Đôi ḍng của nguời post:
Cổ Học Tinh Hoa là một trích tuyển các mẩu chuyện rất lư thú trong các sách nổi tiếng của Trung Hoa xưa xuyên suốt từ trên 2000 năm nay! Tuy xuất bản đă 86 năm, nhiều quan niệm và triết lư trong Cổ Học Tinh Hoa vẫn c̣n hấp dẩn chúng ta ngày nay!
Tôi thuộc thế hệ thứ 1, nói theo ngôn ngữ bây giờ. Trường tôi học khi tôi c̣n trẻ có 1 giờ luân lư mỗi tuần. Trong giờ luân lư đó các thầy dạy cho chúng tôi cách … học làm người! Chúng tôi được chỉ dạy từ những chuyện nhỏ nhặt như cách thức cầm chén đủa, cách thức dùng thức ăn trong các bửa tiệc v.v... cho đến những chuyện lớn lao về đạo lư làm người!
Bao nhiêu chuyện về đạo lư làm người, theo ư tôi, các thầy đều dựa vào các sách như Cổ Học Tinh Hoa, Luân Lư Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư v.v… Khi đó sách vở không dồi dào như bây giờ và các thầy khi giảng về đạo lư làm người cũng thường không nói rơ chuyện hôm nay thầy kể là ở trong sách nào! Với cách học như thế nên về sau, lúc đang là sinh viên đại học khi thấy bảng quảng cáo tuồng cải lương "Tây Thi, gái nước Việt" tôi cứ tưởng người đẹp Tây Thi là người Việt Nam ḿnh! Măi về sau này tôi mới rơ Tây Thi là 1 trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa trong quá khứ và cái nước Việt nói trong bảng quảng cáo là nước Việt ở tận bên Tàu!
Mục đích khi post Cổ Học Tinh Hoa
Hồi gần đây có dịp đọc trọn bộ 244 tiểu phẩm trong Cổ Học Tinh Hoa, tôi thấy có nhiều truyện đối vối tôi thực là mới mẻ (v́ lúc nhỏ đâu có cơ hội đọc hay nghe kể hết mọi chuyện trong đó) và tạo rất nhiều thích thú cho ḿnh! Bèn có ư nghĩ post lên đây để bạn đọc thuộc thế hệ thứ 1 như tôi có dịp được đọc trọn bộ 244 tiểu phẩm trong Cổ Học Tinh Hoa. Đọc để t́m lại những xúc động của thuở học tṛ khi học đạo lư làm người. Đọc để ôn cố mà tri tân? Và đọc … cho vui!
Đới với thế hệ thứ 2, nếu các cháu ṭ ṃ đọc hết Cổ Học Tinh Hoa, các cháu sẽ có những khái niệm căn bản về những ǵ thế hệ cha ông của các cháu đă được giáo dục về đạo lư làm người như thế nào!
Đới với các bạn đọc chủ trương "thoát Á", “bài Á” trong diễn đàn này, nếu các bạn đọc kỹ hết Cổ Học Tinh Hoa, có thể lập trường của các bạn có thể thay đổi chăng?
Với các đọc giả thích "chơi" sách, các bạn có thể copy Cổ Học Tinh Hoa về computer của ḿnh để có được 1 bản Cổ Học Tinh Hoa với nhiều thông tin nhất từ trước cho đến nay!
Nội dung sẽ được post
Trọn bộ 243 tiểu phẩm và 3 bài “Tiểu tự”, “Danh ngôn danh lư” và “Bạt” trong Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1) sẽ được post.
Tiểu phẩm “244. Mă Viện” không có trong sách Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1); bài này sẽ được post dựa theo tài liệu tham khảo (3).
Nội dung các truyện, hay bài viết, và nội dung các LỜI BÀN sẽ theo đúng từng dấu chấm, dấu phẩy trong bản in của Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1).
Nội dung trong các GIẢI NGHĨA th́ có khác biệt. Sau đây là 1 số ví dụ về các chú thích trong phần GIẢI NGHĨA:
1). Tử Hoa Tử: một nhà học thuyết giỏi nước Ngụy đời vua Chiêu Hi.
2). Nghiêu: vua đời Đường; vua Nghiêu. (Xin xem thêm Nghiêu ở Phụ Lục C).
3). Khổng Tử: xin xem Khổng Tử ở Phụ Lục C.
4). Sử Kư: c̣n được gọi bằng tên "Sách của ông Thái sử" là cuốn sử của Tư Mă Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. (Chú thích này được trích từ Phụ Lục D; xin xem thêm Tư Mă Thiên ở Phụ Lục C).
5). Thiên phương bách kế: mưu này, chước khác xoay đủ trăm ngh́n cấp. (2)
Chú thích trong phần GIẢI NGHĨA được trích từ các nguồn Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1), Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (2), Phụ Lục C và Phụ Lục D.
Ví dụ 1: sau chú thích không có (2) hay các chữ … Phụ Lục C, Phụ Lục D có nghĩa là chú thích “Tử Hoa Tử: một nhà học thuyết giỏi nước Ngụy đời vua Chiêu Hi.” được trích từ Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1).
Ví dụ 2: trong chú thích “Nghiêu: vua đời Đường; vua Nghiêu. (Xin xem thêm Nghiêu ở Phụ Lục C).”, phần “Nghiêu: vua đời Đường; vua Nghiêu” được trích từ Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1). Phần trong ngoặc đơn là phần lưu ư bạn đọc xem thêm bài đọc Nghiêu trong Phụ Lục C.
Ví dụ 3: chú thích “Khổng Tử: xin xem Khổng Tử ở Phụ Lục C” cho thấy Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1) không có chú thích về “Khổng Tử”, nên xin bạn đọc xem Khổng Tử ở Phụ Lục C.
Ví dụ 4: chú thích về “Sử Kư” không có trong Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1), nên chú thích này được trích từ Phụ Lục D và xin bạn đọc xem thêm Tư Mă Thiên ở Phụ Lục C.
Ví dụ 5: chú thích “Thiên phương bách kế: mưu này, chước khác xoay đủ trăm ngh́n cấp. (2)” không có trong Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (1); con số (2) cho biết chú thích này được trích từ Cổ Học Tinh Hoa theo tài liệu tham khảo (2).
Với chủ trương các chú thích phải đi liền với các bài viết nên nhiều chú thích được lập đi lập lại nhiều lần; điều này khác với trong sách in, các chú thích trùng lặp chỉ được in một hay hai lần.
Nội dung các Phụ Lục
Ngoài nội dung các tiểu phẩm, nội dung các LỜI BÀN và nội dung các GIẢI NGHĨA, các Phụ Lục A, B, C và D cũng sẽ được post. Sau đây là nội dung các phụ lục:
Phụ Lục A: Vị trí các nước được nói đến trong Cổ Học Tinh Hoa so với bản đồ Trung Hoa hiện nay.
Phụ Lục B: Niên biểu các triều đại cai trị Trung Hoa từ trước cho đến nay.
Phụ Lục C: Các danh nhân Trung Hoa được nói đến trong Cổ Học Tinh Hoa.
Phụ Lục D: Các tác phẩm Trung Hoa được trích dẩn trong Cổ Học Tinh Hoa.
Các Phụ Lục A, B, C và D được biên soạn nhằm mục đích giúp cho việc t́m hiểu Cổ Học Tinh Hoa được sâu sát hơn.
Trong các sách in trên giấy, thường các Phụ Lục được in sau cùng. Ở đây v́ “in” trên không gian ảo internet nên các Phụ Lục sẽ được post trước.
Ư tưởng làm các phụ lục nêu trên không có ǵ là mới mẻ. Tám mươi sáu năm trước đây, năm 1925, khi cho in Cổ Học Tinh Hoa, trong lời nói đầu “Tiểu tự” hai cụ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Từ An Trần Lê Nhân đă có nói rơ ư tưởng này:
“Những tên người, tên đất, muốn cho tinh tường, đáng lẽ phải có một cái biểu liệt đủ tên những tác giả cùng những người nói trong chuyện và một bức địa đồ Trung Hoa trải qua các thời đại. Nhưng việc ấy xin để nhường những nhà chuyên về Bắc sử sau nầy, đây chúng tôi chỉ chua qua để cho độc giả đủ biết cái đại cương mà thôi.”
Biết ḿnh tài mọn sức kém chỉ là một độc giả tài tử, không phải là “nhà chuyên về Bắc sử” như hai cụ mong muốn, nhưng nhờ dựa lưng vào 1 câu thơ của cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tà́”
nên tôi mới bạo dạn góp sức. Dù không đủ Tài nhưng cũng xin đóng góp chút ít bằng cái Tâm!
Nếu có ǵ không như ư, xin hai cụ ở bên kia thế giới và bạn đọc ở … bên này thế giới lượng xá cho.
San Jose, tháng 7/2011
Trực Vơ
Tài liệu tham khảo:
(1). Cổ Học Tinh Hoa do Nhà Xuất Bản T.P. Hồ Chí Minh in năm 1988. (Sách in trên giấy).
(2). Cổ Học Tinh Hoa do website THƯ VIỆN EBOOK (TVE) đăng:
http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=13114
(3). Bài viết “Mă Viện” trong Cổ Học Tinh Hoa do website Nhạn Môn Quan đăng:
http://www.nhanmonquan.net/vbulletin...?t=2530&page=3
(4). Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/
Bookmarks