Results 1 to 4 of 4

Thread: Ư nghĩa LỄ GIÁNG SINH theo quan niệm Viễn Đông

  1. #1
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Ư nghĩa LỄ GIÁNG SINH theo quan niệm Viễn Đông

    Ba chữ “Lễ Giáng Sinh” cho dù có dịch lại từ chữ ‘Noël’ hay ‘Nativité’, đều là gốc chữ Nôm tức tiếng Việt cổ là tiếng có trước chữ Hán, v́ văn hóa Việt tộc có trước văn hóa Tàu. Khi khẳng định điều này có lẽ làm cho nhiều người Việt nghi ngờ, nhưng đó là sự thật. Cho nên người viết mời gọi những ai c̣n nghi ngờ hăy chịu khó cập nhật lại kiến thức ḿnh qua những tài liệu mới về nguồn gốc của văn hóa Việt, chẳng hạn như tài liệu nghiên cứu “ T́m lại cội nguồn văn hóa Việt” của tác giả Hà Văn Thùy , sẽ biết rằng “Trước khi tiếp xúc với người Hán, tổ tiên chúng ta có một nền văn minh rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất Đông Nam Á ? ”. V́ vậy, muốn hiểu tường tận ư nghĩa của ba chữ “Lễ Giáng Sinh” người viết thiết tưởng cần nhắc lại quan niệm của ba chữ này với nguyên nghĩa của nó theo nghĩa Đạo. Để mới có thể sống ư nghĩa cái lễ này một cách thiết thực, tức là đem Đạo vào Đời. V́ vậy, người viết mạo muội góp vài ư nghĩ theo quan niệm của phương Đông.

    Hễ là người Việt, không ai không biết cái câu “tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là trước hết phải học lễ độ, lễ phép, lễ nhạc, lễ nghi, lễ nghĩa, … đó là nghĩa thông thường mà mọi người đều hiểu. Chẳng hạn như “ngũ luân” là một h́nh thức lễ nghĩa, nhưng ít có người biết ngũ luân của Việt tộc là hệ quả của văn hóa nông nghiệp với thể chế mẫu hệ. Do đó, 5 tương giao chính trong quan hệ xă hội được sắp theo thứ tự quan trọng ưu tiên là: vợ chồng, cha (mẹ) con, vua tôi, anh em, bè bạn. V́ vậy, ngũ luân của Việt tộc khác hẳn với ngũ luân của Tàu do văn hóa du mục theo chế độ phong kiến “trọng nam khinh nữ”, do đó mới đặt sự quan hệ vua tôi, cha con, trước vợ chồng, anh em, bè bạn. Do đó, v́ đầu óc phong kiến nên Tàu gom lại chỉ c̣n 3 giềng mối chính gọi là ‘tam cương’ tức “quân thần, phụ tử, phu phụ”. Và sau này quá phong kiến đến độ bỏ luôn cả quan hệ vợ chồng (phu phụ) mà chỉ c̣n kể có thứ tự ưu tiên là “quân-sư-phụ”. Đây là một điều hoàn toàn nghịch thiên v́ rơ ràng là “trọng nam khinh nữ”, v́ theo Luật Tự Nhiên là phải có âm lẫn dương mới có Đạo (Nhất âm nhất dương chi vị Đạo). Nói cách khác là nếu chỉ có âm th́ không thể sinh và nếu chỉ có dương cũng không thể thành (độc âm bất sinh, duy dương bất thành). V́ vậy, cần biết rằng ngũ luân và tam cương của Tàu là do bọn thanh giáo, vô đạo của nhà Hán bày đặt ra để xóa bỏ cái tinh hoa của văn hóa Việt tộc, nên là đồ tào lao. Vậy mà, đă có không ít thế hệ người Việt xưa nay đi học đ̣i bắt chước để tỏ ra vẻ ḿnh trí thức, nhưng thực chất chỉ là mọt sách, v́ “ học mà không biết suy nghĩ là đồ ngu, c̣n nghĩ ngợi mà không chịu học là đồ điên : học nhi bất tư tắc vơng, tư nhi bất học tắc đăi ” (KT.). Cũng v́ vậy mà dân tộc ḿnh từ xưa nay ngóc đầu lên không nổi !

    Tuy mang danh trí thức nhưng thử hỏi có mấy ai chịu khó nghiên cứu sự vật tới tŕnh độ “trí tri tại cách vật ” (nên ngay trong chương tŕnh học khi xưa ở bậc tiểu học đă có môn Cách Trí). Để nói rằng “Lễ” không chỉ là nghĩa đạo đức theo luân thường đạo lư, với quy tắc luật lệ hay phong tục hết sức tư riêng, tương đối, để thờ cúng hay tế tự,… Nhưng là nghĩa Lễ Đạo, tức là cái ǵ phát xuất từ tâm ḥa theo tiết điệu uyên nguyên, uy linh, huyền diệu… để thể hiện ra bằng sự cung kính qua thái độ, cử chỉ và hành động. V́ vậy, cần phải có Lễ để mới hiểu Nghĩa của mọi sự vật th́ mới biết thích Nghi. Do đó, mới nói là “tùy thời chi nghĩa” hoặc “tùy cơ ứng biến”, tức là biết sống “thuận thiên” hay nói theo tiếng Việt cổ : “Dịch, tương dĩ thuận tính mệnh chí lư ” th́ đó mới là Lễ.

    Như triết gia Kim-Định đă viết: “quan niệm dùng lễ là có ư bảo vệ quan niệm tự chủ, tự trọng của con người, nó chống lại ư niệm luật, bởi luật bao hàm cái ư ngoại khởi, lễ là tự ḿnh bắt ḿnh giữ, tự ḿnh coi cái ǵ làm cho đẹp, trau chuốt đời sống th́ ai nấy cũng cố gắng giữ. Lễ coi trọng con người. Lễ coi người là khôn chỉ cần nói mánh; luật coi người là dại cần phải đánh đ̣n. Sách Trung Dung nói: “Vượng thiên hạ hữu tam trọng yên nghi lễ, chế độ khảo văn”: cai trị thiên hạ có ba điều cần yếu, th́ lễ được kể đầu tiên, rồi tới chế độ, và văn học. Không nói đến luật, mà lại tuyên dương lễ là có ư cho dân biết hỗ tương yêu quư nhau, trên dưới dụng t́nh hơn lư, đây là cái đích tối cao của lễ: “Giáo dân tương ái, thượng hạ dụng t́nh, lễ chi chí dă ”. (Kinh Lễ 21.3).

    C̣n “hậu học văn”, ở đây không phải là nghĩa văn chương, văn vần, văn học, mà là nghĩa “ Văn Lang”. Chữ Lang vừa có nghĩa là nước vừa có nghĩa là người. Vậy Văn là ǵ ? Theo nguyên nghĩa Văn chỉ sự “giao thoa” của trời và đất, là nghĩa con người như câu định nghĩa “nhân giả kỳ thiên địa chi đức ”. Như vậy học văn tức là học về con người, không chỉ về tâm sinh lư mà là ư nghĩa triết lư về con người. Tức là phải biết tại sao con người hiện hữu giữa vạn vật trong vũ trụ, và là ai mà lại sinh, lăo, bệnh, tử. Hay lại c̣n biết hỉ, nộ, ai, lạc, với đa đoan… nghĩa là nhiều chuyện và lắm chuyện. Và đó cũng là học ư nghĩa cái Tính của Thiên Mệnh (thiên mệnh chi vị Tính), nên sách Trung Dung mới có câu : “ Đại Học chi Đạo”, nghĩa là cái học Tận Kỳ Tính của con người. Đó là cái học Đạo nên chỉ dành cho người trưởng thành ở bậc đại học. V́ không như cái học ở các đại học ngày nay, là cái học chuyên môn bề ngoài để kiếm lợi bằng tiền bạc, quyền chức và danh vọng, để làm cho con người vong thân v́ vong bản, tức đă đánh mất gốc Đạo. V́ vậy, phải hiểu Lễ với Văn ở đây cũng là Đạo, là tiết điệu Uyên Nguyên nên nó trở thành phổ biến linh diệu vô cùng, và chính khi nghĩ đến cái Đạo ở mức độ này mà Khổng Tử đă nói : “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ. ” (L.N.IV,8), tức là “ buổi sáng được nghe Đạo lư, buổi chiều dẫu chết cũng vui ”. Nên chữ Văn ở đây vừa có nghĩa là nghe biết (tri) vừa có nghĩa là tin (ư thức) vâng theo (hành), và như vậy có Tri sẽ biết Hành th́ là Thành (Nhân) cũng như Học để biết Đạo và với Hành để sống Đạo.

    Do đó, theo quan niệm của Việt Nho dựa trên nền tảng bất di bất dịch gọi là Đạo, cái nghĩa của chữ Giáng không chỉ có nghĩa thông thường là sự di chuyển từ trên cao xuống, nhưng cần nên hiểu với nguyên nghĩa của câu: “ tại thiên thành Tượng, tại địa thành H́nh ” trong Kinh Dịch. Nghĩa là tất cả những ǵ hiện hữu có H́nh ở dưới đất này mà con người thấy hoặc biết được bằng ngũ giác quan cũng đều là Tượng ở trên trời hiện xuống. Như vậy ta có thể nói H́nh là Tượng đă cụ thể hóa và tiếp tục biến hóa theo quy luật biến dịch và bất dịch của Luật Tự Nhiên, nên c̣n gọi là Dịch hay Đạo. Có thể nói cách khác là Ngôi Lời hay Tượng đă nhập thể để thành H́nh.

    V́ vậy, Sách Sáng Thế chương 1 câu 27 đă ghi : “ Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo con người theo H́nh ảnh Thiên Chúa ”, như vậy có nghĩa con người sống trên trái đất này chính là H́nh của Tượng ở trên trời. V́ vậy, cần nên hiểu thế nào gọi là Tượng?

    Tượng là cái "Thể" chưa thành H́nh nên c̣n ở giai đoạn trừu tượng tức là c̣n ở thể một mà hai, là thái cực với lưỡng nghi (âm dương), để rồi từ lưỡng nghi biến hóa ra tứ tượng, để chỉ bốn mùa, bốn phương, biểu thị cho bốn khía cạnh cần thiết cho bất cứ vật nào để hiện ra trước là tượng, rồi sau là h́nh. Hễ đă thành h́nh th́ trước tiên phải có góc, có biên dù chỉ là thấp thoáng. Vậy phải hiểu khi chưa có h́nh (mới là ṿng trong) th́ là Đạo thể, hay gọi vắn tắt là Thể, khi đă mặc-h́nh (ṿng ngoài) th́ là khi-vật thể hay Dụng. Lại nữa nói "chưa" với "đă" ở đây chẳng qua là theo thứ tự luận lư trong tâm thức mà nói, chứ nếu theo thứ tự hữu thể th́ chẳng có trước sau chi cả. Nhưng là cái ǵ đồng thời uyển chuyển. Nếu ta lấy "Tứ tượng" làm cứ th́ từ tứ tượng quay lên lưỡng nghi cùng thái cực ta sẽ gọi là linh tượng hoặc thượng tượng, c̣n nếu từ tứ tượng quay xuống bát quái th́ ta gọi là h́nh tượng hoặc hạ tượng. Linh tượng th́ gọi là Đạo, tượng trưng bằng tứ linh: long, li, quy, phượng, hoặc 4 chùm sao Chu tước, Thanh long, Huyền vơ, Bạch hổ. H́nh tượng th́ gọi là hạ tượng hay là khí vật, tức hiện tượng đă có h́nh: như được biểu thị trong 8 quẻ: trời, đầm, lửa, sấm, gió, vật, núi, đất. ” (Chữ Thời / Kim-Định)

    Ở đây nói theo Kitô giáo, là Ngôi Lời nhập thể tức là Thiên Chúa (Chúa Trời) mặc xác phàm xuống trần thế để cứu độ chúng ta bằng một giao ước mới qua cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Đồng thời để mặc khải cho chúng ta Chúa Giêsu là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống : “ Chính Thầy là Con Đường, Là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Gioan 14.6). V́ theo giáo lư công giáo, con người mắc đă “ tội tổ tông truyền” do Adong và bà Eva đă phạm tội kiêu ngạo v́ muốn bằng Chúa, nên phải sống cực khổ để đền tội và phải chết (!?).

    Người viết thiết tưởng cũng cần t́m hiểu lại ở đây ư nghĩa của cái tội kiêu ngạo, v́ nếu nói rằng v́ tổ phụ của con người là ông Adong và bà Eva muốn thông minh sáng láng bằng Thiên Chúa nên đă bị Chúa phạt, th́ người viết nhận thấy chúng ta đă “ suy bụng ta ra bụng Người ”. V́ chúng ta đă đem sự suy luận một chiều, kiểu quy nạp của ḿnh với đầu óc nhỏ nhen và tri thức giới hạn đem đi gán cho Chúa Trời là Đấng Tối Cao, vô cực, vô biên, toàn năng, toàn quyền, đại từ, đại bi,… nhưng lại đi chấp tội thụ tạo của ḿnh chính là con ḿnh v́ nó muốn bằng ḿnh. Thử hỏi có cha mẹ nào trên thế gian này lại nhỏ nhen, hẹp ḥi đi trách phạt con ḿnh và bảo là nó kiêu ngạo khi nó muốn giống như ḿnh và giỏi hơn ḿnh ? Hay ngược lại cha mẹ đó đầy niềm hănh diện và c̣n khen thưởng con ḿnh ? Thế th́, tại sao con người lại đem gán cho Chúa Trời sự chấp nê với ḷng dạ hẹp ḥi, nhỏ nhen và vô lư đó ??!

    V́ vậy, ở đây chúng ta cần quan niệm lại cho đúng ư nghĩa của ‘tội kiêu ngạo’ trong huyền thoại ‘tội tổ tông truyền’, kẻo nếu không chúng ta lại mang tội phạm thượng đối với Thiên Chúa mà không hề hay biết. V́ tội kiêu ngạo ở đây cũng chỉ là một cách nói để diễn tả lối sống nghịch thiên của con người đối với Luật Tự Nhiên, hay nói cách khác là chống lại Luật Trời hay là Lề Luật của Chúa. Và quan niệm tội chính là tư tưởng và hành động trái nghịch với Lề Luật. Do đó, h́nh ảnh ‘trái cấm’ tức là sự nghịch thiên hay c̣n gọi là điều ác, và h́nh ảnh ‘con rắn’ chính là sự cám dỗ. V́ vậy, điều ác cần phải được nhận thức cho đúng để mới có thể ư thức rơ ràng hầu phân biệt đúng sai. Cho nên, từ ngàn xưa tổ tiên Việt tộc đă khuyên dạy con cháu qua 2 câu ca dao bất hủ để đời, đó là “ Thương con cho roi cho vọt / Ghét con cho ngọt cho bùi ” có nghĩa là ác đúng chỗ chính là thiện và thiện không đúng chỗ mới là ác. Ví dụ, v́ thương con rồi ch́u con nên con muốn ǵ được đó, th́ cha mẹ nào cũng biết làm sao mà con cái sẽ không hư đốn ? Chẳng hạn như đưa dao, đưa súng cho con nít chơi th́ làm sao tránh khỏi đứt tay hay bị thương vong. Hoặc cho dù với thiện ư là bố thí cho kẻ ăn mày có tiền mua cơm bánh để sống qua ngày, nhưng lại là kẻ nghiện rượu thích uống rượu hơn ăn cơm ; hay giúp tiền trợ cấp cho kẻ thất nghiệp nhưng lại là hạng làm biếng không muốn làm việc, chỉ biết ỷ lại và lợi dụng ḷng tốt của người khác hay của quỹ bảo hiểm xă hội, th́ đâu phải là làm việc thiện ! Tương tự, như người Việt ở hải ngoại từ hơn trên thập niên, mỗi năm rót tiền về VN trung b́nh khoảng $10 tỉ để giúp gia đ́nh và thân nhân ; nhưng đâu có mấy ai ư thức khi làm việc gởi tiền đó chính lại là gián tiếp đi nuôi bọn cướp sạch (CSVN). Nên việc làm đó đâu phải là thiện v́ đă củng cố cho chế độ ma mộc bất nhơn để hèn với giặc và ác với dân cho đến hôm nay !

    C̣n chữ Sinh là nghĩa của Tượng cụ thể hóa thành H́nh, là nghĩa “thiên sinh” tất cả “vạn vật vũ trụ” theo luật “sinh sinh hoá hóa”, tức là nghĩa “ đạo âm dương biến hóa ” không ngừng với hai chiều âm dương, nội ngoại, thượng hạ, ngang dọc tương giao, tương phối, tương đối, tương hội, tương hỗ,… với nhau nên gọi là lưỡng nhất tính. Nói cách khác là “ âm dương tương dịch chuyển tương sinh ” tức “ sinh sinh ” có nghĩa là không bao giờ dứt, âm dương biến chuyển, biến hóa không ngừng, hậu sinh sau tiền sinh là sự hằng sinh của muôn vật, như vậy gọi là Dịch hay là Đạo. Do đó, ta có thể nói vạn vật và con người đă được sinh ra do sự tương giao hội tụ theo luật tụ và tán của vũ trụ (nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản). Hay c̣n nói cách khác “ người là cái đức (cái hoạt lực) của thiên địa, là giao điểm của âm dương, nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành : Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí ”. (Lễ vận VII,I)

    Ngoài ra, Sinh cũng c̣n có nghĩa là “nhân sinh” với “ thiên sinh ” như “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Hay nói cách khác: “Nhân giả kỳ thiên địa chi tâm dă ”: người chính là cái tâm của thiên địa, th́ “trời sinh Tính” tức là trời sinh cái Tâm của con người cũng chính là Tâm của vũ trụ. Nói cách khác, khi Tâm tính hay Thiên tính thể hiện nơi con người th́ gọi là Nhân tính hay Tính bản nhiên của con người vậy.

    Tóm lại, Lễ Giáng Sinh là dịp để nhắc nhở ta ư thức ư nghĩa con người là “giao chỉ” của đức trời và đức đất, hay c̣n gọi là ‘thiên tử’ tức là con Trời hay con Chúa. Nhưng v́ con người đă không nghe lời Chúa Trời tức đă không vâng theo ư Trời hay ư Chúa, có nghĩa là đă không sống thuận thiên nên con người đă sa đọa. Do đó, tổ tiên Việt tộc từ ngàn xưa đă khẳng định điều này qua câu nói c̣n lưu truyền măi đến nay: “ Nghịch thiên giả vong, thuận thiên giả tồn ”. V́ vậy, mà sự Giáng Sinh của Chúa Trời chính là Sự Thật dành riêng cho mỗi người và nếu ai biết đón nhận Sự Thật đó và đem áp dụng vào đời sống bằng hành động, tức là biết sống thuận thiên th́ sẽ được ơn cứu độ có nghĩa là thành Thánh, thành Nhân. Do đó, có thể hiểu theo nghĩa đạo công giáo, sống thuận thiên tức là sống “ vâng ư Cha dưới đất cũng như trên trời ” như trong kinh Lạy Cha mà chính Chúa Giêsu đă dạy chúng ta. Cho nên muốn trả lời “ tôi xin vâng ” như Đức Mẹ Maria th́ thái độ cần phải có đó là sự thành tâm khiêm nhường. V́ sự khiêm nhường đó không ǵ khác hơn là thái độ đoạn tuyệt với bốn xu hướng nơi ḿnh có thể làm cho ḿnh sa ngă v́ kiêu ngạo, như Khổng Tử viết : “Tuyệt tứ vô : vô ư, vô tất, vô cố, vô ngă ”. Tức là không theo ư riêng ḿnh, không cho mọi sự là tất nhiên, không cố chấp bất cứ điều ǵ, và không nghĩ cho ḿnh nghĩa là không ích kỷ. Đó cũng chính là ư nghĩa tâm hồn khó nghèo như h́nh ảnh Chúa đă chứng minh khi sinh ra trong hang đá, không chút tiện nghi vật chất giữa mùa Đông rét lạnh. Và cũng như lúc Chúa lănh nhận cái chết nhục nhă vô điều kiện v́ t́nh yêu nhân loại, khi bị đóng đinh trên thập tự giá, đó cũng là sự khiêm nhường tột bực của Đấng Tối Cao để làm gương cho chúng ta. V́ vậy, mà điều thứ nhất trong Tám mối Phúc thật mà Chúa Giêsu đă giảng dạy, đó là : “ Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó v́ nước Trời là của họ ”. (Mt.5.3).

    Với nguyên nghĩa của chữ “Lễ Giáng Sinh” như đă đề cập một cách tóm tắc, và nhân dịp mùa lễ này tôi xin kính gởi đến mọi người lời chúc ư nghĩa nhất của các thiên thần : “B́nh an dưới thế cho người thiện Tâm”.


    Viết xong ngày 24 tháng 12 năm 2013.
    Nguyễn Sơn Hà.
    Last edited by Son Ha; 25-12-2013 at 01:10 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bài viết rất hay , anh Sơn Hà

    Tiếc quá , sao Chúa lại " lọt sổ " một anh thợ gặt tài trí như vậy , trong khi lúa th́ chín đầy đồng ?

    Tôi rất sợ đi Lễ mà gặp vị LM nào < nói dài -nói dai-nói dở > , không những làm ḿnh chán , mà c̣n bị chia trí suốt Thánh Lễ .

    Đêm nay năm nào ,Chúa sinh ra đời . Trước Máng Cỏ Chúa Hài Đồng , tôi gửi đến gia đ́nh Anh Chị lời chúc AN B̀NH & HẠNH PHÚC dưới sự che chở của Thiên Chúa và Mẹ Maria



  3. #3
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Ư nghĩa việc Giáng Sinh của Chúa Giêsu

    December 20, 2013 by Phaolo
    Bài Giáo Lư của ĐTC Phanxicô: Ư nghĩa việc Giáng Sinh của Chúa Giêsu

    “Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu, đă liên hệ với loài người đến nỗi trở thành một người trong chúng ta, điều đó có nghĩa là bất cứ điều ǵ chúng ta làm cho anh chị em ḿnh là chúng ta làm cho Ngưởi.”

    Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lư ĐTC Phanxicô ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay nói về ư nghĩa của việc Chúa Giáng Sinh.



    Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
    Cuộc gặp gỡ này diễn ra trong bầu không khí tinh thần của Mùa Vọng, được nên mănh liệt hơn v́ ở trong Tuần Cửu Nhật Giáng Sinh, chúng ta đang sống những ngày dẫn chúng ta đến Đại Lễ Giáng Sinh. V́ vậy, hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về việc giáng sinh của Chúa Giêsu, ngày lễ của đức tin và đức cậy, là điều vượt quá sự bất ổn và bi quan. Và đây là lư do cho niềm hy vọng của chúng ta: Thiên Chúa ở cùng chúng ta và Thiên Chúa vẫn c̣n tin tưởng chúng ta! Nhưng chúng ta hăy suy nghĩ kỹ về điều này: Thiên Chúa ở với chúng ta và Thiên Chúa vẫn tin tưởng chúng ta. Thiên Chúa Cha này rất đại lượng! Ngài đến để ở với loài người, lựa chọn Trái Đất như nơi cư ngụ của ḿnh để được với loài người và để con người t́m thấy Ngài ở nơi mà họ sống những ngày tháng của ḿnh trong niềm vui hay nỗi buồn. V́ vậy, trần gian không c̣n chỉ là một “thung lũng nước mắt”, nhưng là nơi mà Thiên Chúa đă cắm lều, là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người, là nơi của sự đoàn kết của Thiên Chúa với loài người.

    Thiên Chúa muốn chia sẻ thân phận con người của chúng ta đến mức trở nên một với chúng ta trong con người của Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa thật và người thật. Nhưng có một điều khác c̣n đáng ngạc nhiên hơn. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa nhân loại đă không được thực hiện trong một thế giới lư tưởng, an b́nh, nhưng trong thế giới thật này, được đánh dấu bằng rất nhiều điều tốt và xấu, được đánh dấu bằng những chia rẽ, sự dữ, nghèo đói, áp bức và chiến tranh. Người đă chọn để sống trong thực trạng của lịch sử của chúng ta, với tất cả gánh nặng của những giới hạn và những thảm trạng của nó. Khi làm như thế Người đă chứng minh khuynh hướng thương xót vô hạn và đầy t́nh thương dành cho con người. Người là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Chúa Giêsu là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Anh chị em có tin điều này không? Chúng ta hăy tuyên xưng điều này: Chúa Giêsu là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta! Chúa Giêsu là Thiên Chúa luôn luôn ở với chúng ta và măi măi ở cùng chúng ta trong sự đau khổ và lo buồn của lịch sử. Việc ra đời của Chúa Giêsu là một sự tỏ lộ rằng Thiên Chúa là tự ḿnh “đứng về phía” loài người một lần mà thôi là đủ để cứu chúng ta, để nâng chúng ta lên từ bụi đất của những khốn khổ, những khó khăn và những tội lỗi của chúng ta.

    Từ đó có “món quà” vĩ đại là Hài Nhi ở Bethlehem: Người đem đến cho chúng ta năng lực tinh thần, một năng lực giúp chúng ta không bị ch́m trong những công việc khổ cực của ḿnh, trong tuyệt vọng của ḿnh, trong những nỗi buồn của ḿnh, bởi v́ đó là một năng lực sưởi ấm và biến đổi tâm hồn. Thực ra, việc ra đời của Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta Tin Mừng là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương vô cùng và cách riêng, và không những Thiên Chúa chỉ làm cho chúng ta biết t́nh yêu này, mà Người c̣n ban nó và thông truyền nó cho chúng ta!
    Từ việc vui mừng chiêm ngắm mầu nhiệm Con Thiên Chúa sinh ra cho chúng ta, chúng ta có thể lấy rút ra hai điều để suy nghĩ.

    Điều thứ nhất là nếu trong ngày Lễ Giáng sinh, Thiên Chúa không tỏ ḿnh ra là một Đấng ở trên cao và thống trị vũ trụ, nhưng là một Đấng tự hạ ḿnh, ngự xuống đất, nhỏ bé và nghèo nàn, điều đó có nghĩa là để được giống như Người, chúng ta không được đặt ḿnh ở trên người khác, nhưng thay v́ thế th́ chúng ta phải cúi xuống, hiến thân phục vụ, làm cho chúng ta thành nhỏ bé với những người bé nhỏ và nghèo khó với những người khó nghèo. Nhưng thật là xấu khi anh chị em nh́n thấy một Kitô hữu không muốn cúi ḿnh xuống, không muốn phục vụ. Một Kitô hữu lúc nào cũng phô trương khắp nơi, là điều buồn nôn: người ấy không phải là một Kitô hữu, mà là kẻ ngoại đạo. Một Kitô hữu phục vụ, tự hạ ḿnh xuống. Chúng ta hăy làm việc để chắc chắn rằng anh chị em của chúng ta không bao giờ cảm thấy cô đơn!

    Hậu quả thứ hai: nếu Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu, đă liên hệ với loài người đến nỗi trở thành một người trong chúng ta, điều đó có nghĩa là bất cứ điều ǵ chúng ta làm cho anh chị em ḿnh là chúng ta làm cho Ngưởi. Chính Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng ai đă nuôi nấng, chào đón, thăm viếng, yêu thương một trong những người bé nhỏ nhất và nghèo khổ nhất giữa loài người, th́ đă làm điều ấy cho Con Thiên Chúa.

    Chúng ta hăy phó ḿnh cho sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ chúng ta để Mẹ giúp chúng ta trong Giáng sinh Thánh này, giờ đây đă gần, ngơ hầu nhận ra trên gương mặt của những người lân cận của chúng ta, đặc biệt là những người yếu đuối nhất và thiệt tḥi nhất, h́nh ảnh của Con Thiên Chúa làm người.

    Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
    Nguồn:
    http://www.giaoly.org/vn/y-nghia-vie...ua-chua-giesu/

  4. #4
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Qua hành động Khiêm Nhường tột cùng, Thiên Chúa, qua Con Một của Người, trở thành Của Lễ Hiến Tế

    http://sudieptutroi.com/su-diep/tron...-biet-ta-la-ai

    Thứ Năm, ngày 12 tháng 12 năm 2013 lúc 23 giờ 15 phút

    Hỡi con gái yêu dấu thân thương của Ta, nhân dịp Sinh Nhật của Ta gần đến, Ta mong muốn tất cả những Kitô Hữu ở khắp mọi nơi suy niệm về mục đích trong Sự Giáng Sinh của Ta.

    Sự Giáng Sinh của Ta được Cha Ta sắp đặt bởi Ḷng Thương Xót Vô Biên và T́nh Yêu Phi Thường của Người dành cho con cái Người. Sự hy sinh lớn lao nhất của Người là sai Con Một của Người, được Người sinh ra, đến với một thế giới vô ơn, đầy dẫy những tội nhân, những con người không muốn nhận biết Thiên Chúa theo những Điều Kiện của Người. Mọi sự Can Thiệp, qua các ngôn sứ, đã được thực hiện để tìm cách hướng những tâm hồn chai đá t́m kiếm Vinh Quang của Người. Nhưng họ đă trở mặt với Người và sát hại những ngôn sứ, là những người đă mang lại Của Ăn cho linh hồn của họ.

    Khi sai một hài nhi vô tội, Con Một của Người, đến trong thế gian, Người tự đặt chính Người vào vị trí của một tôi tớ thấp hèn mặc lấy xác phàm, trước những con người lẽ ra phải phục vụ Ông Chủ của họ. Do đó Ông Chủ trở nên Tôi Tớ theo cách thức cao cả nhất của Nhân Đức Khiêm Nhường. Tuy nhiên, Thiên Chúa yêu thương con cái của Người đến nỗi Người đă chuẩn bị để thực hiện bất cứ điều gì nhằm lôi kéo họ ra khỏi sự dối trá và cám dỗ của Satan.

    Trong suốt thời thơ ấu, Ta đã biết Ta là Ai và điều ǵ được mong đợi ở nơi Ta. Ta đă rất sợ hãi và bị chìm ngập trong sự nhận biết về việc Ta là Ai và điều ǵ được mong đợi ở nơi Ta. V́ Ta mặc lấy xác phàm nên Ta cũng phải sợ hăi. Ta rất dễ bị tổn thương. Ta yêu thương tất cả những ai gặp gỡ tiếp xúc Ta và Ta tin tưởng tất cả mọi người v́ Ta yêu mến họ. Ta không biết được rằng họ sẽ giết Ta, v́ Ta nghĩ rằng Vương Quyền của Ta đă đến rồi. Có một số điều mà Cha Ta đã giữ kín đối với Ta, Người đă không thông truyền cho Ta như các con thường vẫn tin là vậy. Thay vào đó, khi Chúa Cha muốn giao cho ta sứ mạng để mang ơn cứu rỗi cho toàn thể nhân loại, thì Ta nhận được sự thông hiểu do Người truyền ban.

    Thiên Chúa đã thực hiện mọi sự Can Thiệp từ Thiên Đàng để giành lại linh hồn của những người nghĩ rằng họ đã nhận biết những Lề Luật của Cha Ta, nhưng lại bóp méo những Lề Luật đó cho phù hợp với những mong muốn của bản thân và cái tôi ích kỷ của họ.

    Ta đă sống nhiều năm với Mẹ yêu dấu của Ta và Cha Thánh Giuse, như bao nhiêu gia đ́nh khác. Ta yêu thương các ngài vô cùng và Ta đă thật hạnh phúc. Chúng ta rất gắn bó và Mẹ Ta đă được ban cho những Ân Sủng đặc biệt bởi Quyền Năng của Chúa Thánh Thần. Điều này có nghĩa rằng người biết chính xác Sứ Mệnh cần phải có nơi Ta. Người biết về những gian truân mà Ta sẽ gặp phải. Sự khước từ. Sự chế giễu. Nhưng người cũng không biết được rằng Ta sẽ bị sát hại.

    Sau hai năm đầu tiên trong Sứ Mệnh của Ta, dành hai mươi tiếng mỗi ngày để giảng dạy Sự Thật, Ta nhận thấy rằng sự chống đối đă gia tăng. Tất cả những ai lắng nghe Lời Ta, đều được đánh động bởi Lời Ta, ngay cả khi họ không thể hiểu chính xác điều mà Ta tìm cách nói với họ. Nhiều người, là những người chấp nhận rằng điều mà Ta nói với là Sự Thật, cảm thấy khó có thể theo Ta bởi sự chế giễu mà họ gặp phải. Dù ǵ đi chăng nữa, những kẻ thù của Ta không thể nào phớt lờ được Ta. Ta là đề tài của nhiều cuộc tranh luận, bàn căi, và xích mích.

    Họ tuyên truyền những sự dối trá về Ta, bao gồm Nhân Cách, Sự Minh Mẫn và những Ư Định của Ta – tuy vậy, họ không thể phớt lờ điều Ta làm, điều Ta nói và điều Ta dạy bảo họ về Vương Quốc của Cha Ta.

    Ta đă bị phản bội bởi những con người yêu mến Ta, nhưng lại không có đủ can đảm để bước theo Ta.


    Nhờ vào Ân sủng của Cha Ta, Ta đã chịu tất cả Nỗi Đau Thương này, cho đến khi sự nhận thức sau cùng trở nên rơ ràng cho Ta. Khi ấy Ta đă nhận biết rằng họ sẽ không đón nhận Ta. Về sau Ta đã biết Sự Thật, nhưng Ta cũng biết rằng Ta không thể bỏ cuộc. Và vì thế, qua hành động Khiêm Nhường tột cùng, Thiên Chúa, qua Con Một của Người, trở thành Của Lễ Hiến Tế và để cho nhân loại gây đau khổ khủng khiếp, tra tấn và gây ra cái chết đau thương khủng khiếp cho Con Một của Người. Điều này, dường như là một hành động hèn nhát của Ta, qua cái nhìn của Satan, cho thấy rằng hắn nghi ngờ liệu Ta thực sự là Con Người.

    Và v́ vậy hắn đă bị lừa. Do đó, Satan không thể nào ganh đua được với Hành Động Cao Cả của Nhân Đức Khiêm Nhường này vì hắn không có động lực. Khi Ta đón nhận cái chết của Ta, như một nạn nhân sẵn ḷng cam chịu và thầm lặng, đầy t́nh thương dành cho nhân loại, thì hắn, Satan, không thể ganh đua được với việc làm này, v́ hắn không có bất cứ nhân đức nào của sự khiêm nhường. V́ vậy, Ta đă tự nguyện đón nhận cái chết với ước muốn cháy bỏng là để cứu rỗi các linh hồn và để ban cho nhân loại quyền thừa hưởng Sự Sống Vĩnh Cửu. Mặc dù phần lớn Vương Quốc của Ta vẫn c̣n nằm dưới sự thống trị của Satan, nhưng các linh hồn đă nhận biết được Sự Thật.

    Giờ đây để bảo đảm cho nhân loại hiểu được Sự Thật, Ta đến để giành lại Vương Quốc của Ta. Khi thực hiện điều này, Ta đă khiến cho Satan tức giận điên cuồng. Những dự tính của hắn để che dấu Sự Thật th́ tỉ mỉ và tinh vi. Thật xảo quyệt, hắn đă xâm nhập vào Giáo Hội của Ta trong nỗ lực cuối cùng của hắn để tước đoạt của Ta những linh hồn mà Ta đă đến cứu. Đó là những linh hồn có quyền thừa hưởng chính đáng nơi Vương Quốc Vinh Hiển mà Ta đă hứa ban cho họ.

    Lần này hắn không thắng được. Nhưng nhiều linh hồn sẽ bị lừa gạt và v́ vậy, họ sẽ bị tước mất Ân Huệ Cao Cả Nhất mà Cha Ta ban cho nhân loại. Được sống trong Vinh Quang của Thiên Chúa với một thân xác và linh hồn hoàn hảo muôn đời là điều thuộc về các con. Thuộc về tất cả các con. Đừng đánh mất đi điều này khi để cho mình ra mù ḷa trước Lời Đích Thực của Thiên Chúa.

    Chúa Giêsu của các con

    Chuyển dịch từ nguồn: thewarningsecondcomi ng.com

    http://sudieptutroi.com/su-diep/tron...-biet-ta-la-ai

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mùa Lễ Giáng Sinh đi thăm Toà Thánh Vatican
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 07-12-2011, 10:02 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 26-12-2010, 04:18 AM
  3. Bữa Tiệc Đêm Giáng Sinh-Trần Thu Miên
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 1
    Last Post: 21-12-2010, 09:56 AM
  4. T́m Hiểu Ư Nghĩa Lễ Giáng Sinh
    By Camlydalat in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 3
    Last Post: 20-12-2010, 07:07 AM
  5. Đêm Giáng Sinh- Nguyễn Mỹ Hạnh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 1
    Last Post: 14-12-2010, 05:04 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •