Câu trả lời đầu tiên phải là một câu hỏi: Trung Quốc nào?
Thứ người dân Trung Quốc yêu cầu và thứ chính quyền cộng sản Trung Quốc muốn là hai cái khác nhau.
B́nh thường đă khác, trong khủng hoảng, sự khác biệt lại càng rơ hơn.
Không làm rơ điều này ngay từ đầu, người ta sẽ dễ dàng rơi vào cái bẫy mà những chính quyền độc tài giăng ra từ xưa đến nay, rằng họ là đại diện duy nhất cho toàn bộ dân tộc, hay thậm chí, độc đáo hơn, họ “chính là dân tộc”.
Trong cơn đại dịch cúm corona Vũ Hán này, người dân Trung Quốc cần tất cả mọi sự giúp đỡ, bất kể đến từ đâu, để họ có thể chống chọi với dịch bệnh. Cụ thể nhất là những trang thiết bị y tế, từ khẩu trang, găng tay, mắt kính, đồ bảo hộ, đến thuốc men, nhu yếu phẩm, v.v.
T́nh h́nh nguy cấp đến mức hàng trăm bệnh viện ở Trung Quốc đă phải tự lực cánh sinh, đăng lên mạng xă hội lời kêu cứu nhờ giúp đỡ. C̣n các chính quyền khu vực th́ tranh giành vật tư, thậm chí “cướp” của nhau để trữ cho dân tại địa phương ḿnh. Chính quyền trung ương cũng bất lực, lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương giúp đỡ viện trợ.
Trong t́nh cảnh đó, lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, nhắm đến phía Mỹ, chỉ trích rằng Washington không có bất kỳ “giúp đỡ thực chất nào” có phần khó hiểu.
Đúng là chính phủ Mỹ chưa có động thái nào viện trợ chính thức cho Trung Quốc, nhưng hàng trăm tổ chức và cá nhân tại Mỹ từ những ngày đầu công bố dịch đă quyên góp hàng triệu thiết bị vật tư, với sự hỗ trợ điều phối của chính phủ, chuyên chở đến thẳng những vùng dịch của Trung Quốc. Ngay vào thời điểm bà Oánh chỉ trích Mỹ, các chuyến hàng viện trợ từ Mỹ vẫn tiếp tục đáp xuống Trung Quốc. Chính phủ Mỹ từ những ngày đầu cũng liên tục đề nghị cử chuyên gia y tế đến Vũ Hán giúp chống dịch nhưng không được hồi đáp từ Bắc Kinh.
Nếu những thứ trên không tính là giúp đỡ, thứ ǵ mới được xem là “thực chất”?
Câu trả lời nằm ở lời vạch tội chi tiết của bà Oánh, rằng “Mỹ là nước đầu tiên ra yêu cầu rút nhân viên lănh sự quán tại Vũ Hán, là nước đầu tiên yêu cầu rút một phần nhân viên đại sứ quán tại Bắc Kinh, cũng là nước đầu tiên ra lệnh cấm nhập cảnh đối với toàn bộ công dân Trung Quốc, không ngừng tạo ra và phát tán nỗi sợ hăi vô cớ, lại c̣n tạo tấm gương rất xấu”. Những hành động quá mức này “trái với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO”.
Tội của Mỹ ở đây là cầm đầu tạo ra gương xấu.
Vậy gương tốt là cái nào? Theo ư của chính quyền Trung Quốc, đó là Tổ chức Y tế Thế giới, hay chính xác hơn, là người đứng đầu tổ chức này, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Ngay trong cuộc họp báo ngày 30/1/2020 để công bố T́nh trạng lo ngại y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC), ông Tổng Giám đốc của WHO vẫn kiên quyết dành những lời có cánh cho Bắc Kinh.
Tedros Adhanom khẳng định việc công bố dịch toàn cầu chỉ là (1) lo cho các nước có hệ thống y tế kém hơn chứ không phải v́ t́nh trạng lây lan mất kiểm soát ở Trung Quốc, (2) các nước nên cám ơn chính quyền Trung Quốc v́ các nỗ lực phi thường và minh bạch trong việc kiểm soát dịch, thậm chí nên xem Trung Quốc là tấm gương cho tương lai, và (3) cho dù công bố dịch toàn cầu, WHO vẫn không khuyến khích các nước hạn chế giao thương đi lại với Trung Quốc.
Những người chỉ trích sự nghiêng ngả lộ liễu của WHO về phía Bắc Kinh không quên nhắc đến việc Tổng Giám đốc Tedros Adhanom là người Ethiopia. Họ cũng nhân tiện chỉ ra rằng trong hàng chục năm qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời cũng là chủ nợ lớn nhất của Ethiopia. Hàng tỷ đô la cùng các dự án từ trăm triệu đến tỷ đô đă và đang được Trung Quốc đổ vào đất nước châu Phi này. Ngay cả trong đại dịch lần này, hăng hàng không quốc gia Ethiopia vẫn tiếp tục duy tŕ đường bay thẳng mỗi ngày đến Trung Quốc, với lư do tuân theo chỉ đạo WHO.
Những nước khác rơ ràng không có ư định ngoan ngoăn nghe lời như vậy, nhất là trong t́nh cảnh sức khỏe, tính mạng và thậm chí số phận cả đất nước ḿnh có thể bị hủy hoại.
Sau khi Mỹ cầm đầu rút công dân của ḿnh ở vùng dịch, ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc, các nước châu Âu, Nhật và hàng chục quốc gia khác, kể cả Việt Nam, đă nhanh chóng theo chân.
Và đây chính là lư do Trung Quốc tố cáo Mỹ đă không “giúp đỡ thực chất”.
Khi Mỹ cùng các nước khác không “làm theo kịch bản” mà Bắc Kinh mong muốn, như cái cách WHO đă làm, chính quyền Trung Quốc mất mặt.
Họ không thể giải thích với người dân trong nước rằng v́ sao chính quyền vỗ ngực lớn tiếng có thể “kiểm soát khống chế” cơn dịch, “đánh bại con virus ma quỷ”, mà thế giới lại quay lưng bỏ chạy. Đó là chưa kể tác động dây chuyền đến nền kinh tế, khi các công ty nước ngoài cùng ḍng vốn ngoại cũng lũ lượt tháo chạy, nếu đại dịch thật sự vượt tầm kiểm soát.
Những thể chế độc tài vốn dĩ cực kỳ nhạy cảm với “tính chính danh”. Họ có thể hy sinh mọi thứ, sức khỏe, tính mạng của người dân, thậm chí cả nền kinh tế, nhưng buộc phải bám lấy cái danh “lănh đạo độc tôn”.
Đó cũng là lư do các ông vua thời phong kiến ở Trung Quốc luôn tự gọi ḿnh là “thiên tử” – con của trời. Tất cả thần dân phải phục tùng họ, tôn họ làm vua không phải v́ những phẩm chất hay năng lực siêu phàm nào, mà đơn giản v́ họ có cái danh định sẵn đó.
Trong khi chỉ trích Mỹ làm loạn, bà Oánh cũng vô t́nh lỡ miệng để lộ một thông tin, rằng Bắc Kinh đă liên tục trao đổi t́nh h́nh về dịch bệnh với phía Mỹ từ ngày 3/1/2020, tổng cộng đến 30 lần cung cấp thông tin.
Chi tiết này khiến dân t́nh Trung Quốc dậy sóng phẫn nộ. V́ tuyệt đại đa số người Trung Quốc chỉ biết đất nước có dịch từ ngày 20/1/2020, khi chuyên gia y tế trung ương về Vũ Hán thẩm tra và công bố trên báo chí.
Có nghĩa là trong suốt hơn hai tuần, chính quyền Bắc Kinh thà thả tin ra để làm vừa ḷng nước ngoài, tranh thủ sự ủng hộ của họ, c̣n hơn là minh bạch cho toàn bộ người dân trong nước được biết để đối phó dịch.
Tính mạng của người dân trong nước đối với chính quyền độc tài Trung Quốc chỉ là thứ yếu, một con cờ trong bàn tính chính trị, kể cả khi đối mặt với đại dịch.
Mọi thứ đều là canh bạc, kể cả là sinh mạng của người khác.
Miễn là giữ được ngai vàng hoang tưởng của ḿnh.
Y Chan
Tạp chí Luật Khoa
Bookmarks