Trọng Nghĩa

Không đầy một hôm sau khi chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc trở lại cảng sau 5 ngày thử nghiệm trên Hoàng Hải, Bắc Kinh vào hôm qua 16/08/2011 công khai cho biết: địa bàn hoạt động của con tàu này sẽ là Biển Đông.


Hàng không mẫu hạm do Trung Quốc mua lại từ Ukraina (Reuters)

Theo giới phân tích, quyết định này một lần nữa chứng tỏ tham vọng thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc, bất chấp quyền lợi của các nước Đông Nam Á.

Như thông lệ, Bắc Kinh đă cho báo chí nhà nước loan báo ư định của họ. Hăng tin Ấn Độ PTI trích dẫn nguồn tin trên tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc cho biết là chiếc HKMH đầu tiên của nước này sẽ được bố trí trong vùng biển Nam Hải, tên được Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông. Thời điểm triển khai sẽ là vào tháng 8 năm 2012, nhân Ngày Quân lực Trung Quốc 01/08 (người Việt thường gọi là ngày Bát nhất).

Cũng theo tờ Nhân dân Nhật báo, hàng không mẫu hạm này sẽ góp phần tăng cường năng lực chiến đấu và răn đe của hải quân Trung Quốc. Một dấu hiệu cho thấy tầm mức quan trọng của chiếc HKMH là nó được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Quân ủy trung ương Trung Quốc, định chế lănh đạo cao nhất của quân đội hiện do chính ông Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với nhiều láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam đang căng thẳng sau một loạt các hành động thô bạo của Trung Quốc nhằm áp đặt đ̣i hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, quyết định điều chiếc tàu sân bay đến vùng đang tranh chấp này đương nhiên làm cho t́nh h́nh trong khu vực căng thẳng thêm.

Ngoài việc loan báo kế hoạch triển khai, tờ báo Trung Quốc cũng tiếp tục tung ra những tín hiệu đe dọa gián tiếp nhắm vào những nước đang tranh chấp với họ khi nêu bật vai tṛ «chiến lược» của loại phương tiện quân sự mới này.

Trích lời tướng Kiều Lương, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, tờ báo cho biết với HKMH này, Trung Quốc có thể nới rộng phạm vi tác chiến ra ngoài chuỗi đảo đầu tiên. Theo chuyên gia này, giành được quyền kiểm soát trên không là điều kiện tiên quyết để tác chiến bằng lực lượng hải quân, đặc biệt là ở những vùng cách xa lục địa.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc cử phương tiện hải chiến hùng hậu nhất hiện nay của họ đến vùng Biển Đông là một yếu tố mới thể hiện tham vọng của họ muốn khống chế khu vực này.

Tham vọng đó càng lúc càng được Bắc Kinh bộc lộ rơ ràng hơn, Từ tháng năm năm 2009, lần đầu tiên họ trương ra trước quốc tế tấm bản đồ h́nh chữ U đ̣i hỏi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, qua đầu năm 2010, họ lưu ư cường quốc Thái B́nh Dương là Hoa Kỳ rằng Biển Đông thuộc pham trù lợi ích cốt lơi của Trung Quốc.

Song song với các động thái ngoại giao đó, trên hiện trường Biển Đông, Trung Quốc tiến hành một cách có hệ thống một loạt những hành động hù dọa, sách nhiễu cụ thể nhắm vào những nước tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, từ Philippines cho đến Việt Nam.

Về mặt quân sự, hải quân Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm năng vũ khí, đặc biệt là đối với Nam hải Hạm đội, phụ trách vùng Biển Đông. Căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam, nơi gần Biển Đông nhất, đă được mở rộng, hiện đại hóa để có thể chứa tầu ngầm nguyên tử và thậm chí hàng không mẫu hạm. Khi chiếc HKMH đầu tiên của Trung Quốc đến hoạt động tại Biển Đông, chắc hẳn bản doanh của nó sẽ đặt tại Tam Á.

Trong một bài viết đề ngày hôm qua trên trang web của tờ Asiatimes tại Hồng Kông, một nhà quan sát cho rằng với một HKMH sẵn sàng hoạt động và đặt căn cứ hải quân ở Tam Á, Trung Quốc rơ ràng là muốn duy tŕ uy lực trên không ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông.

Trọng Nghĩa - RFI