Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Thư Giản Tâm trí

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Thềm xưa

    Phan




    Chiều đă lười trải nắng, tôi ngồi bên đây đường, nơi một quán xá dửng dưng ở Việt Nam, nhưng nh́n qua bên kia đường là nhà tôi xưa cũ. Nơi tôi đă mang dấu ấn tuổi thơ suốt cuộc đời. Ở đó không có ǵ ngoài những nỗi buồn trẻ thơ nhưng khó quên. Ở đó là một con đường đất đỏ dài chừng cây số, chỉ đủ hai chiếc xe đạp ngược chiều không cần giảm tốc độ khi gặp nhau, nhưng xe gắn máy th́ đă phải cẩn thận, c̣n xe hơi th́ tôi chưa hề thấy trên con đường thân quen…
    Người chủ quán chiều nay rất tinh ư, tuy tôi không nói ǵ hơn xin cô cho chai bia th́ cô cũng nhận ra tôi không phải người ở đây; chẳng qua tôi ở đây khi cô chưa đến đó thôi. Cô thấy tôi ngồi một ḿnh nên thương cảm. Nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn cô chủ đă tiếp đăi tôi bằng ngôn ngữ khác hơn ngôn ngữ cô dùng với khách quen của cô.
    Thế là những hớp bia vơi theo chiều, tôi h́nh dung lại những năm năm mươi, sáu mươi của thế kỷ trước. Cả vùng này hoang vu, ngay ngọn lúa cũng không có mà chỉ toàn cỏ dại, rùa, rắn… Rồi người lớn nói với tôi rằng ông Diệm đốt nhà khu ổ chuột bên Hăng phân, tức khu Cư xá Khánh Hội sau này. Thôi th́ chuyện người lớn để lịch sử trả lời v́ người lớn của tôi cũng là những người có tuổi c̣n hiểu biết của họ là chuyện tôi không rành. Nhưng đó lại là lư do tôi biết vùng đất này v́ gia đ́nh tôi đă về đây sau vụ cháy nhà lớn bên quận tư, mà măi khi ra hải ngoại tôi mới đọc được trên vài tài liệu về vụ cháy nhà thời Tổng thống Diệm. Nhưng đến năm 1968 th́ tôi nhớ rơ Tết Mậu Thân. Năm đó, Việt cộng pháo kích dữ. Nhà nào cũng đào hầm và tập cho con nít cách tuột xuống hầm nhanh nhất khi nghe tiếng rocket xé toạc vùng trời b́nh yên. Có những gia đ́nh khốn khổ hơn gia đ́nh tôi-dù ǵ cũng đă ổn định là những gia đ́nh dưới miền tây chạy giặc lên ngoại vi Sài g̣n lánh nạn. Họ là những gia đ́nh nạn nhân cũng có mà cộng sản nằm vùng cũng nhiều v́ sau 1975, nhiều gia đ́nh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản mới lộ diện, thọ ơn bà con láng giềng giúp đỡ khi họ đến đây nhưng t́nh cạn nghĩa tuyệt sau biến cố 75. Có cả những gia đ́nh chạy giặc ngoài trung vào sau mùa hè đỏ lửa 1972.
    Chiều tan dần vào phố xá đă lên đèn, có gió sông ngoài kia thổi về mùi hôi tanh của gịng sông tuổi nhỏ trong veo những trưa hè; nhưng nay chỉ c̣n là con rạch ứ tắc, nước trôi không nổi rác rưởi đời thường do người ta tuôn đổ, chỉ tội những người t́m về bến sông xưa. Không biết bạn bè thuở ấy có ai về lại; ai nghĩ ǵ khi thấy lại ḿnh trên gịng tức tưởi. Riêng tôi nhớ những cặp cá bống sao rẽ nước mà đi như hai mũi tên đă biệt tăm mất tích. Loài cá luôn đi cặp và nghe nói khi con này chết th́ con kia cũng chết buồn. Không biết người yêu của lớp đàn anh tử trận ngày xưa bây giờ ra sao, chỉ thấy bến sông như hiện về cây cầu làm bằng mấy tấm vỉ sắt đáp trực thăng với mớ cột là cây tràm, cây đước. Chiều chiều, các chị gánh nước, giặt đồ, trẻ con bơi lội b́ bơm, đàn anh vượt sông sang cù lao như người đi khai phá; những nhà thám hiểm…
    Bên cù lao tranh kia, ông già chăn vịt với chiếc xuồng ba lá đă thành cổ tích những đêm mưa ở một nơi xa mù cố thổ, vẫn có những đứa trẻ đă già thấy được bóng đèn hoài niệm trên bến sông xưa. Ông thắp bóng đèn băo màu đỏ cho trực thăng đừng bắn nhầm v́ tưởng ông là Việt cộng ṃ về phá rối. Rồi khúc quanh cùi chỏ của con sông là cả một vùng trời bí hiểm của tuổi thơ với rừng đước bạt ngàn đă bị sức người tàn phá đến cạn kiệt màu xanh của lá. Những đàn chim bay đi để nhường chỗ cho những ngôi nhà mọc lên loang lổ bầu trời, hoen ố không gian thoáng đăng mà nhiều người chỉ c̣n gặp trong mơ. Cuối tầm mắt tôi là hư vô bên bờ ảo vọng, không có ngày xưa nữa, dù chỉ là giấc ngủ ngồi, ngủ gục dưới gốc cây mảng cầu, dù chỉ là ngồi chơi với bông mướp đực rụng vàng trên mặt đất, những con ong cần mẫm đă bay về nơi đâu...
    Ngôi nhà lầu bốn tầng bên kia đường là nhà tôi xưa cũ, căn nhà mênh mông gió v́ đồng không mông quạnh. Từ ngoài ngơ vào lót chục miếng đan, đến hàng râm bụt, rồi giậu hoa dài suốt theo mùa rực rỡ những bông hồng, bông trang, bông cúc, bông vạn thọ… đến miếng sân phơi lúa tráng xi măng nên trở thành nơi hội tụ những tiếng hát cây nhà lá vườn một thời đă xa. Bước vào cửa lớn nhà tôi là thấy ngay bàn thờ gia tiên trang nhă, căn pḥng khách rộng răi đến kê được mấy bàn ăn lớn khi nhà có đám giỗ. Bên trái là bộ ván một miếng, không biết từ đâu có miếng ván to lớn đến có thể làm được bộ ván với chỉ một miếng. Thông thường bộ ván ở những nhà hàng xóm được ghép lại từ ba, bốn miếng ván và dày chừng gang tay. Trong khi bộ ván nhà tôi chỉ một miếng to lớn và dày đến ba gang tay nên ngay bên dưới gầm bộ ván là hầm trú pháo kích. Bộ ván được kê vô góc nhà, chung quanh tấn bao cát và đào sâu xuống để chứa những giấc mơ tuổi nhỏ, giai thoại tưởng tượng về vị thần cây cổ thụ đă chết khi người ta xẻ gỗ để làm bộ ván này, máu ông loang ra những vùng đỏ nâu ngộ nghĩnh hơn là thớ cây, sớ cây… những kư ức chiến tranh và ḥa b́nh. Chiến tranh th́ nhanh chân c̣n mạng, nghe pháo rít trên đầu là nhào xuống hầm ngay. Nhưng ḥa b́nh th́ không nơi trú ẩn v́ cán bộ tịch thu nhà, tịch thu bộ ván chở đi đâu mất.
    Tôi chỉ c̣n trong kư ức bên phải bàn thờ gia tiên là cầu thang lên lầu để ngủ. Dưới chân cầu thang là chỗ ngủ của con chó mực trung thành. Xuống nhà dưới là pḥng ngủ của cha mẹ, xuống tiếp đến nhà bếp th́ có bàn ăn dài như trại lính. Bên phải, đi xuống bếp, rẽ trái ra chuồng heo, chuồng gà. Bên trái ra sàn nước, khu nhà tắm, nhà vệ sinh, có hàng lu đếm tới hết ngón tay cũng không hết lu nước. Hàng lu im lặng dưới hàng cây măng cầu xiêm ngọt lịm những trưa hè. Trong khi bị bắt lên lầu ngủ trưa th́ chỉ t́m cách hái vú sữa ở phía bên kia nhà. Hóa ra có thật một ngôi nhà lư tưởng mà từ đó ra đi để không t́m gặp bất cứ ở đâu.
    Tôi về lại nhà đă nhiều năm sau thời không hộ khẩu ở quê nhà, ngôi nhà, người thân, cả xóm làng đă bị cướp ngày làm tan hoang hơn cả chiến tranh. Con đường đất đỏ ngày xưa đă có một thời xe nhà binh chạy rầm rập khi lính Mỹ và lính Nhảy dù về đây lập căn cứ để bảo vệ Sài g̣n sau Tết Mậu Thân. Con đường đă thiếu dấu chân qua, thu hẹp lại như đường ṃn v́ cỏ dại, chỉ có dấu bánh xe đạp lẻ loi tôi về thăm nhà lần ấy. Cả xóm làng đă bị lùa đi kinh tế mới, hồi hương về miền tây, miền đông… nhà tôi chỉ c̣n lại chục miếng đan cỏ lấp, sân phơi lúa nứt nẻ những vết hằn năm tháng, giậu hoa um tùm cỏ mực vô ưu… bàn bếp bằng xi măng như thềm xưa kỷ niệm. Tôi ngồi đó đến đêm về lần chót trong đời, lảng vảng những bóng người nhếch nhác ngoài bắc vào lập nghiệp. Họ sửa sang lại những ngôi nhà hoang đổ để ở, họ trồng cấy lại những mảnh vườn trù phú ngày xưa, nhưng chỉ rặt khoai ḿ với khoai lang. Mấy chục năm xă hội chủ nghĩa miền Bắc không ai trồng cây trái ăn chơi mà người ta chỉ trồng củ để ăn no. Ở một nghĩa tối nào đó th́ người dân trong nam xem họ là kẻ cướp. Nhưng lần về chào bái biệt mảnh đất quê nhà trước khi đi xuất ngoại, tôi thấy thương những người khốn khổ trọn đời. Họ bị xịt thuốc chống chấy rận trước khi lùa xuống tàu vào năm 1954 đă để lại trong tôi niềm tủi hổ giống ṇi v́ bầy gia súc bị lùa lên xe lửa ở những nước ngoại quốc cũng bị xịt thuốc sát trùng như thế. Nhưng đợt di cư thứ hai của người Bắc sau 1975 lại không phải là chạy nạn cộng sản mà là "giải phóng miền Nam". Những cụm từ mị dân của một tập đoàn làm cho người dân miền Bắc bị hàm oan v́ họ chỉ di cư theo cái bao tử. Sự đói nghèo do thiên nhiên miền Bắc đă tạo ra những đợt di dân, là h́nh ảnh Nam tiến xa xưa được khoác áo mở cơi… Tôi không h́nh dung được mấy mươi năm xa cách, những người trố mắt nh́n người khác không chào hỏi này đă bằng cách nào mà phát triển khu nhà quê đổ nát bởi chiến tranh, tàn tạ v́ ḥa b́nh này trở nên khu thị tứ sầm uất. Theo người chủ quán cóc lề đường cho tôi biết là Đài Loan đầu tư vào đây khu chế xuất; Đại Hàn đầu tư khu du lịch… làm cho đất ruộng trở thành bạc triệu đô-la. Ngày em theo gia đ́nh vào Nam th́ khu này c̣n đồng lúa nhưng hoang phế sau đó v́ thủy lợi, người ta bỏ đi kinh tế mới hoặc về quê… Một cô bé không chừng tôi có biết trong những ngày ngập ngụa hận thù.
    Đêm tàn buông làn sương khuya khoắt xuống, tầng một của ngôi nhà bốn tầng là shop bán quà lưu niệm đă đóng cửa. Tầng hai là những văn pḥng công ty cũng vắng bóng người. Tầng ba, đèn pḥng tắt dần cho người ta đi ngủ. Nhưng trên tầng bốn có người làm việc khuya, thỉnh thoảng lại hắt xuống phố phường những câu tục tĩu. Những giọng Bắc chưa phai đang miệt mài suốt canh thâu để rang cà phê lậu. Cô chủ quán không hiểu tại sao công an phường không biết, công an kinh tế, quản lư thị trường không hay khi mùi thơm cà phê bay, lan tỏa đến nhức mũi, nhảy mũi v́ toàn hóa chất… Không biết cô có ngây thơ thật không, ước ǵ cô nói thật để tôi tin là có người Bắc đă vào Nam sau 75 nhưng không giống người Bắc mà người trong Nam gọi là Bắc 75. Đêm xuống sâu hơn, mang khối sương khuya về đánh thức ban mai. Quê tôi bây giờ không có ngủ, c̣n khách là hàng quán c̣n bán. Nhưng ai bán tôi mua chục miếng đan khuất lấp dưới cỏ dại, giậu bông xơ xác, tả tơi, thềm xưa rêu phủ nhạt nḥa bên kia đường… cô chủ quán bảo tôi say rồi! Bác về nghỉ đi. Chẳng qua tôi ở đây bằng tuổi thơ của một đời người nên thấy được xóm làng xưa cũ và một gia đ́nh đă muôn phương theo vận nước; tôi không ở đây bằng ước vọng thôn tín miền Nam, làm chủ căn nhà bốn tầng, nên buồn tủi về già như cô với cái quán cóc lề đường ọp ẹp. Tôi chào cô không hận thù như xưa, một chút ngậm ngùi với người bỏ xứ ra đi như nhau th́ ở đâu có cơm ăn-nơi đó là quê hương, c̣n quê nhà th́ đă mất vĩnh viễn…

    Phan

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Tháng ba lại về

    Sunday, 25 March 2012 10:11 Tạp Ghi

    - Phan



    Đúng là lúc lọt ḷng mẹ người ta không có mảnh vải che thân. Ở bệnh viện Mỹ, tôi đă thấy y tá chẳng tắm rửa ǵ cho trẻ sơ sinh như bên Việt Nam. Quê tôi lại c̣n vẽ ra nhiều chuyện như tắm cho trẻ vừa lọt ḷng bằng bia để sau này da của cháu bé được trắng, đẹp, mịn... thật là khoa học huyền bí! Cô y tá Mỹ chỉ lau ḿnh cho cháu bé bằng một loại giấy mềm. Mà Mỹ xài giấy th́ khỏi nói, hoang phí vô kể. Sau đó, cô y tá mặc cho cháu bé một cái áo như đồ chơi của bé gái. -Cái áo bằng giấy, trắng xanh, có hoa văn nhạt rất dịu mắt. Cái áo mà mười tám năm sau, người mẹ ngồi soạn quần áo cho con đi đại học, mẹ đưa cho con xem và bảo rằng, "đây là cái áo đầu tiên con mặc". Người thanh niên trợn mắt nh́n không tin với câu hỏi, "Mẹ nói thật hả!" Sau đó, anh ta x̣e bàn tay đặt lên cái áo, cái áo chỉ như cái găng tay của bàn tay đă trưởng thành.
    Tôi ước ǵ ḿnh được nh́n thấy cái áo đầu tiên ḿnh đă mặc, nhưng điều đó đă không thể. Nghe nói thời tôi ra đời th́ các bà mẹ quấn tă may bằng vải cho con, miếng vải h́nh tam giác, quấn quanh em bé cho ấm và khi em bé làm xấu th́ dễ dàng thay để đem giặt chứ không vứt luôn như tă bên Mỹ. Phần áo của em bé th́ không biết mẹ tôi đă mặc cho tôi loại áo ǵ?
    Tôi nghĩ đến những cái áo đă mặc, có cái c̣n nhớ, có cái không; tôi nghĩ đến cái áo cuối cùng ḿnh sẽ mặc. Điều này có thể biết mà cũng có thể không trong thời đại ôm bom. Tôi nghĩ đến cái áo đang mặc, cho gần. Trong sự thẳng thớm của cái áo thay đổi mỗi ngày có sự vô t́nh của người mặc về công sức của người may sắm, giặt ủi. Nhưng có một hôm, tôi lại nghĩ đến cái áo trong tuồng cải lương "Con gái chị Hằng" của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, tôi ngồi nhớ về một xóm nhỏ ven sông, nơi không thích nghe cải lương th́ giai điệu buồn ngủ ấy cũng vẫn lọt vào tai v́ chả nhà nào đóng cửa sổ khi ngủ trưa. Trong tuồng cải lương đó có câu: "áo này một tay má sắm má may. Má đă đi rồi, áo vẫn c̣n đây…" Lúc nhỏ nghe như không nghe, nhưng tháng ba mẹ mất bên quê nhà xa lơ, lời cải lương xưa sao mà thấm thía. Âm thanh bật ra trong đầu dù đă bao năm không nghe và không hề nhớ đến. Tôi ngồi lại bên đường xanh ngát blue bonnet -chiều tháng ba, sau cú điện thoại ră rời tâm khảm. Nh́n lại trên người ḿnh không phải là cái áo do má sắm má may. Nhưng má đă may sắm bao nhiêu là áo cho thân này. Có cái áo làm cho ḿnh hănh diện hơn cả mùa xuân đến; có cái áo làm ḿnh hănh diện đến trong mơ... Những cái áo của tuổi thơ chỉ ngang bằng sự hănh diện cho đến một hôm người ta nghĩ về người ban phát sự hănh diện cho ḿnh, nghĩ về mẹ và những chắt chiu mưa nắng nhọc nhằn để cho con niềm vui tuổi nhỏ th́ mẹ đă đi rồi. Những manh áo tuổi thơ cũng không c̣n nữa. Chiều tháng ba chơi vơi bên đường cô lư, vạt blue bonnet xanh ŕ, bát ngát, như ḷng mẹ bao la, nắng tà côi cút... tháng ba lại về.

    Chiều tháng ba bên đường xanh ŕ những vạt blue bonnet, tiếng hót chim sâu mừng mùa xuân trở lại sau tiết giá đông. Ḷng tôi lại nhớ đến những cái áo, những năm đă lớn như người thanh niên trong nhà, cậu ta sinh ra ở Mỹ nên thỉnh thoảng lại bị mẹ rầy là áo nào con không mặc nữa th́ bỏ vô cái bao, cái túi này. Để mẹ đem ra cho Goodwill. -Những năm tôi đi học không có nhiều áo đến đem ra Goodwill, thậm chí ao ước có được một cái áo của Goodwill bên Mỹ gởi về đă đủ sung sướng. Nhưng cũng chỉ là mơ thôi trong hoàn cảnh tôi với người anh kế chỉ có một cái áo trắng. Từ hôm nhà trường bắt mặc đồng phục th́ anh tôi tan học buổi sáng phải mau về nhà, không được đi chơi la cà v́ thằng em đợi anh về mới có áo trắng mặc đi học. Lắm hôm anh hư, bị cô giáo bắt chép phạt hay quét lớp sau giờ học th́ thằng em đứng ngoài cổng trường, không được vô v́ mặc áo màu. Anh em tôi thay áo giữa thanh thiên bạch nhật, đứng dưới trời đổ nát ở một vùng quê hương xa xôi... Ở một vùng quê hương dạt trôi, chàng trai nước Việt xách một túi quần áo thật lớn ra cho Goodwill. Không biết thượng đế nghĩ ǵ khi ở xứ nghèo hay nước giàu, người ta cùng đọc một lời kinh: Xin Ơn trên ban cho lương thực hằng ngày và tiện nghi hightech...
    Rồi chàng trai nước Việt ở Mỹ đi vào đại học với cái thẻ nhựa, khi đói th́ vào nhà hàng-cà thẻ; đi chơi vui, giải trí với bạn bè-cà thẻ; đi đâu không tiện nói-cà thẻ... cậu không biết cái bill hằng tháng gởi về nhà cho mẹ là bao nhiêu! Nhưng tôi biết mẹ tôi bằng cách nào đă cho con của bà được manh áo mới, chém cơm không độn... Tôi nhớ mẹ nói người bạn hàng bán vải cắt cho tôi miếng vải, nhưng phải chờ lâu lắm mẹ mới đưa cho thím thợ may. C̣n không mau về nhà dọn dẹp nhà cửa, chùi lư ăn tết bóng loáng, tối tới không đi chơi mà chong đèn ngồi học bài... cái áo mới trong gia đ́nh đông con như nỗi ám ảnh không bao giờ phai lợt về một thời như thế ở quê tôi. Khác với bây giờ thỉnh thoảng lại thấy mẹ cậu trẻ na về nhà những cái áo mới toanh, mẹ ngắm nh́n tâm đắc với giá rẻ không ngờ! Thầm lặng xách vào pḥng đứa con đă vắng nhà, treo vào tủ áo của con cho tới hôm con về th́ cậu không thích hay đang mệt nhoài cũng phải mặc thử ngay cho mẹ xem! Cậu làm tôi nhớ lại những năm c̣n đi học, nhưng mẹ tôi không c̣n dăi nắng dầm mưa để mua cho tôi những tấm áo hănh diện một thời; anh tôi không c̣n phải mau về nhà sau buổi học sáng cho em có áo đi học buổi chiều... Dĩ nhiên là tôi không thể ở trần đi học được, vậy áo ở đâu có để mặc? Những chiếc áo có từ sự dành dụm chắt chiu của túi tiền học tṛ, rồi một tay em sắm em may. Sự dè xẻn trời dành cho phái nữ để những thằng giặc trong đó có tôi khi bị hỏi th́ không bao giờ biết cái áo của ḿnh-ai đang mặc! Bởi có khi thức dậy, anh bạn Y khoa nói hôm nay phải thuyết tŕnh nên anh mượn cái áo coi được một chút cho bớt nhếch nhác trên giảng đường. Hôm th́ ông giáo sư nhạc sĩ mượn cái áo tử tế v́ hôm nay thầy phải tiếp phái đoàn Hà Nội vào "giao lưu văn hóa". Rồi mai chàng Bách khoa, mốt anh Kinh tế hẹn được bạn gái nên xí cái áo bảnh nhất của mấy anh em ở chung pḥng trọ từ chiều tối hôm trước, anh đem đi giặt qua loa, phơi gió chung cư cho bay mùi áo mượn. Nhưng sáng ra chỉ c̣n cái móc áo!
    Cậu trẻ bị mẹ hỏi, cái áo lạnh đâu rồi? Sao không đem về cho mẹ bỏ tiệm giặt, để cái áo mốc hết... Cậu ấm ớ - chắc là... Làm tôi nhớ cái áo thuộc loại áo em chưa mặc một lần là hôm đó, sau buổi chiều cuối tuần lang thang trên phố, xem phim, ăn quà vặt khiêm tốn v́ c̣n phải chừa tiền mua áo cho tôi. Cái áo si-da xanh nhạt, có gầu vai và cúc bấm, thật là oánh. Nhưng đêm đó trong căn pḥng trọ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, mấy mái đầu thức trắng đêm thâu để đưa tiễn một người bạn lên đường. Đêm huy tưởng của anh bạn đang học bên Cao đẳng Mỹ thuật, anh chàng nghệ sĩ thứ thiệt v́ chuyên mặc đồ rách do anh em chia cho. Tôi thương anh ta lắm nên nói với anh, "Ê, mày tới được th́ gởi trả về cho tụi tao cái áo này. Nhưng nếu mày có chết ngoài biển th́ cũng chết cho lành lặn một tí". Tôi đưa ra cái áo một tay em sắm em may... bạn bè trầm trồ, cả ông thầy ở ké học tṛ cũng khen ngợi cái áo đẹp quá, -áo em chưa mặc một lần, cái áo cũ người mới ta đă an ủi được vong linh một người bạn rách được chết trong tấm áo lành lặn ngoài biển Đông. -Không biết cậu trẻ nhà tôi đă cho bạn cái áo lạnh hay bỏ quên trong rạp hát! Lỗi lầm thường khởi nguồn từ vô t́nh, nhưng phải tới vô phương người ta mới nhận ra.

    Chiều tháng ba ngồi trên cao ốc với ly vơi một ḿnh, nh́n xuống những vạt blue bonnet dưới xa lộ 30 cắt qua downtown, nhớ nhà, nhớ ơn, nhớ về những cái áo thời đi học, thuở t́nh người chia cơm xẻ áo, người bạn gái thay người mẹ già đă bước vào đời ḿnh tự bao giờ. Nếu thượng đế có nghe lời nguyện cầu th́ mỗi người đă có một tấm áo, không có chuyện anh em, bạn bè phải mặc chung manh áo, trong khi kẻ ác đứng trước tủ áo hàng giờ vẫn chưa chọn lựa xong. Có thể thượng đế không nghe nhưng thấy, biết nên ngài đă ban phát cho đời sự chia sẻ, t́nh yêu và hy vọng. V́ những đồng tiền chạy giặc cho cánh thuốc tây lậu, pháo lậu, thời đi học ở Sài g̣n đều đă nướng hết vào quán bia, pḥng trà. Những đồng tiền đi chụp ảnh chui ngoài công viên, khu du lịch cũng đủ mua cái áo ấm thân thời ấy, nhưng ấm ḷng là ơn em trong những tháng năm tối tăm khi đời c̣n quá trẻ.

    Nói về cái áo, c̣n có cái áo càm ràm hôm tôi nghe, sao cứ mặc hoài cái áo lạnh bạc thếch, vậy con? H́nh như tôi thấy lại ḿnh của nhiều năm trước, mặc ngày mặc đêm cái áo không tên hiệu, nhưng không cho ai mượn-v́ lư do riêng! Người mẹ nào chả cằn nhằn những món quà mà con trai bà đă nhận từ bạn gái v́ ai hiểu kẻ cướp con trai người khác hơn bà. Đó là thời thay người sắm áo trong đời người; thời kỳ người mẹ linh cảm được hiện tượng mất con sắp diễn ra mà quên phéng đi chuyện ḿnh đă già. Không thể lo măi được cho những người không hề biết tự lo cho ấm thân. Chỉ đến bỗng một hôm nào, người thanh niên không c̣n trẻ nữa, ngồi nhớ lại những cái áo một tay má sắm má may; ngồi nhớ nhiều đến những cái áo kỷ niệm của thời đi học th́ má đă đi rồi; em đang phương nào, thở lời cảm ơn th́ thầm như vạt nắng muộn về tạ tội với cánh đồng blue bonnnet mong manh…
    …như con đang gởi gió lời cảm ơn những chiếc áo một thời hănh diện, những chiếc áo một tay má sắm má may; như anh đang gởi gió lời cảm ơn những chiếc áo một thời chắt chiu kỷ niệm. Giờ em đang phương nào. Chiều tháng ba đi qua thành phố, đi qua đời người chưa từng biết mua sắm hay giặt ủi quần áo v́ mẹ và em không thích đàn ông làm chuyện của đàn bà. Nhưng ai không nói tôi nghe quần áo không tự có, không tự sạch sẽ, thẳng thớm... quần áo không biết tự động nhảy vô máy giặt, nhảy ra, nhảy vào ngay ngắn trong tủ áo... để lời cảm ơn muộn màng gởi gió cho mây ngàn bay trong thời đại dồn hết vô túi vải rồi ghé ngang tiệm giặt. Sau đó đi uống ly vơi ly đầy đến chiều muộn trở về là có áo thơm tho. Chỉ có điều đổi tiệm giặt đắt tiền bao nhiêu th́ áo vẫn không ấm bởi thiếu một bàn tay. Khi người ta hiểu ra cái áo ấm thân có thể mua được nhưng cái áo ấm ḷng th́ không thể thiếu bàn tay của mẹ và em th́ màu xanh dịu thảo của vạt blue bonnet đă tan vào sao băng...

    Phan

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Chiên & Rán

    Tưởng Năng Tiến



    Vợ tui người miền Nam, quê quán ở tuốt luốt dưới G̣ Quao hay Tắc Cậu ǵ đó. Hồi mới cưới, khi tui c̣n nhan sắc, nàng mê tui gần chết nên lúc nào cũng hớn hở và vui... như Tết - dù phải sống (chung) với mẹ chồng!
    Có bữa, má tui phán ngang "sao tao thèm ăn cá rán quá" hà. Bà già vừa dứt câu là nàng dâu le te xách giỏ chạy ra chợ cấp kỳ. Mấy tiếng đồng hồ sau, nàng thất thểu quay về. Mặt xụi lơ:
    “Em đi hỏi tùm lum khắp nơi mà không đâu có 'cá rán' hết trơn. Chợ nào cũng chỉ bày bán cá chim, cá chuồn, cá chép, cá lóc, cá lạt, cá ĺm ḱm, cá ḷng tong, cá mú, cá hú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá ĺm ḱm, cá lia thia, cá dứa, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống - bống kèo, bống dừa và bống đá - thôi hà. Tội nghiệp má quá anh à!"
    Tui cười ngất:
    "Trời đất quỉ thần thiên địa ơi, bà già thèm ăn cá chiên đó cưng à. Cá chiên dầm nước mắm là món ruột của bả mà, chớ làm khỉ ǵ có con cá nào tên là "cá rán".
    Má tui qua đời đă lâu, t́nh cảm vợ tui dành cho chồng - tất nhiên - cũng qua lâu không kém, đă xa như... dĩ văng. Bữa rồi, tui cũng làm bộ phán (đại) một câu, coi thử t́nh đời bạc bẽo (và lạt lẽo) tới cỡ nào cho biết:
    - Tự nhiên sao anh thèm nhậu với cá rán quá, ḿnh ơi.
    - Sao mà cứ thèm nhậu hoài vậy, cha nội? Hôm hồi đêm xỉn gần chết, ói mửa tùm lum, bắt người ta dọn thấy bà luôn mà...
    Nói vậy nghe chắc cũng hơi có vẻ phũ phàng - đối với một thằng chồng già đă hết thời, chán đời, và nát rượu - nên ngập ngừng (chút xíu) rồi con mẻ xuống giọng:
    - Thích th́ ra chợ mà mua, cá chiên free mà.
    Mua th́ mua. Tui chạy xe ra chợ, xăm xăm tới quầy bán cá nhưng (chả may) gặp lúc đang có chuyện lùm xùm:
    - Ư, mèng đéc ơi, sao không thay dầu đi mấy cha? Cứ để chiên hoài vậy cá hôi ŕnh à, ai mà ăn được?
    - Hôi đâu mà hôi, dầu mới thay mà cái bà này nói lạ chưa?
    - Không dám mới đâu, nghe cái mùi là biết "quá đát" lâu rồi, khét lẹt à. Dầu chiên cá chừng vài ba bữa là phải thay chớ. Tui kêu sở y tế kiểm tra nó phạt cho sặc máu ráng chịu à nha.
    Chuyện um xùm tới đây, tất nhiên, phải chấm dứt liền. Làm chợ hay làm nhà hàng (ở Mỹ) mà nghe tới sở y tế hay sở vệ sinh ǵ đó là chủ nhân lật đật chạy tới tức th́, và xin lỗi rối rít.
    Rồi ngay sau đó, một tờ giấy nhỏ - nguệch ngoạc mấy chữ - được dán ngay trước quầy: "XIN LỖI QUÍ KHÁCH CHÚNG TÔI PHẢI TẠM NGƯNG RÁN CÁ ĐỂ THAY DẦU MỚI".

    Người viết, xem chừng, không phải dân miền Nam. Thành ngữ "mèo mù vớ mỡ rán" (chắc chắn) phải có xuất xứ từ miền Bắc. Cũng từ miền đất này, trong ṿng gần ba thập niên vừa qua - nhất là từ Đảng và Nhà Nước đă "dũng cảm" và "quyết tâm" đổi mới - người ta hay nói đến chuyện "lấy mỡ nó rán nó".
    Người tiên phong trong "chiến thuật" này, có lẽ, là đạo diễn Trần Văn Thủy. Phim (Chuyện Tử Tế) do ông làm đạo diễn, mở đầu bằng câu: "Tất nhiên, chỉ có loài súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, mà chăm lo riêng cho bộ da của ḿnh," và được chú thích rằng đó là lời của Karl Marx.
    Chuyện Tử Tế được sản xuất năm 1985, hai năm sau mới được phép công chiếu. Hai năm sau nữa th́ chủ nghĩa Marx (bỗng) chuyển sang từ trần. Từ đó, dường như, không c̣n ai dùng mỡ Marx để chiên/rán ǵ nữa ráo.
    Loay hoay một thời gian, thiên hạ xoay ra hay dùng... mỡ Bác. Trong cuốn Nhật Kư Rồng Rắn (mỏng tang) của cố Trung tướng Trần Độ, ông Hồ Chí Minh được trích dẫn đến sáu bảy lần. Dù vậy, tác phẩm vẫn bị cấm lưu hành ở Việt Nam và bản thân tác giả vẫn bị bôi bẩn - ngay cả sau khi ông đă từ giă cơi đời!
    Gần hơn, trong một bài viết của nhà báo Tống Văn Công ("Góp Ư Với Đại Hội XI Đảng Cộng Sản Việt Nam") tác giả đă cẩn thận trích dẫn cụ Hồ cả chục lần. Dù vậy, ông vẫn bị báo Quân Đội Nhân Dân phê phán là có "mưu đồ thâm hiểm... diễn biến ḥa b́nh".
    Gần hơn nữa là "Thư Cảm Ơn Đồng Bào Trước Ngày Xử Phúc Thẩm Của Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ", trên diễn đàn Dân Làm Báo, với câu kết như sau:
    "Tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh sống măi trong sự nghiệp của những người đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam!"

    Bức thư đă gây một cuộc tranh căi um xùm với 219 phản hồi. Phần lớn đều tỏ thái độ ngỡ ngàng (hay thất vọng) v́ sự xuất hiện đột ngột của "tinh thần chủ tịch Hồ Chí Minh" ở một nơi mà họ ít ngờ đến nhất.
    Chiến thuật "lấy mỡ nó rán nó",qua bức thượng dẫn, không mang lại kết quả mong muốn trong việc tranh thủ cảm t́nh của công luận, và cũng không thay đổi được ǵ bản án trong phiên ṭa chung thẩm. Mỡ Bác, rơ ràng đă quá "date" rồi, theo như nhận định của nhà văn Phạm Đ́nh Trọng:
    "Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quí của thời nghèo khổ thắt lưng buộc bụng đánh giặc. Chiếc chiếu cói trải giường ngủ của Hồ Chí Minh trên nhà sàn đă cũ rách nhưng Hồ Chí Minh không cho thay. Nó mới rách một chỗ mà bỏ cả chiếc chiếu th́ phí quá! Nói vậy và Hồ Chí Minh lấy kim chỉ tự khâu chỗ rách lại! Nhưng ngày nay ngân sách nhà nước vừa phải đổ ra hàng ngàn tỉ đồng để kích cầu, kích thích tiêu dùng để phát triển sản xuất. Cái chiếu cói cũng như mọi hàng hóa khác đều có giới hạn sử dụng. Giới hạn sử dụng ấy được ngôn ngữ quốc tế hóa là "đát". Hết đát th́ phải bỏ, thay cái khác. Hàng hóa có tiêu thụ được, sản xuất mới phát triển. Một thí dụ để thấy một phẩm chất rất đáng quí của Hồ Chí Minh ngày nào nay cũng không thể 'học tập' được nữa!"
    "Nhân vật lịch sử dù vĩ đại đến đâu cũng đều có đát. Hết đát, hết thời đại của ḿnh th́ lui về quá văng, lui về thời của ḿnh để thời đại khác xuất hiện, để nhân vật lịch sử khác thay thế. Ồn ào lôi nhân vật lịch sử từ quá văng ra hiện tại là việc làm trái tự nhiên, trái qui luật, là phủ nhận hiện tại. Với công tác tư tưởng, đó là sự yếu kém, không biết làm việc, đành lôi bài bản cũ ra xào xáo lại!"

    Không "xào xáo lại" thức ăn cũ, hay không dùng thực phẩm quá hạn - nói nào ngay - là tiêu chuẩn sống của con nhà khá giả. Cái ǵ quá đát là bỏ vô thùng rác.

    Khi nghèo khó, đôi khi, người ta phải sống theo kiểu khác. Đồ quá đát vẫn cứ dùng đại, và thường th́ vẫn c̣n dùng được, chả chết ai đâu. Đồ dởm mới thực là nguy hại. Ngày 5 tháng 1 năm 2012, vnexpress đi tin:
    "Dầu lạc giả gây vô sinh xuất hiện nhiều ở Trung Quốc. Chính quyền thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông mới đây đă tịch thu gần 600 chai dầu lạc giả... Đây không phải lần đầu tiên các cơ quan chức năng phát hiện dầu lạc giả tại Quảng Đông. Tháng 3 năm ngoái, cảnh sát tại thành phố Thiều Quan cũng phát hiện một cơ sở sản xuất dầu lạc giả trái phép bằng cách trộn dầu đậu tương, tinh dầu và chất tạo màu. Hơn 700 chai dầu giả đă bị tịch thu.
    Dầu ăn một khi đă được đóng gói, dán nhăn th́ rất khó để phân biệt hàng thật giả v́ chúng được dán nhăn của những thương hiệu nổi tiếng".

    Cùng thời điểm này, nhà xuất bản Tiếng Quê hương cũng cho phát hành cuốn Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc (*) của nhà phê b́nh văn học Thụy Khuê. Trong phần lời tựa bà cho biết:
    "Trong quá tŕnh làm việc, có những ngă rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời ḿnh, từ đó, phải t́m hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lănh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước".
    "Tôi t́m đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết kư tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi kư 'Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch'. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải t́m hiểu đến nguồn cội. Đó là lư do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này".

    "Sự giả mạo lịch sử quan trọng" này, và công việc "t́m hiểu đến nguồn cội" của Thụy Khuê đă đưa đến lời khẳng định của tác giả, ở đầu chương 16, như sau:
    "Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rơ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận ḿnh là tác giả những bài viết và những công tŕnh không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này... chỉ chú ư đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến 1923. Thời gian này, ông tự nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo kư tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đă xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh".

    Té ra: huyền thoại, và "nền móng tư tưởng Hồ Chí Minh" đều là đồ dởm. Tuy thế, nó vẫn được chăm chút, giữ ǵn, thêm thắt và bồi đắp cẩn thận (không ngừng) măi cho đến hôm nay, theo ghi nhận của Wikipedia:
    "Tại Việt Nam, h́nh ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một 'tấm gương sáng ngời về đạo đức', một 'nhân cách cao thượng', được coi là một 'thần tượng'. Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh".

    Thảo nào càng "học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống" của Bác th́ toàn Đảng và toàn dân càng xa vào con đường lụn bại, không lối thoát.

    Tưởng Năng Tiến
    -------------
    (*) Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dày 976 trang, b́a cứng, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 Mỹ kim, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
    Tủ Sách Tiếng Quê Hương
    P.O.Box 4653
    Fall Church, VA 22044
    Email: tphongvu@yahoo.com

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Khắc khẩu

    HUY PHƯƠNG




    Cha mẹ sống với nhau gần như trọn đời nhưng nói chuyện, câu trước câu sau là đă căi nhau, gọi là "khắc khẩu". Những ngày nghỉ, các con tổ chức đi chơi xa, có đứa muốn mời cha mẹ đi chơi cùng, nhưng có đứa cản lại, nói đi với ông bà hay căi nhau, mất vui. Chồng Sửu vợ Tỵ, Tỵ-Dậu-Sửu "tam hợp", mà "nhất khắc", đó là khắc khẩu. Nhất khắc không chết ai, mặc dù ngày nào cũng có chuyện nói qua nói lại, căi nhau nhưng v́ có tới "tam hợp" nên hy vọng sống với nhau ít ra cũng cho tới ngày tóc bạc răng long. Tóc th́ bạc cả rồi, răng th́ thấy toàn răng giả, nhưng chưa thấy bệnh tật ǵ trầm trọng, nếu tuổi thọ th́ cũng c̣n "khắc khẩu" vài mươi năm nữa. Không khắc khẩu là đời mất vui, kiểu "chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon", có người cho là nhàm chán, đơn điệu!

    Cha mẹ vốn đă không bà con, thân thích ǵ với nhau, kiểu ca dao gọi là "người dưng khác họ" làm sao để khỏi có sự khác biệt, bất đồng. Thử tưởng tượng một món ăn, cha khen ngon, mẹ cũng bảo ngon, trước một bức tranh bà vợ nói đẹp, ông chồng cũng đồng ư kêu "đẹp thật" th́ đời c̣n là ǵ vui, cuộc sống phẳng lặng như mặt nước ao tù. Quan niệm về chuyện đẹp xấu không nên giống nhau. Nếu một hôm mẹ khen một cô qua đường đẹp, mà ông bố cũng xuưt xoa là gia đ́nh mất hạnh phúc. Khi mẹ khen bà hàng xóm đẹp mà người cha thấy xấu là một gia đ́nh lư tưởng. Chuyện khắc ư tưởng này sẽ không bao giờ sinh ra khắc khẩu. Người ta thường đi t́m cái ḿnh không có để bổ túc cái nửa của ḿnh đă có, nếu giống nhau, kiếm cái ḿnh đă có rồi, có lẽ là dư. Thường những người khắc nhau bổ sung cho nhau, lôi cuốn nhau như hai cực của nam châm, và sống với nhau trọn đời. Nếu giống nhau, cùng cực th́ họ đẩy nhau ra rồi. Cha mẹ đi ra đường, bố thắt cái cà vạt cùng “ton” màu áo của mẹ mặc xem rất đẹp, nhưng hai ông bà mặc hai cái áo sơ mi giống nhau, trông lại chướng mắt, v́ bố mẹ đâu phải là hai anh em sinh đôi.
    Người ta kể chuyện có một bà vợ hay nói, một lần bị ông chồng mắng cho là "đồ lắm mồm" khiến bà giận căm gan, khiến từ đó bà không hề nói một lời, kể cả đến lúc hỏi ư kiến để gả con gái đi lấy chồng, bà cũng chỉ gật đầu. Gia đ́nh như thế th́ đâu c̣n hạnh phúc khi chỉ c̣n một người độc thoại, không c̣n tiếng nói sinh động, làm ấm lên không khí gia đ́nh.

    Khắc khẩu c̣n bắt nguồn từ sở thích không giống nhau. Cha thấy lạnh th́ mẹ thấy nóng, v́ vậy mẹ mới nhường chăn cho chồng. Cha thích phở mà mẹ chỉ thích ăn cơm, vậy mới là hạnh phúc, nếu cả hai vợ chồng đều thích ăn phở th́ hao, mà cả hai đều thích ăn cơm th́ chán chết. Cha thích đi ra ngoài đàn đúm với bạn bè, trái lại mẹ thích nằm nhà xem phim bộ, đổ đồng lại là vừa. Mở máy truyền h́nh ra, mẹ thích bi kịch để nước mắt nước mũi kèm nhem hay thích hài kịch để cười sảng khoái, bố chỉ xem tin tức, và các chương tŕnh thể thao, vậy người làm chương tŕnh có đầy đủ các tiết mục đa dạng mới thỏa măn nhu cầu khán giả của mọi gia đ́nh. Các nhà sản xuất ăn nên làm ra v́ bây giờ mỗi gia đ́nh, có khi con số máy TV cao hơn số người có mặt, ít khi chúng ta thấy hai người cùng ngồi xem một chương tŕnh. Bố mê Asia, trong khi mẹ khoái Thúy Nga, người ta mới bán được vé nhạc hội hay băng nhạc. Ngồi trước máy computer, mẹ xem xiếc hay nghe nhạc, bố th́ vào đọc báo, xem tin tức, thời tiết (v́ hay đi ra ngoài), đọc chuyện người ta chửi nhau trên "net" rồi nổi giận đùng đùng.
    Ngày xưa, dạy con cũng đă có lúc mỗi người mỗi ư. Cha th́ nghiêm khắc ít khi gần gũi với con, ít khi tha thứ cho con những lỗi lẫm. Mẹ th́ nuông chiều con, sẵn sàng che giấu lỗi con để cho cha khỏi nổi cơn thịnh nộ. Chuyện hôn nhân, cha thường phân tích hơn thiệt, đắn đo, mẹ thương yêu và thường chiều ư con theo lư lẽ của con tim. Có những nỗi buồn hay chuyện khó xử, mẹ con có khi "th́ thầm" với nhau mà cha không hề hay biết, v́ trên bờ vai mềm có tóc phủ dày của mẹ, đứa con thường hay dựa đầu hơn là khung vai cứng cỏi gần cái cằm có râu lởm chởm của cha. Bây giờ về già, ông bà cũng bất đồng ư kiến với nhau về lối dạy dỗ cháu. Ông thường vẫn thích can thiệp vào chuyện con cháu nói là v́ t́nh thương, bà dịu dàng, nuông chiều hơn cho là tùy thuộc vào thế hệ nối tiếp.

    Khắc khẩu và bất đồng chính là trạng thái của dân chủ. Quư vị thấy Quốc Hội Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) dân biểu căi nhau chí chóe, thậm chí c̣n đánh nhau lơa đầu chảy máu, v́ đất nước này là một đất nước dân chủ. Ở Cuba, Bắc Hàn, Việt Nam làm ǵ có cảnh dân chủ này, trên nói th́ dưới nín khe theo kiểu nghị gật, "ngậm miệng ăn tiền", nghị quyết, đạo luật ǵ cũng do trung ương quyết định cả rồi chỉ cần biểu quyết thông qua. Thời Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, trước khi biểu quyết số phiếu, Chủ tịch Quốc Hội hỏi: "Có ai phản đối không?" Sau đó ai đồng ư th́ đưa tay lên. Bố thằng nào dám đưa tay phản đối và bố thằng nào dám thụt tay không đồng ư. Thế là "quốc hội ta nhất trí 100%" thông qua tất cả nghị quyết, đạo luật. Quốc hội như thế th́ chán chết. Thành ra quốc hội ở đâu cũng vậy, có dân chủ là phải có đối lập, nếu không sẽ thành công cụ của một thể chế độc tài. Có thành phần đối lập đương nhiên phải có lời qua tiếng lại. Gia đ́nh cũng vậy thôi!

    Tuy khắc khẩu hay gật gù đồng ư với nhau th́ bố mẹ cũng đă sống với nhau gần sáu mươi năm nay, con cái gái trai mười đứa lẻ, cháu nội ngoại đôi đàng gần hai chục. Tội nghiệp, con cái chẳng bao giờ dám hỏi, nhưng kết quả có một gia đ́nh đông đúc thế này, chắc ngày xưa bố mẹ đă từng căi nhau kịch liệt đến không nh́n mặt nhau ít nhất là trên mười lần lẻ.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Mơ hồ
    - Phan


    Tôi thường ngồi bất động, nh́n vào một điểm nào đó trên sân khấu, mà những người đi chung thường nghĩ rằng tôi là một khán thính giả chăm chú. Nhưng kỳ thực người ngồi bất động, nh́n vào một điểm nào đó trong tiếng ồn chuyện tṛ của nhiều người, trong rừng âm thanh và ánh sáng, nếu cứ nh́n vào một điểm, sẽ thấy điểm ấy dần dần mờ đi để hiện ra những nỗi nhớ mơ hồ. Trong mắt tôi đang là cô gái bưng ly rượu ngả nghiêng bàn này sang bàn khác, màu hổ phách sóng sánh trong cái ly cognac trong veo làm tôi nhớ về một thời xa xăm. Hôm đó, sau buổi học, mấy đứa học tṛ kéo nhau đi thăm mẹ của bạn Hoàng Lan đang bệnh nặng. Chúng đem theo quà thăm bệnh là túi khoai lang vài kư, mới đào được ngoài g̣; túi tôm tép do mấy đứa con trai đă rủ nhau đi vét đáy ngoài sông, chừng cũng đủ vài bữa ăn cho mẹ con Hoàng Lan...
    Trên đường đi, con bé Thu Hương đă mười tám tuổi nhưng như con nít, leo lên ngồi lên cổ thằng Ân là thằng bạn trai cao nhất lớp nhưng lại nhỏ hơn nó 2 tuổi, nghe nó xưng chị với cưng thật sướng tai. Hai đứa cố hái nhánh hoa trong sân nhà người ta trĩu ra đường, để làm quà cho mẹ của Hoàng Lan. Tâm con bé Thu Hương cao hơn cả nó ngồi trên cổ thằng Ân, nhưng vẫn vói chưa tới nhánh hoa ḷng. Tôi chợt hiểu ra làm người có ḷng không dễ, nên ông thầy cúi xuống chung vai với thằng Đức, thằng Nghĩa, tạo thành thế chân vạc, nhấc cả thằng Tâm và con Thu Hương lên, mới hái được cành hoa gạo thấp nhất...
    Không biết giờ này mấy đứa học tṛ dễ thương có c̣n giữ được tâm hồn trong sáng và trái tim thơ ngây khi đất ruộng đă bị đô thị hóa và người nông dân đứng nh́n nhà máy của nước ngoài chạy ầm ầm, -mà nhớ mảnh ruộng xưa. Không biết mẹ của Hoàng Lan đă qua được kiếp người hay chưa? Sao tôi lại nguyện cầu cho người ta chết, v́ giữa mênh mông sông nước biển trời ngày ấy cũng như rừng âm thanh ánh sáng hiện tại chỉ có tôi và Hoàng Uyên - mẹ của Hoàng Lan, không nói mà hiểu nhau như bạn hiền. Năm đó, Hoàng Uyên mới chừng ba mươi mà Hoàng Lan đă mười sáu th́ phải! Hoàng Uyên nằm đó, bóng mặt ủ ê trong căn cḥi xiêu vẹo, sự cô liêu hoang lạnh đến chạnh ḷng với nhan sắc phai tàn ở tuổi đương xuân do xài quá độ. Là những ǵ mơ hồ tôi thấy trong ly cognac sóng sánh mà cô gái kia đang cầm trong tay, không biết ở nhà cô có con bé Hoàng Lan hiếu thảo với mẹ, thương yêu những bạn bè không khi dễ nó. Không biết mấy giờ ly rượu cạn, cô gái ra về. Và hôm nào là hôm cô không dậy nổi nữa. Ai là người đến thăm...
    Tôi thường ngồi bất động nên chả thấy ǵ trong góc đêm kia, người đàn ông tôi gặp vài hôm trước để xin ông một hợp đồng làm ăn. Tôi là người đi xin và ông là người có quyền cho hay không cho, ông đă không cho, và cũng chẳng đáng nhớ mặt tôi làm ǵ nên ông đang luồn tay vào một hẻm ngực - khá bất nhă. Nhưng tổng thống Mỹ c̣n đảo điên trong con hẻm tội t́nh - th́ xá chi ông. Người đàn ông đang có tất cả, trừ hạnh phúc, nhưng lạc đường t́m kiếm mờ dần trong mắt tôi để hiện ra người đàn ông không có ǵ hết, trừ hạnh phúc. Đó là một ông Mễ già hơn tuổi, râu tóc xồm xoàm không cắt tỉa. Tôi gặp ông lần đầu ở Phở Đoàn là để mắt tới ông ngay, bởi ông có nụ cười rất hiền, giấu sau bộ râu quá rậm lại không tỉa tót cho giống bá tước hay công tước ǵ đó. Ông có ánh mắt thật xa của một cao tăng, cử chỉ nhu ḥa như người khất sĩ... Ông xuềnh xoàng trong y phục nghèo khó, mang túi nải cái bang, thường đi vào những tiệm ăn, ông để lên mỗi bàn khách đang ăn một cái keychain bằng thái độ nhă nhặn thay cho lời xin lỗi làm phiền và xin giúp đỡ tôi... Sau khi ông đă đi giáp ṿng tiệm ăn th́ đứng vào một góc nhà hàng chừng năm phút. Rồi đi thu lại, để đi tiệm khác. Bàn nào mua giúp ông th́ không cần biết khách trả bao nhiêu, ông đều cảm ơn và bỏ tiền vô túi nải. Bàn nào không mua th́ ông nhặt lại cái keychain với lời cảm ơn thật dễ thương, rồi đi.
    Chuyện buồn cười nhất là một hôm có hai mẹ con người Việt kia, xăm xoi cái keychain thích thú và nghĩ rằng ông là người truyền giáo, v́ keychain là cây thánh giá bằng nhựa, có câu kinh thánh ép trong hai lớp nhựa trong. Người mẹ trẻ nhắm mắt lại kính cẩn, hôn cây thánh giá, rồi bỏ vào giỏ xách của cô. Đứa con gái bé bỏng đ̣i chơi với món quà be bé xinh xinh, nhưng không được. Mẹ giải thích đó không phải là đồ chơi... Họ tiếp tục ăn tới không hết, bỏ mứa, trong ơn phước đời đời của Chúa ban. Nhưng ông già Mễ đứng đợi họ trả tiền đă ṃn mỏi ḷng kiên nhẫn đến cạn kiệt. Ông làm dấu thánh giá, rồi lặng lẽ ra đi. Tôi nhớ nét mặt ông hôm đó rất buồn-thanh thản, không buồn khổ như buồn thường đi với khổ. Ông là ai mà vững căn tu.
    Đến hôm tôi gặp ông bên hông Pawn Shop, có cái góc tiếp giáp với nhà hàng Lá xanh, là một góc gió mát rượi, sạch sẽ. Có người đàn bà-không hơn ǵ ông. Bà đang cho ông ăn trưa. Người đàn bà chốc chốc lại đưa cho ông nước uống, sau mỗi cú nuốt vội để c̣n làm ăn. Bà lau đến ṃn gương mặt râu ria bằng cái khăn ướt trong túi zipper bag lấy ra. Tôi nhắm mắt lại khi bà hôn lên g̣ má ông. Hóa ra ông là người giàu nhất Dallas mà tôi không biết. Thương ông chủ lạc đường trong hẻm tội t́nh đang u mê vung văi tiền bạc là công sức làm việc của chính ḿnh. Ông chủ không mờ dần đi như ban năy mà ông Mễ mờ đi như hạnh phúc đă giă từ cuộc sống hôm nay.
    Đến đêm kia, có một người đàn ông vừa rớt do quá chén, hai người bạn d́u ông ra xe, rồi họ trở vô tiếp tục cuộc vui chưa tàn với những người bạn khác. Người đàn ông trong xe say mèm, mơ thấy một bàn tay với cái khăn nóng có chút nước hoa thường lau mặt cho ông mỗi khi say. Nhưng bàn tay không giữ được nên chỉ c̣n cơn say. -Người đàn ông trong xe kia sẽ tỉnh lại, ông ta lại vô uống tiếp để thấy được bàn tay... Ông ấy không phải bợm nhậu như tôi nghĩ, chỉ là nhớ quá một bàn tay đấy thôi.
    Trời như đă về sáng bằng đồng hồ sinh học trong người, mùa xuân đă về với cơn mưa cô quạnh đang vây hăm những gă giang hồ, gái đứng đường co ro trong chăn mỏng ngoài vỉa hè. Là những mặt người vào ban ngày rất vui tươi trong các cuộc chuyện tṛ đầy tiếng chửi thề. Sự sống động của họ đă tan biến trong niềm xúc cảm chơi vơi, những người tôi đă gặp trên đường về, nhớ tới, khi lái ngang qua hồ 30, chỉ có sóng... và gió, làm tôi phải dừng lại với chính ḿnh.

    Phan

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Một chuyện t́nh
    Phan.






    Hùng Lân vừa uống rượu bằng những đồng tiền eo hẹp nhất trong đời, anh ta chếnh choáng về nhà trọ như phản xạ tự nhiên. Ông bảo vệ già không niềm nở như hôm qua, hôm kia... hôm c̣n nhờ ông đi mua bao thuốc lá, bỏ giặt mấy bộ đồ, nhưng tiền dư không lấy lại bao giờ. Hôm nay ông lạnh lùng như một người bị ma nhập. Ông trao cho Hùng Lân cái túi xách-có mấy bộ quần áo của chính anh, và nói:
    - Pḥng mày, đă cho người khác mướn.?
    - Sao vậy, rồi tôi ngủ đâu??
    - Nhắm mắt lại là ngủ... kh́ kh́! Không trả tiền c̣n hỏi ngủ đâu??
    - Th́ tôi sẽ trả, bác đừng chơi ác vậy chứ!?
    - Tao cũng chỉ là người làm công. Là bà chủ liệng đồ mày ra. Tao lượm giùm đó thôi!?
    - Vậy th́ cám ơn bác.??
    ?
    - Tao đă nói, mày nên trở về quê. Chuyện làm ăn bây giờ bị người ta gạt. Càng quen thân càng gạt lớn. Mày chờ đợi thằng bạn tráo trở như chờ trúng số độc đắc! Sao không về quê cho khỏi cù bơ cù bất ở Sài G̣n, không có bà con ǵ hết th́ tá túc ai được??
    - Về sao được, bác Hai. Mang tiếng đi làm ăn. Mượn vốn bà con nữa đó. Bây giờ bị bạn bè gạt hết rồi. Làm sao về! Ăn làm sao, nói làm sao.??
    - Th́... đi cày trả nợ.?
    - Làm tới con già hơn bác cũng không đủ trả đâu!
    - Nếu cố bám Sài G̣n, cũng phải kiếm một việc làm, chứ cứ ngồi quán từ sáng tới tối. Không ăn mày cũng vô hộp.?
    - Chắc con nhờ bác giúp, chớ con có quen ai ở Sài G̣n đâu mà xin được việc làm.?
    - Mày tưởng tao là ai? Đời trước th́ tao trốn quân dịch nhưng không vô bưng nên đời này đâu có làm bí thư thành ủy. Người ta vượt biên th́ tao chỉ đi hôi, bị bắt cả đám nhưng ai có tiền th́ được về, tao ở tù rục xương. Ra tù, c̣n khổ hơn mày bây giờ. Già như tao c̣n bữa đói bữa no, c̣n bệnh nữa chứ... Nhờ con Thảo cứu mạng chứ không th́ tao cũng chết rồi! Lần đó bệnh liệt giường, cháo không có mà ăn, nói ǵ tới thuốc men. Nó lượm tao về đây, cái nhà trọ này là ổ của gái bán bia ôm, không thấy hả. Nó cho tao ở ké, ăn chùa, c̣n dẫn đi bác sĩ, mua thuốc cho uống, nhờ vậy tao lọt sổ bà kêu. Cũng nó xin cho chân gác gian, bảo vệ nhà trọ này, chứ dễ ǵ!?
    - Con tưởng cô Thảo là con gái của bác Hai.??
    - Th́ tao không vợ con, nó không gia đ́nh. Nó nói tiếng Bắc, tao nói tiếng Nam, cha con ǵ chớ! Mà cũng coi nhau như cha con, có c̣n hơn không.?
    - Sao bác Hai lại không có gia đ́nh??
    - Nhiều chuyện!?
    - Không nói th́ thôi, tối nay con ngủ với bác Hai đỡ một đêm hen. Mai con về quê. Không muốn cũng phải về thôi bác Hai ơi! Con hết tiền rồi!?
    - Mày coi cái pḥng tao bao lớn, có cái giường đơn th́ nhường cho con Thảo, tự nó trả tiền pḥng. Tao nằm đất quanh năm.??
    - Th́ con ghé lưng qua đêm thôi mà.??
    - Thôi được.?
    ?
    Căn pḥng trọ trong con hẻm nghèo vo ve muỗi, ánh trăng nhấp nhoáng cành lá, chui vào cửa sổ nhạt nḥa hai gương mặt đàn ông. Ông già nằm thẳng cẳng, hút thuốc. Hùng Lân ngồi dựa vách, ngật ngừ cơn say chưa đủ đô để ngủ. Họ lại nói chuyện, tính nói cho tới khi nào ông già thôi trả lời th́ dứt chuyện.
    ?
    - Mày nói, không c̣n đồng xu dính túi th́ mai lấy ǵ về quê??
    - Con thảy cái đồng hồ, chứ hết cách rồi!?
    - Đồng hồ ǵ??
    - Longines?
    - Bán đồ nhái không được đâu nha! Ở Sài G̣n này người ta rành lắm nghe con??
    - Đồ thiệt mà.?
    - Sao mày biết??
    - Của ba con để lại. Không ngờ chuyến này phải bán. Đau thiệt!?
    - Nếu vậy, hay tao cho mày mượn tiền về xe. Không lên Sài G̣n nữa th́ gởi dịch vụ, trả cho tao cũng được. Tao biết mày công tử Bạc Liêu mà phải không??
    - Phiền bác Hai quá! Mà bác Hai có tiền cho mượn thiệt sao??
    - Tao làm dọn pḥng, ai hỏi th́ nói là bảo vệ cho oai vậy thôi. Nhưng cũng đủ ăn. Kiếm thêm nhờ mấy con bia ôm nhảy dù, tụi nó cho. Tụi nó cần pḥng một, hai tiếng th́ tao sẵn ch́a khóa... đừng nói ai nghe nha mảy!?
    - Vậy th́ bác Hai khá quá! Lương đủ ăn, lậu mới nhiều th́ dư trọn. Tiền pḥng cũng không phải trả.??
    - Dư ǵ mà dư, tao nuôi mấy con số đề tới vợ bỏ, con đuổi... chiều nay trúng hai con, vớt vát bạc lẻ, thiệt là xui. Mà thôi, ngủ đi. Con Thảo nó về tới bây giờ, mày chưa ngủ là nó đuổi mày ra đó! Cứ giả bộ như xỉn quá mạng, nó kêu ǵ kệ nó, nghe chưa!?
    - Dạ được, ngủ hen bác Hai.?
    - Mà h́nh như cô Thảo đâu phải bán bia ôm. Con thấy cô ấy như đi làm, ăn mặc đàng hoàng và thường mua sách báo...?

    Ông già không trả lời, nằm thở dài tối nay ế độ. Chiều trúng số đề hai con được ít tiền th́ tối không con bia ôm nào đổ bộ cho ông kiếm thêm. Ngày của ông chỉ loanh quanh những con số và dọn ổ kiếm tiền để nuôi những con số trong chiêm bao. Ông cũng muốn nói cho Hùng Lân biết về con Thảo, nó từ ngoài Bắc vào, làm gián điệp chuyện ǵ th́ ông không biết. Chỉ biết nó sống b́nh thản trong hỗn mang nhưng không trụy lạc, đi làm con ở và mê sách báo. Nhưng nói làm ǵ với một thằng đang điên lên v́ tiền, gái gú không thích hợp lúc này. Ông ngủ sớm để chiêm bao v́ chắc chắn mai đă có tiền đánh đề, và hy vọng nửa khuya có độ nhảy dù...
    Hùng Lân nằm thiêm thiếp trên miếng chiếu cũ rích, mùi mồ hôi ông già nhơm nhớp dưới lưng. Không ngờ lên Sài G̣n lần đầu đă thê thảm đến không dám quay về. Rồi mai cũng phải về! Nằm suy nghĩ cách đối phó khi về tới nhà, cách nào cũng không tiện bằng nói thật. Thời buổi này bị gạt là chuyện thường, càng thân càng gạt nặng, -ông già ma cô nói không sai! Hùng Lân móc túi quần lấy ra cái đồng hồ gia bảo, từ hôm người bạn làm ăn ôm hết tiền trốn đi đến nay. Hùng Lân ôm nỗi tuyệt vọng lặng thinh. Cất kỹ cái đồng hồ v́ sợ bị giựt, cất kỹ để thủ thân lúc bất trắc đă linh cảm được. Giá như đừng hy vọng, bỏ về sớm vài ngày cũng c̣n đủ tiền xe, không đến nỗi phải bán cái đồng hồ của ba. Hùng Lân mê cái đồng hồ này từ năm lớp bảy, ba cho coi lần đầu đă mê cái đồng hồ mỏng tang, dây da cá sấu, đẹp hơn hết những cái đồng hồ mà Hùng Lân đă thấy qua. Ba hứa đậu tú tài, ba cho. Không ngờ ba đi tù cải tạo, nhắn má đi thăm nuôi ráng đừng bán cái đồng hồ, ba đă hứa cho Hùng Lân. Má ráng không bán, đúng ngày Hùng Lân tốt nghiệp phổ thông, má trao cái đồng hồ thay ba v́ ba không bao giờ về nữa...?
    Cái đồng hồ đă mấy lần gia cảnh ép bán để sống qua ngày, nhưng má thương chồng, thương con, cố giữ bằng mọi cách để bây giờ thằng con bán bỏ lúc đường cùng. Hùng Lân ngủ mê v́ buồn và dư âm xị rượu uống một ḿnh giữa Sài G̣n không có ai quen... Trong giấc mơ ngột ngạt của căn pḥng ẩm mốc, manh chiếu hôi hám, và tâm trạng không vui, tiếng con gái thều thào như mơ như thực... Bác Hai ơi!... Bác Hai ơi...! Hùng Lân chợt tỉnh khi có người lay ḿnh dậy, ánh trăng xuyên cửa sổ đủ để nhận ra cô Thảo đang ôm bụng, người đầm đ́a máu...?
    Hùng Lân không nhớ công tắc điện chỗ nào, bật quẹt ga soi mặt-đúng là Thảo, cô ấy đă ngất xỉu, bụng bị thương nặng lắm, máu c̣n đang chảy ra. Nh́n sang ông già chỉ có manh chiếu trống! Chắc ông ấy đă có người kêu, đi dọn ổ. Hùng ẵm cô Thảo, xô cửa bước ra con hẻm khuya không người, anh ta đi luôn ra đường lớn, gọi xích lô đưa tới bệnh viện.
    Không biết bên trong pḥng cấp cứu, cô Thảo có tỉnh lại được không? Cô ấy mà chết th́ ḿnh cũng chết! Pḥng cô ta sao lại có ḿnh trong đó lúc đêm khuya! Ông già ở chung với cô lại không có mặt. Thôi chết! Lăo đă thỉnh cái đồng hồ trên tay ḿnh ngủ quên và trốn đi mất rồi. Bây giờ ḿnh cũng phải trốn! Không trốn, cô Thảo chết th́ ḿnh là hung thủ. Nhưng trốn. Cô ấy nhờ cậy ai trong hoạn nạn này? Mà không trốn th́ giúp ǵ được cô ta? Cái đồng hồ đă theo ông già cao bay xa chạy... Hùng Lân ước ǵ có má bên cạnh để hỏi, phải làm sao! Nhưng không có má ở đây, Sài G̣n bệnh viện chỉ có những tàng cây cao rộng, im ĺm như giữ kỹ những bí mật xấu xa của thành phố đổi chủ, đổi tên đường...?

    Trời hửng sáng, hành lang bệnh viện đă lác đác những người nuôi bệnh đi mua thức ăn, cà phê sáng cho bệnh nhân và chính họ luôn thể. Hùng Lân cũng rời ghế băng trước pḥng cấp cứu, đi trong âu lo mang họa vào thân. Dù cô Thảo đă không chết nhưng c̣n hôn mê đến bao giờ. Cô ấy chết là hết nhưng ḿnh cũng hết sống v́ không giải thích được v́ sao cô ấy chết! Ai đă đâm chết nạn nhân? Hùng Lân bỏ đi trong suy nghĩ càng xa càng tốt, chút tiền c̣n trong túi đủ về tới Long An. Hy vọng gặp được người bạn làm việc ở đó!
    Anh ta yên bụng ngồi lề đường, làm một ly cà phê đen cho tỉnh táo, định ăn tô ǵ đó lót bụng đang cồn cào. Nhưng ngại ra tiền nên thôi. Ngồi nghĩ đến Thảo, ḿnh bỏ đi, như người bạn vừa bỏ ḿnh đi, bỏ ḿnh trong hoạn nạn. Một người đang hoạn nạn, không thân nhân-ḿnh bỏ đi được sao? Hùng Lân nốc cạn ly cà phê đen, xin miếng nước trà th́ không ai đáp, nhưng kêu tính tiền th́ có người ngay. Anh ta mua thêm một ly sữa nóng, rồi quay vô pḥng cấp cứu.
    Y tá đang t́m anh để đóng đủ thứ tiền. Họ mừng rỡ khi anh không bỏ trốn, và không hiểu v́ sao anh c̣n trở vô để thề danh dự là anh không có tiền! Bệnh viện cần thu tiền, không lấy danh dự của ai hết. Người y tá nói xong, quay vào gọi điện thoại.
    Không lâu, cảnh sát tới. Hùng Lân khai thật, khai hết, hoàn toàn sự thật cho cảnh sát lập biên bản, họ mời Hùng Lân về công an quận để chờ xác minh. Người đồng sự của anh ta tra c̣ng vào tay Hùng Lân. Hùng Lân phản đối v́ nếu gây án th́ đă không cấp cứu nạn nhân, nếu bỏ trốn th́ đă trốn từ tối hôm qua!
    Hai người công an trả lời: Anh nói có lư, nhưng nguyên tắc thụ lư án khi nạn nhân chưa thực sự tỉnh táo, c̣n hôn mê giăn đoạn, th́ chúng tôi thi hành đúng nguyên tắc để bảo an. Thế là Hùng Lân bị c̣ng lần đầu trong đời, cũng là lần đầu ngồi trong trại giam của công an quận. Năn nỉ hết cỡ, người công an trại giam cũng đ̣i phải có tiền th́ mới đánh điện tín về nhà giùm anh được! Hết cách, tuyện vọng...
    Sang ngày thứ hai, Hùng Lân được mời ra pḥng khách, gặp hai người lạ hoắc lạ huơ, một đôi vợ chồng trẻ, tương đối khá giả qua ăn mặc, họ tử tế đến thăm Hùng Lân với gói quà là mấy ổ bánh ḿ thịt, mấy bao thuốc lá, ít tiền đựng trong phong b́.
    Họ là ông bà chủ đă mướn cô Thảo làm việc nhà, trông con nhỏ cho họ đi buôn bán. Không thấy cô Thảo đến nhà nên họ đi t́m. Biết chuyện nên đến bệnh viện thăm Thảo. Thảo nhờ họ đi thăm Hùng Lân. Cô ấy đă hết nguy hiểm về tính mạng nhưng vết thương chưa cho phép ra viện. Vợ chồng họ cho biết, cô Thảo bị cướp cạn chứ chẳng thù oán ǵ với ai. Họ đă giúp cô trang trải tiền bệnh viện, họ nói toàn những điều tốt cho cô Thảo. Điều mong chờ nhất của Hùng Lân là họ bảo lănh anh ra khỏi tù th́ không nghe nói tới. Đành chịu.
    Chiều ngày thứ ba trong trại giam quận. Công an thông báo sáng mai sẽ đưa anh đi khám Chí Ḥa. Chiều bảng lảng ngoài song tù thê thiết, Hùng Lân nhờ người công an trại giam mua cho lít rượu, con vịt quay để đăi mấy anh em tù chung đă đối xử tử tế với Hùng Lân ba hôm nay. Ngày mai đi tù khám lớn, mặc áo sọc có số, đời tàn th́ tiếc chi hôm nay. Hăy nhậu thiệt t́nh một bữa, ngày mai đi khám lớn, không chừng không kịp thấy sáng hôm sau v́ đêm đầu đă mất mạng với tù thứ dữ trong đó, nghe kể đă rùng ḿnh.

    Bữa nhậu càng vui khi mọi người đă từ từ buông bỏ những lo toan. Rượu hết th́ mua thêm, giá cả công an đi mua giùm có hề ǵ, rượu mềm môi-tự đưa tiễn ḿnh một lần có sao đâu. Bao nhiêu tiền trong phong b́, Hùng Lân xài hết một lần để tự đưa tiễn ḿnh lần cuối! Vĩnh biệt thế giới tự do. Bái biệt công lư không thuộc về người nghèo.
    Phút sầu bi vô lượng ấy, say quá hóa tỉnh lại có người tới thăm. Cô Thảo xanh lè như đọt lá, đi chậm như bà cụ, người gập về phía trước, tay ôm bụng đau đớn, thều thào nói như hụt hơi: Về được rồi anh.?
    Cũng một chiếc xích lô-hai người. Hùng Lân đưa cô đi bệnh viện, nay cô đưa anh ta về thế giới tự do. Ba ngày dài hơn thế kỷ đă qua. Căn pḥng trọ c̣n chưa ai lau chùi những vệt máu đă khô, ông già đă biến mất từ đêm hôm ấy. Đêm thinh lặng Sài G̣n chỉ có ánh trăng muộn màng trong tiếng ồn ma quái của thành phố không ngủ. Hùng Lân thức trắng để chăm lo người con gái không bà con. Ngày mai cô ta mới xuất viện, nhưng sáng nay trốn ra để đi lo tiền, chạy chọt công an thả anh ra. Hùng Lân thương Thảo quá! Cô ấy ngủ thiếp đi như đứa bé lạc loài. Ấm ớ, hoảng sợ trong những cơn mơ dữ đến khi trời sáng...

    Hùng Lân ngồi kể chuyện với bạn bè... Năm 1982, như vậy đó. Cô Bắc kỳ kiêu hănh ngả đầu vào chồng măn nguyện về một chuyện t́nh.

    Phan

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Đọc 'Đường Phía Bắc' của Lê Đại Lăng

    Saturday, 05 May 2012 08:34 Tạp Ghi

    - Phạm Xuân Đài

    Ngay sau chiến thắng của phe cộng sản tại Việt Nam tháng Tư năm 1975, một sự kiện bi tráng đă xảy ra và kéo dài liên tục trong hơn 15 năm: đó là cuộc vượt biên của nhân dân Việt Nam nhằm đào thoát ra khỏi chế độ cộng sản.

    Cuộc đào thoát thoạt tiên xảy ra tại vùng đất thua trận miền Nam. Từ lâu, dân miền Nam là “bà con gần” với thế giới tự do, cho nên trong cơn hoạn nạn ngay trên đất nước của ḿnh, th́ phản ứng tự nhiên là chạy tới t́m nhờ bà con. Cũng từ lâu, khi nói tới vượt biên, hầu hết chúng ta chỉ nghe nói những địa chỉ tới của các con thuyền lén lút ra khơi là Thái Lan, Mă Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, Úc. Từ các bến băi miền Nam, thuyền tị nạn t́m đến các bến bờ vùng Nam Á ấy là lẽ tự nhiên - về địa lư cũng như về sự tin cậy. Thế nhưng đường tị nạn c̣n một hướng nữa, về phía Bắc, mà hầu hết đều tấp vô bến Hồng Kông. Một số người vượt biên từ các tỉnh cực bắc của VNCH cũ, như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngăi có khuynh hướng chạy ngược lên hướng Bắc v́ đường gần hơn. Nhưng xem kỹ lại th́ đa số người tị nạn trong các trại Hồng Kông có vẻ là những người ra đi từ miền Bắc Việt Nam, là miền đất thuộc phe thắng trận năm 1975.

    Có cái ǵ như là nghịch lư ở đây. Dân thua trận, bị đối xử tàn tệ không sống nổi phải chạy trốn, cái đó hiểu được. Nhưng dân của phe thắng trận cũng chạy trốn là tại làm sao? Câu hỏi này có lẽ được giải đáp lâu rồi: v́ chế độ chính trị. Cuộc thắng trận năm 1975 như một trái pháo bông nổ tung sáng rực trong chốc lát, sau đó tắt ngóm và màn đêm lại bao trùm như cũ, kể cả trên miền Bắc chiến thắng. Và lầm than khắp nơi, không kể nam hay bắc. Và có lẽ “theo gương” dân miền Nam, dân miền Bắc cũng ra đi để t́m một cuộc đời đáng sống hơn.

    “Đường Phía Bắc” (*) là một cuốn sách thu góp nhiều mẩu chuyện của người vượt biên từ đất Bắc, ghi lại trong cung cách tiểu thuyết hóa để thành một câu truyện mạch lạc các nhân vật có liên kết với nhau. Gọi là đường phía bắc, tác giả có dụng ư đưa ra một h́nh ảnh đối ngược với đường phía nam là những chuyến hải hành tỏa ra nhắm đến các nước Đông Nam Á, vốn gần với phần phía dưới của nước Việt Nam. Ngược lại, đích đến của đường phía bắc chỉ có một: Hồng Kông.
    Thảm cảnh của những chuyến vượt biên th́ quá nhiều, nam cũng như bắc. Nhưng từ trước đến nay người ta ít biết cảnh thực của những chuyến vượt biên từ miền Bắc, v́, như tác giả giăi bày trong lời giới thiệu đầu sách:

    “Con đường ngược bắc của những cá nhân ấy lại được kể th́ thầm như tội đồ xưng tội, tội tổ tông, tội bỏ nước, tội đi t́m chỗ sống, chỉ dành riêng cho kẻ muốn nghe, không có tiếng mơ nhịp, chỉ có những bàn chân xếp thành dấu chấm in trên đất trên nước qua vạn dặm hành tŕnh”.

    Là người từng làm việc thiện nguyện tại các trại tiếp người vượt biên tại Hồng Kông, tác giả có nhiều dịp được nghe những “lời kể th́ thầm” của biết bao là mảnh đời về chuyến hải hành không dài lắm từ vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông. Không dài nhưng không phải là không gian nan và nhiều thảm cảnh, đặc biệt khác hẳn những ǵ chúng ta vẫn nghe từ các người vượt biên miền Nam, đi “đường phía Nam”.

    Cuốn sách mở đầu với một hoạt cảnh đầy kịch tính của một người c̣n trẻ đóng vai bộ đội đi phép trở về đơn vị đóng ở vùng ven biển, phải đóng thật khéo để có thể vượt qua vô số trạm kiểm soát của công an nhằm bắt giữ bất cứ ai trên các chuyến xe đ̣ có vẻ khả nghi là đi về vùng biển để vượt biên. Với một bút pháp rất nghệ thuật, tác giả đă cho Hải, người thanh niên ấy, có những ngôn ngữ cùng hành vi y hệt một anh bộ đội dày dạn bất cần đời, khiến đám công an đâm “nể” và cho anh ta đi thoát, để câu chuyện vượt biên về phía bắc của anh ta có thể bắt đầu. Và cũng chính hiện tượng canh pḥng kỹ lưỡng này của công an cho thấy vào thời điểm kể truyện này chuyện vượt biên đă xảy ra khá nhiều ở các vùng biển miền Bắc rồi.

    Chuyến hải hành của con thuyền chở 60 người ra đi trót lọt. Nó đi về hướng bắc một cách chậm chạp hơn người ta tưởng: dự tính bảy ngày sẽ tới Hồng Kông, nhưng hơn mười ngày hăy c̣n ven biển đảo Hải Nam. Lâu lâu lại t́m cách đổ bộ vào bờ, công an Trung Quốc bắt gặp th́ không làm khó dễ ǵ, trái lại sẵn sàng đi mua hộ dầu và thức ăn, chỉ tuyệt đối cấm người trên thuyền lên bờ. Lần nào họ cũng đếm và ghi lại số người trên thuyền, rồi ra lệnh cho đi tiếp. Vào cuối thập niên 1980, Trung Quốc và Việt Nam c̣n ḱnh chống nhau, nên họ có vẻ có cảm t́nh với người tị nạn vượt thoát khỏi Việt Nam. Nhưng họ không nhận người tị nạn, và người tị nạn cũng nhắm tới một nơi khác chứ không phải một nước Trung Quốc cộng sản: họ chỉ cần tới Hương Cảng.

    Nhưng đoạn đường không xa ấy cũng có lắm tai ương, và chiếc thuyền vượt biên của Hải đi đă không bao giờ đến đích. Nó bị một cơn băo biển đánh giạt vào bờ và vỡ tan tành. Chuyện kỳ lạ là Hải và đứa con gái c̣n nhỏ của anh sống sót cùng với vài người bạn thân của anh, và họ lại gắng “mưu sinh” bằng cách đi ăn xin. Rồi đứa nhỏ chết, rồi cơ may lại tới, bọn họ lại nhập vào một đám khác có thuyền, rồi lại lên đường.

    Chúng ta ít khi nghe được lời mô tả những hăi hùng của một trận băo biển, v́ người đă trải qua th́ ít khi c̣n trở về được để kể cho chúng ta nghe. Thảng hoặc có sống sót trở về th́ cũng khó có đủ ngôn từ để diễn tả cơn thịnh nộ của biển khơi, v́ nó vượt khỏi các ư niệm và ngôn ngữ thông thường của con người ở trên mặt đất.

    “Cái h́nh rẽ quạt từ trên trời càng lúc càng tỏa rộng, như năm ngón tay quái thú úp chụp xuống những con người bơ vơ bé nhỏ. Trong tích tắc, thuyền bị sóng nhồi lên đến tuyệt đỉnh cao, cao đến mức không thể cao nữa, rồi từ đỉnh cao ấy, vụt xuống một thung lũng bốn bề là nước đen dựng thành tường. Tiếng ré kinh hoàng của tất cả bị hút ngay vào bức tường đen, mất biệt, như sự thẩm âm tuyệt hảo nhất do tạo hóa cấu thành. Từ đỉnh sóng xuống vực sâu, rồi từ vực sóng thuyền tung lên đỉnh sóng, Hải nghe tiếng hét thất thanh của lăo Mục:
    - Con... ơi ơi...!
    Tiếng hét xoáy tít vào tiếng nước reo hăm hở, ác độc. Thần biển đang hể hả xoa tay, chờ từng sinh mạng nạp ḿnh. Trong giây phút ấy, lạ thay bé Ngọc vẫn trừng mở mắt, nh́n chằm chằm bức tường nước sùng sục quanh thuyền. Hải ôm chặt con, chàng nh́n thấy bóng dáng Đức Phật, chàng nh́n thấy thánh giá của Chúa Giê su, chàng nh́n thấy hồn thiêng của cha ḿnh sừng sững trên sóng, dưới vực thẳm, đang nắm tay nhau kết thành ṿng tṛn lớn, cùng ca hát bài ca luân hồi sinh tử. Hải trừng mắt. Chàng muốn thấy kỹ cái tích tắc vô thường mà đời người không tránh khỏi. Chàng sắp dắt con xuống yết kiến thủy thần. Chàng sẽ cười khà vào mặt lăo già có cḥm râu bạc lướt thướt và đôi mắt buồn thăm thẳm:
    - Ông đă thắng!
    - Ta lúc nào cũng thắng.
    - Trẻ thơ có tội ǵ?
    - Trót sinh ra làm người.
    - Tôi đi t́m đất sống.
    - Đất nào sống được nói ta nghe.
    - Không phải nơi tôi được sinh ra. Nơi tôi có quyền ca khi hoa nở, nơi tôi có quyền khóc khi tôi muốn và nơi không có lăo già râu bạc như ông.
    - Ha... ha... ngươi tưởng không có người như ta là ngươi sống được ư... ha... ha... ta cho ngươi thấy.
    Thủy thần vụt tan ra thành xoáy nước, vỗ tay reo. Lăo cong ḿnh thành một ngọn sóng, ngọn sóng dài hơn chiều dài của chiếc thuyền chở Hải. Lăo trườn lên lặn xuống không biết bao nhiêu lần. Đột nhiên, lăo đổi tṛ chơi, lăo xoay tít trên không gian đen như vũng nước trâu nằm, hất tung cả chiếc thuyền lao vào hư vô nín lặng...”

    Nhưng qua các tai biến với vô số t́nh cờ, chúng ta biết thêm được một số điều, không phải chỉ trên biển cả, mà ở trong nước Tàu. Trước hết là thảm cảnh của cuộc “nạn kiều” xảy ra cho số người Hoa Kiều bị nhà nước Việt Nam đuổi về Tàu mươi năm trước. Họ là những người Tàu sinh sống ở Việt Nam đă lâu đời, bỗng v́ sự xích mích giữa hai nước mà phải biến thành nạn kiều, phải dứt bỏ sản nghiệp lẫn đời sống tinh thần t́nh cảm đă xây dựng trên đất nước Việt Nam để về cố quốc, một thứ “nước cũ” nghèo nàn nay đă thành xa lạ đối với họ và cũng chẳng hào hứng ǵ để đón họ trở về. V́ thế nên mới có cảnh:

    “Cái vẻ trù phú của cảng Hải Bắc chỉ làm tăng nỗi bơ vơ lạc lơng của nạn dân nạn kiều sống trên băi biển. Ngoại trừ một nhà thương thí do Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1979, các nạn kiều bị đuổi về nước năm 78 chẳng được hưởng một quy chế ǵ rơ ràng. Đầu tiên, họ được bố trí lên các nông trường ở tỉnh Quảng Tây. Chịu không nổi đời sống ở đó họ trốn về miền biển và cắm lều sống trên băi cát bằng nghề đánh cá. Họ làm vệ sinh cá nhân ngay trên băi, lấy cát lấp lại chờ sóng lên dọn sạch. Nhóm nạn kiều sống ở Bắc Hải đă bị lăng quên hoàn toàn. Không ai cần biết đến họ và họ cũng chẳng trông chờ vào ai. Lương thực của họ là biển cả mênh mông (tê tái) ngoài xa kia. Trung Quốc coi họ là nạn dân người Việt, nhà nước Việt Nam lại coi họ là nạn Kiều. Sức ép của hai thể chế đẩy những người này ra tận mé nước và không thể ra xa hơn được nữa. Những đứa trẻ sinh ra trên cát nóng chờ ngày theo cha mẹ ra khơi bắt cá. Không một ngôi trường nào chịu chứa những đứa trẻ sinh nhầm đất nước ấy”.

    Không đi vượt biên về hướng Bắc th́ làm sao đám người Việt này gặp được một cái thành phố ma với bốn kỳ nhân ở trong đó từ thời cách mạng Vệ Binh Đỏ, những chuyện lạ lùng đă xảy ra giữa thế kỷ 20. Từ thuyền họ thấy có một thành phố trên băi biển bèn tấp vào kiếm ăn. Nhưng khi bước lên bờ họ mới nhận ra đó là một thành phố không có người ở. Và khi “thám hiểm” vào trong, họ gặp một cái nhà với bốn người ở, có thể gọi là bốn quái nhân, những linh hồn sống duy nhất của thành phố bỏ hoang này. Một người tương đối c̣n lành lặn nhất là Hồng lăo, hồi 1966 là giáo sư Đại học Thanh Hoa, bị vệ binh đỏ hành hạ rồi đưa đi tập trung lao động, cuối cùng về đây, một công trường cải tạo, nhưng về sau mọi người bỏ đi hết, chỉ c̣n lại bốn người không biết về đâu. Người thứ hai là một bác sĩ y khoa, với một câu chuyện ly kỳ, tàn khốc:

    “Tôi ngồi trong nhà mà run sợ. V́ tôi là trí thức hành nghề theo học thuật phương Tây th́ ắt là hữu khuynh tư bản rồi. Th́nh ĺnh, cánh cửa nhà cha mẹ tôi bị đạp tung, một đội Vệ binh Đỏ tay cầm gậy gộc xông vào. Chúng dơng dạc tuyên bố gia đ́nh tôi thuộc thành phần trí thức tư sản, rồi xông vào đập phá đồ đạc. Chúng giựt tranh treo tường, đập tủ chén, xô ngă bàn thờ, không c̣n một thứ ǵ c̣n gọi là nguyên vẹn. Thậm chí chiếc áo có thêu kim tuyến của mẹ tôi cũng bị kết là tư sản, chúng lấy kéo cắt nát. Cha mẹ tôi, em trai tôi và tôi nữa bị chúng bắt qú gối ngay giữa pḥng trước. Sau đó, chúng xởn hết tóc chúng tôi, c̣ng tay và dẫn đi diễu phố. Hết ngày, chúng dẫn về, lấy roi da đánh đập chúng tôi ngất đi rồi mới bỏ đi, không quên khóa trái cửa căn nhà. Gia đ́nh tôi là kẻ thù của nhân dân”.

    Ở một đất nước mà từ ngh́n xưa đă có những hiền triết nêu cao chữ Nhân như một khám phá bản chất cao đẹp của con người, mà nay lại được điều hành bởi một bạo chúa mác-xít hoàn toàn vô nhân, đẩy con người vào những trạng thái không thể tưởng tượng nổi:

    “Trong suốt bốn ngày, chúng tôi không có ǵ để ăn. Chén bát đă bể hết. Chỉ c̣n ít ḿ gói nhai sống. Chúng tôi sợ hăi và đói khát. Sáng sớm hôm sau chúng nó lại tới, lại hành hạ, lại đi diễu phố, lại bị đánh bằng roi da. Trời ơi, đảng ơi...!
    Điện đă bị cúp hết. Căn nhà tối mù. Bên ngoài mưa rơi nức nở. Chúng tôi ngồi nghĩ đến cái chết. Phải rồi, sao không chết đi để hết nhục, để bớt đau khổ thấy ḿnh thua cả chó. Chắc là đă quá nửa đêm. Tiếng mưa rơi tê tái quá! Làm sao để tự ải đây? Cha tôi suy nghĩ, mẹ tôi suy nghĩ, c̣n tôi th́ nát óc. Đứa em trai trên gác thượng chắc cũng đang suy nghĩ. Th́nh ĺnh tôi nh́n thấy con dao rọc giấy ở chân bàn. Bọn Vệ binh Đỏ hẳn đă làm rơi nó. Trời đă gửi thiên sứ xuống. Tạ ơn trời. Tôi là bác sĩ. Tôi biết là nếu động mạch cổ bị cắt th́ các mạch máu sẽ ngưng hoạt động và người ta chết tức khắc, chết tức khắc, chắc chắn như thế. Đây là cách chết nhanh nhất và vô phương cứu chữa. Cha mẹ tôi chưa tin hẳn vào lời giải thích của tôi. Người hỏi có đúng là chết dễ như thế không? Tôi phải lấy bằng bác sĩ ra để bảo đảm với người là chắc chắn như thế. Cuối cùng mẹ tôi bảo: 'Tạ ơn trời, sao lại dễ thế được. Tạ ơn trời đă ban cho tôi đứa con học ngành y'. Người nói hoài như thế, mắt long lanh sung sướng. Cha tôi bảo: 'Con là người duy nhất biết việc, vậy hăy cắt cổ cha mẹ trước rồi hăy tự cắt cổ con'”.

    Kể ra, đi vượt biên mà có những cuộc gặp gỡ ly kỳ, mang lại những hiểu biết lạ lùng như thế này th́ cũng... đáng công khó. Trên thế giới giữa thế kỷ 20 hẳn không ở đâu có được những chuyện tương tự như thế của nước Tàu.

    Trải qua tất cả những thảm cảnh cùng cực cho một đời người, cuối cùng Hải cũng đến được vùng đất hứa, là thành phố Hương Cảng.
    Trong trí tưởng tượng của người vượt biên, đó là tự do, là thiên đường, nhưng đầu tiên họ phải vô các trại tiếp cư, mà thực chất là nhà tù. Sống dưới chế độ nghèo khổ và bị tước đoạt hết quyền làm người của chủ nghĩa cộng sản, người ta háo hức ra đi để t́m một đời đáng sống hơn, và tưởng rằng phần nhân loại c̣n lại có bổn phận “phải” lo toan mọi việc cho họ. Đúng là có những tổ chức để lo toan, nhưng không xuể, v́ lo được một th́ người ta kéo đến mười. Tiếng réo gọi của Tự Do thật là thần bí. Tiếng réo gọi của một đời sống sung túc xứng đáng với phẩm giá cũng mạnh mẽ lạ thường. Cũng làm thân con người, sao ở nơi kia người ta sung sướng, c̣n tôi th́ quá nhục nhằn? Sao tôi không thể chuyển đổi đời sống của tôi? Cái bến bờ xa xa kia đă hớp hồn bao nhiêu người Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20, miền Nam th́ có đường phía nam, miền Bắc th́ có đường phía bắc.

    Tác giả Lê Đại Lăng đă có công và có ḷng ghi lại các câu chuyện, các hoạt cảnh của con đường vượt biên của đồng bào miền Bắc, miền đất đă chiến thắng trong cuộc chiến vừa là tương tàn giữa những người con cùng một mẹ, vừa là giữa hai ư thức hệ chia đôi thế giới trong thế kỷ 20. Văn tài của ông đă tạo dựng lại biết bao số phận, biết bao thảm cảnh, biết bao nỗi hy vọng lẫn thất vọng của những con người Việt Nam bao năm chôn vùi trong chế độ toàn trị vừa hé mắt nh́n thấy ánh sáng của tự do xa xa ở phía chân trời, và đă nung nấu cái khát vọng phải đến cho được nơi chân trời đó. Con thủy lộ không dài giữa vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông cũng ngầm chứa bao hiểm nguy chết người, và quả đă giết vô số người sử dụng nó với những phương tiện quá mỏng manh. Cuốn Đường Phía Bắc là một kho chứng liệu sống của ư chí vượt khỏi địa ngục với tất cả thảm cảnh của nó.

    Người điểm cuốn sách này biết là ḿnh chưa làm hết công việc giới thiệu toàn bộ tác phẩm trong bài viết này, v́ chỉ mới nói chuyện đi đường mà chưa đề cập chuyện đến nơi. Khi đến nơi th́ câu chuyện đă có một không gian khác, tinh thần khác, và chất chứa những cái ly kỳ khác. Vậy đành khất với độc giả trong một bài viết khác.

    Thứ Sáu 13 tháng 4, 2012
    Phạm Xuân Đài

    -------------------
    (*) Đường Phía Bắc, giá sách US$15.00, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
    Ṭa soạn báo Trẻ
    3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044.
    ĐT: 972-675-4383
    Email: tusachtreusa@gmail.c om

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Lia thia quen chậu

    Phan




    Nắng cuối xuân chưa nóng hung, gió vào hè c̣n tí hơi xuân sáng sớm và chiều chạng vạng, làm cho những người đi trên mây, người đi bộ buổi sáng bâng khuâng theo tiết trời thay đổi. Sáng nay sao lại có mấy chú bé Mỹ xách vợt xuống suối hớt cá, mới là lạ. Tôi đi theo chúng để xem, dĩ nhiên là giữ khoảng cách để khỏi phiền nhau. Th́ ra là mấy chú bé ở không, đi nghịch ngợm chơi thôi chứ không mục đính. Con nít Mỹ quá sướng với điều kiện sống nên kư ức nghèo nàn khi nhớ về tuổi nhỏ của ḿnh. Tôi lại nghĩ một ḿnh khi thấy một con cá đẹp dưới suối, mấy chú bé cố vớt bằng cái vợt mà mắt cáo lưới vợt lớn hơn con cá th́ làm sao được! Tiếng cười trẻ Mỹ thật gịn và vui khi con cá đă trong vợt, nhưng rớt bơm lại xuống suối v́ mắt cáo vợt lớn hơn con cá. Người Mỹ thích vui, không thích cá như tôi thuở nhỏ. Làm tôi nhớ quá đi thôi về thời ḿnh bằng mấy chú nhỏ này, đă rành và mê cá lia thia tới đâu!

    Cá lia thia có nhiều loại, nhưng trẻ con thèm nhất v́ không có tiền mua là con cá Xiêm (tức một loài lia thia có xuất xứ từ bên Xiêm-Thái Lan). Cá Xiêm màu xanh xám toàn thân, đầu đen, vẩy có sao lốm đốm, kỳ, vi, đuôi, rất đẹp, cá to cỡ muỗng cà phê. Cá trống hung dữ, đá độ khỏi chê, ḿnh mẩy tơi tả cũng không sợ, đá tới chết bỏ. Từ khi nào không rơ, con cá Xiêm có mặt ở Sài G̣n, dần dần lai tạo ra nhiều chủng loại có màu sắc đẹp hơn nữa, màu xanh lục bóng ngả xanh dương đậm tuyệt đẹp. Nhưng khả năng tác chiến và tính gan ĺ của cá Xiêm thuần chủng cũng mai một theo sự lai giống đó. Nếu ai đă từng chơi cá lia thia th́ khó quên những trận thư hùng của cá Xiêm thuần chủng.
    Thuở biết trốn học, hay ngày chủ nhật, tôi lang thang ở những khu bán chim, cá trên đường Lê Lai, qua Khu Dân Sinh cũng có; có khi tôi phiêu lưu vô tới Chợ Lớn, tới mấy người bán cá ngoài lề đường Nguyễn Trăi với Nguyễn Hoàng, khi th́ tới căn nhà của ông Tàu chơi cá và bán cá thứ dữ trong con hẻm đường Cộng Ḥa, ông cũng thường đem cá dỏm ra bán cho con nít ở chỗ trường Tiểu học Trần B́nh Trọng, c̣n cá chiến th́ ủ ở nhà để bán cho người biết chơi cá. Có khi tôi ṃ đến một căn nhà khác ở tuốt trong Chợ Lớn, trên đường Phạm Đ́nh Hổ, phía bên chợ B́nh Tây, nhà này người Tiều, nghèo, ngoài những chậu, hồ ép cá, chả có ǵ. Nhưng họ cũng giàu hơn tôi là kẻ chỉ đến để coi cho đă mắt chứ tiền đâu mua. Có lần tôi đạp xe qua cầu Phú Lâm, tới Mũi Tàu-gần Xa cảng miền Tây để coi đá cá theo dân đá cá cho hay, lần đó tôi được ông kia thương hại, cho tôi con cá Xiêm sắp chết. Tôi nằm mơ c̣n thấy “Đại tướng” tả xung hữu đột trước trận tiền, uy vũ xung thiên... Chẳng qua là con cá Xiêm đă chết trên đường tôi đưa nó về nhà trị thương - cầu may, sau một cuộc thư hùng mà tôi chứng kiến, tôi đặt cho nó tên “Đại tướng”, là vậy. Đại tướng đă hy sinh, trút hơi thở cuối cùng trong cái bọc ny-lon treo trên ghi-đông xe đạp. Nhưng Đại tướng bất tử trong những giấc mơ thời thơ ấu của tôi. Đại tướng di chỉ cho tôi tính khí tới cùng, thề không bỏ cuộc. Đại tướng chết trên tay tôi thật là đau ḷng, làm tôi yêu cái chết thầm lặng từ đó, sau này mới hiểu hai chữ “bi hùng” theo ḍng lịch sử sang trang và những cái chết tới giờ người đời c̣n nhắc tới...

    Loại thứ hai có ở Sài G̣n là cá Phướn, cũng là một loại lia thia, thường màu đỏ và trắng trộn đốm lớn, dài đ̣n, kỳ, vi, đuôi cũng dài, uốn lượng rất đẹp. Nhưng cá Phướn đá dở ẹt! Đá chút là chạy độ, kỳ, vi tơi tả, phải nuôi dưỡng mấy tháng cũng chưa lấy lại được phong độ cũ nên cá Phướn chỉ được kể là cá kiểng. Về sau này c̣n có loại cá Phướn Đài Loan du nhập sang Sài G̣n, lớn gấp đôi cá Phướn thường, màu sắc rất đẹp nhưng cũng chỉ nuôi làm kiểng trong những hồ cá lớn ở nhà hàng Tàu, khách sạn Tàu hay tư gia người Tàu, họ dường như tin vào sự may mắn của hồ cá Phướn sung măn...

    Vậy c̣n có cá Xiêm thôi, muốn có một con cá Xiêm để đá cá cũng gian truân lắm bởi nghề chơi nào chả lắm công phu. Cá thủ phải dày dạn trận mạc, kinh nghiệm không sách vở trong môn đá cá mới được. Chỉ nh́n bằng mắt, vận dụng kinh nghiệm mà suy xét, rồi mua. Khi một con cá đá đă lọt vào mắt dân mê cá th́ bao nhiêu cũng mua. (Có lần, khi đă có gia đ́nh, đang làm ăn không kịp thở mà tôi nghe xong là đi mua con cá Xiêm bên ḷ cá Nhị Thiên Đường, trả bằng cái khâu 5 phân vàng thời ấy. Chỉ v́ cái kỳ điểm có một không hai, mua v́ không bỏ qua được máu mê cá đá, mua v́ nhớ thương Đại tướng trong mơ... Mua rồi, phải nhờ một ông già, nhà ở hẻm, trên đường vô khám Chí Ḥa chăm sóc giùm, khi có thời giờ là tới bốc cá đi đá độ chơi...)
    Viên Đại tướng thứ hai của tôi chết oanh liệt lắm, bỏ vàng ra mua cái kỳ điểm không sai. Lần đó, ông già quản cá cáp độ với một tay chơi cá thứ dữ ở cầu Chữ U- xóm Lê Quang Liêm. Chỉ là danh dự thôi chứ không phải tiền bạc, tôi nhớ ông Tàu đó c̣n ra tiền mua rượu bia cho mọi người (dân mê đá cá) uống chơi để coi cho biết một trận thư hùng của cặp cá Xiêm có kỳ điểm thượng và con của ông Tàu có kỳ điểm hạ. Coi để biết hai cá thủ là ông Tàu và ông già quản cá của tôi ai hơn ai về cá... Hôm đó, hai con cáp độ cú đầu đă nháng lửa, một con rách kỳ; một con lồi mắt. Từ đó, không buông nhau nữa, tới rụng rời hết kỳ, vi, thịt lở ra từng mảng v́ răng cá Xiêm tuy nhỏ nhưng sắc bén như cá mập. Hai con mở miệng lớn hết cỡ để phập nhau một cú quyết định-sau hơn tiếng đồng hồ long tranh hổ đấu, hai con ch́m xuống đáy chậu-chết chung, mà miệng c̣n ngoạm xương nhau-không buông, ruột gan thoi thóp... Tôi thôi chơi đá cá từ đó v́ một ư nghĩ khác đă len lỏi vào ḷng, tṛ chơi ác, không có kết quả tốt đâu!

    Mấy chú bé Mỹ đă xách vợt cá về ném trước sân nhà, rồi chơi baseball với nhau. Người Mỹ chỉ ham vui chứ không cần hiểu biết chuyên sâu! Tôi lại không rời được bờ suối để đi tiếp, về nhà, c̣n bao nhiêu là việc ở nhà. Nhưng ḍng suối cứ níu chân người ưa lưu luyến. Tôi trở lại với thời trẻ con thành phố của ḿnh, tiền mẹ cho ăn sáng, không ăn, nhịn đói để dành tiền mua cá đá. Thỉnh thoảng trốn học sang Thủ Thiêm mới biết tới cái thú vớt cá lia thia. Loài cá lia thia ruộng không b́ với cá Xiêm được. Cá lia thia ruộng nhỏ con, bằng nửa cá Xiêm thôi, cá trống nhỉnh hơn cá mái chút xíu, màu sắc đẹp hơn cá mái tí ti. Nhưng cá lia thia ruộng nh́n chung màu sắc thua xa cá Xiêm. Chỉ khi nào giỡn bóng hoặc gặp địch thủ th́ cá trống mới nổi màu, x̣e đuôi, kỳ, vi, phùng mang ứng chiến... Cá lia thia ruộng ít tấn công trước như cá Xiêm nên coi không đă, chẳng đặng đừng mới giao chiến, và không cần thắng nên dễ bỏ chạy hoặc không truy sát khi thắng thế như cá Xiêm.
    Nhưng đi vớt lia thia ruộng có cái thú lặn lội mà đi trên những cánh đồng mùa. Bọn học tṛ không sách vở cầm tay chúng tôi đi vớt cá lia thia như đoàn quân hỗn tạp, đứa xách chai nước mắm đă xúc sạch để đựng cá; đứa keo chao, lọ miểng... tôi th́ thủ cái chai nước biển, lần đó nhặt được trong khu bệnh viện của trại lính gần nhà. Dụng cụ đi vớt cá lia thia chỉ có hai bàn tay và ḷng đam mê. Khi những cơn mưa đầu mùa ngập ruộng, là lúc cá lia thia không biết từ đâu theo mưa về sinh sống trong những hố chân trâu. Cũng là mùa bắt cặp để sinh sản, chúng sống có đôi, nhờ vậy mà bọn tôi biết được ổ của chúng để vớt. Mấy đứa thiếu kinh nghiệm thường mang theo cái rổ nhỏ, vợt, để vớt cá, như đám nhóc Mỹ ban năy. Tụi trốn học thường như tôi chỉ có hai bàn tay chụm ngửa, lần vào ổ cá theo hướng từ đáy lên để hứng chú cá trống, c̣n cá mái th́ không thèm vớt, có lọt vào tay cũng bị ném lại ruộng.
    Ổ cá lia thia là một nhúm bọt màu trắng hay vàng phèn tùy nước ruộng. Nếu bọt có lẫn trứng cá màu trắng li ti th́ chắc chắn có một cặp cá trống-mái, và cá trống bao giờ cũng bơi dưới ổ trứng để bảo vệ. Nếu ổ cá chỉ có bọt mà không có trứng th́ chỉ có cá trống bên dưới đống bọt, lúc này cá trống rất hung dữ để bảo vệ cho cá mái đẻ trứng. Việc đi t́m ổ cá lia thia vừa hồi hộp, vừa căng thẳng thần kinh dữ lắm! Đau lưng v́ lom khom như kẻ trộm, lại phải đi thật êm, mắt không rời mặt ruộng. Khi gặp bọt cá th́ vui-lo lẫn lộn, ngồi xuống, căng mắt nh́n, nghe ngóng... Nín thở, dùng hai bàn tay lật ngửa d́m xuống phía dưới bọt cá, khi thấy chú cá trống nằm gọn trong ḷng hai bàn tay th́ từ từ đưa lên mặt nước, úm lại! Thở phào. Xong.

    Nhưng trong mấy con cá trống bắt được không phải con nào cũng đá được. Phải ra công nuôi dưỡng, cho xổ thử mới biết khả năng từng con. Từ đó chọn ra và phong tước. Mỗi chú nhóc chơi cá đều có một Đại tướng của ḿnh. Đại tướng bị kiến thui do nhảy ra khỏi keo, hay mèo tha th́ chết cha con mèo với sự trả thù trời long đất lở của những chú nhóc. (Cho mèo ăn miếng thịt kho tàu nhưng nhét trái ớt hiểm bên trong cho nó thụt lưỡi th́ hết vớt lia thia trong keo...) Tôi bị bệnh thù mèo thành tật tới hôm nay chưa bỏ được v́ thấy con mèo là nhớ tới những Đại tướng khổ công chăm sóc của ḿnh đă bị mèo xực, v́ nuôi cá lia thia mới biết cực, biết thương những anh hùng chết oan. Phải tách ra nuôi riêng từng con, mỗi con một keo, sắp thành hàng dài trên bệ cửa sổ pḥng ngủ, dọc theo cầu thang lên lầu... giữa mỗi chai phải chêm miếng giấy b́a cho chúng đừng thấy nhau. V́ thấy là đá, hai con đều đá vô thành keo, thành chai th́ bể mỏ hết sao! Nên chỉ khi chọn cá mới giở giấy che ra cho chúng giỡn bóng, là lúc mê đắm nh́n, bao nhiêu công khó, bao nhiêu trận đ̣n đều quên hết; bao nhiêu kinh nghiệm được xài hết để chọn ra Đại tướng của ḿnh.
    Chọn dáng trước, dáng cá phải thon, nhưng gọn, v́ dài quá cũng bất lợi, xoay chuyển chậm. Dáng cân đối, uy dũng, đặc biệt là đuôi quạt mạnh tới lên sóng mới khoái khi thấy bóng chính nó trong keo hay thấy con ở keo bên kia là sửng cồ liền mới được. Cái dáng của lia thia quan trọng nhất v́ dáng nó uy dũng th́ không chừng bất chiến tự nhiên thành v́ đối phương ngán tướng mà chạy. Cái phải chọn tiếp theo là mang, lia thia mang xanh hay màu son là khỏe thở, có sức. Mang màu ch́ là cá pê-đê, loại này như loài lưỡng tính v́ thân cả cá trống lẫn cá mái và đánh lộn cả cá trống với cá mái... C̣n cá có mang thâm đen là cá tiểu nhân, thượng đội hạ đạp, ăn thịt cá bé nhưng chém vè cá bằng và chẩu trước khi đụng cá lớn hơn. Chọn đến vẩy cá phải ửng đều, màu đậm, càng nhiều sao lóng lánh trên vẩy là càng ĺ đ̣n, những con có sao xanh bạc ửng đỏ vài nơi là cá quyết tử. Những con sao vẩy nhiều và đều thường là những con khỏe mạnh và ĺ đ̣n đáng nể. Riêng Đại tướng, ngoài ba tiêu chuẩn trên, phải có kỳ điểm nữa, là một vết son ở thượng kỳ, như chấm đỏ chót vót trên thượng kỳ là cực hiếm, chấm đỏ ở tận cuối hạ kỳ -giáp với thân lưng cũng là cực hiếm. Nội có chấm son trên kỳ đă thuộc danh kỳ điểm- là cá hiếm rồi! Cá có kỳ điểm thượng, khi hạ kỳ hay dương kỳ đều đẹp tuyệt vời, uy dũng như danh tướng... c̣n nghe nói kỳ điểm là đặc tính thông minh, gan dạ của loài cá Xiêm. Vị trí kỳ điểm có giá trị thẩm mỹ hơn...

    Khi chọn được một Đại tướng ưng ư th́ sướng hơn người lớn trúng số độc đắc. Đó là niềm đam mê, là niềm tự hào không sao tả hết. Đại tướng được thay nước thường xuyên, phải đúng nước mưa lu, gạn trong, là nước làm cho cá không ghẻ lở. Nước máy xài không được bởi có chất thuốc sát trùng, nước mưa mới cũng không được v́ nồng độ a-xít ni-tơ-ric trong nước mưa c̣n cao. Lo nơi ăn chốn ở cho cá lia thia c̣n khó hơn lo học, cha mẹ không hiểu con nên đánh đ̣n hoài, là vậy!
    Mà đâu đă xong, c̣n phải chạy ăn từng bữa cho cá nữa ḱa! Đi vớt lăng quăng ở bờ kinh, cống rănh mỗi ngày. Khi bị đ̣n, hôm cùm tay, khóa chân vô cẳng giường, không đi được nữa th́ phải nhịn ăn sáng để mua bịch lăng quăng về cho cá ăn, sau mỗi ngày học. Hôm mẹ vắng nhà là làm ăn cho khéo, trộm và luộc một trứng gà trong cái lon sữa ḅ, đốt bằng những mẩu đèn cầy lượm lặt... Trứng chín để nguội, lột vỏ, bỏ tṛng trắng vô miệng ḿnh nhưng tṛng đỏ th́ bóp vụn ra, đem đi phơi nắng cho tới thật khô, rồi giă nhuyễn... để tẩm bổ cho Đại tướng. (Lia thia cấp tá chỉ để dụ bán cho mấy đứa con nhà giàu, lấy tiền mua bi để bắn bi; mua truyện x́ trum, truyện vơ hiệp “Tiểu lưu manh”. Nhớ mà tức cho “Tiểu lưu manh” bị bọn ma giáo ám toán. Ông già bán cà rem với truyện ở cổng trường để cho bọn nhỏ tức cành hông mới tung ra loạt truyện “Tân tiểu lưu manh thần côn phục hận”. Làm đứa nào cũng có một cây roi nhị khúc tự chế trong cặp táp. U đầu, sứt trán v́ tập luyện kung-fu. Dạo ấy, dầu k

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thư Giản Tâm trí

    Thư Giản Tâm trí
    Mùa hè đến sớm

    - Phan






    Cô bé hàng xóm, tôi nhớ chừng mấy mùa hè trước, cô c̣n chơi nước với lũ trẻ hàng xóm ngoài sân. Chúng mua từ Wal-Mart về những tấm trải ny-lon thật lớn để trải lên cỏ dốc, xịt nước và xà bông cho trơn rồi tuột và cười râng một góc trời mùa hạ. Rồi mùa hạ qua đi như tuổi thơ, gặp lại cô như thiếu nữ ở cuối đường, nơi xe bus vàng đón rước học sinh. Những mùa về không hẹn, mùa đi không giă từ cho ḷng chợt bâng khuâng khi sớm ra lá mới đă đầy cành, hay lá vàng không dưng nhuộm cả không gian... th́ ông ngoại của cô bé vẫn ngồi như gốc cây mục ở một góc sân để trông chừng bọn nhỏ chơi nước. Nhưng từ bao giờ đă không thấy ông ngồi đấy nữa, một kết thúc buồn tênh như phận người, ai đến cũng ồn ào với tiếng khóc chào đời nhưng ra đi lặng lẽ như những mùa qua... Tôi vẫn đi về ngang căn nhà ấy, ḷng chợt buồn khi nh́n về phía góc sân để chào ông già nọ. Nhiều khi cái chào của người hàng xóm không làm tăng tuổi thọ cho ai v́ nụ cười tan theo khuất bóng... nhưng người chào và người được chào đều thấy ḷng thanh an. Không biết ông già giờ nơi đâu, và cô bé cũng đă ít gặp. Tôi đoán ông già đă vô viện dưỡng lăo; cô bé bận học hành. Cha mẹ cô bé là hai người ít gặp, nên tôi không có ấn tượng ǵ!
    Thời gian đi qua đây dày như tự điển, nhiều khi đi ngang một căn nhà lại chợt nhớ đến chú bé ưa phóng xe đạp ra đường bất ngờ - làm muốn đứng tim người lái xe v́ suưt tai nạn; nhà kia có con chó mà ai thấy cũng mê; nhà nọ có con mèo lông xám, nó ngồi yên bên hè như món đồ chơi bị bỏ quên,... nhưng khó ưa nhất là người đàn ông châu Á ở khúc cua đường, người gặp ai cũng trơ mắt nh́n. Không chào trước, cũng chẳng chào lại là đặc tính của ông với mọi người.
    Mấy người hàng xóm Hợp chủng quốc hỏi tôi: “Ông ấy người ǵ?” Tôi đương nhiên trả lời, “Người Tàu!” Nói rồi thấy hèn cho sự trả thù tiểu nhân của ḿnh, v́ làm sao quên được bên hông nhà ông ấy xanh ŕ rau đay, giàn mướp rực vàng hoa, đàn ong cần mẫn như người Việt Nam... Chắc hôm nào phải đính chánh với hàng xóm để trả lại công bằng cho người Tàu. Không cần nói xấu họ th́ cả thế giới cũng đă biết người Tàu không có ǵ tốt. Đừng trả thù tiểu nhân, tôi nghĩ như thế, nhưng mối thù truyền kiếp cứ càn quấy, không cho mở miệng. Về nhà lại ấm ức ông Việt Nam làm mất thể diện quốc gia. Tiếng hỏi câu chào có mất ǵ đâu mà để người bản xứ coi người ḿnh như thiếu tử tế...
    Mùa về qua đây, có những con chim quen c̣n nhớ chỗ đậu cũ, như thằng bé theo cha mẹ dọn nhà đi nơi khác, vài năm nó ghé lại thăm xóm cũ. Buồn là nhiều người đă quên nó! Người ta sống nhờ đă quên hôm qua như một cách thế tồn tại. Lời hay ư đẹp như mây bay, những ư nghĩ nhàn rỗi như mùa hè lang thang theo bước chân đi bộ buổi sáng, mắt tôi ngại ngùng chào thai phụ ngồi đúng chỗ của ông già năm xưa; không phải là người mẹ mà đúng là cô bé c̣n chơi nước tưới cỏ mấy năm trước. Mùa hè đến sớm vậy sao? Làm tôi nhớ một lần vào trường trung học ở thành phố Plano, tôi đă thấy cô bé chừng 17 tuổi, vác cái bụng ́ ạch trên đường chuyển lớp, bạn bè xúm vô xách giùm tập vở cho cô bé. Một h́nh ảnh làm tôi nhớ măi trường Senior High School Plano, v́ cô bé vui cười hồn nhiên như đúng lứa tuổi, đúng môi trường; một cô giáo đi người chiều đoàn học sinh đang chuyển lớp, ai cũng có vẻ gấp gáp nhưng cô giáo đă đứng lại hỏi thăm cô bé bụng to trong đám bạn bè của cô. H́nh ảnh cô giáo cuối xuống hôn cái bụng bầu của cô học tṛ bé bỏng, - làm tôi như hiểu được người Mỹ thêm chút đỉnh, dù đă sống hơi lâu ở đất nước này.
    Tôi về suy nghĩ hoài, làm sao cô bé c̣n tuổi ham chơi, ngủ mê... có thể chăm lo cho một em bé sơ sinh; rồi cuộc hành tŕnh của hai mẹ con cô bé đó sẽ như thế nào với tương lai phía trước? Nhưng những suy nghĩ bị đời sống lấn át; tôi vẫn sống nhờ mau quên là cách thế tồn tại của con người. Nay cô bé hàng xóm của tôi c̣n non trẻ hơn cô bé ở trường Senior High School Plano nhiều lắm. -Một đứa bé có con th́ đúng hơn hai từ thai phụ. Dáng cô bé ngồi bất động như không gian một sáng hè không có gió, trời th́ oi bức kiểu nực giông nhưng không hứa hẹn cơn mưa nào. Cô bé ngồi buồn như cái bảng nhà bán đă cắm cả năm nay, màu sơn đă phai mà chẳng ai đoái hoài. Cái bụng cô ấy cũng như cái nhà trong thời hiện tại, bỏ th́ thương mà vương th́ tội. Ở những nước lạc hậu thường khổ v́ kém văn minh; nhưng ở những nước văn minh lại khổ v́ tự do quá trớn! Nh́n cái bụng cô bé đă biết không c̣n chọn lựa nào khác v́ chừng đầu năm học sắp tới, cô đă phải gởi con trước khi lên xe bus đến trường. Tôi lại cảm thấy mâu thuẫn trong chính ḿnh khi nhớ tới những lời chúc mừng một cặp vợ chồng nào đó có con; chia buồn một đôi bạn bị tai nạn chăn gối! Nhưng cả hai trường hợp đều cười - cười măn nguyện hay cười ra nước mắt cũng là cười. Sao cô bé này buồn quá! Tôi đi đă giáp ṿng nên lại chào cô bé lần thứ hai, tôi nói: “Bạn phải vui lên, phải cười lên cho em bé trong bụng bạn vui vẻ...”
    Cô bé đen nhẻm nhoẻn miệng cười cho răng càng trắng, “Tôi lo quá, tôi muốn thấy em bé... để biết nó là con ai!”
    Oh my God! (nói thầm), rồi tôi đi. Biết chắc quỹ thời gian của ḿnh không c̣n đủ để đi xuyên qua nước Mỹ nên không tin ḿnh hiểu nổi người Mỹ. Bằng ḷng mỗi ngày đi về trong tiếng hỏi câu chào của xóm làng, đă thấy vui. Tiếc chi một nụ cười; cái gật đầu khiêm tốn mà để cho người bản xứ đánh giá một dân tộc. Hay sáng mai, đi ngang nhà ông rau đay, đừng bỏ con đường ấy chỉ v́ thấy ghét một người không chào hỏi, ưa nh́n trơ trơ vào mặt người khác mà không đi con đường ấy nữa. Sáng mai, bắt chuyện làm quen từ vỉa rau sao tốt quá vậy bác, giàn mướp sao trĩu quả mà hanh ḷng-như người chẳng chào hỏi ai, bác có ǵ khó nói?...

    Phan

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chim Kêu Vượn Hú


    Trần Mộng Tú
    TBOnline



    Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, ḷng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy ḿnh. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều th́ ít ḷng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn ḷng ḿnh để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng ḿnh, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù c̣n sống hay đă qua đời.



    Có một năm, chỉ c̣n một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm ḷng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói ǵ hơn là vài câu an ủi: ḿnh phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.

    Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là ḿnh đă sống, đă kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên ḷng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đă ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. C̣n ḿnh, th́ theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.

    Tưởng ḷng ḿnh đă lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.

    CHIM KÊU VƯỢN HÚ

    Má ơi! Đừng gả con xa
    chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

    Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đ̣ dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu ḷng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. V́ cô đă thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn th́ phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng v́ con có gia đ́nh. Nếu con được vào gia đ́nh khá giả, tử tế cha mẹ hănh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đ́nh. Số cô có khổ lắm th́ gặp anh chồng vô tích sự, c̣n cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đă là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đ́nh bên chồng cay nghiệt đó.


    Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lănh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. H́nh ảnh những cô gái dậy th́ trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là h́nh ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.

    Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đă tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô ĺa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.

    Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha ḿnh. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên ṿm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”

    Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đ́nh, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giăi bầy.

    Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử v́ không c̣n lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ ḿnh và con ḿnh.

    Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động măi dâm. Cô mất hết đường về.

    Ở Trung Quốc, h́nh ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không c̣n trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay ḿnh được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ t́nh dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.

    Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đă trốn thoát.

    Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho ḿnh mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài G̣n t́m đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.

    Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. V́ cũng trong mười cô chết th́ có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không c̣n v́ đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô h́nh cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.

    Có bà mẹ đă nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho ḿnh chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nh́n con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”

    Tôi đă nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe ḷng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc ǵ tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn th́ cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ t́m cho rơ ngọn nguồn trước khi kư vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.

    Cái động lực nào đă đưa các cô đến chỗ không sợ hăi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ măi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ t́nh dục cho cả một gia đ́nh bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!

    Cái xă hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xă hội đó thản nhiên nh́n cô bước vào một thế giới cô không có khả năng h́nh dung ra trước được. Đau thương quá!

    Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đă đành mà c̣n xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ư tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ư, sau thấy ḿnh hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi th́ tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân ǵ mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lư sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.

    Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em ḿnh sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.

    Có con mà gả chồng gần
    Có bát canh cần nó cũng mang sang.

    Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.

    Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, v́ người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đ́nh, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền h́nh, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.

    “Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”

    Tâm nào c̣n an được để đón xuân về!

    Trần Mộng Tú

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •