Results 1 to 5 of 5

Thread: BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG

    Làm vua từ tuổi 13

    Năm 1766 chúa Nguyễn Phúc Luân tức Hưng tổ Hiếu Khương Hoàng đế từ trần, khi đó người con thứ ba của ông là Nguyễn Phúc Ánh mới 4 tuổi đă theo người chú là Nguyễn Phúc Thuần tức Duệ Tôn vào Nam. Khi Phúc Ánh trưởng thành được Duệ Tôn cho làm Chưởng sứ Tướng Tả Dự Quân. Đến khi Duệ Tôn tử trận, Phúc Ánh được phong làm Đại Nguyên soái kế vị Duệ Tôn.

    Năm 1802, ông lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long và từ đó cha truyền con nối cho tới Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại là đời thứ 13 triều Nguyễn. Vĩnh Thụy lên ngôi từ năm 13 tuổi kế vị vua Khải Định, ngự trị ngai vàng 19 năm, cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công.

    Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22/10/1913, khi 9 tuổi đă được Khâm sứ Huế là Charles nhận làm con nuôi và đưa sang Pháp học “nghề làm vua” tại trường chuyên ngành khoa học chính trị Lycée Condoreet puis Sciences Politique ở Paris. Cuối năm 1925, vua Khải Định băng hà, ngày 8-1-1926 triều đ́nh tôn Vĩnh Thụy lên ngôi.

    Sau khi làm lễ đăng quang và an táng vua cha, Bảo Đại trở lại Pháp tiếp tục học tập, c̣n mọi việc trong nước giao cho Hội đồng Phụ Chánh, do quan Đại thần Nguyễn Hữu Bài đứng đầu, điều hành. Tuy nhiên, trên thực tế mọi việc đều do người Pháp sắp đặt và cai trị, c̣n chính phủ Nam triều chỉ đóng vai tṛ thừa hành.

    Từ giữa những năm 20 trở đi, ở nước ta nhiều đảng ái quốc ra đời, lập chiến khu, dấy lên các phong trào chống thực dân Pháp. Trước t́nh thế đó, vào mùa hè năm 1932, Pháp buộc phải đưa Bảo Đại về nước với hy vọng ông đă học xong trường cao đẳng chính trị, vị vua trẻ mang phong cách và văn minh Phương Tây về nước có thể thu phục được các tầng lớp thanh niên, nhất là đội ngũ trí thức, làm nguội dần các phong trào chống Pháp.

    Đầu tháng 9/1932 về tới Huế, ngay lập tức Bảo Đại ra mắt quần thần, ngỏ lời cùng quốc dân, đưa ra nhiều lời hứa, mong muốn cải cách, xây dựng một đất nước văn minh. Quả thực, sau 10 năm ăn học ở Pháp, tiếp thu lối sống Phương Tây, Bảo Đại đă cho bỏ những tập tục, lễ nghi cổ truyền mà các vua cha bày ra. Trước hết ông ban sắc dụ từ nay Hoàng thượng tới đâu, thần dân không phải quỳ lạy, có thể ngẩng đầu chiêm ngưỡng long nhan đức vua mà không sợ phạm thượng, các quan cũng không phải quỳ lạy mỗi khi vào chầu.



    Làm như vậy thực ra Bảo Đại nhằm tới hai mục đích: Thứ nhất, để tỏ ra là một nhà vua tiến bộ, b́nh dân, tôn trọng những người lớn tuổi đáng bậc cha chú, nếu cứ bắt họ phủ phục mỗi khi vào chầu thật khó coi. Thứ hai, nhân dịp này để các quan Tây vào chầu cũng khỏi phải chắp tay xá lạy, mà chỉ cần bắt tay tỏ ư thân thiện theo kiểu Phương Tây.

    Tiếp theo, Bảo Đại cải tổ bộ máy hành chính, cho các vị thượng thư già yếu hoặc kém năng lực về hưu. Chẳng hạn như Nguyễn Hữu Bài đă làm thượng thư quá lâu, lại có tư tưởng bài Pháp, nên được nghỉ trước tiên. Đồng thời sắc phong thêm 4 thượng thư mới lựa chọn trong giới hành chính và học giả. Về sau ông c̣n lập thêm một số bộ và thành lập Viện Dân biểu để tŕnh bày nguyện vọng của dân chúng lên nhà vua và Chính phủ Pháp.

    Nhà vua cũng cho phép Hội đồng Tư vấn Bắc kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính phủ bảo hộ. Trong khi đó Bảo Đại tiến hành các cuộc ngự du, trước hết là bái yết vong linh tiên đế nhà Nguyễn, về Thanh Hoá vinh qui bái tổ, thăm Hà Nội, Sài G̣n, Tây Nguyên và các địa phương khác để nắm được nguyện vọng của thần dân… Có lẽ v́ vậy thời đó người ta coi Bảo Đại là “Nhà vua cải cách”.

    “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”

    Khi thế chiến thứ II sắp tới hồi kết, quân Nhật tràn vào nước ta. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, cai trị dân ta, bắt nông dân nhổ lúa, trồng đay, ngô để cung cấp cho chúng. Kết quả năm đó thiếu thóc gạo, dẫn đến nạn đói giết hại 2 triệu người, chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ, nơi được coi là một trong hai “vựa thóc” của nước ta.

    Quá bất ngờ, Bảo Đại vội vàng t́m một số người ít thân với Pháp trước đây để thành lập nội các mới. Trong ṿng từ tháng 4 đến tháng 8/1945, nhà vua ủy thác cho Trần Trọng Kim hai lần thành lập nội các thân Nhật. Nhưng đây cũng chỉ là những chính phủ bù nh́n, mọi chính sách và hoạt động nhất nhất đều chịu sự giật dây của một Cố vấn tối cao người Nhật Yokoyama. Thực ra, khí thế cách mạng của nhân dân dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản đang ào ào dâng lên, th́ cũng không có một ông vua, hay một chính phủ Nam triều nào khi đó có thể đứng vững.

    Từ đầu tháng 8, Bảo Đại cũng như cả Hoàng tộc đều vô cùng hoang mang, lo lắng. Cũng dễ hiểu, bởi họ liên tưởng tới một thực tế là Hoàng đế Louis thứ 16 của nước Pháp xưa kia, hay Sa hoàng Nikolas của Nga khi cách mạng nổ ra lật đổ ngai vàng, đă bị xử tử ngay; c̣n như Phổ Nghi - vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, sau khi bị hạ bệ cũng phải đi lao động cải tạo nhiều năm, rồi mới được trở về làm công dân cho đến hết đời.

    Trong t́nh h́nh đó, vua Bảo Đại coi ông Đổng lư văn pḥng Phạm Khắc Hoè như một người cộng sự tâm phúc nhất. Quả thực, ông Hoè đă đóng vai tṛ rất đặc biệt. Ông theo dơi chặt chẽ diễn biến t́nh h́nh chiến cuộc giữa quân đồng minh với phe phát xít, bắt liên lạc với các nhà ái quốc để t́m hiểu chủ trương, đường lối của cách mạng, để rồi đưa ra những lời khuyên nhủ khéo léo cho nhà vua cùng Hoàng tộc.

    Thấy nhà vua đă rất nao núng, hoang mang tột độ, ông Hoè buông lời thăm ḍ xem Bảo Đại có biết lănh tụ Nguyễn Ái Quốc là ai không, Bảo Đại nói rằng cũng chỉ nghe lơ mơ khi hoạt động tại Pháp cụ Nguyễn Ái Quốc đă viết truyện “Con Rồng Tre” với thâm ư đả kích Khải Định, vua cha của ông.

    Nhân đó, ông Hoè c̣n đem chuyện sấm trạng Tŕnh ra kể cho Bảo Đại nghe. Ông bảo ở Nghệ An người ta thần thánh hoá vị lănh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cụ đă từng hoạt động ở Pháp mà danh tiếng đă vang dội về nước. Bảo Đại chẳng cần nghĩ lâu, nói ngay: “Nếu quả người cầm đầu Việt Minh là thánh Nguyễn Ái Quốc th́ tôi sẵn sàng thoái vị ngay”.

    Ngày 22/8/1945, Việt Minh ra tối hậu thư đ̣i nhà vua phải trao trả chính quyền cho nhân dân và hứa bảo đảm tính mạng, tài sản cho Hoàng gia với những điều kiện: “Nhà vua phải trao lại cho chính quyền cách mạng đội lính khố vàng với tất cả vũ khí, đạn dược; Nhà vua phải báo cho Nhật biết là triều đ́nh đă trao tất cả quyền binh cho chính quyền cách mạng rồi; Nhà vua phải điện ra lệnh cho tất cả các tỉnh trưởng phải giao chính quyền cho cách mạng tức là Việt Minh”.



    Bảo Đại và Phan Văn Giáo tại sân bay Đà Lạt (1949).

    Ngoài ra c̣n yêu cầu nhà vua phải trả lời trước 13h30’ phút ngày 22/8/1945 và cử ông Phạm Khắc Hoè làm liên lạc giữa nhà vua và chính quyền cách mạng. Nội các Nam triều họp khẩn cấp và tất cả đều nhất trí đáp ứng mọi điều kiện của Việt Minh. Tuy nhiên, Bảo Đại vẫn c̣n băn khoăn một điều là: Sao Chủ tịch Chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời lại là Hồ Chí Minh, Cụ là ai mà lâu nay không thấy nói đến? Đến khi ông Hoè biết chính xác Hồ Chí Minh chính là cụ Nguyễn Ái Quốc và tŕnh lại với nhà vua, th́ Bảo Đại giơ cả hai tay lên trời buột miệng nói tiếng Pháp “Ca vaut bien le coup alors!” (như thế th́ thật đáng thoái vị!).

    Lễ thoái vị được tổ chức trọng thể trước Ngọ Môn vào ngày 30-8-1945. Một phái đoàn gồm các ông Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận và do ông Trần Huy Liệu dẫn đầu, thay mặt Chính phủ lâm thời từ Thủ đô vào nhận ấn kiếm của vua Bảo Đại trao lại. Phát biểu thoái vị trước 50 ngh́n đại diện các tầng lớp nhân dân, Bảo Đại dơng dạc tuyên bố: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”. Đây cũng là thời điểm cuối cùng Bảo Đại rời khỏi ngai vàng sau 19 năm trị v́, để trở lại địa vị công dân Vĩnh Thụy.

    Ngay sau đó, Vĩnh Thụy đă được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ, c̣n ông Phạm Khắc Hoè được điều động giúp ông Hoàng Minh Giám chăm lo công việc ở Bộ Nội vụ. Được Cụ Hồ tiếp đón trọng thị, ân cần thăm hỏi cả mẹ và vợ con, cố vấn Vĩnh Thụy vô cùng xúc động, đă viết thư về cho mẹ là bà Hoàng Thị Cúc, kể lại rằng: “Cụ Hồ tốt lắm! Con ra đây được Cụ Hồ thương lắm! Cụ thương con như con! Ả (tức mẹ) cứ yên tâm. Không phải lo chi cho con cả”.

    Rất tiếc, từ khi ra Hà Nội, sống xa gia đ́nh vợ con, vốn tính xa hoa phóng đăng, lại bị những kẻ “buôn vua” giàu có bỏ tiền ra mồi chài, Vĩnh Thụy đă nhanh chóng sa vào con đường trụy lạc, ham thú pḥng khuê và những tṛ đỏ đen. Bởi vậy, trong một lần được Cụ Hồ cho tháp tùng sang Trung Quốc, Vĩnh Thụy đă tự ư ở lại, không thực hiện được những điều đă hứa trước quốc dân.

    Nam Phương Hoàng hậu và những người t́nh của Bảo Đại

    Trong số 13 đời vua triều Nguyễn, chỉ có Duy Tân và Bảo Đại lên ngôi từ khi c̣n nhỏ, nên mới có chuyện vua kén vợ. Vua Duy Tân được chọn kế ngôi lúc mới 8 tuổi, v́ vua cha Thành Thái có tư tưởng chống Pháp nên đă bị chính quyền thực dân đày sang châu Phi. Tuy tuổi c̣n trẻ nhưng nổi tiếng bởi ḍng máu vua cha, nên sau khi lên ngôi vua Duy Tân không hề ăn chơi trác táng như những đời vua tiền nhiệm, mà dốc tâm chăm lo cho dân, t́m cách cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Có lẽ cũng v́ vậy, về sau người Pháp đă rút kinh nghiệm, đưa Vĩnh Thụy đi đào tạo “nghề làm vua” ngay tại Pháp từ khi c̣n nhỏ.

    Vợ chồng cha nuôi - Khâm sứ Charles không những dày công chăm sóc, dạy dỗ cậu bé Vĩnh Thụy, mà c̣n để nhiều thời gian ngắm nghía, lựa chọn rất kỹ càng hoàng hậu tương lai. T́m hiểu khắp cố đô Huế và Sài G̣n, không thấy có con gái nhà ai ưng ư. Người đẹp, hiền thục không thiếu, nhưng phần lớn theo đạo Phật, tư tưởng bảo thủ, coi vua như ông trời, bảo sao nghe vậy, không dám phản đối và như vậy khó trở thành một hoàng hậu giúp ích cho vua.

    Cuối cùng họ cũng t́m thấy cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái một gia đ́nh giàu có nhất nh́ Nam bộ, đă tốt nghiệp tú tài ở Pháp, có thể hội đủ những tiêu chuẩn cho một hoàng hậu. V́ thế Charles đă khéo léo sắp đặt cho Bảo Đại đi trên một chuyến tàu thuỷ trở về Việt Nam cùng với Mariette Lan.

    Sau đó ông ta c̣n sắp đặt để Bảo Đại đi nghỉ ở Đà Lạt, trong khi “t́nh cờ” toàn thể gia đ́nh cô Thị Lan cũng đang có mặt ở thành phố này. Hai người trai tài, gái sắc đă gặp nhau lênh đênh trên biển cả tháng trời, nay lại có dịp cùng nhau nghỉ mát, vui thú thưởng ngoạn những phong cảnh sơn thuỷ hữu t́nh của thành phố mộng mơ. Trong hoàn cảnh đó thật dễ nảy sinh t́nh cảm trăm năm kết tóc xe tơ.

    Lễ cưới nhà vua được tổ chức vào ngày 20/3/1934, khi chú rể Bảo Đại 21 tuổi, c̣n cô dâu Mariette Thị Lan 19 tuổi. Trở thành Nam Phương Hoàng hậu, bà đă cùng vua Bảo Đại sống với nhau rất hạnh phúc. Cho đến trước khi Bảo Đại rời ngôi vua, bà đă sinh được cho ông 2 hoàng tử và 3 công chúa. Nam Phương Hoàng hậu là một phụ nữ rất nhạy cảm với thời cuộc, có đầu óc suy đoán tinh tế và am hiểu chính trị.

    Chính bà đă thường xuyên bàn luận về thời cuộc với ông Đổng lư Phạm Khắc Hoè để sớm tối tỷ tê với Hoàng thượng, góp phần thúc đẩy ông đi tới quyết định thoái vị. Hôm khai mạc “Tuần lễ vàng” ở Huế, bà đă ăn mặc rất lịch sự, cổ đeo kiềng vàng, tai bông vàng, hai cổ tay 2 xuyến vàng và cả 10 ngón tay đeo nhẫn vàng, làm cho mọi người trong Hoàng tộc và các mệnh phụ vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Đến khi bà tháo tất cả hàng chục lượng vàng để ủng hộ cách mạng, mọi người mới vỡ lẽ.

    Được Cụ Hồ mời bà đưa các con ra Hà Nội đoàn tụ với ông cố vấn Vĩnh Thụy, bà cũng đă xử sự rất đúng mực, khi trả lời rằng rất biết ơn Cụ Chủ tịch, nhưng sợ như vậy sẽ làm tốn kém thêm cho Nhà nước trong khi Chính phủ c̣n đang nghèo, phải lo trăm chuyện.
    Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.

    Trước năm 1945, Bảo Đại một ḷng một dạ thương yêu Nam Phương Hoàng hậu, nhiều khi ông tự lái xe đưa bà đi thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh của đất nước. Thế nhưng từ khi sống độc thân ở Hà Nội, ông đă sa vào cạm bẫy của người đẹp Bắc Hà.

    Trước hết cặp bồ với Bùi Mộng Điệp, một cô gái nghèo nhưng sắc nước hương trời, làm vũ nữ. Quan hệ giữa ông với Mộng Điệp đă “già nhân ngăi, non vợ chồng”, đến khi ông ở lại Trung Quốc, th́ ở nhà bà sinh con gái. Pháp quay trở lại chiếm Hà Nội, chúng đă bắt Mộng Điệp v́ nghi cô là gián điệp của Việt Minh cài vào để cầm chân Bảo Đại theo cách mạng.

    Nghe tin Mộng Điệp bị bắt, Bảo Đại viết thư phản đối nhà đương cục Pháp, v́ vậy cô đă được tha. Sau này, vào năm 1949 Pháp đưa Bảo Đại trở về làm “Quốc trưởng”, Mộng Điệp đă được ông đón về làm thứ phi. Mộng Điệp theo đạo Phật, thông thạo lễ nghi và khôn khéo hành xử, chiều chuộng Hoàng Thái hậu cũng như các thành viên Hoàng gia, nên được mọi người quí trọng. Về sau bà sinh thêm cho Bảo Đại 2 hoàng tử nữa.

    Cùng thời với Mộng Điệp, Vĩnh Thụy c̣n yêu một vũ nữ khác cũng rất nổi danh ở đất Bắc Hà là Lư Lệ Hà. Tuy nhiên, ông sống với cô gái này không lâu, không có con với nhau, rồi hai người chia tay. Năm 1946, khi đào tẩu ở lại Trung Quốc, Vĩnh Thụy yêu một cô gái Trung Hoa lai Tây tên là Hoàng Tiểu Lan và cũng đă “đơm hoa kết trái” sinh được một cô con gái. Những năm ở ghế “Quốc trưởng”, ông c̣n kết duyên với một cô gái Huế tên là Lê Thị Phi Ánh, sinh được hai con, một trai một gái. Sau đó c̣n vài ba mối t́nh nữa, tính đến cuối đời Vĩnh Thụy có tất cả 8 người vợ, 13 người con.

    Những năm tháng cuối đời của Bảo Đại

    Ở ngôi vua và “Quốc trưởng” gần 25 năm, nhưng trên thực tế không có mấy thời gian Bảo Đại thực thi chức trách, quyền hành của ḿnh. Phần lớn quĩ thời gian ông dành cho thể thao, săn bắn, vui chơi và giải trí cùng người đẹp. Người ta thấy ông sống ở Tây Nguyên nhiều hơn ở kinh thành.

    Sau khi bị Ngô Đ́nh Diệm tiếm ngôi “Quốc trưởng” năm 1954, Bảo Đại sống lưu vong ở Paris và vẫn được Pháp trả lương. Đương nhiên không nhiều, nên không thể sống xa hoa như trước, thậm chí lắm khi c̣n bị “viêm màng túi”.



    Bảo Đại trong một quán cà phê ở Paris.

    Những ngày cuối đời cựu Hoàng muốn thấy những vật báu của Hoàng triều để lại. Nhưng các con ông lo ngại, không muốn trao cho thân phụ, sợ khi túng tiền ông bán đi th́ uổng phí, hoặc sợ khi ông qua đời lại rơi vào tay bà Monique Baudot, người vợ cuối cùng có hôn thú với ông. Gia đ́nh lục đục, hầu hết con cháu không ưa ǵ bà Baudot, nên ông rất buồn.

    Măi tới năm 1982, nhân dịp khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, những người con của bà Lê Thị Phi Ánh và Hoàng Tiểu Lan đang sống ở Mỹ mời ông sang dự, ông mới có chuyến đi đầu tiên tới nước Mỹ. Tuy chỉ là một chuyến thăm riêng tư, nhưng đi tới đâu Bảo Đại cũng được bảo vệ cẩn thận.

    Khi tới thăm Sacramento ông c̣n được tặng chiếc ch́a khoá vàng tượng trưng của thị trấn này. Tới thăm thành phố Wesminter ông cũng được bà Thị trưởng Buchoz tặng danh hiệu “Công dân danh dự” của thành phố. Cũng nhân dịp Bảo Đại thăm Mỹ, nhiều người con của ông đă xin được làm lại giấy khai sinh, thay v́ giấy khai sinh cũ chỉ có tên mẹ, nay đă có cả tên cha là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.

    Suốt 3 tuần ở Mỹ, được sống giữa đông đảo con cháu và gặp lại nhiều bè bạn cũ ông cảm thấy rất vui. Sau đó trở lại Pháp, bệnh suy thận tái phát. Năm 1997 mấy lần ông phải vào bệnh viện điều trị, thế nhưng không qua khỏi, ông từ trần ngày 1/8/1997, thọ 84 tuổi.

    Đám tang Bảo Đại được Nhà nước Pháp cử một sĩ quan mang quốc kỳ Pháp, một tiểu đội lính lê dương quân phục trắng, ngù đỏ trên vai, ngực đeo huy chương lấp lánh, bồng súng đi bên linh cữu. Bộ Ngoại giao nước ta đă gửi điện chia buồn tới tang quyến, ngoài ra c̣n có ṿng hoa phúng điếu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    Theo cand.com.vn

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG
    Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh:

    HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP


    Gs Phạm Cao Dương

    Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đă được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay v́ toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho t́nh trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ư nghĩa của từng bản.

    TUYÊN NGÔN CỦA BẢO ĐẠI

    Hoàn cảnh được công bố

    Bản tuyên ngôn độc Lập của Bảo Đại được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1940, sau khi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á và gần năm tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Trong thời gian này Việt Nam bị sống dưới sự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Ḥa Ước 1884 được kư kết, lẫn người Nhật, từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu. Hoàn cảnh này đă làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốn chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp chính quyền (chữ của chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng vô sản mà luôn cả những người không có cảm t́nh với chế độ quân chủ đương thời và chủ trương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nh́n nhận giá trị đích thực của nó. Bảo Đại bị coi như một ông vua bù nh́n, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay người Nhật. Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập th́ ông tuyên bố độc lập, thế thôi. Người ta hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nền độc lập mà Bảo Đại tuyên bố chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyên ngôn của ông chẳng có một giá trị ǵ trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của người Việt. Thực chất của nó chỉ là sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đ́nh Bảo Đại(1) không hơn không kém. Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lư do làm đảo chính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lư do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập. Lư do của Bảo Đại đă được ông giải thích khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm thủ tướng đầu tiên của chính phủ Nam Triều độc lập. Nguyên văn câu nói được Trần Trọng Kim kể lại như sau:

    -Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đă không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đă tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.(2)

    Người ta cần phải nhớ là hơn mười năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế được hai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đă ra Dụ số 1 tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm 1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất hân, kư với Toàn Quyền Đông Dương thời ông c̣n nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyền hành c̣n lại của nhà vua trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong, tế lễ...kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nền hành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đă bị người Pháp ngăn cản và bị thất bại. Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhật dù ǵ đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế c̣n trẻ tuổi từ lâu mong đợi. Ngoài ra theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trong Kim chịu khó lập chính phủ mới. Ông nói :

    -Trước kia người ḿnh chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng ḿnh cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ th́ người Nhật bảo ḿnh bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên v́ nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.(3)

    Hai tiếng cơ hội Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy ông từ lâu mong có dịp này. Đồng thời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo chưa phải độc lập hẳn. Chưa hết, tuyên bố rồi ông c̣n có nhu cầu phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập và nhất là để tránh không để cho người Nhật lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chính trị học mói biết được. Ngoài ra những tiếng rất có hại cho nước ta cũng cho người ta thấy đối tương của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải lả ngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thần dân của ông. Cái nh́n và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về t́nh h́nh thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đă được ông nói rơ trong hồi kư của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đă không tin tưởng ở họ cũng như chiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhập cuộc dù ông hiểu rơ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác như ông cũng nói tới trong hồi kư của ông: Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó.

    Nội dung bản Tuyên ngôn

    Đây là một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêu chính yếu là hủy bỏ ḥa ước Triều Đ́nh Huế đă kư với nước Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập, đứng vào khối Đại Đông Á trong chương tŕnh phát triển chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào ḷng thành của nước Nhật với nguyên văn như sau:

    Cứ t́nh h́nh chung trong thiên hạ, t́nh thế riêng cơi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp băi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.

    Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung.

    Vậy Chính Phủ Việt Nam một ḷng tin cậy ḷng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.(4)

    Bản Tuyên Bố được đề ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại kư tên với sáu thượng thư phó thự.

    Đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập này của Bảo Đại, người ta cần chú ư tới những chi tiết sau đây:

    Thứ nhất: Điều ước bị hủy bỏ ở đây là Ḥa Ước Giáp Thân được kư kết giữa Triều Đ́nh Huế và người Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884, đặc biệt hai điều khoản là điều khoản thứ nhất, theo đó Việt Nam công nhận và chấp nhận Quyền Bảo Hộ của nước Pháp và điều khoản thứ mười lăm, theo đó nước Pháp cam kết bảo đảm sự toàn vẹn lănh thổ của các xứ do vua Việt Nam cai trị và bảo vệ nhà vua chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài và những cuộc nổi loạn từ bên trong...(5). Sự hủy bỏ này phải được hiểu là do người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Nam trước sự bành trướng của quân đội Nhật và cuối cùng là chính họ đă bị người Nhật lật đổ trong cuộc Đảo Chính 9 tháng 3 năm 1945. Sự hủy bỏ này cũng có tính cách đơn phương từ phía Bảo Đại với tư cách là người kế vị chính thống của Triều Đ́nh Nhà Nguyễn căn cứ vào những ǵ đă xảy ra vào thời điểm này. Điểm cần được lưu ư ở đây là từ ngữ ḥa ước trong văn kiện này được dùng theo số ít, trong tiếng Việt, không có chữ các đi kèm và trong tiếng Pháp không có chữ s theo sau. Điều này có nghĩa là bản tuyên cáo chỉ hủy bỏ ḥa ước bảo hộ tức Ḥa Ước Giáp Thân 1884 mà thôi thay v́ hủy bỏ tất cả các ḥa ước đă được kư kết trước đó. Đó là các Ḥa Ước Nhâm Tuất 1862 và Ḥa Ước Giáp Tuất 1874 liên hệ tới xứ Nam Kỳ. Vấn đề thâu hồi xứ Nam Kỳ do đó đă trở thành mối bận tâm và một phần hành quan trọng của chính Bảo Đại ngay từ buổi nhà vua tiếp kiến Đại Sứ nhật Yokoyama liên hệ tới việc tuyên cáo độc lập và của chính quyền Bảo Đại - Trần Trọng Kim trong gần suốt thời gian tồn tại. Xứ Nam Kỳ chỉ được người Nhật trao trả trong những ngày cuối của chính quyền này.

    Thứ hai: Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự phát triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập....giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Câu này xác định phương thức hoạt động nhăm thực hiện tư cách độc lập (tự phát triển như một quốc gia độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài cho xứng đáng một quốc gia độc lập) và thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế (tự coi ḿnh là một phần tử Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung). Nên để tới khẩu hiệu Châu Á của Người Á do người Nhật đưa ra trong thời này, một khẩu hiệu hàm chứa sự độc lập của các nước Á Châu lúc đó là thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Đây cũng là một cách nói trước một cách khéo léo để ngăn chặn trước sự can thiệp vào nội t́nh Việt Nam của người Nhật.

    Thứ ba: Chính phủ Việt Nam một ḷng tin cậy ḷng thành ở Nhật Bản đế quốc...Câu này nhằm buộc chặt lời hứa của người Nhật bằng cách nhấn mạnh vào sự trung thành với những ǵ họ đă nói của họ, một truyền thống chung của các dân tộc Á Đông.

    Thứ tư: quyết chí hợp tác với nước Nhật đem hết tài sản trong nước để đạt được mục đích như trên. Mục đích như trên là mục đích ǵ? Phải hiểu mục đích này bao gồm hai phần là tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và giúp cho cuộc thịnh vượng chung như là một phần tử Đại Đông Á.

    Nói cách khác, đây là một bản văn tuy ngắn ngủi, cô đọng nhưng rất quan trọng v́ nó vừa mang tính cách pháp lư, có liên hệ tới nhiều văn kiện ngoại giao khác đă được h́nh thành trước đó, vừa biểu lộ chủ trương của một quốc gia được trao trả độc lập trong một hoàn cảnh không nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp vào lúc t́nh h́nh thế giới biến chuyển quá nhanh và hoàn toàn bất lợi cho quân đội và quốc gia đảm nhận sự trao trả nền độc lập này. Mỗi điều nói ra, mỗi chữ được viết đều đ̣i hỏi người soạn thảo phải vô cùng thận trong và ước tính kỹ càng.

    Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?

    Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ư tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết của ông trước đó. Nó cũng được Phạm Khắc Ḥe, Ngự Tiền Văn Pḥng Tổng Lư của Bảo Đại trong hồi kư của ông này xác nhận.(6)


    Alamit: Xin quí thành viên t́m kiếm và post bảng Copy "Tuyên Ngôn Độc Lập" của Hoàng Đế Bảo Đại.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG
    Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh:

    HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - P2


    BẢN TUYÊN NGÔN CỦA HỒ CHÍ MINH

    Ḥan cảnh được công bố

    Bản tuyên ngôn này đă được Hồ Chí Minh đọc tại Quảng Trường Ba Đ́nh ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót năm tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng,, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị. V́ được công bố sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, sau khi người Nhật đă đầu hàng cũng như chế độ bảo hộ của người Pháp đă bị người Nhật lật đổ trước đó, bản tuyên ngôn này đă bị nhiều người cho là thừa, không cần thiết, chưa kể tới sự kiện là chính phủ mới do Hồ Chí Minh thành lập là kế vị chính phủ Nam Triều do Bảo Đại thoái vị nhường cho dựa theo chiếu thoái vị của Bảo Đại và đă được Hồ Chí Minh và chính phủ mới của ông chấp nhận. Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa trong những điều kiện này đương nhiên kế tục những ǵ Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đă làm trước đó, trong đó có Bản Thuyên Ngôn Độc Lập ngày 11 tháng 3 năm 1945. Lập luận như vậy là hoàn toàn hợp lư đứng trên phương diện pháp lư. Một lập luận đơn giản và hoàn toàn dễ hiểu.

    Câu hỏi được đặt ra là Hồ Chí Minh, và những cộng sự viên của ông, khi đưa ra bản tuyên ngôn của ḿnh có biết là trước đó Bảo Đại đă làm công việc này rồi hay không? và biết như vậy tại sao ông lại c̣n làm lại việc đó một lần nữa? Cho câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn có; Hồ Chí Minh chắn phải biết là Bảo Đại trước đó đă tuyên cáo hủy bỏ ḥa ước bảo hộ 1884 rồi. Nhưng ông vẫn làm lại công việc này v́ ông có nhu cầu phải làm. Những nhu cầu đó là những nhu cầu ǵ? Thứ nhất là v́ từ lâu toàn dân ai nấy đếu khao khát được thấy nước nhà độc lập, đúng như Bảo Đại đă viết trong hồi kư của ông, độc lập là ước mơ của mọi người dân Việt(7), cũng như nó được phản ảnh ở khắp nước ngay trước và sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nói tới độc lập vào lúc đó là gơ đúng tần số của bất cứ một người dân Việt Nam nào. Thứ hai là cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945, cái tên Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Vơ Nguyên Giáp, một trong những cộng sự viên thân cận nhất của Hồ Chí Minh trong thời gian này, đă viết trong hồi kư của ông này rằng: Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đă vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân.

    Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn c̣n mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.(8) Ngay vua Bảo Đại ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi nhận được điện tín của của các ông Nguyễn Xiển, Nguyên Văn Huyên, Ngụy Như Kon-Tum và Hồ Hữu Tường nhân danh Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng, yêu cầu nhà vua thoái vị nhường quyền lănh đạo quốc gia cho Chính Phủ Nhân Dân Cách mạng với chủ tịch là Cụ Hồ Chí Minh đă không biết Hồ Chí Minh là ai. C̣n Phạm Khắc Ḥe, người được Việt Minh gài vào cạnh nhà vua cũng không biết nốt, phải chạy đi hỏi Tôn Quang Phiệt, rồi Đào Duy Anh nhưng Tôn Quang Phiệt đi vắng và Đào Duy Anh lục lọi, truy t́m các tài liệu , sách vở ông có nhưng cũng không ra tên này. Cuối cùng Vũ Văn Hiền, ở Bắc về mới xác nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.(9) Tuyên bố Việt Nam độc lập đối với Hồ Chi Minh vào thời điểm này do đó là cách tự giới thiệu ḿnh tốt nhất và hữu hiệu nhất vói toàn thể đồng bào và để được nh́n và được chấp nhận như là lănh tụ đầu tiên đă mang lại được độc lập cho tổ quốc và cho toàn dân Việt Nam, một nhu cầu tối cần thiết, dầu rằng nền độc lập này hoàn toàn không phải do ông hay do Mặt Trận Việt Minh tạo ra mà là do những biến cố khác của lịch sử, trong đó quan trọng nhất là Đảo Chính 9 tháng Ba năm 1945, trong đó người Nhật đă loại bỏ người Pháp và cuối cùng là sự bại trận sau này của người Nhật.

    Chúng ta cũng cần để ư là đối với đa số người Việt Nam thời đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập, đúng như Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chí Minh chỉ định tổ chức ngày này gọi qua các văn thư chính thức ông đă gửi cho các cơ quan liên hệ, trong đó có thư gửi cho Thị Trưởng Hà Nội(10) và theo b́a in bản tuyên ngôn của bản đầu tiên năm 1945, do Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Hồ Chí Minh đọc trong Ngày Độc Lập.(11) Nhưng đối với Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 c̣n có một ư nghĩa quan trọng hơn nữa. Đó là ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng ḥa, theo lời ông nói với Nguyễn Hữu Đang, Chú phải nhớ...(12)Tại sao vậy? Tại v́ Hồ Chí Minh phải làm chuyện này trước khi quân Đồng Minh kéo vô Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nhằm đặt họ trước một sự đă rồi, không thể đảo ngược được.. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị được nhắc tới và câu Toàn dân Việt Nam, trên dưới một ḷng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp là nhằm vào mục tiêu này.

    Nội dung bản Tuyên Ngôn

    Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh v́ được phổ biến rộng răi và hầu như duy nhất cùng với ngày 2 tháng 9 sau đó được coi như Ngày Quốc Khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và sau này là của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nên đă được nhiều người đọc, phân tích, t́m hiểu. Trong phần này người viết chỉ nêu lên nhừng ǵ ít được người ta nhắc hay để ư đến.

    Trong khi Tuyên Cáo của Bảo Đại đơn giản chỉ là một bản văn thuần túy pháp lư hủy bỏ ḥa ước bảo hộ mà triều đ́nh Huế đă kư trước đó căn cứ vào sự bất lực của người Pháp không giữ được cam kết đă được ghi trong điều khoản thứ nhất và điều khoản thứ mười lăm của ḥa ước này mà không nhằm vào một đối tượng- quần chúng hay quốc tế, th́ bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh nhằm vào toàn thể người Việt qua lời mở đầu “Hỡi đồng bào cả nước” nhưng ở những đoạn cuối lại nhắm vào các nước Đồng Minh. Điều này phải tinh ư người ta mới nhận ra được. Về tư cách, Bảo Đại nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, người đứng đầu của một quốc gia độc lập đă tồn tại từ trước khi người Pháp xâm lăng và là người kế thừa chính thống của các vua Nhà Nguyễn., th́ Hồ Chí Minh đă nhân danh Lâm Thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới. Mới là v́ đến ngày đó chính phủ này mới chính thức được ra mắt trước quốc dân. Lời văn do đó

    phản ảnh hai tư cách của hai bản chất con người khác nhau. Một người là hoàng đế kế thừa chính thống của một triều đại đă trị v́ một quốc gia từ hơn một trăm năm trước dù cho là chỉ c̣n hư vị; một người là lănh tụ của một phong trào cách mạng vừa chủ trương chống Pháp, vừa chủ trương chống Nhật và lật đổ chế độ quân chủ để giành chính quyền. Văn phong trong bản tuyên ngôn của Bảo Đại là văn phong b́nh thường của người cầm quyền; c̣n văn phong của Hồ Chí Minh mang tính cách kêu gọi và ở một mức độ nào đó có tính cách b́nh dân, kể lể dài ḍng và nhất là xách động.

    Mở đầu cho bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đă trích dẫn một số câu trong phần đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và một câu trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp. Sự trích dẫn này, vào lúc mà sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam c̣n thấp kém, đặc biệt là về lịch sử Hoa Kỳ và thế giới chắc chắn không nhằm vào quần chúng người Việt mà nhằm vào người Mỹ và người Pháp. Lư do là Hồ Chí Minh như là một đảng viên Cộng Sản Quốc Tế chắc chắn đă hiểu hơn ai hết là người Mỹ vào thời điểm này đă đóng một vai tṛ vô cùng quan trọng trong chính t́nh ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Được nguời Mỹ công nhận là coi như làm chủ được chính quyền. Hiểu được như vậy, ngay từ khi c̣n ở chiến khu Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với người Mỹ đă yêu cầu họ cung cấp cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của họ, đồng thời khi tiếp xúc với họ, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy rằng nói về lịch sử nước Mỹ với họ là một cách để chinh phục cảm t́nh của họ. Cũng vậy, với những chứa đựng trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của người Pháp. Có điều sự trích dẫn chỉ nhằm một mục tiêu lôi cuốn sự chú ư và cảm t́nh của người Mỹ mà thôi. Hồ Chí Minh không cần đi xa hơn nữa và rất có thể ông cũng không hiểu rơ hơn hay cố t́nh không hiểu sự khác biệt trong quá tŕnh giành độc lập của mười ba thuộc địa của người Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII vàø của nước Việt Nam thời ông. V́ vậy ông đă áp dụng quan điểm của người Mỹ về quyền b́nh đẳng, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của mọi - người - như-là-những-cá-nhân vào trường hợp Việt Nam như một - quốc - gia đ̣i quyền độc lập một cách gượng ép hay ít ra là suy luận theo quan điểm chủ quan của ḿnh với dụng ư riêng của ḿnh. Cũng vậy với những ǵ ông trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp.

    Phần kế tiếp , Hồ Chí Minh lên án người Pháp và người Nhật, đồng thời ông kể công cho Việt Minh. Trước ngày mồng 9 tháng 3, đă bao lần Việt minh đă kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật...sau đó đă giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ, và kết luận là Sự thật là dân ta đă lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Điều như người viết đă nói ở trên là không đúng sự thật. Sự thật là Chính Phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim đă lấy lại được toàn thể nước Việt Nam từ trước khi người Nhật đầu hàng kể cả xứ Nam Kỳ và Việt Minh đă cướp chính quyền từ trong tay của chính phủ Bảo Đại -Trần Trọng Kim trong những ngày 17 và 19 tháng 8 năm 1945 sau đó. Lư do là v́ Việt Minh đă có đường riêng của họ rồi, nói theo Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và sau này là Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng trong Chính Phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh.Trong những đoạn này Hồ Chí Minh đă dùng các từ ngữ ta hay dân ta hay đất nước ta, nhưng mục đích không nhằm vào người Việt Nam mà vào người Pháp.

    Phần cuối cùng của bản văn, từ Bởi thế cho nên...cho đến hết, lời văn cho người ta thấy Hồ Chí Minh không hướng về người Việt mà về cả thế giới. Trong phần này ông xưng là chúng tôi, Lâm thời Chính phủ, đại biểu cho toàn dân Việt -nam để tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, kêu gọi các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân Việt-nam...Phần này Hồ

    Chí Minh thay v́ quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi - người - như - những – cá - nhân do Tạo Hóa ban cho, những quyền phải hiểu là tự nhiên ai cũng có, đă nói về quyền hưởng tự do và độc lập của - cả - nước - Việt - Nam. Điều này hoàn toàn trái với tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Người Mỹ và nhất là của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp mà danh xưng của nó đă nói lên một cách rơ ràng, không thể hiểu sai được. Không những thế, thay v́ coi những quyền này là do Tạo Hóa ban cho, ông lại lư luận là v́ dân tộc Việt Nam là Một dân tộc đă gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đă gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải được độc lập! Lư luận như vậy người ta phải hiểu, theo Hồ Chí Minh, rằng những dân tộc không gan góc chống lại những thế lực đè nén, áp bức ḿnh và không gan góc đứng về phe Đồng Minh, chống phát-xít là không đáng được tự do, độc lập. Cũng vậy, với các quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người như là những cá nhân trong xă hội. Chính v́ vậy Trần thanh Hiệp,khi được Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 2 tháng 9 năm 2007, đă có lư khi ông gọi bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh này là một bản tuyên ngôn phi nhân quyền(13) dù cho là nó đă được chính tác giả của nó trích dẫn và soạn thảo theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp.

    Người ta có thể giải thích sự thiếu rơ ràng trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập kể trên là do nó đă được soạn thảo trong một thời gian quá ngắn và trong t́nh trạng tác giả (hay những tác giả) của nó c̣n phải bận rộn với nhiều vấn đề cấp bách khác. Điều này không đúng v́ trước đó từø lâu, khi tiếp xúc với một sĩ quan người Mỹ, Hồ Chí Minh đă xin một bản tuyên ngôn của người Mỹ rồi. Nói cách khác, Hồ Chí Minh đă nghĩ tới và đă thai nghén bản tuyên ngôn của ông từ lâu rồi. Do đó những ǵ ông nói tới, những từ ngữ ông dùng đều được cân nhắc kỹ và đều có dụng ư riêng với những mục tiêu riêng mà chỉ sau này phải phân tích kỹ, đối chiếu kỹ và có thể sau này khi mọi việc liên hệ đă xảy ra rồi, người ta mới có thể hiểu được.

    Phạm Cao Dương

    ____________________ _____

    Chú thích:

    1 - Dương Trung Quốc. Việt Nam : Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945). HàNội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 202.tr. 388.

    2 - Lệ Thần Trần Trọng Kim. Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục). Saigon, Nhà Xuất Bản Vĩnh Sơn, 1969. tr. 49.

    3 - nt - , tr. 51.

    4 - Dương Trung Quốc, Việt Nam..., tr. 388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích Thời Đại Từ 1900 đến 1970, Quyển II. Saigon, ? , 1970. Fort Smith, AR tái bản ở Hoa Kỳ, ?. tr. 512.; S.M. Bao Dai. Le Dragon d'Annam. Paris, Plon. 1990. Cameron, Allan W. Viet-Nam Crisis, A Documentary History, Volume I: 1940-1956. Ithaca, N.Y. Cornell University Press, 1971.. tr. 31-32. Hai bản tiếng Việt in trong tác phẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau ngôn từ những hoàn

    giống nhau về nội dung. David G. Marr trong Viênam 1945, The quest for Power (Berkeley, University of California Press, 1995, tr. 71) có nói tới các bản tiéng Việt và tiếng Pháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng Ba. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thời người viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để t́m kiếm.

    5 - Taboulet, Georges. La Geste Francaise en Indochine,Histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914, tome II, Paris, Adfrien - Maisonneuve, 1956. tr. 809 - 812; Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, 1884 - 1945. Saigon,, ? ,1961. Tái bản ở Hoa Kỳ. tr. 322 - 328.

    6 - Phạm Khắc Ḥe, Từ Triều Đ́nh Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc. Huế, Thuận Hóa, 1987, tr. 16 -.

    7 - Bảo Đại, Le Dragon d'Annam, đă dẫn, tr. 103.

    8 - Vơ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên, trong Tổng Tập Hồi Kư. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 206, tr.. 255.

    9 - Phạm Khắc Ḥe, Từ Triều Đ́nh Huế..., tr. 76.

    10 - Phùng Quán, Ba Phút Sự Thật. Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2006, tr. 114 - 115.

    11 - Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1976, tr.13. Nguyễn Khánh Toàn va Lữ Huy Nguyên, Tổng Tập Văn Học Việt Nam, Tập 36. Hà Nội, 1980. tr. 812 - 823.

    12 - nt

    13 - Trần Thanh Hiệp và Trương Giang, Một Bản Tuyên Ngôn Phi Nhân Quyền, trên Người Việt, số 7940, ngày Thừ hai, 3 tháng 9 năm 2007.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG
    Cuộc đời vua Bảo Đại và con số 13



    Khi nghiên cứu về vua Bảo Đại, người ta phát hiện ra rằng, cuộc đời ông có nhiều chi tiết gắn liền với con số 13. Trong khi trên thế giới, có rất nhiều quốc gia và rất nhiều người kiêng kị con số 13 v́ cho rằng đó là một con số tiềm ẩn những rủi ro...

    Năm 1922, vua Khải Định được mời sang Pháp tham dự một hội đấu xảo, trong lần đi này ông đă đem theo con trai của ḿnh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sang nhờ vợ chồng ông Charles - nguyên là khâm sứ ở Trung Kỳ - nuôi dạy theo nền văn minh phương Tây. Sau đó Khải Định trở về nước, c̣n Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ở lại Pháp theo sự sắp đặt này.


    Vua Bảo Đại (đứng giữa) có cuộc đời gắn liền với con số 13. Ảnh Internet.

    Đến ngày 16/11/1925, vua Khải Định mất, triều đ́nh đă mời Vĩnh Thụy về nước để lên ngôi hoàng đế thay cha. Lễ tấn tôn được tổ chức vào ngày 8/1/1926 với niên hiệu là Bảo Đại. Và con số 13 bắt đầu được ghi nhận:

    1. Ông sinh năm 1913 (chính xác là ngày 22/10/1913, tức 23/9 năm Quư Sửu)

    2. Ông sinh năm 1913, lên ngôi năm 1926, như vậy Bảo Đại lên ngôi năm 13 tuổi


    3. Triều Nguyễn thành lập năm 1802 với vị vua đầu tiên là Gia Long, trải qua các đời Minh Mạng (2), Thiệu Trị (3), Tự Đức (4), Dục Đức (5), Hiệp Ḥa (6), Kiến Phúc (7), Hàm Nghi (8), Đồng Khánh (9), Thành Thái (10), Duy Tân (11), Khải Định (12) và kết thúc tại đời Bảo Đại (13). Như vậy khi lên ngôi ông là ông Vua thứ 13 của triều Nguyễn, và cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

    4. Nếu tính từ khi lên ngôi năm 1926 đến khi thoái vị năm 1945 là 19 năm nhưng sau khi lên ngôi, ông trao quyền lại cho Phụ chính thân thần Tôn Thất Hân và quay trở lại Pháp để tiếp tục việc học. Măi đến ngày 8/9/1932, ông mới hồi loan chính thức trị v́ đất nước.


    Sang tháng 8/1945, trước cao trào cách mạng của nhân dân, ông thoái vị ngày 30/8/1945 và trao lại ấn kiếm cho các đại diện Chính phủ cách mạng dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ phủ tại Việt Nam. Như vậy Bảo Đại thực sự trị v́ đất nước chỉ 13 năm.

    5. Ngày 1/8/1997, Bảo Đại qua đời tại trung tâm y tế Van-de-grace, đến ngày 6/8/1997 ông mới được đem chôn cất tại nghĩa trang Thiên Chúa giáo Passy (Paris). Tháng 8, trời thu Paris trong xanh rất đẹp, nhưng khi thi hài ông sắp được hạ huyệt (giờ tốt đă được chọn trước) th́ trời đột ngột đổ mưa làm tất cả những người dự đám tang đều ướt đẫm.

    Trời mưa làm huyệt mộ ngập nước nên không thể nào tiến hành nghi lễ hạ huyệt, nhưng giờ lành lại không đợi ai bao giờ nên mọi người ra sức tát cạn nước v́ e giờ tốt qua đi, khi nước được tát cạn, trời đă bớt mưa th́ đồng hồ điểm đúng 13 giờ… Như vậy ông vua này được hạ huyệt lúc 13 giờ.



    6. Sinh thời vua Bảo Đại có với Hoàng hậu Nam Phương 5 người con là Hoàng Thái tử Bảo Long, Hoàng tử Bảo Thăng, Công chúa Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên; với bà Thứ phi Mộng Điệp 3 người là Hoàng nữ Phương Thảo, Hoàng nam Bảo Hoàng, Bảo Sơn; với bà Thứ Phi Ánh 2 người là Hoàng nữ Phương Minh, Hoàng nam Bảo An; với bà Vicky 1 người là Phương Từ; và bà Thứ Phi Mộng Điệp cho biết trong sổ gia đ́nh của Bảo Đại do bà từ cung giữ c̣n một người con nữa nhưng không ghi mẹ là ai. Như thế Bảo Đại có 13 người con chính thức được ghi nhận!

    Nguyễn Đắc Xuân
    Văn Hóa Việt Nam

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG

    BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM CUỐI CÙNG
    30-8-1945 :Vua Bảo Đại thoái vị tại Ngọ Môn – Huế.


    Ngày 23-8-1945, nhân dân Thừa Thiên khởi nghĩa giành chính quyền tại Huế. Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ gửi điện báo tin Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng ḥa đă thành lập và yêu cầu Bảo Đại thoái vị.



    Ngày 23-8-1945, nhân dân Thừa Thiên khởi nghĩa giành chính quyền tại Huế. Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ gửi điện báo tin Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng ḥa đă thành lập và yêu cầu Bảo Đại thoái vị. 2 giờ 30 ngày 24-8-1945, Bảo Đại điện cho chính phủ lâm thời xin thoái vị.


    Chiều 25-8, Chính phủ lâm thời điện cho Bảo Đại yêu cầu phải “ban dụ chính thức thoái vị và sẽ cử đại biểu của Chính phủ vào nhận lễ thoái vị”. Ngày 27-8, phái đoàn gồm : Trần Huy Liệu (trưởng đ̣an), Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận rời Hà Nội. Chiều 29-8, Bảo Đại tiếp đoàn tại điện Kiến Trung và chấp nhận những điều kiện và nghi thức lễ thoái vị.

    Chiều 30-8-1945, lễ thoái vị được chính thức cử hành trước Ngọ Môn. Bảo Đại mặc triều phục Ḥang đế đọc chiếu tự nguyện thoái vị. Trần Huy Liệu thay mặt Chính phủ lâm thời chấp nhận việc thoái vị của Bảo Đại và nhận ấn kiếm vàng tượng trưng cho sự chấm dứt quyền lực của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Lá cờ “quẻ Ly” bị hạ xuống và lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên cột cờ đại nội trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân thừa Thiên Huế.

    Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 423.



    NHỚ LẠI NGÀY VUA BẢO ĐẠI THOÁI VỊ

    Bài của nhà báo lăo thành Trúc Diệp Thanh - Hà Nội gửi Diễn Đàn Kiến Thức

    Đă 65 trôi qua,tôi vẫn nhớ như in ngày lịch sử có một không hai diễn ra ở cố đô vào những ngày đầu Huế dành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám-1945.Huế đánh dấu ngày dành được chính quyền bằng cuộc meting lớn có hàng vạn dân chúng tham dự tổ chức tại sân vận động Huế (nay là sân vận dộng Tự Do-Huế) vào chiều ngà 23/8/1945.Tại đây ông Tố Hửu chủ tịch UB Khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên đă tuyên bố: “Chính quyền đă về tay nhân dân”.Cũng từ ngày đó trên đường phố cố đô Huế hàng ngày đều có những đoàn biểu t́nh giương cao cờ đỏ sao vàng hô vang khẩu hiệu và đồng ca các bài hát cách mạng.Tuy nhiên phần đông dân chúng đều biết vua Bảo Đại vẫn b́nh yên ở trong cung cấm và họ nóng ḷng mong biết số phận của nhà vua sẽ ra sao! Chiều ngày 25/8 nhiều ngừoi biết tin đă đổ xô về Phu Văn Lâu để xem tờ ”Chiếu thoái vị” của vua Bảo Đại (tờ Chiếu này do ông Tổng lư Văn pḥng Phạm Khắc Hoè dự thảo và được thông qua tại cuộc họp Nội các do vua Bảo Đại chủ tọa gồm có các ông Trần Trọng Kim,Trần Văn Chương,Trần D́nh Nam,Trịnh Đ́nh Thảo,Vũ Văn Hiền và Nguyễn Hửu Thí) Từ đó dân chúng cố đô Huế đă biết được vua Bảo Đại đă quyết định thoái vị và lễ Thoái vị sẽ được tổ chức vào chiều ngày 30/8/1945.


    Dù đă biết lễ Thoái vị tổ chức vào buổi chiều nhưng từ sáng sơm ngày 30/8 hàng đoàn người từ các huyện, thị đă rầm rập đổ về băi đất trống nằm giữa kỳ đài và cổng Ngọ Môn.Đi đàu mỗi đoàn người là một chiếc hương án trên có ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh do một số người mặc quốc phục (áo dài đen,quần trắng chít khăn đóng) khiêng, trống dong,cờ mở.Tôi lúc bấy giờ vừa tṛn 18 tuổi,kết thúc năm học thứ ba đang nghỉ hè chuẩn bị học năm thú tư trường Lycée Khải Định(nay là trường Quốc học Huế,nhà ở gần Ngọ Môn,khoảng 14 giờ cùng ngày tôi trà trộn vào đám đông(lúc này đă có khoảng trên 10.000 người) ngước mắt nh́n lên lầu Ngọ Môn có nhiều lính khố vàng (sắc phục lính bảo vệ hoàng thành) bồng súng đứng gác. Phía đối diện,trên đỉnh kỳ đài sau ngày 23/8 cờ đỏ sao vàng đă được kéo lên nhưng lúc này lá cờ lớn màu vàng của triều Nguyễn vẫn tung bay. Một lát sau thấy vua Bảo Đại mắc áo dài,khăn đóng màu vàng cùng một số quan chức mặc áo thụng xanh lẫn một số người mặc âu phục xuất hiện. Theo lời giới thiệu trên loa phát thanh được biết đoàn đại diện Chính phủ lâm thời từ Hà Nội vào tiếp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại gồm có:ông Trần Huy Liệu-trưởng đoàn và 2 ông Nguyễn Lương Bằng,Cù Huy Cận.Cả rừng người ở bên dưới đồng loạt hô vang: Việt nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!Hoan hô nhà vua thoái vị!Ông Trần Huy Liệu đọc Lênh của Chính phủ Lâm thời cử Dồan vào tiếp nhận lễ thaói vị của nhà vua.Vua Bảo Đại đứng trươc micro đọc bài Chiếu thoái vị với giọng ngẹn ngào xúc động.Tôi c̣n nhớ măi đoạn nhà vua đọc::…c̣n về phần riêng Trẫm,sau 20 ngai vàng,bê ngọc,đă biết bao ngậm đắng nuốt cay…Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước Độc lập chứ Trẫm nhất quyết không để cho ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay của Hoàng gia mà lung ;ạc quốc dân nữa…” Nhà vua kết thúc bằng lời hô:”Việt nam độc lập muôn năm! Dân chủ cộng ḥa nuôn năm!” Lời hưởng ứng như sấm rền của đám đông chưa dứt th́ bổng một loạt pháo lệnh nổ vang,mọi ngừoi quay đầu hướng nh́n vào kỳ đài th́ thấy lá cờ vàng của Hoàng triều đang từ từ tụt xuống và lá cờ dô sao vàng lớn được keo lên trong tiếng vỗ tay hoan hô như sấm dậy của dân chúng. Tiếp đênlà cảnh Bảo Đại trao ấn kiếm tượng trưng quyền lức của nhà vua cho ông Trần Huy Liệu. Đám đông lại hoan hô vang dậy: Việt nam hoàn toàn độc lập muôn năm.Viẹt nam Dân chủ Cộng Ḥa muôn năm!. Ông Cù Huy Cận gắn trên ngực công dân Vĩnh Thụy một tấm huy hiệu C̣ đổ Sao Vàng. Măi hơn gần 20 năm sau vào những năm 70 tôi được nghe ông Trần Huy Liệu kể lại chuyến đi làm nhiệm vụ lịch sử này và được biết thêm mấy chi tiết:ấn của nhà vua nặng gần chục kg bằng vàng ṛng,khi dỡ lấy từ tay Bảo Đaij và nâng cao quá đầu ông Trần Huy Liệu phải “xuống tân”,cây kiêm có bao bằng vàng nạm đá quư nhưng lưỡ kiếm đă rỉ sét.Một bất ngờ là Bảo Đại bổng đề nghị được tặng vạt kỷ niêm của Chính phủ Lâm thời nhưng Đoàn không chuẩn bị, ông Cù Huy Cận đă nhanh trí tặng chiếc Huy hiệu Cờ đỏ Sao vàng


    Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/c...#ixzz1jxM1a7HV

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •