Những hiểm họa che dấu từ "Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung"
Vũ Đông Hà (danlambao) - Những văn bản chính trị được phổ biến đến quần chúng đ̣i hỏi có sự cân nhắc, tính toán với nhiều... nghệ thuật. Nghệ thuật che dấu những ǵ cần phải che dấu, hoặc nghệ thuật phơi bày những ǵ cần phơi bày, hay nghệ thuật mơ mơ màng màng tạo ấn tượng. Bài viết của TTXVN - Những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sử dụng cùng lúc cả 3 nghệ thuật này.
Mở đầu bài viết mà nhiều tờ báo của đảng và nhà nước đồng loạt đăng giống nhau chúng ta sẽ thấy có một điểm đáng lưu tâm. Đoạn giới thiệu viết:
"Ngày 11/10, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đă chứng kiến Lễ kư các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa".
Gom lại những hàng chữ in đậm của phần giới thiệu này lại sẽ là: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đă CHỨNG KIẾN Lễ kư Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Điều này có nghĩa là: Bản văn không xác nhận hai ông Tổng Bí thư của hai đảng cộng sản đặt bút kư kết vấn đề lớn của hai dân tộc mà chỉ "chứng kiến".
Vậy ai là người kư? Tại sao không dám chính thức nhận trách nhiệm? V́ là bài báo được đăng từ truyền thông Việt Nam, câu hỏi chính xác hơn là tại sao ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không dám nhận trách nhiệm một cách chính thức bằng câu viết như: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đă kư vào bản Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển"?
2 từ "CHỨNG KIẾN" trong đoạn văn giới thiệu này là món bài chính của nghệ thuật mờ mờ ảo ảo, thật giả lẫn lộn được đem ra sử dụng.
Muốn hiểu rơ hơn tại sao có chuyện mờ ảo như là không dám nhận trách nhiệm, chúng ta cần phân tích tiếp phần nội dung của bài báo về các "Nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển".
*
Trước khi đi vào phần phân tích nội dung, có một điều cần được nêu ra:
Chắc hẳn BÀI BÁO về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển không phải là VĂN KIỆN chính thức của Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Nó chỉ là bản tóm tắt, có thể được gạn lọc và lại càng có thể là đă được sử dụng nghệ thuật xào nấu của ngôn ngữ ngoại giao nhằm tạo ấn tượng từ người đọc theo mục tiêu muốn có của người viết.
Câu hỏi được đặt ra: Văn kiện chính thức, nguyên bản, có chữ kư này có được công bố đến Nhân dân Việt Nam tham khảo và được Quốc Hội phê chuẩn hay không?
(Nếu trong một nước mà khẩu hiệu "nhân dân làm chủ" không phải là một khẩu hiệu tuyên truyền, mị dân th́ câu hỏi trên đúng ra là một yêu cầu mà chính phủ phải đáp ứng.)
Trong khi chưa có văn kiện chính thức với chữ kư của "ai đó" trong tay (và xác xuất cao là chẳng bao giờ có) th́ chúng ta đành phải dựa vào bài báo đă được đăng tải để t́m ra một chút ánh sáng sau đám mây mù văn chương và ư tứ ngoại giao.
C̣n tiếp...
Bookmarks