Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỏ ra quan ngại trước diễn biến khó lường của dịch viêm phổi corona chủng mới (COVID-19) trong khi ngày càng có nhiều quốc gia bên ngoài Trung Quốc chật vật để ngăn dịch bùng phát.

“Cánh cửa cơ hội để kiềm chế virus đang khép lại” Tiến Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.Ông Tedros nói như trên khi có tin 2 hợp tử vong nữa do virus corona ở Iran, nâng tổng số trường hợp tử vong ở nước này lên 6 người.Các quan chức y tế Iran cho biết, chủng virus corona mới có thể đă có mặt ở “tất cả các thành phố của Iran”. Điều đáng quan tâm là các trường hợp này không có liên quan đến Trung Quốc, tức là dịch bệnh có thể bước vào giai đoạn lây nhiễm nội bộ ở từng quốc gia.
Tại Ư, dịch COVID-19 đă giết chết hai người và lây nhiễm 51 người khác ở miền bắc của Ư, buộc nhà chức trách cấm các sự kiện công cộng.
Sáng nay (23/2) Hàn Quốc cho biết số người nhiễm virus corona tại quốc gia này đă tăng hơn gấp đôi lên 556 người, Tốc độ lây nhiễm bệnh đang tăng nhanh ở nước này, chỉ trong 4 ngày đă trở thành nước có số người nhiễm corona đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Seoul thừa nhận thất bại trong khống chế dịch COVID-19 khi quá tập trung vào việc ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ nước ngoài thay v́ trong nước. Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun nói kể từ giờ, chính phủ sẽ ưu tiên ngăn chặn virus lây lan tại địa phương.


Trong ngày 23/2, Hàn Quốc ghi nhận 123 ca bệnh mới, nâng tổng số người nhiễm virus corona chủng mới lên đến 556. Tốc độ lây nhiễm bệnh đang tăng chóng mặt ở nước này.

Nhật Bản đối mặt với khả năng dịch bệnh bùng phát từ những người trên du thuyền Diamond Princess đă quyết định hoăn huấn luyện các t́nh nguyện viên cho sự kiện Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020.
Tính đến nay, Trung Quốc báo cáo hiện có 76.5932 trường hợp nhiễm bệnh với 2.441 trường hợp tử vong.Mới đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa ghi nhận một trường hợp một cô gái 20 tuổi từ Vũ Hán không hề có dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng đă lây nhiễm cho 5 người thân sau khi cô di chuyển 675km tới An Dương. Nghiên cứu công bố trên Chuyên san Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, cho thấy những khó khăn trong việc phát hiện và kiểm soát dịch bệnh.Trong khi đó, một nhóm chuyên gia tại Đại học Hoàng gia ở London, Anh, dùng mô h́nh dịch tễ học ước tính rằng hai phần ba số người nhiễm virus corona đă rời Trung Quốc đại lục trước khi những hạn chế được đưa ra khắp thế giới mà không bị phát hiện.
Nhóm kết luận thất bại trong việc phát hiện ca nhiễm có khả năng dẫn đến nhiều chuỗi lây truyền từ người sang người chưa được phát hiện.Tính đến sáng 23/2, đă có hơn 1.700 trường hợp nhiễm virus corona đă được xác nhận tại 26 quốc gia và vùng lănh thổ bên ngoài Trung Quốc đại lục, với 18 trường hợp tử vong.Giám đốc WHO nhận định tuy số lượng nhiễm nCoV ngoài Trung Quốc tương đối nhỏ, nhưng mô h́nh lây nhiễm rất đáng lo ngại.“Chúng tôi lo ngại trước những trường hợp không có liên kết dịch tễ rơ ràng, chẳng hạn như họ từng đi du lịch hay có liên hệ ǵ với một trường hợp đă được xác nhận,” ông nói.Những trường hợp tử vong và nhiễm bệnh mới ở Iran là “rất đáng quan tâm“, ông nói.Nhưng ông nhấn mạnh rằng, với các biện pháp mà Trung Quốc và các quốc gia khác đang áp dụng, vẫn c̣n “cơ hội để chiến đấu” nhằm ngăn chặn sự lây lan hơn nữa của dịch và kêu gọi các nước bổ sung nguồn lực để chuẩn bị cho những đợt bùng phát có thể xảy ra.Ông Tedros từng giữ chức ngoại trưởng Ethiopia trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc WHO, nói rằng lo ngại lớn nhất của WHO là COVID-19 có thể bùng phát ở những quốc gia có hệ thống y tế yếu kém:“Nếu virus lan đến một nước mà vốn đă bị căng thẳng bởi các loại bệnh khác, chẳng hạn Congo, nước vẫn phải đang vật lộn chống dịch Ebola th́ nó sẽ c̣n khó kiểm soát hơn”.WHO đă lên kế hoạch gửi 30.000 bộ thiết bị pḥng vệ, gồm có khẩu trang và súng đo nhiệt tới những nước Châu Phi dễ bị tổn thương. Trong khi đó, các nhà máy cung cấp thiết bị y tế ở Châu Phi đang làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc.
“Điều ǵ sẽ xảy ra nếu corona tới Kenya?” một chủ doanh nghiệp tại đây đặt câu hỏi. “Chúng tôi sẽ chẳng c̣n lại ǵ!”
TrithucVN