ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
Dạy con sáng Đạo: Bài 1 - Nhân sinh trăm nghề
B́nh luậnTrung Dung • 09:28, 01/02/20• 435 lượt xem
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Nhân sinh trăm nghề, học văn hàng đầu
Nho sĩ là quư, thơ sách là báu
Thánh hiền cổ xưa, đổi con để dạy
Đức hạnh thuần ḥa, làm thầy, làm bạn.
Nguyên văn chữ Hán:
人生百藝,文學爲先
儒士是珍,詩書是寶
古者聖賢,易子而教
德行純和,擇爲師友
Âm Hán Việt:
Nhân sinh bách nghệ, văn học vi tiên
Nho sĩ thị trân, thi thư thị bảo
Cổ giả thánh hiền, dịch tử nhi giáo (1)
Đức hạnh thuần ḥa, trạch vi sư hữu
Diễn giải:
Xă hội tồn tại các ngành nghề, phục vụ cho đủ mọi nhu cầu của đời sống. Nghề văn học được coi trọng hàng đầu. Học văn nghĩa là học về văn hóa, văn hiến, văn minh. Người xưa nói "văn dĩ tải Đạo", ư rằng, văn là để chuyển tải Đạo, học văn chính là học để hiểu về Đạo, để biết luân lư, đạo đức cần có để làm người.
Nho sĩ là những trí thức thời xưa, là người theo Nho học. Nho giáo là học thuyết luân lư từ thời thượng cổ, được coi là giáo dục chính thống. Nho sĩ thời xưa không ngừng trau dồi tri thức, đạo đức, gây dựng cái nền tảng hiếu nghĩa trung tín, cốt cho xă hội được yên trị mà thái b́nh, cho nên họ là những người đáng quư.
Sách vở xưa là nơi lưu giữ trí tuệ Thánh hiền, truyền tải Đạo đức làm người, ghi chép lịch sử, truyền thụ tri thức cho nên được coi trọng như báu vật, chỉ dẫn đạo để làm người.
Các bậc Thánh hiền đổi con cho nhau để dạy, một phần v́ phong thái đạo đức người xưa rất cao, coi con người cũng như con ḿnh. Đổi con cho nhau để có thể nghiêm khắc dạy bảo chứ không v́ t́nh thân mà nuông chiều, khó uốn nắn, nói “dao sắc không gọt được chuôi" cũng có hàm ư như thế.
(1): "Đổi con để dạy" (dịch tử nhi giáo) có xuất xứ từ điển tích trong sách "Mạnh Tử"
Công Tôn Sửu nói: "Người quân tử không tự ḿnh giáo dục con, tại sao vậy?"
Mạnh Tử nói: "Bởi v́ cả về t́nh và lư đầu không thông. Cha giáo dục con ắt phải dùng đạo lư đúng đắn. Dùng đạo lư đúng đắn mà con không làm được th́ sẽ tức giận. Hễ tức giận th́ lại làm tổn thương t́nh cảm. Con sẽ nói: 'Cha dùng đạo lư đúng đắn giáo dục con, nhưng cách làm của cha lại không đúng đắn'. Như thế giữa cha con sẽ tổn thương t́nh cảm. T́nh cảm cha con tổn thương th́ hỏng việc.
Thời xưa các bậc làm cha đổi con cho nhau để dạy (Cổ giả dịch tử nhi giáo chi). Giữa cha con không nên cầu toàn trách bị, v́ dễ gây ra xa cách. Cha con xa cách th́ không có việc ǵ bất hạnh hơn"
Để con cái trở thành người hiền tài th́ cần lựa chọn những người có đức hạnh, tính t́nh thuần chân, ḥa ái để làm bạn, làm thầy, bởi v́ "gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng".
Câu chuyện tham khảo:
Mẹ Mạnh Tử (Mạnh Mẫu) ba lần chuyển nhà dạy con
Dạy con sáng đạo, Minh đạo gia huấn, Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà dạy con
Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục lớn Trung Quốc, là người kế thừa và phát huy tư tưởng Nho gia của Khổng Tử, được người đời tôn sư là “Á thánh”.
Mạnh Tử mồ côi cha từ nhỏ và chịu sự nuôi dưỡng giáo dục của mẹ là Chương thị, sau này được gọi là Mạnh mẫu. Mạnh mẫu nổi tiếng với câu chuyện ba lần chuyển nhà để cho con trai ḿnh được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.
Nhà Mạnh Tử ban đầu ở dưới chân núi, gần nghĩa địa. Mạnh Tử cùng lũ trẻ con chơi đùa, thường gặp cảnh đưa tang an táng cũng bắt chước theo: đào, chôn, lăn, khóc. Mẹ Mạnh Tử thấy vậy ái ngại trong ḷng thầm nghĩ : “Chỗ này u ám, tang tóc không phải chỗ con ta ở được”.
Bà bèn chuyển nhà từ thôn Phù đến thôn Miếu Hộ Doanh cách xa trên 10 dặm, nơi đây gần một chợ phiên, đến buổi chợ là ồn ào huyên náo cảnh mặc cả trả giá, cảnh buôn bán lời qua tiếng lại, chẳng thiếu chuyện lừa lọc, điêu ngoa. Mẹ Mạnh Tử lại nghĩ : “Chỗ thị phi, gian dối này cũng không phải chỗ con ta ở được”.
Mạnh mẫu không muốn con trở thành người lặng lẽ lầm lũi, cũng không muốn con bị ô nhiễm bởi thói chợ búa chỉ biết mưu đồ kiếm lợi. Bà nhất định chọn một hoàn cảnh thích hợp cho sự trưởng thành của con.
Lần thứ ba bà chuyển nhà đến gần trường học ở thành Trâu, tuy nhà cửa nhỏ bé tồi tàn, nhưng gần trường học luôn có những Nho sinh dáng vẻ cao nhă, phong thái chuẩn mực, có tiết khí. Mạnh Tử cùng lũ trẻ theo nhau học lễ nghĩa, nhân cách, thường túm tụm dưới gốc cây diễn luyện những lễ nghi chắp tay cúi chào, nhường nhịn, rất ra dáng và cung kính, khiến Mạnh mẫu từ xa nh́n xem, trong sâu thẳm nội tâm rất vui mừng: “Đây mới là hoàn cảnh cư trú tốt nhất cho con ta nên người”.
Mẹ Mạnh tử sở dĩ ba lần chuyển nhà là bởi bà luôn coi trọng ảnh hưởng của môi trường sống đến sự h́nh thành nhân cách trí tuệ của con. Bà hiểu rằng trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dạy con chính là cha mẹ. “Cha mẹ là người thầy tốt nhất của con cái” và rất coi trọng việc giáo dục nhân cách phẩm hạnh của con.
Trung Dung
Dạy con sáng Đạo: Bài 2 - Nuôi mà không dạy
B́nh luậnTrung Dung • 09:07, 02/02/20• 311 lượt xem
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Nuôi mà không dạy, là lỗi người cha
Dạy mà không nghiêm, là lỗi người thầy
Học không chuyên cần, là người con xấu
Noi theo người trước, xem xưa biết nay
Nguyên văn chữ Hán:
養而不教,乃父之過
教而不嚴,乃師之惰
學問不勤,乃子之惡
後從先覺,鑑古知今
Âm Hán Việt:
Dưỡng nhi bất giáo, năi phụ chi quá (1)
Giáo nhi bất nghiêm, năi sư chi nọa (2)
Học vấn bất cần, năi tử chi ác
Hậu ṭng tiên giác, giám cổ tri kim
Diễn giải:
(1), (2): Sách Tam Tự Kinh viết rằng: Nuôi mà không dạy là lỗi người cha. Dạy mà không nghiêm là lỗi người thầy. (nguyên văn: "Dưỡng bất giáo, năi phụ quá" "Giáo bất nghiêm, sư chi nọa" (nọa, c̣n có âm là 'đọa')
Nuôi dưỡng con cái nếu chỉ cung cấp nhu cầu vật chất mà không giáo dục dạy bảo con đạo nghĩa làm người th́ đó là lỗi của người cha.
Dạy học tṛ mà không nghiêm khắc, cẩn thận, th́ đó là sự thiếu trách nhiệm của người thầy.
Được dạy dỗ nghiêm túc mà không chú tâm, chăm chỉ học hành, th́ đó là tṛ hư, không phải người con ngoan.
Xem những tấm gương đức hạnh hiền tài xưa, mà chuyên chú noi theo học tập, biết chuyện thời xưa để hiểu chuyện ngày nay.
Câu chuyện tham khảo:
Thầy đồ dạy học tắc trách bị cắt giảm lộc vận
minh đạo gia huấn, dạy con sáng đạo, Thầy đồ dạy học tắc trách bị cắt giảm lộc vận, nuôi mà không dạy
Thời nhà Thanh, ở huyện Ngân có vị thư sinh văn hay chữ tốt nhưng thi măi vẫn không đỗ đạt. Sau đành làm một thầy đồ dạy học ở nhà.
Một hôm thầy đồ bị bệnh mơ mơ tỉnh tỉnh, mộng thấy ḿnh đến một quan phủ, nh́n kỹ phát hiện ra đây chính là âm gian.
Lúc đó có một viên quan lại đi đến, th́ ra đó là người bạn đă quá cố trước đây, thầy đồ liền hỏi ông ta: “Có phải tôi thực sự bị bệnh chết rồi không?”.
Người bạn nói: “Thọ mệnh của ông chưa hết, nhưng lộc vận đă hết rồi, e rằng cũng sẽ mau chóng phải xuống âm gian thôi”.
Thầy đồ nghe vậy liền nói: “Tôi cả đời chỉ dạy học nuôi gia đ́nh, lại chẳng làm tổn hại hoặc chà đạp ai, sao có thể đă hết lộc vận cơ chứ?”
Người bạn ông thở dài rồi nói: “Chính v́ ông đă thu tiền, nhưng lại không dạy dỗ người ta tử tế nên mới ra nông nỗi này. Âm gian cho rằng đây chính là lăng phí lộc vận, thuộc loại không có công lao mà ăn không của người. V́ vậy đă tiêu giảm lộc vận của ông để bồi thường những lăng phí mà ông gây ra. Thế nên thọ mệnh của ông chưa hết nhưng lộc vận đă dùng hết rồi”.
Người thầy vốn là một trong “Tam ân”: “Quân - sư - phụ” là quan niệm được Khổng Tử nêu ra từ 2.500 năm trước. Theo Khổng Tử, địa vị của người thầy được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đ́nh - sau ông vua là đến ông thầy rồi sau hết mới đến người cha. Trong xă hội xưa, người dạy dỗ con ḿnh nhiều nhất, sát nhất, cả mặt kiến thức và đạo đức chính là người thầy.
Vậy mà thầy đồ này đă thu học phí mà không dạy dỗ tṛn trách nhiệm, làm lỡ thời gian công sức con em người ta, là việc hệ trọng đến sinh mệnh cả một đời người, do đó phạm lỗi này là chuyện rất nghiêm trọng.
Thầy đồ nghe xong buồn bă tỉnh dậy. Quả nhiên bệnh t́nh ông không có tiến triển tốt lên, không lâu sau th́ qua đời.
Trước khi lâm chung, ông đă kể lại trải nghiệm ở âm gian để cảnh tỉnh bạn bè thân thích chớ phạm sai lầm như thế này, câu chuyện từ đó được truyền tụng cho đến tận ngày nay.
Trung Dung
(Nguồn: “Duyệt vi thảo đường bút kư”)
Bookmarks