Results 1 to 7 of 7

Thread: Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 2 - Trận Thư Hùng Nam - Bắc

  1. #1
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 2 - Trận Thư Hùng Nam - Bắc

    Ba mươi bẩy năm Quốc Hận vẫn lưu lại cho toàn dân miền Nam những bài học sâu đậm . Để góp phần tưởng niệm ngày 30/4, ngày miền Nam thất thủ, Mậu_Thân_68 xin gửi đến anh chị em một clip video rất nên theo dơi, một đoạn phim cho ta thấy cái gian khổ và anh dũng của chiến sĩ VNCH trong một trận chiến đầy cay nghiệt, đầy cam go, dù cho ngày nay miền Nam không c̣n nữa, nhưng quốc dân miền Nam vẫn tưởng nhớ đến các hy sinh vô cùng vô tận của người lính để momg sự an b́nh cho người hậu phương .


  2. #2
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Trả lời cho Nguyen Ngoc Ngan và Nguyễn Sĩ

    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Ba mươi bẩy năm Quốc Hận vẫn lưu lại cho toàn dân miền Nam những bài học sâu đậm . Để góp phần tưởng niệm ngày 30/4, ngày miền Nam thất thủ, Mậu_Thân_68 xin gửi đến anh chị em một clip video rất nên theo dơi, một đoạn phim cho ta thấy cái gian khổ và anh dũng của chiến sĩ VNCH trong một trận chiến đầy cay nghiệt, đầy cam go, dù cho ngày nay miền Nam không c̣n nữa, nhưng quốc dân miền Nam vẫn tưởng nhớ đến các hy sinh vô cùng vô tận của người lính để momg sự an b́nh cho người hậu phương .
    Nếu Nguyễn Sĩ chủ báo và NNN MC có lương tâm th́ nên làm nhạc như nhạc sĩ Nguyên Nhu viết và hát cho "Thương về Quảng Trị " , đấy mới là giành sân khấu với Cộng Sản VN.
    Last edited by Mau_Than_68; 02-05-2012 at 08:49 PM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Cuộc chiến bi hùng và sức đề kháng của quân dân Quảng Trị. CT Giai bị ra toà án binh

    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Nếu Nguyễn Sĩ chủ báo và NNN MC có lương tâm th́ nên làm nhạc như nhạc sĩ Nguyên Nhu viết và hát cho "Thương về Quảng Trị " , đấy mới là giành sân khấu với Cộng Sản VN.
    Trong trận Quảng Trị, do thuộc cấp đầu hàng mà Chuẩn Tướng Vũ văn Giai bị đưa ra toà án quân sự , nên nhớ trước đó vào năm 1971 th́ Tướng Giai đă được TT Thiệu gắn huy chương; TT Thiệu gắn ngôi Sao chiến thắng cho : Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai tại mặt trận Vùng 1 năm 1971.

    http://i780.photobucket.com/albums/y...1974/giai1.jpg

  4. #4
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Trong trận Quảng Trị, do thuộc cấp đầu hàng mà Chuẩn Tướng Vũ văn Giai bị đưa ra toà án quân sự , nên nhớ trước đó vào năm 1971 th́ Tướng Giai đă được TT Thiệu gắn huy chương; TT Thiệu gắn ngôi Sao chiến thắng cho : Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai tại mặt trận Vùng 1 năm 1971.

    http://i780.photobucket.com/albums/y...1974/giai1.jpg
    Tôi tưởng là ông VVG ra ṭa án quân sự bị tố là ông ra lệnh rút quân mà không được cấp trên (ông Lăm và ông Thiệu) đồng ư?

  5. #5
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526
    Quote Originally Posted by mơtiên View Post
    Tôi tưởng là ông VVG ra ṭa án quân sự bị tố là ông ra lệnh rút quân mà không được cấp trên (ông Lăm và ông Thiệu) đồng ư?
    Cái bi thảm là cuộc rút lui không hoàn hảo ra bờ sông Mỹ Chánh vào cuối tháng tư 1972 , do tiền hậu bất nhất khi Tướng Hoàng Xuân Lăm th́ c̣n lưỡng lự , và TT Thiệu th́ cũng chậm chạp ra lệnh không cho rút quân . Rút quân là hậu quả của việc đầu hàng của Trung Đoàn 3 bộ binh của Trung Tá Phạm văn Đính dưới quyền Chuẩn Tương Vũ văn Giai khi mà quân số và súng đạn vẫn c̣n rất nhiều . Sự đầu hàng đầu tháng 4 là nguyên nhân bắt đầu của sự lui quân vào cuối tháng trong cái trớ trêu của bàn cờ thế giới, nhưng lănh đạo miền Nam đă lúng túng trong các quyết định nửa vời , không thể kết tội v́ để thuộc cấp đầu hàng và nộp vũ khí cho địch th́ phải quy trách nhiệm cho việc rút binh .

  6. #6
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Nguyên Nhân và Hậu Quả của việc TTá Đính đầu hàng

    Quote Originally Posted by mơtiên View Post
    Tôi tưởng là ông VVG ra ṭa án quân sự bị tố là ông ra lệnh rút quân mà không được cấp trên (ông Lăm và ông Thiệu) đồng ư?
    http://www.mekongrepublic.com/vietna...n_find&sID=300

    Là người thượng kỳ VNCH trên kỳ đài Thành Nội Huế năm 1968 theo yêu cầu của Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh SD 1 BB, chỉ huy TRD 56 BB đầu hàng tại căn cứ Tân Lâm, Quảng Trị (2/4/1972). Căn cứ Tân Lâm - hay Camp James J. Carroll tên một đại úy TQLC Hoa Kỳ tử trận trong cuộc hành quân Prarie ở khu vực đó vào năm 1966 - nguyên là căn cứ hỏa lực quan trọng của TQLC Hoa Kỳ ở bắc đường số 9. Trước khi trao lại cho QLVNCH, từ căn cứ này TQLC Hoa Kỳ thường xuyên tác xạ yểm trợ cho căn cứ Khe Sanh và bắn vào vị trí của những pháo đội 130 ly CSBV, ở 20km về hướng bắc bên kia sông Bến Hải.
    Địa h́nh của căn cứ rất lư tưởng cho việc pḥng thủ v́ ṿng đai pḥng thủ xây theo h́nh ngũ giác trên một ngọn đồi trống, quân trú pḥng có thể quan sát bốn hướng từ xa. Tháng 3/1972, trong căn cứ có khoảng 2000 quân nhân thuộc TRD 56 BB và một lực lượng pháo binh gồm đại bác từ 105 cho đến 175 ly, với vài chiến xa Duster hạng nhẹ có trang bị đại bác 40 ly. Nh́n từ quan điểm pḥng ngự, lực lượng này có thể cầm chân một hay là hai trung đoàn địch dể dàng.
    Giải thích về sự tan ră của TRD 56 BB tại căn cứ Tân Lâm trong ngày 2 tháng 4/1972, nhiều sĩ quan cao cấp Việt Mỹ cho rằng trung đoàn này là trung đoàn tân lập, hơn 70% binh sĩ của trung đoàn là tân binh hoặc thành phần quân phạm được phục hồi binh quyền.
    Riêng về sự việc ngưng chiến đấu của Trung tá Phạm Văn Đính đă là một cú sốc lớn đối với Bộ Tư lệnh SD 3 BB. Ông bắt đầu nổi tiếng khi c̣n là trung úy chỉ huy Liên đội Hắc Báo - lực lượng phản ứng cấp thời được thành lập vào tháng 11/1964 theo sáng kiến của Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chuân, Tư lệnh SD 1 BB lúc bấy giờ. Tướng Chuân đă cho tập hợp hai đại đội Trinh sát của hai trung đoàn lập thành lực lượng Hắc Báo.
    Trung tá Đính thăng cấp rất nhanh, từ Thiếu úy lên Trung tá chỉ trong ṿng 5 năm. Các cấp bậc đều được thăng tại mặt trận. Rời Hắc Báo, Đại úy Đính được cử làm Tiểu đoàn trưởng TD 2/3 BB. Khi tiểu đoàn này hoạt động tại quận Quảng Điền vào tháng 6/1967, Tiểu đoàn trưởng Đính được thăng Thiếu tá và kiêm nhiệm Chi khu trưởng Quảng Điền. Trong biến cố Mậu Thân tại Huế, được sự yểm trợ của Thủy quân Lục chiến, TD 2/3 BB do Tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Đính chỉ huy đă tiến chiếm và dựng Quốc kỳ VNCH tại Kỳ đài.
    Ngày 1 tháng 1/1969, Thiếu tá Đính là một trong ba tiểu đoàn trưởng bộ binh của Sư đoàn 1 Bộ binh được thăng cấp Trung tá, sau đó được cử giữ chức Trưởng pḥng 3 Bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh (Chỉ huy trưởng Tiền phương là Đại tá Vũ Văn Giai, sau này là Chuẩn tướng Tư lệnh SD 3 BB). Giữa năm 1970, Trung tá Đính được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó TRD 54 BB và đến tháng 10/1971, được cử làm Trung đoàn trưởng TRD 56 tân lập khi chưa đầy 30 tuổi. Là một sĩ quan có nhiều chiến công trong các trận đụng độ với Cộng quân tại chiến trường Quảng Trị-Thừa Thiên từ 1964 đến 1971, qua các chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, rồi trung đoàn trưởng, nên sự kiện đầu hàng tại căn cứ Carroll của Trung tá Đính là một điều mà chính Tướng Giai không thể tin đó là sự thật.

    Theo tài liệu của cựu Đại tá Turkley, Cố vấn Sư đoàn TQLC, có mặt tại Quảng Trị khi trận chiến xảy ra, trước giờ căn cứ thất thủ, Trung tá Đính đă họp với các sĩ quan thuộc quyền quyết định đầu hàng. Sau đó ông đă thông báo nội dung buổi họp cho Trung tá William Camper, Cố vấn trưởng. Trung tá Camper gọi về Trung tâm Hành quân SD 3 BB cho biết nhiệm vụ của ông ta ở căn cứ Carroll chấm dứt và xin được di tản. Khi trực thăng bốc toán cố vấn đi th́ vừa lúc đó, chiến xa Cộng quân tràn vào, một lá cờ trắng đă treo ở trước cổng Bộ Chỉ huy.

    Nhận định về trường hợp của Trung đoàn trưởng Phạm Văn Đính, cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng đă viết trong hồi kư như sau: Sư đoàn đă không yểm trợ cho Trung tá Đính đầy đủ và Quân đoàn đă quên ông, * ông muốn được triệt thoái khỏi căn cứ bao vây nhưng Tướng Giai không chấp thuận. Nhận thấy không c̣n hy vọng và muốn bảo vệ tính mạng của binh sĩ của ḿnh càng nhiều càng tốt, Trung tá Đính họp tất cả sĩ quan bộ chỉ huy, các đơn vị trưởng trực thuộc và tuyên bố ư định ngưng chiến đấu. Ông ra lệnh cho treo một miếng vải trắng ở cổng trại. Tiếp đó, việc liên lạc vô tuyến với Cộng quân đă được thực hiện và các thỏa thuận về buông súng tiến hành. Trung tá Đính dẫn một toán quân 600 người ra khỏi trại đi đến điểm hẹn với địch. Số quân c̣n lại không chịu đầu hàng rút về hướng đông. Trong nhóm quân không chịu đầu hàng có Pháo đội B1 TQLC. Đây là đơn vị tăng phái đi theo TD 4 TQLC đóng nhờ trong căn cứ Carroll. Theo tường tŕnh, PD B1 TQLC đă dùng đại bác bắn trực xạ cho đến khi bị tràn ngập. Phần toán quân rút đi, về đến pḥng tuyến VNCH được khoảng 1000 người.
    Trung đoàn 56 BB vĩnh biệt Tân Lâm, để sau đó được tái lập ở gần Mỹ Chánh và chiến trường mới chờ đợi trung đoàn có một chiến sử đầy nghiệt ngă này.

    Ghi chú: theo tài liệu của Phạm Phong Dinh th́ khi đầu hàng vẫn c̣n 22 đại bác:
    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...ad.php?t=11489

    * Tr Tướng Trưởng gián tiếp buộc tội cựu Tư lệnh Quân Đoàn 1 và Sư Đoàn 3 là đă "quên" Trung Đoàn 56 . Đáng lư ra Tr Tương' Hoàng X Lăm cũng phải ra toà án binh thi mới công bằng .
    Last edited by Mau_Than_68; 03-05-2012 at 09:46 PM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Hang` giặc để được an thân - và rồi vinh thân trong quân dội Việt CỘng

    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Cái bi thảm là cuộc rút lui không hoàn hảo ra bờ sông Mỹ Chánh vào cuối tháng tư 1972 , do tiền hậu bất nhất khi Tướng Hoàng Xuân Lăm th́ c̣n lưỡng lự , và TT Thiệu th́ cũng chậm chạp ra lệnh không cho rút quân . Rút quân là hậu quả của việc đầu hàng của Trung Đoàn 3 bộ binh của Trung Tá Phạm văn Đính dưới quyền Chuẩn Tương Vũ văn Giai khi mà quân số và súng đạn vẫn c̣n rất nhiều . Sự đầu hàng đầu tháng 4 là nguyên nhân bắt đầu của sự lui quân vào cuối tháng trong cái trớ trêu của bàn cờ thế giới, nhưng lănh đạo miền Nam đă lúng túng trong các quyết định nửa vời , không thể kết tội v́ để thuộc cấp đầu hàng và nộp vũ khí cho địch th́ phải quy trách nhiệm cho việc rút binh .

    http://tintuc.xalo.vn/00-46352315/Du..._tram_nam.html

    Con đường khởi đầu mang ư đồ khai thác tài nguyên Đông Dương đă bị chiến tranh biến thành con đường máu. Trong ngút ngàn đạn bom thương tích ấy, có một câu chuyện rất đáng nhớ khi nhắc đến chiến sự ở đường 9: mùa hè năm 1972, trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, cũng tại một căn cứ đồn trú cạnh quốc lộ 9, lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh có nguyên cả một trung đoàn quân đội Sài G̣n với đầy đủ các cấp sĩ quan chỉ huy phản chiến về với cách mạng. Những sĩ quan chỉ huy của trung đoàn ấy được giữ nguyên cấp bậc, phiên chế thành sĩ quan quân đội nhân dân. Đấy là trung đoàn 56 của trung tá Phạm Văn Đính tại căn cứ Carroll, tức điểm cao 241 (Tân Lâm) nằm ở km21 của quốc lộ 9.
    Ông Phạm Văn Đính sau này được thăng quân hàm thượng tá QĐNDVN và đă mất cách nay mấy năm v́ tai biến tại Huế. Sự kiện cả một trung đoàn binh sĩ Sài G̣n theo về với cách mạng có lẽ là câu chuyện thật đáng ghi giữa khói lửa chiến tranh khốc liệt của đường 9 tṛn 40 năm trước!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Phim Mùa Hè Đỏ Lửa thật bi hùng.
    By Kan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 22-07-2012, 09:42 AM
  3. Replies: 15
    Last Post: 22-01-2011, 01:58 AM
  4. Replies: 10
    Last Post: 13-11-2010, 04:09 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-11-2010, 05:35 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •