Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái B́nh Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp ǵ để duy tŕ hoà b́nh và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hăn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được tŕnh bày ở phần sau. Và cuối cùng, t́nh h́nh tương lai sẽ ra sao?
I. CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH CỦA THẾ GIỚI QUA BIỂN ĐÔNG VÀI CON SỐ NÊU RA TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG NÀY:
- SỐ LƯỢNG TÀU VẬN CHUYỂN QUA VÙNG BIỂN ĐÔNG:
Văn pḥng Thủ tướng Mă lai cho biết: mỗi năm, có khoảng 100,000 chuyến tàu đi qua Biển Đông vào Ấn Độ Dương, chuyên chở quá ¼ lượng hàng hoá trên ṭan thế giới. Theo Bộ Ngư nghiệp Mă Lai, riêng năm 2010, có trên 74,000 chuyến tàu di chuyển qua Eo Biển Malacca, chuyên chở 30% hàng hoá trên ṭan thế giới, ¼ số lượng dầu hoả, tương đương với 11 triệu thùng dầu, mỗi ngày.
Con đường giao thông huyết mạch này rất quan trọng cho sự sinh tử của Nhật, Nam Hàn và Tàu về thương mại. Nam Hàn và Nhật c̣n tuỳ thuộc vào đó để nhập cảng dầu hoả. -TRỊ GIÁ GIAO THƯƠNG: Trị giá hàng hoá chuyển qua Biển Đông hiện nay được ước lượng là 5 ngàn tỉ MK/ năm.
Trị giá giao thương của Mỹ và Á Châu vào năm 2010:
- Qua Malacca là 1 ngàn 200 tỉ MK. (Con số của Đô Đốc Villard, Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái B́nh Dương là 1,300 tỉ.) -Toàn vùng vào năm 2014 được ước tính là 3,140 tỉ MK
Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hilary Climton cho biết Hiệp Ước Thương Mại Mỹ-Đại Hàn, năm 2011 tạo ra 70,000 việc làm.
II. ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG & BÀNH TRƯỚNG TRÊN THÁI BINH DƯƠNG CỦA TC.
TC loan báo chính thức cho các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ biết rằng quyền lợi của chúng trên Biển Đông là quyển lợi cốt lơi.
- Tháng 3, 2010, Cui Tiankai, Thứ Trưởng Ngoại Giao, có mặt Đới Bỉnh Quốc báo cho Jeffrey A. Bader and James B. Steinberg khi họ thăm Bắc Kinh về quyền lợi cốt lơi của TC ở Biển Đông. Quyền lợi này của TC tương đương với Đài Loan, Tây Tạng, nghĩa là TC nay coi Biển Đông chính thức là tài sản của chúng. Chúng có chủ quyền trên vùng này.
- Tháng 5, tại Hội Nghị Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế, ở Bắc Kinh, ngày 24-25, Đới Bỉnh Quốc nhắc lại tuyên bố ấy với Clinton rằng họ coi Biển Đông là quyền lợi cốt lơi của TC.
Đó là thông điệp chính thức thông báo cho Hoa Kỳ biết rằng việc lưu thông qua Biển Đông phải có phép của chúng, cũng như khác thác tài nguyên như t́m ḍ dầu hoả trong vùng Biển này sẽ bị cấm chỉ.
Nhằm tiến tới quyết định trên, TC đă bỏ ra nhiều thập niên, nếu không nói là hơn nửa thể kỷ để chuẩn bị:
1). Thiết lập căn bản luật pháp đơn phương coi Biển Đông là tài sản của ḿnh từ khi TC chiếm được Hoa Lục.
Vào năm 1958, Chu ân Lai công bố một văn kiện nói rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam thuộc chủ quyền của TC và Phạm văn Đồng gửi công hàm chấp thuận quan điểm ấy. Rồi có một Bản Đồ vẽ Biển Đông thuộc TC nhưng ranh giới chỉ nằm giữa Biển. Đến tháng 2 năm 1992, Quốc Vụ Viện TC ban hành một đạo Luật tuyên bố rằng các tầu khoa học, tàu quân sự đi qua Biển Đông phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh ch́m. Đến tháng 5 năm ấy, TC kư một khế ước với công ty dầu hoả Hoa Kỳ là Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado về thăm ḍ và khai thác dàu khí tại một khu vực phía Nam Hoàng Sa, rộng 25, 000 cây số vuông.
Tháng 6, 2006, chúng phổ biến lại một bản đồ khác là bản đồ 9 đoạn hay Lưỡi Ḅ để xác nhận chủ quyền. Đường ranh giới Bản đồ này được nới rộng hơn bản đồ cũ: về phía Tây nằm sát bờ biển Việt nam. Tháng 11 năm 2007, Quốc Hội TC tuyên bố thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Huyện này là đơn vị hành chánh quản trị 3 quần đảo: đó là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa. Đây là hành vi sát nhập Biển Đông vào lănh thổ Trung Hoa.
2). Hoạt động xác nhận chủ quyền trên Biển Đông:
Vào năm 1956, mang quân xuống TC chiếm phần phía Đông quần Đảo Hoàng Sa là Khu Tuyên Đức. Năm 1974, chúng đưa một hạm đội xuống đánh chiếm khu Lưỡi Liềm, nằm về phía Tây quần đảo này. Lúc đó hải quân VNCH trấn giữ và cuộc giao tranh dữ dội đă xảy ra tại đảo Quang Hoà và Duy Mộng, nhưng không bảo vệ được lănh hải này. Từ đó, quần đảo Hoàng Sa thuộc vào tay TC.
Vào năm 1988, TC đưa 4 khu trục hạm xuống Trường Sa, bất th́nh ĺnh bắn giết một toán công binh VC gồm 74 người, không vơ trang, đang bơi lội chuyển đồ tiếp liệu và tiếp tế và cho quân đội VC đóng trên đảo đá Gạc Ma. 64 nười bị giết ngay tại chỗ. Vào lúc này, TC chiếm 6 băi đá hay cồn thuộc Trường Sa
Giữa thập niên 1990, vào năm 1994, Phi Luật Tân khám phá thấy có một kiến trúc bằng gỗ có cắm cờ TC, dựng tại một địa điểm phía Đông khu vực Đá Vành Khăn, gần Phi. Phi cử viên Thứ Trưởng Ngoại Giao sang TC, phản đối việc này. TC trả lời rằng đó là kiến trúc tạm thời để cho ngư dân của họ trú nắng, mưa, băo. Sau đó, Phi cho tàu hải quân ra, đạt chất nổ, phá huỷ kiến trúc ấy.
Đến giữa thập niên 2000, nhiều kiến trúc quân sự, kiên cố mọc lên từ các băi đá ngầm của Việt nam, như Khu Vành Khăn, Chữ Thập, một số khác, như Gạc Ma, Chigua.. Cho đến nay, có hơn một chục công sự như vậy đă sừng sững mọc lên, khỏi mặt nước trong khu vực. Khoảng 16 băi đá, cồn đă bị hải quân TC chiếm đóng. Tất cả nằm về phía Nam quần đảo Trường Sa.
Từ 2007 trở về sau, TC gia tang cường độ hoạt động trên Biển Đông đặc biệt trên vùng Trường Sa để xác nhận chủ quyền của chúng:
Tháng 7 năm 2007, tàu hải quân TC bắn chết một ngư dân Việt và đánh ch́m vài thuyền đánh cá Việt đang hoạt động gần đảo Trường Sa của quân đảo Trường Sa trước sự chứng kiến của một tàu hải quân VC. Chúng cho hải quân tập trận, bắn đạn thật phía Bắc quần đảo Trường Sa. Chúng cho tàu Ngư Chính và các tàu hải quân nguỵ trang là tàu dân sự gia tăng tuần tra trên biển. Hàng năm, chúng cấm ngư dân Việt hành nghề trên vĩ tuyến 15 từ tháng 5 đến tháng 8, với lư do bảo vệ tài nguyên (của chúng).
Trong ṿng vài năm qua, thái độ và hành động của hải quân TC tỏ ra rất hung hăn. Tháng 9 năm 2010, thao diễn quân sự qui mô trên vùng băi đá Chữ Thập. Chúng gia tang hoạt động đe doạ và trấn áp, bắn giết ngư dân Việt khắp vùng trên 2 quần đảo này. Trong năm 2010, có đến 200 vụ bắt bớ ngư phủ Việt và giam tại các đảo Phú Lâm, Hữu Nhật, Lincoln, cướp hết hải sản, tịch thu các ngư cụ, đ̣i tiền chuộc mạng. Chúng ngược đăi như đánh đập, bắn chết ngư dân.
Hung hăn hơn là ngày 25 tháng 6, năm 2011, chúng vào thềm lục địa cắt dây cáp, tàu B́nh Minh 2 của công ti quốc doanh VC đang t́m ḍ dầu khí trên thềm lục đia VN, cách Đại Lănh, Tuy Hoà, 120 hải lư; rồi 2 tầu lễ sau, ngày 9 tháng 6, chúng cắt dây cáp tàu Viking 2 của VC, cách hải cảng Vũng Tàu 140 hải lư. Trong tháng 7, có một tin cho biết chúng cho tàu vào kéo một tàu ḍ dầu khí của VC ra khỏi nơi đang hoat động trên thềm lục địa Việt nam, nhưng VC dấu nhẹm tin này. Rồi vài tháng sau đó, VC phổ biến tin và cho chiếu h́nh “tàu VC kéo Tàu TC” ra khỏi lănh hải VN.
Từ năm 2009, TC đe doạ công ty BPH của Anh đang khai thác khí đốt tại Nam Côn Sơn, doạ công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ đ̣i chấm dứt khế ước khai thác dầu khí với VC.
Tháng 7, 2011, Tầu đổ bộ Airavat của Ấn Độ đến thăm Nha Trang. Trên đường trở về, vừa mới rời khỏi Nha Trang độ 45 hải lư, tầu này bị TC điện báo cảnh cáo v́ di chuyển trên lănh hải TC mà không xin phép. Kế đó, vào tháng 9, TC phản đối công ty dầu ONCG của Ấn Độ thăm ḍ dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt nam, dù tiếp tục thực thi khế ước đă có từ 2004.
Tất cả các hoạt động trên của TC được biện minh là ngư dân Việt, công ty tàu t́m dầu VC và ngoại quốc ….. đă vị phạm lănh hải của TC.
- Với Phi Luật Tân, TC cũng có các hành vi tương tự:
Vụ việc nghiêm trọng đầu tiên phải kể đến là vào ngày 25 tháng 2, 11 hai tàu cá của Philippines khi đang hoạt động cách đảo Palawan của Phi khoảng 140 hải lư đă bị một tàu chiến có hỏa tiễn điều khiển của Trung cộng dùng đạn thật bắn, đe dọa và đ̣i phải rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Không lâu sau đó, vào ngày 2 tháng 3, 2 tàu hải giám khác của TC đă đe dọa và đ̣i một tàu thăm ḍ của Phi phải rời khỏi khu vực hoạt động gần Băi Cỏ Rong ngoài khơi đảo Palawan.
- Với Mă lai Á, tàu hải quân TC cũng dùng đạn thật đe doạ ngư phủ Mă Lai trong hải phận nước này.
* C̣n tiếp.....
Bookmarks