Học tập cải tạo
Học tập cải tạo, hay cải tạo qua lao động, là tên gọi h́nh thức giam giữ mà pháp luật một số nước thực hiện đối với một bộ phận các nhân vật mà các chính phủ sở tại cho là những người vi phạm pháp luật, hoặc vướng vào tệ nạn xă hội hoặc là các nhân vật bất đồng chính kiến với chính phủ hoặc là tù nhân chiến tranh. Đây là một h́nh thức xử phạt hay răn đe giáo dục bằng giam giữ và lao động bắt buộc.
Việt Nam
Trước 1975
Chế độ học tập cải tạo đă được áp dụng tại Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ngay từ năm 1954 với tù binh và tù nhân bị kết án chống đối chính quyền.[1] Một số nhà văn liên quan đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, như Phùng Quán, phải đi cải tạo lao động v́ tư tưởng của họ.
Theo văn bản luật pháp th́ quy chế bắt giam vào trại cải tạo chiếu theo nghị quyết 49 (49-NQTVQH) của Hội đồng Bộ trưởng thông qua ngày 20 tháng 6, 1961 và bắt đầu áp dụng kể từ 8 tháng 9. Đối tượng là "thành phần phản cách mạng" và đe dọa an ninh công chúng.[2]
Sau 1975
Trong bối cảnh hậu chiến (sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975), cụm từ "học tập cải tạo" nói đến chương tŕnh tập trung để cải tạo của chính quyền Việt Nam đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng ḥa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng ḥa trước 1975. Một công bố của nhà chức trách nói rơ:
"Việc tổ chức cho ngụy quân, ngụy quyền và các đối tượng phản động ra tŕnh diện học tập cải tạo thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, có tác dụng phân hóa hàng ngũ bọn phản động, cô lập bọn đầu sỏ ngoan cố, đập tan luận điệu tuyên truyền chiến tranh tâm lư của địch, tranh thủ được sự đồng t́nh và ủng hộ của nhân dân." [3]
Cách tiến hành tại miền Nam
Công việc triệu tập các đối tượng để đưa đi học tập cải tạo bắt đầu từ Tháng Năm, 1975. Đối với hạ sĩ quan, sau tŕnh diện th́ phải theo học một khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về. Đối với các cấp chỉ huy th́ có lệnh tŕnh diện bắt đầu từ ngày 13 đến 16 Tháng Sáu, 1975. Chiếu theo đó th́ sĩ quan sẽ đi học tập 15 ngày trong khi các viên chức dân sự cùng những đảng viên các tổ chức chính trị của miền Nam th́ thời gian học tập là một tháng. Người tŕnh diện phải mang theo 21 kilôgam gạo làm lương thực trong đó có mọi ngành từ quận trưởng trở lên hoặc đối với các viên chức hành chánh là trưởng pḥng trở lên. Các văn nghệ sĩ cũng phải ra tŕnh diện.[4]
Tuy nhiên theo Phạm Văn Đồng, con số người bị giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra tŕnh diện.[5]
Theo Alain Wasmes, tác giả cuốn sách "La peau du Pachyderme" (Việt Nam tấm da voi), sau Sự kiện 30/4, Mặt trận giải phóng đă nắm trong tay toàn bộ tài liệu ở trung tâm đăng kiểm của Bộ chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam(MACV), do Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa tan ră quá nhanh nên không kịp tiêu hủy, mà theo như ông mô tả là "Trên một trong năm máy tính của trung tâm đăng kiểm Mỹ, toàn bộ quân đội Sài G̣n, từ tổng chỉ huy cho đến anh binh nh́, đều được chương tŕnh hóa trong những phích đục lỗ với toàn bộ những chi tiết về lai lịch và chính trị cần thiết của họ. Thậm chí cả với lớp sắp tuyển, cũng có đầy đủ tất cả như thế.[cần dẫn nguồn] Trên thực tế, trong các báo cáo của sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, rất nhiều hành động có thể được coi là tội ác chiến tranh đă được ghi lại và báo cáo như là 1 "chiến tích" trong sự nghiệp chống cộng.
[sửa] Nội dung trong trại
Tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy. Chương tŕnh bắt đầu với 10 bài giảng với những đề tài:
Tội ác của Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa
Lư thuyết Xă hội chủ nghĩa
Chính sách khoan hồng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam [6]
Người bị giam phải viết bài lư lịch, tự kiểm điểm và khai báo quá khứ: một tháng viết hai lần; mỗi bài khai dài khoảng 20 trang giấy viết tay. Viết xong th́ có buổi tự khai báo tập thể để mọi người phê b́nh, khen chê. Ai khai nhiều th́ được điểm là "tiến bộ".[2] Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng ḥa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ 1 đến 12 năm. Có trường hợp thời gian cầm cố lên đến 33 năm.[7] Tuy nhiên cũng có rất nhiều người không bị đưa đi học tập cải tạo hoặc chỉ trong 1 thời gian ngắn. Đó là những người hoặc là hoạt động t́nh báo cho phía Mặt trận giải phóng, hoặc là người được coi là "không có tội ác với nhân dân", như trường hợp Tổng thống Dương Văn Minh.
V́ chính sách dùng lao động để cải tạo tư tưởng nên lao động sản xuất là trọng điểm. Nghị quyết 49 đề ra 8 giờ lao động sản xuất mỗi ngày. Mỗi tuần th́ có hai buổi học tập chính trị. Chiều th́ có "lớp văn hóa".[2] Những người bị bắt đi học tập cải tạo phải lao động làm việc ở các công trường, trong các trại cải tạo, mà nhiều người mô tả lại là cực khổ, một phần trong số đó đă bị chết do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong trại cải tạo, ăn uống thiếu thốn. Công việc thông thường là phá rừng, trồng cây lương thực, đào giếng, và cả gỡ ḿn gây ra thương vong.[2] Lao động cải tạo c̣n áp dụng cho các công dân vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xă hội nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn hơn mười năm sau Chiến tranh Việt Nam trở đi.
[sửa] Số người đi học tập
Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người bị đưa đi học tập cải tạo. Tính đến năm 1980 th́ chính phủ Việt Nam công nhận c̣n 26.000 người c̣n giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam.[2] Ước tính khoảng 165.000 người đă chết trong khi bị giam.[8]
Theo Aurora Foundation th́ việc bị giam giữ dài hạn thường bị chuyển từ trại này sang trại khác có dụng ư ly gián để tù nhân không liên kết với nhau được và đường dây liên lạc với gia đ́nh thêm khó khăn.[2]
[sửa] Đời sống sau khi được thả
Nhiều người trở về sau thời gian học tập cải tạo được đưa về địa phương để làm việc và sinh sống trong t́nh trạng quản chế tại gia. V́ xếp là có lư lịch xấu nên sau khi được trả tự do, cuộc sống của nhiều người học tập cải tạo và gia đ́nh họ gặp nhiều khó khăn do t́nh trạng phân biệt đối xử. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử này đă giảm dần theo thời gian. Trong những người đă bị đưa đi học tập cải tạo, đă có nhiều người được đưa đi định cư ở hải ngoại, theo các chương tŕnh nhân đạo như Chương tŕnh Ra đi có Trật tự, một thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ kư năm 1989. Theo đó th́ chính phủ Mỹ dành ưu tiên nhập cảnh cho những cựu quân nhân, viên chức của Việt Nam Cộng ḥa giam từ ba năm trở lên.[9]
Theo chiều hướng b́nh thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cộng với các tác động tích cực của nhiều tổ chức của người Việt tại Hoa Kỳ về vấn đề tái định cư cho những người bị học tập cải tạo các chương tŕnh sau đă và đang được tiến hành:
Chương tŕnh Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program - ODP) kết thúc vào tháng 9 năm 1994. Chương tŕnh này bao gồm đoàn tụ gia đ́nh, con lai và bao trùm cả chương tŕnh H.R.
Chương tŕnh Tái định cư nhân đạo (Humanitarian Resettlement Program - HR)
Chương tŕnh Tái định cư nhân đạo mới (hay Chương tŕnh H.O. mới) chỉ dành cho những người phải học tập cải tạo sau năm 1975, chưa có cơ hội nộp đơn qua chương tŕnh ODP.
Chương tŕnh Tái định cư nhân đạo HR, cứu xét đơn năm 2005. Các diện có thể nộp đơn xin tái định cư nhân đạo.
Bookmarks