Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
Thuyền nhân, dịch từ chữ boat people trong tiếng Anh, là thuật ngữ thường chỉ những người nhập cư bất hợp pháp hoặc người tị nạn xuất cư bằng thuyền trong nhóm nhiều người. Thuyền thường cũ và được đóng sơ sài, không dùng thích hợp để đi biển và không an toàn. Thuật ngữ này ra đời từ cuối thập niên 1970 khi một số lượng lớn người rời khỏi đất nước v́ nhiều lí do sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975 và Việt Nam trở thành một quốc gia theo chế độ Xă hội chủ nghĩa.[1] Ngày nay, thuật ngữ này dùng để chỉ chung những người vượt biên trái phép bằng đường biển từ các nước nghèo sang các nước giàu.
Sau 30 tháng 4 năm 1975
Di tản tháng 4 năm 1975 được hiểu là hành động rời khỏi Việt Nam theo cách chính thống và có tổ chức. Khi ấy, nhiều đợt rời khỏi Việt Nam của các nhân viên, gia đ́nh các đại sứ quán và công ty nước ngoài được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh tổ chức. Bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đă chính thức ra lệnh khởi động chương tŕnh "Frequent Wind" để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đă từng cộng tác hay có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa để rời khỏi Việt Nam. Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt ở miền Nam cũng đă quyết định di tản theo chương tŕnh trên nhưng có thể bằng phương tiện riêng. Chương tŕnh di tản "Frequent Wind" trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 đến đúng 21 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 - khi người lính Mỹ cuối cùng được trực thăng bốc khỏi Sài G̣n và trụ sở của Sở Tùy viên Quốc pḥng (Defence Attachés Offfice, DAO) của Hoa Kỳ bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho phá nổ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có rất nhiều người từ Campuchia, Lào nhưng đông nhất là từ Việt Nam cũng đă t́m cách vượt biên bằng thuyền sang các nước khác. Tại Campuchia, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đă giết hàng triệu người khiến nhiều người t́m cách chạy khỏi đất nước. Tại Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, thực hiện đổi tiền, việc đưa hàng trăm ngàn nhân viên chế độ cũ đi "học tập cải tạo" dài hạn, sự phân biệt đối xử đối với những người này cùng thân nhân họ, cộng với những khó khăn về kinh tế của xă hội đă làm cho rất nhiều người vượt biên bằng thuyền.[cần dẫn nguồn]
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn thuyền nhân và các nguồn khác, tác giả Nguyễn Văn Canh cho rằng một số nguyên nhân sau đây có thể là động lực khiến chính quyền Việt Nam chấp nhận t́nh trạng vượt biên ồ ạt, bao gồm:[2]
Khó khăn kinh tế trong khi nhà nước cần ngoại tệ; người ra đi chính thức và bán chính thức phải bỏ tiền và vàng ra để mua chỗ
Chiếm đoạt tài sản hầu triệt hạ tầng lớp tư sản và tiểu tư sản.
Loại bỏ thành phần xă hội chống đối hoặc không tin cậy được như trường hợp Hoa kiều chiếm gần 10% [cần dẫn nguồn] thành phần vượt biên.
Gây áp lực chính trị với khối ASEAN.
Chấp nhận một việc đă rồi v́ không thể kiểm soát được hết 1.200 km duyên hải
Gây áp lực với Hoa Kỳ để buộc Hoa Kỳ thực thi lời hứa viện trợ tái thiết thời hậu chiến như ghi trong Điều 21 của Hiệp định Paris 1973.
Gia tăng lượng hàng hóa và hiện kim số người Việt ở hải ngoại gửi về cho thân nhân trong nước.
Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đă có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.[3] Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đă có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên đảo Galang.
Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển, rất nhiều người bị hải tặc cướp bóc trước khi được cứu. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đă thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đă nhận được giải Nobel Ḥa b́nh năm 1981, một phần là v́ những hoạt động này. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Đă có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong (Malaysia), Pulau Galang (Indonesia).[4]
Hoa kiều tại Việt Nam năm 1979
Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.[5]
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong khu Chợ Lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ ḷng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ ra lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng kư quốc tịch. Đa số đăng kư là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đă chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí lại theo quốc tịch đă nhận thời Việt Nam Cộng ḥa. Những người vẫn tiếp tục đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đă lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ư kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 đă bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của ḿnh. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.[6]
Năm 1977, Hoa kiều vẫn tiếp tục kiểm soát nền kinh tế miền Nam, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu t́nh đ̣i giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo sợ về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài bởi các nguyên nhân xuất phát từ Trung Quốc. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của các thương gia giàu có bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979.[7] Trung Quốc đă gọi đây là vấn đề "nạn kiều".
Tổ chức vượt biên
Người vượt biên có bốn cách ra đi:[8]
Đi chui, tức là tự kiếm cách ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế.
Mua băi, tức là hối lộ nhà chức trách địa phương quản lư vùng sông biển để họ làm ngơ mà có nơi tập hợp trước khi ra khơi, giá khoảng 6 lạng vàng.
Đi bán chính thức, tức mua chuộc giới chức cấp tỉnh. Người tổ chức thu tiền rồi đứng ra mua tàu, xăng dầu, v.v. với giá khoảng 12 lạng vàng mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp văn tự nhà cửa cho Ủy ban địa phương.
Đi đăng kư chính thức, tức ghi danh với chức trách trung ương. Cách này dành riêng cho Hoa kiều, có văn pḥng đăng kư ở Sài G̣n. Người xuất cảnh phải nộp sổ gia đ́nh ở và 12 lạng vàng. Phương tiện chuyên chở cho hạng này là tàu lớn, chứa trên ngàn người, rời bến Bạch Đằng ở Sài G̣n và được tàu hải quân hộ tống ra đến hải phận quốc tế. Người Việt đi ngả này phải mua lại giấy tờ tùy thân của người Hoa và học một ít tiếng Hán để lọt ṿng kiểm tra.
Dù có cách ra đi "chính thức" trên tàu lớn tương đối an toàn, thuyền nhân vượt biên vẫn gặp nhiều rủi ro. Con tàu Hải Hồng chở 2.500 người là một thí dụ. Tàu này rời Việt Nam vào Tháng Mười Một năm 1978 đến được Mă Lai Á nhưng không được cập bến nên trôi dạt 45 ngày trên biển.[9]
Nói chung những người t́m cách vượt biên thường là những người chậm chân hoặc không thể đi trong giai đoạn "di tản" năm 1975. Một số người có tàu đánh cá hoặc có thể tổ chức cướp được tàu, ghe đă tổ chức móc nối nhiều người vượt biên ở quanh vùng và cả ở thành phố. Họ thường phải chuẩn bị thực phẩm, thuốc men và nhất là nước uống một cách kín đáo để đem lên tàu lúc thuận tiện. Khi đón người lên tàu tại "băi" họ rời bến, nếu họ "mua" được nhân viên canh pḥng th́ việc tập kết tại băi và rời bến được an toàn hơn. Chi phí ra đi tuỳ theo địa phương, phương tiện vượt biên - phương tiện càng lớn được cho càng an toàn th́ chi phí càng cao - và người tổ chức đă có uy tín đă từng thành công th́ giá càng cao thường từ 2 cây vàng cho tới cả 10 cây vàng một người lớn. Người ta ưu tiên cho tài công, người có hải bàn, bác sĩ và người biết tiếng nước ngoài đi cùng cũng có khi ưu tiên cho con em cán bộ giữ bến băi đi cùng.
Hiểm nguy
Những thuyền nhân Việt Nam được cứu và phát nước uống
Số liệu thuyền nhân đến Thái lan bị hải tặc tấn công[10]
Năm Tỷ lệ
1981 77%
1982 65%
1983 56%
Người tổ chức vượt biên và người vượt biên thường gặp nhiều rủi ro:
Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị cấm, bị xem là phản quốc ... nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa v́ sợ ở tù, v́ vậy một số người đă tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng. Họ thường không đón khách đă hẹn và đă lấy tiền, họ mật báo hoặc phối hợp với công an đến bắt người vượt biên tại băi.[cần dẫn nguồn]
Bị lộ: việc rủ người có tiền đi theo dễ làm lộ chuyện, cũng như khâu chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, máy nổ dự pḥng, thuê tài công hoặc bị lộ v́ tuần pḥng hoặc khi ra cửa biển.
Bị băo, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc Thái Lan giết, cướp, hăm hiếp, quăng xuống biển, chết đói, chết khát. Thậm chí, trong một số trường hợp có người buộc phải ăn thịt người chết để sống. Khó chính xác có bao nhiêu người đă bỏ ḿnh trên biển. Có ước đoán cho rằng từ 500.000-600.000 người chết ngoài biển.[11][12] Năm 1981 hội Chữ thập đỏ quốc tế ước đoán phân nửa số người vượt biển chết dưới tay hải tặc.[cần dẫn nguồn]
Nỗ lực cứu trợ thuyền nhân Việt Nam
V́ chuyến vượt biển đầy gian nguy làm xúc động lương tâm của nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đă ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đă xuất hiện Un bateau pour le Vietnam ("Ủy ban một con tàu cho Việt Nam")[13][14] vận động việc cứu giúp. Hội Y sĩ không biên giới dưới sự lănh đạo của bác sĩ Bernard Kouchner cho con tàu Île de Lumière đi vớt người lâm nạn. Con tàu này sau đó dùng làm tàu bệnh viện và nơi chữa trị cho 40.000 người Việt tỵ nạn bị giam ở đảo Pulau Bidong, Malaysia.[15] Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, năm 1979 ở Đức có Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên "Cap Anamur". Sự việc đó cũng dẫn đến việc h́nh thành tổ chức Cap Anamur, một đoàn thể thiện nguyện thường trực.[16][17] Ở Bỉ th́ có "Ủy ban Quốc tế Cứu trợ người Việt Tị nạn" được sử ủng hộ của hoàng gia Bỉ[18] trong khi đó ở Hoa Kỳ th́ chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển" năm 1980 do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân.[19] Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) th́ điều động con tàu Akuna II[20] ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ.[21][22]
Trại tị nạn đón thuyền nhân Đông Dương
Trại Whitehead ở Hương Cảng
Một số vùng có đông người vượt biên đă được Liên Hiệp Quốc hoặc nước sở tại lập trại tị nạn để cho người tị nạn tạm trú trong thời gian chờ ra đi đến nước thứ ba.
Hồng Kông: tất cả trại đóng cửa năm 2000[23], Achau, Argyle Street, Chimawan, Green Island, Heilingchau , High Island , Shek Kong, Whitehead, Tuen Mun (trại mở), Pillar Point (trại mở).
Indonesia: Galang, Kuku.
Malaysia: Bidong (Pulau Bidong),[24] Sungei Besi.
Philippines: Bataan, Palawan.
Thái Lan: Banthad, Leam Sing, Phanat Nikhom,[25] Sikiw, Site 1, Site 2, Songkhla.[26]
Thuyền nhân từ các quốc gia khác
Người Haiti vượt biển bằng thuyền
Sự có mặt của người Trung Quốc ở nhiều nước trên thế giới không nằm ngoài một lẽ họ di cư đến đó phần lớn nhờ vượt biển. Cũng v́ lẽ đó, khi qua Việt Nam họ được người địa phương hiểu và gọi là người đến bằng tàu bè, hay gọi tắt là "người tàu". Lâu dần danh từ này được chuyên biệt hóa nên trong tiếng Việt hiện nay có từ "Tàu" hay "người Tàu", là do nguyên nhân trên. Tuy vậy có thể có một số người Trung Quốc biết tiếng Việt sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi họ nghe thấy người Việt gọi họ là người Tàu.[cần dẫn nguồn]
Ngày nay, hiện tượng vượt biển trái phép để t́m kiếm cuộc sống tốt hơn cũng đang diễn ra phổ biến ở Bắc Phi (điểm đến là các nước châu Âu vùng Địa Trung Hải) và các quốc gia vùng Caribe (điểm đến là Mỹ).
Tưởng niệm
Bia Thuyền nhân
Vào năm 2005, ba mươi năm sau khi cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc và đợt sóng người Việt tị nạn đầu tiên bỏ nước ra đi bằng thuyền, một số người trong cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức dựng bia tưởng niệm thuyền nhân tại hai địa điểm quan trọng trên chặng hành tŕnh của nhiều thuyền nhân. Tại Pulau Bidong (tháng 3 năm 2005) thuộc Malaysia và Galang trên đảo Batam, thuộc Indonesia, hai nơi tạm trú của người tị nạn trong khi chờ đợi giấy phép tái định cư tại một nước thứ ba họ cho dựng hai tấm bia với ḍng chữ song ngữ Việt-Anh:
Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đă bỏ ḿnh trên con đường đi t́m Tự do (1975-1996). Dù họ chết v́ đói khát, v́ bị hăm hiếp, v́ kiệt sức hay v́ bất cứ lư do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lăng quên.
In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifices will not be forgotten.[27].
Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2005 th́ bia ở Galang bị phá. Vào tháng 11 th́ bia ở Bidong cũng bị dỡ đi. Hai hành động này của chính quyền Malaysia và Indonesia là do áp lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam v́ bất b́nh với câu văn trên bia.[28][29]
Một chiếc thuyền vượt biển của thuyền nhân, được Cap Anamur cứu vớt tháng 4 năm 1984, được đem về đặt tại Troisdorf, để kỷ niệm
Bia bằng đồng tri ân nước định cư và kỷ niệm thuyền nhân, dựng ở Hamburg năm 2009
V́ những nguy hiểm và không ít người thiệt mạng trên hành tŕnh thoát khỏi Việt Nam, một phong trào nổi lên tại hoải ngoại dựng bia tưởng niệm thuyền nhân diễn ra số địa điểm khác. Trong số đó có
Thị xă Grand-Saconnex, Thụy Sĩ (tháng 2, 2006)[30]
Thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ (tháng 2, 2006)[31]
Liège, Bỉ (tháng 7, 2006)[32]
Hamburg (tháng 10 2006)[33]
Troisdorf, Đức (tháng 5, 2007)[34][35]
Maribyrnong (Melbourne), Úc (tháng 6, 2008)[36]
Bagneux, Pháp (tháng 11, 2008) [37][38]
Westminster, CA (tháng 4, 2009)[39][40][41]
Cảng Landungsbruecken (Hamburg), Đức (tháng 9, 2009).[42] [43]
Ngày 12 tháng 9 năm 2010 thêm một tượng đài kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam với tên Niềm mơ ước của Mẹ (tiếng Pháp: Le Rêve de la Mère) được dựng ở bùng binh "Rond point Saigon", ngă tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xă Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée.[44] Tượng đài này có bốn mục đích: 1) Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam 2) Tri ân nước Pháp 3) Ghi ơn bậc phụ huynh 4) Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt. Đây là bức tượng bằng đồng do điêu khắc gia Vũ Đ́nh Lâm thực hiện.[45]
Saigon Place, Bankstown, NSW, Úc (tháng 11, 2011).[46] Đây là bức tượng bằng đồngnặng hơn ba tấn do điêu khắc gia Terrence Plowright thực hiện.
Năm 2011 chính quyền địa phương Tarempa thuộc quần đảo Anambas, Indonesia đă khởi công trên đảo Kuku xây tượng đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam với ḍng chữ “In Memory of the Refugees Who Died in Anambas, Indonesia, 1979-1986.” Dự án sẽ khánh thành năm 2012.[47]
"Ngày Thuyền nhân" ở Mỹ
Ngày 12 tháng 8 năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA, thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày thứ bảy cuối cùng mỗi tháng 4 sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[48]
Con thuyền Tự do ở Úc
Ở Sydney, Úc, tại Viện Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc (Australian National Maritime Museum) hiện lưu trữ một số hiện vật của con thuyền Tự do do một gia đ́nh thuyền nhân Việt Nam đi chuyến hải hành vượt biên hơn 6.000 km từ Việt Nam để cập bến ở Darwin (Úc) năm 1977. Con thuyền này được chính phủ Úc mua lại năm 1990 đem trùng tu và trưng bày ở bảo tàng viện.[49]
[sửa] Viện bảo tàng ở Pháp
Thành phố Rennes, vùng Bretagne ở Pháp vào Tháng Tư năm 2010 đă mở cuộc triển lăm một số di vật và h́nh ảnh thu thập được về hành tŕnh vượt biên của thuyền nhân Việt Nam trong đó có một con thuyền chở 86 người lâm nạn trên biển.[50]
Những thuyền nhân Việt Nam được cứu và phát nước uống
Bookmarks