Những tin tức ṛ rỉ ra từ trước Đại hội XI của Đảng Cộng sản đă hé lộ tên tuổi của các nhân vật được cho là sẽ lănh đạo Việt Nam trong những năm tới đây
Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là giúp Việt Nam có vai tṛ mạnh hơn trong khu vực nhưng bị chỉ trích về chính sách kinh tế
Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, dự kiến sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, sẽ là Chủ tịch nước, và ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, sẽ tiếp tục là Thủ tướng.
Độ tuổi trung b́nh của các nhà lănh đạo này sẽ ở mức trên 62 so với tuổi trung b́nh của gần 90 triệu dân Việt Nam là khoảng 28.
Nhà Việt Nam học có tiếng người Australia, Giáo sư Carl Thayer, vừa trở về sau chuyến đi chín ngày tới Việt Nam và Bấm nói với BBC về các đồn đoán nhân sự mới nhất.
Trong phần II của phỏng vấn với Nguyễn Hùng, ông nói về những rủi ro tiềm tàng ở Việt Nam và mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
BBC: Quay trở lại với ghế thủ tướng, nhiều chỉ trích đă nhắm vào ông Dũng và mới đây tại Quốc hội đă có kêu gọi điều tra đối với ông. Đây có phải là một phần của cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm không?
Giáo sư Carl Thayer: Chắc chắn là như vậy. Nếu chúng ta nhớ lại th́ hồi năm 2007 là lúc các công tác chuẩn bị đầu tiên cho đại hội Đảng bắt đầu và cho tới giữa năm 2009 người ta lập ra một ủy ban để xem xét vấn đề nhân sự. Mọi thứ đều được phản ánh trong giai đoạn này khi chúng ta thấy ông Dũng phải đối phó với t́nh trạng lạm phát cao, kinh tế toàn cầu suy thoái, vấn đề khai thác bauxite, cả trong khía cạnh môi trường lẫn quan hệ với Trung Quốc.
Chỉ trích khai thác bauxite cũng mạnh trở lại sau thảm họa ở Hungary và thêm vấn đề Vinashin.
Nếu ông Trương Tấn Sang muốn chứng minh là tại sao ông có thể xử lư các vấn đề kinh tế tốt hơn người đương nhiệm, ông ấy sẽ xoáy vào những thiếu sót của ông Dũng để hạ uy tín.
Nhưng điểm quan trọng là ông Dũng đă nhận trách nhiệm trong vụ Vinashin và tránh được các cuộc tấn công.
Trong Đảng Cộng sản có phê và tự phê và ông Dũng đă thừa nhận là ông chịu trách nhiệm và có ư nói "các ông c̣n muốn ǵ hơn ở một thủ tướng nữa".
Có nghĩa là chúng ta có thể sẽ thấy va chạm khi ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế thủ tướng và ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước thay cho ông Nguyễn Minh Triết?
Đúng, nhưng như tôi từng phân tích, chức chủ tịch chỉ là giải an ủi thôi. Chủ tịch là chức có tính nghi lễ và không có quyền lực ǵ nhiều.
Ông Dũng đă bất chấp các chỉ trích theo kiểu 'cảm ơn quư vị, tôi nghe đủ rồi, nhưng tôi vẫn sẽ cứ làm'
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ vị trí thủ tướng, chúng ta hăy thử nh́n vào nội các 22 người.
Trong số này có năm người được bầu ra từ Đại hội VIII, tức có năm năm thâm niên hơn ông Dũng, bẩy người được bầu lên từ Đại hội IX, trong đó có bản thân ông và 10 người từ Đại hội X.
Năm nay những người được bầu từ Đại hội VIII sẽ nghỉ hưu và khi có bầu cử Quốc hội sắp tới, ông Dũng sẽ chuẩn bị nội các mới và sẽ có cơ hội tốt hơn để đẩy những người hăm phanh ông ra khỏi nội các.
Sẽ không c̣n ai cao cấp hơn ông trong nội các nữa.
Trước đây Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đóng vai tṛ hăm phanh v́ ông có nhiều kinh nghiệm trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương hơn ông Dũng chứ không phải là về chức vụ.
Ông Dũng đă đưa ra lời hứa về một nước Việt Nam mạnh hơn và tốt hơn với tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn.
Nhưng trong các vấn đề như bauxite hay Vinashin, ông Dũng đă bất chấp các chỉ trích theo kiểu "cảm ơn quư vị, tôi nghe đủ rồi, nhưng tôi vẫn sẽ cứ làm."
Cuộc chiến tinh vi
Tôi không biết chỉ thị tới từ đâu, từ Thủ tướng hay Tổng Bí thư, nhưng theo ông chúng ta có thể giải thích ra sao về hàng loạt vụ bắt bớ trước khi đại hội Đảng diễn ra, các vụ bị coi là trấn áp nhân quyền rồi các hành vi bị lên án của cảnh sát?
Thật thú vị là ông nêu ra vấn đề này. Tôi không muốn đưa ra quá nhiều chi tiết, nhưng tôi đă gặp một blogger, người bị công an bắt và người này muốn gặp tôi sau khi đọc các nhận định của tôi.
Ông Cù Huy Hà Vũ là một trong số những người bị bắt trước khi Đại hội Đảng diễn ra vào tháng Một
Blogger này nói "Carl, làm sao ông có thể phân tích mọi chuyện rơ ràng như thế trong khi chính tôi là người trong cuộc nhưng vẫn không hiểu lư do tôi bị bắt."
Bỏ chuyện này sang một bên, tôi cho rằng Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doăn Hợp và Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Tô Huy Rứa, một nhân vật đang lên và có tham vọng quyền lực và là người hâm mộ ông Dũng, đă có một cuộc chiến thông tin tinh vi.
Họ sử dụng hiệu quả các công cụ họ có để kiểm soát thông tin, kiểm soát những ǵ có thể ṛ rỉ ra ngoài, những ǵ công chúng biết tới và ngăn chặn những người ở ngoài mạng lưới của họ có thể thâm nhập vào.
Một điều chúng ta có thể thấy là các cuộc tấn công không ngừng nghỉ đối với các blogger để kiểm soát internet.
Nhưng điều này cũng không giải thích được tất cả các cuộc bắt bớ. Trước các đại hội Đảng trong quá khứ, đă có những lời kêu gọi từ trong Đảng về chuyện bỏ chủ nghĩa Marx - Lenin, bỏ từ 'Cộng sản', đổi tên nước...
Không có blogger nào kêu gọi những điều như thế này cả. Tôi có cảm giác các vụ bắt bớ gần đây là để tạo ra bầu không khí ớn lạnh và qua việc buộc tội một số người liên quan tới an ninh quốc gia, người ta muốn đánh phủ đầu một thiểu số trong Đảng muốn từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản.
Và tôi nghĩ đây là một trong những Đại hội lặng lẽ nhất kể từ khi Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
Đây là một trong những Đại hội lặng lẽ nhất kể từ khi Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
Giáo sư Carl Thayer
Tôi mới gặp ba cựu chuyên gia tư vấn của thủ tướng tại một hội thảo và chúng tôi cùng bàn về đề nghị của ông Nguyễn Văn An về dân chủ.
Cảm nhận mà tôi có được là chưa bao giờ một nhóm lớn những người có ảnh hưởng tại Việt Nam cảm thấy bị đẩy ra ngoài ŕa tới như thế và không thể ảnh hưởng ǵ tới hệ thống. Mà đó là những người rất trung thành.
Tôi cũng nói chuyện với các chuyên gia ở UNDP và các chuyên gia nước ngoài khác. Họ nói tới thâm hụt mậu dịch lớn, lạm phát cao, thiếu dự trữ ngoại hối và những điều này có thể đưa Việt Nam tới khủng hoảng. Người ta lo ngại v́ các vấn đề này không được giải quyết, ít nhất là về mặt chính thức.
Nếu chúng ta theo dơi hội nghị của các nước cấp viện trong những năm gần đây, năm nào các nước cũng cam kết những khoản tiền lớn đối với Việt Nam. Vậy họ phải hài ḷng với triển vọng phát triển của Việt Nam trong những năm tới để cam kết như vậy?
Các quốc gia muốn giúp Việt Nam về mặt kỹ thuật để cải thiện việc quản trị và một số nước muốn có thêm nhiều phụ nữ trong bộ máy chính quyền hơn. Họ [các nước cấp viện] cũng tiếp cận được các bộ của Việt Nam và nghĩ rằng họ có ảnh hưởng.
Như vậy là có cả sự ủng hộ và cũng có những cảnh cáo đối với Việt Nam. Chỉ khi Việt Nam gặp khủng hoảng và không chịu giải quyết th́ các nước mới suy nghĩ lại cách tiếp cận của họ. Và các nhà tài trợ có thể có ảnh hưởng nhưng là ở khía cạnh phát triển chứ không phải kinh tế vĩ mô.
C̣n nói về nhân quyền, gần 40 người bị bắt là cũng đủ tệ rồi nhưng cũng không phải là rộng khắp. Đó là một bức tranh vẩn đục và khó nhận xét.
Khi ông nói chuyện với các chuyên gia nước ngoài, họ có lạc quan về tương lai của Việt Nam hay không?
Nói về nhân quyền, hầu hết họ đều nói tôi đánh giá quá cao vai tṛ của các nhà hoạt động. Vâng, th́ tôi coi đó là lời khuyên.
Họ nghĩ rằng họ hiểu rơ đường hướng của chính phủ. Điều thú vị là BBC đưa tin về nhân sự trước khi Hội nghị Trung ương 14 kết thúc. Vậy là Đảng Cộng sản đă có sự đồng thuận sớm, hoặc họ đang thả bóng để thăm ḍ dư luận quốc tế.
Các kinh tế gia nước ngoài bày tỏ sự lo ngại về kinh tế Việt Nam nhưng các nhà ngoại giao, những người nh́n Việt Nam theo khía cạnh địa chính trị, rồi vai tṛ của Việt Nam trong vùng nữa, có vẻ khá lạc quan.
Chúng ta chưa nói ǵ tới ông Phạm Quang Nghị, người được cho là sẽ vào chức Chủ tịch Quốc hội. Ở một nước mà nhiều quan chức bị tai tiếng v́ tham nhũng như tại Việt Nam, ông đánh giá ông Nghị như thế nào?
Ông Nghị được cho là sẽ trở thành Chủ tịch Quốc hội
Khi tôi tới Việt Nam, tôi có cảm giác đang có cuộc đua ngựa mà ông Nghị không thể tham gia.
Ông ấy đă hoàn thành nhiệm kỳ bí thư thành ủy Hà Nội và cần phải lên chức nhưng biết cho ông ấy lên chức ǵ bây giờ. Tôi khá ngạc nhiên v́ nhiều người nói ông Hồ Đức Việt sẽ trở thành chủ tịch quốc hội.
C̣n về tai tiếng tham nhũng th́ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh điều này có nghĩa là một người có nhiều bạn và có thể dùng tiền để tấn công đối thủ và xây dựng mạng lưới của ḿnh.
Trở thành Chủ tịch quốc hội sẽ là bước tiến đối với ông Nghị và Quốc hội chắc chắn có tính phe phái hơn so với Thành ủy Hà Nội.
Quyết định đúng đắn?
Nếu các tin tức về nhân sự là chính xác th́ ông có cho rằng Đảng Cộng sản đă có quyết định đúng đắn không?
Như tôi đă nói, họ bắt đầu với một nhóm gene nhỏ, với Bộ Chính trị 15 người trong đó 6-7 người đến tuổi nghỉ hưu. Ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là thủ tướng tồi, nhưng ông ấy có yếu điểm và điều đáng lo ngại là không có cơ chế để khắc phục những yếu điểm đó.
Ông Dũng vừa ngạo mạn và vừa quá tự tin vào bản thân.
Giáo sư Carl Thayer
Chúng ta thử nh́n lại khi ông mới lên làm thủ tướng, ông lập ủy ban chống tham nhũng và yêu cầu các vụ việc ở ṭa án phải được giải quyết nhanh chóng. Giờ đă năm năm trôi qua và chúng ta thử nh́n xem mọi việc ra sao.
C̣n trong vấn đề bauxite, rất nhiều chỉ trích cũng không mang lại kết quả ǵ. Ông Dũng vừa ngạo mạn và vừa quá tự tin vào bản thân. Ông ấy cần được bảo vệ để khỏi làm hại chính ḿnh. Nhưng tôi chưa thấy cơ chế nào hữu hiệu cả. Nếu ông Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư, chúng ta sẽ có một tổng bí thư mạnh hơn. Nhưng có vẻ Đảng Cộng sản không thích sự bất đồng và đă có lựa chọn khác đi.
Và các nhà lănh đạo của Việt Nam sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc đang lên, đang rất quả quyết ngoài Biển Đông và với những chỉ trích về nhân quyền của Hoa Kỳ. Theo ông họ sẽ xử lư các mối quan hệ này ra sao?
Nh́n vào thâm hụt mậu dịch 19 tỷ đô la của Việt Nam, 11 tỷ đă là thâm hụt trong buôn bán với Trung Quốc.
Trong khi trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, Việt Nam có thặng dư mậu dịch tám tỷ đô la.
Chúng ta có thể tin rằng Việt Nam khó ḷng có thể lấp được thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc và họ sẽ cần tới đầu tư từ nước này.
Quan hệ Trung Quốc và Việt Nam căng thẳng khi nhiều tàu đánh cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ
Nhưng họ cũng phải cẩn thận v́ đầu tư từ Trung Quốc cũng kéo theo những ảnh hưởng, những vấn đề như lao động trái phép hay công nghệ không phải là tiên tiến nhất trên thế giới... Nhưng tôi cũng biết trong năm qua Việt Nam và Trung Quốc đă có bốn lần đàm phán bí mật và qua những ǵ Việt Nam tuyên bố th́ Trung Quốc không chấp nhận đàm phán về Hoàng Sa, nhưng có vẻ chấp nhận đàm phán về Vịnh Bắc Bộ.
Mặt khác, đáp lại thái độ của Trung Quốc với Hoàng Sa, Việt Nam đă kéo Hoa Kỳ và các nước khác vào cuộc. Tôi nghĩ vấn đề Hoàng Sa sẽ không thể có tiến bộ, nhưng có thể có thỏa thuận tại những vùng biển khác.
Việt Nam cũng bị chỉ trích v́ mua tàu ngầm kilo mà người ta nói rằng tốn tiền đầu tư ban đầu và bảo hành, bảo tŕ. Nhưng nhiều người lại cho rằng đây là điều cần thiết.
Nhưng thưa ông nếu Việt Nam có thể mua được sáu tàu ngầm th́ Trung Quốc có thể mua số lượng gấp đôi và như vậy liệu có ư nghĩa ǵ không?
Nói như vậy th́ người ta cũng có thể nói điều tương tự về Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Thế nhưng Trung Quốc vẫn đầu tư vào tàu ngầm để đe dọa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có thể làm như vậy.
Dĩ nhiên ông nói đúng là tàu ngầm sẽ chỉ có thể đe dọa tàu nổi thôi và về số lượng th́ Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Nhưng hiện tại khả năng các tàu ngầm có thể đi t́m kiếm và triệt tiêu nhau là rất thấp.
Nhật Bản, Australia, Singapore, Indonesia, Malaysia đều mua tàu ngầm và tôi nghĩ đây là cách các nước nhỏ t́m cách đối phó với Trung Quốc.
Tin BBC
Bookmarks