Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 22

Thread: Chuyện 16 tấn vàng của VNCH và nỗi oan 30 năm của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu - Việt Nam : Một dân tộc bị bức tử

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Chuyện 16 tấn vàng của VNCH và nỗi oan 30 năm của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu - Việt Nam : Một dân tộc bị bức tử

    16 tấn vàng là ngân khoản dự trữ của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa cất trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào thời điểm tháng 4 năm 1975, khoảnh khắc cuối cùng của sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng ḥa. Số vàng này gồm 1.234 thoi, trị giá 220 triệu đô-la Mỹ theo tỷ giá vào thời điểm đó.

    16 tấn vàng này gắn liền với tên tuổi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong giai đoạn cuối cùng của chế độ, người đă phải chịu một tin đồn tai tiếng kéo dài suốt hơn 30 năm.

    Bối cảnh

    Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1975, các tuyến pḥng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa liên tục sụp đổ trước cuộc tổng tấn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ từ chối đề nghị của Chính phủ Mỹ về việc viện trợ quân sự khẩn cấp cho Việt Nam Cộng ḥa. Chính quyền này đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

    Kế hoạch đem 16 tấn vàng ra nước ngoài

    Để cứu văn sự sụp đổ hoàn toàn hay ít ra cũng làm chậm nó, từ đầu tháng 4, khi hy vọng được Mỹ viện trợ khẩn cấp đă gần như không c̣n, Nguyễn Văn Thiệu đă lập một kế hoạch khác để vay tiền cho Việt Nam Cộng ḥa. Ông cử ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia, đề nghị quốc vương Haled tiếp tục đồng ư cho Việt Nam Cộng ḥa vay tiền như phụ vương của ông ta (vua Faisal) đă hứa trước khi bị hạ sát. Nhưng để đạt được giải pháp tài chính nhanh hơn nữa, Nguyễn Văn Thiệu cử tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng ngày 15 tháng 4 bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến vận động hành lang để vay 3 tỉ USD từ chính phủ Mỹ, với 4 khoản thế chấp là tài nguyên dầu hỏa và nông nghiệp của Việt Nam Cộng ḥa, số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay, và 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, thư ông Thiệu gửi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ có đoạn: "Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng ḥa vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lăi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt Nam Cộng ḥa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do.

    Cũng từ đầu tháng 4, ông Nguyễn Tiến Hưng đă đề nghị giải pháp dùng vàng dự trữ để mua vũ khí cho Quân lực Việt Nam Cộng ḥa như là "nỗ lực pḥng thủ cuối cùng" và đề xuất các phương pháp chuyển tiền ra nước ngoài. Số vàng dự trữ lúc đó c̣n 16 tấn, trị giá khoảng 220 triệu USD (theo giá vàng lúc đó) được giao cho Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Lê Quang Uyển phụ trách chuyển ra ngoại quốc để thế chấp. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hăng hàng không TWA, Pan Am và Hăng bảo hiểm Lloyd's ở London. Nhưng thông tin bị lộ ra ngoài. Ngày 5 tháng 4, một số tờ báo nước ngoài đă bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài G̣n đưa tin “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam”. Không chỉ BBC, AP, mà nhiều tờ báo khác như Los Angeles Times lúc đó cũng đăng tin. Báo chí Việt Nam Cộng ḥa cũng đưa tin về sự kiện này. Tờ Chính Luận ngày 16-4 đăng tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ư, cố ư bôi lọ”. Và: “T́nh trạng loan tin thất thiệt và cố ư bôi lọ của các hăng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đă kéo dài từ lâu”.

    Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ v́ thế đă bị vỡ. Các hăng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này v́ sợ bị dư luận chỉ trích.

    Đại sứ Mỹ Martin can thiệp để giúp chuyển vàng đi. Để hy vọng làm tan đi mối nghi ngờ xung quanh vụ việc, Martin thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu gửi vàng vào Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York (Federal Reserve Bank of New York), nơi nhiều nước khác cũng gửi tài sản. Nguyễn Văn Thiệu đồng ư.

    Ngày 16 tháng 4, đại sứ Martin đă điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đă không dễ dàng t́m được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng th́ vấn đề bảo hiểm cũng được dàn xếp xong. . Sáng ngày 25 tháng 4, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất tại Sài G̣n, sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam.

    Kế hoạch bất thành

    Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Xuân Lộc - tuyến pḥng thủ cuối cùng cho Sài G̣n, người đưa ra quyết định chuyển vàng ra nước ngoài là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă phải từ chức do sức ép lớn từ Mỹ, Pháp khi họ muốn t́m kiếm một giải pháp cứu văn Việt Nam Cộng ḥa bằng thương lượng. Dù ông Thiệu đă từ chức không c̣n quyền hành ǵ, nhưng nhiều người vẫn không muốn sự có mặt của ông tại Sài G̣n trong những ngày căng thẳng đó. Tân tổng thống Trần Văn Hương khuyên ông nên sớm rời khỏi Việt Nam.

    Đêm 25 tháng 4, với sự hộ vệ của các nhân viên CIA Mỹ, cùng với cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu ra đi với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng ḥa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (qua đời ngày 5 tháng 4). Ông không c̣n quyền lực ǵ đối với 16 tấn vàng khi đó vẫn nằm nguyên trong hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. C̣n dư luận th́ vẫn bán tín bán nghi về tin đồn tổng thống mang vàng đi, dù đă có tuyên bố cải chính của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa ngày 16 tháng 4.

    Khi Nguyễn Văn Thiệu hết quyền Tổng thống, những người có thẩm quyền lúc đó đă không chịu làm theo ư ông Thiệu nữa. Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo, cựu phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ thời chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài G̣n và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam.

    Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết: Nguyễn Văn Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và dọa rằng: "Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc th́ trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!". Ông Hương đồng ư giữ vàng lại. Sáng ngày 24 tháng 4 (một ngày trước khi ông Thiệu rời Việt Nam), ông Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đă quyết định hoăn vô thời hạn việc chuyển vàng ra khỏi Việt Nam, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.

    Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này, nhưng ông không cố gắng thuyết phục tổng thống Hương hủy bỏ lệnh ấy mà quyết định tạm để vàng ở lại v́ nó có thể nâng cao vị thế của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa khi thương lượng với phe Cộng sản. Ông lệnh cho chiếc máy bay tiếp tục đợi cho đến nửa đêm ngày 27 tháng 4. Trả lời phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng ngày 27 tháng 3 năm 1985, Martin kể: "Vào lúc chót, tôi có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài G̣n để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi… Vàng vẫn c̣n lại ở đó".

    Ngày 27 tháng 1 năm 1976, cựu đại sứ Martin đă giải tŕnh trước Quốc hội Mỹ về chuyện 16 tấn vàng:
    "...Những sắp xếp tạm thời đă được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của Việt Nam cộng ḥa sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra th́ không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa. "Bởi vậy đă có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của Việt Nam cộng ḥa - NV) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York. "Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc t́m kiếm nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) th́ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đă không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi..."

    Tiếp quản sau sự kiện 30 tháng 4

    Theo phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ [9], ngày 2 tháng 5, cựu Phó Thủ tướng VNCH Nguyễn Văn Hảo gặp lănh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài G̣n - Gia Định, ông tŕnh bày chi tiết về câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.

    Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, nói về những nhân viên bảo vệ ngân hàng của chế độ cũ "đă không rời vị trí v́ nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều ṭa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện".

    Cũng theo báo Tuổi trẻ, các ông Huỳnh Bửu Sơn, Lê Minh Kiêm là các nhân chứng trực tiếp bàn giao vàng cho chính quyền mới. Đầu tháng 6 năm 1975, Huỳnh Bửu Sơn, người giữ ch́a khóa kho vàng, và Lê Minh Kiêm, người giữ mă số của các hầm bạc được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia cùng đơn vị tiếp quản tiến hành kiểm kê các kho tiền và vàng của chế độ cũ. Số tiền và vàng nằm trong kho khớp đúng với sổ sách từng chi tiết nhỏ.

    Ông Huỳnh Bửu Sơn kể về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng khi bàn giao cho chính quyền mới: Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
    Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này c̣n được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dơi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dơi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

    Tai tiếng của Nguyễn Văn Thiệu

    Từ đầu tháng 4 năm 1975, khi Nguyễn Văn Thiệu vẫn c̣n tại vị, một số tờ báo nước ngoài đă bắt đầu đăng tải tin về kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của ông. Báo chí Việt Nam Cộng ḥa cũng đưa tin về sự kiện này. Tuy có báo đăng tuyên bố cải chính của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa, nhưng sau khi ông Thiệu đă ra đi, ngày 28 tháng 4, báo Độc Lập khác của Việt Nam Cộng ḥa đăng một bản tin về chuyến ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết: “Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người Nguyễn Văn Thiệu cùng tùy tùng xuống phi cơ và được đưa vào pḥng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đă được cất xuống theo”. Các báo chí viết tường thuật nói ông Thiệu đă bỏ trốn với một số lượng vàng lớn lấy đi từ ngân khố của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa.

    Trong hồi kư "Đại thắng mùa xuân", Đại tướng Văn Tiến Dũng khẳng định Nguyễn Văn Thiệu đă mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam.

    Theo Việt Báo, trong suốt 26 năm từ năm 1975 cho đến khi ông Thiệu qua đời, Hà Nội vẫn "rêu rao dựng đứng tin tổng thống Thiệu ra đi mang theo 16 tấn vàng ông đă vơ vét". Ngay cả khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời, báo Thanh Niên, báo Nhân Dân, và các cơ quan truyền thông của Việt Nam "vẫn công nhiên lôi chuyện 16 tấn vàng để bôi nhọ tổng thống Thiệu".

    C̣n theo báo Tuổi Trẻ, "có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975", cũng theo tờ báo này, "Trong một cuốn sách khá nổi tiếng đă được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua (ở Việt Nam), người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài G̣n sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang c̣n làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đă mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi Việt Nam 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đ́nh y đă vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống”.

    Theo Luật sư Lê Quang Định, từ sau năm 1975, "rất nhiều ấn phẩm trong nước đă thay nhau đổ tội và kết án ông trong “vụ án” bịa đặt này với những “bằng chứng” chắc chắn như thể chính các tác giả đều tận mắt trông thấy".

    Mọi nguồn thông tin đều không bênh vực cho ông Thiệu, ông ra đi mang theo một cái án là kẻ ăn cắp tài sản quốc gia.

    Trong nhiều năm sau chiến tranh, những người biết rơ số phận của 16 tấn vàng tại các cơ quan chức năng nhà nước đă không đính chính tin đồn. Sau này, khi thông tin đă được phổ biến rộng răi qua loạt phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ. Khi được hỏi tại sao lâu nay Nhà nước Việt Nam không đính chính, ông Lữ Minh Châu, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trả lời: "Ḿnh biết rất rơ là số vàng đó vẫn c̣n, đă được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính v́ đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu".

    Giải oan

    Sau hơn 30 năm, tháng 12 năm 2005 hồ sơ mật được phép giải mă, chính phủ Anh công bố Hồ sơ Bộ Ngoại giao trong đó có phần nói về chuyện vị lănh đạo của chính quyền Việt Nam Cộng hoà chuyển sang sống tại khu ngoại ô của London như thế nào. Tuy nhiên, hồ sơ này không nói đến số vàng nào được ông Thiệu mang tới Anh.

    Trả lời phỏng vấn BBC ngày 29 Tháng 12 năm 2005, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng nói rằng số tiền vàng này chưa mang ra khỏi Việt Nam, nhưng ông không phải là nhân chứng của vụ việc.

    Dư luận nhân dân đặt câu hỏi về việc ông Thiệu có mang vàng ra ngoài hay không và nếu không th́ giờ ở đâu.

    Trong loạt phóng sự điều tra được đăng từ ngày 26 tháng 04 năm 2006, báo Tuổi Trẻ đă phỏng vấn các nhân chứng trực tiếp liên quan đến 16 tấn vàng, làm rơ rằng cựu Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa Nguyễn Văn Thiệu không “đánh cắp” số vàng này. Tuy nhiên, ông đă qua đời từ trước đó, vào năm 2001.

    Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người giữ ch́a khóa kho vàng và là thành viên ban lănh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia thời điểm tháng 4 năm 1975, th́ số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách tới từng chi tiết nhỏ.

    Về tai tiếng của Nguyễn Văn Thiệu, Luật sư Lê Công Định viết: “t́m ra tận cùng của sự thật, báo Tuổi Trẻ đă làm được một việc thiện xét từ góc độ lương tri”.

    Thông tin thêm

    Theo Báo Tuổi Trẻ, Wikipedia (không nêu rơ phiên bản nào của Wikipedia ngôn ngữ nào) đă viết những thông tin “giật gân” rằng :

    “Martin (đại sứ Mỹ tại Sài G̣n – NV) giúp gia đ́nh Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đă xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hăng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đă hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lư Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó“.

    Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt

    Hầm số 3

    Tủ số 40: 80 thoi

    Tủ số 41: 80 thoi

    Tủ số 42: 80 thoi

    Tủ số 43: 80 thoi

    Tủ số 44: 80 thoi

    Tủ số 45: 80 thoi

    Tủ số 46: 80 thoi

    Tủ số 47: 73 thoi

    633 thoi

    Hầm số 6

    Tủ số 202: 35 thoi

    Tủ số 203: 80 thoi

    Tủ số 204: 80 thoi

    Tủ số 205: 80 thoi

    Tủ số 206: 79 thoi

    Tủ số 207: 89 thoi

    Tủ số 215: 88 thoi

    Tủ số 216: 70 thoi

    601 thoi

    Tổng cộng: 1.234 thoi vàng
    (Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975)

    Còn tiếp ...
    Last edited by nguoibatcao; 31-03-2011 at 05:10 PM. Reason: Sửa tiêu đề - thêm dữ kiện liên quan

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Loạt phóng sự của Báo Tuổi Trẻ - Kỳ 1: Ông Thiệu đă chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?

    16 tấn vàng - đó là khoản tài sản dự trữ c̣n lại của chính quyền Sài G̣n vào tháng 4-1975, trị giá khoảng 120 triệu USD vào lúc đó, tức khoảng 320 triệu USD thời điểm hiện nay.

    Có khá nhiều "dị bản" xung quanh câu chuyện 16 tấn vàng suốt hơn 30 năm qua kể từ khi báo chí Sài G̣n đầu tháng 4-1975 đưa tin: tổng thống Nguyễn Văn Thiệu t́m cách tẩu tán 16 tấn vàng thuộc tài sản quốc gia ra nước ngoài. Đặc biệt, vào đầu năm 2006, Đài BBC đă "xới" lên câu chuyện này bằng một bản tin dẫn từ nguồn tài liệu của Bộ Ngoại giao Anh.

    Sự thật ra sao? Tuổi Trẻ lật lại hồ sơ vụ việc này, 31 năm trước...

    Từ một bản tin trên BBC

    Ngày 29-12-2005, trong chương tŕnh phát thanh Việt ngữ và trên trang web BBC, hăng thông tấn này đă loan một bản tin đáng chú ư về chuyện ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4-1975 sau khi từ chức tổng thống VN cộng ḥa. Bản tin khá dài nói trên, theo BBC, được trích từ hồ sơ mới công bố của Cục Văn khố quốc gia Anh:

    "Chính phủ Anh hôm thứ năm đưa ra các văn bản cho biết về chuyến bay rời khỏi Sài G̣n của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cách đây hơn 30 năm.

    Theo phóng viên BBC Rick Fountain từ Cục Văn khố quốc gia Anh, ông Thiệu được máy bay trực thăng chở tới một tàu chiến của Mỹ, và sau đó ông tới Đài Loan cùng với vợ và phụ tá của ḿnh.

    Cuối cùng ông Thiệu bắt đầu cuộc sống mới không phải ở Mỹ như nhiều người tưởng, mà ở London.

    Các tường thuật của báo chí nói ông Thiệu đă bỏ trốn với một số lượng vàng lớn lấy đi từ ngân khố quốc gia của chính quyền Nam VN".

    Mặc dù trong bản tin này BBC có phỏng vấn một nhân chứng là tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Mỹ), phụ tá đặc biệt của tổng thống Thiệu vào năm 1975, nhưng vẫn không ngăn được làn sóng tranh luận ngay trên trang web BBC và các diễn đàn khác trên mạng. Bởi TS Hưng đă bay sang Mỹ công cán từ giữa tháng 4-1975 và kẹt luôn ở đó, nên ông không phải là nhân chứng trong câu chuyện 16 tấn vàng tại Sài G̣n vào cuối tháng 4-1975 được.

    Do vậy, chi tiết về 16 tấn vàng tài sản quốc gia tháng 4-1975 đă dẫn tới cuộc bàn thảo trên mạng xung quanh câu hỏi: có hay không kế hoạch tẩu tán số lượng vàng khá lớn nói trên? Chẳng hạn, một bạn trẻ tên Hưng đă đặt câu hỏi trên trang web BBC: "Từ trước tới nay người ta đều nói ông Thiệu mang theo 18 tấn vàng (chính xác là khoảng 16 tấn) ra nước ngoài. Giờ đây lại có thông tin ông ta không mang theo vàng ra nước ngoài. Vậy số vàng ấy có tồn tại hay không và nếu có th́ đă nằm trong tay ai?".

    Trong khi đó, một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Mai nhớ lại bản tin 31 năm trước của BBC rằng: "Hồi ông Thiệu đi Đài Loan, BBC tường thuật là có nghe tiếng kim loại lẻng xẻng trong vali, ám chỉ ông Thiệu đă mang 16 tấn vàng trong ngân hàng quốc gia đi...".

    Bản tin cuối năm 2005 của BBC do vậy đă gây sự chú ư của nhiều người. Thứ nhất, nó liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia. Thứ hai, nó khiến nhiều người đặt dấu hỏi về sự chính xác của những "hồ sơ Anh" vừa được giải mật. Vậy chuyện ǵ đă xảy ra 31 năm trước?

    "Lời bác bỏ" gây nghi vấn

    T́m đọc lại những nhật báo Sài G̣n tháng 4-1975, thấy trên mặt báo tràn ngập tin tức chiến sự và di tản. Đột nhiên, nhiều báo ra giữa tháng tư đă đồng loạt đăng một bản tin đáng chú ư về 16 tấn vàng. Như tờ Chính Luận ngày 16-4 đă đăng như sau:

    “Phát ngôn viên chính phủ:
    Hoàn toàn bác bỏ tin 16 tấn vàng.

    Sáng nay, được hỏi về vụ có 16 tấn vàng của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Kampuchia Lon Nol chở từ Việt Nam ra ngoại quốc do Hăng AP (Mỹ) loan tin (chi tiết hóa tin của đài BBC loan tải trước đây), phát ngôn viên chính phủ tuyên bố: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ư, cố ư bôi lọ”. Phát ngôn viên nhấn mạnh: “T́nh trạng loan tin thất thiệt và cố ư bôi lọ của các hăng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đă kéo dài từ lâu”.

    Lời bác bỏ nói trên dường như xác nhận một điều là vào lúc đó, nhiều hăng tin nước ngoài và các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài G̣n đă cùng đưa tin “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi VN”. Không chỉ BBC, AP mà nhiều tờ báo lớn khác ở Mỹ như Los Angeles Times lúc đó đă đăng tin như sau: “Công ty vận chuyển đường không Balair của Thụy Sĩ vào hôm thứ hai đă xác nhận rằng: họ đă từ chối chở 16 tấn vàng, dường như thuộc quyền sở hữu của tổng thống Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, từ Sài G̣n sang Thụy Sĩ”.

    Những thông tin có dẫn nguồn rơ ràng như thế đă tạo ra nhiều nghi vấn, dù nó đă bị chính quyền Sài G̣n lúc đó bác bỏ. Có lẽ giới báo chí quốc tế ngày ấy đă biết sơ qua về một kế hoạch bí mật từ dinh Độc Lập, và kế hoạch bí mật đó dường như đă bị “x́” ra ngoài “Radio Catinat” - tức các quán cà phê Givral, Brodard... (trên đường Đồng Khởi ngày nay), nơi tụ tập thường xuyên của các nhà báo, dân biểu, chính khách Sài G̣n lúc bấy giờ.

    Trong khi dư luận c̣n bán tín bán nghi th́ báo Độc Lập ngày 28-4 đă đăng một bản tin về chuyến ra đi bí mật của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết như sau: “Theo tin UPI, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm đă đến Đài Bắc bằng phi cơ quân sự Mỹ vào lúc 4 giờ sáng thứ bảy 26-4 với 16 viên chức Việt Nam cộng ḥa cùng thân nhân tháp tùng. Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người xuống phi cơ và được đưa vào pḥng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đă được cất xuống theo”.

    ... Có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975. Trong một cuốn sách khá nổi tiếng đă được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua, người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài G̣n sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang c̣n làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu - NV). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đă mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi VN 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đ́nh y đă vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống”.

    C̣n trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên mạng Internet, một “sử gia” nào đó đă cung cấp những thông tin “giật gân” hơn nữa: “Martin (đại sứ Mỹ tại Sài G̣n - NV) giúp gia đ́nh Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đă xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hăng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đă hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lư Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó”.

    Có khá nhiều “dị bản” như thế xung quanh chuyện ra đi và tẩu tán vàng của ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1975. Trong đó, “dị bản” của BBC là mới nhất và bị phê phán nhiều nhất.

    BÙI THANH

    http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134622/Ky-1-Ong-Thieu-da-chuyen-16-tan-vang-sang-My.html

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật

    [IMG][/IMG]

    Ông Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức và chửi Mỹ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo"

    Ông Thiệu đă từ chức ra sao?

    Vào đầu tháng tư, sau khi quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng và hành quân thần tốc về phía Nam, chiếc ghế tổng thống của ông Thiệu đă bắt đầu lung lay.

    Lúc đó, người Mỹ, kể cả những người Pháp ở sứ quán Sài G̣n, đang toan tính về một giải pháp thương lượng với Hà Nội. Ông Thiệu trở thành vật cản lớn cho những toan tính đó. Theo hồi kư của nhân viên CIA tại Sài G̣n Frank Snepp, ngày 13-4 trùm CIA tại Sài G̣n Thomas Polgar đă gửi về Washington một bản tường tŕnh có chủ ư: "Nhiều sĩ quan cao cấp và nhân vật chính trị muốn tổng thống Thiệu từ chức để tránh một thất bại quân sự hoàn toàn". Bản tường tŕnh đó có nhắc đến hai từ "đảo chính".

    Và tấm bia mộ chính trị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă được tạc vào chiều 17-4 khi đại sứ Mỹ tại Sài G̣n Graham Martin quyết định đề nghị với Nhà Trắng một phương án: Thiệu phải ra đi! Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (người sau này đă phỏng vấn Martin nhiều lần tại Mỹ), đại sứ Martin đă gửi mật điện cho ngoại trưởng Kissinger như sau: "Tôi sẽ cho ông Thiệu rơ tôi đă đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu xuống th́ các tướng lĩnh dưới quyền ông ta sẽ bắt buộc ông ta làm điều này. Có một cách rút lui êm đẹp nhất là tự ư ông từ chức…".

    Ba ngày sau, đại sứ Martin đến gặp ông Thiệu để nói thẳng điều đó, trong cuộc tṛ chuyện căng thẳng kéo dài hơn một giờ rưỡi.

    ... Tối đó (tức ngày 20-4), tổng thống Thiệu quyết định từ chức. Và trưa ngày hôm sau, ông ta triệu tập phó tổng thống Trần Văn Hương và tướng Trần Thiện Khiêm đến dinh Độc Lập, báo cho hai người đó biết ông ta sẽ tuyên bố từ chức tối nay. Thiệu chỉ có một yêu cầu: việc chuyển giao quyền lực được thực hiện theo đúng hiến pháp để tránh lộn xộn...

    Tại sao Frank Snepp biết chính xác nội dung cuộc gặp đó và thuật lại như trên trong cuốn Decent Interval (đă được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Cuộc tháo chạy tán loạn)? Câu trả lời thật đáng kinh ngạc: máy nghe lén của CIA đặt bí mật trong pḥng làm việc của tổng thống Thiệu tại dinh Độc Lập đă truyền đi từng lời nói về trụ sở CIA tại Sài G̣n.

    Tối 21-4, sau khi tuyến pḥng thủ quan trọng nhất của quân đội Sài G̣n là Xuân Lộc đă bị quân giải phóng chọc thủng, ông Nguyễn Văn Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức tổng thống. Trong cuộc diễn thuyết kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, ông ta vừa khóc lóc bảo vệ ḿnh trước lịch sử, vừa lên án gay gắt sự phản bội của chính quyền Mỹ:

    ... Nếu tôi không nói rằng các ông đă bị cộng sản đánh bại ở VN th́ tôi cũng xin thưa rằng các ông cũng không thắng được họ. Nhưng các ông đă t́m được một lối tháo lui trong danh dự. Và bây giờ khi quân đội chúng tôi thiếu súng ống, đạn dược, trực thăng, phi cơ và B52, các ông lại bắt chúng tôi làm một việc như lấp cạn bể Đông, tỉ như các ông cho tôi ba đồng bạc mà bắt chúng tôi lấy vé máy bay hạng nhất, thuê pḥng ngủ 30 đồng một ngày, ăn bốn năm miếng bít-tết và uống bảy tám ly rượu vang một ngày. Thật là phi lư !... (trích nguyên văn)

    Và trong cuộc diễn thuyết cuối cùng trên tivi đó, ông Thiệu cũng đă chửi thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo".


    Giây phút "nồng ấm" của ông Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Mỹ Lyndon Johnson

    Ông Thiệu đă ra đi như thế nào?

    Sau khi từ chức tổng thống, ông Thiệu dọn về ở nhà quốc khách trong khu Hải quân (nay là đường Tôn Đức Thắng). Tài sản riêng của gia đ́nh ông đă được chuyển đi trước đó. Dù không c̣n quyền hành ǵ, nhưng sự có mặt của ông Thiệu tại Sài G̣n trong những ngày căng thẳng nhốn nháo đó không phải là một điều hay ho đối với nhiều người.

    Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuốn The Palace File (Hồ sơ mật dinh Độc Lập), tân tổng thống Trần Văn Hương đă gọi điện thoại khuyên ông Thiệu nên sớm rời khỏi VN. Ông Hương cũng đề nghị đại sứ Mỹ Martin dàn xếp giùm cho chuyến ra đi của ông Thiệu.

    Cùng lúc ấy, ông Nguyễn Văn Kiểu, em ông Thiệu, cũng bay về nước khuyên ông Thiệu sớm ra đi và địa chỉ đến an toàn nhất là Đài Loan (v́ ông Kiểu đang làm đại sứ VN cộng ḥa tại Đài Loan). Cũng theo tiến sĩ Hưng, để sự ra đi của ông Thiệu được hợp pháp, tổng thống Hương đă kư quyết định cử ông Thiệu làm đặc sứ của VN cộng ḥa đi Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (ông Tưởng Giới Thạch mất ngày 5-4).

    Ngày 25-4, ông Thiệu ra đi lặng lẽ không cờ không trống. Và cũng không có một quan chức người Việt nào tiễn đưa ông cựu tổng thống hết thời. Trớ trêu thay, những người đưa ông ra sân bay lại là các nhân viên CIA Mỹ tại Sài G̣n, trong đó có Frank Snepp. Frank Snepp chính là người lái xe đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất.

    Đó là một chuyến ra đi bí mật trong đêm. Nhưng ông Thiệu có mang theo 16 tấn vàng không? Theo lời Frank Snepp thuật lại trong cuốn Decent Interval, vào chiều 25-4, nhóm CIA tại Sài G̣n bất ngờ nhận được lệnh đưa cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài trên một chuyến bay đặc biệt của quân đội Mỹ.

    ...Khoảng 20g30, bốn người chúng tôi (tức bốn tay nhân viên CIA tại Sài G̣n: Charles Timmes, Thomas Polgar, Joy Kingsley và Frank Snepp - NV) đi ba xe đến bộ tổng tham mưu Nam Việt Nam. Nhà Khiêm nằm trong khu vực này. Chúng tôi không thể không tính đến việc tái diễn cuộc ám sát như đă xảy ra đối với anh em Diệm - Nhu trước đó. Chúng tôi vạch kế hoạch: nếu có những sĩ quan trẻ nào đó trong quân đội Sài G̣n ngăn chúng tôi lại trên đường đi và có ư định bắt, tức th́ chúng tôi sẽ nổ súng…

    Hơn 21 giờ, đoàn xe CIA dừng trước nhà ông Khiêm, đợi ở đó. Một lát sau, chiếc Mercedes đưa đến "một người tầm thước, tóc bạc và chải lật ra sau, mặt bôi kem, quần áo chỉnh tề". Đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, mà theo Frank Snepp, trông giống một người mặc quần áo quảng cáo trên một tạp chí châu Á hơn là một nguyên thủ quốc gia.

    ...Ít phút sau, có mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ xe chúng tôi và xếp vali vào.

    Tiếp đó Thiệu, Khiêm, Polgar, Timmes cùng một vài nhân vật người Việt (phụ tá và cận vệ) bước nhanh ra khỏi cửa nhà Khiêm rồi chui vào xe. Thiệu ngồi xe tôi, ở ghế đằng sau, giữa Timmes và một người Việt. Timmes khuyên ông Thiệu: tổng thống ngồi thấp xuống để được yên ổn!

    Đoàn xe lao nhanh về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường băng, một chiếc máy bay bốn động cơ C118 của không quân Mỹ đang đậu ở đấy. Đại sứ Mỹ Martin và các tay súng thủy quân lục chiến Mỹ mặc thường phục đă có mặt ở đó từ lâu. Ông Thiệu và ông Khiêm rời xe, lặng lẽ lên máy bay. Những nhân viên tùy tùng theo sau, tay xách vali…

    Như vậy, theo Frank Snepp, chuyến bay đặc biệt đêm 25-4 chở ông Thiệu qua Đài Loan không mang theo 16 tấn vàng. Bởi không thể nào nhét số lượng vàng thỏi khổng lồ ấy vào mấy chiếc vali xách tay được. C̣n trước đó một ngày, bà Mai Anh, vợ ông Thiệu, cũng đă bay sang Bangkok (Thái Lan) trên một chuyến bay thương mại b́nh thường.

    BÙI THANH

    http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134801/Ky-2-Chuyen-ra-di-bi-mat.html

  4. #4
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm


    Từ phải sang: Tổng thống Gerald Ford, phó tổng thống Nelson Rockefeller và ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Một không khí căng thẳng bao trùm Nhà Trắng vào những ngày cuối tháng 4-1975 trước những tin tức liên quan đến VN

    “Nắm lấy bất cứ cái phao nào...”

    Ngày 25-3-1975, ông vua Faisal của Saudi Arabia bị cháu ḿnh ám sát chết.

    Nhiều tờ báo ở Sài G̣n lúc ấy đă đưa chi tiết chuyện này ở mục thời sự quốc tế, như một “breaking news” (tin nóng) ở xứ người. Chỉ vậy thôi.

    Trong khi đó, lật lại những chồng báo cũ tháng ba, tháng tư năm ấy, người ta thấy mục quảng cáo rao vặt “bán nhà ở Sài G̣n” tăng vọt, đồng thời xuất hiện một mục mới chiếm nhiều diện tích trên các nhật báo: “T́m người thân mất tích” trong các đợt di tản từ miền Trung vào Sài G̣n.

    Nhưng cái chết của vua Faisal lại làm choáng váng tổng thống VN cộng ḥa Nguyễn Văn Thiệu và các cộng sự ở dinh Độc Lập!

    V́ sao vậy? V́ nó liên quan đến những cam kết bí mật về tài chính của ông vua xứ dầu lửa này với chính quyền Sài G̣n. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tổng trưởng kế hoạch VN cộng ḥa lúc ấy, đă nói về sự cam kết đó rằng: “Khi sắp chết đuối, ta nắm lấy bất cứ cái phao nào nổi!”.

    Có nghĩa là chính quyền Sài G̣n lúc đó đang “sắp chết đuối” về mặt tài chính. Các tài liệu lưu trữ cho biết rằng cái túi viện trợ khổng lồ của Mỹ ngày càng xẹp đi nhanh chóng và sắp sửa trống rỗng. Để làm đầy lại cái túi đó, ông Thiệu trông chờ vào những cái phao.

    Và một cái phao có thể nổi như dầu là vua Faisal. Cuốn Hồ sơ mật dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter viết: Đầu năm 1975 vua Faisal đă bí mật đồng ư trên nguyên tắc cho chính quyền Sài G̣n vay dài hạn mấy trăm triệu USD với lăi suất thấp.

    Số tiền này được dùng để vực dậy nền kinh tế và mua thêm nhiên liệu, đạn dược cho quân đội Sài G̣n. Một cách thức khác cũng được thỏa thuận với Faisal: Saudi Arabia sẽ đứng ra bảo đảm cho VN cộng ḥa vay viện trợ quân sự của Mỹ để mua thêm súng đạn từ Mỹ (cho tương thích với vũ khí Mỹ đă đổ vào miền Nam trước đó).

    Đùng một cái, vua Faisal bị ám sát chết. Kế hoạch đó đă bị phá sản ngay khi bắt đầu thực thi.

    Nhưng thật ra cái phao lớn nhất mà ông Thiệu cố vói tới lúc đó chính là Quốc hội Mỹ. Trong những ngày hấp hối của chế độ VN cộng ḥa tháng 4-1975, ông Thiệu đă tiếp đón tham mưu trưởng lục quân Mỹ Frederick C. Weyand tại Sài G̣n. Vị tướng Mỹ cùng êkip sang VN để t́m biện pháp khẩn cấp cứu lấy chính quyền VN cộng ḥa.

    Theo nhân viên chiến lược CIA Frank Snepp trong cuốn Decent interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), trong cuộc gặp với tướng Weyand, ông Thiệu đă đề nghị Mỹ tăng viện trợ quân sự khẩn cấp để chặn bước tiến của quân giải phóng. Ngoài ra, ông Thiệu c̣n có thêm một yêu cầu đáng sợ: cho máy bay B-52 của quân đội Mỹ ném bom rải thảm để bảo vệ Sài G̣n.

    Sau đó, tướng Weyand bay về California tường tŕnh với tổng thống Gerald Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger: phải viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài G̣n 722 triệu USD.

    ... Ngày 10-4 giờ Washington, tổng thống Ford đọc bài diễn văn quan trọng trước quốc hội về t́nh h́nh VN và Campuchia. Ông ta yêu cầu quốc hội chấp thuận ngân khoản 722 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho VN cộng ḥa và c̣n ấn định hạn chót để quốc hội đưa ra quyết định là 19-4-1975. “Đúng như dự đoán của đại sứ VNCH Trần Kim Phượng trong bức điện đánh về cho ông Thiệu: thỉnh cầu một ngân khoản lớn như thế chắc chắn sẽ “gây ra kinh hoàng và la ó tại Quốc hội Mỹ” - tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại như thế trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập.

    C̣n thượng nghị sĩ Mỹ Jackson đă tuyên bố thẳng thừng về yêu cầu của tổng thống Ford trên tờ New York Times ngày 12-4: “Yêu cầu đó chết rồi! Không một ai trong phe mà tôi biết lại ủng hộ nó”.

    Thế chấp cả mỏ dầu và vàng dự trữ

    Thế là xong, cái phao của chú Sam đă tự x́ trước khi ông Thiệu với tới nó.

    Nhưng c̣n nước c̣n tát. Ngay sau khi được tin vua Faisal bị ám sát chết, tổng thống Thiệu đă chỉ thị cho ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia. Trong cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy xuất bản ở Mỹ năm 2005, TS Nguyễn Tiến Hưng cho biết mục đích chuyến đi của ngoại trưởng Bắc là xin quốc vương Haled (vừa kế vị vua Faisal) tiếp tục đồng ư cho VN cộng ḥa vay tiền như phụ vương của ông ta đă hứa trước khi bị hạ sát.

    Trong bức điện gửi về cho ông Thiệu ngày 14-4, ông Bắc thông báo là đă “nhận được những bảo đảm vững chắc từ phía quốc vương mới và thủ tướng Saudi Arabia”. “Tôi hi vọng là quyết định về khoản tiền và phương thức của viện trợ sẽ được Chính phủ Saudi Arabia cứu xét sớm” - ngoại trưởng Bắc lạc quan như vậy.

    Cũng theo TS Nguyễn Tiến Hưng, ông Thiệu biết rơ rằng việc thương thuyết vay tiền của Saudi Arabia phải mất ít nhất ba bốn tháng, trong khi “số mạng” của VN cộng ḥa lúc đó đang được tính từng ngày một. Do đó, tổng thống Thiệu bèn tính tới một nước cờ khác: bắt tay vào kế hoạch vay nợ của Mỹ, với số vay khổng lồ - 3 tỉ USD. Cần nói rơ đây là vay, chứ không phải xin viện trợ Mỹ như trước đó.

    TS Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại:

    “... Ngày 14-4-1975, ông Thiệu bảo tôi thảo gấp một lá thư cho tổng thống Ford đề nghị vay 3 tỉ USD trong ba năm, chia ra mỗi năm 1 tỉ USD. Theo kế hoạch, nếu tại Washington tôi ḍ xét thấy có triển vọng về khoản vay đó th́ đánh điện về ngay để ông Thiệu kư thư và trao cho đại sứ Mỹ Martin”.

    Ngày hôm sau, 15-4-1975, tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến “lobby” (vận động hành lang) vụ vay 3 tỉ USD nói trên. Ông Hưng đă mang theo lá thư của ông Thiệu gửi tổng thống Ford, trong đó có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu ngài kêu gọi quốc hội cho VN cộng ḥa vay dài hạn 3 tỉ USD, chia làm ba năm, lăi suất do quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hỏa và canh nông của VN cộng ḥa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này”.

    Tài nguyên canh nông nói trên chính là tiềm năng xuất khẩu gạo của miền Nam. C̣n tài nguyên dầu hỏa? Đó là mỏ dầu có trữ lượng lớn vừa phát hiện ở thềm lục địa VN.

    Tuy nhiên, ngoài tiềm năng dầu lửa và xuất khẩu gạo, trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy, TS Nguyễn Tiến Hưng đă khẳng định thêm hai khoản thế chân khác được đưa ra khi mặc cả với người Mỹ.

    Đó là số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay. C̣n khoản thế chân cuối cùng chính là 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương.

    ( ... Ở đây xin mở ngoặc nói thêm một chút về những giếng dầu đầu tiên. Việc thăm ḍ và khai thác dầu khí ở miền Nam bắt đầu từ năm 1973. Rất nhiều hăng dầu quốc tế nhảy vào. Chỉ qua hai ṿng đấu thầu năm đó, chính phủ VN cộng ḥa đă thu được 17 triệu USD và đến năm 1974, số tiền thu được lên đến 30 triệu USD. Việc phát hiện mỏ dầu ở vùng biển VN đă làm nức ḷng bao người VN (nhưng ngay sau đó, vào tháng 1-1974, Trung Quốc đă đưa hải quân tấn công quân đội Sài G̣n và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa cho tới nay). Ngày 17-8-1974, Hăng Pecten khoan trúng dầu ở lô 08-LTD, đặt tên là Hồng-X, rồi giếng thứ hai là Dừa 1-X. Tới tháng 10-1974, Hăng Mobil khoan mỏ Bạch Hổ 1. Hăng Marathon và Union Texas quyết định khoan dầu vào cuối năm 1974, c̣n Hăng Esso và Sunningdale dự định bắt tay vào tháng 4-1975...)

    BÙI THANH

    http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134929/Ky-3-Khong-co-anh-sang-cuoi-duong-ham.html

  5. #5
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống


    Tổng thống Trần Văn Hương (giữa) ngày 27-4-1975 - một ngày trước khi trao quyền cho ông Dương Văn Minh

    Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài được bí mật bàn thảo và quyết định từ đầu tháng 4-1975 tại dinh Độc Lập. Mục đích của nó là để khối tài sản khổng lồ đó không lọt vào tay Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam? Không hẳn như thế.

    Thụy Sĩ hay New York?

    Dinh Độc Lập, ngày 1-4-1975. Một không khí nặng nề và căng thẳng bao trùm cuộc họp của các nhân vật chóp bu chính quyền Sài G̣n trước tin tức nghiêm trọng về việc quân giải phóng đă tiến vào giải phóng Đà Nẵng.

    Tự thuật trong cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File), tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong cuộc họp đó tướng Cao Văn Viên đă đề nghị dùng hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng để ngăn bước tiến của "Việt Cộng".

    Nhưng trong t́nh h́nh tài chính cạn kiệt lúc đó, ông Hưng đă đề nghị "dùng số dự trữ của Ngân hàng quốc gia, bằng vàng hay ngoại tệ, để mua thêm đạn dược" cho quân đội Sài G̣n. Không ai thảo luận tiếp.

    Sang hôm sau, 2-4, nội các nhóm họp. Ông Nguyễn Tiến Hưng lại nêu tiếp việc di chuyển và sử dụng số vàng dự trữ vào "nỗ lực pḥng thủ cuối cùng".

    Ông ta cũng tŕnh bày với nội các về thông lệ của các quốc gia trên thế giới thường kư thác dự trữ vàng tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Thụy Sĩ hoặc Ngân hàng Dự trữ liên bang tại New York. Nội các đă đi đến quyết định chuyển vàng một cách bí mật ra nước ngoài. Nơi đến là Thụy Sĩ - Ngân hàng Bank of International Settlement.

    Thống đốc Ngân hàng quốc gia lúc đó là ông Lê Quang Uyển đă được lệnh thi hành nhiệm vụ bí mật này và không cho người Mỹ biết. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hăng hàng không TWA, Pan Am và Hăng bảo hiểm Lloyd's ở London (Anh).

    Nhưng thật không ngờ, kế hoạch tuyệt mật đó ngay lập tức đă lọt ra "radio catinat" và đến tai các phóng viên nước ngoài thường trú tại Sài G̣n. Và từ ngày 5-4, một số tờ báo nước ngoài đă bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

    Ai đă "x́" tin đó ra ngoài? Không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn là pḥng làm việc của ông Thiệu ở dinh Độc Lập đă bị cài rất nhiều "rệp" nghe lén. Nhưng CIA có can dự vào vụ nghe lén và làm lộ kế hoạch bí mật này?

    Trong cuốn Decent Interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), nhân viên CIA tại Sài G̣n Frank Snepp đă tiết lộ: "Trước khi 16 tấn vàng được chuyển đi Thụy Sĩ, có một người đă báo tin cho sứ quán Mỹ biết. Một cộng tác viên của đại sứ Martin cho là không thể tin được ông Thiệu nên đă tố cáo với giới báo chí".

    Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chính những người chống đối lại việc đưa 16 tấn vàng tài sản quốc gia ra nước ngoài đă bắn tin cho giới báo chí. Như vậy, tin tức về việc chuyển vàng đi Thụy Sĩ mà báo chí loan tin lúc đó là sự thật, mặc dù chính quyền Sài G̣n đă liên tục bác bỏ.

    Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ v́ thế đă bị vỡ. Các hăng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này v́ sợ báo chí công kích.

    Cuối cùng, dù không muốn, dinh Độc Lập vẫn buộc phải nhờ cậy đến người Mỹ. Theo Frank Snepp, đại sứ Mỹ Martin đă đề nghị ông Thiệu chuyển số vàng đó sang Mỹ. Ông Thiệu đồng ư.

    Ngày 16-4, đại sứ Martin đă điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đă không dễ dàng t́m được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng th́ Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dàn xếp xong vấn đề bảo hiểm.

    Cái ǵ của Việt Nam phải để lại Việt Nam!

    Ngày 25-4-1975, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi VN "trước 7 giờ sáng 27-4".

    Nhưng t́nh thế đă đổi thay: lúc chiếc máy bay đó đáp xuống Tân Sơn Nhất, ông Thiệu đă từ chức tổng thống và ông Trần Văn Hương lên nắm quyền. Những người có thẩm quyền lúc đó đă không chịu làm theo ư ông Thiệu nữa! Các tài liệu lưu trữ nhắc nhiều đến cái tên Nguyễn Văn Hảo - phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ.

    Ông Nguyễn Văn Hảo lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài G̣n và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN.

    Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, TS Nguyễn Tiến Hưng mô tả như sau: Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và dọa rằng: "Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc th́ trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!".

    Ông Hương hoảng sợ và đồng ư phải giữ vàng lại. Ngay sau đó, Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đă quyết định không chuyển vàng ra khỏi VN!...

    Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này. Theo hồi kư của Frank Snepp, đại sứ Martin đă yêu cầu máy bay tiếp tục nằm chờ ở Tân Sơn Nhất, đồng thời cố thuyết phục ông Hương hủy bỏ lệnh ấy. Không có kết quả.

    Thậm chí trong một cuộc họp, ông Hương c̣n nói: "Cái ǵ của VN phải để lại VN!". Martin xoay qua tác động ông Nguyễn Văn Hảo nhưng cũng không thành công. "Hảo đă không muốn chuyển vàng đi, có thế thôi. Ông ta đă tưởng tượng là có thể sống chung được với những người cộng sản", Martin sau này kể lại.

    Quả thật lúc ấy đại sứ Mỹ Martin rất điên khi không lấy được 16 tấn vàng chở qua Mỹ. Đến mức, trong cuộc trả lời phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng ngày 27-3-1985, Martin thú nhận một điều điên rồ: "Vào lúc chót, tôi (tức Martin - NV) có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài G̣n để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi… Vàng vẫn c̣n lại ở đó".

    Vàng c̣n ở đó là ở đâu, khi quân giải phóng tiến vào Sài G̣n? Theo TS Nguyễn Tiến Hưng, 16 tấn vàng đă được đóng thùng sẵn ở ngân hàng. C̣n theo Frank Snepp, "16 tấn vàng nằm trong khoang một chiếc máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc quân của tướng Dũng (tức đại tướng Văn Tiến Dũng - NV) tràn vào Sài G̣n".

    BÙI THANH

    http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/135084/Ky-4-Ke-hoach-bi-mat-tu-dinh-tong-thong.html

  6. #6
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Kỳ 5: Vàng đổi chủ

    “Tôi đến đây v́ 16 tấn vàng...”



    ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975.

    Khoảng 8g ngày 30-4, những chiếc xe tăng T54 đầu tiên thuộc lữ đoàn 203 của quân giải phóng lao nhanh về hướng cầu Sài G̣n.

    Cùng lúc đó, tổng thống Dương Văn Minh (lên nắm quyền thay ông Trần Văn Hương ngày 28-4), phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ Văn Mẫu, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng trưởng thông tin Lư Quí Chung cùng những người thuộc “nhóm ông Minh” và lực lượng thứ ba đang có mặt đông đủ tại phủ thủ tướng (số 7 Lê Duẩn hiện nay). Công việc quan trọng nhất của ông Minh và cộng sự lúc này là soạn thảo và thu âm lời tuyên bố về việc ngưng bắn, chờ bàn giao chính quyền cho chính phủ cách mạng.

    Trong khi thủ tướng Vũ Văn Mẫu đang thảo lời tuyên bố nói trên th́ có một nhân vật xuất hiện. Đó là tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo là phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ của chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, nên khi ông Minh lên làm tổng thống, ông Hảo sẽ không c̣n quyền hành chức trách nữa. Vậy ông đến đây để làm ǵ? Dân biểu Nguyễn Văn Binh (có mặt tại phủ thủ tướng và dinh Độc Lập ngày 30-4-1975) kể lại với Tuổi Trẻ vào tháng 4-1995:

    “...Lúc đó tôi đang tṛ chuyện với tổng thống Dương Văn Minh. Cuộc tṛ chuyện phải tạm dừng v́ có người cần gặp tôi ngoài cổng. Đó là tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo lúc đó đang phân bua ǵ đó với tốp lính gác. Thấy tôi bước ra, ông Hảo liền nói:

    - Anh Binh, tôi cần gặp đại tướng có chuyện quan trọng, liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia.

    - Tài sản ǵ?

    - Vàng! Tôi đến đây v́ chuyện đó...

    Tôi đưa ông Hảo vào gặp tổng thống Dương Văn Minh và tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Diệp. Sau đó, ông Hảo và ông Diệp trao đổi khá lâu về chuyện 16 tấn vàng mà ông Hảo biết rất rơ”.

    9g30, đoàn xe đưa ông Dương Văn Minh và cộng sự từ phủ thủ tướng về dinh Độc Lập. Ông Nguyễn Văn Hảo cũng đi theo.

    Gần hai tiếng đồng hồ sau, xe tăng quân giải phóng tiến vào sân dinh. Ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu, ông Binh và hơn 10 người khác (kể cả ông Nguyễn Văn Hảo) bị tạm giữ cho đến chiều 2-5-1975, sau khi đại diện Ủy ban quân quản tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, các anh là khách của chúng tôi, các anh sẽ được tự do về nhà sống trong ḥa b́nh”.

    Nhưng trước khi được trả tự do vào tối 2-5, ông Nguyễn Văn Hảo cứ đi đi lại lại trong pḥng, với “tâm sự” về 16 tấn vàng chưa được ai lưu ư. Khi biết ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu được mời lên gặp gỡ riêng với tướng Trần Văn Trà, ông Hảo cũng đă đề nghị được làm việc về một chuyện quan trọng. Cuối cùng, ông Hảo đă được mời lên lầu gặp lănh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài G̣n - Gia Định. Câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng đă được ông Hảo tŕnh bày chi tiết và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.

    Tiếp quản kho vàng 16 tấn vàng lúc đó nằm ở đâu?



    Ông Hoàng Minh Duyệt

    Vẫn nằm ở trụ sở Ngân hàng Quốc gia. Cả hai chi tiết mà Frank Snepp và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nêu ra trong Cuộc tháo chạy tán loạn và Hồ sơ mật dinh Độc Lập đều thiếu chính xác. Không có chuyện 16 tấn vàng đă được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng tràn vào Tân Sơn Nhất”.

    Nó vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm ở số 17 Bến Chương Dương.

    Vào chiều 30-4, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và Sài G̣n được giải phóng hoàn toàn, trụ sở Ngân hàng Quốc gia vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhân viên ngân hàng và các cảnh sát viên, dưới sự chỉ huy của một thiếu tá. Họ đă không rời vị trí v́ nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều ṭa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện.

    Người kể chi tiết đó là ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia. Là chuẩn úy thuộc lực lượng công an vũ trang, ông Duyệt được điều động vào Tây Ninh, công tác tại đơn vị C282 Q.

    “Chúng tôi được giao nhiệm vụ vào tiếp quản các ngân hàng ở Sài G̣n - Gia Định. Chiều tối 30-4, đơn vị chúng tôi vào tới nội thành và tạm trú tại Trường Cao Thắng. Lúc đó trong Trường Cao Thắng có rất đông đồng bào miền Trung di tản cũng tạm trú ở đó. Thoạt đầu bà con rất sợ chúng tôi (chắc do tin đồn Việt cộng sẽ “tắm máu”), nhiều thiếu niên bỏ trốn khi chúng tôi vào. Nhưng rồi tối đó, chúng tôi cùng đồng bào tṛ chuyện ca hát suốt đêm...

    Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở Ngân hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương. Trước cửa trụ sở lúc đó ngổn ngang súng ống, quần áo, đồ đạc nhà binh. Chúng tôi tiến vào bên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn c̣n đó, kể cả viên thiếu tá cảnh sát.

    Chúng tôi cho họ về nhà và triển khai đội h́nh bảo vệ ṭa nhà. Lúc ấy, thú thật là chúng tôi không hề biết trong đó có 16 tấn vàng, chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Tôi cũng không biết ông Nguyễn Văn Hảo là ai, nhưng chúng tôi được lệnh của cấp trên là phải cử hai chiến sĩ đi bảo vệ ông Hảo. Vào thời gian ấy, tôi thấy ông Hảo thỉnh thoảng có đến ngân hàng làm việc ǵ đó.

    Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân hàng Quốc gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.

    Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mă số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế.

    Tôi tḥ tay định cầm thử một thỏi lên, anh Huỳnh Bửu Sơn thấy vậy ph́ cười: “Không lấy thế th́ khó mà nhấc được”. Quả thật, một thỏi vàng coi nhỏ vậy mà nặng khoảng 13kg. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo.

    Chúng tôi nh́n rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ư nghĩ ǵ bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn. Tôi và Sơn lúc ấy c̣n rất trẻ và cùng lứa tuổi với nhau.

    Chỉ cách đó vài hôm, chúng tôi là hai người thuộc hai chế độ khác nhau, c̣n bây giờ chúng tôi hay ngồi đánh cờ và tâm sự với nhau trong ḥa b́nh... Sơn nói: “Ḿnh sẽ không ra đi, ḿnh ở lại VN và góp chút sức ḿnh cho xứ sở...”.

    Chúng tôi lúc ấy ngồi trên một đống vàng, nhưng những khao khát xen lẫn suy tư về ngày mai c̣n nặng hơn số vàng 16 tấn kia”.

    Ông Hoàng Minh Duyệt đă nhắc đến ông Huỳnh Bửu Sơn, người quản lư kho vàng nhiều năm với tư cách là lănh đạo Nha phát hành Ngân hàng Quốc gia. Trong số báo tới, chúng ta sẽ nghe câu chuyện và tâm sự của ông Huỳnh Bửu Sơn trong những ngày đó, cũng như chi tiết về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi giao cho chính quyền cách mạng

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/135236/Ky-5-Vang-doi-chu.html

  7. #7
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Kỳ cuối: Người giữ ch́a khóa kho vàng

    Người giữ ch́a khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lănh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia. Dưới đây là hồi ức của ông về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi bàn giao cho chính quyền cách mạng.



    Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co.VN

    Khi lịch sử sang trang Sài G̣n ngày 30-4-1975.

    Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ư nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn c̣n chưa hết bàng hoàng.

    Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào tŕnh diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

    Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Chúng tôi vui vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự, đúng mực nhưng khá xa cách. Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được văn hồi, mỗi người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp theo khả năng của ḿnh cho xứ sở.

    Cuối tháng 5-1975, chúng tôi được lệnh tŕnh diện tập trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là Trường Nguyễn Thị Minh Khai). Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo. Chiều ngày thứ ba, sau khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh. Tên tôi có trong danh sách đó.

    Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện ǵ sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến 10% sĩ số. Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhơm khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người tŕnh diện quá đông nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy thân và tŕnh diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường vắng lặng như tờ.

    Như vậy là trong đêm trước mọi người đă di chuyển. Một lần nữa số mệnh đă cho tôi ở lại. Tôi đến tŕnh diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.

    Sau này, vào cuối tháng tám, khi có lệnh gọi tập trung lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi ư kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ư kiến Ban Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đă được Ban Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài G̣n cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi tŕnh diện học tập tập trung.

    Lần kiểm kê cuối cùng

    Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lư của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lănh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đă đi cải tạo tập trung, do đó trong số người c̣n ở lại chỉ có tôi là người giữ ch́a khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mă số của các hầm bạc.

    Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có ǵ đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu ǵ cả v́ biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.

    Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lư một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mă riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.

    Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá tŕnh kiểm kê là một anh bộ đội c̣n rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi tṛ chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.

    Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.

    Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

    Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này c̣n được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dơi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dơi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

    Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm ch́, mỗi thùng ghi rơ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.

    Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in h́nh các con thú hoang dă trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn c̣n tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in h́nh danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.

    Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đă kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn v́ phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.

    Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi kư vào biên bản kiểm kê, ḷng cảm thấy nhẹ nhơm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đă hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng c̣n lại một chút ǵ, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lư nghiêm túc của những người đă từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.

    HÙYNH BỬU SƠN

    http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/135370/Ky-cuoi-Nguoi-giu-chia-khoa-kho-vang.html

    Còn tiếp ...

  8. #8
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Nhớ lại Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và cuộc chiến chống Cọng Sản Bắc Việt xâm lăng VNCH

    Mường Giang
    Kính nhớ tất cả Anh Hùng Liệt Nữ VN, đă vị quốc vong thân.


    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă vĩnh viễn ra đi nhưng ư chí chống cộng quyết liệt của Ông, đă nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lănh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đă chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ "Đừng nghe những ǵ cọng sản nói, hăy nh́n những ǵ cọng sản làm".

    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, là người đă tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc-Gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cọng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sức chiến đấu anh dũng của quân đội Miền Nam. Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975.

    Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, th́ cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, cũng đă trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự ḿnh chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lănh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cọng sản Bắc Viê.t. Đây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, v́ phải đương đầu với toàn khối cọng sản quốc tế, được tiếp tay công khai, bởi một số ít người,luôn được ưu tiên trong xă hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến. Đây là thành phần ngụy ḥa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sũng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất măn v́ túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa,tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cơi hồn th́ bần tiện ích kỷ, trước những người lính trận, đă hết ḷng liều chết, để bảo vệ mạng sống cho họ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng v́ quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cọng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.

    Công hay tội của những người có liên hệ tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, dĩ nhiên ai cũng có quyền phê phán, khen chê theo ư kiến của ḿnh, nhất là hiện nay, tất cả uẩn khúc của lịch sử gần như được phơi bầy ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Cho nên tất cả phải dành cho lịch sử quyết đi.nh. Ngoài ra c̣n có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa hay kẻ hèn nghèo trong xă hội.

    V́ lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ng̣i bút và chạy theo đuôi phường mạnh, để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Hồ Quư Ly, Mạc Đăng Dung, Quang Trung và cả Hồ Chí Minh, Dương Văn Minh.

    Bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, khi nghĩ tới số phận hẳm hiu của những vị lănh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng Bảo Đại, cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, Trần văn Hương.. nay tới phiên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín suối, chẳng những của bộ máy tuyên truyền cọng sản, mà tàn nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia, thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá trớn, để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bọ thành người.

    Ba mươi năm Việt Nam sống ngoi ngóp trong thiên đàng xă nghĩa, mới thật thấm thía và ư nghĩa biết bao về câu nói của người xưa, nay vẫn c̣n văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt :
    "Đất nước c̣n th́ c̣n tất cả – Đừng nghe những ǵ cọng sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ cọng sản làm".


    Tóm lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại, có dám bắt chước Tư Mă Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Đức Phương, Phạm Phong Dinh.. dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy , qua sự hiểu biết của ḿnh, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN. Những tên ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử của một thời hỗn mang điên loạn , giờ đă không c̣n thời cơ lên chức trời, để lấy giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi v́ hiện nay, gần như tất cả các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng..cũng đang lần hồi bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử, có liên quan tới chiến cuộc Đông Đương, Đảng và các nhân vật cọng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân tướng Hồ Chí Minh.

    Đất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bảo tố v́ sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cô.ng. Đảng và các chóp bu cọng sản VN đang theo gót đàn anh thuở trước, trong chính sách đu giây giữa hai kẻ thù Tàu-Mỹ, hầu t́m một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây dựng trên máu xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua. Nhưng thời cơ đă thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước, sớm muộn ǵ cũng do toàn dân định đoạt, chứ không phải do VC, Tàu, Nga hay Mỹ dù VC đang nắm quyền cả nước. Họ mới chính là những nhân chứng lương tâm cuối cùng của thời đại, để trả lời, minh oan và đ̣i lại công lư danh dự, cho những người Việt Quốc Gia và người Lính VNCH, qua bao thế hệ, đă hiến thân cho đại nghĩa dân tộc.

    1-THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA CỐ TT.THIỆU

    Như hầu hết vua chua từ cổ tới kim, thường vẽ chân cho rắn để tạo uy vũ cho người lănh đa.o. Thân thế của vị tổng thống đệ nhị cọng ḥa miền Nam VN, cũng bị sự huyễn hoặc và bói toán che phủ, làm cho ta không biết đâu là hư thực.

    Theo các tài liệu hiện hành, TT Thiệu sinh ngày 5-4-1923 tại Ninh Chữ, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trung phần). Nhưng cũng có nguồn tin, đa số phát xuất từ những người chống đối, cho rằng Ông Thiệu v́ tin vào các quân sư bói toán thân cận, nên đă đổi lại ngày sinh là 25-12-1924 dương lịch, nhằm ngày 18-11 năm Giáp Tư. Thật ra trong thời kỳ nhiễu nhương tại VN, việc khai trồi sụt tuổi so với năm sinh, là một việc quá đỗi b́nh thường. Song le, đối với những vị lănh đạo của đất nước, trực tiếp cầm đầu cuộc chiến đấu chống xâm lăng cọng sản Bắc Việt như cố Quốc trưởng Bảo Đại, TT Ngô Đ́nh Diệm, TT. Trần văn Hương và Nguyễn Văn Thiệu..th́ sẽ trở thành đề tài lớn để kẻ thù, những kẻ đố kỵ,ganh ghét, vin vào đó, để mỉa mai xuyên ta.c. Nhưng chuyện này chỉ có thể xảy ra ở Miền Nam trước năm 1975, chứ tuyệt đối, vĩnh viễn và sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra tại Miền Bắc trước tháng 4-1975 và cả nước từ đó tới nay. Nhiều danh từ và các câu chuyện trào phúng, hạ bạc như ‘ Năm Chuột, Tám Thẹo, Năm Lỳ..’, quá ư là tàn nhẫn, xuất hiện trên báo chí, sách vở và ngay cả những cái được gọi là sử liệu.

    Nhưng đó cũng chỉ là một thiểu số với ác ư có mục tiêu. Riêng trong tâm tư của hầu hết quần chúng thầm lặng, th́ sự thay đổi trên nếu có, cũng chẳng qua là một thái độ hợp thời, một hành động tâm lư, nhằm gây ấn tượng và t́nh cảm tốt đẹp đối với mọi người, khi vị nguyên thủ quốc gia, có chân mạng đế vương, xứng đáng nhận lănh trọng trách lănh đạo đất nước.

    Về thân thế của TT Thiệu, hiện cũng có nhiều tài liệu đề cập tới nhưng tựu trung đều viết, Ông xuất thân từ một gia đ́nh nghèo nhưng cũng đă theo học hết các bậc tiểu và trung học tại Thị Xă Phan Rang, tỉnh Ninh Thuâ.n. Sau đó vào Sài G̣n, học Trường Kỹ Thuật Đổ Hữu Vị (sau đổi là trường Cao Thắng) và cuối cùng là Trường Hàng Hải Dân Sự.

    Theo Nguyễn Khắc Ngữ, trong tác phẩm " Những ngày cuối cùng của VNCH ", xuất bản sau năm 1975 tại Canada, th́ ông Thiệu :

    - 1948, theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ Quan Đập Đá ( Huế). Căn cứ vào kỷ yếu của Trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà Lạt, th́ khóa này chính là Khóa 1 Phan Bội Châu của trường. Năm đó khóa này có 63 SVSQ theo học và thủ khoa là tướng Nguyễn Hữu Có, người mà mới đây, được VC cho lên đài truyền h́nh phỏng vấn, cùng với Nguyễn Hữu Hạnh..trong dịp kỷ niệm 30 năm, mừng VN được sống trong thiên đàng xă nghĩa, sau khi đất nước đă chấm dứt chiến tranh.

    - 1949 măn khóa, Ông Thiệu về phục vụ tại Miền Tây Nam Phần, rồi được sang tu nghiệp quân sự tại Coequidan. Ông cũng đă phục vụ trong các đơn vị tác chiến, của Quân Đội Quốc Gia tân lập, tại Hưng Yên (Bắc Phần), do Trung Tá Dương Quư Phàn chỉ huy. Lúc đó, cùng chung đơn vị có Cao Văn Viên, cả hai mang cấp bậc Trung Úy.

    - 1955 là Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Huế.

    - 1958 thăng cấp Trung Tá, là Chỉ Huy Trưởng Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

    - Được theo tu nghiệp các khóa quân sự cao cấp về tham mưu, chính trị tại các quân trường của Hoa Kỳ như Port Leavenwort, Fort Blifs cũng như Okinawa (Nhật).

    -1959 tới 1963 : Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đồn trú tại Biên Ḥa.

    -1/11/1963 tham dự cuộc binh biến và được thăng Thiếu Tứớng, làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

    - Ngày 18/1/1965 thăng Trung Tướng, là Đệ Nhị Phó Thủ Tướng trong Nội Các Trần Văn Hương.

    - Ngày 19-6-1965, quân đội VNCH chánh thức đổi thành Quân Lực VNCH và ngày đó đă trở thành NGÀY QUÂN LỰC hằng năm cho tới nay, dù Miền Nam đă bi cọng sản Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm tháng 5-1975. Ngày này, Trung Tướng Thiệu, được Hội Đồng Quân Lực, cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia (Quốc Trưởng).

    -Ngày 4/9/1967 đắc cử Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Ḥa Miền Nam. Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ là Phó Tổng Thống. Trong nhiệm kỳ này, chính phủ VNCH đă thực thi được nhiều cải cách quan trọng về giáo dục, nông nghiệp.


    - Tháng 4/1972 tái đắc cử Tổng Thống lần thứ hai, cụ Trần Văn Hương là Phó Tổng Thống.

    - Từ đầu năm 1973, qua áp lực cúp viện trợ đồng thời với những bức thơ của Tổng Thống Mỹ là Nixon, hứa hẹn sẽ yểm trợ và can thiệp khi VC xâm lăng Miền Nam, nên TT Thiệu đă bắt buộc, kư vào Bản Hiệp Ước Ngưng Bắn tháng 2-1973, dù đă biết rơ ràng đây là văn tự mà người Mỹ kư bán VNCH cho khối cọng sản quốc tế, để đánh đổi quyền lợi của nước ḿnh.

    -Ngày 26/3/1973 TT. Thiệu ban hành Luật Người Cầy Có Ruộng. Cũng từ đó cho tới lúc tàn cuộc chiến, người Mỹ đă gần như chính thức bỏ rơi miền Nam. TT Thiệu trước cảnh thù trong giặc ngoài, thêm CIA và điệp viên cọng sản nằm vùng ngay trong Dinh Độc Lập phá hoại, nên đă phải từ chức vào lúc 19 giờ 30 đêm 21-4-1975. Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế nhưng cũng chỉ được vài ngày, rồi giao việc nước lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh, để ông đầu hàng cọng sản vào trưa ngày 30-4-1975.

    Đêm 26-4-1975, TT Thiệu cùng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, được Hoa Kỳ giúp đỡ phương tiện, di tản tới Đài Loan. Sau đó Ông tới định cư ở Anh Quốc và cuối cùng cư ngụ tại Boston-Hoa Kỳ.


    -Ngày 29/9/2001 Ông ngă bệnh và qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.

    Theo báo chí loan tải cũng như video ghi lại, th́ đám táng của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có rất nhiều người tham dự, với đủ mọi thành phần . Nhiều người đă đến tận Âu-Úc, Canada và các tiểu bang xa xôi, thuộc các đảng phái chính trị, chính quyền, các quân binh chủng VNCH. Hiện diện trong suốt thời gian tang chế, có 10 cựu tướng lănh QLVNCH như Ngô Quang Trưởng, Phạm Quốc Thuần, Lê Minh Đảo, Đào Duy Ân (KQ), Phan Ḥa Hiệp, Lâm Ngươn Tánh (HQ), Trần Bá Di, Văn Thành Cao và Mạch Văn Trường. Ngoài ra Ông c̣n được vinh hạnh, khi được đồng đội, đồng bào phủ lá quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ, của Quốc Dân VN trên quan tài, cũng như đă được Đức Hồng Y, Tổng Giáo Phận Boston, đến thăm viếng và ban phép lành, trước khi xác thân được hỏa táng.


    Qua lời kể của Băng Đ́nh, cựu trưởng phái đoàn báo chí Phủ Tổng Thống, trên tạp chí Thế Giới Ngày Nay số 168 và Thiếu Tá Châu Bích, từng phục vụ nhiều năm tại Dinh Độc Lập, hiện sống tại Hạ Uy Di. Cả hai đều có nhiều cơ hội gần gũi với vị nguyên thủ quốc gia, khi công tác, th́ TT Thiệu là người có tính t́nh rất b́nh dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển PhanRang-Phan Thiết, không cần màu mè, mà chỉ muốn nói sao cho mọi người mọi giới, thông cảm là đủ rồi. Nhưng ngược lại khi muốn phổ biến văn bản tới quốc dân, cũng như người ngoại quốc , ông lại tỉ mỉ cẩn thận từ nội dung tới h́nh thức. Ông rất coi trọng thể diện quốc gia và cá nhân, nhất là không bao giờ sử dụng ngoại ngữ dù ông rất giỏi, chứ không phải như những tin đồn ác ư, nói v́ sợ ám sát nên ông rất sợ và lệ thuộc người Mỹ trong mọi phương diện.

    Thật sự hoàn toàn trái ngược, căn cứ theo những nguồn tư liệu ghi lại, thái độ của TT Thiệu đối với TT Nixon, trong các cuộc Họp Thượng Đỉnh tại Honolulu và Midway..Nhưng quyết liệt nhất là đối với Kissinger tại Dinh Độc Lập, khi đương sự tới Sài G̣n vào những ngày cuối năm 1972, để bắt buộc VNCH kư vào bản hiệp ước ngưng bắn.

    Tóm lại, TT Thiệu là một trong những nhà lănh đạo VNCH, có lập trường kiên quyết chống cọng sảnxăm lăng miền Bắc. Hành động này chẳng những được thể hiện từ lúc c̣n có thực quyền, mà vẫn tiếp tục trong bước đường lưu vong khắp nẻo đường viễn xứ.

    Từ sau khi LX và khối cọng sản quốc tế tan ră gần hết, khiến cho t́nh h́nh thế giới rối loạn khắp nơi. Khác với quan niệm xưa trong giới truyền thông tây phương và VNCH, chỉ cần ngồi một chỗ, hay tới các thư viện ngoại quốc, đọc sử liệu, rồi từ đó mao tôn cương ng̣i bút, theo sự thương ghét mà khen chê trên báo-sách. Ngày nay những người làm truyền thông phương tây, không cần là nam giới mà ngay cả những nữ phóng viên chiến trường, cũng đă từng trải qua những giây phút hiểm nguy nồi đầu súng, chẳng khác ǵ người lính trận tại các điểm nóng Kosovo, Grozny, Islamabad, Peshawar, Kabul, Kunduz, Iraq..Nhửng nữ phóng viên chến trường Christiane Amanpour (CNN), Jacky Rowland (BBC), Maggie O’Kane (Ireland), Marie Colvin (Hoa Kỳ)..đă trở thành thần tượng của các nhà báo, v́ phong cách nói thật, khác hẳn với những đồng nghiệp thuở trước.

    Như các phóng viên chiến trường ngày nay, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ngày xưa, luôn chứng tỏ là một tướng lănh gan lỳ , biết chia xẻ với đồng đội nhũng hiểm nguy nơi chiến trường. Bởi vậy ông luôn có mặt ngay trong những miền lửa khói, đẫm máu và tàn bạo nhất trong quân sử VN và thế giới, giữa lúc vừa tạm ngưng tiếng súng , bom đạn, pháo kích như hồi Tết Mậu Thân (1968), Mùa hè đỏ lửa 1972 tại Tri.-Thiên, B́nh Định, Kon Tum, An Lộc..và nhiều địa danh hiểm ác nhất, khắp bốn vùng chiến thuật, tại miền nam VN, trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1955-1975). Cảm động nhất đối với tâm tư của những người lính trận, trẻ tuổi xa nhà, là gần như tất cả các dịp xuân về, ông đều tới các tiền đồn nguy hiểm, xa xôi hẻo lánh hay các đơn vị nghĩa quân, để cùng ăn tết với họ, giữa bom đạn thay tiếng pháo mừng xuân. Thử đếm trên đầu ngón tay, suốt cuộc chiến, đă có bao nhiêu vị tướng lănh miền nam,, dám đem cái sinh mạng kim cương vàng ṛng, để giỡn mặt với tử thần như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ?

    Đặc biệt, trong cuốn video ghi lại cuộc họp mặt của tổng thống Thiệu và đồng hương người Việt tị nạn tại Colorado năm 1993, vào dịp ra mắt " Ủy Ban hậu tái thiết cho một VN dân chủ ". Trong dịp này, cựu TT Thiệu đă tuyên bố trước cử tọa, là ḿnh đă không c̣n xứng đáng để tiếp tục giữ bất cứ một chức vụ lănh đạo nào, nếu có trong tương lai. Hơn nửa trong cộng đồng Tị Nạn VN hải ngoại, hiện có rất nhiều người tài đức và xứng đáng hơn ông nhiều,đă và đang dấn thân lèo lái con thuyền quốc gia, trong ḍng sông lịch sử. Cuối cùng, ông thành thật gửi lời tạ tội và xin lỗi quốc dân, v́ đă thất hứa bỏ nước ra đi trước ngày 30-4-1975, cũng như v́ hoàn cảnh bắt buộc, đă phải cắn răng ban hành những mệnh lệnh quái ác trong năm 1975, làm cho hằng triệu đồng bào và đồng đội phải chết thảm thiết, oan khiên, đưa đất nước sớm lọt vào ṿng nô lệ của đệ tam quốc tế.

    Chính những điều kể trên, khiến cho những người lính già VNCH, từng chiến đấu ngoài mặt trận lúc đó, nay may mắn được sống sót, sau khi đă nếm đủ đắng cay nhục hận, nơi mười hai tầng địa ngục trong cơi thiên đàng xă nghĩa VN..càng thấy gần gũi hơn với vị lănh đạo của ḿnh, ít ra trong việc ông đă cùng đồng chung chịu khổ với người lính trận tại chốn sa trường.

    Ngày nay qua núi sử liệu mọi phía được công khai mở rộng và quan trong nhất là mới đây, những nhân vật từng có liên hệ tới cuộc chiến VN, trong cũng như ngoài nước, bạn hay thù, như TT Nixon, ngoại trưởng Kissinger, Hoàng Đức Nhă, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Phú Đức, Lâm Lễ Trinh, Bùi Tín, Vơ văn Kiệt, Lư Quư Chung..giúp ta thẩm định lại, một cách công bằng và can đảm, khi xuống bút ghi lại những lầm lỗi to lớn của ông, vào những giờ phút nguy ngập của đất nước, như bất nhất ra lệnh bỏ cao nguyên, HuếĐDà Nẳng, triệt thoái QDI-II..làm tan vỡ nửa lực lượng quân đội và mất vào tay giặc hơn 3/4 lănh thổ. Tệ nhất là ông cũng giống như Đại tướng Dương Văn Minh, không dám ở lại cùng lính và dân, khi ‘ thành mất th́ chủ tướng phải chết theo thành’, để muôn đời sống trong thanh sử như các vi nam nữ anh hùng dân tộc Trần B́nh Trọng, Nguyễn Biểu, Lê Lai, Vơ Tánh, Ngô Tùng Chu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỷ, Hồ Ngọc Cẩn..như lời hứa hẹn trong buổi lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống VNCH cho Phó TT. Trần văn Hương.

    Nhưng dù tài liệu có hé mở cách nào chăng nửa, việc bắt từ chức và bỏ nước ra đi của TT Thiệu, cho tới nay c̣n khuya các sử gia biết hết sự thật, ngoại trừ các chóp bu Mỹ trong Ṭa Bạch Ốc, ông Thiệu, Cụ Hương, ông Dương văn Minh, mới có đủ tư cách và thẩm quyền trả lời. Tiếc thay người Mỹ có bao giờ thành thật để ai tin ?c̣n tất cả các vị trên nay đă trở thành người thiên cổ, không nói được và cũng không lưu lại cho hậu thế một lời nào. Riêng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, th́ vẫn như thuở nào, im lặng mặc cho miệng đời dị nghị. Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên có nói và viết nhiều, nhưng cũng chỉ là cái tôi muôn đời nay ai cũng biết. Tóm lại theo Nguyễn Văn Ngân, nguyên phụ tá chính trị lâu năm tại Phủ Tổng Thống, một cộng sự thân tín, đă bị chính ông Thiệu bắt giam, v́ nghi kỵ phản bội, đả phát biểu rằng ‘ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong mười năm tại Dinh Độc Lập, đâu có khác ǵ ngồi trên bàn chông núi đao, v́ luôn luôn phải đối phó với thù trong giặc ngoài và chính cả những người thân tín quanh ḿnh, mà một số không ít, nếu chẳng là điệp viên của đệ tam cọng sản Hà Nội nằm vùng, th́ cũng làm việc cho CIA Mỹ hay bọn gian thương bất lương Ba Tàu Chợ Lón. Tất cả đă cùng hiệp đảng với đồng đô la viện trợ, góp phần lớn làm sụp đổ VNCH ‘. Về trách nhiệm đối với cuộc binh biến ngày 1-11-1963, cũng theo các nguồn sử liệu hiện có, th́ lúc đó ông Thiệu, tuy là đại tá tư lệnh SD5BB nhưng đối với hàng tướng lănh quyền cao chức lớn, tại Bộ TTM cũng như Bộ TL/QD3, th́ ông cũng chỉ là một thuộc cấp phải thi hành lệnh theo trên, đúng kỷ luật quân đội. Hơn nửa, ông chỉ ra lệnh tấn công Dinh Gia Long, khi biết chắc TT Diệm không c̣n trong phủ tổng thống. Bởi vậy sau này, ông thường tỏ thái độ ân hận, v́ ḿnh có quân trong tay nhưng lại bất lực không cứu nổi tổng thống trong lúc nguy khốn. Cuối cùng người đă phải chết thảm trong ḷng chiếc thiết vận xa M113 mang số 80989, bởi sát thủ của Dương văn Minh là Nguyễn văn Nhung. Do ḷng kính trọng trên, nên suốt thời gian làm tổng thống VNCH, ông Thiệu và gia đ́nh luôn luôn tham dự các thánh lễ tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.

    2-BA NĂM XÁO TRỘN (1964-1967) :

    Nền đệ nhất cộng ḥa miền nam (1955-10/1963), tuy đă phạm nhiều lầm lỗi nhưng vẫn là một thể chế hợp hiến và trên hết có tự do dân chủ, đă mang lại phần nào ấm no hạnh phúc cho đồng bào miền nam, trong lúc đất nước đang bị tai họa chiến tranh. Bởi vậy nếu đem so sánh, th́ miền nam lúc đó c̣n hơn nhiều quốc gia đương thời. Trong chín năm dài (1955-1963), VNCH đă ngăn chận hữu hiệu cuộc xâm lăng trắng trợn của cọng sản đệ tam quốc tế, đem lại an ninh hầu như khắp lănh thổ Nam VN, từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, chấm dứt sự hỗn loạn, do hậu quả và tàn tích của 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Rồi cuộc binh biến dành ngai vàng ngày 1-11-1963, gần như làm đổ vở tất cả những ǵ mà đồng bào đă có. Thật sự không có ǵ cả như lời hứa hẹn của các lănh tụ và giả sử nếu có, cũng chẳng qua là cái men say chiến thắng, cùng sự tự phong gắn lon lá cho nhau của những người trong cuô.c. Cái trơ trẽn của nhân t́nh, khiến Lư Chánh Trung phải hạ bút một cách cay độc, khi nói tới hai chữ cách mạng, đă khiến cho mọi người phải ngao ngán tủi ḷng, khi nghĩ về những cuộc cách mạng trong cận sử, qua các năm 1945, 1963 và cuối cùng là cuối tháng 4-1975. Tất cả đều cùng mang chung cái bản chất dối trá, mị dân bằng lớp son hào nhoáng bên ngoài, chỉ nhằm ru ngủ và thỏa măn một vài đ̣i hỏi nhất thời của đám đông. Tóm lại cuộc binh biến ngày 1-11-1963 đă mở đầu cho ba năm xáo trộn chính trị tại VNCH. Tất cả cũng chỉ v́ tranh giành địa vị, lợi lộc và chiếc ngai vàng ba chân đang bỏ trống, nên phải chỉnh lư, đảo chính, xuống đường..cho tới khi hai tướng Thiệu và Kỳ lên nắm quyền, dù nội bộ có tạm yên nhưng cũng là lúc lửa sân si bốc cháy rực trời, suưt chút nữa để Nam VN lọt vào tay cọng sản quốc tế Hà Nội vào thời điểm đó.

    Hỡi ơi chỉ có ba năm sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nằm xuống trong ḷng chiếc thiết vận xa của ta, do những viên đạn cũng của phe ta, th́ Miền Nam đă có tới sáu chính phủ liên tiếp cầm quyền, trị nước. Đó là Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương, Nguyễn Xuân Oánh, Phan Huy Quát và Nguyễn Cao Kỳ. Rồi th́ biểu t́nh và thiên tai tại miền Trung. Tiếp theo là cuộc nổi loạn của bốn trại Lực Lượng Đặc Biệt Thượng tại Darlac. Nhưng trên hết vẫn là cái vô t́nh, vô luân, vô nghĩa của bọn giàu sang no cơm ấm cật, rửng mỡ nên cứ đứng núi này trông núi nọ, luôn luôn bốc lửa bỏ vào kho xăng hỗn loạn, đang ngùn ngụt cháy, làm cho VNCH gần như vô chính phủ, làm cho nền pháp trị có sẵn từ trước, đă bị đám loạn tướng, kiêu tăng và bọn thầy tu ích kỷ, toa rập phá vỡ toàn bộ. Chính cái bi thảm này, mới là nguyên nhân then chốt đưa tới sự sụp đổ của đất nước vào tay cọng sản

    Theo sử liệu, trong ba năm xáo trộn chính trị, th́ thời kỳ Nguyễn Khánh tham chính, từ cuối tháng 1-1964, gây chỉnh lư để hạ bệ các tướng Big Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân..cho tới khi bốc nắm đất Sài G̣n, bỏ quê hương tới Mỹ sống kưu vong, là chuỗi ngày hỗn mang nhất trong 20 năm tồn tại của VNCH.

    Ngày 4-9-1967, liên danh quân đội của hai tướng Thiê.u-Kỳ đắc cử tổng thống, mở đường cho sự ổn định của nền đệ nhị cọng ḥa Miền Nam (1967-1975). Ngày nay dù ai có gọi bằng một danh xưng nào chăng nửa, th́ thực tế đây là thời kỳ an ninh trật tự xă hội đă được văn hồi khắp nước, tạm thời chấm dứt những xáo trộn trầm kha trên sân khấu chính trị. Nhờ vậy nên đă giúp cho QLVNCH an tâm và đoàn kết trở lại như xưa, tạo nên sức mạnh, ngăn chống được giặc Bắc xâm lăng. Cuộc chiến c̣n đang tiếp diễn, th́ năo nùng thay Dương Văn Minh lên thay ngựa, đă dùng quyền lực, bắt người lính buông súng ră ngũ, để đầu hàng cọng sản quốc tế vào trưa ngày 30-4-1975.

    Tóm lại trên đường tiến vào Dinh Độc Lập năm 1967, tổng thống Thiệu đă phải c̣ng trên lưng, cái gia tài Mẹ VN hấp hối và rỉ máu, do Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh phá sản, trong cảnh tan hoang của buổi chợ chiều thời Ngô triều. Nói về thời kỳ nhiễu nhương trên, Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch bù nh́n của cái mật trận ma, tay sai Hà Nội, sau khi xâm lăng cưởng cướp được Miền Nam , đă phán “ Chính nhờ những cơ hội trên trời rớt xuống như thế này, nên CSBV mới chuyển bại thành thắng và cướp được VNCH “. Bởi vậy khi nhắc tới thời kỳ ổn định của Miền Nam, từ 1967-1975, ai cũng bảo đó là phép lạ.

    3-TỔNG THỐNG THIỆU VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG CSBV TỪ 1967-4/1975 :


    Mổi lần nghỉ tới cảnh nhà tan người chết, nổi đói nghèo của đồng bào và niềm đau xót tủi nhục trước cảnh cọng sản VN công khai bán đất dâng biển, làm đầy tớ cho ngoại bang như hôm nay, khiến cả nước đều khinh ghét bọn việt gian, đội lớp trí thức và tôn giáo thời VNCH. Đây mới chính là những vết dao trí mạng đâm bồi thêm sau lưng người chiến sĩ Quốc Gia, giữa lúc họ đang hứng chịu bom đạn nơi sa trường. Trong hoàn cảnh hỗn mang đó, ông Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện đúng lúc trên sân khấu chính trị Miền Nam, qua tầm vóc dù nay có bị thiên hạ ganh tị, bới móc chửi rủa chê bai. Nhưng lúc đó, thật sự ông vẫn hơn nhiều người đương thời và quan trong hơn hết, là lập trường chống công sản rất kiên quyết, không bao giờ khoan nhươ.ng. Những yếu tố trên rất phù hợp quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ lúc đó, là muốn chiến thắng cọng sản đệ tam quốc tế, đang xâm lăng thôn tính VN.Do trên, ông đă được sự ủng hộ thành thật ban đầu của Mỹ. Nhờ vậy Tổng thống Thiệu mới ổn định được thời cuộc và giữ vững được MiềnNam, cho tới cuối tháng 4-1975.

    Mới đây cựu ngoại trưởng Mỹ là Kissinger, một nhân vật bị mang tiếng là đă toa rập với cố Tổng thống Hoa Kỳ Nixon, dùng Hiệp định ngưng bắn Paris năm 1975, để bán đứng Đồng Minh của ḿnh là nước VNCH, cho cọng sản đệ tam quốc tế. Ông đă viết trong tác phẩm “ Diplomacy “, rằng Hoa Kỳ v́ muốn cứu ḿnh, nên bắt buộc đă phải phản bôi Miền Nam. Cũng v́ vậy tới nay, nước Mỹ đă phải trả một giá thật đắt với nhân loại, qua cái gọi là ‘ Hội Chứng Chiến Tranh VN ‘, về tội bất nhân, bất nghĩa, bất tín và hành động kẻ cướp của bọn con buôn chính trị hoạt đầu. Tóm lại cũng nhờ kinh nghiệm Mỹ phản bội VNCH, Đài Loan nên nhiều nước đồng minh của Hoa Kỳ, đă phải xét lại t́nh bạn cũng như sự hợp tác với kẻ bội tín, đưa tới hậu quả ngày nay là chẳng một ai muốn hợp tác thật sự với một quốc gia không có t́nh nghĩa, mà chỉ biết tính toán trong cuộc chơi, sao cho cả hai cùng được lơ.i. Trung Cộng, Đài Loan, Iraq, Iran, Bắc Hàn..là những bằng chứng đồng thời cũng là một bài học dạy khôn người Mỹ, đừng tưởng ai cũng hiền và cứ thất hứa lật lọng như VNCH ngày trước. Đối với những nước này, kể cả VC ngày nay, trong canh bài bịp, người Mỹ chừng nào mới lên mặt ngồi chung một chiếu với chúng, nói chi tới chuyện gạt người ?

    Cũng trong tác phẩm trên, Kissinger có đề cập tới sự sai lầm trầm trọng của Hoa Kỳ, khi t́m đủ mọi cách vào tham chiến tại Nam VN nhưng chỉ chiếu đấu bằng lư thuyết tại bàn giấy mà hầu như chẳng bao giờ thèm để ư tới thực tế chiến trường, nên bắt quân đội phải đánh giặc theo chủ đích có sẳn trong đơn đặt hàng của bọn siêu quyền lực lái súng, phần lớn là bọn Mỹ trắng gốc Do Thái, thời nào cũng nắm vận mệnh của Hiệp Chủng Quốc bằng thế lực kim tiền. Tóm lại đây là chiến thuật đầu voi đuôi chuột, chỉ nhằm phơi bầy lớp hào nhoáng bên ngoài và trên hết là thái độ độc tôn của kẽ có tiền, có học, luôn muốn người khác, cứ phải nhắm mắt làm theo ư ḿnh, nếu cải hay phản đối lại, sẽ bị trù dập, ám sát hay dùng sử để bội bác hăm ha.i. Tất cả sự thật, mới đây đă được Nguyễn Tiến Hưng bật mí đủ trong tác phẩm ‘ Khi Đồng Minh tháo chạy ‘, xác nhận hiện tượng ‘ Đưa quân vào, rút lính ra, dựng lănh đạo, giết tổng thống ‘ của người Mỹ đă và đang làm, không riêng ǵ tại VN mà hầu như khắp mọi nơi trên thế giới.

    Đây cũng là căn bệnh trầm kha của xă hội Mỹ, quen sống chủ quan trong cảnh thừa mứa tự do và vật chất, đến lúc sự lạc quan sụp đổ, th́ chán nản tuyệt vọng, vội buông xuôi tất cả để tháo cha.y. Tệ nhất là muốn rửa mặt với mọi người, Hoa Kỳ lại dựng thêm lư do ‘ MIỀN NAM KHÔNG ĐÁNG ĐƯỢC CỨU VỚT ‘. Nhưng dù biện bạch thế nào chăng nửa, th́ người ta cũng không thể không nhắc tới vấn đề nhân đạo, trong một cuộc chiến lâu dài, tiêu bao..với một kẻ thù cuồng sát như cọng sản Bắc Việt, coi mạng dân rẽ hơn lá rụng, con sâu cái kiến. Bởi vậy từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Vơ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng tới các chóp bu lănh đạo Bắc Bộ Phủ ngày nay, đều giống nhau, chỉ biết lấy máu xương con người vô tội, làm phương tiện, để đạt cứu cánh sau cùng, bât chấp thủ đoạn, nhân t́nh..nên nói chi tới ḷng ái quốc và sự thương dân. Bao nhiêu tội ác thiên cổ của đảng cọng sản suốt bảy mươi lăm năm qua, chỉ riêng hành động bắt trẻ vị thành niên cầm súng, dùng chế độ hộ khẩu công an khu vực, để kềm kep khủng bố người Việt miền Bắc, trong suốt thời gian chiến tranh. V́ coi mạng người Việt nhỏ hơn cây kim sợi tóc, nên lúc nào VC cũng áp dung binh pháp của Nga-Tàu dựa theo Clausewits, lấy thịt đè người, xiềng bộ đội trong tăng pháo hay cho lính uống thuốc kích thích trước khi xung trâ.n. Chiếu đấu với một kẻ thù ĺ lợm, bất nhân, mất nhân tính như VC, làm sao Hoa Kỳ và VNCH không bại trận ?. Cho nên dù có tranh luận thế nào chăng nửa hay đổ tội cho ai, cuối cùng cũng phải đi tới kết luận, như cố bộ trưởng tư pháp Mỹ Robert. Kennedy từng nói ‘ LỖI LẦM TẠI VN NHIỀU TỚI NỔI, BẤT CỨ AI CÓ LIÊN HỆ, CŨNG PHẢI ÍT NHIỀU PHẠM PHẢI ‘.

    Nói về chiến tranh VN hay đúng hơn là cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1955-1975), các nhà sử học trong cũng như ngoài nước, hay lấy trận Ấp Bắc (Định Tường) đầu năm 1963, cuộc triệt thoái của Quân Đoàn II tại Cao Nguyên Trung Phần và QD I ở HuếĐDà Nẳng, vào những ngày đầu tháng 4-1975, làm những sự kiện lịch sử quan trọng nhất, để phê b́nh các cấp lănh đạo đầu nảo của VNCH tại Dinh Độc Lâp cũng như ở các Quân Khu. Chính những trung tâm quyền lực này, đă lợi dụng chức vụ và kỷ luật quân đội, để ngăn cản, làm rối loạn cùng sự tiêu hao việc thống nhất chỉ huy tại chiến trường. Ngoài ra không có kế hoạch thích ứng, để giải quyết những khó khăn nguy ngâ.p. Tệ hơn hết là sự chia rẽ, bất hợp tác trong nội bộ, khiến không mấy ai thực ḷng nghĩ tới đại sự của quốc gia dân tô.c. Cũng may, QLVNCH c̣n có rất nhiều sĩ quan các cấp tài giỏi, đạo đức, có t́nh yêu nước nồng nàn và những chiến sĩ can trường trong mọi quân binh chủng, kể cả những người lính Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh Sát Dă Chiến..Chính nhờ họ, mà VNCH mới tồn tại được trong hai mươi năm khói lửa, nhờ họ nên nhiều người có cơ hội thăng tiến thành cấp tướng, tá, khoa bảng, trí thức, văn nhân nghệ sĩ..nay đang khoe mặt với đời ô trọc, biển dâu, tôn ti đảo lộn, nhiều lúc đối diện, không biết đâu mà ṃ, không nhận rơ được ai là thằng, là ông v́ ai cũng tài giỏi và có chức phận hết. Sau rốt cũng nhờ họ, nên tránh được nhiều tổn thất về nhân mạng cho thường dân cũng như binh lính miền Nam. Đây chính là nhận xét của nhà quân sử nổi tiếng, S.R Thompson, rất nhiều lần không tiếc lời ca tụng, sự thiện chiến và ḷng can đảm của người lính bất hạnh VNCH.

    Từ tháng 2-1965, v́ t́nh h́nh hổn loạn, nên Tổng thống Mỹ là L.Johnson đă ra lệnh oanh tạc Bắc Việt, đồng thời gởi quân bộ chiến vào giúp Nam VN. Nhiều đồng minh của Mỹ lúc đó như Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn, củng tham dự cuộc chiến. Chính v́ lư do này, mà trong suốt cuộc chiến và tới ngày nay, VC cũng như đám lục b́nh ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản, đă không ngớt rêu rao tuyên truyền rằng VNCH rước voi dầy mă tổ, bán nước, giết dân Viê.t. Nhưng rồi tất cả đă hiện nguyên h́nh sau ngày 1-5-1975, đă trở thành những chuyện khôi hài cười ra nước mắt, qua các vụ bán Hoàng Sa, Trường Sa, đất đao biên giới, biển, lănh hải cho Trung Cộng, cùng hằng ngàn câu chuyện bi thảm trào phúng của xă nghĩa, đủ xác nhận ai là kẻ bán nước hiện nay.

    Riêng câu chuyện rước voi vào dầy mă tổ Hồng Lạc, cũng là câu chuyện lâm ly nức nở, hiện cũng được mọi phía đào xới phơi bầy ra ánh sáng. Theo tài liệu của C. Jian trong ‘ China and VN War 1945-1975 ‘ và gần đây là ‘ Đem giữa ban ngày ‘ của Vũ Thư Hiên, vào ngày 16-5-1965, chính Hồ Chí Minh lúc đó là chủ tịch nước VN Dân Chủ Cộng Ḥa (Cọng sản Bắc Việt), đă yêu cầu các nước trong khối cộng sản đệ tam quốc tế như Liên Xô, Trung Cộng, Đông Đức, Đông Âu, Bắc Hàn, Cu Ba..gởi quân vào tiếp viện miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi trên, sốt sắng nhất là Mao Trạch Đông, đă đưa ngay Hồng Quân vào giúp Hồ cứu nước. Tính tới cuối năm 1968, Trung Công quân viện cho Hà Nội bảy Sư Đoàn Công Binh và 16 SD Pháo đủ loại, kể cả súng cao xạ pḥng không. Quân Tàu đỏ đóng khắp nơi, từ biên giới Hoa-Lào-Việt vào tới tận vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa. Tháng 3-1969, do sự bất ḥa giửa hai nước về vấn đề Lào-Kampuchia, nên Mao đă rút hết Hồng quân về nước. Ngoài ra trên đất Bắc c̣n có nhiều cố vấn Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan. Riêng Bắc Hàn và Cu Ba, trong suốt cuôc chiến, đă quân viện cho VC nhiều đơn vị tác chiến. Ngày nay tại Hà Nội vẫn c̣n nhiều mồ mă của các tử sĩ ngoại quốc, đă chết v́ chiến tranh VN. Có điều v́ Hồ và đảng che đậy quá kỷ, cho nên mặt thật của việc đánh Mỹ cứu nước, gần mấy chục năm sau mới được phơi bầy.

    Ngày 4/9/1967 tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống, nhờ đó những xáo trộn chính trị mới dần hồi chấm dứt. Đây cũng là thời gian thành công của Chiến dịch Phượng Hoàng , nhằm loại trừ các thành phần CSVN đang nằm vùng khắp nơi. Dịp này, chính quyền đă thành lập các cơ cấu hạ tầng, cũng như hệ thống thẩm định dân t́nh tại các xă ấp xôi đậu, vản hồi được an ninh trên hầu hết lănh thổ của VNCH. Sự thành công trên, đă được tướng Westmoreland, tổng tư lệnh quân lực Mỹ và Đồng Minh tại VN, nhận xét ‘ Năm 1967, QLVNCH đă tiến triển vượt bư.c. Nhờ vậy đă bảo vệ được lănh thổ trong hoàn cảnh đất nước đang khó khăn, sau mấy năm biến loạn chính trị với thù trong giặc ngoài. Điều này ít có quân đội nào trên thế giới, có thể thực hiện tốt đẹp được như vậy ‘. Cũng nên nhớ rằng, trước khi xăy ra biến cố Tết Mậu Thân (1968), ngoại trừ binh chủng Dù, TQLC, LLDB cuả QLVNCH, được Mỹ trang bị một số vũ khí mớịC̣n tất cả, kể luôn BDQ vẫn phải xử dụng, số lớn quân cụ vũ khí của Pháp để la.i. C̣n viện trợ Mỹ hầu hết được sản xuất từ hai kỳ thế chiến. Trong khi đó, CSBV được toàn khối cọng sản đệ tam quốc tế, viện trợ tối đa, từ tiền bạc, tinh thần tới quân trang dụng và nhiều nhất đều của Liên Xô, Trung Cộng, Đông Đức..Nhiều loại vũ khí hiện đại đă được bộ đội Bắc Việt, xử dụng trên khắp chiến trường Nam VN như các loại Tiểu Liên AK-47 (LX), AK-56 (TC), AK-MPiKM (Đông Đức), AKM-63 (Hung), AKVZ-58 (Tiệp) + Súng Chống Chiến Xa RPG-2B (B40 của LX), B-56 (Tiệp), B-27 (Trung Cộng), RPG-7(B41 của LX), B-69 (TC), các loại Chiến Xa T-54, Thủy Xa PT-76 và Đại Bác tầm xa 122 -130 ly (LX).

    V́ những thất bại quân sự liên tiếp, nên Bắc Việt đă phải thay đổi chiến thuật, chiến lươ.c. Về chính trị, Hà Nội xử dụng bọn nằm vùng trong hàng ngủ khoa bảng trí thức, giáo vận Miền Nam, để đánh phá không ngừng nghĩ chính quyền, qua chiêu bài đ̣i hỏi tự do, dân chủ..trên báo chí, sách vở, biểu t́nh, xuống đường. Về quân sự, thay đổi từ du kích sang địa chiến, dùng người làm phương tiện mở các cuộc tổng công kích, chỉ với mục đích gây tiếng vang khắp thế giới, để biện minh về sự xâm lăng Miền Nam. Tại Hoa Kỳ và Âu Châu, thế lực cọng sản đệ tam quốc tế, dùng tiền bạc và tuyên truyền, trà trộn vào các phong trào phản chiến thân Cộng, mục đích hạ uy tín của VNCH trên diễn đàn quốc tế, nhất là tại nước Mỹ, đang có nhiều thanh niên tham gia quân đội chiếu đấu tại VN, bằng thủ thuật đánh lạc hướng dư luận thế giới về ư nghĩa của cuộc chiến chống xâm lăng cọng sản của người Việt Quốc Gia. Nhờ vậy VC đă chiến thắng cuối cùng, không phải tại mặt trận, mà ở New York, Hoa Thịnh Đốn, Paris, Luân Đôn.

    Ngày 30-1-1968 nhằm mồng một Tết Nguyên Đán Mậu Thân, giữa lúc đồng bào đang nô nức đón xuân, trong thới gian hưu chiến. Nhưng VC đă bội ước, lợi dụng QLVNCH không đề pḥng, bất thần xua 283.000 cán binh bộ đội miền Bắc, gây nên cuộc chiến long trời lở đất tại thủ đô Sài G̣n, 5 thành phố, 36 thị xă, 64 quận lỵ và 50 xă ấp. Cuộc tàn sát đẳm máu của cộng quân, đă làm cho hơn 40.000 thường dân vô tội bị thảm sát. Hằng trăm ngàn nhà cửa, trường học, cơ sở tôn giáo, bệnh viện và nhiều di tích lịch sử lâu đời của dân tộc, bị bom đạn tàn phá tiêu hủy tận tuyê.t. Nhưng man rợ và thê thảm nhất lại thành phố Huế, CSBV và bọn VC địa phương như Hoàng Phủ Ngọc Tường-Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Lanh, Hoàng Kim Loan..trước khi tháo chạy vào ngày 26-2-1968, đă sát hại hơn 4000 đồng bào vô tô.i. Trong số nạn nhân chết thảm, có nhiều vị giáo sư Tây Đức đang giảng dạy tại viện Đại Học Y Khoa Huế lúc đó như vợ chồng bác sỹ Hort Gunther Krainich, bác sỹ Raimund Discher và bác sỹ Alois Alterkoster..Thi thể các nạn nhân được vùi tại nhiều nấm mồ tập thể trong nội thành và ngoại ô Huế. Xác các nạn nhân sau đó được cải táng tại Nghĩa Trang Ba Tầng ở Hương Trà (Thừa Thiên). Sau ngày 30-4-1975, VC lại cho xe ủi đất san bằng toàn bộ nghĩa trang trên, để phi tang tội ác thiên cổ nhưng cho dù xác thân của nạn nhân đă biến thành tro bụi, vẫn c̣n bia miệng và sử liệu nhắc nhớ ngàn đời. Tóm lại trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, cọng sản Bắc Việt đă thất bại hoàn toàn về quân sự nhưng lại được hệ thống báo chí truyền thông Mỹ, đổi trắng thay đen, bẻ cong ng̣i bút, khiến cho Quân Lực Hoa Kỳ, Đồng Minh và VNCH trở thành bại trâ.n. Hậu quả làm cho người Mỹ bi quan cuộc chiến, gây nên cảnh chia rẽ khắp Hiệp Chủng Quốc, cộng thêm phong trào phản chiến đ̣i Mỹ rút quân, làm cho Tổng thống L.Johnson không ra tái cử.

    Tháng 11-1968, R.M Nixon đảng Cộng Ḥa, đắc cử tổng thống và trước thành quả ổn định của VNCH, năm 1969 Hoa Kỳ tuyên bố rút quân và bắt đầu thi hành kế hoạch VN hóa chiến tranh, bằng chương tŕnh hiện đại hóa QLVNCH. Từ năm 1970-1971, Nam VN đă mở nhiều cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng tại Kampuchia và Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, đă phá hủy nhiều mật khu và căn cứ của bộ đội Bắc Việt, trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Nhờ chiến tháng đạt được tại chiến trường, năm 1972 Nixon tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2, giữa lúc Hoa Kỳ và Liên Xô đang thương-thảo về hiệp ứớc giới hạn vũ khí chiến lược (Salt), cùng tài giảm binh bị. Lúc đó, cọng sản Bắc Việt đang bị áp lực từ Liên Xô và cũng đang muốn gây lại tiếng vang sau những thất bại quân sự liên tiếp, nên đă liều lĩnh điên cuồng mở các cuộc tổng tấn công vào mùa hè đỏ lửa tại Quảng Trị, Kon Tum,B́nh Định và An Lô.c. Kết quả đă có hơn 100.000 cán binh bỏ mạng tại các chiến trường. Hoa Kỳ cũng phản ứng mạnh bằng cuộc dội bom vô tiền khoáng hậu miền Bắc, đồng thời dùng thủy lôi phong tỏa hải cảng Hải Pḥng, khiến CSBV chịu nghiêm chỉnh hơn, dù chỉ đóng kịch trong bàn hội nghị.

    Rồi hiệp ứơc ngưng bắn được Mỹ và Bắc Việt kư kết vào ngày 27-1-1973 tại Ba Lê, mở đường cho sự sụp đổ của VNCH vào ngày 30-4-1975. Viết về sự bi thảm trên, S.R.Thompson nhận xét rằng ‘ Khi kư hiệp định Ba Lê năm 1973, Nixon và Kissinger đă bỏ lở cuộc chiến thắng gần kề của QLVNCH, bằng tự ư ngưng oanh tạc miền bắc, cũng như ngăn cản Miền Nam tái chiếm lại cac vùng đất đă bị VC cưởng chiếm trong mùa hè đỏ lửa 1972’. Đây mới là yếu tố then chốt, để VC khinh thường Mỹ, nên đă đùa cợt, chơi chử và ngay cả con cáo già Kissinger cũng bị Lê Đức Thọ lừa vào bẩy rập như người lớn dùng kẹo ngọt dụ trẻ nít thơ ngây, không hề biết suy nghĩ. C̣n tổng thống Nixon th́ thú nhận rằng ‘ V́ áp lực của quốc hội Mỹ lúc đó, đa số là đảng dân cư phản chiến, nên ông phải dùng viện trợ chống cộng, bắt ép tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, kư vào bản hiệp ước một cách bất công vô nhân đạo ‘. Nhưng ư nghĩa hơn hết, vẫn là lời kết luân của Đô Đốc U.S.G Sharp, nguyên Tư lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương ‘ Hiệp định Ba Lê mà Hoa Kỳ đă kư kết với CSBV, không phải là một công thức ḥa b́nh, v́ kẻ xâm lược là VC , vẫn ở lại Miền Nam VN để tiếp tục gây chiến tranh một cách công khai, mà không c̣n sợ Mỹ can thiệp như quá khứ ‘. Nhưng tệ hại nhất là Điều 4 của Bản Hiệp Ước, th́ VNCH phải bị xóa bỏ, để Miền Nam lập lên một chế độ chính trị mới, có ba thành phần Quốc Gia, Cọng Sản và Lực Lượng thứ Ba Ḥa Hợp Ḥa Giải Dân tộc.

    Theo hầu hết các sử gia trong và ngoài nước, thỉ điều 4 trên, mới chính là giọt nước mắt nhược tiểu VN, v́ bản hiệp định chưa kư kết chính thức, th́ bản dự thảo đă được cán binh bộ đội Bắc Việt, học tập chiến dịch giành dân, lấn đất. Tàn nhẩn hơn hết, là QLVNCH đang trong tư thế của người chiến thắng, th́ lại bó tay nhận chịu thân phận kẻ bại trận, theo những áp đặt có lợi, để Mỹ chuẩn bị tháo chạy trong danh dự.

    Rồi sau đó, biết chắc Mỹ sẽ không bao giờ c̣n can thiệp vào cuộc chiến VN, nên Bắc Việt công khai đổ quân vào Nam bằng đường ṃn HCM. Ḥa b́nh đâu chẳng thấy mà cuộc xâm lăng của Bắc Việt càng lúc càng ác liệt tại Cửa Việt, Sa Huỳnh, Hồng Ngự, Trung Nghĩa, Tống Lê Chân..Và cũng để sớm dứt điểm VNCH, quốc hội Mỹ lúc đó do đảng dân chủ cầm lèo, với đa số thuộc thành phần thân cộng phản chiến, đă liên tiếp ban hành hai đạo luật, ngăn cấm chính phủ không được xử dụng ngân khoản để hoạt động quân sự tại Đông Dương ( tháng 8-1973) và đạo luật War Powers Act ( tháng 10-1973), bắt buộc tổng thống Mỹ muốn tham chiến phải có sự phê chuẩn của quốc hô.i. Nhờ hai đạo luật trên, nên cũng từ đó cọng sản Miền Bắc công khai xâm lăng Miền Nam, xé bỏ hiêp định Ba Lê vừa được kư kết . Vậy mà Kissinger và Lê Đức Thọ lại được Ủy ban giải Nobel ḥa b́nh tại Na Uy tuyên xưng một cách trào phúng.

    Trong lúc VNCH khốn đốn trước sự xâm lăng của giặc Bắc, th́ Trung Cộng qua đồng thuận của VC và Hoa Kỳ, tấn công cưởng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của dân tộc VN từ lâu đời.

    Theo Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng/QLVNCH, th́ Tổng thống Thiệu đă vô cùng nan giải trong giai đoạn này, v́ nếu kiên quyết thi hành theo chủ trương ‘ Bốn Không ‘ th́ Mỷ sẻ cúp ngay viện trợ, khiến cho Nam VN sẽ không c̣n phương tiện, để tiếp tục công cuộc chiến đấu chống xâm lăng và bảo vệ diện đi.a. C̣n rút bỏ căn cứ, đă coi như tự cắt đất dâng cho giă.c. Đây cũng chính là nguyên nhân, gần như bắt buộc Tổng thống Thiệu, quyết định bỏ Cao nguyên và Quân khu 1, để rút về bảo vệ các tỉnh duyên hải c̣n lại, trong những ngày đầu tháng 4-1975.

    Tháng 5-1974, Thượng viện Mỹ lại biểu quyết không tăng ngân sách quân viện cho VNCH, khiến cho hầu hết các đơn vị của Miền Nam, không đủ hỏa lực để chiến đấu. Trong lúc quân nhu, quân cụ, xe cộ, chiến xa, phi cơ, đại bác ..đều thiếu các cơ phận thay thế. Nhưng dù gặp phải trăm điều khó khăn chồng chất, kể cả sự đói rách thê thảm của binh sĩ, do ảnh hưởng của xă hô.i.Tuy vậy QLVNCH vẫn can trường chiến đấu cho tới giờ thứ 25, bị Dương Văn Minh dùng quyền Tổng Tư Lệnh quân đội, bắt buộc buông súng ră ngủ.

    Ngày 9-8-1974, Tổng thống Nixon từ chức v́ vụ Watergate. Đây chính là thời cơ vàng ṛng, để Bắc Việt quyết tâm xâm lăng VNCH, mà mở đầu là trận Thường Đức (Quảng Nam), kế tiếp là Phước Long vào ngày 6-1-1975.

    Trong khi đó, tai Hoa kỳ từ Tổng thống Ford tới quốc hội và Bộ quốc pḥng, nơi nào cũng dửng dưng không nghe không thấy. Tàn nhẩn hơn, Mỹ lại cắt xén gần hết ngân khoản viện trợ, từ 1 tỷ 126 triệu đô xuống 700 triê.u. Trước sự kiện bi thảm nảo nùng trên, S.R.Thompson đă viết ‘ Trong suốt cuộc chiến, Miền Nam đă đóng góp phần ḿnh bằng phong độ phi thường. một điều mà ai cũng nghĩ là họ khó có thể làm được’.

    Tháng 3-1975, Ban Mê Thuột thất thủ. Để có đủ lực lượng bảo vệ phần đất c̣n lại trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nên Tổng thống Thiệu đă ra lệnh rút bỏ Cao nguyên và QD1. Hai cuộc lui quân đều thất bại, kéo theo sự tan ră gần nửa lực lượng quân đội và ba phần tư lănh thổ đất nước. Ngày 19-4-1975 Phan Thiết thất thủ. Tại Xuân Lộc (Long Khánh), từ 8-4-1975 tới ngày 15-4-1975, Sư đoàn 18BB cùng các Đơn vị tăng phái gồm Lử Đoàn 1 Nhảy dù, TD82BDQ, Tiểu Khu Long Khánh..đă dạy cho quân xâm lăng Bắc Việt, bài học để đời với hơn 20.000 cán binh bỏ mạng tại chổ, trả thù cho đồng bào vô tội, đă bị cọng sản tập kích trên đường lánh na.n. Ngày 21-4-1975, Tổng thống Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần Văn Hương thay thế, cuối cùng giao quyền cho Dương Văn Minh vào ngày 28-4-1975, để đầu hàng giặc vào trưa ngày 30-4-1975.

    Viết về cuộc chiến VN, thủ tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn, đă có nhận xét rất xác thực, khi diễn tả thái độ hờ hửng của đồng bào Miền Nam qua chiến cuô.c. Đây không phải là v́ VNCH chỉ kiểm soát được 30 % dân số và phần c̣n lại chỉ là đám lục b́nh trôi nổi, như nhận xét của một sử gia nào đó. Thật sự Miền Nam hoàn toàn khác biệt với chế độ độc tài khũng bố của Miền Bắc Ngoài ra tại Miền Nam, từ Quốc trưởng Bảo Đại, tới các tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn văn Thiệu, Trần Văn Hương, quá tự do và nhân đa.o. C̣n đồng bào phần lớn chưa hiểu rỏ mặt thật của cọng sản, nên đă bị giặc tuyên truyền đầu độc, chạy theo VC. Đă vậy dân chúng thường thờ ơ lănh đạm với thời cuộc, hầu như giao phó hết mọi sự cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây. Dân đă vậy, đất nước thêm bất hạnh v́ đă không có một vị lănh đạo, đủ khả năng đạo đức, để đối phó với hoàn cảnh, nh́n rơ chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ, để phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lănh thổ, trong lúc khẩn cấp.

    Thêm vào đó c̣n có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, t́m cách phá rối xách động mọi người chống lại chính quyền, giúp giặc cưởng chiếm đất nước. Tới khi cọng sản chiếm được Sài G̣n, sau ngày 1-5-1975, thành phần trí thức xôi thịt này, cũng đă bị VC đào thải không thương tiếc.

    Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẳm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ riêng giai đoạn đau thương mất nước, dưới thời các vị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương. Ba mươi năm qua (1975-2005), người dân cả nước sống trong hàng rào kẻm gai, lưởi lê và họng súng, của kiếp nô lệ mới, chắc đă thấm thía ngậm ngùi, khi đối mặt với những chóp bu già nua siêu phong kiến, tại Bắc Bộ Phủ. Đây mói chính là h́nh ảnh của hai cuộc đời, về những ác chúa từng miền, những xác ướp bạo quyền. Có nhận rơ sự thật của lịch sử, chúng ta mới không thấy cay mắt khi khai quật và trên hết là đủ can đảm lấp kín cái tội hèn của chính ḿnh, khi công khai nói lên những điều muốn nói ./-

    http://ngothelinh.tripod.co m/CoTongThongNguyenVan Thieu.html
    Last edited by nguoibatcao; 31-03-2011 at 01:40 AM. Reason: thêm tư liệu hình ảnh

  9. #9
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những trang đời tức tưởi

    Con người từng trên dưới một thập niên làm Tổng thống của chính thể Việt Nam Cộng ḥa do Washington hậu thuẫn và dung dưỡng, giờ đây chỉ để lại những đánh giá đầy mâu thuẫn và chủ yếu là tiêu cực, kể cả trong hàng ngũ những người từng ở cùng chiến tuyến với ông ta.

    Đă tức tưởi hết lời trách móc những nhà bảo trợ đến từ bên kia Thái B́nh Dương trong nguy khốn đă "đem con bỏ chợ" trong những ngày cuối tháng 4-1975, Nguyễn Văn Thiệu vẫn phải kết thúc kiếp nhân sinh của ḿnh trên đất Mỹ (tại TP Boston) vào ngày 29-9-2001 ở tuổi 78.

    Một đời xáo trộn

    Trong số những viên tướng trở thành chính trị gia thành đạt ở Sài G̣n trước kia, Nguyễn Văn Thiệu có lẽ là một người đă mất công giấu giếm hành tung thực của ḿnh nhất. Nguyễn Văn Thiệu quê ở thôn Tri Thủy, làng Khánh Giải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Có nhiều thông tin khác nhau về ngày sinh của Nguyễn Văn Thiệu. Vốn mê tín, hay tin vào tướng số và bói toán, ngay từ hồi trẻ, Nguyễn Văn Thiệu đă rất không thích để lộ "thiên cơ", sợ bị các đối thủ lợi dụng mà gây hại cho ông ta.

    Một số nguồn tin cho rằng, ông ta sinh ngày 5-4-1923. Một số nguồn tin khác lại cho rằng Nguyễn Văn Thiệu thường khai ngày sinh của ḿnh là 25-12-1924 cho được "ngày âm đẹp" là ngày 18 tháng 11 năm Giáp Tư (?!). Gia đ́nh Nguyễn Văn Thiệu không thuộc loại cự phú nhưng cũng đủ sức cho con trai đi học hết các bậc tiểu học và trung học tại Phan Rang, thủ phủ của tỉnh Ninh Thuận.

    Lớn lên, Nguyễn Văn Thiệu vào Sài G̣n kiếm kế sinh nhai, thoạt tiên học ở trường dân sự như Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị hay Trường Hàng hải nhưng tới năm 1948 đă ra Trường Sĩ quan Đập Đá ngoài Huế để theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng trong ṿng một năm. Có vẻ như ngay từ ngày trẻ Nguyễn Văn Thiệu đă biết cách gây dựng uy tín với cấp trên bằng sự khôn ngoan và khéo léo trong công vụ nên mới chỉ ở miền Tây được một thời gian ngắn, ông ta đă được đưa sang tu nghiệp ở Coequidan.

    Khi chính phủ bù nh́n do thực dân Pháp dựng nên lập ra các đơn vị quân sự, Nguyễn Văn Thiệu đă trở thành một trong những trung úy trẻ đầu tiên của lực lượng này. Và ông ta đă thăng tiến khá nhanh. Mới ngoài 30 tuổi, năm 1955, Nguyễn Văn Thiệu đă là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, tại Huế. Ba năm sau, ông ta được thăng cấp trung tá và giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt.

    Các cố vấn Mỹ, lúc đó mới sang miền Nam Việt Nam để giúp đỡ chính quyền của Ngô Đ́nh Diệm, đă mau chóng để ư tới viên sĩ quan thâm sâu và kín vơ này. Kết quả là Nguyễn Văn Thiệu đă được đưa sang tu nghiệp hàng loạt khoá quân sự cấp cao về tham mưu, chính trị tại các cơ sở đào tạo quân sự của Mỹ như Port Leavenwort, Fort Blifshay Okinawa trên lănh thổ Nhật...

    Trong giai đoạn hết sức nhạy cảm và phức tạp đối với chế độ của anh em Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu, khi các cố vấn Mỹ luôn toan tính thay đổi luật chơi trên chính trường Sài G̣n, từ năm 1959 tới năm 1963, Đại ta Nguyễn Văn Thiệu đă ngồi ở vị trí cực kỳ quan trọng và có thế lực trong các cuộc thay ngựa giữa ḍng là chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, đồn trú ngay tại Biên Ḥa.

    Và ông ta đă tận dụng uy lực quân sự trong tay để t́m cho ḿnh những mối lợi lớn nhất trong các cuộc binh biến. Ngày 1-1-1963, nhờ đă đóng góp kịp thời vào việc dẹp bỏ anh em Ngô Đ́nh Diệm - Ngô Đ́nh Nhu, Nguyễn Văn Thiệu đă được thăng làm thiếu tướng, giữ chức Tư lệnh Quân đoàn IV.

    Hai năm sau, cũng trong một cuộc xáo lộn các quân bài chính trị ở Sài G̣n, ngày 18-1-1965, Nguyễn Văn Thiệu không chỉ được thăng trung tướng, mà c̣n được cử Đệ nhị Phó Thủ tướng trong nội các do ông Trần Văn Hương cầm chịch. Ngày 4-9-1967, trong một cuộc bầu cử đă bị lũng đoạn, Nguyễn Văn Thiệu đă đắc cử Tổng thống chính quyền Sài G̣n. Ông ta cũng đă tái đắc cử vào vị trí này tháng 4-1972 với nhiều tai tiếng.

    Cay cú ra đi

    Mùa xuân năm 1975, trước sức tấn công như vũ băo của lực lượng vũ trang cách mạng và sự nổi dậy của nhân dân miền Nam, lại phải ở trong thế bị quan thầy bỏ của chạy lấy người, Nguyễn Văn Thiệu đă phải tuyên bố từ chức trong một bài diễn văn đầy ấm ức đối với người đồng minh Washington vào lúc 19h30" ngày 21-4-1975. Bắt đầu những giờ phút cáo chung của một chế độ Sài G̣n với bí quyết trụ sinh là pḥ tá các lợi ích của ngoại bang. Ông Trần Văn Hương lên thay thế Nguyễn Văn Thiệu, dù rất lăo luyện trong tṛ chơi chính trị nhưng cũng chỉ sau vài ngày đă cảm thấy bế tắc nên bàn giao quyền cho tướng Dương Văn Minh.

    Và ngày 30-4-1975, quân đội giải phóng đă tràn vào Dinh Độc Lập, buộc tướng Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng. Trước đó không lâu, Nguyễn Văn Thiệu đă sang Đài Loan rồi tới nước Anh tị nạn bằng chiếc DC-6 của Ṭa Đại sức Mỹ từ Thái Lan bay qua Sài G̣n trong đêm 25-4-1975.

    Trong cuốn "Decent Interval", trưởng đại diện CIA ở Sài G̣n năm 1975 Frank Snepp kể lại rằng, vào hồi 5h30" chiều 25-4, trùm CIA Thomas Polgar gọi tướng Charles Timmes và anh ta vào văn pḥng và ra lệnh cho họ phải giúp cho ông ta đưa Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm đi Đài Loan vào tối hôm đó. Khoảng 8h30" tối, tướng Timmes, Frank Sneep cùng 2 nhân viên CIA khác lái ba trên chiếc xe đến tư gia của Trần Thiện Khiêm trong Bộ Tổng tham mưu và khoảng 9h tối th́ Polgar cũng đến nơi.

    Ít lâu sau th́ một chiếc Mercedes chạy đến đậu ngay trước nhà. Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm vội vă bước vào nhà. Theo lời thuật của Frank Sneep, khi ấy, Nguyễn Văn Thiệu có mái tóc bạc chải bóng loáng, quần áo ủi thẳng nếp và trong lúc trời c̣n tranh tối tranh sáng, ông ta có vẻ giống như là "một người mẫu trong Tạp chí Gentleman"s Quarterly hơn là một cựu tổng thống".

    Đoàn tùy tùng của ông Thiệu người nào người nấy đều to con vạm vỡ tay xách những chiếc va li quá khổ đến những chiếc xe của Ṭa đại sứ Mỹ và họ đ̣i phải để cho họ đích thân đặt những chiếc va li đó vào thùng xe sau. Frank Sneep nói ông ta không biết trong những va li đó đựng ǵ, tuy nhiên có vẻ rất nặng v́ những hành lư đó được đặt xuống xe th́ nghe như có tiếng kim loại chạm vào kim loại... Theo nhận định của Frank Sneep, thực chất đấy là một cuộc bỏ trốn v́ khi ra đi, Nguyễn Văn Thiệu đă chẳng có một giấy tờ ǵ chính thức biện minh cho việc ra đi không ngày trở lại.

    C̣n theo một nguồn tin khác, để cho việc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu có vẻ hợp pháp, ông Trần Văn Hương lúc đó đă kư một sắc lệnh cử viên cựu Tổng thống này làm đại diện đặc biệt đến Đài Loan để phân ưu về việc Tổng thống Tưởng Giới Thạch từ trần ngày 5-4. Thật ra th́ đây là một chuyện khôi hài v́ tang lễ của cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch đă diễn ra tại Taipei cách đó ba tuần lễ và là người đại diện cho chính quyền Sài G̣n "phân ưu" chính là ông Hương...

    Cũng theo Frank Sneep, anh ta đă lái chiếc xe chở Nguyễn Văn Thiệu ra sân bay Tân Sơn Nhất. Xe đi từ ngôi nhà ở trong khu Bộ Tổng tham mưu của Trận Thiện Khiêm, người giữ chức Thủ tướng trong liên doanh với Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi tới Đài Loan, Nguyễn Văn Thiệu đă không đi tiếp tới Mỹ mà xin tới định cư tại Anh. Tới cuối đời, Nguyễn Văn Thiệu mới sang định cư tại Boston và chết v́ bệnh ở đó vào ngày 29-9-2001. Ông ta không để lại một trang hồi kư nào v́ ngại công bố những suy nghĩ thực của ḿnh về một chặng đường đen bạc của chế độ Sài G̣n mà giờ đây, nhiều người buộc cho ông ta trọng tội góp tay vào làm cho nó tan ră.

    Một kiếp phân thân

    T́m hiểu những tư liệu viết về Nguyễn Văn Thiệu do những người từng có thời gian làm việc ở gần ông ta, có thể thấy rơ đó là một nhân vật luôn mang trong ḿnh một tâm trạng mâu thuẫn, tiền hậu bật nhất. Và v́ thế nên ông ta hay bị buộc tội giả nhân giả nghĩa.

    Là người đă chỉ huy tấn công vào Dinh Gia Long ngày 1-11-1963, nơi anh em Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu trú ngụ, Nguyễn Văn Thiệu sau khi anh em Diệm - Nhu bị sát hại lại tỏ ra "ân hận". Và cũng hay công khai ḷng "trắc ẩn" bằng cách cùng gia đ́nh luôn luôn tham dự các thánh lễ tưởng niệm Ngô Đ́nh Diệm (?!). Nguyễn Văn Thiệu cho rằng, tuy thuộc Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh nhưng đối với hàng tướng lĩnh quyền cao chức lớn, tại Bộ Tổng tham mưu cũng như Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 của Sài G̣n, th́ ông ta cũng chỉ là một thuộc cấp phải nhắm mắt thi hành mệnh lệnh trên, đúng kỷ luật nhà binh.

    Ông ta cũng đă biện minh rằng, ông ta chỉ ra lệnh tấn công Dinh Gia Long khi biết chắc Ngô Đ́nh Diệm không c̣n trong đó (có ư kiến cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đă lần chần trong việc ra quyết định v́ chờ xem bên nào thắng thế th́ theo, chỉ khi biết chắc Ngô Đ́nh Diệm không c̣n cơ hội tấn công lại phe đảo chính nữa th́ ông ta mới ra lệnh tấn công Dinh Gia Long)... Và cũng từ cú tấn công quyết định này, dồn anh em Diệm - Nhu vào chỗ bế tắc hoàn toàn, đành phải "tẩu vi thượng sách" mà lực lượng phe đảo chính mới có cơ hội truy bắt hai người này và bị hạ thủ.

    Bi kịch lớn nhất của Nguyễn Văn Thiệu mà ông ta đă cay đắng ngậm bồ ḥn những năm tháng ly hương nơi đất khách là sự nhận thức ra sự thật: Cả đời ông ta đă uổng công phục vụ cho những thế lực ngoại bang miệng nam mô, bụng một bồ dao găm. Một thuộc cấp vào loại thân tín của Nguyễn Văn Thiệu gần đây đă kể: Năm 1983, trong một buổi chiều lái xe đưa ông này đi xem TP London (Anh), Nguyễn Văn Thiệu đă chỉ vào cái ảnh nhỏ của đứa con út sinh tại đó sau năm 1975 gắn gần tay lái và kể, khi đứa bé đó mới tập nói, ông ta đă dạy cho nó rằng, "một trong hai kẻ thù của con là Mỹ...".

    B́nh sinh, Nguyễn Văn Thiệu luôn tỏ ra ác cảm với những ai trên chính trường Sài G̣n thân Mỹ, như ông ta hoặc hơn ông ta. Một phụ tá thân cận của Nguyễn Văn Thiệu thuật lại là ông ta hay nói với những kẻ thân CIA bằng câu rất "chợ" là "thằng này hay thằng kia là con điếm xịa...". Thế nhưng, oái oăm thay, bản thân ông ta cho tới phút cuối cùng trước khi thất thế, lại luôn cúc cung tận tụy phục vụ cho quyền lợi của Washington ở Việt Nam. Tâm địa thật của ông ta đă bộc lộ rơ nhất trong những lời cuối cùng trên chính trường Sài G̣n trước khi từ chức tháng 4-1975.

    Có lẽ trên thế giới cũng có người lănh đạo (dù h́nh thức) của mỗi chính thể nào lại công khai thừa nhận thái độ làm tay sai ngoại bang cho ḿnh như trong bài phát biểu đó. Nguyễn Văn Thiệu đă nói huỵch toẹt ra ân oán giang hồ với quan thần đại loại là: "... Người Mỹ đưa viện trợ nhiều c̣n chúng tôi đánh nhiều, c̣n đưa ít th́ chúng tôi đánh ít. Cũng chẳng khác một người đă đưa tiền mà đ̣i một bữa ăn thịnh soạn th́ làm sao chúng tôi có thể làm được...".

    Những năm cuối đời của Nguyễn Văn Thiệu đă thực sự chịu nhục. Ông ta dường như không thể xác định được vị trí của ḿnh trong tâm thế cộng đồng oán hận ông ta. Một thuộc cấp của Nguyễn Văn Thiệu về sau thuật lại, năm 1990, Nguyễn Văn Thiệu có buổi nói chuyện với một đồng bào tại Westminster, California. Một người đàn bà được một tổ chức sắp đặt đă cầm micro chửi bới ông ta nặng nề. Không biết thanh minh ǵ hơn, Nguyễn Văn Thiệu chỉ trả lời: "Tôi rất thông cảm với sự căm phẫn của bà...". Cũng viên thuộc cấp này nhận xét: "Tôi hiểu sự im lặng của ông ta cũng như nỗi cô đơn và cay đắng ông ta mang theo đến cuối đời"...

    Phong Hoàn Công

    http://vietbao.vn/Phong-su/Cuu-tong-thong-Nguyen-Van-Thieu-va-nhung-trang-doi-tuc-tuoi/75168878/265/

  10. #10
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Một số hình ảnh về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.


    Nhậm chức




    Nguyen van Thieu and Nixon


    Nguyen van Thieu and Johnson


    Đám tang cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:43 PM
  2. Replies: 10
    Last Post: 14-12-2011, 05:35 PM
  3. VNCH dân chủ tự do gấp triệu lần hơn CHXHCN
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 03-12-2011, 04:18 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 15-11-2011, 10:59 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-10-2011, 02:52 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •