Tang lễ Vơ Nguyên Giáp, một trường hợp nghiên cứu về tẩy năo
Trần Trung Đạo
Để tồn tại, từ 1981 đến nay, giới lănh đạo CS buộc phải hé cửa và tự diễn biến ḥa b́nh qua các chính sách đổi mới kinh tế. Ánh sáng văn minh nhân loại đă theo những kẽ hở đó lọt vào. So với Bắc Hàn, người Việt Nam có nhiều điều kiện hơn để nh́n ra thế giới.
Cali Today News - Việt Nam có hai ông Vơ Nguyên Giáp. Một ông Vơ Nguyên Giáp đă chết từ năm 1984 và một ông Vơ Nguyên Giáp khác vừa mới qua đời. Hai ông Vơ Nguyên Giáp về thịt xương chỉ là một ông nhưng trong quan điểm của lănh đạo CS lại là hai. Khi Vơ Nguyên Giáp c̣n sống đảng xem như đă chết nhưng khi Vơ Nguyên Giáp tắt thở đảng lại quyết định ông ta phải sống như một “anh hùng dân tộc”.
Ngày ông Giáp qua đời, các trang mạng “lề dân”, các hăng tin quốc tế trong đó có BBC loan tin sớm nhất. Hai mươi bốn giờ đầu tiên, tờ Nhân Dân và cả Thông Tấn Xă Việt Nam, hai cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CSVN không đưa tin ông Giáp từ trần. Lư do, Bộ Chính trị cần phải họp để quyết định có nên cho phép ông Giáp chết chưa, chết như thế nào, chết ngày nào và an táng ra sao.
Hơn một ngày sau, đảng quyết định Vơ Nguyên Giáp “nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII…đă từ trần hồi 18 giờ 9 phút, ngày 4-10-2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quư Tỵ), tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.”
Thông cáo chỉ dài một trang nhưng cố t́nh viết sót. Thông thường trong cáo phó hay tiểu sử, chức vụ cuối cùng là chức vụ chính thức và các chức vụ khác trước đó được viết sau hay bỏ sót cũng không sao. Chức vụ về mặt nhà nước cuối cùng trước khi nghỉ hưu của ông Giáp không phải là Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam mà là Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch chiếu theo quyết định bổ nhiệm số 58/HĐBT do Phạm Văn Đồng ngày 18 tháng 4 năm 1984.
Khi đó ông đă rời chức Bộ Trưởng Quốc Pḥng đến bốn năm. Một chức vụ cả thế giới đều biết mà đảng c̣n giấu được nói chi những chuyện khác. Việc xóa đi chức vụ lo phần sinh đẻ của ông Giáp là một cách thừa nhận chức vụ đó chẳng qua là vết chàm nhục nhă do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đóng lên trán của ông Giáp.
Dù sao ông Vơ Nguyên Giáp là một người may mắn. Khi c̣n sống ông có nằm mơ cũng không nghĩ ḿnh được ca ngợi, vinh danh và thương tiếc nhiều đến thế. Ngoại trừ Hồ Chí Minh, những lănh tụ CS cùng thế hệ không ai được ca ngợi như ông.
Việc chọn được an táng ở một nơi vắng vẻ thay v́ nghĩa trang Mai Dịch cho thấy tâm trạng của Vơ Nguyên Giáp là tâm trạng của kẻ thua cuộc và từ lâu đă bị bỏ rơi.
Ngoài ra, chắc ông cũng cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến việc phải nằm cạnh Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng, Trường Chinh.
Nếu Vơ Nguyên Giáp chết vào đầu thập niên 1980 khi Lê Duẩn c̣n sống hay khi Đổ Mười làm tổng bí thư có lẽ cũng không hơn ǵ những sĩ quan cấp tướng khác như Lê Trọng Tấn (1914-1986), Hoàng Văn Thái (1915-1986). Trường Chinh so với Vơ Nguyên Giáp c̣n cao hơn cả đảng tịch lẫn chức vụ nhưng khi chết cũng không được tổ chức đ́nh đám hơn.
Dưới chế độ CS, khóc thương, nguyền rủa, ca ngợi hay phê b́nh kiểm thảo cũng đều có chủ trương, có chính sách chứ không phải là một t́nh cảm tự nhiên. Tận diệt kẻ thù c̣n sống nhưng lợi dụng mọi ảnh hưởng có lợi của kẻ thù đă chết cũng là một trong những đặc điểm trong bộ máy cai trị CS khắp thế giới. Stalin khóc Sergey Kirov, Fidel Castro khóc Ernesto “Che” Guevara, Đặng Tiểu B́nh khóc Mao Trạch Đông. T́nh đồng chí trong giới lănh đạo đảng CS chỉ có trong các điếu văn.
Cùng phát xuất một nguồn nên CSVN cũng chẳng tốt hơn Liên Xô, Trung Cộng. Ca tụng kẻ chết không gây tác hại ǵ. Xác chết không nghe được lời ca tụng, không nếm được mỹ vị cao lương, không sống trong các biệt thự có kẻ hầu người hạ, chỉ có đám độc tài đang thống trị đất nước mới thật sự là những kẻ hưởng thụ quyền lực, sống trong chiếc bóng những người đă chết.
Họ đối xử nhau c̣n tệ hơn giới giang hồ đâm thuê chém mướn. Danh vọng và quyền lực đă làm mờ nhân tính trong con người họ. Lê Duẩn liên minh với Lê Đức Thọ để loại Vơ Nguyên Giáp, rồi Lê Đức Thọ tính hại Lê Duẩn ngay cả khi y đang nằm trên giường bịnh v́ không chịu viết di chúc truyền chức tổng bí thư. Đoàn Duy Thành kể trong hồi kư Làm người là khó, khi Lê Duẩn sắp chết con cái y c̣n lo cánh Lê Đức Thọ sẽ giết chết hết cả gia đ́nh.
C̣n tiếp...
Bookmarks