Tôi Đi “Cải Tạo”
1975 – 1984
Hồi Kư
của
Nguyễn Văn Thái
Tác giả giữ bản quyền
Kính dâng hương hồn:
Thày & Mẹ, để ghi nhớ công ơn sinh thành và
dưỡng dục con nên người hữu dụng.
Kính tặng:
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Diễm, người thày kính mến, đă giúp em trau giồi Anh Ngữ suốt thời gian em bị giam ở trại Nam Hà A.
Và, khi sang định cư ở Mỹ, thày đă là nguồn động lực mạnh mẽ
thúc đẩy em tiếp tục việc học.
Riêng tặng:
Trần Thị Lang, người bạn đời của tôi, đă cùng chia vui sẻ buồn
với tôi trong suốt cuộc sống vợ chồng.
Cho các con thương yêu của ba:
Nguyễn Thị Thanh-Trúc,
Nguyễn Kỳ-Quan,
Nguyễn Minh-Quân,
Nguyễn Thị Thanh-Vân, và
Nguyễn Thị Thanh-Điệp
Lời Nói Đầu
Hồi kư này được khởi viết từ tháng 4 năm 2008 trên trang nhà Thư Viện Việt Nam (Thư Viện Toàn Cầu, www.thuvienvietnam.c om; www.tvvn.org). Một người bạn và tôi (Biệt danh Minhcanh) cùng phối hợp viết nó dưới nhan đề “Chuyện bên lề cải tạo”. Bạn tôi (Biệt danh Sauvanco) bắt đầu đăng chuyện này từ đầu tháng 3/2008. Tôi đọc được mấy bài th́ nhận ra anh là người ở cùng một đội với tôi tại Trại 5/Thác Bà. Chúng tôi liên lạc với nhau và anh đă khích lệ tôi đóng góp bài vở cho thêm phần phong phú. Nghe lời anh, tôi viết, và đă viết xong phần của ḿnh vào ngày 30/10/2008. Sau đó th́ một số hội viên TVVN đă gợi ư cho tôi in thành sách để phổ biến. V́ thế, tôi sửa chữa những bài tôi đă viết trên trang nhà Thư Viện Việt Nam, và đồng thời viết thêm phần đầu của những ngày tháng bị tù mà khi viết trên TVVN tôi chưa đề cập đến. Tôi phải ghi nhận rằng cuốn hồi kư này được đầy đủ hơn cũng là nhờ vào một số chi tiết mà tôi lấy ra từ những bài viết của bạn Sauvanco.
Đă 33 năm trôi qua (1975 – 2008), tôi không thể nhớ chính xác ngày tháng của các sự kiện. V́ vậy, xin quí độc giả xem như ngày tháng nêu trong sách này chỉ có tính tương đối mà thôi.
Đây chỉ là chuyện của một người tù b́nh thường, trong những hoàn cảnh b́nh thường. Theo tôi biết th́ có rất nhiều người tù đă từng trải những t́nh huống thật là đặc biệt; họ có nhiều đau khổ và nghiệt ngă mà, nếu đem ra so sánh th́ câu chuyện tù đày của tôi chẳng là ǵ cả. Rất tiếc là họ đă không viết ra được v́ một lư do nào đó.
Yếu tố thời gian và không gian trong hồi kư cũng nên được quan tâm. Những sự việc (tôi kể) chỉ thích hợp ở thời điểm và nơi chốn đă xảy ra mà thôi. Cùng một trại tù nhưng thời gian khác nhau, th́ chắc chắn là có sự khác biệt về cung cách của Việt Cộng đối xử với tù nhân rồi.
Mong rằng hồi kư này sẽ giúp ít nhiều hiểu biết cho các bạn trẻ về chính sách tù đầy mà Việt Cộng đă áp dụng cho các sĩ quan, cán bộ và công chức của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa dưới cái tên mỹ miều là “Học tập cải tạo”.
Các bạn trẻ nên nhớ một điều sau đây: Bản chất của cộng sản là dối trá, dă man, và tàn bạo. Mà, đă là bản chất th́ chẳng bao giờ thay đổi được. Nếu chúng có thay đổi, th́ chỉ là sự thay đổi cái vẻ bên ngoài cho phù hợp với t́nh thế lúc đó để chúng được sinh tồn. Chính v́ hiểu như vậy mà học giả Hồ Hữu Tường (cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Ḥa) đă có nhận xét về sự thay đổi nhân sự trong guồng máy cai trị của bọn cộng sản, rằng đó chỉ là “Tuồng cũ, đào kép mới” (*). Và, cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đă nói một câu, rằng “Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói, mà hăy nh́n những ǵ chúng làm” để diễn tả tính gian manh, quỉ quyệt của Cộng Sản.
(*) Trích trong bài “Hồ Hữu Tường, Người Chết U Uẩn” của Đỗ Thái Nhiên, Đặc San Tù Nhân Chính Trị Quân-Dân-Cán-Chính Việt nam Cộng Ḥa, phát hành năm 2008.
Nguyễn Văn Thái. Arlington, TX, ngày 15 Tháng 11 năm 2008
Mục Lục
Lời Nói Đầu 3
Chương 1: Sài-G̣n tháng 3, 4, và 5 năm 1975 5
Chương 2: Một năm ở Long Giao, Long Khánh 14
Chương 3: Chuyến tầu ra Bắc 46
Chương 4: Hồ Thác Bà, Yên Bái (Tỉnh Hoàng Liên Sơn) 53
Chương 5: Trại Vĩnh Quang B, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phú 99
Chương 6: Trại Vĩnh Quang A, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phú 154
Chương 7: Trại Nam Hà A và C, tỉnh Hà Nam Ninh 187
Chương 8: Trở về mái nhà xưa 244
Đôi Lời Tri Ân 258
Phụ Bản: H́nh Ảnh 261
Tiểu Sử 265
Chương 1
Sài-G̣n tháng 3, 4, và 5 năm 1975
1.1. Chuyển về Pháo Binh Biệt Động Quân
Tháng 10/1974, tôi tốt nghiệp khoá Pháo Binh Cao Cấp (khoá Tiểu Đoàn Trưởng) tại trường Pháo Binh Dục Mỹ, Nha Trang. Tôi chọn về Tiểu Đoàn 72 Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh v́ chỉ có các tiểu đoàn Pháo Binh của SĐ7BB là đang thiếu sĩ quan, mà lại ở gần nhà tôi (Thủ Đức) nhất. Có nhiều đơn vị pháo binh ở rất gần nhà tôi nhưng thời gian này họ không nhận những người như bọn tôi.
Súng đại bác 105 ly, M101, Tầm bắn xa 11,000 mét
Nguồn: phaobinhvnch.com
Người trong h́nh không phải là tác giả.
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ72 PB khi đó là Thiếu Tá Đặng Hữu Thịnh. Ông giao cho tôi coi Pháo Đội A của tiểu đoàn. Vùng hoạt động của Pháo Đội A là các quận Mỏ Cày và Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre. V́ t́nh h́nh chiến thuật, Pháo Đội A phải phân tán thành ba trung đội, ở ba vị trí khác nhau. Tôi đi cà nhỏng, mỗi trung đội tôi ở ít ngày; nếu lười th́ chọn trung đội nào có vị trí tốt nhất th́ ở. Trong lúc tôi đang ở với trung đội trú đóng tại Đồng G̣ (nằm trên đường từ tỉnh lỵ Bến Tre đi về quận Giồng Trôm), tôi xin Thiếu Tá Thịnh đi phép về thăm gia đ́nh.
Trung Sĩ Vũ Ngọc Sinh, một đệ tử ruột của tôi khi tôi c̣n ở Sư Đoàn 25 Bộ Binh, nghe tin tôi về nhà, ghé thăm và cho biết là Biệt Động Quân đang có kế hoạch thành lập thêm Liên Đoàn 9 BĐQ; liên đoàn này có nhiệm vụ pḥng thủ ṿng đai Thủ Đô Sài-G̣n. Sinh biết được tin này là v́ hiện nay Sinh đang làm việc tại Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Biệt Động Quân. Sinh bảo tôi:
- Thày xin về coi Pháo Đội 9 của Liên Đoàn 9 BĐQ đi, em có ông cậu (Thiếu Tá Nghi) làm Trưởng Pḥng 1 Bộ Chỉ Huy Pháo Binh/Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, em sẽ nói ông ấy giúp cho.
Tôi hỏi Sinh:
- Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, và trưởng ban Hành Quân & Huấn Luyện ở PB/BĐQ là những ai?
- Trung Tá Đặng Toàn làm chỉ huy trưởng; Trung Tá Nguyễn Xuân Áng làm chỉ huy phó, c̣n Thiếu Tá Nguyễn Kim Oánh làm trưởng ban Hành Quân & Huấn Luyện.
- Ba người này đều biết tôi hồi tôi mới ra trường về Tiểu Đoàn 5 Súng Cối, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Nhất là Thiếu Tá Oánh với tôi coi nhau như anh em vậy.
- Vậy th́ sáng mai thày lên Bộ Chỉ Huy gặp mấy ông ấy đi; thày phải làm lẹ kẻo có nhiều người ngấp nghé lắm đấy.
- Được, sáng mai tôi sẽ lên gặp họ.
Sáng hôm sau, tôi lên gặp Trung Tá Toàn, sau vài câu xă giao, tôi vào đề:
- Thưa Trung Tá, tôi nghe nói Biệt Động Quân sắp sửa thành lập thêm một liên đoàn nữa, tôi muốn xin Trung Tá cho tôi về coi pháo đội của liên đoàn đó.
- Hiện giờ cậu đang ở đâu?
- Thưa Trung Tá, tôi đang coi Pháo Đội A của Tiểu Đoàn 72 Pháo Binh.
- Cậu ở đó lâu chưa?
- Thưa chưa. Tôi vừa học xong khoá Pháo Binh Cao Cấp hồi tháng 10/74, tôi mới ở đó chừng hơn ba tháng.
- Sao không thích ở Tiểu Đoàn 72 PB nữa?
- Thưa Trung Tá, các trung đội ở đó xé lẻ, tôi đâu có dịp để phát huy khả năng chỉ huy của ḿnh; tôi muốn về bên Biệt Động Quân để tôi luôn luôn có 6 khẩu đại bác dưới tay th́ thích hơn. (Tôi đâu có dám nói rơ sự thực là xin về để được gần nhà).
- Theo kế hoạch th́ tất cả quân số của pháo đội tân lập được lấy từ các đơn vị di tản từ miền Trung. Tuy nhiên, để tôi xin ông tướng (Trung Tướng Nguyễn Xuân Thịnh) một ngoại lệ xem sao, hy vọng là được.
- Vâng, nhờ Trung Tá để ư giúp cho.
Thấy đă đủ, tôi cám ơn Trung Tá Toàn và chào ông rồi ra ngoài nói chuyện với Thiếu Tá Oánh. Thiếu Tá Oánh (*) nói với tôi:
- Ông xin về đây làm ǵ? Tôi đang “lo bắt” (chạy chọt) tiểu đoàn pháo binh 155 ly ở Cần Thơ, và dự tính sẽ xin ông về làm phó cho tôi đấy.
- Th́ tôi cứ xin về BĐQ trước, khi nào ông về coi tiểu đoàn 155 ly, ḿnh tính lại mấy hồi.
- Tôi nói vậy thôi, c̣n tùy ông quyết định.
(*) Ngày mới ra trường, tôi ở trung đội của ông Oánh chừng sáu tháng, khi đó ông c̣n là thiếu úy. Tôi không phải là trung đội phó của ông Oánh mà là một Sĩ quan Tiền sát (1) .Hai chúng tôi cư xử với nhau rất thân t́nh, tôi coi ông như một người anh. V́ thế, chúng tôi không gọi nhau bằng cấp bậc, mà cứ ông ông, tôi tôi với nhau trong lúc nói chuyện. TT Oánh sang Mỹ theo danh sách “H.O.”, định cư tại Utah, ông đă chết bệnh mấy tháng trước khi tôi có được số điện thoại của ông ấy!
(1) Sĩ quan Tiền sát là sĩ quan pháo binh, đi hành quân cùng với bộ binh, giúp cho đơn vị trưởng bộ binh trong việc điều chỉnh tác xạ pháo binh. Mỹ gọi SQ Tiền sát là Forward Observer –FO.
Trong đệ nhị thế chiến, khi quân đội Mỹ sang giúp tướng Charles de Gaulle giải phóng nước Pháp, quân Mỹ gọi sĩ quan tiền sát là DLO (Detached Liaison Officer; Chữ DLO được Pháp hoá, thành ra DéLO. Sau này những sĩ quan Việt Nam trong quân đội Liên Hiệp Pháp (trước 1954) đă Việt hoá chữ DéLO, thành ra Đề Lô. Một sĩ quan Pháo binh, Vũ Ngự Chiêu, đă viết một cuốn sách mang tựa đề là “Đời Pháo Thủ” vào thập niên 1960, trong đó có một chương nói về “nghiệp đề lô” để mô tả công việc và cuộc sống của một tiền sát viên PB. Một số sĩ quan thời c̣n quân đội Liên Hiệp Pháp lại nghĩ rằng chữ DéLO có xuất xứ từ chữ Pháp. Nếu nó có gốc là tiếng Pháp th́ phải viết là OLD (Officier de Liaison Détaché) mới đúng chứ.
Sau đó tôi gặp Trung Sĩ Sinh, cho Sinh biết rơ t́nh h́nh, và nhắc Trung Sĩ Sinh nói chuyện với ông cậu của Sinh.
Hết phép, tôi trở lại TĐ72PB được mấy bữa th́ Thiếu Tá Oánh gọi điện thoại báo cho tôi biết là công việc xong rồi. Ông bảo tôi phải làm đơn xin thuyên chuyển theo hệ thống quân giai cho hợp lệ. Tôi nộp đơn xin thuyên chuyển, và vài tuần sau tôi nhận được lệnh thuyên chuyển về Liên Đoàn 9 BĐQ, hiệu lực kể từ ngày 15/3/1975. Tôi xin Thiếu Tá Thịnh cho tôi bàn giao gấp để kịp về Bộ Chỉ Huy Pháo Binh/Biệt Động Quân.
Tôi tŕnh diện Trung Tá Toàn và nhận công tác là hàng ngày phải có mặt tại Long B́nh để tiếp nhận quân sĩ, quân trang và quân dụng cho pháo đội. Mỗi buổi sáng, tôi cưỡi xe Lambretta (scooter) chạy lên trại Đào Bá Phước (đường Tô Hiến Thành); vào gặp Trung Tá Toàn nhận chỉ thị. Sau đó chạy thẳng về Long B́nh làm nhiệm vụ của ḿnh tại hậu cứ của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân v́ LĐ7BĐQ là liên đoàn “mẹ”, yểm trợ việc thành lập Liên Đoàn 9 Biệt Động Quân. Lúc này t́nh h́nh chiến sự đang rối ren, quân số di tản từ miền Trung về tŕnh diện rất ít, mỗi ngày chừng vài ba người. Hơn một tuần sau, tôi mới nhận được 6 khẩu đại bác 105 ly, nhưng ngày hôm sau lại phải bàn giao cho đơn vị khác v́ đại bác của họ đă bị hư hại. Buổi chiều mỗi ngày, chừng 5 giờ, thấy không c̣n quân nhân nào tới tŕnh diện, tôi lại cưỡi xe chạy về nhà tôi (Tam Hà, Thủ Đức).
Xe Lambretta, scooter (H́nh minh họa)
Đầu tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu/Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa quyết định thành lập 2 sư đoàn Biệt Động Quân, mang danh hiệu Sư Đoàn 101 BĐQ và Sư Đoàn 106 BĐQ.
Sư Đoàn 101 BĐQ, do Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn làm tư lệnh, gồm có 3 Liên Đoàn 7, 8, và 9 BĐQ. Như vậy, tôi thuộc quân số của Sư Đoàn 101 BĐQ. Mang tiếng là dân Biệt Động Quân nhưng tôi chưa kịp nhận được tháng lương nào từ sổ lương của Biệt Động Quân th́ đă phải giă từ vũ khí. Cái mũ nâu Biệt Động Quân của tôi chưa kịp dính mồ hôi th́ đă bị vợ tôi cắt ra làm thành miếng lót b́nh bông. Nh́n thấy vợ tôi làm như thế, tôi nhận ra rằng vợ tôi đă bị lây bệnh sợ Việt Cộng của mẹ tôi rồi. Vợ tôi không muốn để cho bọn Việt Cộng có cớ mà hạch sách này nọ khi chúng nh́n thấy trong nhà có cái ǵ dính dáng đến người lính Miền Nam trước đây. Thậm chí vợ tôi c̣n gom góp tất cả những tấm h́nh tôi mặc quân phục, gói lại và cất vào một nơi kín đáo!
Sự việc cứ thế diễn ra mỗi ngày cho đến ngày 27 tháng 4/1975 là tôi không thể đi Long B́nh được nữa. Chiến sự đă tiến đến sát Sài-G̣n rồi. Bom đạn nổ inh ỏi ở hướng Hố Nai, Long B́nh, Biên Hoà. Tôi ngồi ở nhà, ôm cái radio để theo dơi t́nh h́nh chiến sự. Lúc này, tôi mới thấy sự có mặt của tôi ở nhà là một diễm phúc cho gia đ́nh tôi; tránh cho mẹ và vợ con tôi khỏi phải lo lắng sợ sệt trong lúc dầu sôi lửa bỏng thế này.
Nh́n gia đ́nh ḿnh, bất chợt tôi lại nghĩ đến các đồng đội của ḿnh, họ đang ở một nơi nào đó, đang ẩn núp trong hố chiến đấu, và đang anh dũng chống lại những đợt tấn công của Việt Cộng (*) trong một trận chiến không cân xứng; quân số của địch gấp sáu bẩy lần quân Việt Nam Cộng Ḥa; súng đạn của chúng được khối Cộng Sản yểm trợ tối đa trong khi vũ khí và đạn dược của quân ta càng ngày càng cạn dần mà không có nguồn tiếp liệu bổ sung. Thật tội nghiệp cho các đồng đội của tôi! Gia đ́nh của họ đang từng giây từng phút trông chờ tin của họ, đang lo lắng cho sự sống c̣n của họ! Tôi muốn khóc!
(*) Ghi chú: Trong sách này, tôi dùng hai chữ “Việt Cộng” để chỉ chung bọn Cộng Sản Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc.
Trước 1975, người Mỹ và người ngoại quốc đă không rành âm mưu của đảng Cộng Sản Việt Nam, cho nên họ gọi bọn Cộng Sản ở Miền Nam là Việt Cộng, và gọi bọn Cộng Sản ở Miền Bắc là Quân Đội Bắc Việt. Họ đâu có hiểu rằng “Việt Cộng” cũng chỉ là một công cụ của đảng Cộng Sản Việt Nam, và hoàn toàn chịu sự điều khiển của đảng Cộng Sản Việt Nam. V́ thế mà, vào năm 1976, sau khi chiếm trọn Miền Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam đă khai tử Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam v́ vai tṛ chính trị của nó không c̣n cần thiết nữa.
Mười giờ sáng ngày 30/4/1975, đài phát thanh Sài-G̣n phát đi lệnh buông súng đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh. Thôi rồi! Thế là hết! Một trang sử bi đát đă mở ra cho toàn thể dân, quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Ḥa! Hơn mười năm quân ngũ của tôi, hợp cùng những người trai thời loạn, chiến đấu để bảo vệ Miền Nam thân yêu, bây giờ trở thành công dă tràng rồi.
Dă tràng xe cát bể đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công chuyện ǵ! (Ca dao)
(c̣n tiếp)
Bookmarks