Results 1 to 1 of 1

Thread: Giổ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch

  1. #1
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Giổ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch

    và Tưởng Niệm ngày 30/4/75 (20/3 năm Ất Măo).

    Đó là hai cuộc tưởng nhớ của người Việt chúng ta trong tháng 4 năm nay (2013). Có thể nói là đặc biệt, v́ hai sự kiện lịch sử này nếu xét cho cùng sẽ thấy được sự liên đới với nhau. V́ Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10/3 âm lịch mang ư nghĩa nguyên thủy không những để ghi nhớ công ơn của Tổ tiên đă lập quốc và kiến quốc, mà c̣n là dịp để nhắc nhở cho con Rồng cháu Tiên sống Đạo làm người, bằng cách “hồn nhiên nhất thể” với thiên địa vũ trụ vạn vật. C̣n ngày 30/4/75 lại ngẫu nhiên rơi đúng vào 20/3 âm lịch, là ngày Quốc Hận đối với người Việt tự do, c̣n gọi là người ‘quốc gia’. Quốc Hận, v́ Chính Nghĩa Tổ Quốc Dân Tộc đă bị cướp mất bởi tên tay sai của đệ tam quốc tế, HCM và bè lũ Việt gian cộng sản đă rước voi về giày mả tổ. Nên coi như mất cả nước Việt là Hồn Thiêng Sông Núi, là di sản quư báu và là gia tài vô giá của cha ông từ ngàn đời để lại, mà chúng ta là con cháu đă để cộng sản lần lượt cướp mất vào năm 1954 và 1975. V́ vậy, sự liên đới của hai sự kiện lịch sử này có thể tóm tắt qua câu nói để đời của tiền nhân, đó là “Đạo mất trước, nước mất sau”.

    Do đó, sau 38 năm mất nước những ai c̣n đổ lỗi cho Mỹ đă bán đứng miền Nam VNCH cho Trung Cộng, hay bảo rằng do Tàu Cộng và Liên Xô đă viện trợ ồ ạt vũ khí tối tân cho cộng sản Bắc Việt, nên đă làm thất thế cho quân lực VNCH vào thời kỳ cuối của chiến tranh VN, th́ phải nói là họ c̣n đầu óc duy lư v́ vọng ngoại. Đừng vội bảo rằng nếu không duy lư th́ làm sao để tư duy? Xin trả lời ngay là dĩ nhiên phải dụng lư để biện chứng sự vật, nhưng theo luật tự nhiên th́ “cùng thần tri hóa, cùng lư chi mụ ”. Cho nên nếu chỉ có lư sự th́ cuối cùng sẽ dẫn đến bế tắc, trái lại nếu đi cùng với tinh thần, nghĩa là với t́nh trong tâm th́ sẽ biết biến hóa như trời đất. Do đó, mà Khổng Tử đă đề cao văn hóa của Việt tộc ở phương Nam: “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo. Nam phương chi cường dă, quân tử cư chi ” (TD.10)”. Đó mới thật là tính cách hùngcường” của người quân tử ở phương Nam v́ đă “Đem đại Nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí Nhân để thay cường bạo ” (Nguyễn Trăi, BNĐC). Hay nói như Nguyễn Du: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài ” (Truyện Kiều). V́ vậy, những ai c̣n vọng ngoại có lẽ đă quên lời dạy dỗ của tiền nhân: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hay c̣n nói như kiểu nhà thờ đó là: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.

    Trong trường hợp biến cố 30/4, có thể nói cụ thể và ngắn gọn là: lỗi tại tôi đă nghe những ǵ cộng sản nói mà không nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm, do đó người dân miền Nam đă phải trả giá bằng máu và nước mắt cho đến nay, nên xin đừng cho là điều bất khả kháng để tự bào chữa ! Bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự ngây thơ của quân, dân, cán, chính thuộc VNCH sau ngày 30/4 đă c̣n nghe theo CSBV, nên mới chấp nhận đi tŕnh diện để được đi học tập cải tạo. Rốt cuộc khi lâm cảnh ngục tù nơi rừng thiêng nước độc với h́nh thức trả thù tàn ác dă man chưa từng thấy của bọn “ma mộc bất nhơn”, mới biết ḿnh bị lừa gạt bởi danh nghĩa rất nhân đạo gọi là trại học tập cải tạo. V́ vậy, xét cho cùng th́ đó cũng là “lỗi tại tôi”; nên cho dù Mỹ đă bán đứng miền Nam VNCH là sự thật, như bài viết được phổ biến gần đây trên mạng, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris, có tựa là “Sự thật phũ phàng về Hiệp Định Paris 1973”, hay như mới đây thêm một bài phân tích trên mạng để trả lời cho vấn đề được đặt ra là: “1975: Việt Nam có thắng Mỹ?” th́ cũng phải biết nh́n nhận rằng là “lỗi tại tôi”. Lỗi tại tôi không đủ tự tin vào cái Nhân tính nơi ḿnh để tự lực, tự cường, tự chủ, nghĩa là không hề có Nhân chủ. Nói cách khác tại v́ người dân miền Nam không đủ tin tưởng vào Tinh thần Bất khuất của Hồn thiêng sông núi, của Tổ quốc Dân tộc, mặc dù cái miệng th́ hát oang oang: “Này công dân ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi, đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống,…” ; nhưng cái tâm th́ không có, nên không đồng ḷng chút nào mà lại chỉ ham sống ích kỷ, đâm ra sống tủi, sống nhục, nên mới đi tin vào lời hứa bảo vệ miền Nam của Mỹ, hay lời hứa tôn trọng ngưng bắn của CSBV qua Hiệp Định Paris 1973.

    V́ vậy, muốn tự lực, tự cường chỉ có mỗi một cách là tự biết ḿnh một cách tận, kỳ, tính th́ mới biết được người, cũng như mới biết được trời đất (“tận kỳ tính tắc tri thiên, tri địa, tri nhân cập vật giả”), th́ mới có thể trăm trận trăm thắng (“tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng”). Do đó, cần phải “khắc kỷ” nghĩa là phải “tu thân” th́ mới “phục lễ” như tiền nhân đă dạy, tức là mới có thể phục quốc và kiến quốc mà chúng ta cứ hay nói thuộc ḷng là “tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”, nhưng chẳng bao giờ chịu tu thân !

    V́ vậy, trong khuôn khổ bài này người viết sẽ không đề cập đến yếu tố lịch sử của Hùng Vương cũng như yếu tố chính trị và quân sự đă dẫn đến biến cố ngày 30/4/75, mà chỉ mạo muội nhắc lại ư nghĩa triết lư của sự kiện dưới cái nh́n của Minh Triết hay c̣n gọi là Đạo viết hoa. V́ thiết tưởng đây là một dịp mà ư nghĩa chính, tức cũng là ‘chính nghĩa’ hay c̣n gọi là ‘sự thật’ cần được nói lên, để cho mỗi người chúng ta mới nhận thức đúng rồi mới có thể ư thức cao độ được, hầu mới biết sống Đạo làm người bằng hành động với Lễ. V́ Lễ không là nghi thức với màu sắc, h́nh tướng bên ngoài như nhan khói, lễ vật hay cờ quạt, đèn trống, v.v… mà chính là những ǵ phát xuất tự trong tâm. Cho nên với ư nghĩa nguyên thủy đó mới có lễ và “ lễ quan trọng hơn hết trong nền văn hóa Việt Nho chính là lễ Tế giao: “Thiên địa giao nhi vạn vật thông dă” (Quẻ Thái), thiên địa có giao th́ vạn vật mới hạnh thông. Người có nhận thức được sự giao đó mới là con người cao cả. Cho nên lễ giao được thiết lập ra là cốt để làm sáng tỏ Đạo Trời “Giao sở dĩ minh thiên đạo dă” (Lễ Kư XX, b.6). Đạo Trời là thế nào? Thưa Đạo Trời cũng chính là Đạo Đất, cũng chính là Đạo Người. V́ Người là ǵ nếu không phải là giao điểm của Trời cùng Đất, nên nói Nhân Đạo hay Thiên Đạo hay Địa Đạo cũng là một, nhưng nói Nhân Đạo th́ tránh xa được nguy hiểm vong thân. Chính trong ư đó mà Tuân Tử nói: “Đạo giă, phi thiên chi đạo, phi địa chi đạo, nhân chi sở dĩ đạo dă”. “Đạo là ǵ? Thưa không phải Thiên đạo mà cũng chẳng phải Địa đạo, mà chính là Nhân Đạo”. Tế giao chính là giúp con người chu toàn Đạo Trời Đạo Đất, mà Đạo ấy cũng chính là Đạo Người, nó nằm trong chữ giao, chứ không trong Trời hay Đất, mà ở chỗ Trời Đất giao nhau nên có câu “Thiên địa giao hỗ vi nhân ”. (1)

    V́ Tâm con người có giao dịch được với trời đất, vũ trụ càn khôn để thông hiệp thành Nhất thể, th́ mới cảm nhận được niềm hoan lạc hạnh phúc vô biên, nên Việt Nho nói là “giao lạc hồ thiên, giao thực hồ địa”. V́ vậy, việc cúng tế là để sống chiều kích tâm linh với trời theo chiều dọc, và ăn uống vui chơi với tha nhân theo chiều ngang là để thông giao với đất qua triết lư “sống như chơi” để vui vẻ hồn nhiên như con nít: “hóa nhi đa hí lộng”, nên đă khắc sâu vào ḷng dân tộc qua ca dao như:
    Chơi cho bể hẹp bằng ao
    Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim
    Chơi cho bong bóng th́ ch́m
    Ḥn đá th́ nổi, gỗ lim lập lờ


    Đó là tiến tŕnh của mỗi con người để “Thành Nhân” chỉ một khi “nhân tâm thiên lư hồn nhiên nhất thể”. Nghĩa là làm sao cho tâm hồn ḿnh trống rỗng tức là KHÔNG hề bận tâm vương vấn đến bất cứ sự vật ǵ như Khổng Tử viết: “Tử tuyệt tứ: vô ư, vô tất, vô cố, vô ngă” (LN.IX,4) , th́ mới CÓ được cái “Nguyên Nhân” c̣n gọi là “Nguyên Linh” hay “Nhân Linh”. Do đó, Việt Nho nói là “nhân linh ư vạn vật ” hay “vạn vật giai bị ư kỷ ” có nghĩa là tâm của con Người chứa đựng cả vạn vật hay vạn vật được chứa cả nơi tâm của ḿnh, nên c̣n nói là “thiên lư tại nhân tâm”. V́ vậy muốn Thành Nhân th́ phải sống thông hiệp để Nhất thể với thiên địa vũ trụ vạn vật, nên muốn Nhất thể để làm Một với càn khôn trời đất th́ phải hồn nhiên như con nít. Chính v́ vậy mà Kinh Thánh cũng đă có ghi lời Chúa Giêsu đă nói với ư nghĩa tương tự: “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, th́ sẽ chẳng được vào”. (Mc 10,15)

    Do đó, người viết nghĩ cần nhắc lại nền tảng của Đạo theo quan niệm Viễn Đông đó là: “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo” (Hệ Từ Thượng), có nghĩa là sự tương quan mâu thuẫn, biến hóa của hai luồng khí một âm một dương c̣n gọi là nguyên khí của mọi sự vật trong vũ trụ để sinh sinh hóa hóa, gọi là Đạo, hay Dịch. Do đó Kinh Dịch nói “Thị cố Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp” (HTT). Lư do Vô cực Nguyên thủy chỉ nhất động mà sinh ra Thái cực, Thái cực bao hàm lưỡng nghi âm dương rồi biến thành tam tài, tứ tượng, ngũ hành, v.v... “Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn”: một gốc sinh ra muôn vạn cái khác biệt cho nên gọi là chúng sinh, rồi để chúng sinh quy về một gốc. Hay như sách Trung Dung nói rằng: “Đạo giả dă, bất khả tu du ly dă. Khả ly phi Đạo dă ”, tức “Đạo là Đạo, Đạo không thể xa ĺa giây phút. Mà nếu xa rời được th́ không phải là Đạo”. Như vậy có thể nói Đạo là không ǵ cả (vô thanh vô xú), nhưng lại là tất cả. Ví dụ như không khí oxy không hương, không sắc, không h́nh, không tướng, ta không thấy được, không ngửi được nhưng nó lại là một yếu tố không thể thiếu để cho ta có sự sống. Cho nên ở một tŕnh độ hiểu biết với ư thức cao độ c̣n được gọi là Thần Khí, như Kinh Thánh có câu: “Thần Khí mới làm cho sống” (Jn 6,63).


    Vi vậy, ta không thể xa ĺa nó v́ nếu ta không hít thở được th́ coi như ta tắt thở th́ gọi là chết hay nói là lúc “sinh th́” tức là không c̣n hít thở khí, như Trang Tử nói: “Nhân chi sinh dă khí chi dụ dă, tụ đắc vi sinh, tán đắc vi tử… Cố viết: thông thiên hạ nhất khí nhĩ ” có nghĩa là “người ta sinh ra là do Khí tụ. Khí tụ th́ sống khí tán th́ chết. Cho nên nói rằng: “khắp cả gầm trời đều là khí mà thôi”. Như Kinh Dịch có câu: “Tinh Khí vi vật” nghĩa là Tinh Khí làm nên muôn vật, nên c̣n gọi là Nguyên Khí. Nói cách khác đó là những tinh hoa nguyên linh của Nguyên Lăo, là thủy tổ của ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Chính khí phát xuất từ đó rồi sau biến hóa sinh thành giống người cùng muôn loài động vật thực vật, muôn loài vạn vật trong vũ trụ đều do khí ngũ hành sinh ra, cho nên gọi là Ngũ Lăo. Do đó, con người được định nghĩa là “nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí ” (Lễ Vận VII, I) có nghĩa người là cái đức (cái linh lực) của thiên địa, là giao điểm của âm dương, nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành. Do đó, mới nói người Việt ḿnh là dân “giao chỉ”, hay nói muốn làm người th́ phải “đầu đội trời, chân đạp đất”. Nói cách khác mọi người đều sinh ra từ khí ngũ hành, song v́ ch́m đắm trong cơi phàm trần, ô nhiễm đủ thứ nên Tinh (Khí) Thần hao phí quá nhiều, khiến cho ngũ khí chẳng thể nào quy trở về được nguồn cội, v́ đă đem khí “nguồn gốc” ném vào “ngũ thể” là ngũ tạng với tâm, can, tỳ, phế, thận khiến cho tan loăng, nên tiên thể thuần chân biến thành thân xác què cụt, linh khí thất tán, vô phương trở về chỗ đứng ban đầu; v́ vậy mới nói là con người bị sa đọa cho đến ngày nay.


    Đó là ư nghĩa triết lư của Hùng Vương, mà mỗi lần Giỗ Tổ hay giỗ ông bà không phải là hướng ngoại để tưởng nhớ, để cầu xin cho ḿnh được may mắn, b́nh an và hạnh phúc; mà là để “khắc kỷ, phục lễ, vi nhân” (LN.XII,I) tức là dịp để “Tu thân” hầu sống Đạo làm Người tức Thành Nhân vậy. Tương tự, với ư nghĩa đó ngày 30/4 cũng là một h́nh thức lễ giỗ để tưởng niệm anh hùng chiến sĩ v́ nước quên thân, cũng như là dịp để dạy cho con cháu phải biết “uống nước nhớ nguồn”, và nguồn đó là Chính Nghĩa, là Sự Thật, là Sự Sống, là Nguồn Cội,… mà mỗi người chúng ta có bổn phận phải Quy về, nhất là vào thời buổi mạt kiếp này. Ngoài ra ư nghĩa mồng 10/3 (hay 20/3 cho biến cố 30/4) với ngày chẵn tháng lẻ hay ngày đất tháng trời, cũng đă được diễn giải qua nhiều bài viết của nhiều tác giả và đă được lưu lại trên mạng An Việt Toàn Cầu để mọi người có thể tham khảo, nên tôi không đề cập tới trong khuôn khổ bài này.



    Viết xong, ngày 17 tháng 4 năm 2013
    (tức mồng 8 tháng 3 năm Quư Tỵ)
    Nguyễn Sơn Hà.


    *Tài liệu tham khảo :
    (1) Trích tác phẩm Nhân Chủ của triết gia Kim-Định.
    - Kinh Thánh
    - Kinh Dịch
    - Tứ Thư
    Last edited by Son Ha; 18-04-2013 at 11:15 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Lễ Giổ Tổ Hùng Vương tại Melbourne - Úc Châu
    By Sydney in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 04-04-2012, 12:52 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 27-03-2012, 03:08 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 18-04-2011, 01:13 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 17-03-2011, 02:17 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •