Sống không hộ tịch, không rơ gốc tích, hơn 100 cô dâu Việt tại vùng núi non hẻo lánh của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc lại vừa bị mất tích đầy bí ẩn, khiến dư luận hoang mang, khó hiểu.
Vùng sơn cước của tỉnh Hồ Nam vốn ít được nhắc tới trên truyền thông Trung Quốc nay bỗng trở thành tâm điểm của dư luận bởi vụ mất tích đầy bí ẩn của 100 cô dâu gốc Việt. Không lễ cưới linh đ́nh, không giấy hôn thú, không hộ tịch, không được sự bảo hộ của luật pháp, những người phụ nữ bạc phận ấy sống âm thầm trong các ngôi làng hẻo lánh, trước sự làm ngơ của chính quyền bản địa.
Các cô dâu Việt Nam trên đất Trung Quốc.
Măi tới khi có hai ông chồng miễn cưỡng tới công an báo cáo vụ việc, cán bộ thôn mới “giật ḿnh thon thót” khi biết rằng, số lượng cô dâu Việt bị mất tích ít nhất là 60 – 70 người, thậm chí con số lên tới hơn 100 người.
Mất tích đầy bí ẩn
Hồ Kiến Ḥa là người đàn ông có vợ tên Mă Chính Phần bị mất tích suốt những tháng qua. Ngày định mệnh ấy, chị Mă nói với chồng lên thị trấn mua màn. Tới trưa, một công nhân làm cùng anh Hồ hớt hải về báo, ngay sáng sớm đă thấy vợ anh tay xách nách mang, vội lên chuyến xe huyện. Hồ Kiến Ḥa vội vă đi t́m vợ, nhưng bặt vô âm tín. Về tới thôn, anh lại đứng người khi nghe hàng xóm kháo nhau về sự mất tích đầy bí ẩn cùng ngày của Mă Lan Lan, vợ Hồ Quốc Cường.
Chị Mă Chính Phần.
Anh Cường chia sẻ, thời gian gần đây, anh thường thấy vợ nhận được những cuộc điện thoại của người lạ. Chị Mă cứ lấm lét giấu chồng nghe điện. Khoảng 10 ngày sau, Mă Trung Phương, vợ Hồ Cầu Lai – một người cùng thôn khác cũng biến mất đột ngột.
Vào trung tuần tháng 7, Hồ Kiến Ḥa bỗng nhận được cú điện thoại ngắn ngủi của vợ. “Cô ấy khóc nức nở, báo đă bị bắt cóc và bị bán tới một ngôi làng hẻo lánh tại châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam. Muốn chuộc cô ấy, tôi phải gom đủ 20.000 NDT (hơn 64 triệu đồng)”, anh Hồ đau khổ tiết lộ.
Cùng lúc đó, Hồ Cầu Lai và Hồ Quốc Cường cũng nhận được điện thoại cầu cứu của vợ ḿnh với lời nhắn chuẩn bị tiền chuộc. Cuộc gọi cuối cùng của Mă Chính Phần là vào ngày 31/7 vừa qua. Chị thông báo đă bị bán tới một vùng núi non hẻo lánh tại Phúc Kiến, cuộc sống rất khổ sở và nỗi nhớ con dày ṿ chị đêm ngày. “Đó là cú điện thoại gọi về từ Chương Châu, Phúc Kiến”, anh Hồ Kiến Ḥa cho biết.
Phận long đong của các cô dâu Việt trên đất khách
“Cô ấy thật đáng thương. Năm 2008, chính tôi đă bỏ ra 36.388 NDT (tương đương 116 triệu đồng) mua cô ấy. Thủ tục rất đơn giản, giao tiền, kư kết giao kèo, hai người chúng tôi chính thức thành vợ chồng”, Hồ Kiến Ḥa rưng rưng nghĩ về vợ.
Chị Mă sinh năm 1989 trên giấy tờ, nhưng Hồ Kiến Ḥa tỏ ra hoài nghi về tuổi thực của vợ. “Năm ấy vợ tôi mới 19 tuổi, nhưng theo cảm nhận của tôi, cô ấy có lẽ đă ngoài 20. Điều ngạc nhiên là tôi không hề biết cô ấy là người Việt Nam. Trong bản giao kèo, Mă Chính Phần tới từ huyện Quảng Nam, tỉnh Vân Nam, nhưng về sau, cô ấy thú nhận là người Việt Nam. Cái tên hiện tại cũng không phải tên thật”, anh Hồ bộc bạch. Một năm sau, Mă Chính Phần sinh con gái, anh Hồ v́ thế cũng trút bỏ hoài nghi.
Anh Hồ Kiến Ḥa và con gái hai tuổi Hồ Điệp. Anh Ḥa hy vọng chị Phần sẽ trông
thấy bức ảnh này và nhanh chóng t́m được đường thoát thân, trở về bên gia đ́nh.
Đối với thân phận mập mờ của các cô dâu tại thôn Thủy Châu, Nguyên thư kư thôn, ông Hồ Xuân Mai – người trực tiếp chứng kiến và giải quyết giao kèo hôn nhân cho Hồ Kiến Ḥa và Mă Chính Phần cho biết, khi đó đă thấy có khúc mắc về thân phận thực sự của cô dâu. “Lai lịch của cô ta không rơ ràng, thậm chí chứng minh nhân dân cũng không có. Chuyện trọng đại cả đời cũng không thấy bóng dáng cha mẹ nào tham dự, thật bất hợp lư”, ông Hồ khẳng định. Nhưng ông này vẫn cầm bút kư, chấp thuận chuyện kết hôn của hai người họ, bởi Hồ Kiến Ḥa lúc này đang rất muốn lấy vợ.
Cũng theo ông Hồ Xuân Mai, thôn Thủy Châu là vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh, những năm gần đây, hiện tượng mua vợ rất phổ biến tại đây. Tuy nhiên, ông Hồ Tuyên Quần, chủ nhiệm thôn lại phủ nhận chuyện này. “Chính quyền địa phương chưa phát hiện trường hợp nào như dư luận đang đồn đại”, ông Tuyên Quần khẳng định.
Theo điều tra của phóng viên, Mă Chính Phần, Mă Lan Lan, Mă Trung Phương và các cô dâu bị mất tích khác không hề đăng kư hộ khẩu tại công an địa phương. Nếu theo cách lư giải của ông chủ nhiệm Hồ, những người như họ đều là “người tàng h́nh” dù ngày ngày vẫn xuất hiện và sinh hoạt trong thôn.
Tờ Tân Hoa Xă phân tích, hiện tượng mua vợ của đàn ông Trung Quốc bắt nguồn từ sự chênh lệch quá lớn về giới tính trong xă hội. Chính sách một con được áp dụng trong suốt nhiều năm qua khiến các gia đ́nh đua nhau sinh quư tử, chối bỏ các bào thai có giới tính nữ. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” hà khắc đó khiến xă hội Trung Quốc lâm vào t́nh trạng hiếm con gái một cách trầm trọng. Sự chênh lệch này được thể hiện rơ nét trong số liệu thống kê về dân số trong ṿng 10 năm tại Trung Quốc. Cứ khoảng 117 bé trai sinh ra th́ chỉ khoảng 100 bé gái chào đời. Theo tính toán của các chuyên gia, tới năm 2020, sẽ có khoảng 30 – 40 triệu nam giới ở độ tuổi kết hôn sẽ lâm vào t́nh cảnh ế ẩm do số lượng nữ giới thiếu hụt trầm trọng. Riêng hiện tượng mua vợ Việt Nam ngày càng trở thành vấn nạn của xă hội Trung Quốc. Điều đó phản ánh, người dân nước này đang có quan niệm vật chất hóa đối với hôn nhân.
http://baodatviet.vn/Home/congdongvi...182126.datviet
Bookmarks