Dưới đây là bài phát biểu của Đức Giám Mục Vinh-sơn Nguyễn văn Long OFMConv trong Hội nghị ‘Rerum Novarum’ năm 2011về đề tài ‘Người Tầm Trú: Có một giải pháp đúng đắn không?’ tại Hội trường Trung tâm, trường Đại học Công Giáo Úc tại Melbourne ngày thứ Ba 11 tháng 10 năm 2011.
Thưa các bạn,
Thật là một vinh dự lớn cho tôi, một “đứa trẻ mới vào nghề”, được phát biểu trong hội nghị năm 2011, do Ủy ban Công lư và Ḥa b́nh Melbourne tổ chức, kết hợp với trường Đại học Công giáo Úc và Ủy ban Công Giáo về Di Dân và Tị Nạn Melbourne. Đối với những ai chưa biết về hội nghị thường niên này, nó được lấy cảm hứng từ Tông thư hay “bức thư ngỏ” được gọi là Rerum Novarum có nghĩa là ‘Những Điều Mới’ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1891. Bằng cách đối mặt với các vấn đề khẩn cấp của thời đại và kêu gọi Nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, Rerum Novarum đă đặt nền móng cho giáo huấn hiện đại về xă hội của Giáo hội Công giáo. Trong thực tế, nó thể hiện quan điểm cho rằng người nghèo có một t́nh trạng đặc biệt trong việc xem xét các vấn đề xă hội bởi v́ Thiên Chúa ở về phía người nghèo. Các Đức Giáo Hoàng kế vị đă noi theo hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng Lêô và tiếp tục lên tiếng về các vấn đề công bằng xă hội. Ví dụ, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đă lên tiếng mạnh mẽ trong Tông huấn đầu tiên của ngài Deus Caritas Est khi ngài tuyên bố “Giáo Hội không thể và không được phép ở bên lề trong cuộc chiến cho công lư. Giáo hội phải thủ vai của ḿnh thông qua các tranh luận hợp lư và khơi dậy năng lực tinh thần, nếu không th́ công lư, điều luôn luôn đ̣i hỏi sự hy sinh, không thể thành công và phát triển.”
Tối nay, tôi nói chuyện với các bạn trên cương vị một giám mục. Tôi có ư tuyên bố một cách không xấu hổ rằng Giáo Hội đứng về phía người nghèo, cũng như Thiên Chúa luôn đứng về phía họ. Nhưng trên tất cả, tôi nói chuyện với các bạn như một người mà bản thân đă từng là người tị nạn và tầm trú. Bằng cách chia sẻ cuộc hành tŕnh cá nhân của tôi, tôi hy vọng sẽ tạo ra một bầu khí hiểu biết và t́nh liên đới với những người ra đi kém may mắn khác mà hành tŕnh cuộc sống của họ cũng xứng đáng không kém chúng ta là được tôn trọng và có nhân phẩm.
Người ta thường nói lịch sử hay lặp đi lặp lại. Tôi thấy rằng những câu chuyện của nhiều người tị nạn muốn t́m nơi trú ẩn tại Úc hiện nay tương tự như của chúng tôi, những người tị nạn Việt Nam trốn thoát khỏi gông cùm và sự khủng bố của chủ nghĩa Cộng sản trong các thập niên 1970 và 80. Chia sẻ câu chuyện của tôi với các bạn, tôi muốn tạo cho họ một tiếng nói; bởi v́ với vị trí của tôi, tôi coi đó là một quyền lợi và nghĩa vụ đạo đức để vươn tới với những người đồng cảnh ngộ tị nạn đang t́m kiếm tự do và các giá trị nhân bản.
Tôi xin phép được đưa các bạn trở lại với một chút kư ức – ít nhất là cho những người lớn tuổi đủ để nhớ lại. Chiến tranh Việt Nam: vâng, một cuộc chiến hiện thực, đầy bạo lực và kéo dài nhất và đồng thời cũng là cuộc chiến gây tranh căi và chia rẽ nhất c̣n khắc ghi sâu đậm trong tâm trí chúng ta. Ai có thể quên được những h́nh ảnh kinh hoàng của cuộc chiến đó đă được chuyển tiếp tới màn ảnh truyền h́nh của chúng ta mỗi ngày? Ai có thể quên được các cuộc biểu t́nh trên đường phố trong các thành phố và tại các cơ sở của các trường đại học của chúng ta? Đó là một cuộc chiến mà chúng ta không thể đương đầu, thậm chí sau nhiều năm tiến hành và chiến đấu, cuối cùng bị bỏ rơi và sau đó là sự thất bại bi thảm. Đáng tiếc là những người lính Úc của chúng ta đă mang những vết sẹo về thể lư và tâm lư cả trong và sau cuộc chiến. Trong nhiều trường hợp, họ đă trở về không phải chỉ là không được công nhận một cách xứng đáng mà c̣n nhận được sự sỉ nhục họ không đáng phải chịu.
Nhưng sự thật có thói quen tiết lộ chính nó trong một nhận thức muộn màng. Khi vào cuối cuộc chiến, chính xác là ngày 30 tháng Tư năm 1975, hàng triệu người tị nạn Việt Nam đă đổ xô ra biển để trốn thoát khỏi chế độ cộng sản, người ta bắt đầu hiểu lư do tại sao cuộc chiến đó đă phải được chiến đấu và kháng cự. Người Việt Nam là một dân tộc rất tự hào. Chúng tôi tự hào về di sản của chúng tôi có hơn 4.000 năm lịch sử tích lũy, chúng tôi tự hào về đất và biển của chúng tôi là một trong những nơi ngoạn mục nhất ở Á châu. Những ai trong các bạn đă từng đến Việt Nam sẽ đồng ư với tôi. Cuộc sống và số phận của chúng tôi được bén rễ sâu trong mảnh đất của chính chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ được biết đến như là những người du canh du cư hoặc di dân. Chưa bao giờ trong lịch sử thăng trầm lâu dài của chúng tôi đă có một cuộc di tản hàng loạt như vậy ra khỏi mảnh đất của chính ḿnh. Chưa bao giờ, ngay cả khi chúng tôi bị Trung Quốc xâm chiếm và đặt ách nô lệ trong một ngàn năm, ngay cả khi người Pháp đô hộ chúng tôi hàng trăm năm hoặc ngay cả khi người Nhật gây ra nạn đói làm hàng ngàn người chết trong đệ nhị thế chiến. Chế độ cộng sản đă vượt trên tất cả các chế độ đó với sự cai trị bằng khủng bố, đó là lư do lớn nhất, bi thảm nhất với cuộc di tản chưa từng có trong lịch sử của chúng tôi.
Tôi không ở đây để xem xét lại tất cả các điều tệ hại của chủ nghĩa cộng sản. Nó đủ để nói rằng cuộc di tản là một minh chứng cho mong muốn bất khuất được sống trong tự do và nhân phẩm trong mỗi con người. Chúng tôi, những người tị nạn Việt Nam và là những kẻ sống sót sau sự kiện bi thảm đó là nhân chứng sống cho tự do và các giá trị cơ bản của con người mà chúng tôi đă bị từ chối ngay trên đất nước của chúng tôi. Thưa các bạn, đó là lư do chúng tôi chấp nhận nguy cơ bị các lính canh cộng sản bắn giết, bị đói khát nhiều ngày, bị hải tặc cướp và hăm hiếp, và cuối cùng phải bỏ mạng trên đường vượt biển t́m tự do như hàng trăm ngàn đồng bào của chúng tôi. Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng tự do thật đáng giá để tranh đấu. Chúng tôi muốn bộc lộ sự ngây thơ và gian dối của một điều không tưởng về cộng sản mà nó chỉ có thể tồn tại trong lư thuyết hay trong một thế giới cả tin, nhưng đă là một địa ngục thực sự cho chúng tôi trong thế giới hiện thực. Chúng tôi muốn thừa nhận sự hy sinh và dũng cảm của các chiến sĩ của chúng tôi. Các cuộc chiến tranh luôn luôn gây tranh căi và chia rẽ, nhưng như những ǵ chúng ta đang quan tâm, không có ǵ đáng kính hơn so với sự đấu tranh cho người dân Việt Nam, cho tương lai của họ thoát khỏi chế độ độc tài, cho công lư và tự do. Cuộc chiến đó trước đây và hiện nay không bao giờ là vô ích.
Cá nhân tôi là một người tị nạn thế hệ thứ hai. Tôi nói thế v́ cha mẹ tôi đă từng là người tị nạn trước tôi. Năm 1954, sau khi Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam theo hai ư thức hệ đối kháng, cha mẹ tôi – một cặp vợ chồng trẻ ở độ tuổi đôi mươi với một đứa con nhỏ, đó là người chị cả của tôi lúc đó mới 2 tuổi, – nhổ gốc từ ngôi nhà của ḿnh ở gần Hà Nội và mạo hiểm về phía nam. Họ trốn thoát bằng một chiếc ghe nhỏ và ra đi đến phần đất mà họ chưa từng biết đến trên đất nước. Tại sao họ, và hơn một triệu người Việt Nam từ miền Bắc như họ, thực hiện một cuộc hành tŕnh đầy nguy hiểm về một nơi không rơ ở phía nam? Câu trả lời rất đơn giản: họ đă nh́n thấy những tội ác của chế độ mới khởi đầu trong các sự kiện thảm khốc như cái gọi là cải cách ruộng đất, cưỡng bách các nông dân vào hợp tác xă nông nghiệp, sự đàn áp có hệ thống đối với Kitô giáo, đấu tố và xử tử công khai hàng ngàn người. Họ đă sống trong sợ hăi và khủng bố. Trong một bầu khí như vậy, họ đă sẵn sàng đánh đổi mọi sự để có cơ hội sống trong tự do.
Đó là một điểm xoay của số phận mà sau này tôi cũng theo bước chân của họ, chỉ có điều là sau này nó là một cuộc hành tŕnh xa hơn và nhiều rủi ro hơn. Chúng tôi là một gia đ́nh có bảy người con. Một điều thực tế phổ biến cho các bậc cha mẹ là để bảo đảm sự an toàn cho các con trai trưởng thành của ḿnh khỏi bị bắt tham gia vào quân đội Cộng sản Việt Nam lúc đó đang can dự vào hai cuộc chiến tranh biên giới đồng thời: Trung Quốc ở phía bắc và Khmer Đỏ ở phía nam. Hai anh trai của tôi thoát đi đầu tiên và định cư tại Ḥa Lan. Tôi trốn thoát bằng thuyền vào năm 1980 với chị dâu của tôi và hai đứa con nhỏ của chị – một bé trai 18 tháng và một bé gái chưa đầy 6 tháng. Tôi phải ẵm đứa cháu gái ấy hầu như suốt cuộc hành tŕnh. Đó là kinh nghiệm đau buồn nhất tôi từng trải qua. Và tôi không nói về việc thiếu lương thực, nước uống, và phơi ḿnh trong nắng gió. Nhưng là việc nh́n xem một đứa trẻ bị đau đớn khốn khổ mà ḿnh hoàn toàn bất lực để làm bất cứ điều ǵ cho nó. Nhưng kinh nghiệm của tôi là c̣n nhẹ so với rất nhiều thuyền nhân khác mà tiếng khóc của họ có thể xuyên thủng bầu trời. Họ là những người đă bị bắn và giết chết bởi những người lính biên pḥng cộng sản; họ là những người đă bỏ ḿnh trên biển cả mà không để lại một dấu vết; họ là những người đă bị bọn hải tặc cướp, hăm hiếp, đánh đập hoặc giết chết. Một số c̣n sống sót để kể lại những câu chuyện kinh hoàng của họ, nhưng hàng ngàn hàng vạn người khác th́ không có cơ may. Một nghiên cứu ước tính rằng có đến 500 ngàn trong số 2 triệu người tị nạn Việt Nam chết trên đường đi t́m tự do. Không có ǵ phải nghi ngờ, đây quả là khúc phim đen tối nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
* C̣n tiếp trang II
Bookmarks