Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 17

Thread: Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Dương Văn Minh sinh ngày 16.2.1916 tại Vĩnh Long (có tài liệu nói sinh tại Mỹ Tho). Sỡ dĩ ông có biệt danh là Big Minh v́ cao 6 feet và nặng 200 pounds, và được gọi như thế để khỏi lẫn lộn với Tướng Trần Văn Minh.

    Ông có vợ và ba con: hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm hiện ở Pháp, và người con gái là Dương Mai, có chồng là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, hiện ở Pasadena , California .
    Lúc nhỏ ông theo học trường Chasseloup Laubat ở Sài G̣n và đỗ tú tài II vào năm 1938 cùng một lớp với Tướng Trần Văn Đôn.
    Năm 1940, ông Minh gia nhập quân đội Pháp, tốt nghiệp khóa Hạ sĩ quan trừ bị Thủ Dầu Một với cấp bậc Aspirant tức là Chuẩn Úy.
    Năm 1945, khi Nhật đảo chánh Pháp, Dương Văn Minh đang phục vụ tại Cap’s Jacques (Vũng Tàu) và bị Nhật cầm tù. Khi Pháp trở lại, ông trở lại phục vụ trong quân đội Pháp năm 1946 với cấp bậc Thiếu Úy.

    Năm 1952 ông mang cấp bậc Đại Úy và phục vụ tại Phủ Thủ Hiến Nam Phần. Từ Năm 1953 – 1954, ông được thăng Thiếu Tá rồi Trung Tá và phục vụ tại Tổng Tham Mưu Quân Khu 1. Năm 1954 - 1955 ông là Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Sài G̣n.
    Dương Văn Minh là cháu của Nguyễn Ngọc Thơ. Khi ông Diệm về chấp chánh, ông Nguyễn Ngọc Thơ được mời làm Bộ Trưởng Nội Vụ, đă đề cử Dương Văn Minh chỉ huy huy lực lượng bảo vệ Sài G̣n. Ngày 3.5.1955, Dương Văn Minh được thăng Đại Tá và giữ chức Quân Trấn Trưởng Sài G̣n.

    Người đầu tiên giúp ông Diệm chống lại các giáo phái không phải là Đại Tá Dương Văn Minh mà Đại Tá Dương Văn Đức. Ngày 5.6.1955, Đại Tá Đức được cử chỉ huy Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng b́nh định miền Tây Nam Phần. Ông cho quân tiến chiếm Cái Vồn (Cần Thơ), phá tan đại bản doanh của Tướng Trần Văn Soái. Ngày 29.6.1955 ông tiến vào núi Ba Chúc, tấn công lực lượng của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt.

    Ngày 21.9.1955, với tư cách Quân Trấn Trưởng Sài G̣n, Đại Tá Dương Văn Minh được cử làm Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Hoàng Diệu, mở cuộc hành quân truy kích tàn quân B́nh Xuyên tại Rừng Sát. Trung tá Nguyễn Khánh làm Chỉ Huy Phó và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hạnh làm Tham Mưu Trưởng. Sau khi Chiến Dịch Hoàng Diệu chấm dứt, ngày 6.11.1955, ông Diệm cho tổ chức biểu t́nh hoan hô các chiến sĩ Rừng Sát trở về. Đại Tá Dương Văn Minh được thăng Thiếu Tướng. (Có tài liệu nói Dương Văn Minh được thăng Thiếu Tướng ngày 23.10.1955).

    Trong thời gian ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Tỉnh Trưởng các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên và Mỹ Tho, Ba Cụt đă mưu sát ông đến 6 lần, nhưng ông vẫn thoát được. Để đối lại, ông Nguyễn Ngọc Thơ cũng đă cho mở các cuộc hành quân để truy kích Ba Cụt, nhưng không bắt được. Do đó, khi nghe ông Ngô Đ́nh Nhu hỏi ư kiến về việc dẹp loạn Trần Văn Soái và Ba Cụt ở miền Tây, ông xin lănh trách nhiệm ngay. Đây là một cơ hội tốt giúp ông thanh toán một kẻ thù luôn theo đuổi ông. Ông xin xử dụng Tướng Dương Văn Minh vào công tác này. V́ thế, ngày 29.12.1955, ông Diệm đă ra lệnh chấm dứt chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do Đại Tá Dương Văn Đức chỉ huy và cho Đại Tá Đức lên Thiếu Tướng. Tướng Đức tỏ vẽ bất b́nh về chuyện chấm dứt công tác một cách đột ngột này. Do đó, ngày 10.6.1956, ông Diệm phải cử Tướng Đức đi làm Đại Sứ tại Nam Hàn.

    Rất hận về chuyện ông Nguyễn Ngọc Thơ đưa Tướng Dương Văn Minh xuống cướp chỗ của ḿnh, khi tham gia cuộc chỉnh lư của Tướng Nguyễn Khánh ngày 30.1.1964 lật đổ Dương Văn Minh, Tướng Đức đă đi t́m ông Nguyễn Ngọc Thơ, lúc đó là Thủ Tướng Chính Phủ, kéo ra và đánh mấy bớp tai trước mặt mọi người!
    Mặc dầu Dương Văn Minh đang bị điều tra việc biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của Bảy Viễn, ngày 1.1.1956, ông Diệm đă cử Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Dịch Nguyễn Huệ b́nh định miền Tây. Ngày 13.4.1955 Tướng Ba Cụt bị bắt ở Chắc Cá Đao, cách Long Xuyên 15 cây số và bị Ṭa Án Quân Sự tuyên án tử h́nh. Sáng 13.7.1956, 5 giờ 40 sáng, Tướng Ba Cụt đă bị hành quyết tại nghĩa địa ở đường Hoa B́nh, Cần Thơ.
    Theo cuộc phỏng ván 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y, lúc đó là Tỉnh Trưởng Chợ Lớn, cho biết sau khi xử bắn và chôn Ba Cụt xong, Nguyễn Văn Nhung có về gặp ông và cho ông biết Tướng Dương Văn Minh đă ra lệnh cho anh ta đào xác Ba Cụt lên đem đi thiêu rồi lấy tro rải xuống sông Cửu Long, để tay chân bộ hạ của Ba Cụt không lấy xác ông ta về lập đền thờ. Nhưng có nhân chứng khác cho biết Nguyễn Văn Nhung đă đào xác Ba Cụt lên, băm nhỏ rồi bỏ vào bao bố đem rải xuống sông chứ không hề thiêu.

    Trong cuốn hồi kư "Việt Nam máu lửa quê hương tôi" Đỗ Mậu phịa rằng “v́ ông Diệm nhiều lần dụ dỗ Lê Quang Vinh theo đạo Thiên Chúa mà Lê Quang Vinh nằng nặc không theo. Nếu theo đạo Thiên Chúa th́ Lê Quang Vinh sẽ được rửa tội trong một buổi lễ long trọng tại nhà thờ Đức Bà Sài G̣n và sẽ được trọng thưởng, và tất nhiên sẽ được tha mạng.” (trang 124).

    Ngày 31.5.1956, Chiến Dịch Nguyễn Huệ kết thúc. Ông Diệm lại cử Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu b́nh định các tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang. Ngày 29.8.1956 ông Diệm cử Tướng Minh làm Tổng Thư Kư Thường Trực Quốc Pḥng, chỉ huy Phân Khu Saigon/Chợ Lớn và tiếp tục chỉ huy Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu b́nh định miền Tây. Ngày 30.10.1956, chiến dịch này kết thúc với kết quả 441 bị tử trận, 948 về quy thuận, 1169 bị bắt và hơn 1.000 súng bị tịch thu.

    Ngày 1.2.1957 Dương Văn Minh được thăng Trung Tướng và giữ chức Chỉ Huy Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Chức Tổng Thư Kư Thường Trực Quốc Pḥng được trao lại cho Tướng Dương Văn Đức mới đi học khóa chỉ huy và tham mưu ở Mỹ về. (Khi Tướng Đức xin đi Pháp, chức này lại được trao cho Tướng Nguyễn Khánh). Tướng Minh cũng được gởi qua Mỹ học khóa chỉ huy và tham mưu tại U.S. Command and General Staff College ở Fort Leavenworth thuộc bang Kansas .

    Đầu năm 1960, cơ quan t́nh báo khám phá Tướng Dương Văn Minh đă liên lạc với Hà Nội qua người em là Thiếu Tá Việt Cộng Dương Văn Nhựt, nên Tướng Minh không được tin dùng nữa (chúng tôi sẽ tường thuật sau). Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă cử Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu mới từ Hoa Kỳ về làm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân với nhiệm vụ theo dơi và kiểm soát Tướng Minh. Cuối năm 1962 Tổng Thống Diệm quyết định giải tán Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Ngày 8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống, một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”. Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tư Lệnh Vùng I, được cử làm Tư Lệnh Lục Quân, một chức vụ để thay thế Bộ Tư Lệnh Hành Quân.
    Lúc đầu, Tướng Harking tỏ vẽ bất b́nh về chuyện Tướng Minh bị hạ tầng công tác. Ông ta nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh làm đảo chánh nên đă hành động như vậy. Nhưng sau khi biết được Tướng Minh có liên lạc với Việt Cộng, cơ quan CIA cũng đồng ư về biện pháp này.

    Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất măn với ông Diệm, nên khi muốn lật đổ ông Diệm, CIA quyết định xử dụng Tướng Minh. Nhưng sau đó chỉ cho Tướng Minh làm Quốc Trưởng 3 tháng. Ngày 30.1.1964, theo sự sắp xếp của CIA, Tướng Nguyễn Khánh làm “chỉnh lư” xúc các tướng đảo chánh và biến Dương Văn Minh thành Quốc Trưởng bù nh́n.

    Ngày 24.10.1964, Nguyễn Khánh đưa ông Phan Khắc Sửu lên làm Quốc Trưởng thay Dương Văn Minh. Ngày 24.11.1964, ông Sửu thăng cho cả Nguyễn Khánh lẫn Dương Văn Minh lên Đại Tướng. Ngày 20.12.1964, Nguyễn Khánh bắt Dương Văn Minh đi lưu vong, làm Đại Sứ VNCH tại Thái Lan. Măi đến năm 1968, khi ông Trần Văn Hương lên làm Thủ Tướng, Dương Văn Minh mới được trở về Việt Nam . Ông ve Sài G̣n ngày 5.10.1968.

    Sau đây là một số bí ẩn chung quanh cuộc đời và vai tṛ của Tướng Dương Văn Minh.

    VỤ BIỂN THỦ MỘT PHUY VÀNG
    Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương T́nh Báo của VNCH đă kể lại:

    Lúc đó ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184. Vào khoảng tháng 5 năm 1955, sau khi đánh đuổi quân B́nh Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đă thả các nhân viên Pḥng 2 đi thăm ḍ ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đă phải nhận ch́m xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đă cho thợ lặn xuống t́m nhưng không thấy. Nhân viên Pḥng 2 tiếp tục phỏng vấn, người này quả quyết nơi anh ta dấu đúng là nơi đă nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn xuống ṃ một lần nữa, nhưng trong một khu rộng hơn. Quả nhiên, thợ lặn đă vớt được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, v́ bị nước cuốn trôi đi. Đây là hai thùng đựng dầu xăng loại 200 lít.

    Công cuộc kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, c̣n một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500$, được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. C̣n thùng vàng được chở đến giao cho Quân Trấn Sài G̣n do Đại Tá Dương Văn Minh làm Quân Trấn Trưởng. Tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung tá Nguyễn Khánh Chỉ Huy Phó của Đại Tá Minh, cho biết số vàng này khi giao nạp đă được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không c̣n nghe Dương Văn Minh nói ǵ về số vàng này.

    Ông Diệm đă ra lệnh điều tra. Hai người được trao nhiệm vụ điều tra là Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lư Ṭa Sơ Thẩm Sài G̣n, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội.

    Ông Huỳnh Văn Lang, lúc đó là Bí Thư Liên Kỳ của Đảng Cần Lao và Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái, cho biết ông Lâm Lễ Trinh đă tiết lộ rằng khi được hỏi về số vàng này, Tướng Minh đă sừng sộ và giận dữ, nói rằng ông Diệm là người bội bạc, ông đă giúp ông Diệm đánh dẹp B́nh Xuyên mà c̣n hỏi cái ǵ.

    Ông Lang cũng cho biết ông có được đọc bản báo cáo hai trang của Đại Tá Mai Hữu Xuân. Đại Tá Xuân chỉ xác nhận số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đă giao cho Đại Tá Dương Văn Minh cất giữ và đề nghị nên đem ra chia nhau.

    Ngày 13.7.1956, khi Ba Cụt bị xử chém, ông Diệm cho Mai Hữu Xuân lên Thiếu Tướng và cử chỉ huy chiến dịch Trương Tấn Bửu, b́nh định miền Đông. Với công tác này, Mai Hữu Xuân đă làm bậy nên bị mất chức Giám Đốc An Ninh Quân Đội.

    Ông Cao Xuân Vĩ cho biết khi ông Nguyễn Ngọc Thơ đề nghị cho Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Dịch Nguyễn Huệ để bắt Ba Cụt,
    ông Diệm đă nói với ông Nhu: “Thôi, cho nó đi cho yên!”

    CUNG CẤP TIN CHO VIỆT CỘNG
    Anh Nguyễn Tư Thái, tự là Thái Đen, nhân viên t́nh báo của Đoàn Công Tác Đặc Biệt, cho biết vào đầu năm 1960, nhân viên của Đoàn thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh, ở số 3 đường Trần Quư Cáp, Sài G̣n, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nh́n trước nh́n sau rất kỹ, thấy không có ǵ khả nghi mới bước ra. Những người b́nh thường không ai làm như vậy. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà Dương Văn Minh một khoảng xa, nhân viên t́nh báo liền bắt về thẩm vấn. Lúc đầu anh ta nói anh ta chỉ là người đến dạy học cho các con của Tướng Minh. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thẩm vấn khéo léo, anh ta nh́n nhận anh ta là một ủy viên của Huyện Ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Dương Văn Minh để lấy tin tức.
    Anh này đă bị giam giũ luôn, nhưng Dương Văn Minh không hay biết ǵ cả.

    Sau vụ này, Đoàn Công Tác Đặc Biệt, An Ninh Quân Đội và Tổng Nha Cảnh Sát đă bố trí dày đặc chung quanh nhà Dương Văn Minh và theo dơi từng bước đi của Dương Văn Minh, chụp h́nh và quay phim. Điện thoại của nhà Dương Văn Minh cũng bị nghe lén.
    Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt mày và h́nh dáng rất gióng Dương Văn Minh, đă đến ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên t́nh báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, là Thiếu tá trong bộ đội miền Bác. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài G̣n. Theo dơi sát, nhân viên t́nh báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.

    Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đă đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng pḥng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt. V́ thế, nhà Dương Văn Sơn cũng bị theo dơi như nhà Dương Văn Minh.
    Một hôm, Tổng Thống Diệm gọi ông và bảo đem tất cả hồ sơ vụ Dương Văn Minh vào gặp ông. Khi ông đem hồ sơ vào, Tổng Thống Diệm hỏi: Dương Văn Minh có theo Cộng Sản không? Rồi ông nói tiếp: Vơ Nguyên Giáp nhiều công trạng như rứa mà nay Cộng Sản chỉ mới cho lên Trung Tướng. Dương Văn Minh công trạng có bao nhiêu đă lên Trung Tướng rồi, c̣n muốn ǵ nữa?

    Đại Tá Y nói ông vốn là đàn em và là người quen biết với Tướng Minh nên chưa biết phải trả lời như thế nào. Tổng Thống liền đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của ḿnh theo Việt Cộng th́ xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.”

    Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên t́nh báo c̣n phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cam-bốt và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: Nếu trở lại sẽ bị thanh toán. Chuyện này có lẽ Tổng Cục Phản Gián của Hà Nội không hề hay biết.

    Sau đó, ông Diệm đă bảo Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, thông báo cho Tướng Minh biết từ nay ông ta chỉ có thể sử dụng các đơn vị cấp đại đội trở xuống mà thôi. Tướng Minh biết lư do tại sao, nhưng các cô vấn Mỹ không biết chuyện ǵ đă xẩy ra, nên rất thắc mắc. Họ nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh đảo chánh nên mới hạn chế như vậy. Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh v́ ông ta “thiếu khả năng.”
    Sau này, báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật của Việt Cộng trong số ra ngày 1.9.1996, dưới đầu đề “Tướng Dương Văn Minh dưới mắt các nhà binh địch vận”, đă tường thuật lại mối quan hệ giữa Tướng Dương Văn Minh và người em là Dương Văn Nhựt như sau:

    “Năm 1960, Mười Tỵ, thiếu tá thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - được lệnh về Nam nhận công tác đặc biệt. Nhiệm vụ của ông là quan hệ người anh ở bên kia chiến tuyến, đại Tướng Dương Văn Minh. Sau khi vượt Trường Sơn vào Nam, Thiếu Tá Dương Văn Nhựt, tức Mười Tỵ, đă được Ban Binh Vận Trung Ương Cục t́m mọi cách đưa vào Sài G̣n. Thông qua một người em gái, ông Mười Tỵ đă đến được và ở lại nhà của Dương Văn Minh suốt một tuần lễ. Hai anh em ở hai phía chiến trận gặp gỡ hàn huyên. Bằng t́nh cảm gia đ́nh, ông Mười Tỵ thuyết phục Tướng Minh. Từ đó, ông Mười Tỵ cứ phải đi về trong “vùng địch” hoặc ra nước ngoài để tiếp xúc và gặp gỡ anh ḿnh. Khi Dương Văn Minh lưu vong ở Thái Lan, ông Mười Tỵ cũng được bố trí sang Thái Lan qua ngả Campuchia. Ông đến Nam Vang, sống trong nhà một Hoa kiều. Tại đó, trong ṿng một tháng, ông vừa học bằng sách vở, vừa thực tập giao tiếp để nói tiếng Hoa để nhập vai người đi buôn. Có khi từ Nam Vang ông phải bay ḷng ṿng sang Ư, rồi từ Ư được cơ sở Việt kiều đón về Pháp để móc nối chị dâu (vợ của Tướng Minh) từ Thái Lan qua liên lạc”.

    Bài báo viết thêm:

    “Kể từ 1972, bộ đội bắt đầu mở nhiều trận đánh lớn, nên Mười Tỵ được lệnh không ra vùng địch và ra nước ngoài nữa v́ “sợ rủi ro làm hỏng ư đồ chiến lược”, nên việc móc nối với Dương Văn Minh được giao cho Nguyễn Hữu Hạnh.”

    TÊN ĐAO PHỦ DƯƠNG VĂN MINH
    Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất măn với ông Diệm nên CIA thuyết phục ông ta làm đảo chánh lật đổ ông Diệm. Dương Văn Minh đồng ư ngay ( Y-Kien2: Minh co 2-nguoi-em-trai la can-bo-VietCong). Trên danh nghĩa, ông ta là người chỉ huy cuộc đảo chánh, nhưng bên trong CIA chỉ giao cho ông ta một nhiệm vụ duy nhất là thanh toán nhà Ngô. C̣n việc lập kế hoạch và chỉ huy cuộc đảo chánh được trao cho Tướng Trần Thiện Khiêm.

    Như chúng tôi đă nói trong số báo tuần trước, trong cuốn “The Secret History of the CIA” của Joseph J. Trento mới xuất bản (2005) có ghi lại cuộc phỏng vấn ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài G̣n năm 1963. Ông Corson cho biết: “Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Cabot Lodge thực hiện.” Harriman đă điều khiển vấn đề Việt Nam không hỏi ư kiến của Tổng Thống Kennedy và ông Robert Kennedy, Bộ Trưởng Tư Pháp.

    Phụ tá quân sự của Cabot Lodge được ông Corson nói ở đây không ai khác hơn là Lucien Conein.

    Trong công điện ngày 5.10.1963 gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Đại Sứ Cabot Lodge đă dành một đoạn để đề cập đến những người bị coi là nguy hiểm nhất ở miền Nam cần phải thanh toán. Dương Văn Minh cho ông biết có ba người nguy hiểm nhất là Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn và Dương Văn Hiếu (người chỉ huy theo dơi vụ Dương Văn Minh liên lạc với Việt Cộng). Nhưng Lucien Conein luu ư rằng Lê Quang Tung đáng sợ hơn. Với nhận định như thế, ngoài Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Lodge thấy rắng cần phải giết thêm ba người nữa là ông Ngô Đ́nh Nhu, ông Ngô Đ́nh Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung. Lê Quang Triệu không có tên trong sổ đen, nhưng đem mạng tới nạp nên bị Dương Văn Minh ra lệnh giết luôn!

    Khi cuộc đảo chánh xẩy ra, Lucien Conein đến ngồi ở ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, hai chân gác lên bàn để điều khiển, bên cạnh là khẩu Magnum 44, dưới chân bàn là hai xách tay trong đựng sáu triệu đồng bạc Việt Nam.

    Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm đă ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein, nói với các tướng đảo chánh bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs.” [Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng.] (tr.228). Ông ta ra lệnh phải bắt lại bằng mọi giá.

    Khi được ông Diệm báo tin đang ở nhà thờ cha Tam, Dương Văn Minh đă cho lập “toán hành quyết” đi đón và giết ông Diệm và ông Nhu. Toán này gồm có Đại Tá Mai Hữu Xuân, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, Đại Úy Phan Ḥa Hiệp và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa (chúng tôi sẽ nói về toán hành quyết này vào một dịp khác). Khi xác ông Diệm đưa về Tổng Tham Mưu, một quân cảnh cho biết chính mắt ông ta thấy Tướng Dương Văn Minh đă xuống lột quần ông Diệm ra xem có “chim” hay không.
    Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin hai ông đă chết, ông rất xúc động và đến hỏi Dương Văn Minh: Tại sao hai ông ấy chết?
    Ông Minh có vẻ khó chịu, trả lời bằng tiếng Pháp: -Ils sont morts! Ils sont morts! (Mấy ông ấy chết rồi, th́ chết rồi) (tr. 231)

    Hôm sau, phái đoàn các tướng đảo chánh đến tŕnh diện Quan Thái Thú Cabot Lodge. Ông Lodge cười hoan hĩ và nói: C’est formidable! C’est magnifique! (Thật là tuyệt vời!).

    Đảo chánh xong, ông Vơ Văn Hải đem tiền bạc trong Dinh Gia Long bàn giao cho Đại Úy Đặng Văn Hoa, Chánh Văn Pḥng của Tướng Trần Văn Đôn là 2.390.000$ và 6.297 dollars trước sự chứng kiến của ông Quách Tồng Đức.
    Tướng Dương Văn Minh đă bỏ túi 6.297 dollars, phần c̣n lại dành cho Tướng Trần Thiện Khiêm.

    Ngày 26.5.1964, Đại Sứ Cabot Lodge có gởi cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một văn thư, trong đó có đoạn tŕnh như sau:
    “Tướng Khánh nói với tôi ngày 25 tháng 5 rằng khi ông Diệm bị bắn ông ta có trong tay một cái cặp chứa một triệu đô la "loại tiền lớn nhất”. Khánh nói rằng Tướng Minh đă lấy cái cặp đó và chưa bao giờ giao nộp. Khánh nói thêm cũng thời gian đó, Tướng Minh đă chiếm 40 kg vàng thoi.

    “Tôi khuyên Khánh không nên công bố chuyện đó ra cho dân chúng biết để khỏi làm giảm sự tin tưởng của dân chúng vào các tướng lănh. Tôi hy vọng Tướng Minh sẽ ra đi một cách thầm lặng.”
    Rất khó mà biết được thực hư như thế nào!

    BỊ ĐƯA RA LÀM HÀNG TƯỚNG
    Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy t́nh h́nh miền Nam Việt Nam không c̣n cứu văn được, nên đă sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đă phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để h́nh thành một chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!

    Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp nói rằng tại miền Nam lúc đó, không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu đă nhận ra được điều đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đă nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành th́ xin giúp ông được ra đi.

    Sau khi ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để đầu hàng Việt Cộng. Ông Trần Văn Hương không hay biết chuyện đó nên t́m cách cù cưa, nhưng cuối cũng cũng phải chấp nhận.

    Chiều 28.4.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh cho biết t́nh h́nh và hỏi Tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại di tản với Đô đốc Cang, c̣n ông và bà Minh ở lại.

    Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Lúc đó, ông chỉ c̣n hy vọng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Nhưng lúc 5 giờ 15 sáng ngày 30.4.1975,
    Thích Trí Quang đă nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:

    “Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với t́nh thế hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện ǵ xẩy đến th́ mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lănh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống...”

    Dương Văn Minh trả lời gọn: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại.

    Lúc 11 giờ 30 sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không c̣n ǵ để hy vọng nữa, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên ṇng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi pḥng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền...

    Nhiều bộ đội ở đầu đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.
    Tính lại, Dương Văn Minh đă làm Tổng Thống được 40 tiếng đồng hồ!

    Năm 1983 Dương Văn Minh đă được đi định cư ở Pháp và sống với hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm.
    Khoảng năm 1988, ông đă lén qua Pasadena, Nam California, Hoa Kỷ và sống với con gái là Dương Mai đang định cư ở đó.

    Ngày 5.8.2001, ông bị té từ xe lăn, được đưa vào bệnh viện Huntington Memorial Hospital và qua đời ngày hôm sau, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu ông cũng được phủ cờ vàng ba sọc đỏ, được di chuyển lên xe bởi 6 người thân gồm các ông Hoa Hải Đường, Nguyễn Hồng Đài, Trịnh Bá Lộc, Hoa Hải Thọ, Ngô Long, Nguyễn Trí Dũng. Sau đó, linh cửu đă được hoả thiêu trưa thứ bảy 18.8.2001 vào lúc 12 giờ tại văng sanh đường Skyrose thuộc nghĩa trang Rose Hill, Nam California.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Ngày 30-4-1975 Tại Dinh Độc Lập (Sài G̣n),
    Tổng Thống Dương Văn Minh Bị Bắt Hay Đầu Hàng Việt Cộng


    Mường Giang



    Từ năm 1967 về sau, chiến tranh càng lúc thêm ác liệt lan rộng tới tận miền Bắc. Theo Vơ Nguyên Giáp viết trong ‘Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng‘, th́ ngay từ tháng 4-1973 sau khi cùng Mỹ “kư kết hiệp ước ngưng bắn tại Paris ngày 27/1/1973“ Hà Nội đă lập một tổ đặc biệt gồm Lê Trọng Tấn, Vũ Lăng, Vơ Quang Hồ và Lê Hữu Đức “nghiên cứu kế hoạch tổng tấn công cưởng chiềm VNCH“. Bản dự thảo đầu tiên ra đời ngày 5-6-1973 và sau đó qua bảy lần xét duyệt, cuối cùng vào ngày 30-9-1974 mới được Bộ Chính Trị nghị quyết ‘Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, th́ lập tức tổng tấn công miền Nam‘.

    Ngày 18-12-1974 tới 8-1-1975, Hội Nghị Bộ Chính Trị mở rộng, để quyết định lần cuối cùng kế hoạch trên. Sau khi chiếm được Thường Đức (Quảng Nam) và Phước Long, mà không thấy phản ứng nào từ Mỹ, nên ngày 9-1-1975, Quân Ủy Trung Ương họp với quyết định mở chiến dịch 275, tấn chiếm Ban Mê Thuột do Văn Tiến Dũng , từ Bắc vào Nam chỉ huy trực tiếp trận địa.

    Sau khi Cao Nguyên và Quân Đoàn 1 của VNCH thất thủ, tại Hà Nội vào ngày 31-3-1975 Cộng Sản Bắc Việt quyết định lập Bộ Chỉ Huy và Đảng Ủy Sài G̣n do Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng chỉ huy. Ngày 7-4-1975, Vơ Nguyên Giáp ban lệnh bằng mọi cách phải đánh chiếm cho được miền Nam. Ngày 14-4-1975, mở chiến dịch HCM. Ngày 25-4-1975, Quân Đoàn 1 Cọng sản từ Bắc Việt vào và đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, mở đầu cuộc tấn công vào Sài G̣n bằng 5 cánh quân. Ngày 28-4-1975, Đại Tướng Dương văn Minh thay Trần Văn Hương làm tổng thống, để trưa ngày 30-4-1975,ra lệnh toàn dân, toàn quân VNCH buông súng đầu hàng Cộng Sản Đệ Tam Quốc tế.

    Trong lúc đó miền Nam VN đă bị Hoa Kỳ và thế giới tự do bỏ rơi tức tưởi, phải một ḿnh đơn độc tiếp tục cuộc chiến chống xâm lăng trước mặt. Đồng lúc lại phải hứng chịu những đ̣n thù thê thảm, của bọn con buôn chính trị, cứ tàn nhẩn đạp bừa trên xác lính, để múa rối bỉ ổi trên sân khấu đời. Dữ dằn nhất vẫn là bọn trí thức khoa bảng,tư xưng là thành phần thứ ba, đă đi đêm với Bắc Việt từ lâu gồm có Hồ Ngọc Nhuận, Vũ Văn Mẫu, Lư Quư Chung, Lư Chánh Trung, Hồ Văn Minh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh.. Tháng 3-1975, t́nh h́nh VNCH trở nên nguy ngập sau khi Ban Mê Thuột thất thủ. Ngô Công Đức, dân biểu Quốc Hội VNCH phản bội đất nước sống lưu vong tại Pháp, đă vội vă sang Mỹ đ̣i chấm dứt viện trợ, thay ngựa bằng lá bài Dương Văn Minh để chuẩn bị đầu hàng. Đó là lư do truất phế Trần Văn Hương sau 5 ngày làm tổng thống, kế vị TT. Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21-4-1975.

    Ngày 27-4-1975 đúng 17 giờ 5 phút trong pḥng khánh tiết của Dinh Độc Lập, đang diễn ra buổi lễ bàn giao chức vụ tổng thống VNCH, giữa Trần Văn Hương và Dương Văn Minh. Đây là lần bàn giao tổng thống lần thứ hai xảy ra chưa đầy 10 ngày, trong chính quyền Nam VN, giữa lúc đất nước đă mất hơn hai phần ba lănh thổ và nguy ngập nhất là nửa triệu quân Bắc Việt đă ập sát Sài G̣n.. Theo phóng viên Đài Phát Thanh Sài G̣n mô tả hôm đó, thấy có sự hiện diện của ba Phó Thủ Tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Hảo, Dương Kích Ngưỡng, Quốc Vụ Khanh Nguyễn Xuân Phong, thêm Chủ Tich Thượng Viện Trần Văn Lắm và nhiều nghị sĩ, dân biểu như Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Ân, Trần Cao Để, Mă Sái, Hồ Ngọc Cứ, Đinh Văn Đệ, Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu.. và cả Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Trần Văn Tiết. Ngoài ra c̣n có hơn 100 phóng viên và nhiếp ảnh tham dự, làm cho quang cảnh buổi lễ bàn giao thật sôi nổi. Vậy mà Tân Tổng Thống chỉ mới giữ chức chưa đủ hai ngày, th́ đă vội vă đầu hàng giặc, khiến cho đất nước và đồng bào suốt ba mươi bảy năm qua, sống kiếp nô lệ mới cay đắng ngậm ngùi, dưới ách thống trị siêu phong kiến của bọn đầu sỏ Cộng Sản Bắc Việt, tham tàn độc ác. V́ thế có thể nói rằng chưa có đời nào trong gịng sử Việt, cả nước phải chịu nhiều đau khổ như hiện tại.

    Là người của một giai đoạn lịch sử cận đại, Tướng Dương Văn Minh chỉ trong ṿng 12 năm ngắn ngủi, đă là nhân vật chủ chốt “hai biến cố trọng đại của cận sử VN”. Ngày 1-11-1963 làm sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Ḥa Miền Nam, ra lệnh hạ sát anh em Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Ngày 30-4-1975, lợi dụng chức vụ tổng thống và quyền tổng tư lệnh quân đội, bắt cả nước đầu hàng đế quốc đệ tam Cộng Sản. Nay ngồi đọc lại lời phát biểu của TT Trần văn Hương, trong buổi lễ bàn giao hôm đó, mới thấy thương xót tận cùng cho người lính chiến VNCH

    “Một trang sử mới được mở ra, do Đại Tướng Dương Văn Minh viết. Ông Minh nhậm chức lúc này, không những chỉ v́ thiện chí, mà c̣n là CAN ĐẢM TỪ BỎ GIẢI PHÁP QUÂN SỰ, v́ đă chọn con đường Ḥa Giải, Ḥa Hợp để có Ḥa B́nh..”.

    Đúng lúc lễ bàn giao bắt đầu th́ trên bầu trời, phản tặc Nguyễn Thành Trung lái và hướng dẫn 5 phản lực A37 của VNCH bỏ lại, oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất. Đồng thời đặc công Bắc Việt cũng lội vào bờ chiếm kho tiếp liệu của Usaid bỏ lại, sát chân cầu Sài G̣n. Nhiều người lúc đó cho là Đại Tướng Văn Minh bị bệnh tâm thần, nên mới tin tưởng là cọng sản Hà Nội sẽ ngưng bắn, trong khi chúng sắp chiếm được miền Nam. Ngây thơ hơn hết là việc TT Minh, đêm 27-1-1975 đă mời Ngô Công Đức lúc đó đang lưu vong bên Pháp, về làm Bộ trưởng thi hành Hiệp định Ba Lê 1973 (?!).

    Ngoài ra khi Đại Tướng Dương Văn Minh lên nắm quyền tổng thống nước VNCH vào chiều ngày 28-4-1975, th́ đất nước đang ở vào giờ thứ 25 hấp hối. Vậy chúng ta có điều kiện ǵ để mà bắt Cộng Sản chịu ngưng bắn, để ḥa hợp có ḥa b́nh? Nham nhở nhất là từ sáng ngày 29-4-1975, đài VC lên tiếng phủ nhận luôn chính phủ Dương Văn Minh mới lên tối hôm qua, đồng thời ra lệnh đánh chiếm Gia Định-Sài G̣n.

    Sau này Trần Văn Hương có tiết lộ với tác giả ‘L’Adieu à Sài G̣n‘ cũng là sử gia người Pháp Jean Larteguy, rằng sự thật Dương Văn Minh cũng giống như ông, chẳng có liên lạc được ai bên phía Bắc Việt để mà ḥa hợp ḥa giải. C̣n Đại Tướng Minh cho biết là ḿnh đă tin vào lời của Vũ Văn Mẫu. Rốt cục tất cả đều là những người mù rờ voi, sau đó ảo tưởng đẻ ra kế hoạch vĩ đại đề cứu nước cứu dân, trong khi mặt thật là chẳng nắm được ǵ hết, ngoài bên cạnh có một đám quân sư xôi thịt xúi bậy làm càn.

    Nhân ngày kỷ niệm 17 năm quốc hận vào năm 1992, tờ nguyệt san Phụ Nữ Diễn Đàn của người Việt Hải Ngoại, số đặc biệt có đăng những bài bút chiến của Bùi Tín, Bùi văn Tùng, Nguyễn Trần Thiết, Bùi Biên Thuỳ... quanh hai chủ đề: ‘Ai là người đầu tiên vào Dinh Độc Lập và Ai là người có thực quyến lúc đó nhận sự đầu hàng của TT và Nội Các Dương Văn Minh ?’

    Mượn lại danh từ của những người Cộng Sản trong cuộc đấu vơ mồm vô duyên trên, là họ đă biếm xưng lịch sử. V́ thật ra cả bọn chẳng có ai là người đầu tiên bước vào Dinh Độc Lập. Mà từ xa lắc xa lơ, nơi này đă có hằng tá điệp viên cao cấp Bắc Việt như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Phạm Ngọc Thảo, Trần Ngọc Hiển, Lê Đ́nh Ẩn, Đinh văn Đệ đă bước chân vào rồi..

    Riêng việc đầu hàng Cộng Sản của TT Dương Văn Minh, th́ cũng chẳng có ǵ là lạ, v́ đại tướng là thủ lănh của Lực Lượng Thứ Ba, có chủ trương Phản Gián qua lớp vơ Ḥa Giải, để đầu hàng giặc từ lúc chưa được lên ngôi Tổng Thống vào những ngày cuối tháng 4-1975. Có khác chăng là phải đóng kịch đầu hàng như thế nào, để sau này trước Ṭa Án Lương Tâm và trên trang lịch sử, Tổng Thống Dương Văn Minh được trắng án và tiếng thơm là người yêu nước, v́ đă dám hy sinh ở lại giữa chốn ba quân, trong lúc giặc xâm lăng đă ập sát biên thành.

    V́ vậy từ lúc nhận lời đuổi Mỹ, tới khi lên đài ra lệnh cho quân đội buông súng ră ngủ, thời gian từ trưa 29-4-1975 cho tới trưa 30-4-1975, tổng thống không hề chợp mắt. Đây là thời gian dài nhất trong đời làm chính trị của một vị nguyên thủ cuối cùng của VNCH, tuy ngắn ngủi nhưng lại bị tai tiếng nhất trong ḍng Việt Sử cận đại.

    Nhân ngày kỹ niệm 30 năm (4/1975 - 4/2005), cả nước VN được sống trong thiên đàng xă nghĩa. Dịp này, trên các báo Khoa Học Phổ Thông (18) và Thế Giới Mới (631-632), xuất bản tại thành Hồ, có Phùng Bá Đạm lớn tiếng về cái gọi ‘ Bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Nội Các Chính Quyền Sài G̣n’ vào trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập. Đặc biệt trong những bài viết trên không hề nhắc tới nhân vật Bùi Tín,một thời qua tập sách ‘ Sài G̣n Trong Ánh Chớp Chói Lọi Của Lịch Sử ‘, lúc nào cũng to tiếng nhận là ḿnh cho Dương Văn Minh đầu hàng.

    Vậy đâu là sự thật v́ Tổng Thống Dương Văn Minh giờ đă mất, c̣n đồng bào cả nước từ ấy đến nay sống dưới thiên đàng xă nghĩa, sau hàng rào kẽm gai, lưởi lê, họng súng, nên chỉ dám nói viết những lời đảng dạy, để mà giữ lấy cái mạng cùi rất mong manh. V́ vậy làm sao, có ai dám nói hết lời cho dù rất muốn nói , ngoại trừ những kẽ c̣ mồi được đảng dựng lên làm đối lập.

    1- TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH ĐI T̀M H̉A B̀NH Ở CUỐI ĐƯỜNG HẦM :

    Ba muoi bảy năm qua, kể từ ngày Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho QLVNCH buông súng rả ngủ, giúp cho cọng sản Bắc Việt , có cơ hội kết thúc sớm cuộc chiến xâm lăng Miền Nam. Cũng kể từ đó, đă có nhiều tài liệu của mọi phía liên hệ tới lịch sử, bật mí vén màn bí mật những uẩn khúc một thời, mà nguời Việt đọc tới, cứ tưởng như đang trong mộng, v́ tất cả
    ều do bàn tay lông lá của ngoại bang dàn dựng.

    Riêng về sự nghiệp của tổng thống cuối cùng VNCH là Dương Văn Minh, cũng có rất nhiều nhưng chỉ có các bài viết của kư giả Pierre Denicron, ‘ SaiGon et Moi ‘ của cựu đại sứ Pháp là J.M.Mérilon và ‘ Decent Interval ‘ của Frank Sneep.. là viết rơ ràng nhất.

    Theo ‘ Những Ngày Cuối Cùng VNCH ‘ của Nguyễn Khắc Ngử xuất bản sau năm 1975 tại Canada, th́ ngay khi Bắc Việt vừa chiếm được Cao Nguyên Trung Phần (QDII) ngày 24-3-1975. Nhận thấy thời cơ đả tới, Phạm Văn Đồng lúc đó là Thủ tướng Bắc Việt, đă ra lệnh cho bọn phản tặc ăn cơm Quốc Gia thờ ma Hồ, là Lực Lượng Thứ Ba (LLTB) ở Sài G̣n, công khai ra mặt chống đối Chính Phủ VNCH, để lập chính phủ mới trung lập mới có đủ tư cách nói chuyện thương thuyết với Hà Nội. Đó chính là lư do mà Đại sứ Pháp tại Sài G̣n, J.M.Mérillon tiếp xúc với LLTB, áp lực Mỹ thay ngựa hết TT. Thiệu tới TT.Hương và t́m đủ mọi cách đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên ghế Tổng Thống VNCH.

    A-NHỮNG NGÀY CHUẨN BỊ :

    Người Pháp hết bị Nhật rồi tới VN đánh đuổi ra khỏi Đông Dương một cách nhục nhă và thảm bại vào năm 1955, nhưng De Gaule và thực dân lúc nào cũng hằng nuôi ảo vọng trở lại làm trùm miền đất này. Bởi vậy không lúc nào chúng bỏ quên mọi cơ hội, ŕnh rập và chợp thời cơ để trục lợi. Đó cũng lư do Ḥa đàm Paris được tổ chức trên đất Pháp . Đây cũng là nơi dung thân của các chính khưa lưu vong, sào huyệt của phong trào trí thức sinh viên tôn giáo thân Cộng Sản. V́ vậy suốt cuộc chiến, Hà Nội đă lập ra 4 Tổ Tuyên truyền, thuộc thành phần MTGPMN, Pḥng Thông tin Bắc Việt và Hội Việt kiều yêu nước XHCN.nhưng tất cả , đều đặt dưới sự chỉ đạo của Trung ương cục miền Nam, một tổ chức nối dài của Đảng Cộng Sản .

    Ư đồ lưu manh trên đă được Mérillon nói một cách công khai và hănh diện, trong tác phẩm của ḿnh. Đó chính là những ngày cuối tháng 4-1975, giữa lúc VNCH đang hấp hối v́ Hoa Kỳ phản bội, đại bàng bỏ trốn, Việt gian đâm sau lưng, tạo dịp tốt ngàn năm một thuở cho Pháp nhảy vào ăn ké hột hụi chót, được hay thua cũng không bị lỗ vốn.



    Cũng theo lời kể của vị cựu đại sứ Pháp, kể từ ngày 18-4-1975, Hoa Kỳ coi như đă dứt khoát bỏ VN, qua vai tṛ của đại sứ Martin. Noí chung người Mỹ nhờ Pháp thay thế, lo giùm hậu sự cho cái xác của VNCH, đang hấp hối chờ chôn. Bởi vậy Mérilon đă liên hệ khắp nơi, kể cả phái đ̣an của Bắc Việt trá h́nh là VC do Phan Hiền cầm đầu, được Mỹ bảo vệ và cho ở làm gián điệp nơi trại David nằm trong phi trường Tân Sơn Nhất, để xúc tiến thành lập một chính phủ MA mới tại VNCH, gồm ba thành phần Quốc Gia, Cọng sản và Trung Lập, như lệnh của Phạm Văn Đồng.



    Để Miền Nam mau chết, Hoa Kỳ đă quyết định cắt đứt hết mọi quân viện, khiến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cắt đứt luôn sự liên hệ với Ṭa Đại Sứ. Bởi vậy, trong đêm 20-4-1975, thân hành đại sứ Martin phải vào Dinh Độc Lập, áp lưc TT phải từ chúc tức khắc bằng tối hậu thư của CS Bắc Việt gửi Mỹ.



    Theo luật pháp quốc gia, cũng như Hiến Pháp và Quốc Hội qui định, nên Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay thế chức vụ TT. Nhưng cụ Trần Văn Hương, từ trước tới nay vốn nổi tiếng Diều Hâu, điếc không sợ sấm dù là sấm Chúa hay Phật, một nhân vật chống Cộng cực đoan, tuổi tuy già nhưng đầu óc tỉnh táo và cương quyết. Cho nên ông đâu phải là nhân vật tuyển của thực dân Pháp và giặc xâm lăng Bắc Việt. Bởi vậy Dương Văn Minh được mời ra cứu nước, đó cũng là bài bản tuồng tích đă được sắp xếp, đâu có ǵ lạ.



    Để áp lực với tổng thống Hương nhường ngôi cho Dương văn Minh, tối 24-4-1975 cọng sản lại ra thông cáo :

    1- Trần văn Hương bù nh́n của Nguyễn Văn Thiệu, phải ra đi.

    2-Mỹ phải rút khỏi VN.

    3-Không chấp nhận các cơ cấu của VNCH hiện tại.



    Như vậy việc Dương văn Minh lên làm tổng thống, theo thông cáo trên, là do ư của cọng sản Hà Nội, chứ không phải do Hiến Pháp VNCH quyết định. Ư đồ cướp nước của giặc đă công khai rơ ràng như ban ngày, vậy mà Tướng Minh và phe nhóm vẫn mù tịt. Khôi hài nhất là việc ông đại sứ Pháp cứ liên tục thúc hối Tổng thống Trần Văn Hương mau từ chức, để Dương Văn Minh kịp cứu dân cứu nước ?



    Nhưng cụ Hương tuy tuổi già chứ không lẫm cẩm, hơn nữa lại là thầy của Dương Văn Minh, nên đâu có lạ ǵ tánh t́nh và nhân phẩm của người học tṛ ḿnh. Theo ‘ Saigon et Moi’, chính cụ Hương đă trả lời thẳng với Mérilon như sau ‘ Nước Pháp luôn hái nho trái mùa, tưởng chọn ai, chứ Dương văn Minh không phải là hạng người dùng được, trong lúc dầu sôi lửa bỏng’.



    Do các lư do trên, TT Hương không muốn trở thành một tội nhân thiên cổ đối với lịch sử, nên đă khôn khéo trao quyền quyết định cho Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện. Cuối cùng Tướng Minh được chỉ định làm Tổng Thống thứ tư của VNCH, vào lúc 20 giờ 45’ đêm 27-4-1975, với tỷ số 132/02. Rồi lễ bàn giao được diễn ra tại Pḥng khánh tiết, Dinh Độc Lập lúc 17 giờ 01 phút, chiều ngày 28-4-1975. Lần nửa Việt Sử cận đại lại được lật sang trang nhưng vô cùng ngắn ngủi, v́ tổng thống Dương Văn Minh, chỉ nắm quyền chưa tới 48 giờ th́ mất nước.



    B/ 30-4-1975, NGÀY DÀI NHẤT CỦA TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH :



    Theo các tác phẩm dẫn thượng, th́ suốt 40 giờ tham chính, TT Minh và Nội Các của ông, hoàn toàn làm việc tại Dinh Hoa Lan và dưới sự chỉ đạo kiểm soát của Đại sứ Pháp gần như 24/24. Jean Larteguy, tác giả ‘ L’adieu à Saigon ‘, có viết rằng cụ Hương trước khi mất, cho tác giả biết, cả ông, Dương văn Minh lẫn Vũ Văn Mẫu, đều chẳng liên lạc được ǵ với cọng sản Bắc Việt.



    Điều này cho thấy ông Dương văn Minh cùng phe nhóm, chẳng có một kế hoạch nào để giải quyết cuộc chiến, mà mặt thật chỉ là những người bị cọng sản Bắc Việt lừa bịp, phỉnh gạt mà thôi. Bởi vậy khi Dương Văn Minh vừa đăng quang xong lúc 17 giờ ngày 28-4-1975, lập tức VC cho Nguyễn Thành Trung oanh tạc phi trường, đồng thời trở mặt tức khắc.



    Trong trại David vào đêm 28-4-1975, Vơ Đông Giang bảo thẳng với phái đoàn thương thuyết của Dương Văn Minh, gồm Chân Tín, Châu Tâm Luân và Trần Ngọc Liễng ‘giờ tấn công đă sẵn sàng, nên Dương văn Minh chỉ có hai điều kiện : Đầu hàng hay không Đầu hàng ‘.Cả ba sứ giả bị giữ lại làm con tin. Sáng sớm ngày 29-4-1975, Hà Nội lập tức ra thông cáo, đ̣i tổng thống Minh cùng nội các từ chức, giao Miền Nam cho chúng, ban lệnh đuổi Mỹ, ngưng bắn và đầu hàng vô điều kiện.



    Trong lúc ngoài ṿng đai thủ đô, các đại đơn vị c̣n lại của QLVNCH đang tử chiến, để ngăn giặc khắp năm cửa ô, thi Sài G̣n đă hỗn loạn v́ sự trốn chạy của Mỹ bằng trực thăng trên mái nhà. Các đại bàng lớn nhỏ lần lượt chắp cánh tung trời , từ TT Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên, Quang rồi Đồng văn Khuyên, Vĩnh Lộc, Nguyễn văn Chức, Nguyễn văn Toàn.. đều ra đi.



    Tóm lại giặc đang c̣n tận Biên Ḥa, Bến Cát, Long Thành, Củ Chi và Long An.. th́ Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư Lệnh KQ,HQ, BTL QDIII và Biệt Khu Thủ Đô đă tan hàng, khiến Tổng Thống Minh như cua găy càng, đành gọi bọn sâu bọ Nguyễn Hửu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, Phạm Quốc Mạnh vào dinh cho mang lon trở lại, để giúp ngài có đủ can đảm đầu hàng giặc. Tổng thống đă thức trọn đêm cho tới sáng 30-4-1975, để quyết định một sự kiện lịch sử, mà thật ra khả năng của ông, vốn không bao giờ có thể vói tới được.



    C- NGUYỄN Đ̀NH ĐẨU LÀM SỨ GIẢ H̉A B̀NH :



    Vào ngày 30-4-2005 tại Sài G̣n, VC có đưa bốn nhân vật liên quan tới những giờ phút cuối cùng của VNCH vào tháng 4-1975 lên TV phỏng vấn : Đó là Nguyễn Hửu Có, Nguyễn Hửu Hạnh, Phạm Quốc Mạnh và Nguyễn Đ́nh Đẩu. Trong 4 người, Có, Hạnh và Mạnh là sĩ quan cao cấp của QLVNCH. Riêng Đẩu là một nhà nghiên cứu địa bạ rất nổi tiếng, qua các sách đă xuất bản.



    Trong một hồi kư đăng trên ‘ Thế Giới Mới số 385 ‘, xuất bản tại thành Hồ vào năm 2000 cho biết ḿnh là một trong 4 sứ giả ḥa b́nh, vào những ngày cuối tháng 4-1975, được Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, mời vào phái đoàn, đến trại David là nơi đóng quân của Phái đoàn Bắc Việt trong phi trường Tân Sơn Nhất, để thương thuyết ngưng bắn. Đẩu viết :



    Ngày 29-4-1975 : Lúc 6 giờ 30 sáng, Đẩu đi t́m Nguyễn Văn Huyền mới được TT Minh phong chức ‘ Phó Tổng thống đặc trách ḥa đàm ‘.Theo Đẩu, lúc đó chính phủ Dương Văn Minh chưa có ai liên lạc hay tiếp xúc với phía bên kia. Do đó Đẩu xung phong, cùng với Nguyễn Văn Diệp (Tổng trưởng kinh tế thương mại vừa mới phong), Nguyễn Văn Hạnh (Nhà thầu), Tô Văn Cang (kỹ sư). Lúc 11 giờ 15 cả bọn vào trại David bằng công xa của Bộ trưởng Diệp, có cận vệ, nhưng trống không v́ phái đoàn VC đă rút đi hết. Lúc 13 giờ 30, theo lệnh Nguyễn Văn Huyền, Đẩu viết lời tuyên bố của Chính phủ VNCH, chấp nhận điều kiện của VC đ̣i hỏi ngày 25-4-1975, sau đó được đọc trên đài phát thanh Sài G̣n vào lúc 14 giờ 30’.



    Lúc 19 giờ cùng ngày, Đẩu cùng Nguyễn Văn Huyền vào Dinh Hoa Lan gặp Tổng Thống Minh và cho biết ‘ Giải pháp chính trị chấm dứt chiến tranh ‘ đă không thể thực hiện được, v́ Bắc Việt không chấp nhận trong lúc đang thắng thế quân sự.. Ngày 30-4-1975, lúc 7 giờ 30 sáng, Đẩu lại theo Nguyễn Văn Huyền, đi trên công xa của Tổng thống, tới họp tại Văn pḥng Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, ở số 7 đường Thống Nhất. Theo Đẩu, ngay trên xe lúc đó, Huyền nói với đượng sự bằng tiếng Pháp ‘ Phải đầu hàng ‘.



    Tại Phủ Thủ tướng lúc 8 giờ 30 sáng, bộ ba Minh, Huyền, Mẫu hợp kín. Lúc 9 giờ 15, cũng tại đây, TT Minh dùng điện thoại, đọc lệnh ngưng bắn đơn phương trên Đài Phát thanh Sài G̣n, Quân Đội. Lúc 9 giờ 30 cùng ngày, bộ ba Minh-Huyền-Mẫu và nhiều người trong nội các, dùng công xa kéo về Dinh Độc Lập, chờ Cộng Sản Bắc Việt tới giao quyền hành. Dịp này Đẩu cũng tháp tùng nhưng lại bỏ về nhà, nên cho biết không chứng kiến những ǵ đă xảy ra tại Dinh Độc Lập, vào lúc 11 giờ 30 khi xe tăng Bắc Việt có mặt ở đây.



    2-NGÀY 30-4-1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP, TT DƯƠNG VĂN MINH BỊ BẮT HAY ĐẦU HÀNG VC ? ::



    Theo Nguyễn Khắc Ngữ, th́ sau khi cuộc di tản của người Mỹ trên mái nhà chấm dứt vào 7 giờ sáng. Lúc đó Tổng thống Dương Văn Minh cũng chưa biết là ḿnh phải làm ǵ trước giờ thứ 25 của VNCH. Tuy nhiên xung quanh lại có nhiều thành phần trở cờ, thân hay là VC nằm vùng xúi giục, nhất là Vũ Văn Mẫu, Lư Quư Chung, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Hữu Hạnh, Phạm Quốc Mạnh.. bởi vậy đă ra TUYÊN CÁO ĐẦU HÀNG, thâu băng ở Dinh Thủ rtướng và được Đài phát thanh Sài G̣n, phát lúc 9 giờ sáng, với nội dung :



    “ Đường lối chủ trương của chúng tôi là Ḥa Giải và Ḥa Hợp Dân Tộc, để cứu văn sinh mệnh của đồng bào. Chúng tôi tin tưởng sâu-xa vào sự ḥa giải của người VN với nhau, để phải khỏi phí phạm xương máu của người VN chúng ta . V́ lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hăy b́nh tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó . Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Lâm thời miền Nam VN hăy ngưng nổ súng. Chúng tôi đang ở đây chờ gặp Đại diện Chính phủ Lâm thời Cộng ḥa miền Nam VN, để cùng nhau thảo luận, về việc bàn giao chính quyền, trong ṿng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào .”



    Sau đó Nguyễn Hữu Hạnh, mới được TT.Dương Văn Minh gắn lon Chuẩn tướng và phong chức Phụ tá Tổng Tham mưu mưởng QLVNCH , thế Trung tướng Vĩnh Lộc vừa ra đi , để đọc NHẬT LỆNH , bắt QLVNCH phải tức khắc tuân lệnh TT. Dương Văn Minh, buông súng đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt, làm tan ră ngay QLVNCH, một Quân đội hào hùng, dũng liệt, lúc đó dù đă bị Hoa Kỳ bán đứng và bỏ rơi nhưng vẫn can trường tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng phương Bắc. Những tướng lănh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Lê Minh Đảo, Lư Ṭng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Văn Thân, Đổ Kế Giai.. người quyên sinh chết, kẽ vào tù khổ sai tại các trại giam ở tận biên giới Việt Bắc. Riêng đồng bào cả nước cũng cùng người linh, chịu chung số phận hẳm hiu, lầm than.suốt ba mưoi bảy năm qua, dưới chế độ tham tàn bạo ngược, mà Tổng thống Dương văn Minh và phe nhóm, đă vô t́nh hay cố ư, lót đường, trải thảm , rước giặc vào tàn sát đồng đội, đồng bào.qua danh từ hoa mỹ “ Ḥa hợp, ḥa giải dân tộc “.



    Đầu hàng để bom đạn khỏi tàn phá Sài G̣n và tránh bớt đổ máu cho đồng bào, vào những ngày cuối tháng tư quốc hận. Nhưng Sài G̣n và cả nước vẫn b́ tàn phá hũy diệt, đồng bào cả nước vẫn đổ máu gục ngả, ngay sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm được cả nước sau ngày 1-5-175. Chết nào cũng chết, tàn phá nào cũng là hũy diệt. Vậy tại sao không để cho QLVNCH và đồng bào chết một cách oanh liệt khi đối mặt với giặc thù, mà lại bắt họ và đất nước phải chết đau hận nhục. dưới gót giầy xâm lược của Đế quốc Đệ tam Cộng Sản ?



    Có một sự kiện lịch sử cần phải viết nhớ, là lúc TT Dương văn Minh cùng phe nhóm vừa từ Dinh Thủ tướng về Dinh Độc lập, đă thấy trong sân cỏ có rất nhiều Chiến xa M48 của VNCH nhưng đă bị Tổng thống ra lệnh trở về đơn vị, để chờ đầu hàng. Cũng v́ vậy mà Tăng 54 của Bắc Việt mới phách lối ủi xập được cửa sắt của Dinh Độc lập và những trận giặc miệng trên báo chí trong và ngoài nước, của Bùi Tín, Bùi văn Tùng, Bùi Biên Thùy và mới đây thêm Nguyễn Đ́nh Đẩu, Phùng Bá Đạm, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Khang Thái.. về cái gọi là ‘ Bắt Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập ‘.



    Ngày nay đọc ba quyển hồi kư của Vơ Nguyên Giáp và Bộ Chung Một Bóng Cờ của Tập đoàn Giải Phóng Miền Nam gồm Nguyễn Hửu Thọ,, Trần Nam Trung, Trần Bạch Đằng, NguyễnThị B́nh.. viết chung, do Nhà xuất bản Chính trị của Đảng độc quyền phát hành , qua những tiết lộ về các bí mật hậu trường chính trị miền Nam trước năm 1975. Nhờ đó ta mới biết chân tướng của Nguyễn Xuân Oánh, Phó Thủ tướng ‘ Tôi cảm thấy sống rất thoải mái và phấn chấn, v́ trong mấy chục năm qua nằm vùng trong Chính quyền miền Nam, tôi cũng đă giúp Đảng ta nhiều công lớn ‘.C̣n Nguyễn Hửu Có, nguyên Tổng trưởng Quốc pḥng th́ nói ‘ Đảng ta mau tuyên truyền ra hải ngoại, để Việt kiều biết t́m cơ hội cống hiến yêu nước XHCN ‘.Nhưng nhức nhối hơn cả vẫn là Nguyễn Khánh, trong lúc Miền Nam đă nguy ngập vào tháng 3-1975, chẳng những không t́m cách giúp đở, mà c̣n đâm sau lưng chiến sĩ , bằng cách đ̣i hỏi Mỹ phải chấm dứt ngay quân viện cho VNCH. Ngày 17-4-1975 khi Cộng Sản đang vây khổn Sài G̣n, th́ Khánh viết ‘ The Peace must be Vietnamized - Phải VN hóa ḥa b́nh ‘ , đăng trên tờ New York Times. Cuối cùng, khi được tin Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Khánh lại liên lạc với MTGPMN hỏi là ‘ Ḿnh phải tiếp tục làm ǵ ? ‘



    C̣n Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống hai ngày cũng là tổng thống chót của VNCH, ngoài việc dùng quyền hành vua nước và tổng tư lệnh quân đội, bắt QLVNCH buông đầu hàng ră ngủ. Sau ngày 1-5-1975, c̣n Họp báo công bố ‘ Chính Sách Khoan Hồng Của Cách Mạng ‘ và nói ‘ Riêng cá nhân tôi rất hân hoan, v́ cho tới năm 60 tuổi , tôi mới được trở thành công dân của một nước VN độc lập, tự do ‘.



    Về chuyện ǵ đă xảy ra trong Dinh Độc Lập, vào trưa ngày 30-4-1975, hiện đă có rất nhiều tài liệu của cả hai phía, cũng như ngoại quốc ghi nhận. Nói chung tất cả sự kiện gần giống nhau, chỉ có khác biệt là ai cũng dành công, việc bắt TT Dương Văn Minh và Nội các VNCH, là của ḿnh.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Ngày 30-4-1975 Tại Dinh Độc Lập (Sài G̣n),
    Tổng Thống Dương Văn Minh Bị Bắt Hay Đầu Hàng Việt Cộng

    Mường Giang
    P2



    + NGUYỄN KHẮC NGỮ :

    Viết trong ‘ Những ngày cuối cùng của VNCH ‘ cho biết vào lúc 12 giờ 30 ngày 30-4-1975, lúc quân Bắc Việt do Bùi văn Tùng chỉ huy, đă vào được bên trong Dinh Độc Lập. Về phía VNCH tại pḥng Khánh Tiết , hầu như có đủ các nhân vật thuộc phe nhóm DVM và nội các của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, tất cả đang ngồi trên ba hàng ghế chờ. Chính TT.Minh đă ra đón cán binh Bắc Việt tận cửa Pḥng Khánh Tiết và nói về việc ban giao. Nhưng chúng nhất định không chịu, đ̣i Dương Văn Minh phải đầu hàng VÔ ĐIỀU KIỆN và cho biết TUYÊN CÁO phía VNCH do Minh và Hạnh vừa đọc, không có giá trị. Sau cùng Lê Văn Minh nói thẳng là Dương Văn Minh đă bị bắt, th́ c̣n ǵ để bàn giao.



    Biết ḿnh đă lở dại, nên TT Minh, Thủ tướng Mẫu đành để cho giặc áp giải tới Đài phát thanh, ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện, đồng thời tuyên bố giải tán Chính quyền VNCH, từ trung ướng trở xuống địa phương. C̣n Vũ văn Mẫu th́ nhân danh Thủ tướng chính phủ, kêu gọi đồng bào hoan hĩ đón giặc vào.



    + BÙI TÍN CÓ BẮT ĐƯỢC DƯƠNG VĂN MINH ?



    Đây là bài viết của Bùi Văn Tùng, trả lời Thành Tín tức Bùi Tín qua ‘ Sài G̣n trong ánh chớp chói lọi của lịch sử ‘, được VC in và phát hành năm 1978. Trong bài viết của Thành Tín, cho biết Bùi Văn Tùng, Chính Ủy Lữ Đoàn Thiết giáp 203, đă áp giải TT Minh và Thủ tướng Mẫu từ Dinh Độc Lập tới Đài phát thanh Sài G̣n, rồi tự Tùng và Thệ viết ‘ Bản Tuyên bố đầu hàng ‘ đưa cho Tổng thống đọc nhưng Minh không muốn dùng chức vụ ‘ Tổng thống ‘, mà chi muốn xưng danh hiệu ‘ Đại tướng ‘.Cuối cùng trước mũi súng, Tổng thống kiêm Đại tướng Dương Văn Minh, đă phải tuân hành theo mọi mệnh lệnh.



    Năm 1992, Bùi văn Tùng có viết một bài liên quan tới các sự kiện trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, Sài G̣n. Trong bài viết, Tùng cho biết sau năm 1975, Bùi Tín có làm một Bộ phim về chiến tranh VN nhưng Tùng đă tố Tín, cố t́nh đạo diễn để cho mọi ngưởi tưởng lầm, chính Tín đă bắt và buộc Dương Văn Minh đầu hàng. Cuối cùng Bùi văn Tùng xác nhận Bùi Tín đă có mặt tại Dinh Độc Lập vào chiều ngày 30-4-1975, qua tư cách một nhà báo phóng viên. Nhưng theo Tùng, th́ việc bắt Tổng Thống Minh đầu hàng vào lúc 13 giờ 15 ‘ tại Đài phát thanh Sài G̣n, chứ không phải Dinh Độc Lập.



    + NGUYỄN TRẦN THIẾT :



    Thiết là một nhà báo Bắc Việt, cho biết vào lúc 12 giờ 12 ‘, Đại tá CS Nam Long lúc đó đang có mặt Trong Dinh Độc Lập, đă tiếp phái đoàn báo chí phe ḿnh, trong đó có Bùi Tín. Thiết cho biết ḿnh vào Dinh DL, với nhiệm vu phỏng vấn TÙ BINH VNCH có mặt tại chỗ lúc đó, gồm TT kiêm Đại tướng Dương Văn Minh , Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu.. Theo Thiết, v́ chỉ trong mấy ngày, mà VNCH đă thay đổi ba lần nội các , qua các Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Bá Cẩn, cuối cùng là Vũ Văn Mẫu, nên quá nhiều ông lớn, nên chẳng biết đâu mà ṃ.



    Trong bài của Thiết, có nhắc tới việc Bùi Tín chửi Dương Văn Minh khi Tổng thống đ̣i bàn giao Chính quyền với MTGPMN ‘ Nhưng ông đâu có chính quyền để bàn giao ? Người ta không thể giao cái ǵ không có trong tay. Ngụy quyền cũ từ dưới lên trên đă sụp đổ hoàn toàn ‘.Nhưng Minh vẫn có căi ‘ Các ông có thấy Sài G̣n không đổ máu ? đó là mơ ước của tôi ‘.Và đă được Bùi Tín trả lời ‘ Đúng, Sài G̣n gần như không đổ máu, không bi tàn phá. Đó là do sức áp đảo và khí thế thần tốc của cách mạng ‘.



    Mai mĩa nhất là Nguyễn văn Hảo lúc đó đ̣i được bắt tay với bộ đội Bắc Việt và khoe chính ḿnh đă ngăn cản không cho bất cứ kẻ nào phá hoại nguồn lợi kinh tế của nước ta. Kho bạc c̣n, vàng dự trữ c̣n. Công lao của tụi này đấy..



    Tóm lại, tại Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, theo Nguyễn Trần Thiết th́ chính Sáu Hoàng Cao Minh Chiếm, mới là người Đại diện chính thức của Bắc Việt, chấp nhận sự đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh và nội các.



    Riêng Nguyễn Hửu Hạnh nhờ năm vùng, nên sau tháng 5-1975 được Cộng Sản thưởng công làm Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận GPMN, thành phó Sài G̣n-Gia Định rồi lên Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc VN.



    + PHÙNG BÁ ĐẠM:



    Tháng 4-2005, trên báo Khoa học phổ thông số 18 xuất bản tại Thành Hồ, có đăng bài ‘ Gặp lại một nhân chứng lịch sử ‘ của Nguyễn Khang Thái ‘.Bài viết ghi lại lời kể của Phùng Bá Đạm, tự nhận thuộc Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoan 2, là đơn vị đă vào Dinh Độc Lập đầu tiên ngày 30-4-1975. Theo Đạm kể, khi xe tăng Bắc Việt c̣n cách Dinh Độc Lập khoảng 300m, th́ Tô Văn Thành,thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 7, ngồi trên xe tăng trúng đạn chết. V́ vậy khi tới gần Dinh DL, xe tăng VC đă mở hết tốc lực ủi sập cổng và tiến vào sân cỏ trước dinh.



    Nhờ các nhà báo hướng dẫn, Phạm Xuân Thệ, Phùng Bá Đạm, Đào Ngọc Vân.. với lá cờ của MTGPMN chạy lên lầu và gặp Nguyễn Hửu Hạnh ở tầng 2, đón đưa vào pḥng khánh tiết, lúc đó đă có TT Minh và nội các đang ngồi chờ đầu hàng. Do Đài phát thanh Sài G̣n lúc đó đă ngưng hoạt động, nên Thệ, Đạm áp giải TT Minh và Vũ Văn Mẫu, tới nơi để lên đài, mặc dù Đại tướng cố từ chối.



    Trên đường tới Đài phát thanh, ngồi trên xe Jeep do Đào Ngọc Vân lái. Ở băng trước TT Minh ngồi với Phạm Xuân Thệ. C̣n Vũ văn Mẫu, Phùng Bá Đạm, Đinh Thái Quang cùng 2 bộ đội, ngồi phía sau.



    Đài phát thanh Sài G̣n lúc đó đă bị Tiểu đoàn 8 Bắc Việt chiếm. Chính bản văn ‘ Tuyên bố đầu hàng ‘, mà TT Dương Văn Minh đọc trên đài, là do Phạm Xuân Thệ, Đinh Thái Quang, Trịnh Ngọc Ước và Phùng Bá Đạm đạo diễn. Lúc này Trung tá Bùi văn Tùng, Chính Ủy Lữ đoàn 203 Thiết giáp cũng vừa tới. Theo Đạm kể, v́ lúc đó trong bọn, Bùi văn Tùng có cấp bậc cao nhất, nên thay mặt quân Bắc Việt, chấp nhận lời đầu hàng của TT Dương Văn Minh, vào lúc đồng hồ chỉ 11 giờ 30 ‘, ngày 30-4-1975.



    Kể từ giờ phút đó Sài G̣n tan hoang và thê thảm nhất là tại Ṭa Đại sứ Mỹ, nằm trên đường Thống Nhất-Mạc Đỉnh Chi. Phủ Thủ tướng Mẫu, cả con dấu cũng lăn lóc dưới sàn gạch. Trong Bộ Quốc Pḥng, Tổng Nha Cảnh Sát, Bộ Tổng Tham Mưu.. đâu đâu cũng ngổn ngang xe Jeep, súng ngắn.. mà người xưa đă đi đâu mất.



    Từ đó người VN chịu cảnh đổi đời. Tất cả đều bị Rợ Hồ gọi là Nguỵ, lính tráng là Ngụy quân, công chức là Ngụy quyền và đồng bào Miền Nam cũng thành Ngụy Dân. Nhờ Tổng Thống Minh kịp thời đầu hàng, tránh cho Sài G̣n c̣n nguyên vẹn, kể cả 16 tấn vàng của Ngân hàng quốc gia do Nguyễn văn Hảo giữ, giúp cho Bắc bộ Phủ, thâu tóm trọn vẹn tài sản của dân chúng và công khố nhà nước một cách đầy đủ. Tóm lại, nhờ “ công cách mạng giải phóng “, nên người Việt từ bắc vào nam, chịu chung cảnh người thành vượn, đói rách thảm thê, không có bút mực nào diễn tả cho trọn vẹn..

    Người ta trách ông Minh ham sống sợ chết, không biết hành xử xứng đáng với cương vị và thân phận của ḿnh. Đường đường là một Đại tướng, Lănh tụ phe thứ ba và trên hết là Tổng thống của một nước nhưng ông Dương Văn Minh, đă cố t́nh làm ngơ, các gương trung liệt nghĩa khí của người xưa, gương anh hùng bất khuất của thuộc hạ trước mắt ‘ Chết để giữ tṛn khí tiết, chết vinh hơn sống nhục ‘.

    Trưa 30-4-1975, khi TT Minh ra lệnh QLVNCH buông súng đầu hàng. Nhiều binh sĩ đang chiến đấu tại mặt trận đă tự tử chết, v́ họ không muốn đối mặt với kẻ thù tàn ác dă man. Các tướng lănh Phạm Văn Phú (Tư Lệnh QD2), NguyễnKhoa Nam (Tư lệnh QD4), Lê văn Hưng (Tư Lệnh Phó QD4), Lê Nguyên Vỹ (Tư lệnh SD5BB), Trần Văn Hai (Tư Lệnh SD7BB).. kẻ trước người sau, quyên sinh để bảo toàn khí tiết cho quân đội Miền Nam nói chung và danh dự của một cấp chỉ huy, lúc sa cơ thất thế.

    Trái lại Đại Tướng cũng là Tổng thống Dương Văn Minh, khúm núm ra tŕnh diện trước các tên cán binh tép riu của Bắc Việt như Bùi Quang Thận, Đại Đội Trưởng, DD Chiến Xa, để rồi bị tên chủ nhiệm chính tri của đoàn xe tăng mang số 203, tên Lê Văn Minh nạt nộ :’ các anh đă bị bắt, không có bàn giao ǵ cả ‘.

    Thanh niên nam nữ, miền Nam VN, thế hệ sinh từ 1900 về sau, thường mượn tư tưởng làm trai của Nguyễn Công Trứ, để làm hành trang xử thế khi vào đời :

    ‘ Đă mang tiếng đứng trong trời đất
    phải có danh ǵ với núi sông ‘

    C̣n ông Dương văn Minh lại là một nhân vật lớn của lịch sử, tại sao không v́ lịch sử, mà lưu lại cho hậu thế cái khí tiết ‘ Nhất Tướng Công Thành, Vạn Cốt Khô ?’

    Th́ ra con người cũng có năm bảy hạng người.

  4. #4
    Member
    Join Date
    03-05-2012
    Posts
    6

    Cao Đăng Chiếm ( không là Cao Minh Chiếm )

    Tóm lại, tại Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, theo Nguyễn Trần Thiết th́ chính Sáu Hoàng Cao Minh Chiếm, mới là người Đại diện chính thức của Bắc Việt, chấp nhận sự đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh và nội các.



    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Ngày 30-4-1975 Tại Dinh Độc Lập (Sài G̣n),
    Tổng Thống Dương Văn Minh Bị Bắt Hay Đầu Hàng Việt Cộng

    Mường Giang
    P2



    + NGUYỄN KHẮC NGỮ :

    Viết trong ‘ Những ngày cuối cùng của VNCH ‘ cho biết vào lúc 12 giờ 30 ngày 30-4-1975, lúc quân Bắc Việt do Bùi văn Tùng chỉ huy, đă vào được bên trong Dinh Độc Lập. Về phía VNCH tại pḥng Khánh Tiết , hầu như có đủ các nhân vật thuộc phe nhóm DVM và nội các của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, tất cả đang ngồi trên ba hàng ghế chờ. Chính TT.Minh đă ra đón cán binh Bắc Việt tận cửa Pḥng Khánh Tiết và nói về việc ban giao. Nhưng chúng nhất định không chịu, đ̣i Dương Văn Minh phải đầu hàng VÔ ĐIỀU KIỆN và cho biết TUYÊN CÁO phía VNCH do Minh và Hạnh vừa đọc, không có giá trị. Sau cùng Lê Văn Minh nói thẳng là Dương Văn Minh đă bị bắt, th́ c̣n ǵ để bàn giao.



    Biết ḿnh đă lở dại, nên TT Minh, Thủ tướng Mẫu đành để cho giặc áp giải tới Đài phát thanh, ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện, đồng thời tuyên bố giải tán Chính quyền VNCH, từ trung ướng trở xuống địa phương. C̣n Vũ văn Mẫu th́ nhân danh Thủ tướng chính phủ, kêu gọi đồng bào hoan hĩ đón giặc vào.



    + BÙI TÍN CÓ BẮT ĐƯỢC DƯƠNG VĂN MINH ?



    Đây là bài viết của Bùi Văn Tùng, trả lời Thành Tín tức Bùi Tín qua ‘ Sài G̣n trong ánh chớp chói lọi của lịch sử ‘, được VC in và phát hành năm 1978. Trong bài viết của Thành Tín, cho biết Bùi Văn Tùng, Chính Ủy Lữ Đoàn Thiết giáp 203, đă áp giải TT Minh và Thủ tướng Mẫu từ Dinh Độc Lập tới Đài phát thanh Sài G̣n, rồi tự Tùng và Thệ viết ‘ Bản Tuyên bố đầu hàng ‘ đưa cho Tổng thống đọc nhưng Minh không muốn dùng chức vụ ‘ Tổng thống ‘, mà chi muốn xưng danh hiệu ‘ Đại tướng ‘.Cuối cùng trước mũi súng, Tổng thống kiêm Đại tướng Dương Văn Minh, đă phải tuân hành theo mọi mệnh lệnh.



    Năm 1992, Bùi văn Tùng có viết một bài liên quan tới các sự kiện trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, Sài G̣n. Trong bài viết, Tùng cho biết sau năm 1975, Bùi Tín có làm một Bộ phim về chiến tranh VN nhưng Tùng đă tố Tín, cố t́nh đạo diễn để cho mọi ngưởi tưởng lầm, chính Tín đă bắt và buộc Dương Văn Minh đầu hàng. Cuối cùng Bùi văn Tùng xác nhận Bùi Tín đă có mặt tại Dinh Độc Lập vào chiều ngày 30-4-1975, qua tư cách một nhà báo phóng viên. Nhưng theo Tùng, th́ việc bắt Tổng Thống Minh đầu hàng vào lúc 13 giờ 15 ‘ tại Đài phát thanh Sài G̣n, chứ không phải Dinh Độc Lập.



    + NGUYỄN TRẦN THIẾT :



    Thiết là một nhà báo Bắc Việt, cho biết vào lúc 12 giờ 12 ‘, Đại tá CS Nam Long lúc đó đang có mặt Trong Dinh Độc Lập, đă tiếp phái đoàn báo chí phe ḿnh, trong đó có Bùi Tín. Thiết cho biết ḿnh vào Dinh DL, với nhiệm vu phỏng vấn TÙ BINH VNCH có mặt tại chỗ lúc đó, gồm TT kiêm Đại tướng Dương Văn Minh , Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu.. Theo Thiết, v́ chỉ trong mấy ngày, mà VNCH đă thay đổi ba lần nội các , qua các Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Bá Cẩn, cuối cùng là Vũ Văn Mẫu, nên quá nhiều ông lớn, nên chẳng biết đâu mà ṃ.



    Trong bài của Thiết, có nhắc tới việc Bùi Tín chửi Dương Văn Minh khi Tổng thống đ̣i bàn giao Chính quyền với MTGPMN ‘ Nhưng ông đâu có chính quyền để bàn giao ? Người ta không thể giao cái ǵ không có trong tay. Ngụy quyền cũ từ dưới lên trên đă sụp đổ hoàn toàn ‘.Nhưng Minh vẫn có căi ‘ Các ông có thấy Sài G̣n không đổ máu ? đó là mơ ước của tôi ‘.Và đă được Bùi Tín trả lời ‘ Đúng, Sài G̣n gần như không đổ máu, không bi tàn phá. Đó là do sức áp đảo và khí thế thần tốc của cách mạng ‘.



    Mai mĩa nhất là Nguyễn văn Hảo lúc đó đ̣i được bắt tay với bộ đội Bắc Việt và khoe chính ḿnh đă ngăn cản không cho bất cứ kẻ nào phá hoại nguồn lợi kinh tế của nước ta. Kho bạc c̣n, vàng dự trữ c̣n. Công lao của tụi này đấy..



    Tóm lại, tại Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, theo Nguyễn Trần Thiết th́ chính Sáu Hoàng Cao Minh Chiếm, mới là người Đại diện chính thức của Bắc Việt, chấp nhận sự đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh và nội các.



    Riêng Nguyễn Hửu Hạnh nhờ năm vùng, nên sau tháng 5-1975 được Cộng Sản thưởng công làm Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận GPMN, thành phó Sài G̣n-Gia Định rồi lên Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc VN.



    + PHÙNG BÁ ĐẠM:



    Tháng 4-2005, trên báo Khoa học phổ thông số 18 xuất bản tại Thành Hồ, có đăng bài ‘ Gặp lại một nhân chứng lịch sử ‘ của Nguyễn Khang Thái ‘.Bài viết ghi lại lời kể của Phùng Bá Đạm, tự nhận thuộc Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoan 2, là đơn vị đă vào Dinh Độc Lập đầu tiên ngày 30-4-1975. Theo Đạm kể, khi xe tăng Bắc Việt c̣n cách Dinh Độc Lập khoảng 300m, th́ Tô Văn Thành,thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 7, ngồi trên xe tăng trúng đạn chết. V́ vậy khi tới gần Dinh DL, xe tăng VC đă mở hết tốc lực ủi sập cổng và tiến vào sân cỏ trước dinh.



    Nhờ các nhà báo hướng dẫn, Phạm Xuân Thệ, Phùng Bá Đạm, Đào Ngọc Vân.. với lá cờ của MTGPMN chạy lên lầu và gặp Nguyễn Hửu Hạnh ở tầng 2, đón đưa vào pḥng khánh tiết, lúc đó đă có TT Minh và nội các đang ngồi chờ đầu hàng. Do Đài phát thanh Sài G̣n lúc đó đă ngưng hoạt động, nên Thệ, Đạm áp giải TT Minh và Vũ Văn Mẫu, tới nơi để lên đài, mặc dù Đại tướng cố từ chối.



    Trên đường tới Đài phát thanh, ngồi trên xe Jeep do Đào Ngọc Vân lái. Ở băng trước TT Minh ngồi với Phạm Xuân Thệ. C̣n Vũ văn Mẫu, Phùng Bá Đạm, Đinh Thái Quang cùng 2 bộ đội, ngồi phía sau.



    Đài phát thanh Sài G̣n lúc đó đă bị Tiểu đoàn 8 Bắc Việt chiếm. Chính bản văn ‘ Tuyên bố đầu hàng ‘, mà TT Dương Văn Minh đọc trên đài, là do Phạm Xuân Thệ, Đinh Thái Quang, Trịnh Ngọc Ước và Phùng Bá Đạm đạo diễn. Lúc này Trung tá Bùi văn Tùng, Chính Ủy Lữ đoàn 203 Thiết giáp cũng vừa tới. Theo Đạm kể, v́ lúc đó trong bọn, Bùi văn Tùng có cấp bậc cao nhất, nên thay mặt quân Bắc Việt, chấp nhận lời đầu hàng của TT Dương Văn Minh, vào lúc đồng hồ chỉ 11 giờ 30 ‘, ngày 30-4-1975.



    Kể từ giờ phút đó Sài G̣n tan hoang và thê thảm nhất là tại Ṭa Đại sứ Mỹ, nằm trên đường Thống Nhất-Mạc Đỉnh Chi. Phủ Thủ tướng Mẫu, cả con dấu cũng lăn lóc dưới sàn gạch. Trong Bộ Quốc Pḥng, Tổng Nha Cảnh Sát, Bộ Tổng Tham Mưu.. đâu đâu cũng ngổn ngang xe Jeep, súng ngắn.. mà người xưa đă đi đâu mất.



    Từ đó người VN chịu cảnh đổi đời. Tất cả đều bị Rợ Hồ gọi là Nguỵ, lính tráng là Ngụy quân, công chức là Ngụy quyền và đồng bào Miền Nam cũng thành Ngụy Dân. Nhờ Tổng Thống Minh kịp thời đầu hàng, tránh cho Sài G̣n c̣n nguyên vẹn, kể cả 16 tấn vàng của Ngân hàng quốc gia do Nguyễn văn Hảo giữ, giúp cho Bắc bộ Phủ, thâu tóm trọn vẹn tài sản của dân chúng và công khố nhà nước một cách đầy đủ. Tóm lại, nhờ “ công cách mạng giải phóng “, nên người Việt từ bắc vào nam, chịu chung cảnh người thành vượn, đói rách thảm thê, không có bút mực nào diễn tả cho trọn vẹn..

    Người ta trách ông Minh ham sống sợ chết, không biết hành xử xứng đáng với cương vị và thân phận của ḿnh. Đường đường là một Đại tướng, Lănh tụ phe thứ ba và trên hết là Tổng thống của một nước nhưng ông Dương Văn Minh, đă cố t́nh làm ngơ, các gương trung liệt nghĩa khí của người xưa, gương anh hùng bất khuất của thuộc hạ trước mắt ‘ Chết để giữ tṛn khí tiết, chết vinh hơn sống nhục ‘.

    Trưa 30-4-1975, khi TT Minh ra lệnh QLVNCH buông súng đầu hàng. Nhiều binh sĩ đang chiến đấu tại mặt trận đă tự tử chết, v́ họ không muốn đối mặt với kẻ thù tàn ác dă man. Các tướng lănh Phạm Văn Phú (Tư Lệnh QD2), NguyễnKhoa Nam (Tư lệnh QD4), Lê văn Hưng (Tư Lệnh Phó QD4), Lê Nguyên Vỹ (Tư lệnh SD5BB), Trần Văn Hai (Tư Lệnh SD7BB).. kẻ trước người sau, quyên sinh để bảo toàn khí tiết cho quân đội Miền Nam nói chung và danh dự của một cấp chỉ huy, lúc sa cơ thất thế.

    Trái lại Đại Tướng cũng là Tổng thống Dương Văn Minh, khúm núm ra tŕnh diện trước các tên cán binh tép riu của Bắc Việt như Bùi Quang Thận, Đại Đội Trưởng, DD Chiến Xa, để rồi bị tên chủ nhiệm chính tri của đoàn xe tăng mang số 203, tên Lê Văn Minh nạt nộ :’ các anh đă bị bắt, không có bàn giao ǵ cả ‘.

    Thanh niên nam nữ, miền Nam VN, thế hệ sinh từ 1900 về sau, thường mượn tư tưởng làm trai của Nguyễn Công Trứ, để làm hành trang xử thế khi vào đời :

    ‘ Đă mang tiếng đứng trong trời đất
    phải có danh ǵ với núi sông ‘

    C̣n ông Dương văn Minh lại là một nhân vật lớn của lịch sử, tại sao không v́ lịch sử, mà lưu lại cho hậu thế cái khí tiết ‘ Nhất Tướng Công Thành, Vạn Cốt Khô ?’

    Th́ ra con người cũng có năm bảy hạng người.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Trường hợp Dương Văn Minh
    Posted on April 30, 2012


    Trường hợp Dương Văn Minh

    Nguyễn văn Chức

    Ngày 30-4-1975, một quân lực đứng vào hàng thiện chiến và dũng cảm nhất thế giới đă bị trói tay và phải buông súng trước quân thù. V́ sự hèn nhát của lănh đạo và sự phản bội của đồng minh.

    Ngày 30-4-1975, Việt Cộng đă dùng vơ lực, xé nát hiệp định Ba Lê, bản văn mà chúng nó đă long trọng kư kết trước mặt thế giới. Ngày hôm đó, nước Mỹ đă ôm đầu bỏ chạy, trước sự vi phạm thô bạo một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Mỹ đă khởi xướng và long trọng kư kết trước mặt thế giới. Ngày hôm đó, Tây Phương đă cúi mặt trước sự vi phạm một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Tây Phương đă cổ vơ, ca ngợi, trước mặt thế giới, nhân danh những lư tưởng nhân đạo tự do và ḥa b́nh.

    Ngày 30-4-1975, khi xác của người sĩ quan QLVNCH tự sát dưới chân đài chiến sĩ đường Lê Lợi chưa kịp lạnh th́ Dương Văn Minh mũ măng “bàn giao” miền Nam cho Việt Cộng. Đúng là một tṛ hề, một tṛ hề lơ láo của một tên hề lơ láo. Bọn Việt Cộng nón cối dép râu mang xe tăng húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào chiếm hữu ngôi nhà biểu tượng cho chủ quyền Quốc Gia của miền Nam, chứ đâu có vào để nhận bàn giao. Đối với Việt Cộng, buổi lễ “bàn giao” hôm đó chỉ là một hành vi quỳ lậy và khiếp nhược của một tên tướng Nguỵ. Đối với người Quốc Gia nói chung và Quân Lực VNCH nói riêng, th́ ngoài phong cách hèn hạ và khiếp nhược của một quân nhân, Dương Văn Minh c̣n là một đứa đần độn và háo danh.

    Ngày 28-4-75, khi cụ Trần Văn Hương từ chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, th́ định chế hành pháp không c̣n nữa. Định chế lập pháp, tức quốc hội, th́ lại không có quyền bầu tổng thống, hoặc chỉ định tổng thống, hoặc cho phép ai trao chức vụ tổng thống cho ai. Bởi lẽ: quốc hội không phải là sở hữu chủ chủ quyền nhân dân. Với tư cách thụ ủy đó, quốc hội chỉ được làm những điều mà nhân dân đă mịnh thị giao phó, qua những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Mà hiến pháp th́ không có điều khoản nào cho phép quốc hội được trao chức vụ tổng thống cho ai. Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho ai. Thổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho người khác. V́ vậy, trong những ngày tháng chót của Quốc Gia miền Nam, khi Dương Văn Minh nằng nặc đ̣i cụ Hương trao quyền tổng thống VNCH cho y, th́ mọi người đă nh́n thấy rơ cái hèn, cáo háo danh và nhất là cái đần độn của y. Y nằng nặc đ̣i được làm tổng thống, để mũ măng đi đầu hàng.

    Cái hèn và háo danh đần độn ấy đă chẳng giúp cho CS Bắc Việt ngụy tạo được hào quang cho cái gọi là đại thắng mùa Xuân. Cũng chẳng giúp cho các nhà làm lịch sử sau này có dữ kiện để viết rằng: chính quyền hợp pháp của Quốc Gia Miền Nam đă đầu hàng.

    Ngày 30-4-1975, Quốc Gia Miền Nam chỉ c̣n là đống hoang tàn. Trên đống hoang tàn ấy, Văn Tiến Dũng và đoàn quân của y đă nhặt được một cái túi phong lưu (capote, condom), món trang sức của đêm giao hoan giữa thằng điếm tư bản quốc tế với con đĩ vô sản quốc tế. Văn Tiến Dũng ngậm cái túi phong lưu ấy vào mồm, thổi cho căng lên, gọi đó là đại thắng mùa Xuân.

    Trước khi cái túi phong lưu được thổi căng lên, nó được lau chùi cho hết nhờn nhớt. Người lau chùi, là Dương Văn Minh.

    ****

    Tôi không quen, nhưng biết Dương Văn Minh , hồi chưa mất nước, tôi từng nói chuyện với y nhiều lần. Hồi đó, câu lạc bộ thể thao Saigon có 4 sân quần vợt danh dự. Hội viện câu lạc bộ muốn có sân để chơi, phải ghi tên trước. Riêng Dương Văn Minh, v́ là cựu quốc trưởng, y được câu lạc bộ dành cho sân số 4 (sát hàng rào, gần hồ tắm), mỗi buổi sáng thứ hai, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

    V́ vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi tṛ chuyện.

    Tôi thường gặp y ở chỗ này, và nói chuyện với y ở chỗ này. Tôi muốn t́m hiểu về ba khuôn mặt nổi của chính biến 1963. Hai khuôn mặt nổi khác, ông Trần Văn Đôn và ông Tôn Thất Đính, tôi đă biết khá nhiều. Chúng tôi cùng là thượng nghị sĩ.

    Dương Văn Minh có cái bề ngoài đôn hậu, ăn nói chậm răi. Người ta đă dùng nhiều tĩnh từ để nói về y, như nham hiểm, kỳ thị Nam Bắc, háo danh, v.v... Riêng tôi, thấy tội nghiệp. Không ai có thể ngờ rằng một người từng làm quốc trưởng, và được kỳ vọng như là một lá bài chính trị cho tương lai, lại có tŕnh độ văn hóa thấp đến như vậy. Những ư niệm về lănh đạo, như quyền uy (autorité), quyền lực (puissance), và quyền bính (pouvoir), rất xa lạ với y. Tôi đă mất khá nhiều th́ giờ, và đưa ra trường hợp Nă Phá Luân, Nguyễn Huệ, để giải thích cho y hiểu rơ những thành tố của lănh đạo, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa quyền uy, quyền lực và quyền bính. Nhưng nh́n mặt, tôi biết y không hiểu lắm. Về CSVN và chính sách mặt trận thống nhất (politique du front uni) của cộng sản trên thế giới, y cũng rất lờ mờ.

    Y có mời tôi đến dinh hoa lan để “họp mặt” chính trị. Tôi đến một lần, để giữ lễ, và để y có dịp – nếu tôi không lầm – cảm ơn tôi đă giúp đỡ một vài đàn em của y trong vấn đề luật pháp. Những lần sau, tôi cáo lỗi. Tôi không muốn làm người khác lạ ngồi nghe những Dương Văn Ba, Lư Quư Chung, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận giảng chính trị. Họ là những quần thần của Dương Văn Minh. Họ là những bộ óc lớn của Dương Văn Minh. Và khi những bộ óc lớn gặp nhau…

    Có lẽ ông Vũ Văn Mẫu cũng một cảm nghĩ như tôi. Ông cũng từng là khách bất đắc dĩ của dinh hoa lan.

    Tŕnh độ học vấn của Dương Văn Minh đă thấp, nhân cách của y c̣n thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lănh, th́ lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đă ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà c̣n đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đă phải bực ḿnh và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại t́m cách lôi kéo tôi vào. Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đă thanh minh với một linh mục Công Giáo rằng ông không có trách nhiệm ǵ về vụ giết ông Diệm, Big Minh c̣n khuyên linh mục, nếu muốn biết rơ câu chuyện, th́ nên đến hỏi tôi (“Our Endless War“, trang 314).

    Trong những lần nói chuyện, tôi có hỏi Dương Văn Minh về vụ giết ông Diệm. Theo tôi, đảo chánh nào mà không đổ máu, và giết ông Diệm th́ đă sao, nếu ḿnh có chính nghĩa, hoặc tin rằng ḿnh có chính nghĩa? Cần ǵ phải chối. Nhưng y vẫn chối. Cái hèn của Dương Văn Minh là ở đó. Và y đă sống suốt cuộc đời c̣n lại với cái hèn ấy.

    Ngày 30-4-1975, sau khi được cụ Trần Văn Hương trao quyền tổng thống, y đă ra lệnh cho QLVNCH buông súng, “v́ chủ trương ḥa hợp ḥa giải dân tộc” và “để cứu sinh mạng đồng bào”. Chúng ta hăy tạm cho y được hưởng lợi ích của sự nghi vấn. Chúng ta hăy tạm chấp nhận rằng: y kêu gọi và ra lệnh cho anh em QLVNCH buông súng, v́ chủ trương ḥa hợp hoà giải và để cứu mạng đồng bào. Nhưng khi Việt Cộng vi phạm hiệp định Ba lê, trả thù man rợ các anh em QLVNCH, th́ y không có được một lời để bênh vực các anh em đó. Chỉ cần một lời thôi. Chỉ cần một hành động thôi. Một lời và một hành động của chính cái kẻ đă kêu gọi anh em buông súng, nhân danh hiệp định Ba Lê, và nhân danh ḥa giải ḥa hợp dân tộc. Nhưng Dương Văn Minh đă im lặng. V́ hèn.

    Ba năm sau khi đầu hàng, năm 1978 Dương Văn Minh được Việt Cộng cho sang Pháp. Sang tới Pháp và suốt 19 năm sống bên Pháp, y cũng không có được một lời về số phận đau xót của các anh em QLVNCH trong các trại cải tạo và cho thân phận cùng cực của nhân dân miền Nam dưới ách bạo quyền Cộng sản. V́ hèn.

    Y cũng không có được một lời xót xa cho cả triệu đồng bào ruột thịt đă chết trên biển khi đi t́m tự do. V́ hèn.

    Năm 1997, y tuyên bố sẽ về Việt Nam để góp phần xây dựng đất nước. Người ta hiểu rằng trước khi tuyên bố như vậy, y đă được Việt Cộng cho phép về Việt Nam. Người ta cũng hiểu rằng y đă được Việt Cộng cho phép về Việt Nam để xây dựng nước Việt Nam dưới sự lănh đạo của Việt Cộng.

    Năm 1963, hèn hạ, phản bội và làm tay sai. Mười hai năm sau, năm 1975, làm tay sai, hèn hạ và phản bội. Hai mươi hai năm sau, năm 1997, lại phản bội, làm tay sai và hèn hạ.


    Suốt đời phản bội. Suốt đời làm tay sai. Suốt đời hèn hạ. Suốt đời háo danh. Suốt đời đần độn. Đó là Dương Văn Minh .

    Nguyễn văn Chức

    http://baovecovang.wordpress.com

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Mặt thật hàng tướng Dương Văn Minh






    Mỗi lần 30 tháng 4 đến, người Việt tỵ nạn lại nhắc đến Dương Văn Minh và gọi ông là “Hàng Tướng”. Nhưng hành tung và vai tṛ của ông trong cuộc chiến VN vẫn c̣n nhiều bí ẩn. Nhiều câu hỏi đă được đặt ra và có một vài tranh luận xung quanh hàng tướng này.

    Hôm đám tang Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Chung, cựu dân biểu VNCH, có đọc một bài điếu văn, nói rằng “Đây là cái chết lần thứ nh́ của một người lính suốt đời lo cho đất nước”. Tuy nhiên, qua bài điếu văn đó, người ta nhận thấy Nguyễn Hữu Chung muốn mượn cái chết của Tướng Dương Văn Minh để nói về ḿnh hơn là nói về Tướng Minh. Đó là cái bệnh trầm kha của nhiều “lănh tụ” quốc gia. Hôm 30 tháng tư vừa qua, nhân kỹ niệm 30 năm mất miền Nam, Đại Tá Vũ Văn Lộc, bút hiệu Giao Chỉ, có viết bài “Tưởng Niệm Big Minh, Một Ṿng Hoa Cho Niên Trưởng”, nhưng nội dung bài này cũng chỉ để nói lên t́nh “huynh đệ chi binh” mà thôi.

    Website của Giao Điểm, [một diễn đàn chống "Giatô" và kêu gọi Phật giáo Ấn Quang "hồi tà", trở về với Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh,] đă phổ biến bài “Cái chết của một Hàng Tướng: Dương Văn Minh (1916-2001)” của Vũ Ngự Chiêu, tức Chánh Đạo, tức Nguyên Vũ, nói là trích trong “Ngàn Năm Soi Mặt, tâm bút”, để bênh vực cho Tướng Dương Văn Minh. Trong nỗ lực bôi đen “Giatô”, Vũ ngư. Chiêu viết rằng ông Lâm Lễ Trinh đă “làm án tử h́nh Ba Cụt hầu chuẩn bị bước lên chức Bộ trưởng Nội vụ – một bản án tiêu biểu cho chế độ giáo phiệt của anh em ông Diệm” (tr. 137), mặc dù Ba Cụt đă chịu đầu hàng. Ở cuối bài, Vũ Ngự Chiêu đă kết kuận như sau: “Hậu thế sẽ có dịp thẩm giá Tướng Minh một cách trung thực hơn. V́ Tướng Minh, giống như ông Trần Văn Hương, chỉ là những tác nhân phụ thuộc, ở buổi “hết quan, tàn quân.” Nhóm Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, v.. v… mới là những tội nhân chính của lịch sử.”
    Trong các tướng lănh tham gia chính trường tại miền Nam Việt Nam, có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là Tướng Dương Văn Minh.

    Biết Dương Văn Minh không hiểu biết ǵ về chính trị và thủ đoạn chính trị, thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, lại mắc bệnh tham lam, nên Hoa Kỳ đă biến ông thành một một công cụ đầy oan nghiệt để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn rồi loại bỏ. Có thể coi cuộc đời và vai tṛ của Tướng Dương Văn Minh như là một chương bi thảm trong lịch sử VNCH và cũng là một chương bi thảm trong tương quan giữa VNCH và Hoa Kỳ. Người Việt ai cũng thuộc câu “Tri bỉ tri kỷ bách chiến bách thắng”, nhưng mặc đầu đă chiến đấu với Mỹ trong 20 năm và đă ở trên đất Mỹ 34 năm, đa số người Việt chống Cộng không biết Mỹ và địch đang làm ǵ, cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính, nên đấu tranh đă 34 năm mà vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. V́ thế, hôm nay nhân kỷ niệm ngày mất nước, chúng tôi xin tŕnh bày tóm lược về một số bí ẩn và tai tiếng chung quanh cuộc đời và vai tṛ của Tướng Dương Văn Minh với ước mong mọi người có thể nh́n vào đó t́m ra bài học lịch sử khi tiếp tục đấu tranh.

    * Vài nét về Tướng Big Minh

    Dương Văn Minh sinh ngày 16.2.1916 tại Vĩnh Long (có tài liệu nói sinh tại Mỹ Tho). Sỡ dĩ ông có biệt danh là Big Minh v́ cao 6 feet và nặng 200 pounds, và được gọi như thế để khỏi lẫn lộn với Tướng Trần Văn Minh.

    Ông có vợ và ba con: hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm hiện ở Pháp, và người con gái là Dương Mai, có chồng là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, hiện ở Pasadena, California.

    Lúc nhỏ ông theo học trường Chasseloup Laubat ở Saigon và đỗ tú tài II vào năm 1938 cùng một lớp với Tướng Trần Văn Đôn.
    Năm 1940, ông Minh gia nhập quân đội Pháp, tốt nghiệp khóa Hạ sĩ quan trừ bi. Thủ Dầu Một với cấp bậc Aspirant tức là Chuẩn Úy.
    Năm 1945, khi Nhật đảo chánh Pháp, Dương Văn Minh đang phục vụ tại Cap’s Jacques (Vũng Tàu) và bi. Nhật cầm tù. Khi Pháp trở lại, ông trở lại phục vụ trong quân đội Pháp năm 1946 với cấp bậc Thiếu Úy.

    Năm 1952 ông mang cấp bậc Đại Úy và phục vụ tại Phủ Thủ Hiến Nam Phần. Từ Năm 1953 – 1954, ông được thăng Thiếu Tá rồi Trung Tá và phục vụ tại Tổng Tham Mưu Quân Khu 1. Năm 1954 – 1955 ông là Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Saigon.

    Dương Văn Minh là cháu của Nguyễn Ngọc Thợ Khi ông Diệm về chấp chánh, ông Nguyễn Ngọc Thơ được mời làm Bộ Trưởng Nội Vụ, đă đề cư? Dương Văn Minh chỉ huy huy lực lượng bảo vệ Saigon. Ngày 3.5.1955, Dương Văn Minh được thăng Đại Tá và giữ chức Quân Trấn Trưởng Saigon.


    Dương Văn Minh Nguyễn Ngọc Thơ

    Người đầu tiên đă giúp ông Diệm chống lại các giáo phái không phải là Đại Tá Dương Văn Minh mà Đại Tá Dương Văn Đức.
    Ngày 5.6.1955, Đại Tá Đức được cử chỉ huy Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng b́nh định miền Tây Nam Phần. Ông cho quân tiến chiếm Cái Vồn (Cần Thơ), phá tan đại bản doanh của Tướng Trần Văn Soái. Ngày 29.6.1955 ông tiến vào núi Ba Chúc, tấn công lực lượng của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt.

    Ngày 21.9.1955, với tư cách Quân Trấn Trưởng Saigon, Đại Tá Dương Văn Minh được cử làm Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Hoàng Diệu, mở cuộc hành quân truy kích tàn quân B́nh Xuyên tại Rừng Sát. Trung tá Nguyễn Khánh làm Chỉ Huy Phó và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hạnh làm Tham Mưu Trưởng.. Sau khi Chiến Dịch Hoàng Diệu chấm dứt, ngày 6.11.1955, ông Diệm cho tổ chức biểu t́nh hoan hô các chiến sĩ Rừng Sát trở về. Đại Tá Dương Văn Minh được thăng Thiếu Tướng. (Có tài liệu nói Dương Văn Minh được thăng Thiếu Tướng ngày 23.10.1955).

    Trong thời gian ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Tỉnh Trưởng các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên và Mỹ Tho, Ba Cụt đă mưu sát ông đến 6 lần, nhưng ông vẫn thoát được. Để đối lại, ông Nguyễn Ngọc Thơ cũng đă cho mở các cuộc hành quân để truy kích Ba Cụt, nhưng không bắt được. Do đó, khi nghe ông Ngô Đ́nh Nhu hỏi ư kiến về việc dẹp loạn Trần Văn Soái và Ba Cụt ở miền Tây, ông xin lănh trách nhiệm ngay. Đây là một cơ hội tốt giúp ông thanh toán một kẻ thù luôn theo đuổi ông. Ông xin xử dụng Tướng Dương Văn Minh vào công tác này. V́ thế, ngày 29.12.1955, ông Diệm đă ra lệnh chấm dứt chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do Đại Tá Dương Văn Đức chỉ huy và cho Đại Tá Đức lên Thiếu Tướng. Tướng Đức tỏ vẽ bất b́nh về chuyện chấm dứt công tác một cách đột ngột này.

    Do đó, ngày 10.6.1956, ông Diệm phải cử Tướng Đức đi làm Đại Sứ tại Nam Hàn.

    Rất hận về chuyện ông Nguyễn Ngọc Thơ đưa Tướng Dương Văn Minh xuống cướp chỗ của ḿnh, khi tham gia cuộc chỉnh lư của Tướng Nguyễn Khánh ngày 30.1.1964 lật đô? Dương Văn Minh, Tướng Đức đă đi t́m ông Nguyễn Ngọc Thơ, lúc đó là Thủ Tướng Chính Phủ, kéo ra và đánh mấy bớp tai trước mặt mọi người!

    Mặc dầu Dương Văn Minh đang bị điều tra về việc biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của Bảy Viễn, ngày 1.1.1956, ông Diệm đă cư? Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Dịch Nguyễn Huệ b́nh định miền Tây. Ngày 13.4.1955 Tướng Ba Cụt đă bị bắt ở Chắc Cá Đao, cách Long Xuyên 15 cây số và bi. Ṭa Án Quân Sự tuyên án tử h́nh. Sáng 13.7.1956, lúc 5 giờ 40 sáng, Tướng Ba Cụt đă bị hành quyết tại nghĩa địa ở đường Hoa B́nh, Cần Thợ

    Trong cuộc phỏng ván ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y, lúc đó là Tỉnh Trưởng Chợ Lớn, cho biết sau khi xử bắn và chôn Ba Cụt xong, Nguyễn Văn Nhung có về gặp ông và cho ông biết Tướng Dương Văn Minh đă ra lệnh cho anh ta đào xác Ba Cụt lên đem đi thiêu rồi lấy tro rải xuống sông Cửu Long, để tay chân bộ hạ của Ba Cụt không lấy xác ông ta đem về lập đền thờ. Nhưng có nhân chứng khác cho biết Nguyễn Văn Nhung đă đào xác Ba Cụt lên, văm nhỏ rồi bỏ vào bao bố đem rải xuống sông chứ không hề thiêu.

    Trong cuốn hồi kư “VN máu lửa quê hương tôi” Đỗ Mậu phịa rằng “v́ ông Diệm nhiều lần dụ dỗ Lê Quang Vinh theo đạo Thiên Chúa mà Lê Quang Vinh nằng nặc không theo. Nếu theo đạo Thiên Chúa th́ Lê Quang Vinh sẽ được rửa tội trong một buổi lễ long trọng tại nhà thờ Đức Bà Saigon và sẽ được trọng thưởng, và tất nhiên sẽ được tha mạng.” (trang 124).

    Ngày 31.5.1956, Chiến Dịch Nguyễn Huệ kết thúc. Ông Diệm lại cử Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu b́nh định các tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang. Ngày 29.8.1956 ông Diệm cử Tướng Minh làm Tổng Thư Kư Thường Trực Quốc Pḥng, chỉ huy Phân Khu Saigon.Chợ Lớn và tiếp tục chỉ huy Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu b́nh định miền Tây. Ngày 30.10.1956, chiến dịch này kết thúc với kết quả 441 bị tử trận, 948 về quy thuận, 1169 bị bắt và hơn 1.000 súng bị tịch thụ

    Ngày 1.2.1957 Dương Văn Minh được thăng Trung Tướng và giữ chức Chỉ Huy Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Chức Tổng Thư Kư Thường Trực Quốc Pḥng được trao lại cho Tướng Dương Văn Đức mới đi học khóa chỉ huy và tham mưu ở Mỹ về. (Khi Tướng Đức xin đi Pháp, chức này lại được trao cho Tướng Nguyễn Khánh). Tướng Minh cũng được gởi qua Mỹ học khóa chỉ huy và tham mưu tại ỤS. Command and General Staff College ở Fort Leavenworth thuộc bang Kansas.

    Đầu năm 1960, cơ quan t́nh báo khám phá ra Tướng Dương Văn Minh đă liên lạc với Hà Nội qua người em là Thiếu Tá VC Dương Văn Nhựt, nên Tướng Minh không được tin dùng nữa (chúng tôi sẽ tường thuật sau). Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă cư? Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu mới từ Hoa Kỳ về làm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân với nhiệm vụ theo dơi và kiểm soát Tướng Minh.
    Cuối năm 1962 Tổng Thống Diệm quyết định giải tán Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Ngày 8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống, một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”. Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tư Lệnh Vùng I, được cử làm Tư Lệnh Lục Quân, một chức vụ mới đặt để thay thế Bộ Tư Lệnh Hành Quân.




    Lúc đầu, Tướng Harking tỏ vẽ bất b́nh về chuyện Tướng Minh bị hạ tầng công tác. Ông ta nghĩ rằng ông Diệm sơ. Tướng Minh làm đảo chánh nên đă hành động như vậy. Nhưng sau khi biết được Tướng Minh có liên lạc với VC, cơ quan CIA cũng đồng ư về biện pháp này.

    Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất măn với ông Diệm, nên khi muốn lật đổ ông Diệm, CIA quyết định xử dụng Tướng Minh. Nhưng sau đó chỉ cho Tướng Minh làm Quốc Trưởng 3 tháng.

    Ngày 30.1.1964, theo sự sắp xếp của CIA, Tướng Nguyễn Khánh làm “chỉnh lư” xúc các tướng đảo chánh và biến Dương Văn Minh thành Quốc Trưởng bù nh́n.

    Ngày 24.10.1964, Nguyễn Khánh đưa ông Phan Khắc Sửu lên làm Quốc Trưởng thay Dương Văn Minh. Ngày 24.11.1964, ông Sửu thăng cho cả Nguyễn Khánh lẫn Dương Văn Minh lên Đại Tướng. Ngày 20.12.1964, Nguyễn Khánh bắt Dương Văn Minh đi lưu vong, làm Đại Sứ VNCH tại Thái Lan. Măi đến năm 1968, khi ông Trần Văn Hương lên làm Thủ Tướng, Dương Văn Minh mới được trở về VN. Ông đă đến Saigon ngày 5.10.1968.

    Sau đây là một số bí ẩn chung quanh cuộc đời và vai tṛ của Tướng Dương Văn Minh.

    VỤ BIỂN THỦ MỘT THÙNG PHUY VÀNG

    Trong cuốn “Việt Nam một trời tâm sự”, Tướng Nguyễn Chánh Thi có kể lại:
    Sáng ngày thứ 4, một toán thuyền và độ vài trăm người có súng đi ra với nhiều lá cờ trắng xin đầu hàng. Tiếp theo là một chiếc tàu chở ông Hồ Hữu Tường và ông Trần Văn Ân, cố vấn của Lê Văn Viễn ra điều đ́nh. Tướng Thi kể tiếp: “Trong toán này có Thiếu Tá Tư Nhỏ trước kia ở Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa đào ngũ theo B́nh Xuyên v́ y là con rễ của Bảy Viễn. “Tư Nhỏ ra đầu hàng và t́nh nguyện đi chỉ chỗ vàng bạc chôn giấu của Bảy Viễn. Hắn ta nói: “- Trước đây một toán B́nh Xuyên 8 người cùng chiếc du thuyền của Bảy Viễn chở 6 thùng 200 lít đựng bạc và một thùng đựng vàng, hột xoàn đem đi chôn giấu. Khi chôn xong rồi th́ 8 người ấy đều bị giết ngay và lấp xuống ở gần đó. “Khi t́nh h́nh ở đây được hoàn toàn yên ổn, tôi được quan sát tận mắt sự đào hầm giấu tiền và các bộ mặt căng thẳng của Bộ Tư Lệnh của Đại Tá Dương Văn Minh và Trung Tá Nguyễn Khánh mà đâm ra hoài nghi. “Trung Tá Nguyễn Khánh lúc đó chơi tṛ “cao bồi”, hai tay cầm hai khẩu súng lục, miệng nói: Cấm không ai được đến gần đây cả! “Tiền!” Thật là khó coi? Chán mắt! “Tôi lạnh lùng cho chiếc tàu của tôi trở về vị trí đóng quân, trong ḷng tôi suy nghĩ miên man về thái độ cử chỉ của bọn họ. Tin ít mà ngờ nhiều.” [1]

    Câu chuyện về tài sản của B́nh Xuyên được Tướng Thi kể lại có nhiều điểm khác với câu chuyện do Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát Quốc Gia, tường thuật lại dưới đây. V́ thế, một câu hỏi đă được đặt ra: Phải chăng đây là hai số tiền và vàng khác nhau? Chúng tôi tin rằng hai số tiền và vàng này chỉ là một, nhưng Tướng Thi chỉ được nghe nói hay nh́n thoáng qua nên không biết chính xác, c̣n Đại Tá Y là người đứng ra chỉ huy việc truy t́m số tài sản này nên câu chuyện được ông kể lại đầy đủ và chính xác hơn. Về sau, ông Diệm cũng chỉ ra lệnh điều tra về số tiền và vàng mà Đại Tá Y đă t́m được, chứ không nói ǵ đến số tiền và vàng mà Tướng Thi đă kể.

    Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương T́nh Báo của VNCH đă tường thuật như sau: Lúc đó ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184. Vào khoảng tháng 5 năm 1955, sau khi đánh đuổi quân B́nh Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đă thả các nhân viên Pḥng 2 đi thăm ḍ ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đă phải nhận ch́m xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đă cho thợ lặn xuống t́m nhưng không thấy. Nhân viên Pḥng 2 tiếp tục phỏng vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi đă nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn xuống ṃ một lần nữa, nhưng trong một phạm vi rộng hơn. Quả nhiên, thợ lặn đă vớt được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, v́ bị nước cuốn trôi đi. Đây là thứ thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít. Công cuộc kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, c̣n một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500$, được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm nước. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. C̣n thùng vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài G̣n. Tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung Tá Chỉ Huy Phó của Đại Tá Minh, cho biết số vàng này khi giao nạp đă được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không c̣n nghe Dương Văn Minh nói ǵ về số vàng này.

    Ông Diệm đă ra lệnh cho Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lư Ṭa Sơ Thẩm Sài G̣n, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, mở cuộc điều tra vụ này.

    Ông Huỳnh Văn Lang, lúc đó là Bí Thư Liên Kỳ của Đảng Cần Lao và Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái, cho biết ông Lâm Lễ Trinh đă tiết lộ rằng khi được hỏi về số vàng này, Tướng Minh đă sừng sộ và giận dữ, nói rằng ông Diệm là người bội bạc, ông đă giúp ông Diệm đánh dẹp B́nh Xuyên mà c̣n hỏi cái ǵ. Ông Lang cũng cho biết ông có được đọc bản báo cáo hai trang của Đại Tá Mai Hữu Xuân. Đại Tá Xuân chỉ xác nhận số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đă giao cho Đại Tá Dương Văn Minh cất giữ và đề nghị nên đem ra chia nhau! [2]

    Ông Cao Xuân Vỹ cho biết khi ông Nguyễn Ngọc Thơ đề nghị cho Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Địch Đinh Tiên Hoàng để bắt Ba Cụt, ông Diệm đă nói với ông Nhu: “Thôi, cho nó số vàng đó đi cho yên!”

    CHỨA CHẤP GIÁN ĐIỆP VIỆT CỘNG

    Anh Nguyễn Tư Thái, tự là Thái Đen, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt, cho biết vào đầu năm 1960, nhân viên của Đoàn thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh, ở số 3 đường Trần Quư Cáp, Sài G̣n, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nh́n trước nh́n sau rất kỹ, thấy không có ǵ khả nghi mới bước ra. Những người b́nh thường không ai làm như vậy. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà Dương Văn Minh một khoảng xa, nhân viên t́nh báo liền bắt đẩy anh ta lên xe và đem về thẩm vấn. Lúc đầu anh ta nói anh ta chỉ là người đến dạy học cho các con của Tướng Minh. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thẩm vấn khéo léo, anh ta nh́n nhận anh ta là một ủy viên của Huyện Ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Dương Văn Minh để lấy tin tức. Anh này đă bị giam giữ luôn, nhưng Dương Văn Minh không hay biết ǵ cả. Sau vụ này, Đoàn Công Tác Đặc Biệt và Tổng Nha Cảnh Sát đă bố trí thường trực chung quanh nhà Dương Văn Minh, theo dơi từng bước đi của những người ra vào nhà ông, quay phim và chụp h́nh. Điện thoại của nhà ông cũng bị nghe lén. Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt mày và h́nh dáng rất gióng Dương Văn Minh, đă đến ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên t́nh báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu Tá trong bộ đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài G̣n. Theo dơi sát, nhân viên t́nh báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.

    Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10., Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đă đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng pḥng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt. V́ thế, nhà Dương Văn Sơn cũng bị theo dơi như nhà Dương Văn Minh. Một hôm, Tổng Thống Diệm gọi ông và bảo đem tất cả hồ sơ vụ Dương Văn Minh vào gặp ông. Có lẽ trước đó Đoàn Công Tác Đặc Biệt đă tŕnh nội vụ cho Tổng Thống biết rồi. Khi ông đem hồ sơ vào, Tổng Thống Diệm hỏi: “Dương Văn Minh có theo Cộng Sản không?” Rồi ông nói tiếp: “Vơ Nguyên Giáp nhiều công trạng như rứa mà nay Cộng Sản chỉ mới cho lên Trung Tướng. Dương Văn Minh công trạng có bao nhiêu đâu mà nay đă lên Trung Tướng rồi, c̣n muốn ǵ nữa?” Đại Tá Y nói ông vốn là đàn em và là người quen biết với Tướng Minh nên chưa biết phải trả lời như thế nào. Tổng Thống liền đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của ḿnh theo Việt Cộng th́ xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.” Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên t́nh báo c̣n phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cambodia và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: “Nếu trở lại sẽ bị thanh toán”. Câu chuyện này có lẽ Tổng Cục Phản Gián của Hà Nội không hề hay biết.

    Sau đó, ông Diệm đă bảo Đại Tướng Lê Văn Tÿ, Tổng Tham Mưu Trưởng, thông báo cho Tướng Minh biết từ nay ông ta chỉ có thể xử dụng các đơn vị cấp đại đội trở xuống mà thôi. Tướng Minh biết lư do tại sao, nhưng các cố vấn Mỹ không biết chuyện ǵ đă xẩy ra, nên rất thắc mắc. Họ nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh làm đảo chánh nên mới hạn chế như vậy.

    Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh v́ ông ta “thiếu khả năng.” Ngày 8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống, một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”.

    Sau này, báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật của Việt Cộng trong số ra ngày 1.9.1996, dưới đầu đề “Tướng Dương Văn Minh dưới mắt các nhà binh địch vận”, đă tường thuật lại mối quan hệ giữa Tướng Dương Văn Minh và người em là Dương Văn Nhựt như sau: “Năm 1960, Mười Tỵ, thiếu tá thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – được lệnh về Nam nhận công tác đặc biệt. Nhiệm vụ của ông là quan hệ, tranh thủ người anh ở bên kia chiến tuyến, đại Tướng Dương Văn Minh. Sau khi vượt Trường Sơn vào Nam, Thiếu Tá Dương Văn Nhựt, tức Mười Tỵ, đă được Ban Binh Vận Trung Ương Cục t́m mọi cách đưa vào Sài G̣n. Thông qua một người em gái, ông Mười Tỵ đă đến được và ở lại nhà của Dương Văn Minh suốt một tuần lễ. Hai anh em ở hai phía chiến trận gặp gỡ hàn huyên. Bằng t́nh cảm gia đ́nh, ông Mười Tỵ thuyết phục Tướng Minh. Từ đó, ông Mười Tỵ cứ phải đi về trong “vùng địch” hoặc ra nước ngoài để tiếp xúc và gặp gỡ anh ḿnh. Khi Dương Văn Minh lưu vong ở Thái Lan, ông Mười Tỵ cũng được bố trí sang Thái Lan qua ngă Campuchia. Ông đến Nam Vang, sống trong nhà một Hoa kiều. Tại đó, trong ṿng một tháng, ông vừa học bằng sách vở, vừa thực tập giao tiếp để nói tiếng Hoa hồng để nhập vai người đi buôn. Có khi từ Nam Vang ông phải bay ḷng ṿng sang Ư, rồi từ Ư được cơ sở Việt kiều đón về Pháp để móc nối chị dâu (vợ của Tướng Minh) từ Thái Lan qua liên lạc”. Bài báo viết thêm: “Kể từ 1972, bộ đội bắt đầu mở nhiều trận đánh lớn, nên Mười Tỵ được lệnh không ra vùng địch và ra nước ngoài nữa v́ “sợ rủi ro làm hỏng ư đồ chiến lược”, nên việc móc nối với Dương Văn Minh được giao cho Nguyễn Hữu Hạnh.”

    BỊ BIẾN THÀNH TÊN ĐAO PHỦ CỦA MỸ




    V́ không hiểu ǵ về thủ đoạn chính trị, Dương Văn Minh đă bị Hoa Kỳ biến thành tên đao phủ thanh toán Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu và ông Ngô Đ́nh Cẩn rồi sau đó loại bỏ.

    1.- Giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất măn với ông Diệm nên CIA thuyết phục ông ta làm đảo chánh lật đổ ông Diệm. Dương Văn Minh đồng ư ngay. Trên danh nghĩa, ông ta là người chỉ huy cuộc đảo chánh, nhưng bên trong CIA chỉ giao cho ông ta một nhiệm vụ duy nhất là thanh toán nhà Ngô. C̣n việc lập kế hoạch và chỉ huy cuộc đảo chánh được trao cho Tướng Trần Thiện Khiêm. Khi tiến hành cuộc đảo chánh, Tướng Dương Văn Minh đă ra lệnh hạ sát Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân; Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt. Khi được ông Diệm báo tin đang ở nhà thờ cha Tam, Dương Văn Minh đă cho lập “toán hành quyết” đi đón và giết ông Diệm và ông Nhu. Toán này do Đại Tá Mai Hữu Xuân cầm đầu. Tướng Minh cho Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của ḿnh, đi theo làm sát thủ. Khi xác ông Diệm đưa về Tổng Tham Mưu, một quân cảnh cho biết chính mắt ông ta thấy Tướng Dương Văn Minh đă xuống lột quần ông Diệm ra xem có “chim” hay không.mission-accomplished


    Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin hai ông đă chết, ông rất xúc động và đến hỏi Dương Văn Minh: – Tại sao hai ông ấy chết? Ông Minh có vẽ khó chịu, trả lời bằng tiếng Pháp: Ils sont morts! Ils sont morts! (Mấy ông ấy chết rồi, th́ chết rồi) [3]


    “Ils sont morts! Ils sont morts! (Mấy ông ấy chết rồi, th́ chết rồi) ” DVM

    2.- Giết ông Ngô Đ́nh Cẩn Chính Tướng Nguyễn Khánh đă cho soạn thảo và ban hành Sắc Luật số 4/64 ngày 28.2.1964 thiết lập Toà Án Quân Sự đưa ra những quy định trái với nguyên tắc bất hồi tố của h́nh luật, và cử nhóm tay chân bộ hạ vào làm “phán quan” để tuyên án tử h́nh ông Cẩn. Sắc Luật lại quy định rằng các bị cáo không có quyền kháng cáo hay thượng tố. Bị cáo bị án tử h́nh có thể đệ đơn xin ân xá lên Quốc Trưởng trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Trong trường hợp phạm nhân bị xử tử h́nh đă đệ đơn ân xá, án tử h́nh sẽ thi hành trong hạn 5 ngày kể từ khi tuyên án, nếu trong hạn đó, đơn xin ân xá không được chấp thuận. Những sự quy định này nhắm gài Tướng Dương Văn Minh, lúc đó đang là Quốc Trưởng bù nh́n, vào cái thế phải chịu trách nhiệm giết ông Cẩn. Mặc dầu đứng đàng sau Tướng Khánh trong vụ làm luật giết ông Cẩn và biết chắc ông Cẩn phải bị giết, Đại Sứ Cabot Lodge giả vờ đứng ra làm con thoi, đề nghị Tướng Minh ân xá cho ông Cẩn. Tướng Minh biết ḿnh bị gài nên nói với Đại Sứ Lodge: “Khánh luôn luôm t́m cách đặt tôi vào t́nh trạng khó khăn (He always tries to put me in the difficult position). Tôi sẽ bị cả nước thù ghét và tố cáo nếu tôi ân xá Cẩn.” Đại Sứ Lodge nhận xét: “Rơ ràng là Khánh đang sắp xếp các sự việc để cho Minh gánh lấy tất cả trách nhiệm nếu không hành quyết Cẩn.”


    Hôm 5.5.1964 Tướng Dương Văn Minh đă kư quyết định bác đơn xin ân xá của ông Cẩn và trở thành tên sát thủ ông Cẩn!

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Mặt thật hàng tướng Dương Văn Minh
    P2






    BỊ ĐƯA RA LÀM HÀNG TƯỚNG

    Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy t́nh h́nh miền Nam Việt Nam không c̣n cứu văn được, nên đă sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đă phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để h́nh thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”



    Tổng Thống không tới 40 tiếng đồng hồ

    Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp, một phân tích viên của CIA ở Saigon lúc đó, nói rằng tại miền Nam lúc đó, không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu cũng đă nhận ra được điều đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đă nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành th́ xin giúp ông được ra đi.

    Frank Snepp cho biết thêm:

    “Khi tôi đang bận đánh máy bản báo cáo th́ Polgar ở trong pḥng riêng với các viên chức khác của Trạm T́nh Báo (Toà Đại Sứ) thảo luận về việc chuyển giao nhanh quyền hành. Một khi Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền hành ngay lập tức cho Minh “Lớn”, và Quốc Hội phải sẵn sàng chấp thuận sự chuyển giao, để sự chuyển giao đó có thể được thực hiện “một cách hợp hiến” (nhấn mạnh của Đại Sứ Martin) và “nhanh chóng”. [4]

    Sau khi ép buộc Tướng Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để đầu hàng Việt Cộng, nhưng ông Trần Văn Hương không hiểu ǵ về t́nh h́nh lúc đó nên t́m cách cù cưa. Ông bí mật đến gặp Tướng Minh và yêu cầu Tướng Minh làm Thủ Tướng, nhưng Tướng Minh từ chối. Tuy nhiên, do sự thúc đẩy của CIA và một số nhân vật chính trị, cuối cùng ông cũng đồng ư trao quyền cho Tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc Hội.

    Ngày 26.4.1975 lưỡng viện Quốc Hội đă họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ toạ của ông Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, để đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, và Tướng Nguyễn Khắc B́nh, Tổng Giám Đốc CSQG tŕnh bày về t́nh h́nh, Quốc Hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, nhiều người cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường đă hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc Hội đă biểu quyết chấp thuận trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.

    Chiều 28.4.1975, Tướng Dương Văn Minh đă nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Pḥng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập.

    Cũng trong chiều 28.4.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh cho biết t́nh h́nh và hỏi Tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô Đốc Cang, c̣n ông và bà Minh ở lại.

    Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Lúc đó, ông chỉ c̣n hy vọng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại, lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30.4.1975, Thích Trí Quang đă nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:

    “Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với t́nh thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện ǵ xẩy đến th́ mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lănh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống…”

    Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại.

    Lúc đó là 4 giờ 45 phút sáng. Frank Snepp kể lại, sau đó Tướng Minh đi đi lại lại một cách bực dọc (nervously) trong dinh Độc Lập trống vắng. Đoàn sứ giả đi thương lượng ở Tân Sơn Nhứt không thấy về. Có người khuyên ông nên tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, nhưng ông không đồng ư. Ông nói rất nhiều đồng bào của ông sẽ khinh ông. (Too many of his countrymen would think ill of him). Ông muốn hoản lại chuyện này cho đến khi nội các được thành lập. Khi đó ít ra những người khác phải chia xẻ sự sỉ nhục.[5]

    Lúc 8 giờ 30, ông đến Phủ Thủ Tướng thảo luận lại thành phần chính phủ của Vũ Văn Mẫu rồi quay về dinh Độc Lập làm lễ ra mắt.



    “Văn Kiện” Đầu hàng

    Lúc 10 giờ 15 sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không c̣n ǵ để hy vọng nữa, Dương Văn Minh lên tiếng trên đài phát thanh Sài G̣n kêu gọi quân nhân, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự “giữ vị trí, buông súng để bàn giao chính quyền trong ṿng trật tự”. Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên ṇng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi pḥng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền… Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.



    Hai ông Minh và ông Mẫu được đưa đến đài phát thanh Sài G̣n để đọc lời đầu hàng. Nhưng khi hai ông vào bên trong đài phát thanh th́ không c̣n nhân viên kỹ thuật nào ở đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất hai tiếng mới t́m ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30.


    Tính lại, Dương Văn Minh đă làm Tổng Thống không tới 40 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đă tuyên bố đầu hàng!


    Quyết định trả tự do tại dinh Độc Lập tối 2/5/1975.

    Ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Binh… được trả tự do. Quyết định trả tự do của Ủy ban quân quản được thông báo tại buổi lễ trang trọng và thân mật tại hội trường dinh Độc Lập tối 2/5/1975. Tại buổi lễ này, Phó chủ tịch Ủy ban quân quản Sài G̣n – Gia Định Cao Đăng Chiếm đă phát biểu với một chất giọng miền Nam trầm ấm:

    “…Nhân dân Việt Nam chúng ta đă trải qua cuộc đấu tranh anh dũng và khốc liệt, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh để giành thắng lợi vĩ đại và vô cùng to lớn từ xưa đến nay.

    Thi hành chính sách của Chính phủ cách mạng lâm thời, Chính phủ mong rằng trong t́nh h́nh mới chúng ta hăy cùng nhau nỗ lực xây dựng lại Tổ quốc của chúng ta, làm cho nhân dân chúng ta giàu mạnh, Tổ quốc của chúng ta hùng cường. Do đó, chúng tôi mong rằng mỗi người VN chúng ta đều tùy theo khả năng của ḿnh, góp công sức vào việc xây dựng Tổ quốc của chúng ta. Bữa nay, thi hành lệnh của cấp trên, các anh được tự do về với gia đ́nh. Chúng tôi sẽ tổ chức đưa các anh về đến nơi đến chốn…”. (Trích băng ghi âm)

    Đáp lại, ông Dương Văn Minh nói ngắn gọn thế này:“ …Ngày hôm nay, đại diện cho các anh có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ cách mạng trong công cuộc văn hồi ḥa b́nh cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước.Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam độc lập”. (Trích băng ghi âm)Mọi người được về với gia đ́nh ngay sau buổi lễ đó. Chiếc xe Ford màu xanh dương đậm đưa ông Minh ra khỏi dinh Độc Lập lúc 22 giờ. Khi xe chuyển bánh, vị tổng thống 48 giờ nói:- Thôi, giă từ quá khứ chết chóc. Vĩnh viễn ḥa nhập vào đời sống ḥa b́nh.(Theo Tuổi Trẻ)


    NH̀N LẠI CON NGƯỜI CỦA DƯƠNG VĂN MINH

    Tướng Nguyễn Chánh Thi tiết lộ rằng khi c̣n ở Pháp, Tướng Dương Văn Minh có gởi cho ông một lá thư đề ngày 15.4.1987, trong đó có đoạn như sau:

    “Thi,

    “Được tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi c̣n lưu lại rất nhiều kỷ niệm.

    “Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đă gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ ǵ – ḿnh sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.

    “Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rơ hết.

    “Anh em có đọc sách của anh Đỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Đỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần- lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Đỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.

    “Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Đôi khi ḿnh phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của ḿnh gây ra…”

    Thân phận của Tướng Minh đă bị Hoa Kỳ biến thành một cái mền rách, nhưng v́ quá yếu kém về chính trị, nên cho đến khi gần tới giờ về cỏi âm, ông vẫn chưa nhận ra được! Lănh đạo mà như thế, mất miền Nam là chuyện không có ǵ đáng ngạc nhiên.

    Nh́n lại con người của Dương Văn Minh, chúng ta thấy có 3 đặc điểm sau đây:

    Thứ nhất là tham nhũng và thiếu trách nhiệm:

    (1) Biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của B́nh Xuyên và một số tiền bạc thu được sau cuộc đảo chánh 1.11.1963. Cho một tay chân bộ hạ nổi tiếng tham những là Tướng Mai Hữu Xuân kiêm ba chức quan trọng cùng một lúc để truy lùng tài sản và khảo của các viên chức chế độ cũ, đó là Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo và Đô Trưởng Sài G̣n. Tướng Xuân đă nhận cả tiền của Việt Cộng để thả các cán bộ cao cấp của Việt Cộng ra.

    (2) Không quan tâm đến t́nh h́nh miền Nam sau cuộc đảo chánh và có quyết định sai lầm: Ra lệnh phá hủy các ấp chiến lược đă được thiết lập để đối phó với Cộng Sản, đưa miền Nam tới bờ vực thẳm khiến Hoa Kỳ phải thực hiện “Pentagon’s coup” để lật đổ và đưa quân vào miền Nam cứu văn t́nh thế.

    Thứ hai là ngố:

    Mặc dầu làm việc với Hoa Kỳ và hành động theo sự xúi biểu của Hoa Kỳ, ông không hiểu ǵ về chính sách và thủ đoạn của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn, nên đă bị Hoa Kỳ biến thành công cụ:

    (1) Ông bị biến thành một tên sát thủ giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu và ông Ngô Đ́nh Cẩn thay cho người Mỹ khi Hoa Kỳ muốn thay đổi chính sách. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ông bị Hoa Kỳ loại và đưa những tay chân bộ hạ của CIA lên cầm quyền.

    (2) Khi Miền Nam sắp sụp đổ, ông bị Hoa Kỳ lường gạt bằng chiêu bài “hoà giải hoà hợp” để đưa ông ra làm Hàng Tướng!

    Thứ ba là hèn:

    (1) Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung, cận vệ thân tín của ông, được ông phái đi giết Đại Tá Lê Văn Tung và Thiếu Tá Lê Văn Triệu, sau đó hạ sát ông Diệm và ông Nhu. Ấy thế mà sáng 30.1.1964, khi linh Nhảy Dù bắt Thiếu Tá Nhung trước mặt ông và dẫn đi, rồi tối hôm đó hạ sát, ông chẳng có một lời nào!

    (2) Sáng ngày 30.4.1975, bộ chỉ huy 3 chiến thuật của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang quần thảo với Việt Cộng trước cổng Bộ Tổng Tham Mưu ở Lăng Cha Cả th́ Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật, đă nói chuyện với Tổng Thống Dương Văn Minh qua điện thoại:

    - Tôi là chỉ huy trưởng cánh quân đang tử chiến với Việt Cộng ở Bộ Tổng Tham Mưu, tôi đang cố liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu th́ lệnh ngưng chiến đă ban ra và quân của Việt Cộng vẫn c̣n đang tiến về thủ đô. Tôi vào trong Bộ Tổng Tham Mưu th́ không c̣n một tướng lănh nào ở đây, họ đă bỏ chạy hết, do đó tôi muốn nói chuyện với Tổng Thống để xin quyết định.

    Tổng Thống Minh trả lời:

    - Các em chuẩn bị bàn giao đi.

    Thiếu Tá Tài hỏi lại:

    - Có phải là đầu hàng không?

    Tổng Thống Minh trả lời:

    - Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập.

    Thiếu Tá Tài nói:

    - Nếu xe tăng của Việt Cộng tiến về Dinh Độc Lập th́ chúng tôi sẽ đến cứu Tổng Thống. Nếu Tổng Thống ra lệnh đầu hàng th́ Tổng Thống có chịu trách nhiệm với hơn 1000 quân đang tử chiến ở Bộ Tổng Tham Mưu hay không?”

    Tổng Thống Minh trả lời:

    - Tùy ư các anh em.

    Nói xong cúp máy!

    (3) Kư giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der Spiegel của Đức, người kư giả ngoại quốc duy nhất có mặt trong Dinh Độc Lập vào sáng 30.4.1975, đă kể lại thái độ của Tướng Dương Văn Minh khi đối diện với các bộ đội cộng sản đến bắt ông đầu hàng như sau: Đại Tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nh́n ông Minh với vẻ ṭ ṃ… Cuối cùng ông Minh đă lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”.

    Làm tướng mà phải đầu hàng là nhục rồi, nhưng lại c̣n hèn hơn nữa khi nói mé cho những tên bộ đội nhỏ bé của Cộng quân biết rằng ông có người em theo Việt Cộng là Dương Văn Nhựt để chứng tỏ ta đây cũng thuộc “gia đ́nh Cách Mạng”!

    NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
    Ngày 8.8.1983, Dương Văn Minh, được chính quyền Hà Nội cho phép di cư sang Pháp và sống với hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm. Khoảng năm 1988, ông âm thầm qua Pasadena, Nam California, Hoa Kỳ, và sống với con gái là Dương Mai đang định cư ở đó. Trong những những ngày c̣n lại của cuộc đời, Tướng Dương Văn Minh phải sống trong bóng tối, không dám gặp cộng đồng người Việt tại đây.
    dvm04
    Ngày 5.8.2001, ông bị té từ xe lăn, được đưa vào bệnh viện Huntington Memorial Hospital và qua đời ngày hôm sau, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu ông cũng được phủ cờ vàng ba sọc đỏ, được di chuyển lên xe bởi 6 người thân gồm các ông Hoa Hải Đường, Nguyễn Hồng Đài, Trịnh Bá Lộc, Hoa Hải Thọ, Ngô Long và Nguyễn Trí Dũng. Sau đó, linh cửu ông đă được hoả thiêu trưa thứ bảy 18.8.2001 vào lúc 12 giờ tại văng sanh đường Skyrose thuộc nghĩa trang Rose Hill, Nam California.

    Lữ Giang
    29.4.2009

    Ghi chú:

    [1] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một trời tâm sự, Xuân Thu, Hoa Kỳ 1987, tr. 27 và 28.

    [2] Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Tập II, California, Hoa Kỳ, tr. 66 – 70.

    [3] Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Xuân Thu, California, Hoa Kỳ 1989, tr. 231.

    [4] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 382 – 383.

    [5] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 540.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Tướng Dương Văn Minh và cuộc truy t́m long mạch kỳ bí

    Xem tin gốc
    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Tuong Duong Van Minh va cuoc truy tim long mach ky bi


    (Phunutoday)

    - Từ “cánh đồng huyền diệu” Mỹ Phú, ông Dương Văn Huề (tức Dương Văn Mau) đă ra đi và học hành thành tài và có vị trí nhất định trong xă hội phong kiến triều Nguyễn. Đến đời các con ông, gặp lúc đất nước bị ngoại bang xâm lược và chia cắt, họ cũng tiếp tục chứng tỏ tài năng của ḿnh trong những hoàn cảnh khác nhau.


    Đặc biệt là Tướng Dương Văn Minh, người đă làm sôi động chính trường Sài G̣n trong thập niên 1960 và chính là người đă đọc lời “đầu hàng” lịch sử trước Quân giải phóng, đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến 30 năm, thống nhất đất nước. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, bây giờ tộc họ Dương lại quây quần trên mảnh đất huyền diệu mà cha ông họ đă dày công khai phá cách đây hàng trăm năm. Tại nơi ấy có một nhà thờ tộc họ Dương mang tên “Từ đường Dương tộc”.

    Ra đi từ “cánh đồng huyền diệu” Mỹ Phú

    Trải qua hàng trăm năm khai khẩn, thuần hóa, cánh đồng Mỹ Phú nằm ở vùng ŕa của cánh đồng hoang Đồng Tháp Mười, đến đời ông Dương Văn Hiển, những người trong tộc họ Dương đă trở nên khá giả nhờ đất đai các thế hệ trước khai khẩn để lại giờ trở nên màu mỡ, trồng lúa đạt năng suất cao. Nhờ đó mà một người con của ông Hiển tên là Dương Văn Huề được cho đi xa (v́ ở Long An thời ấy chưa có trường học) học hành đàng hoàng, rồi ra làm quan dưới thời Pháp thuộc.

    Từ cái đà của người cha, các con trai của ông Huề là Dương Văn Minh, Dương Văn Nhựt, Dương Văn Sơn cũng rời vùng quê Mỹ Phú đi học “trường Tây” và đều để lại dấu ấn trong đời. Có nguồn sử liệu cho rằng cậu bé Dương Văn Minh chào đời ngày 19- 2-1916 ở Phú Lâm (quận B́nh Tân TP. HCM ngày nay), nơi cha ông là Dương Văn Mau (tên khác của Dương Văn Huề) đang làm quan trong Dinh Phó soái Nam Kỳ, sau này gọi là Dinh Gia Long.


    Nhà thờ gia tộc họ Dương.

    Một nguồn sử liệu khác cho rằng ông Dương Văn Minh sinh ra ở Mỹ Tho hoặc Vĩnh Long, nơi ông Dương Văn Mau đang làm quan. Cũng có tài liệu cho rằng nơi sinh của ông Minh là Long An, cụ thể là ở làng Mỹ Phú, trên chính mảnh đất tổ tiên ông đă dày công khai phá. Gia đ́nh khá giả, có cha làm quan, nên ngay từ lúc nhỏ ông Minh đă rời khỏi vùng quê Mỹ Phú về học ở Trường Collège Chasseloup-Laubat (nay là Trường THPT Lê Quư Đôn, TP. HCM). Lúc ấy người Việt thường gọi tắt trường này là “Xách Lu”. Dưới thời Pháp thuộc, ở Sài G̣n có 2 trường công lập nổi tiếng là Chasseloup Laubat và Pétrus Kư.

    Trường “Xách Lu” dành riêng cho con của các viên chức người Pháp hoặc người Việt Nam có quốc tịch Pháp. C̣n con em người Việt học giỏi chỉ được thi vào Lyceé Pétrus Kư, nhưng không biết bằng cách nào mà cậu học tṛ Dương Văn Minh là người Việt Nam mà vẫn được thi và đậu vào trường “Xách Lu”.

    Những người lớn tuổi ở Mỹ Phú vẫn c̣n nhớ, ông Minh đi học xa nhà, mỗi năm chỉ về thăm quê vài lần vào dịp nghỉ hè và ngày giỗ, tết. Ngay từ nhỏ ông Minh đă là cậu bé có h́nh vóc to lớn hơn người, mới hơn 10 tuổi đă cao lớn như một thanh niên trưởng thành. Ông rất yêu thích đồng ruộng, thích lội ruộng bắt ốc, bắt cá, làm lúa với người thân. Theo những người học cùng ông Minh, trong đó có tướng Trần Văn Đôn, ông Minh học rất giỏi.

    Ở trường, cậu học tṛ Dương Văn Minh vừa học giỏi, vừa năng luyện tập thể dục thể thao, ông nổi tiếng về chạy bộ và đá banh. Trong đội banh của nhà trường, Dương Văn Minh luôn giữ vai tṛ thủ môn, ông bắt bóng rất giỏi, không ai có thể thay thế. Đến tuổi trưởng thành, ông Minh trở thành người đàn ông cao lớn, vạm vỡ, với chiều cao 1,83m, nước da sạm đen như nông dân lực điền. V́ vậy mà ông c̣n được đặt nhiều biệt danh như Minh Cồ, Minh Bự, "Big Minh".

    Ông Minh thi đỗ Tú tài II chương tŕnh Pháp ban toán vào năm 1938, rồi đỗ bằng Tú tài phần nhứt, nhưng không muốn tiếp tục học nữa, mà có ư định ra đi làm và lập gia đ́nh. Ông bắt đầu tự lập với nghề Thư kư công nhật chuyên lo công văn đi và đến ở một cơ quan trong bộ máy cai trị của Pháp ở Sài G̣n, trước khi bước sang con đường quân ngũ.

    Người có duyên với những biến động chính trị ở Sài G̣n

    Năm 1940, Dương Văn Minh gia nhập quân đội Pháp với cấp bậc Aspirant (tức Chuẩn úy) sau khóa đào tạo ngắn hạn ở Trường Hạ sĩ quan Thủ Dầu Một (B́nh Dương). Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cơi Đông Dương, Dương Văn Minh đang phục vụ tại Cap Saint Jacques và bị quân Nhật bắt, cầm tù. Khi Pháp trở lại, v́ lư do nào đó mà ông bị Pháp nghi ngờ bắt, tra tấn đến găy 2 cái răng cửa, nhiều năm sau này ông vẫn không trồng răng giả để giữ kỷ niệm về trận đ̣n của thực dân Pháp. Năm 1946, ông được quân đội Pháp tin dùng và thăng cấp Thiếu úy, hai năm sau lên Trung úy.

    Năm 1952 ông được thăng hàm Đại úy, làm Tùy viên tại Phủ Thủ hiến Nam phần. Năm 1953 ông được thăng Thiếu tá, năm 1954 là Trung tá Tham mưu trưởng Quân khu 1. Năm 1955, khi Quân lực Việt Nam Cộng ḥa được thành lập, ông giữ chức Chỉ huy trưởng Phân khu Sài G̣n, sau được thăng Đại tá và giữ chức Tư lệnh Biệt khu Thủ đô.

    Tháng 8-1955, ông được Ngô Đ́nh Diệm (lúc đó là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam) giao làm Tư lệnh Chiến dịch Hoàng Diệu với nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng quân đội ly khai B́nh Xuyên. Ông đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Diệm thăng quân hàm Thiếu tướng ngày 23-10-1955. Sau đó được giao chức vụ Tư lệnh Chiến dịch Nguyễn Huệ, rồi Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu đánh quân Ḥa Hảo của Tướng Ba Cụt ở miền Tây Nam Bộ. Thế nhưng, trong nội bộ chính quyền Diệm bắt đầu có sự phân hóa, nghi kỵ lẫn nhau giữa 2 phe thân Pháp (trong đó có Dương Văn Minh) và thân Mỹ (đứng đầu là anh em Diệm – Nhu).

    Sự kiện Hà Minh Trí ám sát Ngô Đ́nh Diệm tại Hội chợ Kinh tế Cao Nguyên ở Buôn Mê Thuột vào tháng 2-1957 càng khoét sâu mâu thuẫn này. Người chiến sĩ cách mạng cảm tử đă khai ḿnh là lính giáo phái Cao Đài, ám sát Ngô Đ́nh Diệm theo chỉ đạo của Mai Hữu Xuân và Dương Văn Minh, và đă lừa được anh em Diệm – Nhu. Từ vị trí là Trung tướng tư lệnh Biệt khu Thủ đô, ông Minh bị điều về “ngồi chơi xơi nước” với “hư danh” cố vấn quân sự Phủ Tổng thống. Thế nhưng, một người với nhiều nội lực và từng trải như tướng Minh không dễ đầu hàng số phận, ông đă âm thầm chuẩn bị cho một trận băo lớn – lật đổ chế độ độc tài, gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm.

    Cảnh trong từ đường.

    Trong cuộc đảo chính chế độ Ngô Đ́nh Diệm ngày 1-11-1963, Dương Văn Minh đóng vai tṛ chính với cương vị Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng cùng với các Tướng Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu... Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, Tướng Nguyễn Khánh lật đổ chính quyền quân sự này và giành quyền cai trị miền Nam Việt Nam.

    Chính trường Sài G̣n lúc đó như cơn lốc, mọi người gắn với nó đều có thể bị “tung hứng” một cách bất ngờ. Năm 1964, Dương Văn Minh được “Quốc trưởng” Phan Khắc Sửu vừa nắm quyền kiểm soát chế độ Sài G̣n thăng hàm Đại tướng, nhưng ông không nhận, v́ nhận định t́nh h́nh h́nh c̣n diễn biến phức tạp.

    Tháng 12 năm đó, ông bị ép đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng ḥa tại Thái Lan cho đến năm 1968 mới được hồi hương. Năm 1971, ông trở lại chính trường và đối đầu với đương kim Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ ủng hộ, trong cuộc tranh cử Tổng thống sau đó. Lúc đó dư luận Sài G̣n cho rằng ông là người thích hợp nhất để lănh đạo "Lực lượng thứ ba" chống lại chiến tranh, t́m đường văn hồi ḥa b́nh.

    Thế nhưng, những nỗ lực của ông đă bị NguyễnVăn Thiệu cản trở, ông đă rút ra khỏi cuộc tranh cử sau khi tuyên bố rằng cuộc bầu cử chỉ là tṛ múa rối. Trước sự sụp đổ nhanh chóng của Việt Nam Cộng ḥa sau khi Mỹ rút quân, ông lại trở thành một nhân vật quan trọng trong chính trường Sài G̣n.

    Sau khi Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn Hương từ chức chỉ trong ṿng có một tuần lễ, ngày 28-4-1975, Dương Văn Minh chính thức nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa. Chưa tới 40 tiếng đồng hồ sau, vào trưa ngày 30-4-1975, trên cương vị Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa, ông đă tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng miền Nam trên Đài Phát thanh Sài G̣n. Chính quyền Việt Nam Cộng ḥa chính thức tan ră, Quân giải phóng làm chủ hoàn toàn miền Nam, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm đă kết thúc thắng lợi, đất nước hết chia cắt. Ông đă có những năm sống ư nghĩa với tư cách công dân một nước độc lập sau ngày miền Nam giải phóng. Năm 1983, ông được cho phép sang Pháp định cư với vợ chồng người con gái. Sau ông chuyển qua sống ở California, tại đó ông đă qua đời ngày 6-8-2001, thọ 86 tuổi.

    Về “quyết định lịch sử” đầu hàng Quân giải phóng trưa ngày 30-4-1975, sau này Dương Văn Minh đă nhiều lần giải thích đại ư là “đây c̣n là vấn đề nhân đạo, bớt đổ xương máu chừng nào tốt chừng nấy”; nếu Dương Văn Minh không đứng ra nhận vai tṛ Tổng thống từ Trần Văn Hương, có thể đă có một cuộc đảo chánh ở Sài G̣n, phe hiếu chiến lên cầm quyền, chừng ấy chiến tranh sẽ thêm thảm khốc, dân chúng và binh lính hai bên sẽ chết nhiều thêm nữa trước khi miền Nam thuộc quyền kiểm soát của Quân giải phóng.

    Nhà thờ gia tộc họ Dương

    Khi đi trên con đường tỉnh lộ nối liền quốc lộ 62 thuộc tỉnh Long An với huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang, ngang qua ấp 3 xă Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa), du khách dễ dàng nhận ra ngôi nhà đồ sộ nằm bên lề phải, trong khuôn viện rộng chừng 1.000m2, có hàng rào kiên cố, thiết kế đẹp bao quanh. Trên mặt chính của ngôi nhà có hàng chữ đẹp, rất to “Từ đường Dương tộc”.

    Đây là nhà thờ gia tộc họ Dương, là nơi thờ tự từ ông cụ tổ của họ Dương đến khai khẩn vùng đất Mỹ Phú là Dương Văn Bảo, đến những thế hệ họ Dương tiếp theo, trong đó có vợ chồng ông Dương Văn Hiển (ông bà nội của Dương Văn Minh) và vợ chồng ông Dương Văn Huề (cha mẹ Dương Văn Minh).

    Di ảnh ông Dương Văn Minh bên ông bà, cha mẹ trên bàn thờ.

    Tôi đến thăm ngôi từ đường vào một ngày cuối tháng 7-2011, khi đám giỗ lần thứ 10 của ông Dương Văn Minh vừa được tổ chức xong. Nếu tính theo ngày dương, ông Dương Văn Minh mất ngày 6-8, nhưng nếu cúng theo ngày âm, năm nay rơi vào cuối tháng 6 âm lịch, tức cuối tháng 7 dương lịch. Mở cửa đón khách vào thăm ngôi từ đường là người quản gia tên Khưu Công Đáng.

    Theo vai vế, anh Đáng gọi Dương Văn Minh bằng cậu, mẹ anh và Dương Văn Minh là anh em bà con cô cậu họ, chung đời ông nội Dương Văn Hiển. Nhà của anh Đáng ở gần đó do vợ con anh ở, c̣n anh ngày đêm coi sóc, lo nhang khói ngôi từ đường này và anh được những con cháu trong tộc họ Dương đang sống ở TP. HCM và ở nước ngoài trả công hàng tháng.

    Theo anh Đáng, ngôi nhà thờ tổ tiên họ Dương hiện nay, trước đây ông bà, rồi cha mẹ ông Dương Văn Minh từng sống. Họ đă về đây sinh sống lúc tuổi già và khi qua đời được chôn cất trên cánh đồng trước mặt, ở phía bên kia con đường. Đứng trước nhà có thể nh́n bao quát cả “cánh đồng vàng” Mỹ Phú, trên ấy điểm xuyết nhiều ngôi mộ màu trắng của gia tộc họ Dương. Trước đây ngôi nhà cất theo kiểu cổ, lợp ngói âm dương, tường xây gạch thẻ, dày 20 phân...

    Thời gian sau này ngôi nhà xuống cấp nặng, rất khó tu sửa. Cách đây gần 10 năm, các con của ông Dương Văn Minh, Dương Văn Nhựt, Dương Văn Sơn (đều là em của Dương Văn Minh) đă đứng ra xây lại ngôi nhà mới làm nơi thờ tự ông bà tổ tiên.

    Ngôi từ đường được xây vừa theo lối

    cổ, vừa có kiến trúc hiện đại. Hầu hết kết cấu trong ngôi nhà đều là bê tông cốt thép, chứ không giữ kiến trúc lấy chất liệu gỗ làm chủ đạo như xưa. Trong ngôi nhà, ngoài một ít diện tích dùng làm “nhà sau” (buồng ngủ và nhà bếp), phần lớn diện tích c̣n lại đều là “nhà trên” – nơi thờ tự tổ tiên. Cả gian nhà trên rộng mênh mông khoảng 200m2 dùng để đặt các bàn thờ, trang thờ, các bức hoành phi, bức trướng cổ, nhiều tủ thờ, bàn ghế, trường kỷ, các bộ ván gỗ thường thấy ở các ngôi nhà xưa của các ông Hội đồng, bá hộ vùng nông thôn Nam Bộ.

    Ông Đáng cho biết, chỉ một số bức trướng, bộ liễn được giữ từ 3 – 4 đời truyền lại, c̣n lại hầu hết đồ xưa trong nhà đều mới mua sau khi ngôi nhà được xây xong. Trong ngôi nhà, các bậc tổ tiên ḍng họ Dương từ đời thứ nhất là Dương Văn Bảo đến đời thứ tư là Dương Văn Cường chỉ được thờ bài vị chứ không có di ảnh.

    Sơ đồ gia phả tộc họ Dương ở Mỹ Phú.

    Từ đời ông Dương Văn Hiển (ông nội Dương Văn Minh) trở đi, các bàn thờ đều có di ảnh. Trên gian thờ chính ở giữa nhà, kế bên những bức hoành phi cổ kính là di ảnh của ông bà nội và cha mẹ Dương Văn Minh, được phóng to, lồng khung kính thật đẹp. Đứng khiêm tốn ở góc bàn thờ là di ảnh ông Dương Văn Minh, khung ảnh nhỏ hơn rất nhiều.

    Anh Đáng giải thích: “Dù ông Minh làm đến Tổng thống, nhưng trong gia đ́nh ông vẫn là con cháu, nên ông được thờ đúng với vị trí của ḿnh trong gia đ́nh”. Trên các bàn thờ, tôi không thấy di ảnh của hai người em của ông Minh là Dương Văn Nhật (sĩ quan cao cấp của Quân giải phóng) và Dương Văn Sơn (từng là Trung tướng của chế độ Sài G̣n).

    Ông Đáng cho biết, các con cháu của anh em ông Minh hiện đều định cư ở TP. HCM hoặc nước ngoài. Những năm trước đây, giỗ ông Dương Văn Minh được con cháu của ông tổ chức ở TP. HCM hoặc ở nước ngoài, nhưng bắt đầu từ năm nay, theo nguyện vọng của người con gái lớn của ông Minh, đám giỗ ông được tổ chức tại nhà thờ gia tộc ở tại quê hương Mỹ Phú. Nhờ đó mà hàng năm con cháu của họ có dịp tề tựu về Mỹ Phú đông đủ hơn, để nhớ về quê cha đất tổ.

    Ông Đáng kể, những năm sau ngày miền Nam giải phóng ông Minh sống ở TP. HCM, ông thường về thăm quê mỗi khi tới ngày giỗ ông bà, cha mẹ. Ông Minh là người thích giữ nguyên những ǵ đang có, từ ngôi nhà thờ cho tới mả mồ của cha mẹ, ông bà, chỉ tôn tạo, sửa sang cho tươm tất, sạch đẹp. Thế nhưng sau này, do ngôi nhà xuống cấp quá nặng, các con cháu ông buộc phải xây dựng lại để làm ngôi từ đường thờ phụng tổ tiên, gia tộc lâu dài.

    Theo sở nguyện của ông, mồ mả của ông bà được giữ nguyên trạng, chỉ hàng năm quét vôi lại cho khang trang. Theo chân người quản gia, tôi đi ra cánh đồng màu mỡ nhất Đồng Tháp Mười, đến viếng khu mộ của tổ tiên, ông bà Dương Văn Minh. Các ngôi mộ đă được làm cách đây trên dưới nửa thế kỷ, đơn giản như bao ngôi mộ của những người nông dân b́nh thường trong vùng. Tất cả các nấm mộ đều xây theo kiểu để trống phần mặt trên làm nơi trồng hoa, mô típ này thường thấy ở các nghĩa trang bên châu Âu. Tuy nhiên, có thể do thiếu người chăm sóc mà trên các nấm mộ không có hoa mà mọc đầy cỏ dại.

    C̣n lại một vùng đất

    Anh Khưu Văn Đáng mở cửa tủ thờ lấy ra cuộn giấy tṛn có kích thước 1 x 2m bày ra trên bộ ván ngựa dày 15cm. Đó là sơ đồ gia phả họ Dương mà các con cháu đă dày công sưu tập, vẽ nên. Cụ tổ Dương Văn Bảo sinh ra 8 người con. Người con trai thứ 8 của cụ là Dương Văn Long sinh đến 10 người con. Người con trai thứ 2 (tức thứ 3 theo cách gọi ở Nam Bộ) của cụ Long là Dương Văn Lâm cũng có 8 người con.

    Một người con đời thứ ba này của tộc họ Dương đă phát triển thành một nhánh khác, sau này sinh ra anh hùng Dương Văn Hữu như đă kể ở bài trước. Người con thứ tư của cụ Lâm là Dương Văn Cường cũng có đến 6 người con, trong đó người con thứ tư Dương Văn Hiển chính là ông nội của Dương Văn Minh sau này.

    Theo anh Đáng, “nhánh” của ông Dương Văn Hiển hầu hết đều học cao, nhiều người làm quan, trở nên khá giả, hiện hầu hết định cư ở TP.HCM và ở nước ngoài. Các “nhánh” họ Dương c̣n lại hầu hết tập trung ở xă Mỹ Phú và các xă chung quanh thuộc huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) và huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang). Phần lớn họ đều gắn bó với đồng ruộng vùng Đồng Tháp Mười, họ đều có cuộc sống khấm khá ở vùng nông thôn, ít người nghèo khó, một số học cao, trở thành lănh đạo các cấp ở địa phương.

    Gặp một số hậu duệ của tộc họ Dương ở vùng Mỹ Phú, tôi hơi ngạc nhiên khi họ không những rất thú vị về bề dày truyền thống của ḍng họ ḿnh, mà ai cũng muốn xây dựng, giữ ǵn “cánh đồng vàng” xă Mỹ Phú măi măi là cánh đồng màu mỡ, nơi nhân giống cung cấp cho cả vùng.

    Không chỉ những con cháu họ Dương bám đất bám ruộng ở lại quê hương, mà ngay cả những người đă thành đạt, giàu có ở TP. HCM cũng muốn ǵn giữ ruộng đất của tổ tiên, dù ai có mua giá cao họ cũng không bán. Khi c̣n sống, ông Dương Văn Hữu đă từ chối khi có người hỏi mua gần 1 hecta ruộng của ông với giá 1 tỉ đồng, trong khi giá đất ruộng ở vị trí thuận lợi hơn lúc đó chỉ khoảng 400 – 500 triệu đồng/ha.

    Ông Hai Hữu qua đời, các con ông cũng tiếp tục nhân giống lúa, làm giàu trên mảnh ruộng màu mỡ ấy như cha ông họ đă làm suốt hàng trăm năm qua. Một hậu duệ đời thứ 9 của ḍng họ Dương xă Mỹ Phú tên là Dương Thị Bạch Tuyết hiện là chủ một nhà hàng lớn ở TP. HCM cho biết, chị em bà hầu hết đang lập nghiệp ở TP. HCM, nhưng ruộng đất cha mẹ để lại ở Mỹ Phú th́ vẫn giữ nguyên, nhờ người chăm sóc và canh tác. Cách đây 2 năm, một doanh nghiệp đă gặp bà xin mua ruộng với giá khoảng 1 tỉ đồng/ha, nhưng chị em bà kiên quyết không bán.

    Bà Tuyết tâm sự: “Mảnh đất đó đă đổ bao mồ hôi công sức của cha ông qua nhiều thế hệ, để biến nó thành cánh đồng màu mỡ nhất vùng, đó là tài sản vô giá, như là báu vật. V́ vậy con cháu nếu không thật sự cần thiết th́ không nên bán. Với lại, chị em tôi sinh ra trên mảnh đất đó, lớn lên đi làm ăn xa, nhưng t́nh yêu quê hương th́ vẫn không nguôi. Có thể sau này khi đă lớn tuổi, không c̣n bon chen với đời, tôi sẽ trở về sống lại với quê hương, với tổ tiên”.

    Nguyện vọng giữ nguyên “cánh đồng vàng” mà các đời họ Dương đă đổ nhiều công sức để khai phá, làm cho nó ngày càng xứng đáng là cánh đồng nhân lúa giống của cả tỉnh Long An, là t́nh cảm chung của hầu hết các hộ nông dân sống trên cánh đồng, dù bây giờ họ c̣n mang họ Dương hay một họ nào khác.

    Nguyện vọng, t́nh cảm đó đă từng bị đe dọa cách đây vài năm trước xu thế đô thị hóa vùng nông thôn ĐBSCL. Cánh đồng xă Mỹ Phú chỉ cách thành phố Tân An chưa tới 10 cây số, v́ vậy mà cánh tay “đô thị hóa” có thể vươn tới vùng đất màu mỡ này. Nguy cơ đó càng lớn hơn khi bỗng dưng có dư luận râm ran về một vùng đất có “long mạch” ḱ bí nào đó nằm trên cánh đồng xă Mỹ Phú. Người ta bắt đầu đi lùng mua từng thửa đất ở đây không phải để đầu tư cho nó thêm rạng danh là “cánh đồng vàng” nhân giống cho cả tỉnh, mà là để làm “công viên nghĩa trang” mang tên Vĩnh Hằng. Cánh đồng nổi tiếng nhất tỉnh Long An có nguy cơ không c̣n những ruộng lúa oằn bông. Người nông dân ở đây đă xôn xao, để rồi kiên quyết bảo vệ “cánh đồng huyền diệu” này.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Tướng Dương Văn Minh và long mạch huyền bí ở Đồng Tháp Mười


    (Phunutoday) - Ngay từ cái thời vùng Đồng Tháp Mười c̣n là “cánh đồng hoang”, chưa được khai phá, ở nơi đây đă có một cánh đồng nhỏ rộng vài trăm hecta đất đai màu mỡ, về sau trở thành cánh đồng màu mỡ nhất tỉnh Long An, một trong những cánh đồng có năng suất lúa cao nhất miền Tây Nam Bộ. Chính nơi đây đă sản sinh ra hàng trăm giống lúa mới cung cấp khắp các tỉnh đồng bằng.
    Facebook Twitter 0 b́nh chọn Viết b́nh luận Lưu bài này

    Trên cánh đồng này, phần nhiều cư dân đều mang họ Dương, xuất phát từ cụ tổ họ Dương từ miền Trung vào khai khẩn đất hoang cánh đây vài trăm năm. Đến khoảng đời thứ 6 – thứ 7, nhiều người trong tộc họ Dương bỗng trở nên nổi trội, thành danh trong cuộc sống, mà rơ nhất là Đại tướng, sau trở thành Tổng thống chính quyền Sài G̣n – ông Dương Văn Minh. Cách đây vài năm, cánh đồng “long mạch” này được một doanh nghiệp nước ngoài săn lùng để làm dự án “công viên nghĩa trang”.

    Nhờ bàn tay, khối óc của con người, mà từ một cánh đồng hoang, ngày nay Đồng Tháp Mười đă trở thành vựa lúa lớn của cả nước, đất đai đă được thuần hóa, trồng lúa 2 – 3 vụ/năm, cho năng suất cao. Trong đó, có một cánh đồng được khai phá vào loại sớm nhất, cũng là cánh đồng màu mỡ nhất, cho năng suất lúa có lúc hơn 10 tấn/ha/vụ. Đây cũng là cánh đồng sản xuất lúa giống của tỉnh Long An, hàng trăm giống lúa mới từ đây đă đi khắp Long An và các tỉnh đồng bằng. Cũng trên cánh đồng này, một nông dân tay lấm chân bùn trở thành Anh hùng lao động. Và chính trên cánh đồng này cậu bé Dương Văn Minh đă từng tung tăng vui đùa, trước khi đi học “trường Tây” và trở thành một trong những nhân vật được nhắc tới nhiều nhất ở miền Nam trong nửa cuối thế thể 20.

    Cửa ngơ vào Đồng Tháp Mười

    Ngày nay giao thông đường bộ ở ĐBSCL đă phát triển, chúng ta có nhiều cách để vào Đồng Tháp Mười. Từ Củ Chi (TP. HCM) cũng có thể theo tuyến đường Hồ Chí Minh mới mở đi xuyên ngang Đồng Tháp Mười. Từ thành phố Mỹ Tho hoặc thị trấn Cai Lậy (Tiền Giang), hay từ Cao Lănh (Đồng Tháp) đều có lối đi thuận tiện để vào trung tâm Đồng Tháp Mười.

    Thế nhưng, có một tuyến đường gắn với công cuộc khai phá Đồng Tháp Mười, tuyến đường đầu tiên vượt lên trên đỉnh lũ vào năm cao nhất, có vai tṛ như là “phao cứu sinh” cho vùng đất này vào mùa lũ, ngày nay tiếp tục là tuyến đường chiến lược của vùng Đồng Tháp Mười, đó là quốc lộ 62. Tuyến đường dài 75 cây số này bắt đầu từ quốc lộ 1A tại thành phố Tân An, chạy xuyên qua những cánh rừng tràm, những đồng lúa bát ngát, băng qua hết Đồng Tháp Mười, rồi kết thúc tại cửa khẩu B́nh Hiệp giáp ranh với tỉnh SvâyRiêng – Vương quốc Campuchia.

    Đồng Tháp Mười là một vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gần 700 ngàn hecta, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó tỉnh Long An chiếm non phân nửa. Suốt hàng ngàn năm, vùng đất này chịu cảnh hoang hóa, đất đai bị ngập nước mỗi năm 3 – 4 tháng. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đồng Tháp Mười là một trong những chiến khu quan trọng nhất, từng được ví như “Việt Bắc miền Nam”.

    Thời Pháp, rồi thời Mỹ, đă có nhiều nỗ lực khai phá Đồng Tháp Mười nhưng đều thất bại. Các nhà khoa học trên thế giới từng tính rằng, phải đầu tư vào mỗi hecta ruộng ở Đồng Tháp Mười 1 triệu USD mới có thể cải tạo nó trồng lúa được. Bắt đầu từ thập niên 1980, chỉ với lao động thủ công là chính cùng với kinh nghiệm thực tiễn, hàng triệu người dân ba tỉnh nói trên đă đẩy mạnh khai hoang vùng Đồng Tháp Mười.

    Hàng trăm ngàn cây số kênh mương đă được đào để thoát nước, xả phèn. Vất vả, kể cả thất bại suốt 20 – 30 năm, người dân nơi đây đă biến Đồng Tháp Mười thành vựa lúa cả nước, góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thành cường quốc xuất khẩu.

    Rời thành phố Tân An, xuôi theo quốc lộ 62 khoảng 10 cây số, chúng ta đến ngă tư Mỹ Phú (thuộc xă Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Đây có thể coi là cửa ngơ của Đồng Tháp Mười. Một cánh đồng bao la hiện ra trước mặt, đồng lúa bất tận xen lẫn với những vạt rừng tràm xanh ngát. Phía bên tay phải ngă tư Mỹ Phú là cánh đồng rộng mấy trăm hecta nằm cặp sông Vàm Cỏ Tây, đất đai ít màu mỡ, đă được cấp phép cho một dự án sân golf mấy năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Phía bên trái ngă tư là cánh đồng thuộc ấp xă Mỹ Phú, nơi có thể xem là “cánh đồng huyền diệu” của vùng Đồng Tháp Mười.

    Cho đến thập niên 1970, tuyến quốc lộ 62 ngày nay chỉ đi qua khỏi ngă tư Mỹ Phú một đoạn rồi kết thúc. Đây cũng là cánh đồng hiếm hoi thuộc vùng Đồng Tháp Mười được khai phá rất sớm, chỉ qua khỏi cánh đồng này một chút là tới “cánh đồng hoang”, không có người sinh sống. Dù cách thành phố Tân An chỉ khoảng 10 cây số, nhưng ngày trước, mỗi năm xă Mỹ Phú phải chịu ngập sâu 2 – 3 tháng. Đó là giai đoạn nông dân nơi đây khai thác nguồn lợi thủy sản phong phú vào mùa lũ để bán cho người dân thành phố Tân An.

    Cũng chính nhờ hàng năm có mấy tháng đồng ruộng bị ngập, nước lũ mang phù sa về bồi đắp, khi lũ rút, bàn tay con người tiếp tục cải tạo, bồi bổ cho đất. Cứ thế, sau hàng trăm năm, cánh đồng xă Mỹ Phú trở thành vùng đất màu mỡ nhất tỉnh Long An và cả vùng Đồng Tháp Mười. Ngày nay quốc lộ 62 sau khi qua Mỹ Phú tiếp tục chạy thẳng vào trung tâm Đồng Tháp Mười bạt ngàn đồng lúa, rừng tràm. Nhưng những người phương xa khi về thăm Đồng Tháp Mười, họ thường ghé cánh đồng Mỹ Phú để h́nh dung công cuộc khai phá vùng đất huyền thoại này.

    Cánh đồng màu mỡ nhất

    Cánh đồng xă Mỹ Phú từ lâu đă trở nên thân quen với các trường Đại học, Cao đẳng Nông nghiệp. Đây cũng là địa chỉ hay lui tới của các Viện nghiên cứu về nghề trồng lúa. Đó cũng là điểm dừng chân của các đoàn du lịch sinh thái về vùng Đồng Tháp Mười. Mỗi khi cần thử nghiệm một giống lúa mới, các nhà khoa học thường t́m về cánh đồng xă Mỹ Phú. Cần nhân giống đại trà một giống lúa vừa lai tạo thành công, những kỹ sư nông nghiệp cũng khăn gói về ăn ngủ, cấy lúa trên mảnh đất màu mỡ này.

    Hầu hết các kỹ sư nông nghiệp chuyên về trồng lúa ở các trường đại học phía Nam, chân cẳng đều ít nhiều lấm đất ruộng ở Mỹ Phú. Giáo sư – Tiến sĩ Vơ Ṭng Xuân đă không biết bao nhiêu lần đặt chân đến cánh đồng xă Mỹ Phú. Nhiều vị lănh đạo ở Bộ NN&PTNT, các trường đại học, các viện nghiên cứu trên cả nước đă từng đến học tập, nghiên cứu trên cánh đồng này khi c̣n là sinh viên.

    Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Long An, đă có khoảng 500 giống lúa mới được nhân giống thành công ở cánh đồng Mỹ Phú, cho ra hàng chục ngàn tấn lúa giống chất lượng cao cung cấp cho cả Đồng Tháp Mười và các tỉnh ĐBSCL.

    Mọi chuyện bắt đầu vào đầu thập niên 1980, trước t́nh h́nh sâu rầy thường xuyên phá hoại mùa màng các tỉnh ĐBSCL, các nhà khoa học ở Viện lúa ĐBSCL đă nghiên cứu lai tạo được giống lúa kháng rầy. Các nông dân ở Mỹ Phú đă xin được ít hạt giống “quư như vàng”. Chỉ sau 3 – 4 vụ lúa, người nông dân nơi đây đă nhân lên thành 50 – 60 tấn lúa giống cung cấp cho cả tỉnh Long An, giúp hàng ngàn nông dân khác tránh được nạn sâu rầy phá lúa, góp phần làm nên những vụ mùa bội thu sau đó.

    Vụ đông xuân 2000 – 2001, nông dân Dương Văn Hữu (Hai Hữu) ở xă Mỹ Phú đă làm kinh ngạc mọi người khi thu hoạch lúa đạt năng suất hơn 10 tấn/hecta. Thời ấy, các kiện tướng trồng lúa ở Đồng Tháp Mười thi nhau nâng dần năng suất lúa, từ 5 – 6 tấn/hecta/vụ lên 7, rồi 8 tấn. V́ vậy mà khi ông Dương Văn Hữu thu hoạch đúng 10 tấn lúa trên thửa ruộng chưa tới 1 hecta của ḿnh, các “kiện tướng trồng lúa” ở miền Tây Nam Bộ phải chào thua.

    Thực ra ông Hai Hữu cũng có có “bửu bối” hay giống lúa đặc biệt nào, ông làm nên kỳ tích là nhờ vào “cánh đồng huyền diệu’ Mỹ Phú. Ông Hữu kể, nhờ mùa lũ năm 2000 nước dâng cao kỷ lục, cao nhất trong mấy chục năm qua, nước ngập đồng ruộng kéo dài gần 3 tháng, v́ vậy mà lượng phù sa bồi đắp lên đồng ruộng rất nhiều. Sau khi lũ rút, ông thấy phù sa bám trên mặt ruộng một lớp dày cả nửa lóng tay.


    Đường về xă Mỹ Phú.

    Cũng nhờ nước lũ ngập cao và ngập lâu, các loại thiên địch hại lúa như sâu rầy, chuột, ốc cũng bị cuốn trôi đi hết. Lượng phèn tiềm ẩn dưới mặt ruộng cũng được nước lũ cuốn trôi đi phần lớn... Với tất cả những lợi ích do mùa lớn mang lại, cộng với đất đă sẵn màu mỡ, cùng tay nghề chăm sóc của kiện tướng trồng lúa Hai Hữu, đám ruộng của ông cứ xanh mượt, rồi trỗ bông nặng oằn, ông Hai Hữu phải căng dây cho lúa đừng ngă.

    Kết quả, ông được ghi nhận là người nông dân miền Tây Nam Bộ đầu tiên trồng lúa đại trà đạt năng suất trến 10 tấn/hecta/vụ. Những năm sau này Đồng Tháp Mười không có lũ lớn, thậm chí gần như không có lũ trong vài năm trở lại đây, nhưng nhiều nông dân ở đây vẫn duy tŕ được những vụ lúa có năng suất trên dưới 10 tấn/hecta/vụ.

    Nông dân Dương Văn Năm cho biết, do phù sa tích tụ hàng ngàn năm, cộng với lớp thực b́ khá dày bên dưới mặt đất, nên chỉ cần chịu khó cày sâu, cuốc bẫm, chăm sóc đúng qui tŕnh kỹ thuật, năng suất lúa vẫn luôn đạt rất cao, mặc dù ông không cần phải bón nhiều phân hóa học. Không chỉ trồng lúa đạt năng suất rất cao, vào mùa khô nhiều hộ nông dân trồng xen canh dưa hấu, rau màu và luôn cho những vụ mùa bội thu. Dưa hấu trồng ở đây có thể đạt năng suất gần 30 tấn/hecta, cao hơn mức b́nh thường ở những nơi khác là 20 – 25 tấn/hecta. Đất đai màu mỡ, người nông dân có truyền thống lao động cần cù từ hàng trăm năm qua, là các yếu tố quan trọng giúp cho cộng đồng dân cư nơi đây có cuộc sống khá giả, nhiều người thành đạt trong cuộc sống và thành danh. Trong số đó phải kể đến là Anh hùng lao động Dương Văn Hữu.

    Đất lành sinh ra anh hùng

    Nếu sinh ra ở một nơi nào đó khác torng vùng Đồng Tháp Mười, có lẽ người nông dân ṇi Dương Văn Hữu (SN 1923) cũng cả đời chật vật cuộc mưu sinh trên đồng ruộng. Nhờ sinh ra trên cánh đồng Mỹ Phú màu mỡ, cộng với gia đ́nh không biết bao nhiêu đời làm nghề nông, tích lũy nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước, đă giúp cho người nông dân lam lũ trở thành Anh hùng.

    Ông Hai Hữu kể, những năm sau ngày giải phóng sâu rầy phá hoại lúa rất dữ, trong khi nguồn thuốc xịt rầy lại rất khan hiếm. Để bảo vệ mùa màng, bà con nông dân phải “chế” ra nhiều cách để chống sâu rầy, như dùng nhớt “chết” đổ xuống nước rồi rung cây lúa cho sâu rầy rơi xuống dính vào nhớt; dùng hột trái b́nh bát đâm nhuyễn ḥa nước phun lên thân lúa... Sau trận lụt lịch sử năm 1978, cây lúa miền Tây quằn quại bởi dịch rầy nâu, đẩy nông dân lâm vào cảnh đói khổ.

    Trước t́nh h́nh đó, khi nghe Trường Đại học Cần Thơ triển khai việc nhân giống lúa kháng rầy, ông đă đăng kư thử nghiệm nhân giống trên phần đất của ḿnh. Một ḿnh ông chưa đủ diện tích cần thiết, ông Hai Hữu vận động người thân, bà con lối xóm đưa ruộng làm nhân giống thử nghiệm. Vụ đông xuân năm 1978 đă chính thức xác nhận sự ra đời của tổ nhân giống lúa "Hai Hữu" với 8 hecta ruộng. Đến cuối vụ, họ thu hoạch được 40 tấn lúa giống kháng rầy "quư như vàng".

    Thành công bước đầu càng kích thích người nông dân ham học hỏi này t́m đến với những điều hay, mới lạ trong nghề trồng lúa nước. Hễ nghe ở đâu có giống lúa mới, kháng rầy tốt, chịu được phèn, là ông t́m tới hỏi thăm, xin ít hạt giống. Năm 1982, ông đến Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp Ô Môn xem thí nghiệm 76 giống lúa chịu phèn, kháng rầy. Ngay từ khi đến đây, ông đặc biệt chú ư đến bụi lúa lá đứng thẳng trong đám lúa trồng thí điểm.

    Có lần ông đă nghe GS. Vơ Ṭng Xuân giảng rằng lúa lá thẳng thường là giống tốt, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Ông Hai Hữu xin kỹ sư canh nông Bùi Bá Bổng (nay là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT) bứng bụi lúa này về nuôi dưỡng trên đất Láng C̣ – Mỹ Phú quê ông. Sau mấy tháng chăm sóc, bụi lúa ấy đă cho ông 230 hạt. Ông lựa những hạt tốt nhất, đem nhân giống tăng dần rồi phổ biến cho bà con xung quanh làm thử. Ai cũng mừng khi đây là loại giống có sức sống mănh liệt, chịu hạn, chịu phèn, kháng rầy bền bỉ.

    Vụ đông xuân 1983-1984, ông Hai Hữu cùng với bà con nông dân xứ Láng C̣ bắt tay trồng đại trà và thu hoạch đến 6 tấn/hecta – vô địch về năng suất ở thời điểm đó. Loại giống này trở thành giống lúa chủ lực trên địa bàn huyện Thủ Thừa và Châu Thành (Long An), được đặt tên là IR4625 – nông dân quen gọi là nếp Láng C̣… Từ đó cho tới ngày ông mất (năm 2010), tổ nhân giống lúa Hai Hữu với tổng diện tích khoảng 100 hecta đă nhân thành công khoảng 500 giống lúa. Trong đó, có những giống đă đi vào lịch sử lúa giống Long An và miền Tây Nam Bộ, như giống IR13240-108-2-2-3 và IR6425-469-4-2. Các giống lúa với nhiều tính năng nổi trội ấy c̣n được nông dân cả tỉnh Long An sử dụng cho đến tận ngày nay. Năm 2002, Chủ tịch nước đă phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho ông Hai Hữu.

    Hiện con cháu ông Hai Hữu c̣n lưu giữ quyển nhật kư ông ghi lại chi tiết quá tŕnh nhân giống lúa của ḿnh và những lời tâm t́nh của khách trong và ngoài nước khi đến thăm, học tập kinh nghiệm nhân giống lúa của ông. Ông đă kể rất chân thật quá tŕnh ḿnh đến với nghề nhân giống lúa thế nào. Ông luôn nhận ḿnh là người học tṛ của “thầy Vơ Ṭng Xuân”.

    Trong nhà ông Hai Hữu, tấm ảnh chụp chung ông với GS.TS Vơ Ṭng Xuân được treo ở nơi trang trọng. Trong quyển nhật kư của ông Hai Hữu c̣n lưu hàng trăm chữ kư và những ḍng ngợi khen đức tính chịu khó học tập của một lăo nông Đồng Tháp Mười chân đất đă mày ṃ, nghiên cứu để tạo nên những hạt giống lúa quư để lại cho đời.

    Chúng tôi đọc thấy các đơn vị như các Viện, Trường Đại học Nông nghiệp, Sở, Trạm Khuyến nông các tỉnh khu vực ĐBSCL, Công ty Giống Cây trồng các tỉnh... Nhiều nông dân sản xuất giỏi ở tận B́nh Phước, Cà Mau, Sóc Trăng khi đến đây học tập và xin giống của ông Hai Hữu về trồng, cũng ghi lại những ḍng cảm phục.

    Nhiều nhà khoa học, nhà báo, nghệ sĩ nổi tiếng… cũng không tiếc lời ca ngợi ông. Một nhà báo viết: "Bác là niềm tự hào cho nông dân Việt Nam chúng ta và con sẽ cố gắng làm việc để đạt được một phần như Bác".


    Khu mộ gia tộc họ Dương trên “cánh đồng huyền diệu” Mỹ Phú.

    Nhiều nhà khoa học, nông dân đến đây và ghi lại cảm nhận của ḿnh bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như Campuchia, Pháp, Phi-lip-pin, Châu Phi… Ông Hai Hữu mất năm 2010, thọ 88 tuổi, ngôi mộ ông được chôn trên chính cánh đồng màu mỡ nơi ông đă cùng bà con Láng C̣ – Mỹ Phú nhân ra hàng trăm tấn lúa giống và nơi ông trở thành Anh hùng. Ông Hai Hữu là người đă viết tiếp những kỳ tích của tộc họ Dương trong thời đại mới.

    Nơi phát tích tộc họ Dương

    Nằm giữa cánh đồng Láng C̣ – Mỹ Phú có một khu mộ cổ, tuy không thật đồ sộ, nhưng được chôn trên nền đất cao ráo nhằm chống bị ngập nước vào mùa lũ ở Đồng Tháp Mười. Tất cả những ngôi mộ có lưu danh tánh người nằm dưới mộ đều mang họ Dương. Ngôi mộ có ghi danh tánh có niên đại xưa nhất là mộ cụ ông Dương Văn Hiển, sinh năm 1865, mất năm 1917. Nằm hai bên là mộ bà Dương Văn Hiển – nhũ danh Trần Thị Trong (không ghi năm sinh, năm mất) và bà Dương Văn Hiển – nhũ danh Nguyễn Thị Vốn (1881 – 1941).

    Theo cách chôn và cách ghi tên trên mộ chúng ta hiểu rằng ông Dương Văn Hiển có 2 vợ, cùng sống hạnh phúc và khi mất cùng nằm bên nhau. Điều đó phần nào nói lên tộc họ Dương từ cuối thế kỷ 19 đă khấm khá. Nằm kề bên chùm mộ của vợ chồng ông Dương Văn Hiển là 2 ngôi mộ khác nằm cạnh bên nhau.

    Trên mộ bia ghi Dương Văn Huề (tức Dương Văn Mau 1891 – 1944) và Nguyễn Thị Kỷ (1895 – 1992). Họ chính là đôi vợ chồng đă sinh ra một nhân vật lịch sử từng làm sôi động chính trường Sài G̣n thập niên 1960 và cũng chính là người làm chiếc cầu nối quan trọng trong cuộc chuyển giao lịch sử giữa chính quyền tay sai Sài G̣n và chính quyền cách mạng vào năm 1975.

    Ông cũng là người được lịch sử nhắc đến nhiều khi đă có quyết định “lịch sử” giúp cho việc giải phóng Sài G̣n diễn ra thuận lợi, không đổ nhiều máu, giữ cho Sài G̣n được vẹn nguyên. Người đó chính là Đại tướng Dương Văn Minh, cũng là người trở thành “nguyên thủ quốc gia” ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới, khi chỉ làm Tổng thống của chính quyền Sài G̣n được chưa tới 48 tiếng đồng hồ.

    Tính cho tới đời Dương Văn Minh, tộc họ Dương đă định cư trên đất Đồng Tháp Mười được hơn 100 năm, trải qua 6 thế hệ. Chuyện kể rằng, trong đoàn lưu dân từ miền Trung vào khai khẩn đất hoang ở miền Tây Nam Bộ vào cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19, có một nhóm người dừng chân bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, nơi bắt đầu vùng đất hoang huyền thoại Đồng Tháp Mười. Ngày ấy nơi đây c̣n là rừng rậm, nhiều thú dữ, “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềng như bánh canh”.

    Trong đoàn lưu dân có đôi vợ chồng trẻ Dương Văn Bảo – Lê Thị Quư. Họ chọn một giồng đất cao ráo so với chung quanh để dựng cḥi định cư, khai khẩn đất hoang, làm ruộng. Vùng đất ngoài ŕa Đồng Tháp Mười này vào cuối mùa mưa nước từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây đổ về ngập trắng đồng, càng lúc càng dâng cao, d́m hết ruộng vườn, cây trái, nhà cửa.

    Anh hùng Lao động Dương Văn Hữu và GSTS Vơ Ṭng Xuân.

    Nhưng nước lũ cũng mang về nguồn lợi thủy sản phong phú, gồm các loại cá, rắn, rùa, bông điên điển, người vùng lũ chỉ cần ngồi trên sàn nhà tḥng chân xuống nước lũ cũng có thể t́m được cái ăn qua mùa lũ. Mùa lũ đi qua, cùng lúc với việc chuẩn bị xuống giống cho vụ lúa duy nhất trong năm, người dân Đồng Tháp Mười c̣n đi ‘thu hoạch” lúa “trời” – một loại lúa tự nhiên trên những cánh đồng hoang, không ai gieo trồng, tự mọc và lớn lên theo con nước lũ, thân dài đến 4 – 5 mét, đến khi lũ rút lúa cũng vừa chín tới, người nông dân chèo xuồng đi cắt từng bông lúa.

    Cứ thế, vợ chồng ông Dương Văn Bảo vừa khai khẩn đất hoang vừa khai thác các sản vật vùng Đồng Tháp Mười, cùng cộng đồng lưu dân xây dựng xóm ấp, h́nh thành nên làng Mỹ Phú cho tới ngày nay. Phải mất tới 4 đời, gia tộc họ Dương và những lưu dân từ miền Trung mới thuần hóa cánh đồng hoang xă Mỹ Phú thành cánh đồng màu mỡ, giúp con người trở nên khá giả. Từ đời ông Dương Văn Bảo, qua các đời Dương Văn Long, Dương Văn Lâm, Dương Văn Cường, gia tộc họ Dương đă đổ nhiều mồ hôi, công sức xuống vùng đất Mỹ Phú, cùng lúc cuộc sống của họ cũng khấm khá dần lên. Đến đời ông Dương Văn Hiển, tức đời thứ năm từ khi ông Dương Văn Bảo vào khai khẩn vùng đất Mỹ Phú, gia tộc họ Dương đă bắt đầu giàu có, ruộng vườn “c̣ bay thẳng cánh”.

    Nhờ đó mà các con của ông Hiển được học hành đàng hoàng, dù lúc đó ở vùng Tân An c̣n chưa có trường học. Một người con của ông Hiển rất chí thú học tập, đỗ đạt cao, được bổ nhiệm làm quan triều đ́nh, được cử đi trấn nhậm ở Sài G̣n – Gia Định và vùng Mỹ Tho – Vĩnh Long, có tên là Dương Văn Huề. Sau này khi ra làm quan ông c̣n có thêm tên là Dương Văn Mau. Trong thời gian ông Mau đi làm quan ở vùng Sài G̣n – Gia Định, vợ ông đă từ Mỹ Phú – Tân An đến thăm và hạ sinh ra người con trai đặt tên là Dương Văn Minh. V́ vậy mà sau này có người tưởng nhầm rằng Dương Văn Minh quê gốc Sài G̣n – Gia Định. Thực ra đó chỉ là nơi ông t́nh cờ sinh ra, c̣n quê hương ông là vùng Mỹ Phú ở Đồng Tháp Mười.

    Ngày bà Nguyễn Thị Kỷ vợ ông Dương Văn Mau hạ sinh đứa con trai đặt tên Dương Văn Minh có h́nh vóc to lớn hơn người, dù có kỳ vọng con ḿnh sẽ “nên danh nên phận” sau này, nhưng chắc hẳn vợ chồng ông Mau không thể ngờ rằng cậu bé ấy sau này trở thành Tổng thống, là người có vị trí khá đặc biệt trong một giai đoạn bi tráng của dân tộc, đất nước.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Đánh giá về nội các Dương Văn Minh


    Có một vấn đề nữa mà tôi muốn làm rơ là đánh giá về ông Dương Văn Minh và nhóm của ông, với vai tṛ trong việc thực hiện chính sách ḥa hợp dân tộc.


    Bà Nguyễn Thị B́nh tại lễ kư kết Hiệp định Paris về Việt Nam 27.1.1973, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber (Paris) - Ảnh: Tác giả cung cấp

    Tại sao ông Dương Văn Minh và nhóm của ông, thay v́ đứng trên lập trường lực lượng thứ ba lại đứng ra thay thế chính quyền Thiệu, thành lập nội các Dương Văn Minh ngay ngày quân ta triển khai Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài G̣n?

    Nhớ lại ngày 8.10.1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đă ra tuyên bố về t́nh h́nh miền Nam Việt Nam “đ̣i Mỹ chấm dứt dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, đ̣i lật đổ Nguyễn Văn Thiệu, lập ra ở Sài G̣n một chính quyền tán thành ḥa b́nh, ḥa hợp dân tộc, thi hành Hiệp định Paris”. Theo nhiều tài liệu mà chúng tôi có được, sự việc đă diễn ra như sau:

    Đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ của chính quyền Sài G̣n, sự bế tắc trong việc thực thi Hiệp định Paris, nhóm tham mưu của Dương Văn Minh đề xuất phải đứng ra lật đổ Thiệu, thành lập nội các ḥa b́nh, thương lượng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời để chấm dứt chiến tranh. Lập luận của họ là cho dù với những ai khác lên thay Thiệu để thành lập nội các ḥa b́nh, ta c̣n chấp nhận thương lượng, huống hồ họ là những người đă trực tiếp hoặc đă gián tiếp liên hệ với Chính phủ Cách mạng Lâm thời, đă từng tham gia đấu tranh chống Mỹ - Thiệu trong các phong trào đô thị th́ chẳng có lư do ǵ mà Chính phủ Cách mạng Lâm thời khước từ việc thương lượng.

    Quá tŕnh vận động để thực hiện chủ trương này cũng có những ư kiến khác biệt giữa những người trong nhóm, măi cho đến đầu tháng 4.1975, họ mới công khai công bố quyết định ra thay Thiệu cho dù phải “cầm cờ trắng” đầu hàng để chấm dứt chiến tranh.

    Về vai tṛ của ông Dương Văn Minh, một văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng đă đánh giá: “Mặc dù ông Dương Văn Minh chưa đáp ứng được yêu cầu của ta, nhưng tuyên bố của ông và nhật lệnh của ông Nguyễn Hữu Hạnh cũng đă có tác dụng nhất định, làm giảm ư chí đề kháng của đại bộ phận quân đội Sài G̣n vào giờ chót của chiến tranh, tạo điều kiện cho quân ta tiến nhanh giải phóng Sài G̣n...”.




    Hành động của ông Dương Văn Minh là thức thời và thể hiện ông là người có ḷng yêu nước


    Tôi nghĩ rằng đánh giá như thế là thỏa đáng, nhưng nếu nghiên cứu thêm lư lịch của ông Dương Văn Minh và nghe thêm một số câu chuyện về ông qua lời kể của những người tiến bộ xung quanh ông th́ hành động của ông Dương Văn Minh là thức thời và thể hiện ông là người có ḷng yêu nước. Ông Nguyễn Văn Diệp, nguyên Tổng trưởng Thương mại - Kinh tế trong chính quyền Sài G̣n - một cơ sở ṇng cốt của ta - người đă được ông Minh cử trong đoàn vào sân bay Tân Sơn Nhất lần đầu tiên để gặp phái đoàn quân sự của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, người đă bám theo cuộc tiếp xúc giữa nhà t́nh báo Vanuxem của Pháp đến gặp các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền - nguyên Chủ tịch Thượng viện Sài G̣n, Vũ Văn Mẫu vào sáng 30.4 để gạ gẫm ông Minh nên kêu gọi Trung Quốc can thiệp, đă kể lại với tư cách một nhân chứng sắp qua đời rằng: “Ông Minh đă khéo léo từ chối là tôi không c̣n thời giờ nữa”. Và khi Vanuxem đi rồi, ông Minh nói với các ông Huyền, Mẫu rằng: “Chúng ta đă làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ quá đủ rồi, không thể tiếp tục làm tay sai cho kẻ khác nữa”.

    Tôi cho rằng không nên tách ông Dương Văn Minh và nội các của ông ra khỏi nhóm Dương Văn Minh mà 80% là những người có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí là cơ sở của cách mạng trong thành phố Sài G̣n.

    Ông Vũ Văn Mẫu, người đă cạo trọc đầu để phản đối chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đàn áp Phật giáo khi ông làm Ngoại trưởng năm 1963, người đă trực tiếp gặp anh Phạm Văn Ba tại Paris, là đương kim Chủ tịch Phong trào Ḥa giải Ḥa hợp của Phật giáo Ấn Quang đă được ông Minh cử làm Thủ tướng.

    Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên Chuẩn tướng quân đội Việt Nam Cộng ḥa, một cơ sở ṇng cốt đắc lực của Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam, được ông Minh phong quyền Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài G̣n. Khi cuộc tổng tấn công vào Sài G̣n của quân ta đang thần tốc triển khai, luật sư Triệu Quốc Mạnh, một đảng viên Cộng sản nằm vùng được ông Minh giao chức Tổng chỉ huy Cảnh sát đô thành có nhiệm vụ phải nhanh chóng thả tù chính trị và làm tan ră lực lượng cảnh sát của chính quyền cũ...

    Năm 1976, khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và các tổ chức liên quan với cuộc chiến đấu ở miền Nam hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của ḿnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhà nước Xă hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, một số cán bộ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đă tham gia các cơ quan của nhà nước. Một thời gian sau, một số người của các lực lượng chính trị trước đây ở miền Nam cũng được mời tham gia Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, Mặt trận Tổ quốc Trung ương như ông Nguyễn Văn Huyền (ông đă từ chối v́ lư do sức khỏe), Nguyễn Hữu Có - nguyên Tổng trưởng Quốc pḥng chính quyền Sài G̣n...

    Tôi cùng với nhiều anh em từng hoạt động trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thường bàn với nhau về chính sách ḥa giải, ḥa hợp dân tộc. Sau hàng chục năm chiến tranh kéo dài, đặc biệt chính sách Việt Nam hóa chiến tranh vô cùng thâm độc của đế quốc Mỹ đă gieo rắc sự chia rẽ và oán thù giữa người Việt Nam với nhau, chúng ta phải thực hiện và thực hiện tốt chính sách ḥa hợp dân tộc. Đó cũng là đạo lư của người Việt Nam. Đối với Mỹ, kẻ thù đă gây cho nhân dân ta bao nhiêu đau thương tang tóc, ta đă có thể thực hiện chủ trương “gác lại quá khứ, nh́n về tương lai” th́ không có lư do ǵ mà người trong một nước không thể ḥa giải với nhau, thương yêu nhau, đoàn kết với nhau để cùng nhau xây dựng quê hương của ḿnh.

    Khi miền Nam sắp giải phóng, một số báo và đài xấu đưa ra luận điểm: quân cộng sản vào Sài G̣n, sẽ có “tắm máu”. Nhưng việc đó đă không hề xảy ra. Trên thực tế, như mọi người đều biết ở miền Nam ước tính 90% gia đ́nh có người ở cả hai phía, thậm chí nhiều gia đ́nh có chồng con đi lính cho chính quyền Sài G̣n vẫn là cơ sở của cách mạng, vẫn tham gia đấu tranh chính trị và c̣n bảo vệ cán bộ cách mạng.

    Nhà nước đă có nhiều chủ trương, chính sách thực hiện chính sách ḥa giải, ḥa hợp dân tộc. Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều người trong số hai triệu người ra đi đă lần lượt về quê hương, t́m cơ hội làm ăn để góp phần xây dựng đất nước, một số người đă về định cư hẳn trong nước.

    Trong bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn có những câu mà mỗi khi nhắc đến, tôi cứ thấy xót xa trong ḷng: “1.000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày”.

    Theo tôi, chúng ta cần phải làm nhiều hơn để hàn gắn vết thương chiến tranh. Không những thế, cần có sự đánh giá công khai và chính thức về sự đóng góp của mỗi người trong chiến thắng vĩ đại của dân tộc vừa qua, kể cả những người tham gia trong các lực lượng đối lập với chính quyền tay sai của Mỹ ở Sài G̣n, và xét việc khen thưởng đối với người có công.

    Đến đây tôi lại nhớ một câu chuyện cách đây không lâu. Ở quê tôi, tại tỉnh Quảng Nam, huyện Duy Xuyên, đă có một đám tang mà người chết là một sĩ quan trong chế độ cũ định cư ở Mỹ 20 năm qua. Theo nguyện vọng của ông, thi hài ông được đưa từ Mỹ về quê mai táng. Rất đông người đă đến dự đám tang, và người đọc điếu văn là con trai một liệt sĩ cách mạng, cháu một bà mẹ anh hùng. Câu chuyện đó có thể nói lên t́nh cảm sâu nặng của những người Việt xa quê hương, và nghĩa t́nh của họ hàng, người cùng xóm làng!

    Nguyễn Thị B́nh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 13-07-2012, 12:47 AM
  2. Sự Thật Về Hồ Chí Minh
    By TuDochoVietNam in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 0
    Last Post: 08-06-2012, 03:40 AM
  3. Câu hỏi về sự thật về Hồ Chí Minh
    By vodanh1990 in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 7
    Last Post: 21-04-2012, 02:09 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-07-2011, 01:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •