Mở đầu cuốn Câu Chuyện Nghệ Thuật ( The Story of Art ) tác giả E.H. Gombrich cho rằng không hề có cái gọi là Nghệ Thuật.
Chữ Nghệ Thuật chỉ xuất hiện sau nhiều ngàn năm nhân loại đă từng đẽo gỗ, đục đá, vẽ tranh, xây cất ...
Bấy giờ những cái ấy được dùng như những uy lực đầy bí ẩn.
Và mở đầu cuốn Tiếp Xúc Với Nghệ Thuật, tác giả Thái Bá Vân lại phân biệt lịchsử, và lịch sử nghệ thuật.
Theo ông, lịch sử nói chung là sự phán xét cái đă quakhông bao giờ trở lại. C̣n lịch sử nghệ thuật là sự phán xét những cái c̣n lại,
c̣n sống, c̣n thở chung với chúng ta. Do đó nghệ thuật không có hơn kém, hay
dở, mà chỉ có sự thưởng ngoạn ít nhiều.
Riêng ngành Điêu Khắc Gỗ, có thể là già lăo nhất, đă hoàn tất chắt lọc mọi tinh
xảo của nghệ thuật này. Vậy th́ nay có ǵ mới mẻ để cống hiến ? Đây là câu hỏi
làm bù đầu hầu hết những người sáng tạo nghệ thuật chứ không riêng ǵ điêu khắc.
Nghệ nhân có thể đi dạo trong rừng và suy nghĩ. Hoặc t́nh cờ thấy cục đá, khúc
gỗ nhặt về lui cui đục đẽo. Ở đây sẽ không kể đến cái khéo của bàn tay, mà là
cái hay của tư duy sáng tạo. Điêu khắc gỗ nương theo nguyên liệu thiên nhiên, từ vết nứt, chỗ sâu mục, nghệ nhân có tham vọng "cứu" khúc gỗ khỏi sự chết.
Hoặc để khúc gỗ kể lại đời ḿnh. Hoặc ḿnh kể cuộc đời cho gỗ nghe. Đó là cái có thể gọi là mới mẻ để công hiến .
Tại Thung Lũng Santa Clara, California, không xa những khu rừng dọc theo triềnnúi, trong một ngôi nhà với không gian nho nhỏ, ít dụng cụ thô sơ, nghệ nhân
Vũ Tiến Thủy đă vừa hoàn tất một số tác phẩm "dọ dẫm" cho Nghệ Thuật Tạo H́nh Từ Gỗ Rừng.
Có thể xem các tác phẩm này trong slideshow trên :
Bookmarks