Nếu phải đi t́m một trong những h́nh ảnh xuất hiện nhiều nhất trong văn xuôi miền Nam, 20 năm có người cho rằng, đó là h́nh ảnh người lính.
Tùy theo định tâm của người viết mà, h́nh ảnh người lính miền Nam sẽ có diện mạo hoặc chân dung nào đó, trong trang viết.
Đồng thời, người lính kia, sẽ giữ vai tṛ “tâm băo,” hay chỉ như một giới thiệu nhân thân, thoáng qua, làm nền mờ nhạt cho những động thái quan trọng khác.
Với những tác giả chỉ muốn mượn h́nh ảnh người lính miền Nam để dẫn tới những chủ tâm khác th́ đă có không ít nhà văn chẳng những “hư cấu” sự kiện, tâm lư nhân vật mà c̣n...”hư cấu” cả hệ thống tổ chức của QL/VNCH nữa!
Chẳng hạn họ có thể cho một nhân vật mang cấp bậc Trung Sĩ làm trung đội trưởng một trung đội; hay làm Thường vụ Đại đội... Trong khi trên thực tế, theo hệ thống tổ chức th́ với cấp trung sĩ, vị hạ sĩ quan này không bao giờ được bổ nhiệm vào chức vụ trung đội trưởng
- Trừ trường hợp đang giao chiến mà, các sĩ quan trung đội trưởng, trung đội phó, hoặc thượng sĩ... đều bị tử trận, vị trung sĩ thâm niên nhất sẽ thay thế trung đội trưởng, chỉ huy số binh sĩ c̣n lại. Nhưng khi trận chiến chấm dứt, vai tṛ tạm thời kia, cũng chấm dứt theo.
Lại nữa, vẫn theo tổ chức của QL/VNCH cũ, chức vụ Thường vụ Đại đội, được giao cho một thượng sĩ thâm niên nhất, chứ không bao giờ là một trung sĩ.
Những trường hợp viết theo cảm tính về một thực thể như thế, không hiếm lắm, trong văn xuôi của của chúng ta.
Nếu không kể những nhà văn v́ mặc cảm, muốn chứng tỏ ḿnh là một “trí thức tiến bộ,” qua văn chương cho thấy quan điểm chống chiến tranh th́, người lính trong văn xuôi miền Nam, khi xuất hiện như một (hay những) nhân vật “trung tâm,” họ thường bị mô tả ở một trong hai diện mạo:
Diện mạo thứ nhất: H́nh ảnh của một (hay những người hùng) xông pha trận mạc với lư tưởng chống cộng sản, cứu quê hương.
Ở dạng thức này, những người lính đó, là những người cực kỳ hoàn hảo, từ tư tưởng, kiến thức tới hành động.
Họ cũng là những người được phụ nữ vây quanh, nh́n ngắm như những thần tượng...
Nhưng v́ là “người hùng lư tưởng,” nên chẳng những họ không màng tới phụ nữ; mà họ cũng không có những buồn, vui, ham hố, như một người thường.
Họ không được phép có lúc quên nhiệm vụ. Có lúc điên rồ. Có lúc thất thố. Có lúc chán nản. Thất vọng.
Họ cũng không được phép nghĩ tới t́nh riêng mà, lúc nào cũng canh cánh trong ḷng một t́nh yêu duy nhất: T́nh yêu tổ quốc.
Ở một cực khác, cực đối nghịch, diện mạo người lính lại hiện ra trên trang giấy như một con người dị dạng, thiếu nhân tính!
H́nh ảnh này thường được tô đậm bởi những nhà văn chủ tâm cho “người anh em phía bên kia” để mắt tới họ...
Dù mô tả người lính cực nào, những h́nh ảnh tốt/xấu kia, đều không thật.
Theo tôi, những tác giả ấy đă chọn thế đứng chông chênh, sau khi tự chặt cụt một chân ḿnh.
May thay, giữa hai h́nh ảnh người lính miền Nam cực tốt và cực xấu đó, văn chương miền Nam cũng có một số nhà văn trụ được đôi chân ḿnh trên hai phạm trù: Thực tế và ư thức.
Tôi muốn nói, người lính vẫn là nhân vật “trung tâm” nơi những sáng tác của số nhà văn ấy.
Nhưng người lính trong tác phẩm của họ, là một người b́nh thường. Họ cũng có những khiếm khuyết, những sai lầm, những ham hố, yêu đương, thất t́nh như bất cứ một thanh niên nào khác.
Một trong những nhà văn viết về người lính miền Nam, trụ được đôi chân ḿnh trên hai phạm trù Thực tế và, Ư thức kia, là nhà văn Văn Quang.
Được biết, nhà văn Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại Thái B́nh. Ông khởi sự viết văn từ những ngày c̣n trẻ ở thành phố Hải Pḥng.
Khi được hỏi, trường hợp nào đă đưa một Nguyễn Quang Tuyến, trở thành nhà văn Văn Quang, tác giả tiểu thuyết “Chân Trời Tím” (1) cho biết, thuở nhỏ, ông sống ở vùng quê.
Cả huyện không có một bệnh viện, tất nhiên không có bác sĩ. Cả tỉnh cũng chỉ có một hai bệnh viện.
Cho nên ông đă thầm mong trở thành bác sĩ và mở bệnh viện ngay tại con phố chứng kiến, chia sẻ tuổi thơ ông. Ông nói:
“Nhưng rồi loạn ly, nhà cửa bị tiêu thổ kháng chiến, tôi phải ra Hải Pḥng, vừa đi dạy học vừa đi học.
Từ đó quen biết với một vài nhạc sĩ, vài nhóm văn nghệ, vài anh em viết văn, làm báo ở Hà Nội xuống chơi.
Thế là tôi bắt đầu viết văn, làm báo. Hồi đó ở Hải Pḥng chưa có một tờ báo nào.
Thời gian đầu (khoảng đầu năm 1953) tôi làm thông tín viên, làm tin hàng ngày ở thành phố cảng cho 1 tờ nhật báo ở Hà Nội.
Sau đó tôi viết truyện ngắn, phóng sự cho tuần báo Cải Tạo xuất bản tại Hà Nội. Truyện dài đầu tay của tôi được đăng trên nhật báo Thân Dân-Hà Nội năm 1953...”
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông tốt nghiệp khóa này tháng 9 năm 1953.
Sau khi vào miền Nam, ông được bổ nhiệm về cục Tâm Lư Chiến, Saigon. Nhờ thế, ông có nhiều môi trường, cơ hội để tiếp tục nghiệp văn. Ông kể:
“Viết văn như một cái nghiệp nó bám theo ḿnh và cũng phải kể đến môi trường cho ḿnh theo đuổi chí hướng và khả năng sáng tạo nữa. Có nhiều người tôi quen, cũng thích viết văn làm báo, và cũng rất có khả năng.
Nhưng trớ trêu thay, hoàn cảnh lại không cho phép v́ nhiều lư do khác nhau, nên chỉ có vài truyện rồi bỏ dở. Rất đáng tiếc cho những tài năng bị mai một. Trường hợp đó không phải là hiếm.”
Có dễ đây là lần đầu tiên, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng như “Chân Trời Tím,” “Đời Chưa Trang Điểm,” “Ngàn Năm Mây Bay,” “Tiếng Hát Học Tṛ” v.v... đă cho biết một cách chi tiết về giai đoạn khởi nghiệp văn của ḿnh.
Có thể, cũng là lần đầu tiên, khi trả lời câu hỏi “chủ đề và sự thật” nào có trong văn chương của ông, nhà văn Văn Quang nói, đại ư: Ông thường chỉ viết những ǵ ông ghi nhận được từ đời sống hàng ngày.
Thí dụ trong “Chân Trời Tím,” ông xác định đă viết về người lính trong tác phẩm này, với tất cả phần đời riêng tư, và tinh thần đồng đội qua những biến chuyển thời đại mà bản thân ông trải nghiệm. Ông nhấn mạnh:
“Thời trước tháng 4, 1975, là một quân nhân đi nhiều chiến trường và đơn vị, tôi có nhiều tài liệu, có nhiều cảm xúc.
Tôi hoàn toàn tự tin có thể diễn tả được trung thực mọi sự kiện, mọi tâm t́nh trong tác phẩm của ḿnh. Cũng thời gian ấy, đời sống xă hội Saigon có nhiều điều đáng ghi lại.
Cuộc sống của những người trẻ tuổi chịu ảnh hưởng của lối sống Âu Mỹ du nhập vào Việt Nam.
Tôi chọn đề tài này và chọn thể loại phóng sự như 'Những Ngày Hoa Mộng' đăng trên báo Truyện Phim, phóng sự 'Saigon Tốc' đăng trên nhật báo Chính Luận...”
Khi được thả ra từ trại tù cải tạo năm 1987, ông viết truyện dài “Ngă Tư Hoàng Hôn.”
Ông chọn đề tài xă hội Việt Nam những năm 1990, cũng với tất cả những ǵ ông chứng kiến. Từ mặt phải tới mặt trái của những con người sống trong giai đoạn ấy.Sau đó cuộc sống ở Saigon lại có quá nhiều biến chuyển.
Một tầng lớp tư sản mới ra đời. Những băng đảng xă hội đen lộng hành, ông lại chọn thể loại tiểu thuyết phóng sự, để dễ dàng hơn trong việc diễn tả tính cách nhân vật, và sự kiện thời đại. Tiểu thuyết phóng sự “Lên Đời” của ông, được ra mắt bạn đọc từ hoàn cảnh đó.
“Tuy vậy đôi khi tôi cũng đau đầu v́ những chi tiết hợp lư hay gượng ép. Nên hay không nên đưa sự kiện này vào truyện? Có cần t́m kiếm thêm tài liệu nữa hay không?.. Cũng có khi đang viết, tôi bị khựng lại v́ một nguyên nhân nào đó...
Đến nỗi sự đặt bút viết trở thành khó khăn như bị búa giáng vào đầu. Nhưng tôi vẫn cố gắng vượt qua để hoàn thành tác phẩm của ḿnh,” ông nói.
Bằng vào kinh nghiệm riêng của ḿnh sau hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông kể, về phương diện kỹ thuật, khi viết một tiểu thuyết, bố cục truyện là cần thiết.
Nhưng nó cũng chỉ có tính tương đối. Bởi v́, có nhiều trường hợp viết xong chương 1, th́ trong ông lại nẩy sinh nhiều ư mới. V́ thế, chương 2 không c̣n như bố cục ban đầu.
Chương 3 cũng vậy! Ông kết luận:
“Nói cho đúng là vừa viết vừa sáng tạo thêm. Không nhất thiết phải đi theo bố cục có sẵn. Nhưng chủ đề th́ tôi nhất định không thay đổi, để tránh cho truyện bị loăng và, lạc đề...”
Trả lời câu hỏi có hài ḷng về những tiểu thuyết được viết trong dạng “feuilleton,” Văn Quang đă rất thẳng thắn khi cho biết, những truyện ông viết đăng báo hàng ngày, hàng tuần không thể sửa chữa được v́ viết đến đâu cho đăng báo đến đó rồi. Ông nói:
“Mặc dù, khi xuất bản, tôi cũng có thể sửa lại. Nhưng khó mà có thể sửa chữa hoàn chỉnh như mong ước...”
Du Tử Lê
Bookmarks