Hồ sơ mật của CIA:
1/. Giờ phút định mệnh
LTS: Tiền Phong trích giới thiệu bộ tài liệu mật do Trung tâm Nghiên cứu T́nh báo Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA), giải mật hôm 17/3 vừa qua nói về cơn hấp hối của Chính quyền Sài G̣n và những nỗ lực tuyệt vọng của CIA và Đại sứ Mỹ khi cố ngăn chặn kết cục cay đắng cho nước Mỹ, trong những ngày cuối cùng tại Sài G̣n.
Ngày 17/3 vừa qua (theo giờ Việt Nam) tại Texas, Trung tâm Nghiên cứu T́nh báo thuộc Cục T́nh báo T.Ư Mỹ (CIA) vừa giải mật thêm sáu phần của bộ tài liệu mật (có số hiệu C01268717, C01268718, C05260525, C05260526, C053603948 và C05303949 với tổng cộng 1.642 trang) cung cấp chi tiết việc nhúng tay vào các lĩnh vực của CIA tại Việt Nam, Campuchia và Lào suốt những năm từ 1960 đến 1975.
Sử gia Thomas Ahern - cựu sĩ quan CIA trong 35 năm, về hưu năm 1989, từng có năm nhiệm kỳ hoạt động cho CIA tại châu Á, trong đó có Đông Dương và từng giữ chức Trưởng Văn pḥng CIA tại châu Phi, Trung Đông và châu Âu - là tác giả bộ tài liệu mật này.
Ghi chú rằng “bộ tài liệu sáu phần này chỉ phân tích trên quan điểm cá nhân chứ không đại diện cho quan điểm tổng hành dinh CIA hay bất cứ bộ phận nào của cơ quan t́nh báo này” nhưng, trên cơ sở tài liệu gốc (lưu trữ tại tổng hành dinh CIA) về hoạt động của Văn pḥng CIA ở Sài G̣n trong cuộc chiến tranh Việt Nam và các cuộc phỏng vấn các nhân viên then chốt của CIA từng tham chiến ở Việt Nam, Thomas Ahern tái hiện khá trung thực và đưa ra những phân tích sắc sảo đối với hoạt động của CIA tại Nam Việt Nam.
Bộ tài liệu được Giám đốc Trung tâm Việt Nam học (thuộc ĐH Công nghệ Texas) đánh giá thuộc loại “lâu nay người ta chỉ được thấy trong tiểu thuyết hoặc phim t́nh báo, song nó hoàn toàn là sự thật sau khi được giải mật”.
Kỳ I:
Nhà Trắng úp mở việc thảo luận về “t́nh huống đặc biệt cần thiết” với Liên Xô, đồng nghĩa với việc đánh tiếng cho ông Thiệu phải từ chức.
Kissinger (phải) và Đại sứ Bunker tháng 4/1973 (Ảnh do Polgar chụp)
Kissinger điện mật cho Martin nói rằng, Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev nhắn là “Hà Nội đă t́m được mục tiêu chính trị cuối cùng nên không quan tâm đến việc làm bẽ mặt Mỹ nữa”.
Đến nước này th́ Thiệu phải ra đi thôi. Nhưng hai ngày 20 và 21/4 ở Sài G̣n lại rơi vào thứ Bảy và Chủ nhật nên Martin rất khổ để gặp được Thiệu.
Ngày 21/4, tại Sài G̣n, Martin bắn tiếng cho Thiệu rằng nên từ chức, với cách nói như đây chỉ là theo ư riêng cá nhân của ông ta. Martin cho Thiệu xem bản đồ của CIA về t́nh h́nh rất bi đát của VNCH để thuyết phục Thiệu.
Dàn xếp vừa xong, Martin lại nhận được mật điện rất lạ từ Kissinger, với ư muốn tŕ hoăn việc Thiệu từ chức. Nhưng ông Martin không chịu, lờ đi không thi hành.
Sáng 21/4, Polgar lại tiếp xúc với Toth, đại tá quân đội Hungary ở Trại Davis (trong sân bay Tân Sơn Nhất) với yêu cầu làm rơ những điều kiện của phía Bắc Việt với Mỹ để cuộc đàm phán ngừng bắn được bắt đầu. Toth bảo Polgar, việc đó ông ta phải hỏi Đại sứ Hungary tại Hà Nội và cam đoan nếu có thông tin sẽ báo ngay cho Polgar.
Chiều hôm đó, Toth báo lại với Polgar là Đại sứ Hungary không trả lời được, nhưng Polgar vẫn cho rằng việc Thiệu từ chức là điều kiện tiên quyết để Bắc Việt chấp nhận đàm phán ngừng bắn.
Sau cuộc gặp Đại sứ Martin, Thiệu họp với các tướng lĩnh trong Dinh Độc Lập thông báo nội dung Martin đề cập và nói đại ư, nếu các tướng lĩnh coi Tổng thống là chướng ngại vật cho đàm phán ngừng bắn th́ ông sẽ từ chức.
Chẳng ai phát biểu ǵ cả! Thiệu buộc phải tuyên bố từ chức để Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Chiều 21/4, Thiệu lên truyền h́nh thông báo quyết định từ chức, ḷng đầy cay đắng.
Sáng 25/4, bốn ngày sau khi tiếp nhận chức Tổng thống, ông Trần Văn Hương gọi điện cho Martin phàn nàn rằng người ta nói ông chỉ điều hành một nội các Thiệu mà không có Thiệu. Ông Hương yêu cầu Đại sứ Martin dàn xếp để Thiệu ra nước ngoài. Sau đó ông Hương tới chỗ ông Thiệu khuyên ông sớm rời khỏi Sài G̣n v́ nếu không, cộng sản sẽ nói “tôi đang điều khiển một chính phủ Thiệu không có Thiệu”.
Thiệu ngập ngừng nhưng nửa tiếng sau gọi điện cho Martin nói đồng ư và nhờ Martin thu xếp chuyến ra đi lặng lẽ khỏi Nam Việt Nam. Để hợp pháp hóa chuyến đi của Thiệu, ông Hương kư văn bản đề cử Thiệu làm đặc sứ VNCH sang Đài Bắc viếng Tưởng Giới Thạch vừa qua đời ngày 5/4. Martin một mặt nhờ Polgar bố trí, một mặt điều chiếc máy bay C-118 thuộc quyền sử dụng của ông từ Bangkok bay sang Sài G̣n trong đêm 25/4.
Chiều muộn, Polgar và tướng Timmes đón Thiệu và đoàn tuỳ tùng ở nhà cựu Thủ tướng Khiêm (từng là Đại sứ VNCH tại Đài Bắc) nằm trong Bộ Tổng tham mưu. Polgar chuẩn bị bốn chiếc công xa màu đen của Ṭa Đại sứ Mỹ cắm cờ ngoại giao, chở mọi người ra sân bay Tân Sơn Nhất. Martin yêu cầu tất cả lái xe đều là người Mỹ, nên chiếc Mercedes cũ chở Thiệu do Frank Snepp, nhân viên phân tích t́nh báo của CIA Sài G̣n lái.
Đoàn xe chạy đến chân cầu thang máy bay, Đại sứ Martin đợi sẵn ở đó để tiễn Thiệu. 14 người, tất cả là đàn ông lặng lẽ lên máy bay. Buồn thảm và cam chịu, Thiệu vẫn cố giữ phong độ, quay lại cám ơn Đại sứ Martin dàn xếp chuyến đi. Polgar điện về tổng hành dinh CIA. “Đúng 21 giờ 20 giờ Sài G̣n, cựu Tổng thống Thiệu, cựu Thủ tướng Khiêm di tản khỏi Nam Việt Nam”.
Polgar cam đoan Thiệu không thể mang 16 tấn vàng (thời giá lúc đó tương đương 170 triệu dollar) sang Đài Bắc trong chuyến bay đó. Số vàng này thuộc ngân khố dự trữ quốc gia của VNCH và hồi cuối tháng 3/1975, Thiệu có ư định đem nó ra thế chấp để vay tiền từ Arập Xê út để mua vũ khí cho quân đội.
Đại sứ Martin đă thu xếp giúp để chuyển vàng ra gửi ngân hàng nước ngoài cho an toàn. Ban đầu, Martin thu xếp để chuyển 16 tấn vàng này sang gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ có tên Bank of International Settlement nhằm thế chấp cho khoản vay mua vũ khí từ châu Âu, nhưng tin này lộ ra nên không hăng hàng không thương mại nào nhận chở.
Martin lại thu xếp chuyển nó sang gửi tại ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Nhưng trong khi Mỹ chưa kư được hợp đồng bảo hiểm cho chuyến bay chở số vàng này rời Nam Việt Nam th́ ông Thiệu đă ra đi.
---------------------------------------------------
Kỳ II: Thất thủ cao nguyên, CIA đổ lỗi cho tướng lĩnh Sài G̣n
Trùm CIA tại Sài G̣n Polgar (trái) vào Trại David (trong sân bay Tân Sơn Nhất) 5/1973
Trong khi Stephens và cộng sự lên máy bay rời Plâyku th́ Polgar, Trưởng Văn pḥng CIA Sài G̣n, lại soi xét các báo cáo để cố xác minh chính xác ư định của quân đội VNCH đối với vùng cao nguyên.
Liên lạc với tướng Đặng Văn Quang (cố vấn an ninh của Tổng thống Thiệu) và tướng Lê Nguyên Khang (phụ tá hành quân của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH), Polgar cùng nhận được câu trả lời: không biết ǵ về quyết định triệt thoái quân đội VNCH khỏi cao nguyên.
Tướng Khang nói với Polgar rằng vừa gặp tướng Cao Văn Viên buổi sáng, và tướng Viên nói rằng chẳng có vấn đề ǵ cả. Quyền trưởng Phái bộ Mỹ tại Sài G̣n, Wolfgang Lehmann, cũng nói với Polgar là vừa gặp Tổng thống Thiệu lúc 9 giờ sáng - có lẽ lúc ấy báo cáo của Stephens về cuộc họp ở Cam Ranh chưa đến tay Polgar - và ông Thiệu không nhắc ǵ đến chủ đề này.
Do vậy Polgar suy đoán rằng ông Thiệu có thể đă định chuẩn y về nguyên tắc kế hoạch của tướng Phú là di tản khỏi Plâyku và Kontum để tập trung binh lực nhằm phản công giành lại Ban Mê Thuột. Với cách giải thích này th́ tướng Phú đă hiểu sai và hành động hấp tấp dẫn đến hậu quả thê thảm.
Về việc Chính quyền Sài G̣n không hề có động tác thông báo cho Phái bộ Mỹ, Polgar cho rằng không thể xảy ra việc rất nhiều đầu mối của Phái bộ Mỹ biết mà lại cố t́nh lờ đi. Nhận định của Polgar là thực sự họ không hề biết điều mà tướng Phú đưa ra trong kế hoạch.
Nhưng sau đó, ngày 17/3/1975, tướng Cao Văn Viên trả lời cơ quan tùy viên quân sự Mỹ một sự thật rằng việc triệt thoái quân khỏi cao nguyên đă được thực hiện.
Trưởng cơ quan tùy viên quân sự Mỹ, tướng Homer Smith chất vấn tướng Viên v́ sao nói không có chuyện ǵ khi hai người gặp nhau tại cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14/3, th́ ông Viên đáp: “Tôi không có sự lựa chọn nào khác, Tổng thống Thiệu trực tiếp ra lệnh và không cho để lộ quyết định”.
Cuộc rút chạy khỏi Plâyku của quân lực VNCH buộc CIA tại Sài G̣n lo ngại một cuộc tấn công mở rộng về phía nam của quân đội Bắc Việt. Ngày 14/3, trong khi ông Thiệu họp kín với các tướng lĩnh tại Cam Ranh, Polgar đă đánh giá được chuyện Ban Mê Thuột thất thủ và áp lực của quân đội Bắc Việt đang tăng rất cao ở Tây Ninh.
Polgar cho rằng cuộc khủng hoảng của VNCH lúc này là tồi tệ nhất kể từ năm 1965 (sau khi quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam), v́ thế ông ta báo cáo về tổng hành dinh CIA ở Langley rằng t́nh h́nh ác liệt hơn cả hồi mùa hè năm 1972.
Sau đó, tướng Quang báo với Tổng thống Thiệu chuyện chưa từng xảy ra là “quân đội chán nản, thậm chí tuyệt vọng”, c̣n tướng Nguyễn Khắc B́nh, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia, nhận định, việc mất cao nguyên là sự tàn phá tâm lư ghê gớm đối với binh sĩ VNCH.
Sự sụp đổ cực kỳ nhanh chóng của quân lực VNCH không chỉ bởi sức mạnh tổng tấn công của quân đội Bắc Việt, mà c̣n v́ lư do VNCH bỏ ngỏ trận địa cho bộ đội Bắc Việt.
Với việc cả Vùng chiến thuật 1 và 2 đều nằm trọn trong tay quân đội Bắc Việt, Văn pḥng CIA Sài G̣n gửi báo cáo về Mỹ và muốn tổng hành dinh CIA hiểu rằng, thảm họa này hoàn toàn là do ông Thiệu quyết định ngược đời và sự kém cỏi của các tướng lĩnh dưới quyền ông ta.
Các tướng lĩnh vừa kém năng lực chỉ huy, vừa kém đạo đức, vô kỷ luật, ích kỷ.v.v... và .v.v...Thủ tướng Trần Thiện Khiêm liên đới trong chuyện này chỉ là việc phải t́m bằng được một kẻ giơ đầu chịu báng. Lúc này người Mỹ bắt đầu phàn nàn về VNCH như là “đứa con ngoài giá thú” của Quốc hội Mỹ, gây phiền toái và “phá gia chi tử”!
C̣n Hà Nội có thể hài ḷng với những ǵ họ đạt được. Với t́nh trạng kiệt quệ của VNCH lúc này, liệu Hà Nội có c̣n quan tâm đến đàm phán với VNCH nữa không?
Hà Nội giờ đây rất mạnh so với cuối năm 1972-khi B52 rải thảm bom xuống Hà Nội, c̣n Sài G̣n th́ rất yếu. “Chúng ta đă thoát khỏi giai đoạn của Kissinger và đi vào giai đoạn của Quốc hội Mỹ, nhưng chúng ta chẳng thể làm được ǵ nữa rồi” - CIA Sài G̣n viết trong báo cáo gửi Tổng hành dinh như thế.
Ngày 19/3/1975, tổng hành dinh CIA thông báo cho Polgar về một cuộc họp nhiều bên với nội dung "cả Bộ Quốc pḥng và đại diện Chính phủ Mỹ đều đánh giá cao báo cáo của CIA Sài G̣n... hầu hết những nguồn tin về kế hoạch và hành động của miền Nam Việt Nam chỉ có trong sáu ngày gần nhất mà thôi”.
Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n, ông Graham Martin về Mỹ để chữa bệnh ngắn ngày, và việc giao dịch cấp cao tại Việt Nam với Tổng thống Thiệu được giao cho ông Lehmann, quyền Trưởng Phái bộ Mỹ tại Sài G̣n.
Báo cáo đáp lại tổng hành dinh CIA, Polgar miêu tả Sứ quán Mỹ ở Sài G̣n lúc ấy cứ như “con tàu không người lái” suốt những ngày Đại sứ Martin vắng mặt. Lehmann th́ không chỉ đạo được. Số nhân viên cao cấp trong sứ quán th́ vừa lơ là vừa sai lầm trong việc nhận định các t́nh huống mới, cũng như hệ lụy của nó.
Theo CIA Sài G̣n, các quan chức Sứ quan Mỹ chỉ đơn thuần “phản ánh thời tiết ở Washington”, họ vẫn chỉ bận tâm với nhóm đối lập không thân cộng sản chống Chính quyền Sài G̣n mà thôi. Nhưng điều đó không c̣n là vấn đề nữa.
Tổng thống Thiệu không thích cách điều hành trong áp lực ngoại giao nữa. V́ thế, Sứ quán Mỹ chỉ nắm được chút ít thông tin giá trị từ quan chức cấp thấp hơn mà thôi.
Cũng trong ngày 20/3, tổng hành dinh CIA có được thông tin về kế hoạch tổng quát của Thiệu, trong đó có việc khởi động một chương tŕnh di tản bằng đường hàng không sang các nước châu Á (đồng minh của Mỹ) trong t́nh huống phải tị nạn. Vậy CIA Sài G̣n có thể nắm được Thiệu, hoặc ít nhất là Khiêm (Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) hoặc tướng Đặng Văn Quang không?
Báo cáo trả lời của Polgar đề cập cuộc gặp giữa Lehmann với Tổng thống Thiệu cùng ngày 20/3, trong đó có lưu ư đến một chiến dịch tái chiếm mới và nói nó được vạch ra một cách sơ sài nên chưa sẵn sàng báo cho người Mỹ theo kênh chính thức.
Polgar bèn viết trong báo cáo rằng, chúng tôi mong một điều may mắn đối với Chương tŕnh Di tản Châu Á, nhưng nói thẳng ra nó chẳng có ǵ khác biệt.
Xe tăng của Bắc Việt không thể nào dừng bánh chỉ với sự cảm thông mà phải có súng chống tăng và máy bay mới chặn được xe tăng. Sai lầm của Mỹ là tuân thủ từng điều một của Hiệp định Paris, tức cản trở việc Bắc Việt dốc toàn lực về quân sự th́ lại sẽ bỏ lơi việc kiến tạo một nền độc lập không cộng sản ở Nam Việt Nam.
Tổng hành dinh CIA xác nhận điều đó nhưng lại viện dẫn trách nhiệm sắp xếp chuyện này là của cấp cao hơn (ám chỉ ông Kissinger và Tổng thống Ford). Và bóng ma thảm họa sụp đổ của chính quyền VNCH ngày càng lộ rơ ở Sài G̣n sau cuộc tháo chạy thê thảm khỏi Plâyku và Kontum vào ngày 21/3.
Sau đó Tổng thống Thiệu đổ tội thất thủ cao nguyên lên đầu tướng Phú, khiến ông này từ chức và uống thuốc độc tự tử vào ngày 29/4/1975.
Bookmarks