Từ khi thi hành chính sách đổi mới và những văn hoá phẩm đưa ra hải ngoại được thông suốt không bị chống đối, CSVN sau đó bắt đầu liên tục gửi ra những đoàn tŕnh diễn văn hóa nghệ thuật như múa rối nước, triễn lăm tranh ảnh, đại nhạc hội ..v..v..
Theo báo chí, ngày 23-2-2001 bản tin từ AP, qua lời tuyên bố của viên chức nhà nước CSVN, cho biết một phái đoàn ca sĩ gồm Thu Phương, Phương Thanh, Hồng Vân, Lam Trường, Huy MC, Quang Huy sẽ qua Mỹ biểu diễn dưới sự điều động của ông Điệu Hùng, nguyên là phó giám đốc của “Tập Đoàn Tŕnh Diễn Văn Nghệ thành phố HCM”.Thế rồi chỉ 6 tháng sau đó ca sĩ Lam Trường lại xuất hiện qua “Nhạc Hội Hè” tại Anaheim Nam Cali và tháng 7- 2002 với “Đêm Lam Trường” tại San Jose. Những buổi tŕnh diễn như thế thường tạo ra sự chia rẽ giữa những người ủng hộ và những người biểu t́nh chống đối.
Theo báo Việt Mercury Bắc Cali th́ “đa số” ủng hộ những chương tŕnh văn nghệ đó với lư do “nhạc t́nh không dính dáng đến chính trị và không thể ép buộc nghệ thuật phải theo một chiều hướng chính trị nào”! Bầu show th́ khẳng định “chương tŕnh chúng tôi thuần túy văn nghệ không nhằm mục tiêu chính trị ”. Riêng Đặng Dzũng, phó lănh sự đặc trách Văn hoá và Thông tin thuộc lănh sự quán CSVN tại San Francisco, lại cố t́nh quên đi chỉ thị của CSVN ngày 22-1-2000 là “ yêu cầu Bộ Văn Hóa Thông Tin phải phối hợp cùng Bộ Ngoại Giao tổ chức các hoạt động tuyên truyền văn hóa nghệ thuật tại hải ngoại nơi có đông kiều bào cư ngụ” khi lên tiếng cho rằng “Những đoàn văn nghệ này không được sự bảo trợ của nhà nước VN”
Tại các nước tự do, quyền tự do tư tưởng được tôn trọng nên “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Ngược lại dưới chế độ cộng sản th́ nghệ thuật luôn luôn phải phục vụ cho chính trị, cho chế độ. Hăy nghe Hồ Chí Minh đọc lá thư “Gửi các hoạ sĩ” nhân dịp triễn lăm hội hoạ tại Hà Nội năm 1951 nguyên văn như sau”
“Gửi anh chị em hoạ sĩ,
Biết tin có cuộc trưng bày…, tôi nói vài ư kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo.
…Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ của mặt trận ấy.Cũng như các chiến sĩ, chiến sĩ nghệ thuật cần có nhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh.
Để làm tṛn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật của nhân dân có lập trường vững, tư tưởng đúng,nói tóm lại là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Về sáng tác th́ cần thấu hiểu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân…
Chắc có người nghĩ: cụ Hồ đưa nghệ thuật vào chính trị.
Đúng lắm, văn hoá nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị.”
Ngày 10 tháng 12 năm 1951.
Hồ Chí Minh.
(Trích quyển “ Văn Hồ Chủ Tịch”, tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường, trang 233, nhà xuất bản Giáo Dục Giải Phóng 1973)
Cũng trong quyển sách này coi như là quyển “ Quốc Văn Giáo Khoa Thư “,được mang ra dạy tại tất cả các trường trung học tại VN, Hồ Chí Minh c̣n có bài dạy “ Cách Viết”(trang 210 ngày 17-8-1952) có đoạn như sau:
“…Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai?
_ Viết cho đại đa số : Công -Nông –Binh.
Viết để làm ǵ?
_Để giáo dục,giải thích, cổ động, phê b́nh. Để phục vụ quần chúng.
Thế th́ viết cái ǵ?
_Trong vấn đề này cũng phải có lập trường vững vàng: Ta Bạn Thù th́ viết mới đúng.
Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta…
C̣n đối với địch th́ như thế nào?
_ Th́ nêu những cái xấu của nó để cho bộ đội ta, đồng bào ta biết là chúng nó độc ác như thế nào, để gây ḷng căm thù đối với quân địch.
Sự hung ác xấu xa của nó rất nhiều, nếu biết gom góp tài liệu th́ tha hồ mà viết. Có những chuyện nó làm, bên ngoài th́ như là tốt, mà bên trong th́ là xấu, ta phải giải thích cho nhân dân ta hiểu.
Thí dụ: Trong vùng địch, Pháp có khi “phát chẩn” hay là Mỹ “giúp” để tuyên truyền, để mua chuộc. Sự thật là chúng đă cướp chỗ này rồi “giúp” chỗ khác. Một thí dụ ấy đủ biết cái xấu của nórơ rệt rồi. Nhưng nếu không biết xem xét th́ tưởng nó làm như thế là tốt…”
(ngưng trích)
Hai bài viết trên đây đă thể hiện rơ “tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh” mà hiên nay giới lănh đạo VN coi đó như là khuôn vàng thước ngọc trong chiến dịch “Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Của Bác Hồ”, cho nên sống ở hải ngoại mà lại nh́n về VN qua lăng kính của đất nước tự do th́ e rằng chúng ta lại bị lừa thêm một lần nữa!
Sau 30-4-75, CSVN đốt phá hết sách báo, băng nhạc, tiêu diệt nền văn hoá của miền Nam mà họ cho là đồi trụy. Đến khi CS Liên Xô sụp đổ th́ chính sách “đổi mới” bắt đầu nhưng đổi mới để làm giàu mạnh cho Đảng chứ không phải để phản nghịch đe doạ Đảng. Nghị quyết 36 đă được soạn thảo ngay từ khi người Việt tị nạn CS đặt chân lên vùng đất tự do với tên là “ Làm Tốt Công Tác Vận Động Cộng Đồng Người VN Ở Nước Ngoài” và được thi hành triệt để sau đại hội Đảng kỳ 6 năm 1989.
Bộ môn ca trù lúc đầu bị CSVN coi là phong kiến cấm triệt để, sau này “đổi mới” lại phong chức cho cụ Quách Thu Hồ, người có tài về bộ môn này, là “Nghệ Sĩ Nhân Dân”!
Để vinh danh chiếc áo bà ba, vào Nam CSVN cắt hết những vạt áo dài. Đến khi “đổi mới học làm người, đua đ̣i theo tư bản” th́ chiếc áo dài lại được xuất hiện trong những buổi tŕnh diễn thời trang. Mới đây, hai cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt 2010 và hoa hậu VN 2010 tổ chức trong cùng tháng 8 tại VN cho thấy những ǵ mà CS chửi bới người miền Nam trước đây như “ tàn dư của tư bản”, “phồn vinh giả tạo”…th́ rơ ràng họ đang chửi vào mặt họ!
Nhạc sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn bị Đảng trù dập không cho du học v́ lư lịch cha anh có chân trong Nhân Văn Giai Phẩm. Sau nhờ vị giáo sư người Nga khám phá tài năng của anh đă làm áp lực buộc CSVN phải cho anh qua Nga học, mọi chi phí do ông bảo trợ. Đến khi Đặng Thái Sơn đoạt được giải dương cầm quốc tế Chopin th́ Đảng lại ôm anh vào ḷng tặng cho chức vụ “nghệ Sĩ Nhân Dân” và hănh diện “Đặng Thái Sơn, tiếng đàn vọng lên từ những căn hầm trú ần. Tiếng đàn bay cao hơn tiếng bom Mỹ nổ.Tiếng đàn vọng lên từ dưới những gốc mít của các trại sơ tán của trường nhạc VN. Đặng Thái Sơn, những nỗi đau của một dân tộc đấu tranh đ̣i độc lập…”
Đoàn múa rối nước Sông Ngọc có từ lâu đời cha truyền con nối ở tỉnh Hà Nam và Sông Ngọc là tên của một con sông ở đó. CSVN đă buộc đoàn Sông Ngọc phải dạy nghề cho những người mà Đảng đưa về học. Sau đó Đảng lập ra ba đoàn múa rối nước trực thuộc nhà nước là đoàn của bộ Văn Hoá Trung Ương, đoàn Thăng Long (đă 3 lần qua Mỹ tŕnh diễn) đoàn Hồ Chí Minh và nay có thêm hai đoàn là Hải Pḥng và Đắk Lắk. Kể từ đó, bộ Văn Hóa t́m cách gây khó khăn cho đoàn Sông Ngọc từ địa điểm cho đến nội dung những vở tuồng mà đoàn tŕnh diễn. Năm 1993 CS bắt họ tŕnh diễn những vở tuồng ca tụng Hồ Chí Minh nhưng đoàn lại đi tŕnh diễn vở tuồng “Sự tích Chuột”. Đoàn bị kết tội chống Đảng, nghệ sĩ bị bắt bớ, dụng cụ tŕnh diễn bị đập phá và những phiền nhiễu xảy ra liên tục khiến đoàn, nhân cơ hội xin phép lưu diễn tại Úc năm 1997, đă phải xin tị nạn. Một năm sau, với sự vận động mạnh mẽ của cộng đồng người Việt Úc Châu, đoàn đă được tị nạn chính trị và định cư vĩnh viễn tại Úc. Như vậy CSVN có tôn trọng nghệ thuật không nếu nghệ thuật đó không đi theo con đường của Đảng? Sự kiện này nói lên được rằng “ Chống đây là chống âm mưu CS dùng nghệ thuật múa rối nước để ngụy tạo tuyên truyền CSVN đă thay đổi, đă phát huy truyền thống dân tộc,trong khi đối với đoàn Múa Rối Sông Ngọc họ lại cố t́nh tiêu diệt”.
Viết về sự có mặt của thành phần ca sĩ trong nước, tờ VietWeekly lại binh vực một cách vụng về khi cho rằng “họ không hề tuyên truyền cho CS v́ không hát những bài hát của CS, cũng như những bài ca tụng HCM” mà không hiểu hoặc cố t́nh không hiểu rằng lối tuyên truyền của CS ngày nay rất tinh vi. Bài hát “Lời Cha” ca tụng “cha già” suốt đời nhớ ơn người, nếu đằng sau người ca sĩ không có tấm phong họa cái lăng của ông Hồ th́ khó mà kết luận đó là tuyên truyền. Chẳng lẽ phải trắng trợn huỵch toẹt “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ” hay “Bác cùng chúng cháu hành quân” th́ mới gọi là tuyên truyền hay sao? Hồ Chí Minh dĩ nhiên làm sao có thể thiếu được trong những cuốn video do trung tâm Thế Hệ Trẻ phát hành! H́nh ảnh ông Hồ tưới cây (vú sữa?), vui đùa với các thiếu nhi hay đứng bên mấy chị em Giải Phóng Miền Nam, cũng được lồng vào trong bài hát Bàn Tay (DVD Học Đánh Vần1).
Kể từ khi vụ treo cờ đỏ của Trần Trường tại Nam Cali thất bại, CSVN t́m mọi cách để phô trương biểu tượng này một cách mập mờ nơi có đông người Việt định cư. Ngôi sao vàng thường được thay thế khi th́ cái tô vàng như tờ thực đơn tại nhà thương Fountain Valley Nam Cali, hoặc là bản đồ VN màu vàng trên nền đỏ tại một nhà thờ VN ở Phoenix Arizona.
(Nguồn: Forum trungtamasia.com)
Thời điểm đồng bào Cao Nguyên đứng lên chống lại CS về sự hà khắc chiếm đất, diệt chủng đến nỗi Liên Hiệp Quốc phải can thiệp th́ bản nhạc “Thị Trấn Mù Sương”ca tụng đời sống an lành hạnh phúc của người miền Núi được chính tác giả, nhạc sĩ Thanh Sơn từ VN qua, giới thiệu trong cuốn DVD PBN 83 chủ đề Khúc Hát Ân T́nh, th́ đây có phải là một h́nh thức giải độc không?
Không khác ǵ tân nhạc, sau 1975, bộ môn cải lương cũng đă bị dẹp bỏ, nghệ sĩ trở về quê kiếm sống qua ngày. Chính sách đổi mới được giao cho “tiến sĩ” cải lương Bạch Tuyết nắm giữ. Đào kép cũ lần lượt xuất hiện qua những vỡ tuồng của sân khấu miền Nam mà một thời đă làm khán thính giả say mê nay được chính những diễn viên năm xưa đó đảm nhận. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nghệ thuật không dinh dáng ǵ đến chính trị nên những vở tuồng thường được viết dựa trên những sự kiện xảy ra trong xă hội, có yêu thương, có hiếp đáp, có vùi dập có chia ĺa…nhưng rồi kết cuộc lúc nào cũng có hậu tức người hiền bao giờ cũng gặp lành, kẻ ác phải bị trừng trị. Nay CS cho phép diễn lại nhưng không trọn vẹn nguyên cả tuồng mà chỉ cho tŕnh diễn những đoạn nào phản ảnh xấu xa về chế độ miền Nam và có lợi cho sự tuyên truyền của Đảng, như tuồng Ông C̣ Quận Sáu th́ khai thác đoạn ông C̣ hóng hách bắt nạt người dân, như chuyện Đời Cô Lựu th́ trích phần nói lên nỗi khổ đau của người con gái trước những cảnh bất công của xă hội, như Thái Hậu Dương Vân Nga th́ đề cao màn đánh đuổi giặc xâm lăng …
Đó là lư do tại sao có lối diễn tuồng “trích đoạn” mà người MC. TT giới thiệu thật nhuần nhuyễn, biết nhấn mạnh chỗ nào cần đề cao, liếng thoắng mời gọi khán giả nếu thấy tên Bạch Tuyết ở bất cứ đâu th́ nhớ mua vé đi xem, thúc đẩy thính giả lên tặng tiền cho “tiến sĩ”. Không những thế anh c̣n là cây cầu nối liền các văn nghệ sĩ , hằng năm vẫn duy tŕ lễ “giỗ Tổ” tại nhà anh, một dịp cho các nghệ sĩ trong và ngoài nước họp mặt. Nếu đem so với người chủ của anh, một nhà làm truyền thông kiêm nhà văn th́ tài ăn nói của anh vượt xa ngàn dặm. Tiếc rằng đêm văn nghệ của ĐVH đă bị rắc rối chứ không th́ vai tṛ MC của anh c̣n có cơ hội tiến xa hơn nữa!
H́nh : nhà báo Thanh Hiệp và MC Thanh Tùng
(nguồn: báo Người Lao Động 9-9-2010)
Âm nhạc là bộ môn dễ đi vào ḷng người nghe nhất, CS coi đó là lợi khí hữu hiệu tuyên truyền cho chế độ, nhưng lại rất sợ phản ứng ngược với những băng nhạc ghi lại h́nh ảnh của miền Nam tự do sản xuất tại hải ngoại. Chủ đề của những video do trung tâm Thúy Nga phát hành trước 1990 đă gây lo sợ cho CS không ít nên ca sĩ nằm vùng đă được gài vào. Giám đốc trung tâm Thúy Nga vốn là người có đầu óc thương măi, thấy có ǵ lợi th́ nhảy vào. Những năm tháng đầu tiên người tị nạn c̣n nhớ nhà luyến tiếc quê hương nên những video chủ đề về Quê Hương tăm tối về Ngày Quân Lực… được dàn dựng. Sau đó, khi đời sống người tị nạn đă ổn định, hoà đồng vào cuộc sống mới, bang giao hai nước được thiết lập th́ TT.Thúy Nga nghĩ ngay đến số lượng băng sẽ tiêu thụ ở quê nhà nên không ngần ngại hoàn thành cuốn Mẹ 40 để làm vừa ḷng nhà nước CSVN, phỉ báng quân lực VNCH, Chúa Phật cũng không so sánh được với sự lớn mạnh của chế độ CS…một lỗi lầm khó bỏ qua cho trung tâm này!
Việc đem lực lượng ca sĩ VN ra hải ngoại không kết quả, hai bầu show nổi tiếng ở Bắc Cali đă đổi chiến thuật bằng cách pha trộn thành phần ca sĩ, trong và ngoàii cùng hát chung.Tại Bắc Cali, chưa bao giờ lại có nhiều đêm ca nhạc như vậy. Chỉ một cuối tuần có đến 3 đêm văn nghệ nào là Nhạc Mùi ,Nhạc Quê Hương,T́nh Khúc Vượt Thời Gian, Nhạc T́nh Chiều Chủ Nhật, Kim Lợi 12 Năm Kỷ Niệm, v v…ngay cả ca sĩ Thái Thanh mà cũng bận rộn không kém. Thêm vào đó là những bài báo của kư giả tờ VietWeekly quảng cáo cả trang trên Thời Báo Bắc Cali, khen ngợi ca sĩ trong nước không tiếc lời. Khi người ta đă quen với những buổi tŕnh diễn như thế, không tỏ thái độ phản đối, th́ hai ông bầu show cũng tự động rút lui, vắng bóng một cách khó hiểu. Ca sĩ trong nước thoải mái tŕnh diễn nhưng vấn đề nhập cảnh khó khăn tốn kém nên chiến dịch “kết hôn với ngoại kiều” đă được thực hiện. Không những ca sĩ mà cả đạo diễn, giáo sư đờn tranh đờn c̣ cũng t́m đến nâng khăn sửa túi cho Việt kiều.
Để phù hợp với t́nh thế, âm nhạc phim ảnh(kể cả phim hải ngoại được thực hiện trong nước) cũng thay đổi theo từng giai đoạn.Thời kháng chiến chống “ngoại xâm” th́ phải có dao búa chém giết. Khi người Việt bỏ nước đi t́m tự do th́ tuyên truyền kín đáo hơn, ca tụng công lao Hồ Chí Minh với tuổi trẻ (Ba Mùa, T́nh Cha),ngợi khen kháng chiến (Gịng Máu Anh Hùng, Hà Nội mùa Thu, Mùa Thu Cho Em)… hay sâu xa hơn mô tả nỗi thống khồ thời Pháp thuộc (Mùa Len Trâu), thời chiến tranh(Áo Lụa Hà Đông) v v…Ngày hôm nay th́ phải “ru ngù” bằng loại nhạc t́nh được chọn lọc từ các nhạc sĩ miền Nam như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng…phim ảnh th́ phô trương cảnh ăn chơi, giàu sang sung sướng (Để Mai Tính). Qua mấy năm quanh quẩn các ṣng bài th́ thời điểm này “thần tượng” Đàm Vĩnh Hưng bắt buộc phải xuất hiện tại các cộng đồng người Viêt hải ngoại.
Sau khi bị Lư Tống xịt hơi cay, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng họp báo cho biết “ĐVH không giữ một chức vụ nào của chính quyền ngoại trừ họ (nhà cầm quyền CS) nhận ra giọng ca ĐVH có sức lôi cuốn giới trẻ nên đưa Hưng vào là một nhân vật trong số 60 người thanh niên tiên tiến (Hôi Liên Hiệp Thanh Niên) dùng ảnh hưởng của ḿnh kêu gọi những thanh niên lầm đường x́ ke ma túy trờ về con đường ngay”
Nên nhớ, múa rối nước là một môn nghệ thuật phát xuất từ tỉnh Hà Nam và Đoàn Sông Ngọc là con cháu tay nghề cha truyền con nối nhưng v́ không phải là đảng viên nên đă bị loại bỏ đề những đoàn múa rối phục vụ cho Đảng ra đời. ĐVH thú nhận giọng ca của anh có sức lôi cuốn ǵới trẻ nhưng chủ yếu đối tượng có phải là giới trẻ nghiện ngập hay không? Thành phần này Đảng đâu có màng tới, thuốc lắc từ Trung cộng tràn sang Đảng đâu có dẹp?, đường giây buôn lậu bạch phiến lại do chính đảng viên cầm đầu rồi v́ cạnh tranh nhau đưa đến hành động xử bắn oan khiêng cho bà Nguyễn Thị Hiệp (ngày 25-4-2000), người Canada gốc Việt, mặc cho chính phủ Canada giận dữ cắt đứt ngoại giao v́ không để cho họ qua VN điều tra vụ án khi mà họ nắm được bằng chứng trong tay? Đảng chỉ muốn mỗi khi ĐVH xuất hiện th́ giới trẻ nắm tay nhảy nhót, ḥ hét điên cuồng, quên đi h́nh ảnh hào hùng bất khuất của Lê Thị Công Nhân, Nguyển Văn Đài, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, LM Nguyễn Văn Lư…Đảng cũng không muốn người dân bận tâm đến Hoàng Sa Trường Sa, đến Bauxite đến “tàu lạ” nên sắp đặt cho một đại nhạc hội sẽ mở ra nay mai cho Tuấn Ngọc, Lệ Thu được phép trở về lại để ru ngủ đồng bào!
Theo chương tŕnh vạch định, tháng 3 năm nay ĐVH qua Âu châu hát chung với Như Quỳnh cho quen mắt khán giả, tháng 7 ĐVH đến Mỹ xuất hiện một loạt tại cộng đồng các nơi trên đất Mỹ. Thử hỏi nếu không có chuyện Lư Tống th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra? “Duyên Dáng VN” tái xuất hiện? hay chương tŕnh văn nghệ thu h́nh của TT Thúy Nga “đă đổi chủ”,tăng cường thêm bởi sự quay về của Ngọc Hạ, Như Quỳnh? và với một lực lượng hùng hậu gồm thành phần ca sĩ hải ngoại từng được phép cho về VN hát, ca sĩ kết hôn với ngoại kiều, tất cả đang nằm chờ đợi chuyến đi này của ĐVH…
Nhưng may thay! Chúng ta phải cám ơn Lư Tống. Bao năm trời ṛng ră biểu t́nh chống đối bị mấy ông kư giả cho là “cực đoan” là “hận thù” là “thiếu văn minh”, nay chỉ một cú “xịt” của Lư Tống đă giải toả được nhiều vấn đề. Bị gán cho là “vô văn hoá” cũng không sao miễn là đấm được một cú thật mạnh vào mặt Đảng cho thấy người tị nạn không phải ai cũng v́ tiền trở thành tay sai cho Đảng, dằn mặt được những bầu show trá h́nh, những toan tính hô hào lỗ lă của ông giám đốc tham tiền muốn biến trung tâm của ḿnh trở thành “ b́nh mới rượu cũ”, kể cả loại nhà báo viết lách theo tấm check hằng tháng, thức tỉnh những ai c̣n thờ ơ để CS lợi dụng “âm nhạc không biên giới” che mắt cho những hành động đàn áp tù đày các nhà dân chủ trong khi đó lại qú lạy dâng đất dâng biển cho quan thày, lảm ngơ để chúng uy hiếp ngư dân ḿnh mà không một lời phản đối và nhất là sở thuế IRS đă nhập cuộc khiến cho đêm văn nghệ Hoa Hậu Hoàn Vũ lần thứ 6 phải hủy bỏ một cách bất ngờ… th́ vô văn hoá hay tù tội đối với Lư Tống có nghĩa ǵ khi mà anh có cơ hội đưa tội ác CS ra trước pháp đ́nh?
Tháng Tám vừa rồi nhân dịp qua Florida, khi đến mua hàng ở khu Opera Plaza, chủ nhân của tiệm La Casa De La Guayaberas đă nhắc đến Lư Tống và nói với chúng tôi “ Lư Tống là một anh hùng”. Người Cuba ở Miami đổ ra đường chào mừng biết ơn Lư Tống sau khi anh bay qua Cuba rải truyền đơn gọi Fidel Castro là “Con Khủng Long Già”, trong khi đó một đảng phái trong cộng đồng chúng ta lại dè bỉu “một con én không làm nên mùa Xuân”, có kẻ c̣n gọi anh là “anh Khùng”! Thế mới biết chúng ta thua xa CĐ Cuba về sự đoàn kết. Nhờ đoàn kết tạo nên sức mạnh mà CĐ Cuba đă biểu quyết xúc tiến việc loại bỏ các sách của CS Cuba kể cả sách do Hà Nội xuất bản ra khỏi các thư viện trong học khu Miami-Dade v́ giới phụ huynh cho rằng không trung thực. Cũng nhờ sự đoàn kết mà cộng đồng Cuba đă không chấp nhận “âm nhạc không biên giới” khiến cho chương tŕnh trao giải thưởng Latin Grammy Awards hằng năm đă phải dời về Los Angeles thay v́ tổ chức ở Miami Florida vào năm 2001 v́ trong chương tŕnh có sự xuất hiện của các ca sĩ từ Cuba sang!
Nay, CSVN tung văn hóa vận ra hải ngoại không ngoài mục đích củng cố địa vị, duy tŕ chế độ đă làm tan nát quê hương hơn nửa thế kỷ nay. Là người Việt Nam tị nạn CS, nếu c̣n nghĩ một chút ǵ cho quê hương thử hỏi chúng ta có thể nào tiếp tay với con buôn, với kẻ mưu đồ chính trị, đi ủng hộ cho những chương tŕnh văn nghệ một chiều như thế này măi hay không?
Bắc Cali tháng 9/2010
Nhàn SF
Bookmarks