàng tử thứ 81 tới thứ 90 lập ra vùng Cửu-chân.
- Hoàng tử thứ 91 tới thứ 100 lập ra vùng Giao-chỉ.
Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết để chầu-hầu phụ mẫu”.
Một truyền thuyết khác lại nói:
Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: “Ta là loài rồng, nàng là loài tiên, ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần”. Các sử gia Việt tuy lấy năm vua Kinh-Đương lên làm vua là năm Nhâm-Tuất 2879 trước Tây-lịch, nhưng không tôn vua Kinh-Đương với công chúa con vua Động-đ́nh làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm quốc tổ, và công chúa Âu-Cơ làm quốc mẫu. Cho đến nay, nếu các bạn hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào: Chúng tôi là con rồng cháu tiên, Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ.
Không phải sử gia Hoa-Việt cho rằng các vua Phục-Hy, Thần-Nông thuộc huyền sử, hay không hẳn là tổ ḿnh, mà cho rằng triều Phục Hy, Thần Nông là tổ về huyết tộc, mà không phải là tổ chính trị. Bởi tại phương Bắc từ khi Hoàng Đế lên ngôi vua, tại phương Nam Lạc-Long lên ngôi vua, mới phân hẳn ra Việt, Hoa hai nước rơ ràng.
B. Chủ Đạo Tộc Hoa, Tộc Việt :
Như các bạn đă thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp các bạn cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con rồng và chim âu, gốc tự huyền sử vua Lạc Long là loài rồng, công chúa Âu-Cơ là loài chim.
Người Do-Thái tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. V́ vậy, sau hai ngh́n năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Đó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn. Người Hoa th́ tin rằng họ là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ vua được gọi là Thiên-tử, c̣n các quan th́ luôn là người nhà trời xuống thế pḥ tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn-minh Hoa-hạ, văn minh Nho giáo đă kết thành chủ đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xă hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hănh con trời. Cho dù họ lưu vong đến ngh́n năm, họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính v́ vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng ngh́n nước xung quanh. Nhưng chủ đạo, và sức mạnh của họ phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt ngày nay.
Từ nguồn gốc lập quốc, từ niềm tin ḿnh là con của Rồng, cháu của tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Tộc Việt đă chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai ngh́n năm của tộc Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị Bắc xâm, lập tức họ ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo của tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân.
C. Đi T́m Lại Nguồn Gốc Tộc Việt :
Năm trước, đồng nghiệp của tôi đă giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:
- Thuyết của Giáo sư Léonard Aurousseau, về cuộc di cư của người U-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-lạc.
-Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-lạc.
- Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ-Hữu-Tường, về sự di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.
- Thuyết của Trần Đại-Sỹ theo khoa khảo cổ, bằng hệ thống y-khoa ADN.
Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đă nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học, từ nay không c̣n những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ c̣n lại công cuộc t́m kiếm của tôi, rồi kết luận: “Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang: Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt di cư xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ Nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lĩnh thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di cư tới đất Việt”.
Chính v́ lư do đó, tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa 1992-1993 này. Sau đây, tôi tŕnh bày sơ lược về công tŕnh nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lư luận khoa học thực nghiệm, cùng lư luận y khoa, nó hơi khác với những ǵ mà các bạn đă học.
__________________
Bookmarks