Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继 Zhang J́), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ư Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ.
Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đă được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lăm.
Nguyên bản chữ Hán:
楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
江楓魚火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船
Phiên âm Hán-Việt:
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô (1) thành ngoại Hàn San tự (2)
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hàm Ninh
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Bản dịch của Tản Đà
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây băi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Bản dịch Tiếng Việt của Hồ Tiểu Tà
Neo thuyền bến Phong Kiều
Trăng tản, quạ rền, sương lăng đăng.
Bàng-sông, lửa-cá đối nghiêng sầu.
Nửa đêm đỗ thuyền nghe chuông vọng,
Cô Tô chùa cổ một Hàn Sơn.
Lời b́nh
"Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, dễ hiểu, với nhiều địa danh đầy sức gợi cảm như Cô Tô- gắn với h́nh ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích... nên thường có các cách giải thích khác nhau về một vài t́nh tiết khi chuyển ngữ. Tuy nhiên vẻ đẹp thống nhất từ h́nh tượng bài thơ th́ các dịch giả từ Tản Đà, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố v.v. cũng như các dịch giả khác sau này đều có điểm tương đồng trong cách cảm nhận.
Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và cái nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài. Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó. Nhưng ư thơ dường như không khớp nhau v́ khi trăng lặn (nguyệt lạc), tức đă gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm - bán dạ) th́ c̣n ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm. Đó là nỗi buồn của một người bị chuyển đi xa, nó giống như nỗi buồn của Bạch Cư Dị lúc về Giang Châu, luôn làm tác giả ch́m vào trong ảo ảnh.
Tiếng chuông đến từ chùa Hàn San, nơi có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô, đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng.
Chú Thích: (1) Cô Tô là tên gọi cũ của thành phố Tô Châu ngày nay, nằm
ở hạ lưu sông Dương Tử. Thành Cô Tô được xây dựng bởi Ngô Vương Phù Sai dành để tặng cho người đẹp Tây Thi.
(2) Chùa Hàn San nằm ngoài cổng Tây Xương thành cổ Cô Tô
VP-Sưu tầm từ Net
Bookmarks