Như một nén nhang ḷng tưởng nhớ đến 3 bạn tù xấu số đả bỏ ḿnh trong chuyến hải hành này


H́nh chỉ có tính cách minh họa

Ngày Quân Lực 19/6/1976, chúng tôi đang bị giam tại trại Suối Máu, Biên Hoà. Trước mấy ngày đă có vài đợt chuyển trại, nhưng chúng tôi không biết là các bạn ḿnh bị đưa đi đâu. Tin do bọn anten phóng ra là tất cả sẽ được giao cho Trung Quốc quản lư và Mỹ sẽ đài thọ việc nuôi dưỡng tại một nơi nào đó trên lănh thổ Trung Quốc. Sau một năm nếm mùi lao tù CS, tin này nghe hồ hởi quá phải không?

Hăo huyền! Ngay những ngày đầu tiên bước chân vào trại, chúng tôi đă được ăn bánh vẽ do bọn anten này cung cấp. Hiện tượng này cứ tiếp diễn cho tới mười mấy năm sau. Thực ra đó là thủ đoạn cuả CS làm cho chúng tôi lúc nào cũng mang hy vọng ảo. Với hy vọng ảo này, những ai cứng đầu nhất cũng tỏ ra mềm dẻo để chờ đợi. Một công chúa trẻ mới 5 tuổi cuả Nga lúc toàn gia bị sát hại sau cách mạng tháng 10, đă bị gởi đi giam giũ tại vùng Siberia tới 70 năm mới được tha. Báo chí hỏi làm thế nào bà có thể chịu đựng được cuộc tù đày dài như vậy. Bà trả lời: "v́ lúc nào tôi cũng nghĩ là ngày mai ḿnh được về".

Khoảng 7 giờ tối hôm đó, rất đông lính VC, súng ống cùng ḿnh, mặt mũi đằng đằng sát khí, chạy ùa vào trại, miệng thổi c̣i hoét hoét, rồi phân tán ra bao vây mọi dăy nhà. Tiếng loa oang oang: "Tất cả gom hét đồ đạc ra sân kiểm tra". Rồi! Lại chuyển trại nữa!!! Đây là lần chuyển trại thứ 4 trong ṿng một năm. Chính nghĩa cách mạng sáng ngời nên luôn cho đi vào ban đêm.

Chúng tôi lại lếch thếch, vai mang, tay xách mọi đồ dùng ra sân. Trải một tấm nilông ra và bày hết đồ ra như dân chợ trời. Khổ nỗi là dân "ngụy" không giản tiện như lính VC v́ chúng chỉ cần một cái ba lô Trung Cộng chứa vài thứ lặt vặt, nhẹ hều. Chúng tôi th́ lôi thôi đủ thứ, dường như ai cũng có một balô đeo vai và một xắc marin nữa. Riêng tôi, trong những này nhàn rỗi, đă gỡ giây kẽm gai ra đan thành một cái samsonite nhỏ để chưá đồ vụn vặt, và một sợi giây xích dài 3 mét để kéo nước giếng. Lại thêm cái nón sắt để làm chậu rửa mặt và giặt đồ. Tên VC kiểm tra tôi phải kêu lên " sao nhiều thứ ninh tinh thế lày ". Hắn đổ hết đồ trong cái samsonite của tôi rồi quẳng qua hàng rào, quẳng luôn sợi giây xích và cái nón sắt. Hắn quay qua kiểm tra anh bạn ngồi kế. Lợi dụng trời tối, tôi thu hồi được cái nón sắt, nhưng phải "hy sinh" sợi giây và cái "samsonite".

Một đoàn xe Molotova bít bùng chạy ra khỏi trại. Trong xe tối thui. Dù có 2 tên VC ngồi chắn 2 đầu ghế chúng tôi vẫn có thể dùng lưỡi lam xẻ rách vải bạt để nh́n ra ngoài. Xe chạy về hướng Sàig̣n, quẹo vô Tân Cảng. Tại đây đă neo sẵn 2 tàu biển lớn. Chiếc Thống Nhất (bự cỡ tàu Việt Nam Thương Tín trước kia) là loại tàu vượt đại dương với 5 khoang chở hàng hoá. Chiếc thứ 2 mang tên Cửu Long nhỏ hơn, là loại cận duyên. Lúc đó nước thủy triều dâng cao nên 2 chiếc tàu nổi lên như 2 toà building 5, 6 tầng. Dĩ nhiên mỗi tàu chỉ có một cầu thang chính, có bậc lên xuống, trong lúc đó đoàn hành khách bất đắc dĩ có trên 3000 người, nên cả 2 tàu đều bác thêm 2 cầu thang phụ ở mỗi tàu, một ở đầu và một ở cuối. Cầu thang phụ chỉ là 2 tấm ván dày cỡ 5 cm, rộng chừng nửa thước, trên đó có đóng những thanh gỗ nhỏ làm bậc thang. Cả 2 bên đều không có tay vịn. V́ nước dâng cao nên các cầu thang phụ này ở vào vị thế gần như dựng đứng, rầt nguy hiểm khi phải lên tàu bằng cầu thang này, dù đầu thang đă có móc sắt ghim vào thành tàu.

Chúng tôi, như đă nói trên, hầu hết đều có 2 hành lư: một sắc đeo vai và một xắc marin, phải ḅ từ từ, xắc marin để lên bậc thang trên,
2 tay bám chặt vào 2 mép tấm ván và nhích lên từng bước. Tạ ơn Chúa, mấy ngàn người lên tàu vô sự, ngoại trừ một bạn xấu số bị rớt xuống cầu tàu và chết tại chỗ. Đó là Thiếu Tá Tuấn, cựu quận trưởng Bến Cát. Anh Tuấn đă lên tới thành tàu, đă bỏ được chiếc xăc vào trong và đă quàng được một chân qua thành tàu, nghiă là thân h́nh anh đang nằm cưỡi lên thành tàu. Ruỉ thay, đúng lúc đó ch́ếc balô trên vai anh lại trượt ra một bên, và nó lại trượt ra phiá bên ngoài. Toàn thân anh mất thăng bằng và rơi tuốt xuống mép cầu tàu. Lúc rớt xuống, anh vẫn chưa chết, và c̣n rên rỉ. Thêm cái rủi nữa là anh trở ḿnh, và lại trở ra phiá sông nên toàn thân anh rơi tơm xuống nước. Có thể khi rớt xuống sông, đầu anh bị đập vào thân tàu nên ngất đi, ch́m lỉm và bị sặc nước nên anh chết. Phải mấy tiếng đồng hồ sau họ mới vớt được anh lên.
Chúng tôi đứng ngó cái chết cuả anh từ đầu chí cuối mà không làm ǵ được, v́ sự việc xẩy ra quá nhanh, không đủ th́ giờ để can thiệp dù thực sự muốn. Cầu xin Chuá đón anh về nơi cơi vĩnh hằng không có thù hận và lừa đảo, bịp bợm.

Lên boong rồi c̣n phải xuống hầm tàu nữa. Đây là một khoang rất lớn để chứa hàng. Khoảng 500 người cuả chúng tôi được dồn xuống qua một cầu thang sắt hẹp vốn dùng để phu khuân vác lên xuống. Sàn tàu là những mảnh gỗ lớn ghép vào nhau trên đó đă trải những mảnh chiếu hạng bét để tù nhân nằm. Ngay nơi đầu cầu thang sắt là một thùng phuy 200 lít với một mảnh gỗ đặt ngang, là nơi dùng làm cầu tiêu cho tù nhân. Chính cái cầu tiêu đạc biệt này đă gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười, vi muốn xử dụng nó tù nhân phải nhảy phốc lên miệng thùng phuy rồi đặt 2 chân lên thanh gỗ nằm ngang và "hành sự". Khốn nỗi, không phải ai cũng thành công trong "công đoạn" nhảy lên và đặt 2 chân lên thanh gỗ một cách êm xuôi. Không ít người nhảy lên miệng thùng phuy bi trượt và nhúng một chân vào trong thùng đầy phân. Anh ta rút được chân lên nhưng làm sao chùi sạch được, nên hô lên: "để tôi xuống lấy dẻ lau". Mọi người đứng chờ tới phiên bên dưới vội la lớn "không được xuống". Sau cùng một người thảy lên cho anh ta chiếc quân rách để "giải quyết vấn đề".

Trở ngại tiếp theo là việc đi tiểu. Với 500 con người xử dụng chung một cầu tiêu để vưà đi tiêu và tiểu nên 24/24 giờ lúc nào cũng có khách cùng một dăy dài đứng chờ ở dưới. Có người đưa ra "sáng kiến" là đi tiểu vào bao nilon rồi xách tới chân cầu thang nhờ người đang xử dụng cầu liệng vào trong. Ư kiến hay! Tuy nhiên, nửa đêm bỗng có người la lên: "Trời ơi! Nước ǵ khai ŕnh phun đầy vào mặt tôi thế". Và anh ta hiểu ngay lư do là đă có một người chứa nước tiểu trong cái bao nilon bị lủng lỗ. Anh vội nắm lấy chân người vừa bước qua và gằn giọng: "trở về chỗ và trút nước tiểu vào bi đông, không th́ tôi lột da đầu anh bây giờ" Anh kia phản ứng: "giữ tôi lại là nước tiểu chảy thêm vào chỗ anh. Thôi để tôi đi", và anh ta đạp bừa lên mọi người để đến cầu tiêu theo sau là những lời chưởi rủa.

Sớm hôm sau lại có người "phát giác" ra một cách đi tiểu rất tiện lợi và sạch sẽ. Anh ta hô lớn: "lật tấm chiếu lên sẽ thấy các khe hở ở giữa 2 mảnh ván ghép sàn tàu, rồi tiểu vào đó". Thật tuyệt vời! Không c̣n cảnh nước tiểu phun vào các bạn khác do bao nilon lủng lỗ. Nhưng tới chiều thi "phát giác" này bị phá sản. Một anh đang "giải phóng" nỗi ấm ức bỗng thét lên như heo bị chọc huyết. Th́ ra khi anh ta đang hành sự, cơn sóng biển lớn đă nâng con tàu lên cao, hạ thấp khiến cho các ván gỗ ghép sàn tàu xê dịch, và "cậu nhỏ" cuả anh bị kẹt cứng. Anh rên la ỏm tỏi, vừa la vừa thở dốc: "Tôi chết! Tôi chết". Lính gác trên boong tàu hỏi vọng xuống xem cái ǵ đă xẩy ra. Khi biết nguyên nhân, anh ta vội đi t́m nhân viên cuà tàu đến giải quyết. Một chiếc xà beng lớn được ḍng giây thà xuống và anh bạn kia đă thóat nạn.

Trong thời gian lênh đênh trên biển, một anh bạn đă vĩnh viễn từ giă chúng tôi. Đó là Trung Tá Nhiều (không nhớ họ) thuộc pḥng 4 Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Mấy bác sĩ tù nhân đến xem và đoán là anh tự tử, có thể là thuốc ngủ liều cao. Bạn bè nằm gần cũng đồng ư về nhận xét này v́ từ hôm xuống tàu, tinh thần anh sa sút cực độ. Mấy ngày không thấy anh ăn uống ǵ, chỉ nằm li b́ và chốc chốc lại thở dài. Khi báo lên boong, họ trả lời là cứ để đó đến bến sẽ tính.

Tới bến Sáu Kho, Hải Pḥng, chúng tôi được lệnh lên boong tàu. Ba ngày và 4 đêm nằm dưới khoang kín, nay được lên trên thở hit khí trời mát dịu. Họ cẩu lên 3 cái ḥm, chắc 2 cái dành cho Thiếu Tá Tuấn chết tại cầu tàu bến Tân Cảng, Sàig̣n, và Trung Tá Nhiều. Chiếc thứ 3 không biết để cho ai. Như vậy trong chuyến hải hành hày đă có 3 bạn từ giă cơi đời.

Xuống bến Sáu Kho nhưng chúng tôi lại phải đáp xà lan để về cảng quân sự của Hải Quân Pháp khi xưa, thuộc vùng Thượng Lư, gần nhà máy xi măng Hải Pḥng. Vừa lên bờ, chúng tôi đụng phải 1 dăy thùng phuy 200 lít với hàng chữ "Nước Tinh Khiết". Mọi người đều ùa tới để lấy nước, nhưng không có một thứ ǵ để có thể múc nước đổ vào biđông. Người nào có sẵn ca inốc th́ lấy nước dễ dàng. Ai không có ca th́ dùng tay nhúng cả biđông vào thùng. Mấy trăm cái tay 3 ngày 4 đêm không được rửa, kể cả hàng chục lần vừa đi tiêu vừa đi tiểu, mà nhúng vào thùng nước uống! Thây kệ! Dân nông thôn nói: "Ở bẩn sống lâu" mà. Lại c̣n tiếng loa dục nhanh chân đến tập họp trước một nhà kho cực lớn, nới chúng tôi tạm trú để đến tôí lại di chuyển nữa.

Một anh Đại Úy Bắc Việt với loa cầm tay nói oang oang: "Các anh hiện đang có vinh dự đặt chân lên miền Bắc. Rồi đây các anh sẽ có nhiều dịp để tận mắt chứng kiến cảnh vật và đời sống dưới chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa, và chắc chắn không cần ai tuyên truyền, các anh cũng tự động nhận thấy tính ưu việt và hơn hẳn của Chủ Nghĩa Xă Hội so với Chủ Nghĩa Tư Bản (sic). Bây giờ các anh vào trong kho để nghỉ ngơi cho đến tối, và chúng ta sẽ chuyển đi nơi khác."

Tối hôm đó (chính nghĩa sáng ngời, lại đi trong đêm tối), chúng tôi bị dồn lên những toa xe lưả chở than hoặc chở súc vật, chạy thẳng về miền xa tít nuí rừng thượng du Bắc Việt, gần biên giới Tàu, để thực sự nếm mùi tù khổ sai.



Trại cải tạo-H́nh minh họa

Vinh Phan - Trích từ Hồi Kư "My Story Plus", cùng một tác giả.