Thụy My (RFI) - Hôm nay 27/7 nhân ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ ở Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng với câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh đă tổ chức buổi lễ tưởng niệm tất cả những người đă ngă xuống trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và hải đảo. Đó là những người đă hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.
Về hai cuộc chiến tranh biên giới, ngày 17/02/1979 quân Trung Quốc đă tràn vào xâm lược toàn bộ các tỉnh của Việt Nam nằm dọc theo biên giới Việt – Trung. Trận chiến này kéo dài đúng một tháng, gây nhiều thiệt hại cho cả hai bên. Trước đó quân Khmer Đỏ, được Trung Quốc trang bị và hậu thuẫn, cũng đă tấn công toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam vào ngày 12/12/1978, sau nhiều lần xâm nhập vào lănh thổ Việt Nam và thảm sát rất nhiều thường dân Việt.
Về hải đảo, đây là lần đầu tiên những chiến sĩ trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa trước đây, đă hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 khi quân Trung Quốc tràn lên xâm chiếm quần đảo này của Việt Nam, đă được vinh danh cùng với các liệt sĩ phía Bắc đă ngă xuống trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm một số đảo tại Trường Sa năm 1988.
Đến dự buổi lễ tưởng niệm có nhiều nhà trí thức nổi tiếng như nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu, giáo sư Tương Lai, Nguyễn Phương Tùng, các văn nghệ sĩ như nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nguyễn Duy, các khuôn mặt trong phong trào sinh viên Sài G̣n trước đây như các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm…Đặc biệt có sự hiện diện của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo, tức HQ-10, đă tuẫn tiết theo tàu trong trận hải chiến ngày 18/01/1974, nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Ḥa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cũng trong buổi lễ tưởng niệm này, những người tham gia đă giơ cao các khẩu hiệu « Ủng hộ kiến nghị 10/07/2011 của nhân sĩ, trí thức gởi Quốc hội và Bộ Chính trị », « Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam », « Ḥa b́nh và công lư cho Biển Đông », « Yêu cầu nhà cầm quyền không đàn áp biểu t́nh yêu nước của nhân dân ».
Sau đây là tâm sự của bà Huỳnh Thị Sinh, vợ góa cố Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Ḥa Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng tàu Nhật Tảo, khi lần đầu tiên được mời tham dự một buổi lễ trong đó tên của người chồng quá cố đă 35 năm qua và các đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, được nhắc đến cùng với các liệt sĩ Trường Sa 1988.
Nghe phỏng vấn : http://telechargement.rfi.fr.edgesui..._270711_OK.mp3
Tôi cũng rất cảm động v́ tự nhiên bao nhiêu năm rồi không ai nhắc nhở tới, mà ngày hôm nay tôi được hân hạnh mời đi dự buổi lễ thương binh liệt sĩ. Thành ra tôi thấy cảm động lắm !
Bao nhiêu năm qua, sau ngày giải phóng th́ tôi cũng có đi làm. Tôi xin vô làm ở hợp tác xă của phường. Rồi sau một thời gian, hợp tác xă giải tỏa th́ tôi coi như bị thất nghiệp ở nhà không làm ǵ hết. Cũng sống nhờ mấy cháu, đứa cho chút đỉnh vậy thôi, chứ đâu làm được ǵ. Th́ lúc đó ḿnh cũng bán cái này cái kia ở trong nhà để sinh sống qua ngày, với lại nuôi các cháu ăn học tới lớn rồi gả chồng thôi, chứ đâu có đi làm ǵ cô.
Lúc đó con tôi cũng c̣n nhỏ quá, con gái lớn mới có 9 tuổi, con gái giữa 6 tuổi c̣n con gái út ba tuổi. Lớn lên th́ mới nói, các cháu mới hiểu biết, chứ c̣n lúc nhỏ đâu nói được. Nó chỉ ngồi buồn sao không thấy ba về thôi.
Mà hiện giờ tôi đang ở tạm nhà của mấy chị em, chứ không phải nhà của tôi. Tại v́ tôi phải chờ tái định cư mới có nhà, mà chờ cũng khoảng năm năm nữa mới có.
Lần đó bà có biết là ông Thà đi Hoàng Sa chiến đấu với quân Trung Quốc không ?
Tôi cũng không biết nữa ! Trong chuyến đi cuối cùng, ông Thà nói với tôi là đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi thấy sao ông cứ xách va-li về hoài – lúc đó nhà tôi đang ở chung cư – ông đứng dưới đất kêu tôi, nói là không đi được v́ tàu bị hư chờ sửa chữa. Th́ sửa chữa tàu xong rồi, chuyến công tác đó ông đi ra Hoàng Sa là đụng nhau với Trung Quốc luôn.
C̣n những đồng đội của ông Thà sau đó bà có gặp ai không ?
Dạ không có, ít có gặp ai lắm. Tại v́ mấy người đó chắc họ cũng chết hết rồi hay sao đó, theo tôi nghĩ vậy đó. Ở trên tàu đó có ông Nguyễn Thành Trí là Hạm phó. Nghe mấy anh kể lại là ổng đào thoát xuống bè, nhưng mà ra máu nhiều quá nên cũng chết luôn. Cũng giống như ông Thà của tôi, chết theo tàu luôn không có xác.
Khi ông Thà mất đi, ở Bộ Tư lệnh Hải quân người ta có tới làm lễ truy điệu tại nhà tôi. Tôi chỉ biết ông Thà làm Hạm trưởng chiếc tàu Nhật Tảo số 10 h́nh như cũng được hai năm hay hơn. Mà thường thường ổng đi tàu không à, khoảng hai tháng, ba tháng mới về. Mà về th́ ổng ở chừng mười ngày, nửa tháng lại đi nữa. Ông đi ṿng ṿng ra Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu…Sau chuyến công tác cuối cùng là ổng mất luôn, thành ra tôi đâu có biết ! Ổng chỉ nói là ổng đi công tác ở ngoài Đà Nẵng thôi. Nhưng mà qua ngày sau th́ có tin báo về là các tàu đang đánh nhau với Trung Quốc, th́ tàu của ổng bị bắn ch́m và ổng chết ở trên tàu luôn. Th́ chỉ biết vậy thôi. Mà tôi cứ trông đợi hoài, đợi hoài, coi có tin tức ǵ của ổng không. Đến buổi chiều hôm sau th́ có người báo tin là ổng đă chết theo tàu rồi, mà tàu cũng ch́m luôn rồi.
Hổng có mộ cô à ! Hàng năm ḿnh nhớ ngày mất là bao nhiêu th́ ḿnh làm giỗ thôi. Chứ c̣n đâu có mộ ǵ đâu mà đi ra ngoài đó cô !
Tôi cũng không ngờ ngày hôm nay tôi lại được quan tâm th́ tôi cũng rất là mang ơn.
Xin rất cảm ơn bà Huỳnh Thị Sinh, tức bà quả phụ Ngụy Văn Thà.
Thụy Mi - RFI
Bookmarks