Results 1 to 6 of 6

Thread: LỄ VINH DANH CỰU CHIẾN BINH ÚC VÀ CỰU QUÂN NHÂN QLVNCH ĐĂ HY SINH BẢO VỆ MIỀN NAM VIỆT NAM.

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,103

    LỄ VINH DANH CỰU CHIẾN BINH ÚC VÀ CỰU QUÂN NHÂN QLVNCH ĐĂ HY SINH BẢO VỆ MIỀN NAM VIỆT NAM.



    * ▼ Nghe Audio của SBS Radio phỏng vấn ▼
    http://www.sbs.com.au/yourlanguage/v...ch?language=vi

    Thứ Năm, ngày 14 tháng 4 Quốc Hội tiểu bang Victoria Úc Đại Lợi đă tổ chức Lễ chính thức công nhận, vinh danh và tri ân những cựu chiến binh Úc tham chiến tại miền Nam Việt Nam và các cựu quân nhân QLVNCH những người đă sát cánh bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do.

    Buổi lễ cũng đánh dấu 50 năm trận chiến Long Tân trận đánh nổi tiếng nhất của quân đội Úc khi tham chiến tại Việt Nam. Trận chiến diễn ra trong hai ngày 18 và 19/8/1966 có sự tham dự của đơn vị biệt đội Delta 6RAR với 18 binh sĩ Úc thiệt mạng, 24 người bị thương.

    Trên 100 cựu chiến binh Úc - Việt và đại diện các hội đoàn tham dự buổi lễ vinh dự này. Buổi lễ đă được ông Thủ Hiến Daniel Andrews khai mạc với sự tham dự của một số Bộ Trưởng chính phủ ông Luke Donnellan Bộ Giao Thông, ông John Eren Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh và ông Robin Scott Bộ trưởng Bộ Sắc Tộc.

    Những quan khách tham dự Lễ Vinh Danh được chia ra làm 2 nhóm để tham dự cả Hạ viện và Thượng viện. Ở mỗi Viện chừng 10 dân biểu và nghị sỹ mỗi người có 90 giây để tuyên bố ghi nhận sự kiện.

    Đây là 1 sự kiện lịch sử vì lần đầu tiên cả Lưỡng Viện Quốc Hội Úc vinh danh các cựu chiến binh anh dũng bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam. Được biết Cộng đồng đang vận động một buổi lễ tương tự tại Quốc Hội Liên Bang.

    Sau buổi lễ là buổi tiếp tân liên hoan tại ANZAC HOUSE với sự phát biểu của bà Nguyễn Phượng Vỹ chủ tịch CĐNVTD Victoria, ông Võ Trí Dũng chủ tịch CĐNVTD Úc châu, ông Albert Lê Phụ Tá Phó Chủ Tịch Nội vụ CĐNVTD Victoria, ông Bob Elworthy Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc và ông Nguyễn Công Minh Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân Úc châu và Victoria.

    Sau cùng là một cuộc họp báo cho hai ông Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh John Eren và Bộ trưởng Bộ Sắc Tộc Robin Scott.

    Nguyễn Quang Duy
    Melbourne Úc Đại Lợi
    15-4-2016

    * H́nh và bài tường thuật trên Facebook của Nguyễn Quang Duy

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,103







  3. #3
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,103

    Việt-Nam Cộng-Ḥa một thời khó quên



    Quốc gia Việt-Nam Cộng-Ḥa, tuy chỉ góp mặt trong khoảng 20 năm ngắn ngủi, đă kịp ghi lại nhiều đóng góp khả quan, hữu ích trong ḍng lịch sử Việt. Các chính phủ Việt-Nam Cộng-Ḥa gầy dựng được một nền chính trị dân chủ căn bản, theo nguyên tắc tam quyền phân lập, với các cuộc bầu cử tự do được tổ chức thường xuyên. Trong các bài trước, chúng tôi đă thử điểm qua hệ thống giáo dục cầu tiến và các chương tŕnh kinh tế độc đáo của miền Nam.

    C̣n không ít vẻ đẹp đáng nêu khác về văn hoá, nghệ thuật, thể thao.... khiến không khí Việt-Nam Cộng-Ḥa chừng như vẫn phảng phất, dù chiến cuộc đă tàn gần 41 năm rồi. Với không ít người Việt, ở hải ngoại cũng như tại quốc nội, xă hội miền Nam là lư tưởng, là thời điểm vàng son... Nỗi lưu luyến nhẹ nhàng này có thể góp phần khơi gợi t́m hiểu, khám phá lại các giá trị đẹp, những sự thật lịch sử về miền Nam: Việt-Nam Cộng-Ḥa.

    Về văn hoá, buổi ban đầu có không ít va chạm giữa lớp người Tây học cũ và giới trí thức chịu ảnh hưởng của người Hoa-Kỳ sau này. Chính phủ Đệ Nhất Cộng Ḥa, trong bối cảnh giao thời, đă thỏa hiệp cộng tác trao đổi văn hóa 10 năm với Pháp. Song ảnh hưởng của người Pháp mờ nhạt dần bước sang đầu thập niên 1960, lúc miền Nam bắt đầu gởi nhân sự đi huấn luyện ở Hoa-Kỳ, Úc-Đại-Lợi (Australia), Tân-Tây-Lan (New Zealand), và nhiều quốc gia đồng minh khác.

    Về ẩm thực, nhiều người Sài-G̣n từng trải qua thời gian trước năm 1975, có lẽ chưa quên các tên tuổi nhà hàng Thanh Bạch có những món ăn Pháp; nhà hàng Maxim với nhạc sĩ Hoàng-Thi-Thơ, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên bến Bạch Đằng; cơm gà Siu Siu; cơm bà Cả Đọi khu thương xá Tax; ḅ 7 món Ánh Hồng, Duyên Mai; nghêu đường Nguyễn-Tri-Phương; thạch chè Hiển-Khánh; chè đậu đỏ bánh lọt khu chùa Xá Lợi....

    Sau 1975, đa số giới thức giả ở Sài-G̣n lần lượt rủ áo ra đi, mang theo họ cái thú thưởng thức ẩm thực độc đáo ngày nào. Ra ngoại quốc, thiếu thốn nguyên liệu, thêm hoàn cảnh thay đổi, khiến phẩm chất món ăn miền Nam cũng vơi đi ít nhiều.

    C̣n tại quốc nội, đời sống cơ cực bần hàn kéo dài hằng thập niên có thể cũng làm thay đổi thói quen ẩm thực. Vào thời xương ḅ hiếm hơn.... sổ gạo, người ta “linh động” dùng bột ngọt để thêm chút đậm đà cho nước phở. T́nh trạng xă hội kém dinh dưỡng cũng có thể vô t́nh khuyến khích khẩu vị chuộng thức ăn nhiều dầu mỡ và đường, măi rồi nên quen.

    Điều này giải thích v́ sao nhiều người Việt xa quê lâu năm, chưa từng sống qua thời “Thiên đường Chủ nghĩa xă hội”, sau này về thăm cố hương, đôi khi cảm thấy thức ăn thường được nêm nếm hơi.... bị ngọt.

    Về con người, miền Nam thời đó cũng lừng danh nhiều mỹ nhân mà tên tuổi c̣n được nhắc đến tận ngày nay. Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nhan sắc và sự thông minh của phu nhân Ngô-Đ́nh-Nhu vang xa tầm thế giới. Vô số thiếu nữ miền Nam ngưỡng mộ bà, bắt chước kiểu chiếc áo dài cổ thuyền. Bà Nhu c̣n góp công lớn trong việc xóa bỏ dần các định kiến xă hội xem nhẹ vai tṛ phụ nữ trong đời sống - vốn đă bén rễ hằng ngàn năm.

    Về nghệ thuật, sau này, có người đẹp B́nh Dương, Thẩm-Thúy-Hằng. Bà đoạt giải Ảnh - Hậu tại Liên Hoan Phim Á Đông. Như Phim ảnh Đại-Hàn ngày nay, vào những năm 1960 - 1970, họ chưa có nam nữ tài tử nào vang danh châu lục như dàn ngôi sao của nền nghệ thuật thứ bảy tại miền Nam - dẫn đầu với Thẩm-Thuư-Hằng. Trong các tác phẩm điện ảnh vang bóng một thời có “Loan Mắt Nhung” hay “Chiều Kỷ Niệm”....

    Kỹ nghệ phim ảnh c̣n có Kiều-Chinh từng đoạt giải Liên Hoan Điện Ảnh Á Đông (1973), và là một trong những gương mặt Á Đông đầu tiên thành danh trên màn bạc Hollywood, Hoa-Kỳ. Trong thời phồn thịnh của phong trào nhạc trẻ, nữ danh ca Thanh-Lan nổi bật, lừng danh với các ca khúc Pháp chuyển lời Việt, và cũng từng thử tài trên màn bạc.

    Giới ghiền xi-nê, phim ảnh có lẽ c̣n nhiều kỷ niệm đẹp với những rạp hát thời thượng dạo đó. Rạp Rex ở xéo Toà Đô Chính được kể vào hàng sang trọng nhất. Rạp Đại Nam đường Trần-Hưng-Đạo chuyên chiếu những phim mới về. Những địa chỉ đáng kể khác, có rạp Kinh Đô trên đường Lê-Văn-Duyệ,; rạp Catinat đường Tự-Do, sau là pḥng trà ca nhạc “Đêm Màu Hồng” nơi ban nhạc Phượng Hoàng ra mắt khán giả; rạp Khải Hoàn góc đường Vơ-Tánh và Cống-Quỳnh, giá vé phải chăng; rạp Long Phụng đường Gia-Long chuyên chiếu phim... Ấn-Độ và đặc biệt rạp Aristo đường Lê-Lai, nơi nương náu của đoàn cải lương “Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô” di cư từ miền Bắc, với đào chánh Kim-Chung.

    Về thói quen di chuyển ở miền Nam trước 1975, các loại xe gắn máy là phương tiện cá nhân được ưa chuộng. Thời cuối 1950, h́nh ảnh những tà áo dài nữ sinh trên chiếc xe đạp gắn máy hiệu Velo solex từng mê hoặc bao lớp thanh niên. Chiếc xe Mobylette của Pháp cũng rất phổ biến thời hậu thuộc địa, v́ dễ xử dụng, với tay gas tự động, lỡ khi hết xăng bất tử, người ta vẫn có thể chuyển sang đạp bộ như xe đạp, thông dụng trong giới sinh viên, học sinh....

    Lớp người trung niên, đời sống khá giả, có thể thích chạy các xe sang hơn một chút như Vespa, Lambretta của Ư-Đại-Lợi. Đến giữa thập niên 1960, bắt đầu xuất hiện hai chiếc xe Nhật-Bổn, máy mạnh chạy nhanh xe Honda Dame C50 (phụ nữ) và xe Honda 67 SS 50E (nam giới) độc chiếm thị trường nhiều năm sau đó.

    Về ngôn ngữ, có thể là một trong những khía cạnh thâm trầm ư nhị nhất của thời Việt-Nam Cộng-Ḥa. Thời gian gần 41 năm trôi qua, có lẽ thời gian đủ dài, để ta nh́n nhận cách xử dụng tiếng Việt của lớp người miền Nam cũ, có phần trong sáng hơn, đơn giản hơn, mà không lộn tùng phèo thành “giản đơn”. Người Việt thời Việt-Nam Cộng-Ḥa định danh rơ ràng Phi Hành Đoàn, chẳng sỗ sàng “tổ lái”. Họ suy luận, suy nghĩ chứ không chờ đến lúc “động năo”.

    Họ thoả hiệp t́m cách đồng ư / đồng ḷng, để khỏi phải qua “nhất trí”. Khi gấp rút th́ họ nhanh lên, không cần “khẩn trương”. Có khi họ hồi hộp v́ bị dồn nén, bực tức mà vẫn không đến nỗi “bức xúc”. Họ khen ngợi điều ǵ nguy nga / tráng lệ, không vơ mọi sự ra “hoành tráng”.

    Đôi khi họ cũng thẩm vấn / điều tra, thay v́ mập mờ “làm việc”. Họ trân trọng nghệ sĩ, chẳng cào bằng “nghệ nhân”. Họ viết gọn gàng lực sĩ, tránh loằng ngoằng “vận động viên”. Họ có Thủy quân lục chiến kiêu hùng, không phải chập chờn loại “lính thủy đánh bộ”....

    Các nhóm chữ trong ngoặc kép trở nên phổ biến ở miền Nam từ sau sự bức tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa. Đa phần có nguồn cơn xuất phát từ kho ngữ vựng thông dụng giữa nội bộ các đảng viên Cộng sản. Sau 1975, đảng Cộng sản Việt-Nam chuyên quyền, khống chế mọi mặt đời sống, kể cả áp đặt.... đảng ngôn của nó. Dần dần, những ngôn từ này - tuy hơi.... nhẹ về số lượng, nhưng lại.... nặng mùi “Đấu tranh giai cấp” - trở thành ngôn ngữ cho cả xă hội. Đây là một trong những lư do chính yếu khiến tiếng Việt mượt mà, phong phú, thanh lịch của miền Nam cũ bị mai một, đến nay hầu như chỉ c̣n hiện diện tại hải ngoại.

    Việt-Nam Cộng-Ḥa có thể gọi là một thời khó quên - một loại vũ trụ riêng tư và tha thiết của rất nhiều người. Thời đại đó giúp tạo ra lớp người chính trực, hết ḷng phụng sự quốc gia. Điều này phản chiếu qua thực tế, sau khi đại cuộc sụp đổ, phải di tản ra ngoại quốc, chẳng mấy ai đủ tài chính để tiếp tục đời sống sung túc thuở trước.

    Hầu hết phải bươn chải những ngày chân ướt chân ráo đến xứ người. Không ít các ông Tướng, Tá.... phải làm thợ sơn, có Nghị sĩ bán xăng, nhiều Giáo sư đi bỏ báo, cựu Công chức cắt cỏ để nuôi gia đ́nh.... So sánh với tầng lớp tư bản đảng viên đang “lănh đạo” nước Việt-Nam ngày nay, sự tương phản có lẽ đă khá rơ ràng.

    Thanh-Dũng
    Ngày 07/04/2016

    * Source: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/vnch/4471-4471

  4. #4
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,103

    Chống Mỹ Cứu Nước Nào?

    Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam dọc theo sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) ở Bắc Việt Nam (BVN), do đảng Lao Động (LĐ) cai trị. Đảng LĐ là hậu thân của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Trong khi đó, Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở Nam Việt Nam (NVN), do cựu ḥang Bảo Đại làm quốc trưởng. Năm sau, thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm tổ chức trưng cầu dân ư ngày 23-10-1955, lật đổ quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ngày 26-10-1955 do ông Diệm làm tổng thống.

    Đất nước chia hai, nhưng đảng LĐ ở BVN không dừng lại ở đó. Tại Đại hội III đảng LĐ từ 5 đến 10-9-1960, đảng LĐ quyết định động binh tấn công VNCH, mà CS gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Ngoài ra, đảng LĐ c̣n đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” nhằm khích động ḷng yêu nước của dân chúng Việt Nam và để được các nước cộng sản (CS) giúp đỡ. Tuy nhiên, có một câu hỏi mà ít người chú ư là Hồ Chí Minh (HCM) và đảng LĐ tức đảng CSĐD chống Mỹ cứu nước là để cứu nước Việt Nam hay là cứu nước nào khác?

    1.- HỒ CHÍ MINH TUYÊN BỐ CHỐNG MỸ

    Vào cuối thế chiến thứ hai, HCM và đảng CSĐD hợp tác với tổ chức OSS của Hoa Kỳ. Tổ chức OSS là Office of Strategic Services (Sở t́nh báo chiến lược), tiền thân của C.I.A. (Central Intelligence Agency). Giữa tháng 4-1945, HCM cùng hai nhân viên vô tuyến của O.S.S. từ Côn Minh (Kunming, Trung Hoa) về Cao Bằng. Từ đó, O.S.S. giúp VM huấn luyện quân sự, sử dụng vơ khí, truyền tin… (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2: 1925-1945, Houston: Nxb. Văn Hóa, tt. 358-359.)

    Khi HCM và đảng CS cướp được chính quyền và lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, thiếu tá OSS là Archimèdes Patti giúp HCM viết bản tuyên ngôn độc lập. (Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam?, California: University of California Press, Berkely, 1980, tr. 223). Tuy nhiên, sau đó OSS rời Việt Nam do Hoa Kỳ chủ trương không can thiệp vào Đông Dương để cho Pháp tự do hành động. (A. Patti, sđd. tr. 379) Từ đó giữa cộng sản Việt Nam (CSVN) và Mỹ không c̣n hợp tác, nhưng cũng không đối đầu trực tiếp với nhau.

    Sau thế chiến (1939-1945), chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản (do Mỹ đứng đầu) và CS (do Liên Xô lănh đạo) bắt đầu năm 1946. Năm 1950, Mỹ thừa nhận chính phủ QGVN và viện trợ giúp Pháp chống CS ở Việt Nam, nhưng Mỹ không gởi quân đánh nhau với quân CSVN. Khi hội nghị Genève sắp kết thúc và các bên sửa soạn kư kết hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ngày 20-7-1954, th́ lần đầu tiên, HCM lớn tiếng tuyên bố mục tiêu chiến đấu mới của CSVN trong giai đoạn sắp đến là chống “đế quốc” Mỹ.

    Báo cáo tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, HCM nói: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Mũi nhọn của ta cũng như mũi nhọn của thế giới đều chĩa vào Mỹ. Chính sách của Mỹ là mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. Chính sách của ta là tranh thủ ḥa b́nh để chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ…” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7:1953-1955, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 313-315.)

    Một điều khá lạ lùng là từ khi OSS về nước, bang giao với Mỹ bị gián đoạn, HCM hầu như chưa lần nào công kích Mỹ nặng nề. Lúc nầy Mỹ chưa viện trợ trực tiếp cho chính phủ QGVN, kẻ thù của CS mà chỉ giúp đỡ gián tiếp qua tay người Pháp. Nói cách khác, cho đến 1954, giữa VM và Mỹ chưa đối đầu trực tiếp, chưa hận thù sâu sắc, ngoài những kỷ niệm thời 1945. Thế mà đột nhiên sau hội nghị Liễu Châu, HCM xem Mỹ là “kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào.” Để t́m hiểu vấn đề tại sao HCM lại tuyên bố chống Mỹ sau vụ Liễu Châu, xin trở lại với hoàn cảnh chính trị phức tạp trước khi hiệp định Genève được kư kết ngày 20-7-1954.

    Hội nghị Genève bắt đầu từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-7-1954, chia thành hai giai đoạn: 1) Từ 8-5 đến 20-6-1954. 2) Từ 10-7 đến 21-7-1954. Giữa hai giai đoạn là 20 ngày tạm nghỉ để các phái đoàn về nước tham khảo và nghỉ ngơi.

    Trong thời gian hội nghị tạm nghỉ, xảy ra ba sự kiện quan trọng ở ba nơi khác nhau trên thế giới: Mendès-France lên làm thủ tướng Pháp ngày 17-6-1954. Ngô Đ́nh Diệm nhận chức thủ tướng QGVN ngày 7-7-1954 (ngày Song thất). Châu Ân Lai (CÂL) và HCM bí mật gặp nhau tại Liễu Châu (Liuzhou), tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), Trung Hoa, từ 3 đến 5-7-1954, bàn về giải pháp kết thúc chiến tranh. Lúc đó, không ai biết về hội nghị nầy.

    Cũng tại hội nghị Liễu Châu chắc chắn hai bên, CÂL và HCM, duyệt xét lại toàn bộ t́nh h́nh thế giới và t́nh h́nh Đông Á sau chiến tranh Triều Tiên, mà Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) đang đối đầu với Mỹ.

    2.- T̀NH H̀NH ĐÔNG Á TRƯỚC HỘI NGHỊ LIỄU CHÂU

    Tại Trung Hoa, đảng Cộng Sản (CS) do Mao Trạch Đông (MTĐ) lănh đạo, chiếm được lục địa, và tuyên bố thành lập CHNDTH tức Trung Cộng (TC) ngày 1-10-1949. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng di tản ra Đài Loan (Taiwan), tiếp tục chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Tuy rất nhỏ so với TC, nhưng nhờ Mỹ hậu thuẫn, THDQ vẫn giữ ghế đại diện Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), và giữ luôn ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.

    Năm sau, chiến tranh bùng nổ ngày 25-6-1950 giữa Bắc Triều Tiên (BTT) và Nam Triều Tiên (NTT). Quân cộng sản BTT bất ngờ tiến đánh NTT, vượt qua vĩ tuyến 38, đường phân chia BTT và NTT từ 1945, chiếm thủ đô Hán Thành (Seoul). Theo đề nghị của Hoa Kỳ, ngày 27-6-1950 LHQ yêu cầu các nước giúp NTT.

    Ngày 12-9-1950, đại tướng Hoa Kỳ là Douglas Mac Arthur cầm đầu quân đội LHQ, bất thần đổ bộ vào hải cảng Inchon, tây bắc NTT, giáp với BTT. Quân LHQ đẩy lui quân BTT, tái chiếm Hán Thành ngày 19-9, tiếp tục truy đuổi bắc quân CS, vượt vĩ tuyến 38, chiếm thủ đô BTT là B́nh Nhưỡng (Pyongyang), tiến đến sông Áp Lục (Yalu River), ở vùng biên giới Măn Châu, thuộc TC.

    Ngày 26-11-1950, 250,000 quân TC vượt biên giới, giúp BTT, đẩy lui quân LHQ xuống phía nam, tái chiếm Hán Thành. Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman gởi tướng Matthew Ridgway thay tướng Mac Arthur. Quân LHQ đẩy lui bắc quân khỏi vĩ tuyến 38 vào tháng 1-1951. Cuộc thương thuyết giữa hai bên bắt đầu từ tháng 7-1951, và hai bên kư kết hiệp ước Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ngày 27-7-1953, lấy vĩ tuyến 38 chia hai Triều Tiên. Bên nào ở yên bên đó, không xâm phạm lẫn nhau.

    Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950, th́ Hoa Kỳ phái Đệ thất hạm đội đến bảo vệ Đài Loan và eo biển Đài Loan. Sự hiện diện của hạm đội Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan làm cho TC quan ngại. Trong eo biển Đài Loan, hai quần đảo Kim Môn-Mă Tổ (Kinmen-Mazu), nằm cách hải cảng Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến (Fujian) của lục địa TC khoảng 15 Km, trong khi cách bờ biển hải đảo Đài Loan khoảng 270 Km, nhưng hai quần đảo nầy lại thuộc quyền của THDQ (Đài Loan).

    Sau hiệp ước Bàn Môn Điếm, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, NTT tức Cộng Ḥa Triều Tiên kư với Hoa Kỳ tại thủ đô Washington DC ngày 1-10-1953 Hiệp định Pḥng thủ Hỗ tương (Mutual Defence Treaty) có hiệu lực từ ngày 17-11-1954.

    Bên cạnh NTT là Nhật Bản (NB). Tại hội nghị ḥa b́nh San Francisco (Hoa Kỳ) từ 4 đến 8-9-1951, NB tuyên bố từ bỏ mọi quyền hành trên các hải đảo mà NB đă chiếm trong thế chiến thứ hai (1939-1945). Cùng ngày 8-9-1951, NB và Hoa Kỳ kư Hiệp ước an ninh hỗ tương (Mutual Security Treaty) cho phép quân đội Hoa Kỳ đóng quân trên đất NB.

    Ngày 8-3-1954, hai nước Hoa Kỳ và NB kư kết thêm Thỏa ước Pḥng thủ chung (Mutual Defence Assistance Agreement), có hiệu lực từ 1-5-1954, cho phép quân đội Hoa Kỳ trú đóng trên đất NB v́ mục đích ḥa b́nh và an ninh trong khi khuyến khích NB tăng cường quốc pḥng.

    Các hiệp ước Hoa Kỳ kư với NTT và với NB đều nhắm mục đích giúp bảo vệ an ninh của hai nước nầy, chống lại sự đe dọa từ bên ngoài, thực sự là chống lại sự đe dọa của TC. Hơn nữa, Hoa Kỳ gởi Hạm đội số 7 đến eo biển Đài Loan, chính là để bảo vệ Đài Loan và vùng biển nầy.

    Những hoạt động trên đây của Hoa Kỳ làm cho TC bận tâm lo lắng v́ cảm thấy bị bao vây từ nhiều phía: Ở phía tây, TC giáp với Liên Xô. Từ khi Stalin qua đời ngày 5-3-1953, cuộc bang giao giữa TC với Liên Xô càng ngày càng xấu. Ở tây nam, TC bị Ấn Độ chận đứng. Ở phía đông là Thái B́nh Dương, TC lại bị các nước NTT, NB, THDQ bao vây. Các nước nầy được Mỹ bảo vệ. Trên Thái B́nh Dương th́ Đệ thất hạm đội Mỹ chập chờn canh chừng. V́ vậy, TC rất căm thù Hoa Kỳ.

    Tại Hoa Kỳ, lúc đó phong trào chống cộng rất mạnh. Vào đầu năm 1950, thượng nghị sĩ tiểu bang Wisconsin là Joseph Raymond McCarthy đưa ra chủ trương “tố cộng” mạnh mẽ khắp nước Mỹ. Tinh thần chống cộng của người Mỹ lúc đó mạnh đến nỗi đáng chú ư là khi khai mạc hội nghị Genève về Việt Nam vào ngày 8-5-1954, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ là ngoại trưởng John Foster Dulles không bắt tay trưởng phái đoàn TC là thủ tướng kiêm ngoại trưởng CÂL. (Henry Kissinger, White House Years, Toronto: Little, Brown and Company, 1979, tr. 1054). Có lẽ CÂL khó quên kỷ niệm không vui nầy.

    Tại hội nghị Liễu Châu từ 3 đến 5-7-1954, chắc chắn CÂL đă tŕnh bày toàn cảnh t́nh h́nh Đông Á trên đây với HCM. Vừa thù nước, vừa giận riêng, phải chăng CÂL đă chỉ thị cho HCM, nên khi về nước, HCM chĩa mũi dùi ngay vào Hoa Kỳ tại Hội nghị lần thứ 6 Ban CHTƯĐ/LĐ khóa II ngày 15-7-1954.

    Ở đây, xin ghi nhận thêm giao t́nh giữa HCM và các lănh tụ TC:

    Thứ nhứt, khi Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) gởi điệp viên Lư Thụy (HCM) đến Quảng Châu (Trung Hoa) hoạt động năm 1924, th́ Lư Thụy mở những khóa huấn luyện cán bộ và mời các lănh tụ CSTH đến giảng dạy như Lưu Thiếu Kỳ, CÂL, Lư Phúc Xuân, Bành Bài… (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 10).

    Thứ hai, sau khi bị giữ lại ở Liên Xô từ 1934 đến 1938 để điều tra, Nguyễn Ái Quốc (HCM) được QTCS gởi qua Trung Hoa vào 1938, đến căn cứ phía bắc TC là Diên An, học tập và hoạt động t́nh báo. Lúc đó, Quốc với tên mới là Hồ Quang, mang quân hàm thiếu tá trong quân đoàn Bát lộ quân của TC, để dễ di chuyển và hoạt động. (Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, the Missing Years, Diên Vỹ và Hoài An dịch, Diễn đàn www.x-cafevn.org tt. 190-191.)

    Sau đó, Hồ Quang đến Quế Lâm (Quảng Tây) hoạt động. Khoảng đầu thu 1940, Hồ Quang (HCM) cử người đến Diên An, kư mật ước với TC, theo đó đại diện đảng TC tại cục T́nh báo Á châu của ĐTQTCS, phụ trách lănh đạo công tác của CSVN. Cộng Sản Việt Nam sẽ cử cán bộ đến Diên An thụ huấn, và CSTH sẽ trợ cấp cho CSVN 50,000 quan Pháp mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt tại Trung Hoa. (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Nxb. Truyện Kư Văn Học, Đài Bắc, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, Nxb. Văn Nghệ, California, 1999, tt. 167-168).

    Thứ ba, trong chiến tranh với Pháp từ năm 1946, CSVN thua chạy dài. Sau khi CHNDTH được thành lập năm 1949, HCM qua Bắc Kinh, rồi qua Moscow cầu viện năm 1950. Mao Trạch Đông cũng có mặt tại Moscow. Stalin uỷ nhiệm cho MTĐ giúp cho CSVN.

    Cùng đi trên chuyến xe lửa từ Moscow đưa MTĐ về Bắc Kinh, HCM đến xin MTĐ giúp đỡ. (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, trong sách Hồi kư của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, do Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Montreal: Tạp chí Truyền Thông, số 32 & 33, 2009, tr. 47.) Từ đó, TC viện trợ tối đa cho CSVN. Nhờ thế, CSVN phản công và thành công năm 1954.

    Chỉ cần nhắc lại những chuyện trên đây đủ thấy rơ HCM và đảng CSVN quá nặng nợ với TC. Khi TC viện trợ rộng răi cho CSVN, HCM và CSVN chẳng có ǵ để trả nợ, nên chỉ c̣n cách là phải đáp lại những đ̣i hỏi, yêu sách hay mệnh lệnh của TC để trả ơn

  5. #5
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,103
    3.- CHIÊU BÀI “CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC”

    Sau hội nghị Liễu Châu, trong báo cáo của HCM tại hội nghị Ban CHTƯĐ/LĐ ngày 15-7-1954, HCM chỉ nhắc sơ là có gặp và trao đổi với thủ tướng CÂL. Về sau, khi ấn hành lại bản báo cáo nầy trong Hồ Chí Minh toàn tập tập 7, Nxb Chính Trị Quốc Gia chỉ chú thích sơ lược cuộc gặp gỡ ở cuối trang 315.

    Về phía CÂL, TC cũng không loan báo tin tức hội nghị nầy, măi cho đến năm 2005, Trung Cộng đảng sử xuất bản xă phát hành sách Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngơa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève], chuyện Liễu Châu mới được tiết lộ công khai. Tại Liễu Châu, CÂL khuyên HCM nên chấp nhận giải pháp chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17 để Pháp ra đi và Mỹ không can thiệp. Ngược lại HCM bàn với CÂL là sẽ chôn giấu vơ khí, cài cán bộ, đảng viên ở lại NVN, trường kỳ mai phục để đợi thời cơ tái tục chiến tranh.

    V́ BVN trường kỳ mai phục, chuẩn bị sẵn sàng hành động ở NVN, nên ngay từ năm 1955, BVN đề nghị với NVN họp hội nghị để tổ chức tổng tuyển cử, thống nhứt đất nước, mà BVN cho rằng do hiệp định Genève quy định, nhưng bị NVN từ chối, v́ NVN cho rằng QGVN đă không kư vào hiệp định Genève. Bắc Việt Nam c̣n đề nghị nhiều lần sau đó, cũng đều bị NVN từ chối.

    Thật ra, hiệp định Genève không liên hệ đến việc tổng tuyển cử, không có điều khoản nào đề cập đến việc tổng tuyển cử, mà chỉ là hiệp định đ́nh chỉ chiến sự, chấm dứt chiến tranh. Sau khi hiệp định Genève được kư kết vào tối 20-7-1954, các phái đoàn họp tiếp vào ngày 21-7-1954, đưa ra bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương”.

    Bản tuyên bố (déclaration) gồm 13 điều; trong đó quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại ḥa b́nh tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ư nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đă nói trong Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó”. (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài G̣n: Tŕnh Bày, 1973, tr. 53.) (Vào google đọc bản chữ Pháp: Déclaration finale de la conférence de Genève en 1954.)

    Khi được hỏi ư kiến, các phái đoàn tham dự đều trả lời miệng, chứ không có phái đoàn nào kư tên vào bản tuyên bố nầy. Bản tuyên bố không có chữ kư không phải là một hiệp ước, không có tính cách cưỡng hành, mà chỉ có tính cách khuyến cáo hay đề nghị mà thôi. Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không kư vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không kư vào bản “Tuyên bố cuối cùng …” ngày 21-7-1954. Phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ chỉ đưa ra tuyên bố riêng để minh định lập trường của chính phủ ḿnh.

    Nói cách khác, cả hai bên Bắc và Nam Việt Nam đều không bị bắt buộc phải thi hành lời khuyến cáo hay đề nghị trong bản tuyên bố không chữ kư. V́ vậy, VNCH có quyền từ chối đề nghị tổng tuyển cử mà không thể kết luận rằng VNCH không thi hành hay vi phạm hiệp định Genève 20-7-1954.

    Khi NVN từ chối đề nghị tổng tuyển cử do BVN đưa ra, th́ BVN hô hoán lên rằng NVN vi phạm hiệp định Genève, trong khi đó BVN đă vi phạm trước, v́ BVN đă chôn giấu vơ khí, cài cán bộ ở lại NVN từ 1954. Bắc Việt Nam tổ chức Đại hội đảng LĐ lần thứ III tại Hà Nội từ 5 đến 10-9-1960, đưa ra hai mục tiêu là “xây dựng BVN tiến lên xă hội chủ nghĩa và giải phóng NVN bằng vơ lực”.

    Khai mạc Đại hội III đảng LĐ tại Hà Nội ngày 5-9-1960, HCM nhấn mạnh: “Ngày nào chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, th́ nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Bởi vậy không thể nào tách rời cuộc đấu tranh bảo vệ ḥa b́nh, thống nhất nước nhà với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ”. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 10 1960-1962, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, xuất bản lần thứ hai, 2000, tr. 200.)

    Trong phần kết luận bài phát biểu nầy, HCM tiếp: “Hiện nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ…”. (Hồ Chí Minh, sđd. tr.319)

    Đáng chú ư, suốt bản báo cáo, HCM luôn nhấn mạnh đến chuyện chống Mỹ, và kết luận “mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ”.

    KẾT LUẬN

    Vào cuối thế chiến thứ hai, HCM và đảng CSVN hợp tác với OSS là một tổ chức t́nh báo Mỹ, nhờ OSS huấn luyện và trang bị những phương tiện thông tin cần thiết. Sau đó, tuy chưa có ǵ va chạm, nhưng v́ Mỹ không muốn làm mất ḷng Pháp ở Đông Dương, nên Mỹ rút các toán OSS ra khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến 1946-1954, HCM hầu như không đả động ǵ đến việc chống Mỹ.

    Bất ngờ, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây) với CÂL vào đầu tháng 7-1954, HCM đưa ra chủ trương chống Mỹ mạnh mẽ. Nói trắng ra, phải chăng chính HCM vâng lệnh CÂL tại hội nghị nầy, nên khi về nước, HCM triệu tập liền hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, để phổ biến ngay chủ trương chống “đế quốc” Mỹ?

    Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng LĐ phải tốn một thời gian ổn định BVN, quốc doanh toàn bộ công thương nghiệp thành phố, cải cách ruộng đất để làm chủ nông thôn, triệt tiêu tất cả những phản kháng của giới trí thức và văn nghệ sĩ. Sau những chiến dịch nầy, đảng LĐ tức đảng CSĐD nắm vững BVN trong khuôn khổ độc tài toàn trị CS, liền nghĩ đến chuyện NVN.

    Đảng LĐ tổ chức Đại hội III từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 để phát động chiến tranh tấn công NVN, đưa ra hai chiêu bài chiến lược song song là “giải phóng miền Nam” và “chống Mỹ cứu nước”.

    Thực ra, ngay từ 1954, trước khi kư kết hiệp định Genève, tại Liễu Châu, CSVN đă cho thấy tham vọng tấn công NVN nhằm thống trị toàn bộ đất nước chứ không phải “giải phóng miền Nam”.

    C̣n HCM chủ trương “mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ” là HCM làm theo lời MTĐ đă từng nói là nếu CSVN “giải tỏa được mối đe dọa của bọn xâm lược, đó là Việt Nam giúp Trung Quốc”. (La Quư Ba trích dẫn, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Hồi kư của những người trong cuộc, sđd. tr. 27).

    Như thế, CVSN chống Mỹ không phải để cứu nước Việt, mà để cứu Tàu, theo yêu cầu của Tàu, v́ lợi ích của Tàu. Chính v́ vậy mà Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng LĐ từ năm 1960, đă nhận: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Lời của Lê Duẩn là niềm hănh diện của CSVN, được viết thành biểu ngữ khá lớn treo ngay trước nhà thờ Lê Duẩn ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

    Niềm hănh diện nầy cho thấy sự nghiệp “giải phóng miền Nam”, “chống Mỹ cứu nước” của HCM và CSVN nằm trong kế hoạch “tự Hán hóa” (autochinization/autochinalization) của CSVN, nghĩa là không phải Tàu khựa áp đặt nền đô hộ tại Việt Nam, mà CSVN tự nguyện Hán hóa Việt Nam dưới sự đô hộ của Tàu khựa.

    Cộng sản Việt Nam phản quốc đến thế là cùng. Tồi tệ nhứt trong lịch sử nước nhà! (Trích Lịch sử sẽ phán xét, xuất bản tháng 6-2016.)

    TRẦN GIA PHỤNG
    (Toronto, 28-2-2016)

    * Source: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/4472-4472

  6. #6
    Kuky Bar Kid
    Khách
    Mắc mớ ǵ đến Phật với chả Phẹt mà mấy thằng đầu trọc cũng "ăn theo" vậy? Không biết chúng nó có lănh eo phe hông hén?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 24-06-2015, 10:55 AM
  2. Replies: 76
    Last Post: 29-03-2015, 11:56 AM
  3. THƯ MỜI THAM DỰ ĐÊM VĂN NGHỆ VINH DANH CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VNCH
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 12-06-2011, 07:25 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2010, 02:52 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-11-2010, 04:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •