Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 28

Thread: Truyện ngắn - Phan

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Truyện ngắn - Phan

    Nóc Giáo Đường

    Tôi làm Nhà hàng đă lâu nên có thói quen ăn xong c̣n dư là đổ thẳng vô thùng rác v́ làm Nhà hàng không nên tiếc rẻ bởi có thể rắc rối với luật pháp.
    Thí dụ nghe nồi cơm hôi ê là đổ nguyên nồi rồi đi nấu nồi mới, bởi tính ra nồi cơm không bao nhiêu tiền gạo, ḿnh tiếc rẻ để ráng bán, nhỡ khách hàng ăn cơm thiu bị đau bụng là ḿnh tiêụ
    C̣n một lư do nữa là buôn bán cũng cần có chút lương tâm!
    Đó là câu nói của người em rể tôị Vợ hắn (em gái tôi) mới sanh con ở bệnh viện về, hắn biết nấu nướng ǵ đâu, hai vợ chồng lại ở tuốt dưới Florida .
    Hắn ra Nhà hàng Việt Nam mua cơm trắng với cá kho tộ cho vợ ăn. Cơm th́ thiu, cá th́ mặn đắng.
    Cô em tôi nhắm mắt nuốt đại cho qua ngày, ai dè bị tiêu chảy mới khốn khổ cho người mới sanh. Nghĩ tới thôi đă nổi da gà, tội nghiệp hết sức.
    Tôi ráng nhớ câu nói của người em rể để nhắm mắt đổ, để khỏi người phụ nữ nào lâm cảnh - em gái tôị
    Tôi đổ vô thùng rác cũng nhiều như chủ Nhà hàng đổ tôi ra đường, tôi bị đuổi hoài là do như thế đó!
    Đến một lần tôi thấy người homeless hốt lại thức ăn vừa trút vô thùng rác, thật đau ḷng.
    Thật ra tập thói quen cái ǵ cũng trút vô thùng rác không phải là dễ v́ người ḿnh (tôi) đă sống sót qua những giai đoạn lịch sử tối đen - không có ǵ để ăn nên bảo đổ bỏ thức ăn là điều vô cùng áy náy chứ cũng không hẳn là tiếc của khi của cải vật chất đă dư thừạ
    Tôi cũng bị rúng động khi đọc một bài báo nói rằng: thức ăn đổ bỏ trong tất cả những trường học ở Mỹ có thể nuôi được một nước nghèo ở Châu Phị
    Phải chăng ḿnh may mắn, được sống ở nước giàu có nên phung phí. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là buôn gian bán dối là điều chủ Nhà hàng nên… suy nghĩ!
    Tiết kiệm bằng phương pháp khoa học kỹ thuật là đúng đắn.
    Tôi về nhà với những bữa cơm gia đ́nh cũng vậy, nhiều khi phụ vợ dọn bàn sau bữa ăn, những dĩa thức ăn c̣n chút đỉnh, tôi trút luôn vô thùng rác và thường là bị rầy: "Anh hoang phí qúa!
    Tội chết. Để đó, mai em giỡ đi làm." Biết sao bây giờ với thói quen nghề nghiệp và những gút mắt của lương tâm.
    Nơi tôi làm việc đương nhiên là nhà hàng, tôi thuộc đám nhà trên tức là lo buôn bán chứ không thuộc đám nhà dưới (nhà bếp), lo nấu nướng.
    Bộ phận nhà bếp có bốn tay Mễ, một anh bạn Mễ hơn hai mươi tuổi, mới vượt biên sang. Anh ta ốm, đen.
    Nh́n rơ ràng thiếu ăn chứ không nói ǵ khác được. Anh được nhận vô làm để tăng quân số nhà bếp lên năm người theo nhu cầu thương vụ.
    Công việc của anh ta là lau nhà hai lần/ ngày, cắt từ cọng hành đến cái bắp cải, giấc trưa - ngồi gói chả gị miệt màị
    Và quy tŕnh hội nhập của một người Mễ (90%) khác xa người Việt ḿnh.
    Tháng đầu, anh ta ăn bằng hai, ba người, (làm nhà hàng nào cũng ăn uống tự do, trừ một vài nhà hàng mà tôi không tiện nêu ra!
    Luật bất thành văn của ngành Nhà hàng là thế.) Anh ta làm việc siêng năng, chăm chỉ, dễ sai dễ bảọ
    Tháng thứ hai đă có da có thịt, nước da sáng ra được chút nhờ ở trong mát th́ quần áo, tóc tai cũng bắt đầu se sua theo thu nhập (dĩ nhiên là mode Mễ), chất lượng công việc mà anh ta chịu trách nhiệm bị kém hẳn: dơ, ẩu… dục bỏ hoang phí nhiều thứ v́ tiếc công làm, v́ tức bản năng trong quan hệ chủ-thợ, (thường là lư do tế nhị để bị đuổi).
    Tháng thứ ba, đă bắt đầu hơi có bụng th́ bệnh lười chảy ra! Ương bướng, căi cọ, chửi thầm (dĩ nhiên là tiếng Mễ), không hoàn thành công việc được giao phó bởi đêm nào về aparterment cũng bia, sức đâu làm việc ngày hôm saụ
    Rồi đồng lương ít ỏi của công việc tạp lục tùng lâm th́ đâu đủ chi tiêu cho ăn chơi
    Thế là đ̣i lên lương, mà một người đi làm-thuê-lậu th́ dễ ǵ lên lương với chủ cả lạnh lùng trên nước Mỹ, nói chi tới bản thân anh ta ngày càng lười, chưa bị đuổi chỉ v́ chưa t́m được người thay thế, hay chưa có cớ xuôi taị
    Anh ta nhờ thông dịch chứ có biết nói câu tiếng Anh nào đâu: "…bạn tôi làm công việc giống tôi ở nhà hàng khác, nhưng lương cao hơn tôi $50/tuần.
    Tôi muốn lên lương." Kết qủa bao giờ cũng là anh ta nghỉ việc. Anh ta không đủ trí khôn để hiểu là chủ cả chờ cơ hội để cho anh ta nghỉ việc, để anh ta không có cớ ném đá vô cửa kiếng trả thù khi bị đuổi ngang xương.
    Sự sinh thù chuốc oán nhiều khi thiếu trách thân là do nông cạn. Sống lâu với Mễ, tôi mới hiểu được tại sao Mễ sát nách với Mỹ, vượt biên giới dễ như đi chợ trời mà ít có người Mễ nào thành đạt trên nước Mỹ (ở mức độ có nơi ăn chốn ở, công việc vững vàng thôi chứ cũng không cần nhà cao cửa rộng, ngựa xe hàng hàng) là v́ dân tộc tính của họ
    Anh chàng Mễ mà tôi đang kể, bước ra khỏi nhà hàng th́ độ tháng sau đă vô tù v́ tội trộm cắp, bước tiếp theo là trả về nguyên quán.
    Hy vọng lần vượt biên sau sang đây, anh ta có kinh nghiệm hơn. C̣n người ḿnh th́ có bài học nhăn tiền.
    Từ hôm anh ta nghỉ việc v́ không được lên lương. Nhà trên chúng tôi rất không thích chuyện ấy xảy ra v́ công việc nhà dưới bị đùn.
    Nhà trên thể nào chẳng phải giúp nhà dưới gồng gánh phần việc của người nghỉ cho đến khi có người mớị (Rồi người mới xuất hiện bất th́nh ĺnh sau đó vài hôm).
    Một cậu bé Mễ chừng 14 tuổị Nó xin làm việc ǵ cũng được miễn cho nó ăn.
    Nó nói tiếng Anh thông thạo, chứng tỏ nó sinh đẻ ở Mỹ hay ít nhất cũng qua đây từ nhỏ, có đi học nên mới nói được tiếng Anh như thế. Nó nói biết làm chỉ để được ăn v́ nó đóị
    Khi tôi về đến Nhà hàng, thấy nó đang vật lộn với cái bắp cải to như cái đầu heọ
    Tôi nh́n qua gương mặt búng ra sữa, đôi tay trẻ con chưa từng dao thớt!
    Tôi nói với anh bạn-chủ: "Không thể nhận thằng bé này làm ở đây được v́ nó c̣n nhỏ qúa, chưa đủ tuổi đi làm là một rắc rối cho ḿnh với luật pháp khi City bất chợt kiểm trạ thứ hai, nh́n nó làm th́ không tới chiều nổi đâu!
    Chỉ vài phút nữa, nó mỏi tay với con dao qúa lớn, nó đứt tay th́ tội cho nó mà cũng phiền cho ḿnh lắm đó".
    Anh bạn tin tôi nên nói nó ngưng làm. "Bạn làm không được rồi! Chúng tôi xin lỗi!..."
    Nó khóc.
    Người chủ trở lên nhà trên, nó ra về cửa sau như người thất trận. Mấy người đồng hương của nó không hề xúc động.
    (Bạn có chứng kiến nhiều lần như tôi th́ bạn cũng sẽ cảm ơn Trời Phật, Thiên Chúa đă cho người Việt ḿnh cái t́nh đồng hương trong khốn khó vô cùng trân qúỵ
    Nhiều khi tôi nghĩ dại: người ḿnh không nên giàu v́ giàu lên là hết t́nh cốt nhục, đồng bàọ Hai người bạn sang đây tay trắng nên đùm bọc nhau mà sống, luôn cả sinh mạng khi bị kỳ thị.
    Nhưng mười năm sau, người có bằng kỹ sư chỉ c̣n trong mắt người kia là sư tính kỹ!)
    Thằng nhỏ Mễ đứng tần ngần ở ngưỡng cửa sau, cửa mở rồi nhưng người mở cửa không muốn ra đị
    Tên đầu bếp nói một câu tiếng Mễ nhưng tôi hiểu: "mày đóng cửa lại cho tao để thôi ruồi vô".
    Nó quay lại gương mặt dầm dề nước mắt. Tôi cầm ḷng không đặng nên móc túi cho nó tờ hai chục, "mày đi mua ǵ ăn đi". Nó giỏi tiếng Anh nhưng cố kiếm từ nào đó, thể hiện được ḷng biết ơn với một người Việt để cám ơn tôị
    Giây lát, nó nói: "thank you uncle so much" rồi mạnh dạn bước đị Tôi nghe và hiểu chữ "uncle" nó dùng bằng cả ḷng biết ơn chân thành nên càng xúc động, nó không muốn xài luật: dưới trăm tuổi th́ mày tao kiểu Mỹ, You and I với tôị
    Tôi bảo nó chờ, quay lại bảo tên đầu bếp: "nấu cho tao một hộp cơm chiên nhiều cơm".
    Tôi lên nhà trên mở tủ lạnh lấy cho nó hai lon Coke Trong đầu tôi chỉ nghĩ:
    Ước ǵ con ḿnh thấy cảnh này cho nó bớt chảnh khi mẹ nó có lỡ nhức đầu, cảm cúm… nêm nếm thức ăn hơi mặn, hơi lạt. Nó làm như ăn vô th́ chết.
    Nó có đứa em gái chừng mười tuổi, mập ú, hai g̣ má thấy thương và đôi mắt tuyệt đẹp. Nó cho em nó ăn nửa hộp cơm chiên, uống một lon coke, c̣n lại th́ để giành đến tối em ăn.
    Nó nhịn đóị Tôi phục nó trong xót xa mà cảm động vô cùng. Tôi tṛ chuyện với nó:
    "Nhà tụi bay ở đâủ"
    "Stonewood Aparterment"
    "Cha mẹ bay đâủ"
    "Không có cha, mẹ đi đâu không biết!
    Cả tuần nay không về. Anh em tôi đă ăn hết cái ǵ ăn được trong nhà rồị
    Tôi dẫn em tôi ra cây xăng xin tiền lẻ cũng không đủ mua bánh cho nó ăn. Tôi tưởng xin được việc làm th́ anh em tôi không bị đói, nhưng tôi nhỏ qúa…!
    Tôi không trách ông đâụ"
    Tôi nghe khó thở trong lồng ngực ḿnh, như có cái ǵ đó xoáy vào ḷng dạ con người dù tôi cũng đă lăn lộn ngoài đường từ khi c̣n nhỏ để có cơm ăn.
    Những người lớn tốt bụng với tôi xa xưa ẩn hiện trong trí nhớ. H́nh như họ chờ tôi trả ơn cứu mạng ngày nào! Tôi linh tính duyên nợ ǵ đây với chú bé con nàỵ Tôi nói:
    Tôi xin lỗi! Tôi không hiểu hoàn cảnh của bạn. Và cám ơn bạn không trách tôi không nhận bạn làm việc. Để tôi nghĩ coi, có thể giúp bạn được ǵ không!"
    Nước mắt nó lăn dài trên hai g̣ má ốm đói, nó gục v́ đói mà nửa hộp cơm chiên với lon coke c̣n lại th́ nhất định để giành cho em.
    Tôi phục thằng nhỏ này và thương cảm vô bờ. Tôi vô lại nhà bếp, múc cho nó tô súp trứng nấu với bắp hạt. "Bạn ăn đi, không phải nhường cho em bạn tô súp này".
    Nó ăn trong nước mắt đến tội nghiệp. An tô súp chẳng thấm vào đâu nhưng nó tỉnh táo hẳn ra.
    Nó đẹp trai và có bản lĩnh nam nhi lắm. Tôi thích thằng nhỏ này rồi th́ phải! Tôi nói nó:
    "Mỗi buổi trưa, bạn đến đâỵ Cứ mở cái hộp sắt dưới gốc cây cột đèn nhưng của bên điện thoạị
    Trong đó có bao thuốc lá của tôi, bạn đừng hút nha, đừng lấy sách báo tôi dấu trong đó. Tôi để thức ăn cho anh em bạn đủ sống đến khi mẹ bạn về. Tôi nghĩ bà ấy đi kiếm cha bạn hay đi t́m việc làm ǵ đó thôị"
    Nó cảm ơn rồi khóc. Tôi tức thằng nhỏ này khóc hoài th́ nó mới chịu nói: "Mẹ tôi không về nữa, bà nói chúng tôi muốn đi đâu th́ đi, bà theo bạn trai mới của bà đi xa rồị
    Tôi cũng không biết dẫn em tôi đi đâu v́ ngày nào Aparterment cũng dán giấy đ̣i tiền thuê pḥng, chắc vài ngày nữa, họ khóa cửa không cho chúng tôi vào nữa đâu!"

  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Tôi nghe rồi hoảng như ách giữa đàng đă quàng vào cổ ḿnh. Từ ngày qua Mỹ, tôi chỉ biết đi làm, lo gia đ́nh.
    Chưa bao giờ đi Nhà thờ hay Chùa chiền ǵ cả.
    (Những nơi đó không có trả lương trong khi tôi cần bán sức lao động và thời gian của tôi để con tôi có nơi ăn chốn ở, điều kiện đi học.) Nhưng chính thằng bé này đă khơi dậy ḷng từ bi bất ngờ trong tôị
    Tôi đến thẳng Aparterment chúng ở với hy vọng xin cho chúng ở chùa (free) thêm một thời gian để tôi có thời giờ liên hệ bạn bè t́m cách giúp chúng.
    Nhưng không thành công v́ bà Manager của Aparterment là người đàn bà máu lươn - lạnh tanh.
    Tôi về nhà tường tŕnh với vợ chứ cầu cứu được ai nữa bây giờ? Vợ tôi nói có lư: "Ḿnh nuôi ăn, cho ở trong nhà ḿnh một tháng th́ được nhưng lâu dài th́ anh nghĩ coi có đủ sức không?"
    Hôm sau, tôi năn nỉ thằng nhỏ thông cảm cho hoàn cảnh của tôị Nó cảm ơn tôi không tiếc lời nhưng nó không muốn vô trại mồ côị Nó biết rơ là ở đó có ăn, có ở, (người bạn trai mới của mẹ nó đă nói với nó như thế!) nhưng nó sợ người ta chia cắt anh em nó.
    Em nó biết hai anh em cũng không cùng cha, nhưng trên đời chỉ có hai anh em là người thân.
    Em nó không muốn xa nó và nó cũng không muốn xa em nó. Tội nghiệp hết sức mà t́m không ra ai tội nghiệp cho tôi!
    Tôi gọi hết bạn bè để chán nản thêm v́ tóm lại có hai ư kiến cho tôi là hết. "Hơi đâu dính vô tụi Mễ, kệ nó đi!"; "đâu phải dân ḿnh đâu mà ông lo, không khéo rắc rối đó!"…
    Tôi tiếp tế lương thực cho chúng được ba, bốn ngày th́ hung tin tới, chúng bị đuổi khỏi Aparterment.
    Tôi thật sự rối trí, suốt ngày sai lạc trong công việc của tôi v́ tôi không t́m được cách giải quyết cho chúng.
    Tôi gọi cho bà xă: "Tối nay, anh cho tạm hai đứa nhỏ về nhà.
    Anh nghĩ ḿnh chứa chúng trong thời gian ngắn để anh có thời gian t́m hiểu, liên lạc với những Hội từ thiện xem họ giúp được ǵ không?"
    Vợ tôi miễn cưỡng đồng ư v́ sợ rắc rối với luật pháp chứ không phải tiếc rẻ miếng ăn, chỗ ngủ với lũ trẻ v́ thật sự chúng tôi không rành luật pháp.
    Tối đó, tôi rời nhà hàng nhưng không dông thẳng về nhà ḿnh mà ghé qua Nhà thờ là nơi trú ngụ của chúng
    Nhà thờ lớn lắm, parking đậu xe cũng cỡ Wal-Mark, tuốt góc tiếp giáp với xóm nhà ở là góc parking không xài tới nên người ta đậu vài chiếc tàu câu cá, xe bus của
    Nhà thờ, có cái nhà kho cũ chứa vài vật dụng không xài nên cũng không khóa cửa, chúng t́m được nơi đó để qua đêm. Tôi nh́n vô trong kho tối ṃ, hai đứa trẻ đang qùy gối đọc kinh, thật muốn khóc với chúng.
    Tôi không phải người có đạo mà cũng nh́n lên nóc Nhà thờ cao ngất thánh gía.
    Tôi cũng đọc lâm râm: "Kính thưa Đức Mẹ, con là người ngoại giáo, con chỉ biết đọc kinh lương tâm để xin Đức Mẹ thương xót cho hai đứa trẻ trong kho đừng đánh mất niềm tin ở Thiên Chúa trên Trời…" tôi đọc xong rồi cười ḿnh ngớ ngẩn, niềm tin trong tôi là ǵ chứ?!
    "Chúa đă bỏ loài người, Phật đă bỏ loài người…" tôi bảo hai đứa nhỏ theo tôi về nhà tôi.
    Chúng ngần ngại bản năng nên c̣n lưỡng lự! Nhưng Đức Mẹ hiển linh cho tôi thấy hai cái xe c̣n đậu ở parking xa xa, chỗ Gym chơi bóng rổ (basketball
    Nhà thờ lớn lắm, có Gym bóng rổ mà nhiều đội đến đây tập luyện, thi đấu. Có nhà giữ trẻ, có rất nhiều văn pḥng làm việc mà tôi cũng không biết họ làm ǵ? Tôi thường đưa thức ăn đến đây cho họ để biết Nhà thờ giàu lắm, thế thôi.
    Tôi nh́n hai cái xe là biết liền: Vợ chồng anh Mat c̣n ở đây. Anh Mat là người Mỹ trắng cao lớn, đẹp trai, chừng bốn mươi tuổi.
    Cô vợ rất đẹp, tên Kath (tôi thấy ghi trên ticket mà họ order thức ăn như vậy). Vợ chồng họ có hai đứa con nhỏ xinh xắn và rất ngoan. Đứa con gái nhỏ của họ là người khách hàng duy nhất trên nước Mỹ có cám ơn tôi đă đưa thức ăn đến cho nó. "Cảm ơn bạn đă đem thức ăn đến cho chúng tôi."
    C̣n lại, từ ông bác sĩ trưởng khoa trong bệnh viện đến anh Mễ cắt cỏ cũng chỉ cho người (drive)-tôi, đồng bạc tip là hết! Nước Mỹ đệ nhất thiên hạ về khoa học kỹ thuật nhưng về giáo dục nhân cách cũng không có ǵ đáng nể.
    Tôi tin là Đức Mẹ xui tôi đi t́m anh Mat. Tôi quen biết vợ chồng anh đă lâu, chẳng biết họ giữ chức vụ ǵ trong Nhà thờ mà có văn pḥng riêng, lúc nào giầy tờ cũng ngồn ngộn trên bàn làm việc, điện thoại reo liên tục th́ thôi.
    Tôi chào hỏi và tường tŕnh cặn kẽ hoàn cảnh của hai đứa nhỏ đang tạm trú ngoài kho.
    Vợ chồng anh ra ngay nhà kho đón chúng.
    Họ nuôi dạy hai đứa trẻ mồ côi chung với con họ, quan hệ của tôi với vợ chồng anh Mat đă thân hơn xưa.
    Trước đây, họ order bữa tối cho gia đ́nh họ chừng hai ba chục đồng th́ cho tôi năm đồng tiền tip.
    Khi order cho Hội đoàn hai, ba trăm đồng th́ kư cho tôi mười phần trăm. Từ hôm họ nuôi hai đứa trẻ, tôi chỉ nh́n vào ticket kư bao nhiêu tiền tip th́ tôi móc túi tôi lấy tiền mặt bằng như vậy và gởi cho hai đứa nhỏ.
    Thỉnh thoảng vợ tôi gởi cho chúng hai chục th́ tôi đưa cho cô Kath hai chục và nói: "vợ tôi phụ cô nuôi chúng".
    Vợ chồng anh Mat nói chuyện với tôi nhiều hơn khi tôi có dịp delivery cho họ. Anh Mat không t́m được người nhận con nuôi mà nhận hai đứa v́ ai cũng chỉ muốn nhận một đứa thôi.
    Trong khi anh em nó van nài cô Kath đừng chia ĺa anh em nó. Chúng c̣n nhỏ qúa để không hiểu cho hoàn cảnh tài chánh của vợ chồng cô Kath.
    Nhưng cô ấy tốt hết biết, cứ như thế mà nuôi chúng, cho đi học đàng hoàng.
    Tôi bắt đầu áy náy khi cảm nhận ḿnh đă trút lên vai hai người tốt một gánh nặng qúa đáng. Lẽ ra ḿnh cũng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn mới phải.
    Tôi lại tŕnh bày với vợ chồng anh Mat: "Vợ chồng tôi xin chịu phần mua quần áo cho chúng". Cô Kath đồng ư cho tôi vui chứ trong ánh mắt cô ấy, tôi đă đọc được tấm ḷng Đức Mẹ.
    Mới được một lần th́ "có tin vui giữa giờ tuyệt vọng". Một bà Mỹ ǵa giàu nứt đố đổ vách, nhận nuôi anh em chúng. Anh Mat nói với tôi: "Từ nay, chúng được bảo đảm nơi ăn chốn ở. Sức học của chúng tới đâu cũng không gặp khó khăn tài chánh".
    Tôi và vợ chồng anh Mat đă nâng ly cảm ơn Thiên Chúa, Đức mẹ. Chúc mừng cho hai đứa trẻ "mồ côi khi cha mẹ c̣n sống" ngay trong văn pḥng của vợ chồng anh.
    Câu chuyện nguội dần từ khi hai đứa nhỏ khốn khổ bị bỏ rơi đă có nơi ăn chốn ở. Tương lai tùy thuộc vào trí tuệ và sự biết thân của chúng! Lắm lúc b́nh tâm tôi suy nghĩ về ḿnh. H́nh như tôi lấy lại được niềm tin đă mất từ lâu.
    Tôi chẳng bao giờ tin vào tôn giáo nào cả. Với tôi chỉ có tôi giúp tôi chứ không ai giúp tôi.
    Nhưng qua sự việc động ḷng từ bi bất ngờ của tôi, nếu không có vợ chồng anh Mat giúp đỡ (họ chịu hết rồi c̣n ǵ) tôi thật sự không xoay sở nổi cho hai đứa nhỏ tội nghiệp, dù tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của chúng, tôi thương cái t́nh huynh đệ của chúng cũng là cái mà tôi không có dù cha mẹ tôi chẳng sinh ra đời một ḿnh tôi.
    Tôi buồn.
    Ai cũng có những nỗi đau dịu dàng trong tâm khảm. Ngày qua ngày chỉ có vợ chồng chia chung những ngọt bùi lẫn cay đắng của gịng đời, gia đ́nh, người thân, bạn bè, cuộc sống…
    Vậy mà vợ chồng tôi đă nhiều lần tưởng "đứt" v́ gia đ́nh hai bên c̣n ở Việt Nam với đủ thứ yêu cầu không cần biết đến vui buồn sướng khổ của chúng tôi bên đây!
    Bản thân chúng tôi là những người siêng năng, chịu cực đi làm. Tôi, ngày 12 tiếng th́ vợ cũng jop rưỡi chứ đâu có ai làm biếng, nhưng không t́m được tiếng nói chung.
    Qua vụ việc hai đứa nhỏ bị bỏ rơi, h́nh như chính vợ chồng tôi, ai cũng có lời thề không nói ra là không bao giờ bỏ rơi con ḿnh như thế. Người lớn phải chấp nhận mọi hoàn cảnh v́ trẻ nhỏ. Và ḷng đă quyết là chấp nhận mọi hoàn cảnh v́ trẻ nhỏ th́ sao người lớn không t́m tiếng nói chung để giảm áp lực, để bất đồng thành ḥa đồng, tạo nên bầu không khí dễ thở trong nhà cho mọi người cùng xiết chặt tay nhau mà vượt qua khó khăn hiện tại.
    Vợ chồng tôi như hiểu nhau hơn, c̣n yêu thương th́ tạ ơn trên! Cả hai chưa hề thay đổi.
    Những lần cầm tờ hai chục mà vợ tôi gởi cho hai đứa nhỏ tội nghiệp (vợ tôi không biết mặt chúng) tôi thấy vợ tôi không tệ, keo kiệt như tôi đă có lần âm thầm nghĩ!
    Tôi hối hận. Con tôi c̣n nhỏ nhưng cũng gởi cho hai người bạn không may con gấu nhồi bông, hộp chocolate…
    Tôi thấy con tôi bớt ĺ lợm, nó trở nên ngoan hơn như là ư thức được gía trị mái ấm gia đ́nh, cha mẹ mà hai người bạn kia không có. Gia đ́nh tôi ấm áp hơn xưa từ một việc làm phước, thiện.
    Vậy mà từ đó giờ không làm là tại sao? Tôi hiểu con người tôi, tôi hiểu hoàn cảnh lẫn xuất xứ của tôi.
    Chính đói nghèo và từng ngày va chạm với gian manh, điêu ngoa, lường lọc để có sự sống. Tôi đă từng ngày đánh mất niềm tin ở con người, tất cả.
    Sự khó khăn với cơm ăn áo mặc qua rồi th́ khó khăn với những giấc mơ giàu sang phú qúy, trường sinh bất tử… làm tôi nghi ngại thế nhân, thần linh, tôn giáo… đến một hôm đọc được truyện ngụ ngôn này trong sách nhà Phật.
    Phải chăng, vợ chồng tôi gặp lại nhau sau một việc làm phước cho người dưng.
    Bao năm qua tưởng rằng sống cho nhau nhưng thật ra chỉ sống cho ḿnh - độc đoán và ích kỷ.
    Lâu lắm rồi, vợ chồng tôi mới cùng ngồi nói chuyện về một việc không phải là tiền nhà, tiền xe… bên đây.
    Bên kia, má xin tiền cho d́ út nó mở tiệm ǵ đó bên nhà, bà nội tụi nhỏ than van không người đưa đi bác sĩ!
    Con cháu cả đống, không lẽ phải gởi tiền về thêm để mướn người đưa mẹ đi bác sĩ?!...
    Lần này ngồi xuống để nói nhau nghe những cảm tưởng về việc ḿnh làm mà không ăn nhập ǵ với gia đ́nh ḿnh hết.
    Những suy nghĩ tha nhân sống lại trong ḷng băng gía theo cơm áo gạo tiền lót ngót hai mươi năm xa xứ sang đây.
    Tôi gặp lại cô thợ hăng dệt tan ca đêm, lầm lũi đạp xe về nhà qua những con đường vắng đầy lo sợ. Chắc vợ tôi cũng gặp lại người xích lô tốt bụng đă chở giúp cô ấy về nhà sau một lần bị trấn lột, giựt xe đạp. Hôm sau c̣n đến thăm với hai bàn tay trắng v́ có ǵ đâu để đem theo?
    Những t́nh cảm thiết tha đôi lứa ḥa trong t́nh cảm đồng cảnh ngộ nghèo rớt mồng tơi, tự nó tan biến theo đà ăn nên làm ra để chỉ c̣n thấy nhau qua thu nhập hàng tháng.
    Kính trọng tờ check của nhau hơn kính trọng nhau từ bao giờ th́ không ai có thời gian, tâm tư cũ để nghĩ lại nữa.
    Tôi mang ơn trên đă xắp đặt chuyện hai đứa nhỏ người dưng để chính những người giúp chúng đă nh́n lại ḿnh, ngồi lại với nhau và nói về những ngày khốn khó để thấy ḿnh thay đổi - theo chiều hướng xấu hơn khi đă dư thừa.
    Để nhận thức ra rằng: chúng ta đă lạc nhau từ ngày qua Mỹ!
    Chúng tôi đồng ư được với nhau khi cùng nh́n ra sai trật - không ngụy biện. Cùng đồng ư với nhau:
    Hăy giúp thêm những người khốn khó hơn ḿnh. Cho họ là cho ḿnh, có khi cái thối lại của người nhận c̣n lớn hơn cái nhận từ người cho.
    Hai đứa nhỏ tội nghiệp kia đă nhận không đáng kể ǵ từ gia đ́nh tôi nhưng chúng đă làm cho một gia đ́nh đă nhiều lần đứng bên bờ vực thẳm t́m lại được t́nh thương yêu và sự thấu hiểu của ban đầu, của những người quyết chí xây dựng nên chính gia đ́nh này. Tôi phải mang ơn chúng hơn chúng cảm ơn tôi.
    Tôi lại có dịp delivery cho cô Kath. Cô ấy vui mừng thấy tôi bước vô văn pḥng, nhấc cái phone gọi anh Mat về văn pḥng v́ tôi tới chứ không phải người drive nào khác. Cô nói tôi: "Anh có qùa. Đoán xem ai gởi và nhân dịp ǵ?" Tôi chịu thua.
    Anh Mat bước vào văn pḥng, anh cười thật tươi - măn nguyện, nói: "Bọn trẻ gởi tặng tôi cái áo mưa v́ chúng thấy tôi ưa ra điều động xe sau khi tan lễ, cho khỏi kẹt xe,
    Nhưng gặp hôm trời mưa th́ tôi ướt như tắm mưa. Chúng gởi cho anh cái nón mùa đông có trùm lỗ tai, có lẽ thấy anh đi deli không có nón chống lạnh".
    Tôi nhớ đến vài cái nón trong xe tôi do vợ con tặng tôi, tôi đă bao giờ trân qúy những qùa tặng thể hiện ḷng thương yêu, quan tâm đó chưa khi ḷng kiêu hănh đầu đội trời chân đạp đất trong bất kể người đàn ông nào chưa bao giờ tắt!
    Tôi đă gieo xuống t́nh người ḷng tốt của ḿnh là tốt nhưng không trân qúy đúng mức ḷng tốt của người khác th́ thật là chưa tốt.
    Từ nay tôi đội nón theo mùa như luôn có những người thương yêu tôi luôn ở bên tôi dù nắng mưa gió băo, tuyết rơi hay tối trời cũng không c̣n cảm giác một ḿnh trên vạn nẻo đường xuôi ngược.
    Tôi đọc những gịng chữ trẻ con trong cái thiệp bọn nhỏ gởi cho tôi, thằng anh lời ngắn t́nh dài: "Chúc ông được hạnh phúc trong ngày Father's Day sắp tới.
    Anh em tôi đă cầu nguyện cho ông được b́nh an từ trong cái kho của Nhà thờ, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ông được b́nh an tới măi măi…"
    Ôi! Cô Kath.
    Nó luyên thuyên đến quên luôn chúc tôi một lời Happy Father's Day làm tôi cứ ưa nh́n lên nóc giáo đường để t́m người đáng nghe câu ấy nhất là Cha của sự sống.
    Có lẽ tôi sẽ t́m cách quan hệ lại với Ngài để lấp lại khoảng trống vô thần trong tôi do u minh, ích kỷ, đố kỵ và ḷng tham đă cướp hết thanh an là điều tôi có thể được mà.
    Ghi theo chuyện kể của NTDzũng

    Phan

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Khổ Một -Phan

    Khổ 1 chưa phải là khổ nhất. Có người Việt Nam nào sướng đâu, c̣n nói tới khổ cho thêm thừa.
    Nhưng khổ cũng có nhiều kiểu oan nghiệt khác nhau: khổ từ trong trứng khác với khổ giai đoạn; khổ đột xuất khác với khổ thường xuyên; khổ trong nước khác với khổ hải ngoại... nói chung là khổ hơn người Việt Nam th́ trên thế giới c̣n nhiều dân tộc mơ làm Mít lắm, nhưng khổ như người Việt Nam th́ nhất định không giống ai và không cho ai giống ḿnh được v́ muốn khổ như người Việt Nam phải có bốn ngàn năm tràn trề dâu bể, biến cố triền miên, mới h́nh thành nên người Việt Nam hải ngoại.
    Không thể nói hết về khổ nạn của một dân tộc có bề dầy lịch sử, nên vài người khổ trong một cộng đồng cả trăm ngàn người Việt ở Dallas th́ đáng ǵ! Hơn nữa, họ khổ tài tử hơn là khổ chuyên nghiệp, không khổ th́ làm sao phải uốn lưỡi bảy lần không nói được một câu tiếng Anh cho đúng ngữ âm, không khổ th́ ai đi cày ngày 12 tiếng, hứa với hiền nội là để đó anh làm.
    Có thể trên thang điểm về một người chồng, th́ khổ chủ chỉ được một điểm: là làm cái ǵ cũng được má xấp nhỏ tin tưởng hơn mướn thợ. Không phải người ta lấy được chồng th́ nhà khỏi mua trâu như vợ thằng Đậu, cũng không phải người tiếc tiền công thợ như má vợ thằng Đậu, cái ǵ cũng bắt thằng rể làm, tới nó khờ luôn như thằng Đậu. Chỉ đáng tiếc là người đi làm công, làm thuê, họ chỉ làm đến mức đủ để lănh công.
    Không như thợ nhà, ngoài tay nghề c̣n phải thương thân! -Nếu làm ẩu th́ phải làm lại, cực hai lần cũng không ối năo bằng nghe càm ràm...
    Cực chẳng đă, nhận lời giúp đỡ của bốn ông bạn già đến lót gạch giùm. Đă gọi là bạn già nên đi mua gạch, chỉ nghe bốn lăo luyên thuyên về gạch ta, gạch tàu từ thời cố hỷ cố lai - ở một miền khói lửa chỉ toàn là gạch đổ nát với những địa danh tên vẫn chưa quen người dân thị thành, nào là Cổ thành, An Lộc... khổ chủ bưng gạch x́ khói, c̣n bị khi dễ là "thằng này biết ǵ, hồi đó nó c̣n ở trần đá banh ny-lon ngoài đường…..."
    Bộ ở trần th́ không biết bốn vùng chiến thuật hay sao, đá banh ny-lon cũng nghe máy bay phản lực xé gió trên bầu trời không chút b́nh yên, đại bác đêm đêm dội về thành phố, thằng nhỏ ở trần dừng banh đứng nghe... không được sao?
    Người Việt có thói quen không công nhận hiểu biết của hậu bối trong khi tiền bối chỉ biết những ǵ xưa cũ.
    - Thằng nhỏ đá banh ny-lon bưng gạch lên xe truck ba thùng th́ mỗi ông già c̣n mắc thở sau khi bưng một thùng gạch.
    Cứ như thế trongcông đoạn bưng xuống khi đă chở về nhà. Ḷng riêng hối hận vô cùng, biết thế, mướn Mễ làm cho xong. Bà xă có nhắc là hăy c̣n kịp!
    "Anh đăi các cụ một chầu là xí xoá hết! Để cho Mễ làm, em thấy nhanh gọn lẹ hơn..." Nói thế không phải không có lư, nhưng già cũng biết ăn cơm. Có việc, không để bạn bè làm kiếm cơm th́ bạn bè cái cũng ǵ, -người xưa gọi là cái váy, bên Miên gọi là xà-rông... bưng bít xú uế bên trong sự khêu gợi bên ngoài, như ḷng người ta vậy, nói lời hay ư đẹp, nhưng nói một đàng làm một nẻo v́ cái ǵ chứ? Lợi ích cá nhân là trên hết nhưng thuộc về cấm kỵ nói ra...
    Nhưng dù sao cũng nhớ đời một phen!
    Thay v́ Mễ làm là ba ngày xong, họ tự khiêng tủ bàn ghế, lột thảm, lót gạch, kê lại các thứ vào chỗ cũ nếu gia chủ không có ǵ thay đổi..
    . Mấy ông bạn già làm hơn hai tháng trời, sáng nào cũng đủ mặt 7 giờ chứ không phải 9 giờ như Mễ. Các cụ đến sớm v́ thích cái patio nhà ngộ. Cái patio này không ngộ nếu ở nhà khác v́ nó cũng chỉ là cái mái che với mấy cây cột, nhưng ở nhà này nó ngộ là các cụ đến sớm cách mấy cũng đă sẵn b́nh trà xanh.
    Cà phê hả, chuyện nhỏ. Ba mươi giây là mỗi người một phin, tha hồ ngồi nh́n cà phê rơi từng giọt, từng giọt buồn rơi rơi/ nh́n đời qua khói thuốc/ mấy ai là tri âm...
    Bàn cà phê-thơ-nhạc của những người lính cũ tới 9 giờ, lăo bối: "Ê tiểu nhị, hôm nay mày cho tụi anh ăn sáng cái ǵ vậy?" Nghe hỏi đă chóng mặt!
    Có vô học tủ lật lại tờ khai sanh th́ rơ ràng là không có tên bốn ông này nên không thể gọi bằng cha, - mà hỏi như cha ḿnh vậy! Th́ thôi gọi là: cha nội. "Thôi đi cha nội, tui phải đi làm. Mấy ông lục tủ lạnh, có ǵ ăn nấy, giùm. Please!"
    Nói, nói là phản xạ tự nhiên khi được khen thưởng hay chê trách ǵ cũng vậy! Quan trọng là sau khi nói, người ta thường ăn năn, hối tiếc... giá như đừng nói.
    Bởi nói thế th́ c̣n ǵ là bạn bè, anh em đến chơi nhà c̣n rượu thịt, huống hồ họ đến giúp ḿnh lúc không có thời gian, mà con th́ dị ứng thảm cứ ho hen soành soạch..
    . Nghĩ đến cái t́nh đă đủ đi chiên trứng ốp-la, nướng bánh ḿ lon, cắt ham, cắt chả, khui paté... tá lả bùng binh cho các cụ hưởng thọ. Các cụ thuộc thế hệ được sinh ra để hưởng dương, tại chiến tranh Việt Nam kết thúc sớm quá nên đành hưởng thụ nơi xứ người, chứ ḷng riêng ai muốn
    Mười giờ đi làm th́ 2 giờ phải lo ba gị bốn cẳng xách về nhà cho các cụ bốn phần ăn.
    Hôm nào cũng bị rầy là "mày lo đi làm đi, không phải lo ăn trưa cho tụi anh. Hồi xưa đánh giặc, có khi cả ngày c̣n không uống nước. Có chết đâu!" Nhưng tối về th́ chỉ thấy bốn hộp thức ăn sạch bách trong thùng rác.
    Nếu có lỡ nói chơi... "Hồi đó đánh giặc cả ngày không uống nước v́ bi-đông nước c̣n mắc đựng rượu hay rớt đâu mất c̣n không biết..."
    Th́ thể nào cũng bị các cụ "xài giấy lớn" - không được chọc quê lính Quốc gia.
    Năm giờ chiều vợ về, ngày nào cũng nghe các cụ nói: "Em đừng nấu ǵ cho cực, tụi anh không ăn đâu. Tối nó về, thể nào nó cũng lại xách đùm đùm đề đề thức ăn ăn không hết. Thôi, chở con đi shopping đi cưng
    . Ở nhà bụi lắm, mẹ con bay đi chơi đi, để tụi anh làm. Nếu không đi gấp th́ pha cho tụi anh mấy phin cà phê..." Cứ thế, các cụ lai rai cà phê, bia bọt có sẵn trong tủ lạnh. Lính làm việc có nguyên tắc của lính: mặt trời lặn, Chúa, Phật đi ngủ th́ mới được uống bia. Giờ làm việc chỉ được... chửi thề, -khi đàn bà con nít không có nhà. Giờ uống cà phê ngoài patio th́ chỉ được nói nhỏ cười to v́ c̣n phải lịch sự với hàng xóm...
    Các cụ làm tàng tàng tới 10 giờ đêm, khổ chủ hôm nào về cũng tay xách nách kẹp chai cognac.
    Mấy anh em ngồi lại với nhau dưới trăng khuyết lại đầy v́ chả ai muốn xong project này, ngoài... "con nhỏ chủ nhà" làm đồ nhậu ngon hơn nhà hàng, lại không càm ràm như các cụ bà mà c̣n nói hoài là các anh ăn trước đi, ăn cho nóng mới ngon, ăn hết đi... cứ uống không th́ làm sao được!
    Thiệt là phiền phức cho tiểu nhị phu nhơn, không để yên cho thợ bàn quốc sự, tính kế sang ngang...
    Đêm nào cũng nghe cụ Quân cảnh cho biết, "hôm nay anh đục bốn cục gạch đă hết một ngày, lẽ ra phải đục sáu cục
    . Anh không chịu được kiểu lót gạch của Pháo binh, nó cứ nhắm mắt rót bừa - không kể phe ta phe địch ǵ hết trơn..."
    Cụ Thủy quân th́ càm ràm cụ Biệt động trộn xi măng không đều, c̣n bón cục. Nói trộn từ từ th́ cứ giộng cả bao một lần. Trộn nhiều quá, làm không kịp. Xi măng bị khô phải đổ bỏ. Mà anh mua loại xi măng xịn, loại chuyên dùng để dán gạch lên tường chứ đâu phải xi măng lót gạch tầm thường..."
    "Hèn chi, hèn chi... Tui đục thấy mẹ không ra!" Cụ Quân cảnh nói.
    Cứ như thế đêm tàn, vài hôm lại đưa các cụ chút đỉnh để mua xi măng, đổ xăng... thỉnh thoảng nghe điện thoại ban chiều, "tối nay, mày đừng mua vịt quay, heo quay nữa nha, ngán lắm. Tụi anh đang làm lẩu hải sản ở nhà mày nè, ráng về sớm chút đi nha cưng..."
    Thôi rồi ! Tối qua đưa tiền mua xi măng th́ tối nay các cụ đi mua hải sản. Hai tháng trời như bị Việt cộng bao vây ngày xưa vậy! Hôm Biệt kích dù nhảy xô phá vỡ ṿng vây, ông này hiện là nhà thầu lót gạch nên tay nghề dễ nể.
    Khoắng một lát là xong. Mừng muốn chết khổ chủ. Bữa tiệc tống thợ nghinh biêu (bills) không biết là đă hết bao nhiêu tiền.
    Chỉ biết ông cụ trưởng tính sổ, "tiền tạm ứng so với số tiền mày hứa gởi anh em, đă hơn bốn trăm đồng. Bây giờ, mỗi người tự móc ra một trăm để trả cho nó!"
    Chưa từng thấy group thợ nào đi làm như group thợ này, đành tâm phục khẩu phục hiền thê, đă bỏ bao thơ cho mỗi cụ chút đỉnh làm quà cho các cụ bà ở nhà trông chồng sau chiến dịch...
    Bữa tiệc đại cáo thành công sao bùi ngùi khi nghĩ đến tối mai đi làm về, căn nhà im vắng, không có hạt bụi để thổi chứ không bụi bặm như mấy tháng qua.
    Những người anh ba gai, ba trợn, nhưng t́nh nghĩa làm người ta rớt nước mắt, "mất quê, găy súng... chỉ c̣n mấy anh em biệt xứ giang hồ. Mày cần từ xử trảm thằng nào tới khó hơn, cứ cho tụi anh hay. Mày là thằng em biết điều biết chuyện... tóm lại là mày đàng hoàng nhất trong cái đám lộn xộn ở đây."
    Không mừng v́ lời khen, không buồn ai chê trách khi ngồi một ḿnh trong căn nhà vắng tanh, ánh sáng cửa sổ lùa vào nhà để thấy rơ hơn biển gạch chập chùng, - nó mang ư nghĩa khác những nền gạch phẳng như gương; từng viên gạch đàn anh lát xuống như cái xoa đầu thằng em thời chiến tranh sau một trận pháo kích của đối phương.
    T́nh quân dân khó nói nên lời... không tuyên truyền nên mới ở lâu trong ḷng người, khác với đối phương: Cái ǵ sai nói hoài thành chân lư. Cái lư không chân đă lộ nguyên h́nh một bầy gấu ó đó thôi!
    Nhớ người khách chuyên nghề lót gạch, tới nhà chơi mới biết, ông cho hay: "Người thợ lót gạch nhà này không đơn giản. Toàn căn nhà không có đường nối gạch đó nha.
    Cục gạch bắt đầu ở góc tây bắc của căn nhà th́ cục kết thúc ở góc đông nam.
    Phải có ḷng lắm người ta mới làm như vậy, chứ thợ thường cắt nối gạch tại ngưỡng cửa mỗi pḥng..."
    Th́ ra, cái lư này có chân. Không thương ai làm chuyện khó.

    Phan

  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Khổ Hai - Phan

    Khổ hai không phải là khổ hoài, khổ luận vô thiên lủng, giang hồ vặt ưa nói chữ rẻ tiền v́ dễ mua.
    Nhưng mua khổ lại không dễ chút nào!
    Muốn khổ - phải xuất cảnh mới biết bán sức lao động c̣n phải biết tiếng Anh mới có người mua.
    Thằng nhỏ theo gia đ́nh đi diện H.O. Nghĩa là khi nhỏ hơn bây giờ nữa, nó đă khổ v́ cha đi tù cải tạo
    Hèn chi, gần ba mươi tuổi đầu mà nh́n nó như đứa trẻ mới có râu, mặt hiền hơn hiền một cấp, giá sáng sủa một chút th́ nó rất giống hiền nhân, tu sĩ ẩn cư... thằng nhỏ có vẻ khờ v́ mệt mỏi do làm việc quá sức quanh năm. Nó lại không có khiếu ăn nói, cũng là một thiệt tḥi trong giao dịch.
    Nói chung là người có lương tâm th́ không ai mướn nó làm việc v́ thấy thể trạng cần nghỉ ngơi của nó.
    Nhưng sống trong thời buổi lương tâm không bằng lương thực, người có lương bổng cũng cần chia sẻ lương tri với đồng hương cho trọn cuộc lưu đày.
    Khổ chủ đă quá tải với ngày 12 tiếng và mớ khách hàng chán như cơm nếp nhăo.
    Đêm đêm về nhà, ngồi một ḿnh với dĩ văng đă xa; tương lai chập chờn theo năm tàn tháng tận, biển gạch nhạt nhoà sóng gợn mới nhức nhối tâm can hơn là bực vọc mấy ông bạn già, - không biết mấy ông ấy lúc này có việc làm hay không, có ai bệnh hoạn ǵ không... Người lính cuối cùng của Đệ nhất thế chiến đă qua đời, lịch sử khép lại một cuộc chiến xa xôi. Những người lính của Đệ nhị thế chiến nhưng thuộc quân đội Hoa Kỳ c̣n khổ sở với tuổi tác, bệnh tật và quay lưng của đời sau... những người lính của Đệ nhị thế chiến nhưng thuộc Hồng quân Liên sô, không biết giờ này có đủ áo ấm và được no bụng, có thuốc men khi bệnh tật hay không?
    Chiến tranh rộng lớn hay chiếm tranh khoanh vùng ở một xứ sở nhỏ xíu như Việt Nam đều khổ - là mẫu số chung. Những người lính đă giă từ vũ khí nhưng không giă từ được sự uất ức trọn đời về cuộc chiến đă qua.
    Những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu giờ... khi Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà bị dân sự hoá để xoá dấu xâm lăng. Hỏi ai như hỏi ḿnh, trong bóng đêm như cơi ḷng xa vắng.
    Tiếng ai quen lắm từ dưới bếp vọng lên như lời nguyền, thánh chỉ... "Anh ơi! cái nhà tắm đứng không xong rồi!
    Chiều nay dọn dẹp chỗ tường sau lưng cái tivi trong pḥng ngủ. Em thấy tường bị thấm nước, anh phải coi lại cái nhà tắm đứng..."
    Bao nhiêu viễn mộng bay vèo qua cửa sổ mỗi khi nghe tường thấm nước, trần nhà bong sơn, xe hư, nghẹt cống... máy giặt, máy rửa chén nghỉ chơi..
    . Sống trong đời nô lệ vật chất làm cho những tư tưởng lớn; những tâm hồn thơ mộng trụi lá trơ cành bốn mùa viễn xứ.
    Sáng hôm sau, gọi người bạn theo trí nhớ anh ta mới sửa nhà. Anh ấy nói, "thằng nhỏ thợ mới sửa cái nhà tắm trong pḥng ngủ của tôi. Nó làm không hay lắm, nhưng cẩn thận. Được cái giao ch́a khóa nhà cho nó, ḿnh đi làm, không phải ở nhà coi thợ như mướn Mễ."
    Nói rồi ù ơ chuyện nước thấm, v́ có phải nước ngập đâu mà vội. Cố thu xếp thời gian để tự làm, "việc nước" phải tự làm mới yên tâm chứ không như lót gạch! Được hai tuần sống chung với nước thấm, vẫn chưa thu xếp được thời gian động thổ. Anh bạn lại gọi, "Ê, ông làm nhà tắm chưa vậy?
    Nếu chưa th́ để thằng nhỏ làm nha. Nó kêu tui tối hôm qua, nhờ có mối nào th́ giới thiệu giùm. Nó đang không có việc..."
    "Thợ quái ǵ tệ vậy, thợ làm không hết việc mới là thợ giỏi, ông nói thiệt khó nghe!
    Chuyển nghề môi giới, t́m việc làm hồi nào vậy, ông kia?"
    "Mới qua ông ơi! Con nhà H.O th́ chắc chắn là cha mẹ đă lớn tuổi, bản thân thằng này hiền lành, thậm chí hơi khờ. Tui cũng được người khác giới thiệu nó đến nhà sửa nhà tắm, nên giới thiệu tiếp cho ông... để trả thù!
    Ông có công nhận là ḿnh cũng nên giúp con em H.O, v́ nó cũng như ḿnh hồi mới qua... Tôi có nói là nó làm không hay lắm, nhưng nhà tắm th́ chỉ cần không thấm nước là được. Đẹp-xấu trong hóc, xó th́ hề ǵ. Giúp nó đi!"
    "Ừ, để tui coi!"
    "..."
    Nói xong với anh bạn mới chợt nhớ ra ḿnh chưa nói ǵ với quá khứ! Một vài suy tư về lính cũ làm cho người ta thấy an ổn phần nào trong lương tâm chưa đủ.
    Nếu có thêm một chút trách nhiệm, đặc biệt là ḷng thành sẽ an ủi người lính cũ nhiều hơn.
    Giúp con họ trong khó khăn bước đầu định cư cũng là giúp họ ổn định phần đời c̣n lại sau chiến tranh và ngục tù... những thấu hiểu và chia sẻ cụ thể có phần thô thiển hơn bó hoa, lời sáo rỗng ca tụng chú bác nhân ngày này tháng nọ... nhưng đời sống vốn thô ráp. Nghĩ ngợi nhiều không bằng làm một việc nhỏ cụ thể, có ích. Nhấc cái điện thoại gọi người bạn trẻ đang cần việc làm khi năm tàn tháng tận.
    Anh bạn trẻ đến nhà vào sáng hôm sau, đúng giờ hẹn làm cho khổ chủ có cảm t́nh.
    Sau công đoạn xem xét và đáng giá (estimate), đi đến thoả thuận (final deal), "Vật tư anh tự mua, tự order, cho vừa ư anh, v́ nhiều thứ anh nói ra em c̣n không biết! Tiền công th́ cho em tám trăm. Em làm 3 ngày, chắc xong."
    "Thôi được, cứ làm cho cẩn thận, anh cần cẩn thận. Ba ngày hay một tuần cũng không sao. Tiền công, anh sẽ gởi em một ngàn - với yêu cầu duy nhất là hết sức cẩn thận giùm anh, v́ hệ thống ống nước được thiết kế âm trong tường, mỗi lần ṛ rỉ phải khui tường, phiền lắm!"
    Anh bạn trẻ bắt tay vào việc hăng hái như quân khủng bố, đập phá bao giờ chả dễ hơn xây dựng. Kêu tụi đặt bom thử xây một ngôi đền thờ, tụi đó mà biết chết liền!
    Khổ chủ để lại nhà cái remote garage cho thợ, để thợ có thể đi ăn, đi chợ khi cần... vật tư cần thiết lần lượt được chở về nhà theo những bữa trưa đưa về cho thợ.
    Anh bạn trẻ ngại quá, "Thôi đừng!..." Nhưng nh́n anh ta ăn phải tự hiểu là "Đừng thôi!" Trưa mai, anh đem về cho em nhiều hơn... cũng hết.
    Không thể chối căi là anh bạn trẻ rất hiền, dễ thương, chịu khó... chỉ bị cúp điện tháng hai lần; lần mười lăm ngày, nên trí óc mù u, không biết xoay sở, tuỳ cơ ứng biến với công việc ǵ hết. Sau công việc đập phá, tới phần sửa chữa.
    Nh́n anh ta thay cột trong tường đă coi không được, cắt đầu cột không vuông th́ làm sao ăn ê-ke, cây chắc nhờ thế chứ đâu phải nhờ đinh, nhờ vít.
    Thợ ǵ cứ cắt cột hụt cả feet cho dễ ḷn vô tường, rồi chắp nối với gốc cột cũ - khác nào bảo thằng què cơng thằng lành v́ gốc cột cũ bị thấm nước, đă mục.
    Đến phần lên sheetrock càng coi không được, khu vực nước nôi mà độ hở cả lóng tay th́ trét cỡ mấy, nước cũng lại thấm tường, tin tưởng vào đường ground của gạch sẽ cover mọi ṛ rỉ là sai lộn nghiêm trọng!
    Bao nhiêu ny-lon để cover sau lưng sheetrock - chống ẩm, đều không được xài v́ khó làm chứ đâu phải chuyện chơi...
    Hết một ngày công của anh bạn trẻ đă đi qua. Đêm về, khổ chủ tháo gỡ hết một ngày vụng về của người thợ bất đắc dĩ. Càng thất vọng với từng mối nối, mặt vít không biết chọn vị trí đắc địa để thả vít chịu lực; chỗ dễ mà chắc th́ không làm lại đi làm chỗ khó nhưng tác dụng kém.
    Công tŕnh chỉ toát lên sự chịu khó, siêng năng của một người thợ vụng về, tối dạ, thiếu kinh nghiệm.
    Sáng hôm sau đến, anh ta nh́n lại công tŕnh của ḿnh hôm qua trong ánh mắt ngượng ngùng.
    Người khổ chủ bỗng nhiên bận rộn, "Hôm nay anh phải đi làm sớm, em có thể bắt đầu lót gạch được rồi.
    Nhưng nhớ là loại ciment anh mua mau khô lắm đó! Trộn từ từ thôi nha, em trộn nhiều ciment là làm không kịp, không có thời gian chỉnh gạch cho ngay hàng thẳng lối..."
    Thiệt là không yên bụng đi làm, nên bận cách mấy th́ trưa cũng phải đáo về nhà. Đem cơm trưa về cho thợ h́nh như chỉ là cớ để khổ chủ theo dơi công việc. Chúa ơi! ḷng người ta sao đa nghi. Mà cũng có phần đúng hệt.
    Những đồ parts của plumbing đă được mua sẵn nhưng thợ không thay ǵ hết, v́... không biết làm. Việc không nói làm th́ làm, chả ai khiến thợ đi gắn gạch lên thành cửa sổ, làm màn cửa hết đường buông xuống được. Chả lẽ cửa sổ nhà tắm cứ mở sáng choang 24/24 cho hàng xóm coi! Vô phương với anh thợ ngẫu hứng như nhà thơ cách tân. Đêm về, khổ chủ lại tháo hết, làm mới tới khuya lắc khuya lơ... đă hết hơi c̣n đứng giữa hai làm đạn. Bên thợ: "Anh làm giỏi quá, em để anh làm nha. Nói thiệt, em có đi phụ hồ bên Việt Nam nên biết chút đỉnh. Sang đây, không giống bên Việt Nam."
    "Chắc chắn rồi, nhưng làm một thời gian th́ em biết hết chứ ǵ đâu mà lo. Chú mày siêng nhưng đúng là chưa làm qua nên không biết! Có ǵ không biết th́ hỏi, anh chỉ cho. Đừng phí công, hao thời gian vô ích..."
    Anh bạn trẻ hết ngại từ sau câu nói đó! Nụ cười chũm chĩm đă nở trên môi anh ta cũng dễ thương. Sáng nào cũng đến sớm để hỏi, "Hôm nay, ở nhà em làm ǵ?"
    Nhưng làn đạn bên phe đồng minh mới khó đỡ, "Hay anh coi, trả cho nó mấy ngày công, rồi ngưng đi. Mỗi tối anh về, siêng th́ làm vài tiếng, chừng nào xong th́ xong. Có đâu mướn thợ mà ngày nào anh cũng tháo ra hết những ǵ thợ làm trong ngày, sửa lại tới hai, ba giờ sáng... Nói ba ngày, nay đă cả tuần cũng chưa đâu tới đâu!"
    Tự nhiên rồi hai anh em chung ông trời trở thành đồng minh để đối phó với mặt trời. Sáng nào cũng phải dặn kỹ cậu em ở nhà làm ǵ, làm ǵ... mấy cái khó để đó, tối anh về anh làm. Chú đừng tài lanh, làm hư, làm sai...
    Tối, anh phải tháo ra, là bị cằn nhằn... Người bạn trẻ đứt dây thần kinh thẹn v́ đă coi ông anh ngang xương như người nhà nên cười trừ tỉnh bơ. Và h́nh như anh ta đă sống trong nhà này cả tuần nên mến chỗ thâm giao. Chiều, chị về là ngưng tay, ra bếp tṛ chuyện với chị một hồi.
    Ra sân chơi banh với cháu một chặp... Rồi tâm t́nh bên ngọn nến - hôm cúp điện, "Chị nấu cơm chiều, bỏ thêm nắm gạo, trưa mai em ăn qua bữa được rồi! Để ngày nào anh ấy cũng phải lật đật đem cơm trưa về cho em, cực anh ấy quá!"

  5. #5
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Mặt trời từ giận dữ, hậm hực... tiền mất tật mang. Bỗng buông bỏ trước con người vô tư, cậu em ngang hông như ư trời, chữ "duyên" cửa Phật hiện nguyên h́nh trong căn nhà không hay nhang khói. Người ta phải có duyên mới gặp nhau để chấm chung chén nước nắm, gắp chung dĩa đậu xào... bỏ thêm nắm gạo từ tâm.
    Sau bữa cơm chiều từ đó, chị giỡ phần cơm đi làm hôm sau, dặn ḍ phần cơm trưa mai cho người em bé bỏng dại khờ trong tủ lạnh, v́ công tŕnh đă bỏ trống khoản "ngày hoàn tất" trong hợp đồng.
    Một hôm gió thuận mưa hoà, người chị nói với cậu em: "Làm thợ ở Mỹ không có dễ đâu!
    Làm hư, làm sai, phải bắt đền người ta đó. Chị thấy em tay nghề c̣n lơ mơ lắm, không biết th́ hỏi anh ấy chỉ cho, đừng nhắm mắt làm càn. Cả tuần qua mà em làm ở nhà Mỹ th́ tiền đền đă hơn tiền công..."
    Nói tới nói lui th́ trong nhà đă thêm đôi đũa cái chén, chuyện bữa cơm không làm khó cho nhau như ở Việt Nam.
    Ngược lại, tiếng nói cười trong căn nhà bừa bộn, bụi bặm, bật lên ánh lửa nhân quần, que diêm nhỏ trong ḷng người âm u cũng có lúc sáng lên trong đời bận rộn và hẹp ḥi.
    Dĩ nhiên công việc ngày càng khó hơn trước khi hoàn tất, người bạn trẻ viết note để trên bàn ăn, "Hôm nay em bận việc nhà nên không làm tiếp cho anh chị được.
    Tối nay em đến làm khuya, được không? Xin gọi cho em biết! Xin lỗi anh chị."
    Khổ chủ vào hiện trường là thấy ngay, cu cậu quậy cả ngày vẫn không khoét được những lỗ tṛn trên gạch cho ống nước chui ra. Xung quanh chỉ thấy gạch vỡ tứ tung, băng keo thấm máu. Đổ máu với đồng đô la bất hạnh như một dấu ấn lưu đày, nó động ḷng trắc ẩn người ta.
    Thằng nhỏ lặn khỏi nhà trước giờ chị về với cái note trí trá, để tối tới là có anh về.
    Một thế lực đồng minh đáng tin cậy khi nó đă bó tay! Nghĩ nhiều cũng không bằng đi khoét cho nó vài miếng gạch, cho nó ít đồ nghề chứ nh́n cái thùng tool của thợ ǵ mà bỏ quên ngoài parking cũng không ai thèm nhặt.
    Vài cái búa, cái kềm của Trung quốc như đồ mă th́ làm ăn ǵ với gạch USA cứng như qủy, gịn như pha lê.
    Đêm ngồi khoan gạch c̣n phải trả tiền công cho thợ, - nhằm nḥ ǵ với người lính biên cương sống chung với đạn thù c̣n bị hậu phương khiển trách: sao để tụi nó pháo kích hoài vậy?
    Kẻ thù dấu mặt trong chiến tranh chính là sự ngu dốt trong hoà b́nh; nó âm thầm phá hoại tài sản quốc gia...
    Muốn thịnh vượng chung, sáng mai phải tặng cho thợ mớ lưỡi khoan khoan gạch, mười hai đồng một lưỡi, made in USA. Chứ nó xài lưỡi khoan made in China th́ chỉ đủ sức khoan gạch mục trên vạn lũy trường thành. Người ta làm ra đồ tools là để xài chứ không phải để cất làm của!
    Hay cho nó luôn mấy cái hole saw chuyên trị gạch với mable... những thứ đồ nghề mắc tiền đâu phải thợ nào cũng có thể mua.
    Thằng nhỏ mừng như bạn gái nhận lời cầu hôn. "Em hứa với anh là em sẽ cất cẩn thận, không để mất..." Lại thêm một lời hứa ngớ ngẩn v́ cho để làm chứ ai cho để cất.
    Rầy nó rồi ân hận khi niền vui qua mau. Trưa về, thấy thằng nhỏ ngồi lặng lẽ ngoài patio, mặt buồn như mất nước. Hỏi mấy lần nó mới hở môi, "Anh mua gạch cứng quá! Làm cháy cái máy cắt gạch của em rồi!"
    Nó mếu máo nói, "em mượn nợ ba trăm để mua nó đó... chưa trả hết nợ mà máy cháy mất tiêu rồi!"
    Mắt đỏ hoe trên gương mặt mệt nhoài và chán nản làm đau ḷng con quốc quốc xa xôi...
    "Thôi đi, mày c̣n giữ receipt không? Theo anh đi chợ. Anh đổi cái khác cho... Không được th́ anh mua cho cái mới."
    Ra tới ngơ mới nhớ! Hỏi nó trên đường đi, "có nghe mùi khét, máy có bốc khói hay không?" Nó trả lời huề vốn là: "Đứng máy! Em đứng tim - c̣n biết ǵ!" Cũng may là chưa ra tới chợ cho Mỹ chửi hai thằng đầu đen ngu dốt.
    Quay trở về nhà, cắm điện máy cắt gạch lại như cũ, và bấm nút đỏ Reset đằng sau lưng motor, cái máy chạy lại ngoan hiền. Nó cười, nụ cười rạng rỡ trên gương mặt nước mắt chưa khô. Đă vội hứa, "Em dứt khoát làm xong hôm nay, làm tới sáng cũng làm..."
    Hứa cho nhiều cũng vậy thôi! Mới 7 giờ tối, giờ bận rộn nên vợ kêu th́ ắt là có chuyện!
    "Anh ơi! Chắc anh phải về chứ thôi cháy nhà. Nó hàn ống nước trong tường làm sao không biết, khói mù mịt tới alarm kêu inh ỏi. Tường cháy đen thui..."
    Thiệt là hết biết tay nghề của thợ cỡ đó mà dám đi lănh việc. Ai đời đi bắt chết ống nước vào cột nhà trước khi lát gạch, - lại không tính toán khoảng cách cần thiết để gắn nắm vặn mở-khoá nước
    Bây giờ gạch đă khô, ṿi bị hụt trong tường th́ chỉ c̣n có đập ra làm lại. Thiệt là giận thằng nhỏ dại dột, nhưng nh́n nó mệt nhoài tới sắp đứt hơi c̣n ráng, ḷng dạ đâu quở trách làm chi.
    Muốn cứu nó cũng không dễ, xả hàn trong lỗ gạch bé tí để hàn thêm một lóng adapter đâu phải chuyện dễ ăn. Thằng nhỏ lại không kinh nghiệm:
    Phải chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, phải rút nước trong ống và hàn nhanh trước khi nước trong ống dâng tràn th́ ch́ mới ăn... Không biết nó có thử tay nghề đàn anh để kêu bằng sư phụ hay không mà gài game chết người!
    Khổ chủ lâu ngày mới cầm tới cái đèn kḥ bất đắc dĩ, trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng.
    Cũng may bà độ trước trống canh ba, hai anh em thở phào - không phải đập tường làm lại.
    Nó ngủ luôn ngoài sofa, không về nhà, không tắm rửa, không ăn... sức người có hạn th́ nó đă đáo hạn mấy cú ngáp thiệt t́nh theo màn đêm buông xuống ngoài cửa sổ nhà tắm làm hoài không xong.
    Sáng ra, chỉ c̣n việc lắp cửa là xong. Chúc cậu em may mắn trước giờ ngọ. Tiền công của em, anh để trên bàn. Làm xong, cứ để lại remote garage cho anh trên đầu bờ rào là Ok.
    Tía má ơi! Mười giờ đêm mới về tới nhà, thấy xe nó c̣n ngoài cửa đă run. Bước vô nhà không thấy nụ cười thoát nạn trên mặt hiền thê - thêm rầu! "Nó quậy nát cái cửa anh order từ sáng tới giờ, vẫn không intall được.
    Em nói, thôi để đó đi. Mai anh nghỉ, anh lắp cho. Nhưng nó cứ ráng, càng ráng càng nát khung nát ốc... Anh vô coi đi, đă nai (nice) tới đây th́ thôi đừng nổi nóng nha ông..."
    Thiệt là khó ḷng không nổi nóng với cái cửa mấy trăm bạc không nhiều, nhưng order đồ mới mà như đi mua cửa cũ về xài, trầy tróc tứ tung, lỗ khoan loạn xị... th́ ai mà chịu được.
    Chỉ c̣n một đường binh là hăy nghĩ: Nó không làm ǵ cho ḿnh th́ ḿnh có giúp nó không? Câu trả lời: "Không thể từ chối" đă đủ b́nh tĩnh để cứu ḿnh trước khi cứu nó.
    Nghĩ cho cùng, muốn đi làm mướn ở xứ này cũng phải biết tiếng Anh chút đỉnh để đọc những hướng dẫn lắp ráp của nhà sản xuất. Đời lưu vong nó thế, cái không thể mất là quê ḿnh th́ đă mất. Từ đó, người ta sống đời thừa với ngôn ngữ, khí hậu, ẩm thực lạ xa..
    Intall cái cửa cho thằng nhỏ mà cứ nhớ ông già H.O quét dọn trong bệnh viện Cambell, người đồng hương giúp ḿnh đối phó với ngôn ngữ nghe được hết nhưng không hiểu ǵ hết của bác sĩ Mỹ, hồi mới qua. Ai không có lúc chảnh để trả thù đời, nhưng chừa người ḿnh ra mới đúng chớ!
    Cuối cùng, giây phút mong đợi ṃn mỏi của đôi bên cũng đến. Thằng nhỏ mở phong b́ đếm tiền làm khổ chủ khó chịu! Không lẽ đối xử của ḿnh chưa đủ cho nó tin sao? Nhưng cứ để yên cho nó có tí cảm giác Bill Gate cũng đă sao.
    Ai dè thằng con lính có máu lính. Nó đếm đủ mười tờ Washington, ngắt ra ba tờ đưa chị. "Em lấy 7 trăm thôi, cảm ơn chị cho ăn cơm c̣n không rầy em làm lâu, làm sai tá lả...
    Em có mua lặt vặt thêm chừng mấy chục, em tặng chị luôn - không tính. Nó quay qua cảm ơn anh, đưa hai tờ cho sư phụ uống cà phê.
    Phải như dân biểu biết xử sự sau vận động quyên góp như thằng nhỏ này th́ bây giờ trong Quốc hội Hoa Kỳ đă đầy nhóc đầu đen. Đáng tiếc, đáng tiếc...
    "Thôi đi chú em, cầm hết đi. Coi về giúp bà già được ǵ th́ giúp. Làm ơn, mai mốt đi làm ở đâu mà không biết th́ gọi anh chỉ cho, chứ đừng làm bừa. Không được đâu!"
    Nó xách thùng đồ nghề thảm hại ra về hay đi vào tương lai cũng trật giuộc như mấy món đồ Trung quốc của nó.
    Nó đại diện cho rất nhiều người kém may mắn bên số ít thành công được báo chí ca ngợi như thánh sống, thần đồng trong cộng đồng người Việt lưu vong. Đêm ngồi ghi chép khó ḷng phân biệt được nhân vật hay tác giả trong những chuyện viết về nước Mỹ.
    Sáng gọi anh bạn đi uống cà phê, anh ta cười hề hề, "chửi đi, tui đă chuẩn bị nghe ông chửi.
    Nhưng chấp nhận v́ thấy nó làm nhà tắm của tui. Tui nghĩ tới ông. Thằng này phải giao cho ông "dzợt" nó lại chớ thôi đi làm chỗ khác không đủ tiền đền."
    "Nhiều người nh́n mặt khó ưa nhưng ḷng lại dễ mến như bạn tui vậy đó!”

    Phan

  6. #6
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Tôi Là Người Đáng Ghét -Phan

    Tôi Là Người Đáng Ghét -Phan

    Từ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 09 năm 2001, tôi chỉ đổ xăng ở cây xăng sau tiệm nail của vợ tôi.
    Lư do thật đơn giản là tôi ủng hộ ông chủ cây xăng mà trước đó… tôi ghét ông ta.
    Ông ấy có cha Mỹ, mẹ Mễ nên nước da ngăm đen như Mễ mà mắt xanh, tóc vàng như Mỹ.
    Ông cỡ ngoài bốn mươi tuổi, thấp người nhưng mạnh khoẻ. Tôi không thích lối nói chuyện lấc xấc của ông nên ghét rất tự nhiên.
    Biến cố 911 đă thay đổi hết ư nghĩ của tôi v́ sáng hôm sau biến cố chỉ vài ngày.
    Tôi đưa vợ ra tiệm trước khi đi làm như mọi hôm, thấy cây xăng đông vui nên qua xem
    . Th́ ra ông ta cho dọn hết những món ăn sáng mà thường ngày cây xăng bán cho khách hàng ra ngoài sân rộng với nhiều cái bàn kê sát lại thành một dăy bàn.
    Đầu dăy bàn là tấm bảng ghi: “Xin ủng hộ cho nạn nhân khủng bố ở New York”.
    Tiếp theo là hàng hà những món ăn sáng, đến thùng thùng nước ngọt ướp đá, bàn cuối cùng là thùng đựng tiền quyên góp của Hội Hồng Thập Tự Mỹ để chung với thùng cờ Mỹ (loại nhỏ để gắn lên xe).
    Tôi đứng xem th́ ông đến chào hỏi tôi theo phong cách lấc xấc cố hữu của ông.
    Nhưng ông cho tôi biết điều tôi không ngờ là hôm nay, ông cho free tất cả thức ăn, nước uống để gây qũy ủng hộ những nạn nhân bị khủng bố.
    Tự nhiên tôi thấy bản mặt ông dễ coi hơn hôm qua, giọng nói và phong cách lấc xấc của ông bớt thấy ghét v́ vẻ ngậm ngùi khi nói về những nạn nhân chết oan.
    Ông không hề nói tới oán thù người gây ra thảm cảnh - cũng là một điều lạ. Hôm nay, ông nói chuyện với tôi ít quá! Người mà hôm qua, tôi không thể nói chuyện với ông.
    Hôm nay, ông bận rộn hơn công việc đếm tiền hàng ngày v́ ông phải đi bắt tay từng người khách hàng ghé đổ xăng, ông chia sẻ với những người đang rớt nước mắt khi cầm lên tay cây cờ Mỹ, ông an ủi những người thanh niên Mỹ vừa bỏ tiền vô thùng quyên góp, vừa đấm tay vào không khí với hết ḷng tức giận…
    Tôi đứng nh́n người Mỹ-đủ mọi thành phần. Ông trán cao với bộ quần áo sang trọng, đôi giày bóng loáng, cái xe đắt tiền… ông ấy đổ xăng bằng thẻ tín dụng, xong
    . Bước qua cái máy ATM để cà thẻ.
    Cuối cùng là cầm xấp giấy bạc đi xếp hàng với mọi người. Khoảng cách của ông ta và những người lao động đă thu ngắn lại sau biến cố tang thương!
    Ông ta chỉ lấy một lon Coke mà bỏ vô thùng một xấp tiền (tiền trong máy ATM toàn là tờ $20).
    Mấy người Mễ cắt cỏ cũng như thế, nhưng họ chỉ bỏ vào thùng tờ $5, người Mễ kia chắc không có nhiều tiền, nhưng tôi đoán ḷng tự trọng rất cao v́ anh ta để cái bánh ḿ hotdog với lon Coke lên bàn, cho hai tay vào hai túi quần-lôi luôn vải túi quần ra để chứng minh cho mọi người thấy là anh ta đă vét hết hai túi.
    Anh bỏ vô thùng hai tờ $1 trong tiếng vỗ tay của nhiều người-cả tôi nữa.
    Anh Mỹ đen là vua ăn hỗn đồ free, nhưng hôm nay anh ấy đă xếp hàng, bỏ tiễn vô thùng, lấy mỗi cây cờ… rồi bật khóc.
    Ông chủ cây xăng bần tiện đến độ tôi lỡ đổ xăng $40.01 th́ ông ta cũng đ̣i tôi cho được một cent.
    Nhưng hôm nay, trước nỗi đau bàng hoàng của nước Mỹ, ông tự tay xách ra xe những người thợ làm bờ rào, mớ nước ngọt mà ông bỏ vội vô bao ny-lon.
    Tôi đứng xem những người Mỹ khi đồng bào họ lâm nạn, họ cũng quên hết địa vị xă hội mà hôm qua họ khăng khăng giữ. Ông trí thức đàm đạo với bà quét dọn cây xăng.
    Ông giáo sư đứng gặm bánh ḿ hotdog chung với thợ hồ, thợ xây, những người làm đường…
    Họ đàm đạo với nhau như con một cha; anh em một nhà. Tôi xúc động thật sự với cô bé con chừng sáu tuổi, tóc buộc đuôi gà để khoe khoang gương mặt sáng như thiên thần.
    Cặp táp đeo sau lưng như chuẩn bị đi học, cũng theo mẹ đến xếp hàng như người lớn, cũng bánh ḿ hotdog với lon Coke như ai.
    Nhưng đến thùng bỏ tiền th́ cô bé trút hầu bao bạc cắc!
    Cô bé đóng góp hết gia tài bạc cắc của ḿnh th́ cũng tương đương ông Bill Gate đóng góp vài chục tỷ đô la!
    Tấm ḷng lúc này cần hơn hiện vật hay hiện kim.
    Cô bé thiên thần cũng tự lấy một phần ăn, một lon Coke, một cây cờ rồi đi ra chỗ trống. Khác người lớn là để thức ăn, nước uống lên bàn trống. Cô bé úp mặt vô lá cờ… thút thít.
    Tôi tiếc là không có cái máy ảnh trong tay để có chút quà mọn gởi Bin.
    Lần đầu tiên tôi được thấy “tấm ḷng người Mỹ” nên tôi gọi cho ông xếp trong Hăng rằng tôi đến trễ!
    Tôi nhất định coi cho hết một buổi quyên tiền để hiểu biết thêm về đất nước cho ḿnh tạm dung.
    Sau khi được xếp chấp nhận, tôi theo ḍng người xếp hàng để làm công dân Mỹ cho đáng công nước Mỹ cho tôi vô Quốc tịch Mỹ. Tôi cũng bánh ḿ hotdog, lon Coke, $20, lá cờ…
    Tôi ăn rất ngon miệng v́ ăn cùng mọi người-chứ ngày thường th́ tôi không ăn thức ăn ngoài cây xăng
    . Tôi uống lon Coke ngon như bia, rượu v́ người uống rượu bia thường không thích nước ngọt.
    Tôi thích nhất là cảm giác xài tiền!
    Chưa bao giờ tôi thấy ḿnh xài tiền đúng đắn như hôm nay! Dù $20 chỉ có… thế thôi!
    Tiền là bằng chứng của sức lao động, là thước đo khoảng cách giàu nghèo trong xă hội; là nguyên ủy của khổ đau v́ tranh giành giữa đồng loại với nhau. Nhưng ở một hoàn cảnh nào đó! Đồng tiền là phương tiện chuyên chở t́nh người.
    Tôi ít khi nào suy nghĩ viển vông kiểu này lắm! Nhưng sao hôm nay tôi lại muốn đóng góp thêm! Tôi muốn đóng vài ngàn đô la để tạ ơn nước Mỹ một lần.
    Tôi muốn kết bạn với cô bé buộc tóc đuôi gà - dù cô ấy đáng mặt bạn bè với con tôi thôi!
    Những ư tưởng của tôi được hiện thực sau khi “final”. Ông chủ cây xăng cùng nhân viên Hồng Thập Tự mở thùng quyên góp, đếm tiền.
    Cuối cùng, người nhân viên của Hội Hồng thập Tự Mỹ công bố số tiền thu được là (gần ba chục ngàn đô la).
    Ông chủ cây xăng công bố: Tiền thức ăn, nước uống mà ông đă cung cấp cho buổi sáng nay là $750, mọi người có mặt đều vỗ tay hoan hô sự thành công mỹ măn.
    Tôi thấy ông chủ buồn! Ông không nhận tờ giấy Hồng Thập Tự chứng nhận cho ông đă đóng góp $750, để giành tới cuối năm khai thuế. Ông tâm sự với tôi rằng: Ông muốn quyên góp cho Hội Hồng Thập Tự một trăm ngàn đô la.
    Ông tính cây xăng sẽ chi ra chừng mười ngàn đô la thức ăn, nước uống để có thể thu vô một trăm ngàn. Ông chưa hài ḷng với thành quả đạt được trong sáng hôm nay.
    Tôi không tưởng tượng được một người keo kiệt tới cái penny như ông mà khi đất nước lâm nguy, đồng bào khốn khó… ông dám chi ra mười ngàn tiền túi - không thèm khai thuế.
    Tôi tự thấy xấu hổ về ḷng yêu nước của ḿnh - Nước Việt Nam ḱa! Nước Mỹ đă lầm về tôi là cho ăn ở, việc làm… nhưng làm được đồng nào là lo gởi về Việt Nam 10%, c̣n nhiêu tích lũy để xe hơi nhà lầu.
    Tất cả những điều tôi vừa kể, đưa tôi đến lần đầu tiên trong đời đi làm công tác xă hội.
    Tôi hợp tác với ông chủ cây xăng, mở một “Bữa quyên góp” như thế nữa vào ngày thứ tư trong tuần v́ thứ tư là ngày cây xăng đắt nhất (theo thống kê thu nhập của cây xăng).
    Phần ông chủ cây xăng đóng góp như cũ, phần tôi order $500 chả gị Việt Nam mà ông bà bác làm chả gị…
    “Lấy ba trăm thôi! Hai bác phụ cháu $200, coi như đóng góp với nước Mỹ.”
    Người già Việt Nam coi bộ rộng ḷng hơn con trẻ!
    Một ngày Vui trong đời - sống trên đất khách. Tôi học hỏi được nhiều điều từ thực tế hơn tôi tưởng!
    Bà lượn lon cũng xếp hàng, đóng góp theo khả năng tài chánh như mọi người. Bà ăn cái chả gị ngon nhất trong đời - nhưng chỉ ăn một cái thôi. Tôi lấy cho bà thêm cái nữa, bà từ chối ...
    Người phụ nữ trẻ trung và phong độ trí thức như một cô giáo, cô ta cũng làm y như ông trán cao.
    Mấy anh thợ sơn với cái xe van đầy sơn cũng như những bộ quần áo mà họ đang mặc.
    Từng người xếp hàng lấy một cái bánh ḿ, một hotdog, một lon Coke, bỏ vô thùng một tờ $20 rồi lấy cây cờ ra cắm lên xe ḿnh.
    Họ ăn đứng, uống đứng và tṛ chuyện với nhau về biến cố đau ḷng. Những mẩu chuyện tếu lâm hay tục tĩu thường nghe ngoài cây xăng đă biến mất trong sáng hôm nay.
    ái chả gị có thể đổi được $20 cho người cần thiết. “Anh để lại đi, tôi đă thấy ông kia ăn xong cái chả gị, ông trở lại xếp hàng thêm lần nữa, bỏ thêm $20 vô thùng để ăn thêm cái chả gị”.
    Lâu lắm rồi! Tôi mới có một ngày vui trong đời tỵ nạn. Tôi chia sẻ niềm vui với đồng nghiệp trong Hăng, đến tai ông xếp trong Hăng biết tôi lấy Vacation đi làm công tác xă hội th́ ông cho tôi ăn lương 8 tiếng - hôm tôi nghỉ, không tính vô Vacation. Tôi yêu đời; yêu người thiết tha… tôi yêu nước Mỹ.
    Từ đó, tôi chỉ đổ xăng ở một cây xăng là vậy! Nhưng có niềm vui nào trọn vẹn đâu?
    Cây xăng có ba người phụ việc với ông chủ là bốn.
    Ba người thấy mặt tôi là mở xăng cho tôi đổ trước-tính tiền sau. Riêng ông già Mỹ gốc Nga, bắt tôi trả tiền trước rồi mới cho đổ xăng.
    Tôi đă hỗn với ông đôi lần nhưng ông giữ nguyên tắc của ông - tôi đầu hàng. (Bởi người đổ xăng bằng thẻ tín dụng th́ cứ cà thẻ rồi đổ.
    Chính những kẻ đổ xăng tiền mặt như tôi nhưng ưa quên vô trong trả tiền mà bỏ chạy luôn, nên ông già chơi chiêu nắm cán.)
    Tôi có vợ làm nail nên check tiền lương của tôi bị thu tóm sạch sành sanh. “Anh chịu khó xài tiền mặt giùm em!...”
    Tôi tức ông già đến độ, gọi vô trả tiền trước th́ tôi chạy luôn, không thèm đổ xăng nữa!
    Hôm, ông ra nói chuyện với tôi chứ không gọi vô trả tiền trước. “Tôi biết anh không chạy luôn như nhiều kẻ gian đă làm, tôi biết anh… Nhưng miếng cơm manh áo của tôi, tôi phải nghe lời chủ! Anh thông cảm…”
    Tôi ân hận. Nhiều khi ḿnh đặt tự ái, tự trọng bản thân cao quá! Rồi không hiểu cho khó khăn của người khác.
    Tôi thành bạn ông già Móc-cu-ra-đốp, có bà vợ Mang-guốc-Nga-đi-lốp-cốp, ưa quét dọn cây xăng.
    Thời gian lặng lẽ đă sáu, bảy năm đi qua. Tối nay tôi đến đón vợ về, chợt nhớ xe gần hết xăng nên qua đổ xăng trong lúc vợ c̣n đếm tiền, tính sổ thu nhập trong ngày.
    Tôi được nghe tin buồn bất ngờ đến hoang mang. Ông già Nga tṛ chuyện với tôi v́ cây xăng vắng khách về đêm. “Ông chủ của tôi đă qua đời hơn tháng nay.
    Ông ta bị nhồi máu cơ tim nhưng không qua khỏi. Nay, bà chủ đă sang lại cây xăng này cho người khác.
    Ông chủ mới không giữ tôi lại làm việc như hai anh bạn trẻ mà anh cũng quen biết. Tôi không nghĩ là tôi t́m được việc làm với tuổi tác đă cao của tôi…
    Rất mừng, được gặp anh trong ca làm cuối cùng của tôi, hôm nay. Tôi tặng anh món quà mọn để nhớ tới tôi v́ tôi sẽ nhớ những người khách đổ xăng đáng nhớ - trong đó có anh.
    Tôi tặng anh cái quẹt Zipo mà có lần anh đă nói với tôi là ở bên Việt Nam rất qúy cái quẹt này…”
    Từ giă ông ǵa khó chịu mà sao nghe buồn buồn trong ḷng!
    Sao không mừng khi thoát được một người khó chịu như ông?!
    Tôi về tiệm nail để đón vợ. Em quát cho tôi một trận: “Đàn ông ǵ mà lắm chuyện hơn ả đàn bà!
    Đi qua đổ xăng thôi mà gần một tiếng đồng hồ. Anh có biết là mấy giờ rồi không?...”
    Tôi im lặng nhận lỗi! Nhưng ḷng tôi hoang mang
    … Sao tôi lại có thể thương yêu một người thấy ghét thế này!
    Và ghét những người rất đáng yêu như ông chủ cây xăng; ông già Nga… tôi là người đáng ghét nhất trên hành tinh hụt hẫng này v́ cả đời sai lộn.!

    Phan

  7. #7
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Hoa Đậu Bắp

    Trời mới heo may, ông Bản đă dọn dẹp nhà cửa cho thật khang trang. Bà nói ông dở chứng.
    Năm nay sơn phết, chùi rửa nơi nơi… "Tết ở đây chứ có ở Việt Nam đâu mà sợ người thăm kẻ viếng."
    Ông không trả lời nhưng bà hiểu, nhà mới có thêm đứa cháu ngoại mới, đứa con của đứa con tượng h́nh từ trại tù năm xưa, được ông cưng nhất nhà nên ông không biết mệt, ông chỉ lo sao cho nhà không hạt bụi để cháu ngoại mau lớn, đi câu cá với ông ngoại.
    Bà dơi mắt theo ông từ nhà trước xuống nhà sau, tay không ngớt lau chùi phụ cái xe tập đi cho con nít, ông na từ đâu về, không nói
    . Nó cũ đến sỉn vàng, nhưng "Made in USA, không phải đồ Trung Quốc đâu đấy!Bà nhẹ tay chút bà…"
    Ông cũng để ư bà như ngày xưa chúng ḿnh.
    Đứa cháu ngoại thức giấc, ọ ẹ báo động cho ông bà biết "nhân vật quan trọng" nhất nhà đă thức.
    Bà đi đón cháu dậy, ông ngưng tay dọn dẹp, uống hớp trà, nh́n ra cửa sổ xám ngoét mùa đông, thở dài, "nhớ cây mai nhà má quá em ơi!"
    Bà nghe mà đứt ruột, giá ngoại tụi nhỏ nghe được câu này cũng yên bụng.
    Tội nghiệp má của bà, gả con mà khóc hơn cô dâu…
    Đêm, ông Bản ngồi lọc cọc cái máy tính 12 số với một xấp giấy má chằng chịt những con số.
    Cuối cùng, ông quyết định mua chiếc xe mới.
    "Chiếc xe ông hứa với ḷng sẽ mua từ ngày đặt chân đến Mỹ. Đă hơn mười năm rồi sao
    ! Ôi, sẽ mua, chiếc xe màu hoa đậu bắp, đủ an toàn về mặt giao thông, nhỏ nhắn như người lái xe sợ sệt
    … Mai đi chùa, mốt đi chợ, xuống xe, bấm remote tóc tóc như ai
    . Để đi đâu, nghe ai bấm remote xe tóc tóc, lại ngoái nh́n thèm thuồng…"
    Ông tâm sự với người bạn làm chung, một già mộ trẻ nhưng hợp tính:
    "Tôi nói anh nghe qua tai thôi đấy, đừng nhớ làm ǵ.
    " Người ta có mắt để nh́n, có tai để nghe, có miệng để nói những ǵ mắt thấy tai nghe.
    Đàn ông bây giờ lắm chính khách nên nói chả ai nghe. Nghe ông Bản nói, hoá ra đàn ông cũng chưa chết hết.
    Từng trưa, rỗi việc.
    Ông Bản mày ṃ với những con số mà hận ḷng thêm chút nữa, "Anh tính giùm tôi xem, lấy một ngàn cash back, nhưng phải chịu một phân lời trong 3 năm, có lợi hơn, hay không lấy cash back th́ 3 năm không tiền lời?
    " Bài toán kinh tế không khó hơn tính toạ độ pháo binh, xem bản đồ hành quân ngày xưa
    . Chỉ trở ngại ở tuổi tác không thuận lợi với hội nhập như bọn trẻ, đầu óc khó quên những tháng năm ....
    Những buổi trưa rỗi việc là thời gian tán dóc ngoài vỉa hè, việc thâm cung bí sử trên giường nhà ai nhiều khi cũng không đánh mà khai tuốt luốt da me
    . Riêng ông rất chọn mặt để tham khảo việc nhà hay cho ư kiến với người ông tin là tin ḿnh
    . Dạo này đêm về, ông Bản ngồi chong đèn, làm toán, lần ṃ trong túi càn khôn một bông hoa đậu bắp bốn bánh, có remote để tặng người trăm năm.
    Thể nào bà cũng nói,
    "Cái ông Bản, trông ngoài cục mịch, thế mà rồ-man-dại."
    Có chuyện t́nh nào không rồ dại như nhau, ngày ông đóng quân trong xóm, anh lính trẻ ưa vô nhà dân xin ớt hiểm, nhưng ngoại tụi nhỏ vừa khuất tầm mắt là ông xin cái quai nón lá màu hoa đậu bắp của người ta để đi hành quân bớt cô đơn
    Cũng dịp xuân về, ông bạo miệng hơn chút nữa, xin cái quai nón để mai đây, em có đi lấy chồng bất tử th́ anh thắt cổ chết luôn, nhưng thắt cổ thằng nào cưới em, anh thề không bỏ qua.
    Ai dè ngang ngược được ḷng, ông cất kỹ cái quai nón trong ba lô để đêm đêm ngửi mùi hương, ông bất chấp người ta nói ông sến, cái quái quỷ ǵ cũng mua màu hoa đậu bắp
    . Mà bà cũng sến chảy nước, mùa xuân về trên cánh mai chiếu thủy, nh́n ḍng trôi ai biết về đâu, người nam kẻ bắc thương thầm.
    Bà đi chợ tết miền quê năm ấy, biết mua ǵ cho mùa xuân bất tận, bà mua cho ông cái khăn quàng cổ màu hoa đậu bắp.
    Giấu trong ḿnh mà sợ, vừa mắc cỡ vừa sợ đ̣n
    Giá ông là người miền nam th́ bà đâu rấm rứt rậm rựt tới mấy năm, bà ngoại tụi nhỏ mới cho cưới hỏi. C̣n nguyền rủa cái thứ Bắc kỳ, ĺ tới trâu kêu bằng cậu
    . Đuổi mỏi tay mà nó cứ nhào vô con nhỏ nhà tui…
    Từ hôm hai ông bà mất việc, ông đi phụ việc với đám thợ dán giấy, sơn nhà. Hôm không việc làm th́ chạy pizza, cho qua ngày đoạn tháng
    . Bà ở nhà coi cháu ngoại cho con đi làm.
    Bà Bản ưa ngồi nhớ xa xưa
    . Tức cái ông Bắc kỳ lầm ĺ như ngậm ngải, hễ nhắc quê nhắc nhà là ông lại nói, "thôi đi, có về cũng chẳng c̣n ai…"
    Chẳng c̣n ai nhưng quê hương c̣n đó. Mai chiếu thủy xuân về vẫn trắng bờ mương, tiếng chim sâu gọi rầu hàng mắm, gốc bần chua, chát mấy cũng chua… ai hỏi ḿnh quê đâu dễ nói, ḿnh hỏi ḿnh không biết quê đâu!
    Trời hôm nay đổ tuyết, những bông tuyết vào mùa rưng rức khó nghèo, lận đận
    . Nh́n ra cửa sổ tuyết sương, kéo cao cổ áo lên đường kiếm cơm.
    Ong Bản khoác áo ra đi, làm bà muốn khóc. Ước ǵ ông ấy được nghỉ một ngày để bà bớt lo âu.
    Cũng đi làm như người ta, gặp nơi không bảo hiểm cũng chẳng vacation.
    Lũ chủ cả ngọt ngon đồng hương với người ḿnh, tính ra ác nhơn thất đức vạn lần hăng Mỹ.
    Ù ơ cháu ngoại mà ḷng bà Bản trống huơ. Bà đâu biết ông Bắc kỳ nhà bà càng già càng tợn, lấy cớ thành Đà tuyết rơi, không đi làm nhưng đi mua xe.
    Lăo đi biệt tích giang hồ, vợ gọi theo cái cell cũng không thấy alo ǵ hết. Gọi người bạn làm chung với lăo mới biết lăo không đến chỗ làm
    . Bà càng lo. Trời tuyết thế này, lăo chỉ c̣n một địa chỉ là nhà thương, ngoài cái nhà ở và tiệm pizza
    . Người bạn trấn an, cho biết ông đang bận điện thoại với anh ta v́ ông… đang đi xin việc hăng mới! Yên tâm. Xong việc, ông sẽ gọi về. Chúc mừng anh chị nha…
    Bà yên tâm với người xin ớt, ngày xưa lăo xin ớt mỗi ngày nên trong ba lô lăo có cả kư ớt khô v́ lăo không ăn cay. Con người bí hiểm, chẳng bao giờ nói trước ḿnh sẽ làm ǵ!
    Thế nên bà nhắm mắt, cái hôm vô đồn cho lăo đ̣n bánh tét, tết nhất mà không được về nhà với gia đ́nh th́ ai không xót thương
    . Bà nhặt từng trái ớt khô trong ba lô lăo ra mà ứa nước mắt, chưa kịp nhắm mắt đi theo tiếng gọi con tim đă bị d́m cho cái gốc ớt sừng trâu mới khoái
    .Gần bốn chục năm trời c̣n rần rật tâm giao
    . Bà nh́n lên bệ ḷ sưởi, h́nh bà ngoại tụi nhỏ cười cười…
    Thôi, má đừng cười làm con mắc cỡ. Bà đốt cây nhang thơm cho má đẻ túm tím cười trong h́nh.
    Căn nhà yên lặng đến nghe được tiếng thở của đứa cháu ngoại trong nôi
    . Mới hồi nào đi thăm ông ngoại nó trong tù cải tạo. Vợ ốm chồng gầy như nhánh chà, có lon gô mắm ruốc xào sả ớt cũng phải hối lộ cho cán bộ để được ở qua đêm.
    Tội nghiệp con út đói từ trong trứng. Mà biết đâu nhờ vậy nó đẹp nhứt nhà, đẹp hơn mấy con chị
    . Có điều ổng cưng nó quá làm vợ chồng căi lộn, phải bênh vực cho tụi lớn với chứ, con nào cũng là con, đàn ông thiên vị. Vậy đó, mà quay đi quay lại, tụi nó lấy chồng, ra riêng hết trọ
    i. C̣n con út cứ ham chơi, nói miết mới chịu lấy chồng.Nay đẻ con giục đây, mà không giục đây th́ ba nó cũng đi ẵm cháu ngoại về cưng nựng, rồi chửi mấy đứa cháu gái, chỉ biết bà ngoại tụi bay thôi.
    Bà đẻ ra con út thiệt là dại dột giữa thời đói khổ, nhưng cũng nhờ nó mà lận đận lao đao nào cũng qua.
    Rồi thằng rể trời gầm không nhả, thiệt là vừa ư ông Bắc kỳ. Rể nào cũng là rể, đàn ông thiên vị…
    Bà kết luận ngon hơ với người bạn trẻ. "Đó, chú coi đi. ổng như vậy có đúng hôn, nhưng hễ nói tới là làm trận làm thượng. Già trở chứng lắm chú ơi!
    Chị gọi không bắt điện thoại, chú gọi th́ nói đang đi xin việc, ông ấy đi shopping đó, mua đồ chơi cho cháu ngoại.
    Trời tuyết đá như vầy, ra đường làm chi cho nguy hiểm, tự hành xác không hà."
    "Ổng đâu có đi mua đồ chơi cho cháu ngoại, đi mua đồ chơi cho chị đó. Tui đang liên lạc với ổng bằng điện thoại, nói chuyện với chị sau nha."
    Trời tối sớm v́ âm u, bà Bản lo dữ cho ông già ương ngạnh.
    Lại gọi người bạn xem chừng ông nhà tôi có gọi cho anh không?
    Th́ ra họ đă về tới nhà, chẳng xe ai hư hay nằm đường. ông Bản đĩnh đạc trao tay xâu ch́a khoá mới cho bà.
    "Chúc mừng năm mới, tôi chỉ có cái hoa đậu bắp xài remote, tặng bà.
    " Bà điếng người trong sung sướng, ú ớ, không biết nói sao, làm ǵ, để đáp lại anh chàng xin ớt bốn mươi năm vẫn chưa biết ăn cay. ông đi bắc ấm nước, pha b́nh trà mới mời người giúp hết ḿnh trong hôm nay
    . Bà bồng cháu ngoại trên tay, líu lưỡi, không biết nói ǵ.
    Ẳm cháu ra garage th́ sợ cháu lạnh, nhưng cứ muốn đứng nh́n chiếc xe màu hoa đậu bắp tới tắc thở cũng chưa đă mắt…
    Ông uống xong ly trà, như tỉnh như mê. "Bà ạ, tôi mua cái xe này để tặng bà, là ước muốn từ ngày sang đây.
    Cả chục năm trời mới làm được
    . Nhưng nay, thời tiết xấu quá, bà th́ chưa đi làm lại nên thư thả chạy cũng không sao.
    Tôi xin bà cho con út mượn cái xe này đến trời hết lạnh để nó đưa đón thằng bé, cho tôi yên tâm." Bà chẳng đặng đừng, lúng túng như về nhà chồng,
    "Th́ ông cũng chở tôi đi chùa một lần cho biết xe mới, rồi làm xe đưa rước cháu ngoại ông cũng không sao…"
    Không khí mùa đông bên ngoài nặng chịch, trong nhà cũng không nhẹ hơn
    . Bỗng nghe tiếng c̣i xe inh ỏi ngoài đường.
    Mọi người nh́n ra tuyết trắng mênh mông, chiếc xe màu đỏ của con út nổi bật. Ủa, mà kỳ.
    Chiếc xe màu xám tro của thằng rể không lẽ lạnh quá đổi màu thành màu hoa đậu bắp!
    Vợ chồng nó vô nhà đón con không lầm lũi như mọi hôm, nói cười toe toét,
    "Tụi con mua cái xe màu hoa đậu bắp đă chưa?
    Tặng ba, để ba tặng má.
    Chúc mừng năm mới ba má mạnh khoẻ…"
    Bà Bản ngất ngây trong hạnh phúc gia đ́nh, "thế là ba má cùng được đi xe mới, cùng màu…"ông Bản vui v́ không lầm thằng rể trời gầm như ông khi trẻ, thoáng buồn phải bỏ cái xe sáng chạy chiều sửa từ ngày sang đây, tánh ông thế.

    Phan

  8. #8
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Theo ông Phan tới đâu?

    Tôi cũng thich đọc bài ngắn cuả Phan, đọc cũng bộn à nhe, nhưng mà ông này có tật lan man gì đâu! Làm người đọc có khi phải la lên " đi đâu dậy ...cha?", có vậy ổng mới tỉnh người đi đúng luật ..dẫn dắt đoc giả. Để rồi một hồi cả người viết với người đọc lang bang tới ...Lèo luôn! Woải wá!

  9. #9
    GãTô
    Khách

    Ngừơi xưa hỏi thăm

    Huynh HP ơi,
    Còn nhớ Gã Tô Thành San, APL và HKSV không? Huynh viết càng ngày càng đẹp, nhiều người khen đấý.
    Chúc vui.
    GTTS

  10. #10
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Ư Nghĩ Mùa Đông: Stop!

    Chúng ta có thể thấy tấm bảng mang chữ “Stop” khắp nơi trên địa cầu, cho dù được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng cùng nội dung là “dừng lại”.
    Tấm bảng nói lên bản chất con người: không biết dừng lại tự nguyện trước ḷng tham, thú tính và hiểm nguy nên người ta mới gắn bảng “Stop” trước tư hữu của người khác, nơi công cộng hay vực thẳm, đèo cao…
    Cứ tưởng tượng ra một ngày tấm bảng mang chữ “Stop” chỉ c̣n trong viện bảo tàng như mũi tên đồng của người tiền sử.
    Loài người đă biết tự dừng lại th́ thế giới hoà b́nh, quan toà thất nghiệp, nhà tù đóng cửa.
    Những ư nghĩ không tưởng trong đầu tôi thoáng hiện khi đi đóng ticket cảnh sát v́ tội không dừng hẳn xe trước bảng “Stop”, rồi lời hay ư đẹp thoáng mất theo ḍng sống đua chen…
    Một buổi sáng năm nào, tôi lái xe trong xóm nhà vắng vẻ, có bà cụ Việt Nam ngơ ngác bước thấp bước cao...
    Nh́n gương mặt hớt hải của cụ trong kính chiếu hậu, không thể đi luôn. Tôi trở lại hỏi cụ đă lạc đường phải không.
    Cụ mếu máo, sau khi con cháu đă đi học đi làm, cụ thấy nắng đẹp, định bụng ra khỏi nhà, đi loanh quanh trong xóm cho giăn gân giăn cốt.
    Trước nhà cụ có tấm bảng “Stop” màu đỏ, chữ trắng.
    Nhưng giờ đây trước mắt cụ có nhiều ngôi nhà nằm ở ngă tư đường, có tấm bảng “Stop” trước nhà nhưng không phải nhà cụ.
    Th́ ra biết “dừng lại” cũng chưa đủ! Phải dừng lại ở đâu, đúng lúc đúng chỗ.
    Một hôm đọc báo, thấy chữ nghĩa trong nước đă biến dạng theo chủ nghĩa xă hội.
    Giữa Hà nội ngàn năn văn vật, một cửa hiệu buôn bán, không muốn khách hàng vô tiệm kế bên mà đậu xe trước tiệm ḿnh, nên thương chủ đă cắm bảng,
    “Đi chỗ khác” cũng dùng h́nh dạng và màu sắc của tấm bảng “Stop”. “Đi chỗ khác” thay v́ “xin đừng đậu xe” hay “chỗ đậu dành riêng cho tiệm…”
    Nói tóm lại là tấm bảng hiệu không cho đậu xe, nhưng ngôn ngữ và nho nhă của người Hà Nội đă chết thẳng cẳng. Buồn.
    Sáng nay tuyết rơi. Tivi không nói học tṛ được nghỉ. Thằng cu hậm hực phải đi học, không được ra chơi tuyết. Ngồi sau xe bố chở đi học, nó bấm lia bấm lịa cái máy ảnh.
    Miệng luyên thuyên những câu ngây ngô tuổi nhỏ…
    “Tội nghiệp mấy con ḅ bạn con quá! Tụi nó đứng ngoài trời tuyết có lạnh không?
    Sao người ta không cho nó vô nhà, mở heat…”
    Ngoài trời bông tuyết bay, bao người bất đắc dĩ mới phải ra đường. H́a, người bản xứ kia đi bộ trên con đường trơn trợt, thời tiết giá băng để đến trạm xe bus…
    Trong thời tiết này, có bao người được ấm bụng với bữa sáng no nê như nó, bao người không có chỗ dung thân.
    Vậy mà hắn, người di dân được lái xe có máy sưởi, chở con đi học. Đă tới đường vào trường, vẫn thấy bà cụ già cầm cái bảng “Stop” ngăn xe cho đám nhóc học tṛ băng qua đường.
    Bà cụ co ro trong tuyết bay, cầm cái bảng “Stop” lộn đầu.
    Bảo thằng cu chụp cho tía tấm h́nh người cầm bảng “Stop”.
    Những người làm công việc này thường lớn tuổi, đă về hưu và có ḷng yêu thương trẻ nhỏ, tinh thần xă hội cao, chứ lương bổng bao nhiêu.
    Bà đă dừng lại đúng lúc, đúng chỗ của tuổi già.
    Tấm bảng không cần cho bà nữa nhưng c̣n cần cho nhiều người chỉ v́ sợ ḿnh trễ vài phút mà bất chấp sinh mạng học tṛ, thích vui giỡn trên đường đến lớp, có thể chạy băng qua đường rất bất tử th́ sao.
    Dù sao, tấm bảng “Stop” lộn đầu trong một sáng mùa đông, tuyết bay rợp trời.
    Sự thầm lặng đến với tuổi học tṛ của bà cụ là sự đóng góp lớn lao với xă hội.
    Ngược với những nhân danh đủ thứ lớn lao trên đời, xua người ta vào chỗ chết chỉ để mưu đồ đảng phái bá vương.

    Phan

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-07-2012, 04:48 PM
  2. PHÓNG SINH CHỮ NGHĨA - Truyện ngắn của Phan Trang Hy
    By huongcali in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-03-2012, 04:59 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 18-12-2011, 05:13 PM
  4. Truyện ngắn -THẰNG BÉ-
    By NguyễnQuân in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 26-04-2011, 08:38 AM
  5. Truyện ngắn - Thuỵ Vi
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 4
    Last Post: 23-03-2011, 10:52 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •