Results 1 to 3 of 3

Thread: TRỞ LẠI DỤ SỐ 10

  1. #1
    Member
    Join Date
    02-09-2010
    Posts
    190

    TRỞ LẠI DỤ SỐ 10

    Trần Gia Phụng

    Trong bài “LHQ và vụ khủng hoảng Phật giáo 1963 (VI)”, đăng trên DCVOnline.net ngày 26-10-2010, ông Nguyễn Văn Lục, có đoạn đề cập đến bài viết của tôi nhan đề là “Lư do cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963” đăng trên các báo vào tháng 11-2009, chứ không phải trong sách Việt sử đại cương tập 6 như ông Nguyễn Văn Lục viết, đơn giản chỉ v́ sách nầy chưa xuất bản.

    Sau khi trích dẫn ba người viết khác nhau, trong đó có một đoạn trong bài viết của tôi, ông Nguyễn Văn Lục viết: “Cả ba đoạn trả lời trích dẫn trên đều có chung đặc điểm là mơ hồ, có chỗ lạc đề, có chỗ như xuyên tạc như nhận xét của ông Trần Gia Phụng. Trong một đoạn văn ngắn ở trên, ông Trần Gia Phụng đă mắc nhiều sai lầm và xuyên tạc vô bằng. Ông cho người ta có cảm tưởng ông chưa hề đọc bản văn về Dụ số 10.”

    Tôi không dám nói là ông Lục chưa đọc Dụ số 10, nhưng riêng phần tôi, tôi xin gởi tặng ông Lục nguyên bản photocopy chương thứ nhất Dụ số 10 đăng trên Công báo Việt Nam ngày 19-8-1950, nhằm trả lời cảm tưởng của ông Lục rằng tôi “chưa hề đọc bản văn về Dụ số 10” để dư luận rộng răi theo dơi. Xin ông Nguyễn Văn Lục vui ḷng đừng chủ quan phán đoán.

    Trở lại Dụ số 10. Dụ số 10 ngày 6-8-1950 gồm 45 điều. Chương thứ nhất (nguyên tắc), điều thứ nhất ghi rằng: “Hội là hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu. Muốn có hiệu lực thị hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ.”

    Sau điều thứ nhất, Dụ số 10 triển khai chi tiết điều kiện, mục đích, điều lệ, quy chế tổ chức hiệp hội,… Đến chương thứ năm, điều thứ 44, ghi rằng: “Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô và các Hoa kiều lư sự hội sẽ ấn định sau.”

    Như thế, theo Dụ số 10, các hội truyền giáo các tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài giáo, Phật giáo Ḥa Hảo đều nằm ngang hàng với các hội “chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu”, trong khi theo điều thứ 44 của Dụ nầy, các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô và các Hoa kiều lư sự hội sẽ được ấn định sau.

    “Sẽ ấn định sau”, theo ông Nguyễn Văn Lục “có nghĩa là 13 năm sau vẫn chưa ấn định, có nghĩa Hội truyền giáo Ki tô và Hội Hoa Kiều Lư sự vẫn chưa có được quy chế đặc biệt. Vậy th́ căn cứ vào đâu để nói rằng hội truyền giáo ki tô giáo được hưởng quy chế ưu đăi dựa trên pháp quy?”

    Ông Lục nói đúng là cho đến khi chế độ Ngô Đ́nh Diệp sụp đổ ngày 1-11-1963, vẫn chưa có quy chế cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô. Tuy nhiên, chẳng cần căn cứ vào đâu, người ta cũng hiểu rằng các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô không nằm trong các điều khoản do Dụ số 10 quy định th́ không bị ràng buộc bởi Dụ số 10, và hoàn toàn tự do hoạt động mà không bị hạn chế bởi bất cứ quy định nào, đứng biệt lập ngoài ṿng cương tỏa của luật pháp. Như thế Dụ số 10 có phân biệt đối xử giữa các tôn giáo hay không? Xin để cho người đọc trả lời.

    Ở một đoạn sau, ông Nguyễn Văn Lục c̣n viết tiếp: “Có hai điều đặc biệt là Bảo Đại đă kư Dụ số 10 tại Vichy, bên Pháp. Đến 19 tháng 11, năm 1952, có sửa đổi một hai điều lệ liên quan đến Bộ thể thao và thanh niên với chữ kư của Vũ Hồng Khanh, bộ trưởng thanh niên và thể thao cùng với chử kư của bộ trưởng Ngô Thúc Định và chữ kư của Bảo Đại năm 1952. Lần này Bảo Đại kư ở Sài G̣n. Đến ngày 3 tháng tư, 1954 một lần nữa lại có sự sửa đổi và lần này có chữ kư của thủ tướng Bửu Lộc và vua Bảo Đại tại Đà Lạt.” Đúng là Dụ số 24 ngày 19-11-1952 sửa đổi Dụ số 10 liên hệ đến quy chế các hiệp hội thanh niên và thể thao, nhưng Dụ số 6 ngày 3-4-1954 bổ túc Dụ số 10 mới đáng quan tâm, theo đó điều thứ nhất của Dụ nầy ghi rằng: “Điều thứ 11 của Dụ số 10 ngày mồng 6 tháng tám dương lịch năm 1950 ấn định quy chế các hiệp hội được bổ túc như sau đây: “Các giới thẩm quyền đă ban phép thành lập cho một hiệp hội có thể ra lệnh khai trừ một hay nhiều nhân viên trong ban quản trị hiệp hội ấy mà không cần phải cho biết v́ lẽ ǵ. Hiệp hội nào bất tuân lệnh ấy phải bị giải tán do quyết định của giới thẩm quyền vừa kể ở khoản trên.”

    Như thế, tu sĩ các hội Phật giáo, Cao Đài giáo, Phật giáo Ḥa Hảo nằm trong quy chế nầy, có thể bị chính quyền khai trừ mà không cần cho biết lư do, trong khi tu sĩ các hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô không nằm trong quy chế Dụ số 10, thảnh thơi hoạt động và đương nhiên không khi nào bị chính quyền có thể khai trừ ǵ cả. Như vậy, Dụ số 10 và Dụ số 6 bổ túc cho Dụ số 10, có phân biệt đối xử giữa các tôn giáo hay không? Cũng xin để cho người đọc trả lời.

    Dụ số 10 được ban hành ngày 6-8-1950 và Dụ số 6 được ban hành ngày 3-4-1954 dưới chế độ Quốc Gia Việt Nam, do Bảo Đại làm quốc trưởng. Qua thời chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, từ năm 1954 đến năm 1963, các dụ nầy không bị băi bỏ, tiêu hủy. Điều đó có nghĩa là các dụ nầy đương nhiên vẫn c̣n giá trị pháp lư. V́ vẫn c̣n giá trị pháp lư nên Dụ số 10 và Dụ số 6 vẫn ràng buộc các tổ chức Phật giáo, Cào Đài giáo và Phật giáo Ḥa Hảo theo các quy định trong hai dụ nầy.

    Sau biến cố ngày 8-5-1963 tại Huế và nhất là sau khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11-6-1963 tại Sài G̣n, mới diễn ra cuộc họp từ 14 đến 16-6-1963 giữa Uỷ ban Liên bộ của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm và Uỷ ban Liên phái Phật giáo. Cuộc họp nầy đi đến bản thông cáo chung được tổng thống Diệm duyệt kư và công bố ngày 16-6-1963. Thông cáo chung gồm có 4 mục lớn là: 1) Quốc kỳ - đạo kỳ. 2) Dụ số 10. 3) Vấn đề bắt bớ và giam giữ Phật giáo đồ. 4) Tự do truyền giáo và hành đạo.

    Mục 2 của bản Thông cáo chung, liên hệ đến Dụ số 10, nguyên văn như sau: “Tách Hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 và lập một quy chế hợp với tính cách đặc biệt về nhu cầu sinh hoạt của những Hiệp hội tôn giáo ấy. Quy chế đó sẽ là một đạo luật do Quốc hội soạn thảo với sự tham khảo trực tiếp ư kiến của tôn giáo lien hệ. Quốc hội sẽ biểu quyết đạo luật nầy, chậm là cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964. Trong khi chờ đợi ban hành đạo luật mới, Uỷ ban Liên bộ đồng ư sẽ có những chỉ thị cần thiết để Dụ số 10 không áp dụng quá khắt khe đối với các Hội Phật giáo, Phật học. Phái đoàn Phật giáo cam kết chỉ thị cho các tăng ni chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Quốc gia và thi hành mọi biện pháp kỷ luật nội bộ đối với những hành động lệch lạc.”Minh Không Vũ Văn Mẫu, Sáu tháng pháp nạn 1963, Paris: Giao Điểm, 2003, tr. 282.) (Cuối sách nầy cũng có đăng nguyên văn Dụ số 10.)

    Nếu Uỷ ban Liên bộ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm không nhận thấy sự bất công của Dụ số 10, sao Uỷ ban Liên bộ lại chịu: “Tách Hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 và lập một quy chế hợp với tính cách đặc biệt về nhu cầu sinh hoạt của những Hiệp hội tôn giáo ấy. Quy chế đó sẽ là một đạo luật do Quốc hội soạn thảo với sự tham khảo trực tiếp ư kiến của tôn giáo lien hệ. Quốc hội sẽ biểu quyết đạo luật nầy, chậm là cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964. Trong khi chờ đợi ban hành đạo luật mới, Uỷ ban Liên bộ đồng ư sẽ có những chỉ thị cần thiết để Dụ số 10 không áp dụng quá khắt khe đối với các Hội Phật giáo, Phật học.” Cần chú ư thêm là thông cáo chung nầy đă được chính tổng thống Ngô Đ́nh Diệm duyệt kư, nghĩa lả tổng thống Diệm cũng chấp nhận rằng Dụ số 10 không c̣n thích hợp và cần được sửa đổi. Những người trong cuộc đă nhận ra sự bất công của Dụ số 10 và chịu sửa đổi Dụ số 10, mà ông Nguyễn Văn Lục cứ nhất định cho là chuyện đó không có. Thật là ‘bảo hoàng hơn vua”.

    Ông Nguyễn Văn Lục c̣n đi xa hơn khi ông viết: “Đồng hóa hội truyền giáo Thừa sai Ba Lê và giáo hội Việt Nam là một điều thiếu lẽ phải và ác ư. Và nếu có ai lưu tâm một chút là kể từ năm 1951 (chưa có Hội đồng giám mục VN) th́ đă có một Thư chung, kư tên rơ ràng như sau: Hàng giáo phẩm công giáo Việt Nam. Việt Nam lấy lại quyền tự chủ và khai sinh nền đệ nhất cộng ḥa, điều ấy một cách thầm lặng và tự nhiên đưa tới sự thay thế các thừa sai ngoại quốc trong vai tṛ lănh đạo. Và v́ thế, cũng sau 1954 th́ các vị thừa sai Ba Lê tự rút lui và nhường chỗ cho hàng giáp phẩmViệt Nam cai quản các giáo phận, liên lạc trực tiếp với khâm sứ hay với Vatican…”

    Sau đó, không hiểu v́ lư do ǵ, ông Nguyễn Văn Lục viết tiếp trong bài của ông một cách chủ quan rằng: “Đấy là cái ẩn ư gán ghép của ông Trần Gia Phụng. Đồng hóa tất cả các Hội Truyền giáo Ki tô giáo đồng thời nói được hưởng quy chế đặc biệt mà thực sự không có một văn bản pháp lư nào chứng tỏ có hưởng quy chế đặc biệt.”

    Thưa ông Nguyễn Văn Lục, ai đồng hóa Hội Thừa Sai Ba Lê và Giáo hội Việt Nam th́ tôi không cần biết, nhưng trong bài viết của tôi, tôi chỉ tŕnh bày sự bất công của Dụ số 10 và t́nh h́nh giữa Phật giáo và chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, chứ tôi hoàn toàn không đả động ǵ đến Ky-Tô giáo La Mă. Tôi đă tách bạch rơ ràng vấn đề tôn giáo trong phần “Sơ kết cuối tập 3”, tt. 415-442, sách Việt sử đại cương tập 3 xuất bản năm 2007. V́ vậy, tôi thấy không cần thiết trả lời ông Nguyễn Văn Lục về việc nầy, dầu cách viết của ông Nguyễn Văn Lục chẳng những đầy “ẩn ư gán ghép”, mà c̣n đây ác ư gán ghép.

    Tôi chỉ trả lời những vấn đề trong bài viết của ông Nguyễn Văn Lục liên hệ đến tôi. C̣n những vấn đề khác th́ xin để dư luận chung phê phán. Dầu sao, tôi cũng xin cảm ơn ông Nguyễn Văn Lục đă chú ư đến bài viết của tôi và quảng cáo sớm sách Việt sử đại cương tập 6 của tôi sẽ xuất bản trong năm tới.

    TRẦN GIA PHỤNG

    (phungtrangia@yahoo. com)

  2. #2
    Tiếng xưa
    Khách

    Đâu là ...sự thật? Sự thật ...ở đâu?

    Đám hậu sinh chúng tôi thật ... thua thiệt, thiệt thòi, thảm thương khi đề cập tới lịch sử cận đại cuả VN. Nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đã đều ...phớt lờ về "sử cận đại" và "đương đaị" cuả nươc nhà - sử làm sao mà "đương đại" đươc nhỉ? có phải LICH SỬ là sự việc quá khứ?- Thời cuộc thay đổi liên tục, mà "lịch sử" chúng tôi hiểu biết được cho đến ngày hôm nay thì có lẽ toàn là "tư"... liệu do sự liên hệ trực tiếp cuả từng gia đình đối với thời cuộc và chính quyền lúc bấy giờ. Cám ơn ông Trần Gia Phụng đã và đang bỏ công sức để gầy dựng một bộ sách lịch sử giá trị, là một việc làm hữu ích cho đất nươc VN và đám trẻ - cả đám "không còn trẻ" hiện tại - sau này. Cũng không ai cấm chúng ta đối chiếu với những tài liệu khác nếu muốn. Tôi tin chắc tài liệu tại hải ngoại luôn luôn mang tính trung thực, có thể thiếu xót, nhưng không phải loại lịch sử dàn dựng, giả dối trắng trợn cuả bọn csVN trong nước. Sử liệu cuả GS Trần Gia Phụng quả là đã cho tôi rất nhiều câu "trả lời"!

  3. #3
    CÀ CHỚN
    Khách

    KHÔNG NÊN CHẤP NHỨT VỚI NGUYỄN VĂN LỤC

    Ông Nguyễn Văn Lục này đang chơi tṛ "sát Phật thành Phật" ấy mà. Ông ta viết bài "kê" Hoàng Hải Thủy bị ông nhà văn này kê lại bèn nín khe. Trước theo đám Nguyễn B áChung trong vụ William Joiner Center nhưng không được sơ múi ǵ nên theo Đào Nương và hiện nay đang theo "c̣ mồi" hạng nặng Vũ Thư Hiên. Được nhóm Trần Phong Vũ bốc thơm nên tưởng là ta đă... thành danh! Mấy anh bốc thơm c̣n chưa ra ǵ th́ cỡ Nguyễn Văn Lục, Đoàn Thanh Liêm mà ra cái ǵ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-04-2012, 10:05 PM
  2. NHỮNG VẬT DỤNG LẠ XUẤT HIỆN Ở SÀI G̉N
    By Vinh Phan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 30-07-2011, 02:12 AM
  3. -Tin Ngắn-- T̀NH TRẠNG TRỤ SỞ KHU HỘI CTNCT/BCA
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 21-06-2011, 01:17 PM
  4. Replies: 18
    Last Post: 10-03-2011, 09:04 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 28-12-2010, 11:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •