Đại Đạo trị quốc (P-1): Hoàng Đạo vô vi
B́nh luậnTrung Ḥa • 16:30, 04/12/19• 3604 lượt xem
Trong các truyền thuyết từ thời viễn cổ lưu truyền lại, từ khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa và các Thần tạo ra con người đến nay, lịch sử văn minh Á Đông được biết đến sớm nhất chính là lịch sử thời Tam Hoàng. (Ảnh: Shutterstock).
Trên thế giới ngày nay, nhiều quốc gia đang kiện toàn hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó mọi người dân đều sống và làm việc tuân thủ theo hiến pháp, pháp luật. Chúng ta thường vẫn coi đây là đỉnh cao của việc quản lư quốc gia, quản lư xă hội.
Tuy nhiên nếu ta dành chút thời gian xem lại để hiểu thêm về các phương thức quản lư quốc gia của người xưa th́ sẽ ngỡ ngàng khi phát hiện ra rằng ngay từ cách đây hàng ngh́n năm, con người đă biết dùng luật pháp trị quốc. Càng bất ngờ hơn là ngoài sử dụng luật pháp, người xưa c̣n biết và đă áp dụng thành công nhiều phương pháp quản lư quốc gia với tư tưởng cao thượng hơn rất nhiều như: Hoàng Đạo vô vi; Đế Đạo lập đức; Vô vi nhi trị; Đạo gia trị quốc; Nho gia trị quốc...
Để giúp Quư độc giả t́m hiểu các phương pháp quản trị đất nước thời xưa cũng như cội nguồn của Đạo trị quốc, NTD Việt Nam xin giới thiệu loạt bài “Đại Đạo trị quốc”, qua đó hy vọng rằng thêm một góc nh́n từ quá khứ, Quư độc giả chúng ta sẽ có đánh giá bao quát hơn, mạch lạc hơn về trí tuệ cổ nhân vừa sâu sắc thâm trầm, vừa rộng lớn mênh mông một cách đáng kinh ngạc, đó là những tinh hoa giá trị văn hóa truyền thống Á Đông xưa mà ngày nay chúng ta nên kế thừa và tiếp tục phát huy.
Phần 1: Hoàng Đạo vô vi
Sách Xuân Thu Vận Đấu Khu có viết: "Hoàng đại biểu cho Trời, Đạo Trời không nói mà bốn mùa tuần hoàn, vạn vật sinh sôi. Tam Hoàng thực thi vô vi nhi trị, thực hiện giáo hóa bất ngôn chi giáo. Họ có đạo đức cực cao, lời họ nói ra th́ bách tính đều không trái lại, giống như Hoàng Thiên (Ông Trời) vậy, do đó gọi là Hoàng"...
Về tổng thể, trong tiến tŕnh lịch sử các vị quân chủ trị quốc th́ Đạo trị quốc đă trải qua 4 quá tŕnh là: Hoàng Đạo, Đế Đạo, Vương Đạo và Bá Đạo. Từ mạch văn hóa lịch sử truyền thống phương Đông, chúng ta t́m hiểu sự khác nhau của 4 phương pháp trị sửa, quản lư quốc gia này.
Trong các truyền thuyết từ thời viễn cổ lưu truyền lại, từ khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa và các Thần tạo ra con người đến nay, lịch sử văn minh Á Đông được biết đến sớm nhất chính là lịch sử thời Tam Hoàng.
Đền thờ Tam Hoàng tại thành phố Vũ Hán. (Ảnh: Wikipedia).
Tam Hoàng là ǵ?
Thuyết về Tam Hoàng xuất hiện sớm nhất trong sách Chu Lễ, sau đó là sách Lă Thị Xuân Thu. Trong phần Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ, sách Sử Kư của Tư Mă Thiên đă dẫn lời của Lư Tư nói rằng: "Xưa có Thiên Hoàng, có Địa Hoàng, có Thái Hoàng. Thái Hoàng là tôn quư nhất".
Thông thường mọi người đem Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Thái Hoàng (Nhân Hoàng) gọi chung là Tam Hoàng. Nhưng Tam Hoàng này cụ thể là những ai th́ c̣n tồn tại rất nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết rằng, Tam Hoàng chia thành Tiền Tam Hoàng, Trung Tam Hoàng và Hậu Tam Hoàng, tổng cộng là Cửu Hoàng.
Tóm lại, thuyết về Tam Hoàng rất nhiều, nó đại biểu cho thời kỳ văn minh tiền sử lâu dài và thần bí trong quá khứ cực kỳ xa xôi...
Sách Xuân Thu Vĩ có chép: Bắt đầu từ thời kỳ Thái Hoàng Thị, thời viễn cổ đến năm Lỗ Ai Công thứ 14 (năm 481 TCN), tổng cộng là 10 kỷ, trải qua 3.267.000 năm.
Thời gian cụ thể của thời kỳ Tam Hoàng th́ chúng ta không được biết, nhưng chúng ta có thể biết rằng, thời kỳ Tam Hoàng không chỉ là sự ra đời của 3 vị 'Hoàng', nó đại biểu cho thời kỳ văn minh tiền sử cực kỳ lâu dài và thần bí. Ví như có Sào Thị, Toại Nhân Thị, Phục Hy Thị, Nữ Oa Thị, Thần Nông Thị... họ đều là Hoàng thuộc thời kỳ Tam Hoàng.
Theo các văn hiến cổ ghi chép, "Hoàng" là Thần linh đến từ tầng cao của vũ trụ. Họ giáng thế cơi nhân gian, trở thành Hoàng của nhân gian, truyền thụ trí huệ và văn hóa cho nhân loại, bảo hộ nhân loại bước qua thời kỳ mông muội, tiến vào nền văn minh. Những thứ họ truyền thụ tuyệt đối không phải là trí tuệ mà người phàm tục có thể sáng tạo ra được, do đó gọi là văn hóa Thần truyền.
H́nh vẽ Nữ Oa và Phục Hy đầu người ḿnh rắn đào được ở Tân Cương. Trong đó Nữ Oa cầm com-pa ("quy" 規), Phục Hy cầm ê-ke ("củ" 矩). (Ảnh: Wikipedia).
Nội hàm của chữ Hoàng và Hoàng Đạo
Phần Chân Pháp Thiên, sách Quản Tử có viết: "Người sáng suốt nhất là Hoàng". Thời kỳ Tiên Tần gọi 'Đạo' là 'Đại Nhất'. Có thể lư giải là người sáng tỏ Đại Đạo, chiếu sáng thế giới hỗn độn vô minh tức là Hoàng.
Sách Xuân Thu Vận Đấu Khu cũng viết: "Hoàng đại biểu cho Trời, Đạo Trời không nói mà bốn mùa tuần hoàn, vạn vật sinh sôi. Tam Hoàng thực thi vô vi nhi trị, thực hiện giáo hóa bất ngôn chi giáo. Họ có đạo đức cực cao, lời họ nói ra th́ bách tính đều không trái lại, giống như Hoàng Thiên (Ông Trời) vậy, do đó gọi là Hoàng". (1).
Sách Bạch Hổ Thông Nghĩa có viết: "Người được gọi là Hoàng, hào quang vạn trượng, thực thi vô vi nhi trị, thi hành giáo hóa vô ngôn chi giáo, dùng Đại Đạo để hóa dục vạn vật, bách tính trong thiên hạ đều không trái lại họ. Nếu dùng các biện pháp của con người trị sửa thiên hạ, can thiệp đến cuộc sống của bất kỳ người dân nào th́ đều không thể gọi là Hoàng được. Do đó thời kỳ đó, thiên hạ thi hành theo Đại Đạo, vàng ở khe núi không có người khai thác, châu ngọc đá quư ở dưới sông suối không có người ṃ vớt, bách tính ở trong hang động, mặc da thú, uống sương ngọt, cùng với thiên nhiên ḥa thành nhất thể, không lo không nghĩ, không ham không cầu, tương thông với Trời Đất, Thần linh". (2).
Theo tài liệu ghi chép, vào thời thái cổ thời tiền sử, thuở ban đầu của nhân loại, bách tính thuần chân vô tà, không có tư dục, hợp thành nhất thể với thiên nhiên, thuần phác như tờ giấy trắng. Khi đó nhân loại ở vào thời kỳ mông muội, không có văn minh, không có bất kỳ nhận thức nào đối với tự nhiên vũ trụ, cái ǵ cũng không hiểu, giống như đứa trẻ sơ sinh. Do đó Thần hạ thế, hóa thân thành 'Hoàng' trong nhân gian, đem những trí huệ của Thượng Thiên truyền thị cho nhân loại, chiếu sáng thế giới hỗn độn tối tăm, giống như cha mẹ chăm sóc đứa con sơ sinh, dẫn dắt nhân loại bước qua thời kỳ lịch sử lâu dài, tiến vào nền văn minh.
Khi đó trên trái đất đâu đâu cũng là kỳ hoa dị thảo, mưa ngọt suối lành, Tiên cầm Thần thú, môi trường tươi đẹp phú lệ, vạn vật hài ḥa mà không gây tổn hại lẫn nhau. Thời đó con người có thần thông, rất gần với Thần, không cần cày cấy trồng trọt vất vả mà cuộc sống vẫn no đủ, không lo không nghĩ, không có tai nạn thống khổ, cuộc sống rất đơn giản và hạnh phúc. Nhân loại thời đó không có các cơ quan chính phủ, hành xử theo Đạo, không cần trị sửa, giống như Hoàng Đế mộng du đến "Hoa Tư Thần Quốc".
Sách Đế Vương Thế Kỷ có ghi chép: "Thời kỳ Tam Hoàng viễn cổ, nước Hoa Tư có một cô gái xưng là Hoa Tư Thị. Một hôm Hoa Tư Thị thấy bên đầm Lôi Trạch của nước Hoa Tư có một dấu chân lớn, bèn ṭ ṃ ướm chân ḿnh vào trong dấu chân đó, v́ vậy được cảm ứng của Thượng Thiên mà có mang, sinh ra Phục Hy Thị. Phục Hy Thị là Đông Phương Thiên Đế, một trong 5 vị Thiên Đế cảm ứng sinh ở nhân gian, là một trong Tam Hoàng. Ông đă để lại cho nhân loại Thiên cơ Đại Đạo như Bát quái...". (3).
Hoa Tư Thị thấy một dấu chân lớn, bèn ṭ ṃ ướm chân ḿnh vào trong dấu chân đó, v́ vậy được cảm ứng của Thượng Thiên mà có mang, sinh ra Phục Hy Thị. (Ảnh minh họa).
Phần Hoàng Đế Thiên sách Liệt Tử có chép: "Hoàng Đế ban ngày nằm ngủ, trong mộng Thần du đến nước Hoa Tư, cố hương của Phục Hy Thị. Nước Hoa Tư ở nơi thần bí vô cùng xa xôi, sức người không thể đến được, chỉ có thể Thần du. Quốc gia này không có người quản lư, hết thảy đều hợp nhất với thiên nhiên. Bách tính không có tư tâm dục vọng, tâm hồn vô cùng thuần chân, không tham sống cũng không sợ chết, hoàn toàn thuận theo tự nhiên. V́ vậy họ không có bất kỳ thống khổ nào, tự nhiên vạn vật đều không thể làm tổn hại đến họ được. Họ có thể bay trên không, có đủ thần thông, tồn tại ở trạng thái nửa Thần nửa người, là một quốc thổ cực lạc kỳ diệu. Sau khi Hoàng Đế tỉnh dậy, từ đó ông ngộ được Đạo dưỡng thân trị quốc. Trải qua 28 năm trị sửa, khiến thiên hạ thuận ứng theo Đại Đạo, đạt được vô vi nhi trị, khiến thiên hạ được trị sửa giống như nước Hoa Tư". (4).
Phần Bản Kinh Huấn sách Hoài Nam Tử có viết: "Thời kỳ viễn cổ khi Dung Thành Thị thống trị, mọi người đi lại trên đường tự nhiên có trật tự như chim hồng nhạn (một loại ngỗng trời). Khi đi ra ngoài th́ tiện tay để đứa trẻ sơ sinh ở trong nhà cũng không có bất kỳ nguy hiểm ǵ. Lương thực ăn không hết th́ tùy ư chất đống ở đầu ruộng cũng không bao giờ bị mất. Khi đi th́ cọp báo chó sói theo sau, đi đường giẫm vào rắn độc cũng không có bất kỳ nguy hiểm ǵ, mọi người đều sống tự nhiên vui vẻ như thế này, không hề cảm thấy có ǵ kỳ lạ cả". (5)
Từ những miêu tả này chúng ta có thể hiểu được phần nào về trạng thái xă hội thời kỳ Hoàng Đạo trị quốc. Thời kỳ cực viễn cổ, nhân loại có tâm hồn thuần chân, không có tư tâm dục vọng ǵ, không bị ô nhiễm bởi quan niệm hậu thiên, sống trong trạng thái mông muội tự nhiên, giống như trẻ sơ sinh vậy. Thời đó thần linh cao tầng giáng sinh xuống trái đất, trở thành Hoàng của nhân gian. Họ giống như Hoàng Thiên (Ông Trời) vậy, hào quang vạn trượng, đem Thiên Đạo chân cơ xuống, truyền văn minh và trí tuệ cho nhân loại, thực hiện giáo hóa 'bất ngôn chi giáo', thực thi 'vô vi nhi trị', khiến thiên hạ thực hành Đại Đạo.
Thế là nhân loại thời đó tương thông với Trời Đất Thần linh, sống trong trạng thái nửa Thần nửa nhân. Thời đó môi trường trên trái đất tốt đẹp phú lệ vô cùng, con người và thiên nhiên hợp thành nhất thể, không có thống khổ ưu sầu, cuộc sống đơn giản hạnh phúc, vô dục vô cầu…
Trung Ḥa
Theo Lư Đạo Chân
Chú thích:
(1). Sách Phong Tục Thông Nghĩa quyển 1 có dẫn sách Xuân Thu Vận Đấu Khu rằng: "Hoàng giả Thiên, Thiên bất ngôn, tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Tam Hoàng thùy củng vô vi, thiết ngôn nhi dân bất húy, đạo đức huyền bạc, hữu tự Hoàng Thiên, có xưng viết Hoàng.
(2). Sách Bạch Hổ Thông Nghĩa viết: "Hiệu chi vi Hoàng giả, hoàng hoàng nhân mạc húy dă. Phiền nhất phu, nhiễu nhất thổ dĩ lao thiên hạ bất vi Hoàng dă, bất nhiễu thất phu thất phụ cố vi Hoàng. Cố hoàng kim khí ư sơn, châu ngọc quyên ư uyên, nham cư huyệt xử, y b́ mao, ẩm tuyền dịch, duyện lộ anh, hư vô liêu khuếch, dữ thiên địa thông linh dă".
(3). Sách Đế Vương Thế Kỷ viết: "Thái Hạo Đế Bào Hy Thị, phong tính dă. Mậu viết Hoa Tư, Toại Nhân chi thế, hữu cự nhân tích, xuất ư Lôi Trạch. Hoa Tư dĩ túc lư chi hữu thần, sinh Phục Hy. Trưởng ư Thành Kỷ".
(4). Phần Hoàng Đế Thiên sách Liệt Tử có ghi chép: "Hoàng Đế trú tẩm, mộng du Hoa Tư quốc. Hoa Tư Thị chi quốc tại Yểm Châu chi tây, Đại Châu chi bắc, bất tri tư Tề quốc kỷ thiên vạn lư; Cái phi chu xa túc lực chi sở cập, Thần du nhi dĩ. Kỳ quốc vô soái trưởng, tự nhiên nhi dĩ. Kỳ dân vô thị dục, tự nhiên nhi dĩ. Bất tri lạc sinh, bất tri ố tử, cố vô yểu thương; Bất tri thân kỷ, bất tri sơ vật, cố vô ái tăng; Bất tri bội nghịch, bất tri hướng thuận, cố vô lợi hại. Đô vô sở ái tích, đô vô sở úy kỵ. Nhập thủy bất nịch, nhập hỏa bất nhiệt. Chước thát vô thương thống, chỉ trích vô dưỡng. Thừa không như lư thực, tẩm hư nhược xử sàng. Vân vụ bất ngại kỳ thị, lôi đ́nh bất loạn kỳ thính, mỹ ác bất hoạt kỳ tâm, sơn cốc bất trí kỳ bộ, Thần hành nhi dĩ".
(5). Phần Bản Kinh Huấn sách Hoài Nam Tử viết: "Tích Dung Thành Thị chi thời, đạo lộ nhạn hành liệt xử, thác anh nhi ư sào thượng, trí dư lương ư mẫu đầu, hổ báo khả vỹ, hôi xà khả triển, nhi bất tri kỳ sở do nhiên".
Bookmarks