Page 1 of 12 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 113

Thread: THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM



    Phan Điệp và những chuyện về Cảnh Sát Dă Chiến
    Mar 31, 2020 cập nhật lần cuối Mar 31, 2020

    Ông Phan Điệp (thứ hai, trái), biên tập viên Cảnh Sát Dă Chiến, tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 1969. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Lâm Hoài Thạch/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Cảnh Sát Dă Chiến thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH. Đây là một lực lượng vơ trang được trang bị vũ khí như những đơn vị tác chiến. Nhiệm vụ của đơn vị Cảnh Sát Dă Chiến là tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng Sản, họ c̣n được trang bị thêm các dụng cụ cần thiết khác để trấn áp các cuộc bạo động, biểu t́nh gây náo loạn trong quần chúng.

    Những Sinh Viên Sĩ Quan Cảnh Sát Dă Chiến được huấn luyện tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Sau khi tốt nghiệp, họ c̣n được gởi theo học khóa quân sự đào tạo sĩ quan tại trường Bộ Binh Thủ Đức. Song song đó, các sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh Sát Dă Chiến có một số cũng được đưa đi thụ huấn các khóa về trấn áp bạo động, tác chiến rừng rậm, và t́nh báo tác chiến tại Mă Lai và Phi Luật Tân.


    Những nhân viên Cảnh Sát Dă Chiến được học qua khóa Cảnh Sát Căn Bản tại Rạch Dừa, Vũng Tàu. Sau khi tốt nghiệp, họ c̣n được huấn luyện thêm về quân sự và chuyên môn Cảnh Sát Dă Chiến tại Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dă Chiến Đà Lạt, một trung tâm huấn luyện rộng lớn, và chuyên huấn luyện phần căn bản Cảnh Sát Dă Chiến cho các nhân viên cảnh sát sắc phục được chuyển sang ngành Cảnh Sát Dă Chiến.

    Có một số nhân viên của đơn vị Cảnh Sát Dă Chiến cũng được chọn vào thành viên chính yếu trong chiến dịch Phượng Hoàng. Trước năm 1975, Cảnh Sát Dă Chiến có cấp số trên lư thuyết là 16,500 quân, và được phối trí hoạt động từ thành thị cho tới nông thôn.

    Phan Điệp, Sinh Viên Sĩ Quan t́nh nguyện thi vào Khóa 2 Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia, 1967. Ông nhập khóa Tháng Giêng, 1967, và ra trường Tháng Mười, 1967. Sau khi tốt nghiệp, ông được về phục vụ trong ngành Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia.


    Đại Úy Cảnh Sát Dă Chiến Phan Điệp tại Sài G̣n năm 1973. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Ông Phan Điệp kể: “Theo sự hiểu biết của tôi th́ trong ngành cảnh sát có nhiều bộ phận, như Cảnh Sát Sắc Phục, Cảnh Sát Tư Pháp, Cảnh Sát Đặc Biệt, Biệt Đội Thiên Nga (nhóm nữ t́nh báo đặc biệt của Cảnh Sát Quốc Gia)… Mỗi ban ngành th́ có nhiệm vụ riêng của họ. Riêng tôi th́ trong ngành Cảnh Sát Dă Chiến. Nói về Cảnh Sát Dă Chiến th́ có nhiệm vụ giống như một chiến sĩ của quân đội tại địa phương nơi đóng quân. Ngoài ra, có một số Cảnh Sát Dă Chiến cũng được nằm trong chiến dịch Phượng Hoàng, phối hợp chung với nhiều cơ quan đội khác để lo về phần t́nh báo đặc biệt của quốc gia.”

    Cũng theo ông kể, lúc bấy giờ Bộ Chỉ Huy Khối Cảnh Sát Dă Chiến trực thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Khối Cảnh Sát Dă Chiến ngoài các pḥng chuyên môn c̣n có Đại Đội Tổng Hành Dinh và một Chi Đội Thiết Giáp gồm tám chiến xa AM8, với nhiệm vụ pḥng thủ an ninh Ngân Hàng Quốc Gia và an ninh ṿng đai Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.

    Về việc pḥng thủ an ninh cho đô thành, khối này c̣n có hai biệt đoàn, thứ nhất là Biệt Đoàn 5 Cảnh Sát Dă Chiến có 12 đại đội tác chiến, được tung ra hoạt động trong khắp các quận của đô thành Sài G̣n và tỉnh Gia Định. Thư hai là Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dă Chiến, đây là biệt đoàn tổng trừ bị của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, nhiệm vụ của biệt đoàn này là lúc nào cũng sẵn sàng tăng cường yểm trợ mọi hoạt động cho tất cả các Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia ở cấp địa phương trên khắp lănh thổ tại Miền Nam lúc bấy giờ. Tổng quân số của Biệt Đoàn 5 Cảnh Sát Dă Chiến và Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dă Chiến có trên 5,000 người.

    V́ t́nh h́nh an ninh lănh thổ, nên khối này được cải tổ để phù hợp với trọng trách an ninh và pḥng thủ. V́ thế, Khối Cảnh Sát Dă Chiến nhiều lần đă được đổi tên theo nhiều thời điểm như: Năm 1969, Khối Cảnh Sát Dă Chiến được đổi tên là Khối Yểm Trợ Vơ Trang, có trách nhiệm quản trị và điều hành hai lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến và Giang Cảnh. Năm 1972, Khối Yểm Trợ Vơ Trang được đổi tên thành Khối Điều Hành, và điều hành ba lực lượng vơ trang gồm lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến, lực lượng Giang Cảnh và lực lượng Thám Sát Tỉnh. Đến năm 1973, Khối Điều Hành được đổi tên thành Khối Hành Quân.

    Nhiệm vụ đầu tiên

    Nền Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam (1967-1975) là chính thể dân sự của Việt Nam Cộng Ḥa thành lập trên cơ sở của bản Hiến Pháp: Tháng Tư, 1967, và cuộc bầu cử vào Tháng Chín, 1967. Ngày 1 Tháng Mười Một, 1967, được xem là ngày chính thức thành lập nền Đệ Nhị Cộng Ḥa, vị tổng thống đầu tiên là Nguyễn Văn Thiệu.


    Hai biên tập viên Phan Điệp (trái) và Đỗ Văn Nhậm tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia, Sài G̣n. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Vừa mới ra trường, ông Phan Điệp được Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia cử vào Dinh Độc Lập để làm Lễ Quốc Khánh đầu tiên của thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1967. Trong đại lễ này, có nhiều phái đoàn từ những quốc gia trên thế giới đến dự, và Phan Điệp là một trong những sĩ quan Cảnh Sát có nhiệm vụ đi đón tiếp và hướng dẫn những phái đoàn đó khi họ đến Việt Nam.

    “Trong thời gian đưa đón phái đoàn của thế giới đến dự Lễ Quốc Khánh, Việt Cộng cũng có pháo kích lẻ tẻ vào thủ đô Sài G̣n nhằm để phá hoại ngày Quốc Khánh đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa tại miền Nam. Nhưng cũng không gây ảnh hưởng đến đại lễ này. Những ổ pháo kích của Cộng Sản ven đô thành Sài G̣n đều bị Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Dă Chiến tiêu diệt,” ông Điệp cho biết.

    Ông kể thêm. “Một thời gian sau, tôi được bổ nhiệm về Khối Cảnh Sát Dă Chiến nằm trong Bộ Tư Lệnh Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia ở đường Cộng Ḥa, Sài G̣n. Chức vụ của tôi lúc bấy giờ là Phó Pḥng 5 Tâm Lư Chiến của Cảnh Sát Dă Chiến. Không bao lâu th́ lại nổ ra vụ Tết Mậu Thân, 1968. Lúc đó có Biệt Đoàn 5 Cảnh Sát Dă Chiến ở Khu Tăng Răng Trưởng tại Quận 8, chuyên lo về những an ninh ṿng đai của Đô Thành Sài G̣n trong lănh vực quân sự. Ngoài ra c̣n có lực lượng quân đội rất mạnh để chịu trách nhiệm an ninh của thủ đô miền Nam này.”

    Tham chiến trận Tết Mậu Thân 1968

    Cũng theo ông Điệp, trong trận Tết Mậu Thân 1968, lúc Việt Cộng tấn công vào thủ đô Sài G̣n, tại đồn Tăng Răng Trưởng cũng bị Việt Cộng tấn công, bên Cảnh Sát Dă Chiến có năm người bị hy sinh. Pḥng 5 Cảnh Sát Dă Chiến nhờ trực thăng của Mỹ, thuộc cơ quan cố vấn Cảnh Sát Dă Chiến tới bốc năm thi hài này về Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát để lo về hậu sự. Ông Phan Điệp được cử sang để tiếp nhận năm thi hài đó. Lúc đó, họ chưa biết lư lịch của năm Cảnh Sát Dă Chiến đă hy sinh, nên ông Điệp phải tự lục soát vào túi quần áo của họ để lấy tên họ, và thông báo về cấp chỉ huy cùng gia đ́nh của họ.

    “Trong lúc Việt Cộng tổng tấn công vào miền Nam vào Tết Mậu Thân, thủ đô Sài G̣n lúc đó nhiều nơi bị địch quân tấn công, th́ nhiệm vụ của tôi lúc đó c̣n phải lo về ma chay cho những chiến sĩ Cảnh Sát Dă Chiến đă hy sinh, và c̣n phải lo xin tiền trợ cấp ứng trước khi họ nhận được tiền tử để làm những đám tang đó. Có lúc gặp phải những tên Việt Cộng nằm vùng th́ chúng tôi cũng phải chiến đấu với bọn chúng,” ông nhớ lại.

    Trong những ngày Tết Mậu Thân, tại thủ đô Sài G̣n rất náo loại, v́ xem như chiến tranh đă xảy ra tại thủ đô này. Khi Cộng Sản tràn vào thủ đô Sài G̣n th́ lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến có nhiệm vụ hợp tác với quân đội để tiêu diệt những tên nằm vùng và quân của Việt Cộng tấn công vào thủ đô, nên bên lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến cũng bị thương tích rất nhiều, và nhiệm vụ Pḥng 5 Tâm Lư Chiến của Cảnh Sát Dă Chiến cũng phải vào bệnh viện để làm những công tác thăm nom và ủy lạo các chiến sĩ Cảnh Sát Dă Chiến đang được chữa trị vết thương.


    Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài G̣n. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Ông Điệp kể: “Tôi c̣n nhớ rơ một sự kiện cũng trong biến cố Mậu Thân, nếu không nhờ đồng bào yểm trợ về việc điềm chỉ nơi đóng quân của Việt Cộng th́ đoàn cứu trợ của chúng tôi đă gặp khó khăn với Cộng Quân. Lúc đó, đoàn xe cứu trợ chúng tôi được lệnh của cấp chỉ huy là phải vào bệnh viện Chợ Rẫy để cứu trợ và xem t́nh h́nh các chiến sĩ Cảnh Sát Dă Chiến đă đụng độ với Cộng Quân nhiều nơi.”

    “Đoàn xe cứu trợ của tôi trương cờ hồng thập tự đi từ đường Trần Hoàng Quân để chạy đến bệnh viện Chợ Rẫy. Khi đến gần bệnh viện Chợ Rẫy th́ dân chúng gần đó chận xe của chúng tôi lại và cho biết Việt Cộng đă tràn vào bệnh viện Chợ Rẫy, đang tập trung rất nhiều tại Trại Ḥm Vạn Thọ gần bệnh viện Chợ Rẫy. V́ thế, đoàn xe chúng tôi phải ngừng lại và phải trở về ngay, nếu không th́ Việt Cộng sẽ tràn tới để tấn công chúng tôi. Trong trận Tết Mậu Thân, nhờ dân chúng điềm chỉ, nếu không th́ chúng tôi đă mất mạng trong mặt trận này rồi, v́ Việt Công bao vây khu này rất đông,” ông kể tiếp.

    Sau đó th́ lực lượng Biệt Động Quân và Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực VNCH đến tấn công “ổ” đóng quân của địch tại Trại Ḥm Vạn Thọ. “Ổ” Việt Cộng đóng quân nơi này bị tiêu diệt. Quân đội VNCH tiếp tục tấn công và giải vây được bệnh viện Chợ Rẫy, và Việt Cộng bị chết rất nhiều tại đây, v́ chúng không có đường nào để rút quân cả. Khi quân đội tiêu diệt được Việt Cộng tại bệnh viện Chợ Rẫy th́ đoàn ủy lạo của Cảnh Sát Dă Chiến tiếp tục lên đường đến nơi này để ủy lạo cho các thương binh Cảnh Sát Dă Chiến.

    Ông Điệp nhớ lại: “Sau khi địch quân bị Quân Lực VNCH tiêu diệt trong trận Mậu Thân tại thủ đô Sài G̣n th́ toán của chúng tôi phải làm việc cực lực để giải quyết nhiều vấn đề ủy lạo cho gia đ́nh thương binh, làm mai táng cho những chiến sĩ đă hy sinh, và làm thủ tục để cho gia đ́nh vợ con của họ nhận tiền tử.”

    “Lúc đó, bên Cảnh Sát Quốc Gia có quỹ đóng góp tương trợ cho những thân nhân của nhân viên cảnh sát đă hy sinh. Nếu khi có nhân viên cảnh sát nào đă hy sinh th́ tất cả những nhân viên c̣n lại đóng góp cho quỹ tương trợ mỗi người là 2 đồng, tiền Việt Nam thời đó. Số tiền của mỗi người đóng tuy ít, nhưng tổng cộng lực lượng Cảnh Sát tại đô thành lên đến mấy chục ngàn người, nên số tiền quỹ tương trợ cho những thân nhân của người quá cố nhận được rất nhiều,” ông cho hay.

    Đi ủy lạo nạn lụt miền Trung


    Sinh viên Sĩ Quan Cảnh Sát Phan Điệp (thứ tư, phải) tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia Sài G̣n năm 1967. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Cuối năm 1969, đoàn ủy lạo Pḥng 5 Cảnh Sát Dă Chiến được lệnh đi ủy lạo cho vụ băo lụt miền Trung của các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, và một số quận hạt tại Huế và Đà Nẵng cũng bị lũ lụt . Trận bảo lụt này rất khủng khiếp, v́ có nhiều nơi nước đă dâng lên đến đầu của dân chúng. V́ thế, có nhiều cư dân phải ngồi trên nóc nhà để chờ đoàn cứu hộ đến cứu giúp. Thật ra, công việc cứu trợ cho dân chúng không phải nhiệm vụ của Cảnh Sát Dă Chiến, nhưng v́ t́nh quân dân, nên đoàn ủy lạo cũng chia sẻ ít nhiều cho những dân nghèo trong hoàn cảnh bị lũ lụt.

    Lúc đó chức vụ của ông Phan Điệp là trưởng Pḥng 5 Cảnh Sát Dă Chiến, được Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát cử đi thăm những đại đội hoặc trung đội Cảnh Sát Dă Chiến đang đóng quân tại những vùng bị băo lụt, và cũng có nhiều đồn bót trong t́nh trạng bị ngập lụt.

    Ông Điệp kể: “V́ băo lụt nên phương tiện đường bộ đều bị ngập nước, đoàn của chúng tôi phải di chuyển bằng trực thăng, do các cơ quan của cố vấn Mỹ họ giúp ḿnh. Tôi c̣n nhớ ông cố vấn Mỹ của đơn vị chúng tôi là Đại Úy White. V́ trên đường đi ủy lạo lúc đó trời đang mưa gió, đoàn của chúng tôi đi chung với Đại Úy White và chở nhiều quà để ủy lạo. Có một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được là chúng tôi suưt chết trên đường đi ủy lạo bằng trực thăng. V́ lúc trên đường bay đến các đồn bót của Cảnh Sát Dă Chiến th́ không biết v́ lư do gió băo như thế nào mà hai chiếc trực thăng trên không xém phải chạm vào nhau, và đoàn của chúng tôi là một trong hai chiếc trực thăng này. Nhưng cũng may mắn là các phi công họ nhanh nhẹn ḷn lách được nên mới không gây tai nạn trên không.”

    Sau đó, đoàn của ủy lạo của ông Phan Điệp đă bay đến nhiều đồn bót của Cảnh Sát Dă Chiến tại miền Trung đang bị lũ lụt. (Lâm Hoài Thạch)
    Last edited by dtkcamau; 02-04-2020 at 01:42 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM

    Những ngày cuối tháng 3/1975
    Vơ Hương An





    Mọi người thường nói đến Tháng Tư, tôi chỉ nói đến Tháng Ba, bởi v́ tôi là cư dân Đà Nẵng. Đà Nẵng thất thủ ngày 29 Tháng Ba 1975. Bước qua Tháng Tư th́ tôi không c̣n chi để nói nữa, v́ tôi đă vô tù, khi Sàig̣n đang c̣n ăn ngon ngủ yên.


    Khoảng 10 giờ sáng ngày 28 Tháng Ba 1975, Cao Minh T., hải quân trung úy, thuộc văn pḥng chỉ huy trưởng căn cứ Hải Quân Đà Nẵng, lái xe đến nhà, nói với tôi:


    “Thưa thầy – chả là tôi là thầy cũ của T. hồi trung học – ông sếp của em biểu em qua thưa với thầy: sáng mai, cũng vào giờ này, thầy mang gia đ́nh qua căn cứ. Đến cổng trại Chi Lăng, thầy mượn điện thoại gọi cho em hoặc ông sếp của em, em sẽ ra đón thầy vô. Thầy nhớ chỉ mang đồ gọn nhẹ cho dễ di chuyển. Có thể tối mai ḿnh lên tàu.”



    T.về rồi, tôi nói cho bà xă biết để chuẩn bị lần cuối.


    Sếp của T. là Lê Kim L., hải quân trung tá, bạn cùng lớp, ngồi cùng bàn với tôi hồi trung học. Tôi làm việc ở Quận 1, bên này sông Hàn, c̣n trại Chi Lăng của L. nằm ở bán đảo Tiên Sa thuộc Quận 3. T. dùng chữ “qua” là hết trật. Tôi bắt tay T., cảm ơn cả hai thầy tṛ và hứa sẽ có mặt đúng giờ.


    Giữa Tháng Ba, khi Quảng Trị và Huế bắt đầu đỏ lửa, rút kinh nghiệm mùa Hè 72, đồng bào đă bắt đầu di tản vô Đà Nẵng, Có tin đồn ngày 21 hoặc 23 Tháng Ba quốc lộ 1 sẽ bị cắt, nên cường độ di tản càng tăng; người ta đi bằng mọi phương tiện, kể cả máy cày và xe ḅ. Chính tôi cũng phải vội vă đem xe ra Huế đón thầy tôi và gia đ́nh bên vợ vào ngay kẻo sợ kẹt đường như tin đồn. Trong một lần gặp nhau, L. nói với tôi, “Cái rờ moọc (remorque) của tau nặng, mà cái rờ moọc của mi cũng nặng. T́nh thế này nếu không đưa đại gia đ́nh vô Sàig̣n bằng máy bay được th́ phải tính tới tàu thủy. Có lẽ mi đem gia đ́nh qua tau để cùng đi.” Đó là lư do T. thay mặt ông thầy đến ước hẹn với tôi hôm ấy.



    Cuộc triệt thoái của quân đội VNCH và dân chúng ra khỏi Huế. Dân và quân, người theo xe, kẻ đi bộ, vượt đèo Hải Vân hướng về Đà Nẳng.





    Ảnh của cựu phóng viên ABC, Trần Khiêm



    Bấy giờ Đà Nẵng như trong cơn hấp hối, không biết mất lúc nào. Thành phố tràn ngập người tị nạn từ Quảng Trị và Huế vào và từ Quảng Nam, Quảng Tín ra, chưa kể các đơn vị quân đội hàng vạn người từ các nơi thuộc vùng I rút về bố trí ṿng trong ṿng ngoài Đà Nẵng. Tất cả các trường học đều đóng cửa làm nơi tạm trú cho đồng bào tị nạn. Ngay cái sở tôi làm việc cũng phải tạm ngưng hoạt động – bởi từ trên xuống dưới không ai c̣n bụng dạ đâu để làm việc để tiếp nhận thân nhân, bạn bè, đến t́m nơi tạm trú; trong đó, nội đại gia đ́nh hai bên của vợ chồng tôi đă không dưới hai chục người. Sếp lớn đang ở Sàig̣n, hai “sếp nhỏ” là Tr., Chánh sự vụ, và tôi, lo điều động sắp xếp sao cho mọi người tạm ổn trước khi đi bước kế tiếp. Tối đến, trên nền tầng dưới của cái pḥng làm việc rộng lớn, các gia đ́nh trải chiếu nằm la liệt. Tôi điện thoại vào Sàig̣n, báo cáo t́nh h́nh với sếp, được sếp hứa là ngoài đó anh em yên tâm, sẽ có máy bay ra đón. Chờ đến ngày 27 Tháng Ba cũng chẳng thấy chi, mà ví dầu có máy bay chăng nữa cũng không dễ chi kéo bầu đoàn mấy chục người lên tàu một cách an toàn. Sau ngày 27 Tháng Ba th́ không c̣n liên lạc được với Sàig̣n nữa.



    Hàng ngày, toàn những tin xấu đưa tới. Huế chính thức thất thủ ngày 26 Tháng Ba, nhưng trước đó, quả thật đường đèo Hải Vân đă đă bị cắt như lời đồn. Nhiều mẩu chuyện thương tâm và khủng khiếp trên băi Thuận An được những người vượt thoát và sống sót kể lại. Phi trường Đà Nẵng bị pháo kích. Người ta chen chúc giành giật nhau lên máy bay, có người liều lĩnh một cách tuyệt vọng bằng cách bám vào càng bánh xe máy bay và rơi xuống vịnh Đà Nẵng như trái mít, hoặc bị chẹt chết trong hầm bánh xe. Trên bến sông Hàn, người ta chen nhau lên tàu. Chiếc tàu Trường Xuân (hay Trường Thành? Trường Sơn? Lâu ngày quên mất, chỉ c̣n nhớ được chữ Trường!) tiếp nhận một số lượng khách quá tải và khách phân bố vô trật tự làm con tàu nghiêng về một bên và nằm ́ ở bến mấy ngày, không biết về sau có nhổ neo được không. Trong mấy ngày chộn rộn cuối tháng Ba năm đó, có lần tôi tới nhà người bạn, Lâm thành B., thấy bà vợ đang ngồi chăm chỉ đạp máy may. Hỏi, “Giờ này mà c̣n ngồi may ǵ nữa?” Vợ B. giải thích: “May cái địu để cho anh B. đeo thằng cu Bi trước bụng, rảnh hai tay mà leo thang dây lên tàu. Anh không nghe nhiều người bồng con níu thang dây lên tàu, bị người ta lấn, con rớt xuống biển chết trước mắt mà không cứu được hay răng?” Nghe nói thế, tôi sực nhớ thằng con trai non ba tuổi và bà vợ đang mang cái bầu lùm lùm bốn tháng, bèn trở về nhà bảo vợ may gấp cái địu theo kiểu cách của vợ B. Tôi nói, “Ḿnh phải bắt chước vợ chồng B. để anh c̣n rảnh hai tay mà dắt con Ni, con Na (hai đứa con gái), để cho em rảnh tay với cái bụng bầu mà chạy.”



    Xế chiều 28 Tháng Ba, một người quen thân đến thăm, nói chuyện t́nh h́nh với tôi và khuyên hăy yên tâm ở lại, chính quyền mới sẽ khoan hồng, có giải pháp ḥa giải, đừng di tản, nguy hiểm. Tôi biết anh ta có liên hệ mật thiết với tay dân biểu Cộng sản nằm vùng Phan Xuân Huy và cái gọi là “Lực lượng ḥa hợp ḥa giải dân tộc” theo đóm ăn tàn, nên chỉ trả lời vắn tắt, “Cảm ơn anh, nhưng nhất định tôi sẽ đi.” Trời tối mịt, vừa cơm xong th́ người giúp việc nói có người hỏi tôi ngoài ngơ. Té ra Nguyễn Văn Ch., thông dịch viên của O’ Rork, cố vấn hành chánh QK1 mà tôi có mối giao t́nh với cả hai thầy tṛ. O’ Rork ở trong Camp Alamos, đầu đường Đống Đa. Nơi này, cũng như nhiều cơ sở khác của người Mỹ, đều bỏ trống hoàn toàn, làm mồi cho các vụ hôi của. Tôi ngạc nhiên, “Ủa, tôi tưởng O’ Rork phải mang anh theo rồi chứ?” Ch. buồn rầu lắc đầu, cho biết bị kẹt. Ch. rủ tôi chung tiền, mỗi người khoảng 100,000 ngàn, thuê “gọ” (ghe) chở gia đ́nh ra ngoài vịnh Đà Nẵng, sẽ có tàu đón. Nhà Ch. ở khu Tam Ṭa, gần biển, chuyện thuê “gọ” không khó, chỉ kẹt là không đủ tiền. Tôi thấy giải pháp có vẻ phiêu lưu, v́ nếu không có tàu nào sẵn ḷng vớt th́ làm sao? Vả chăng, đă ước hẹn với L. bằng con đường an toàn cho một đại gia đ́nh 20 người, nay sao lại chọn con đường khó đi? Ch. rất buồn khi nghe tôi không hưởng ứng, bởi v́ Ch. nghĩ rằng tôi là chỗ đáng tin cậy nhất để chung vụ. Không biết bây giờ anh ở đâu, anh Ch.?



    Trong ngày 28 Tháng Ba, t́nh trạng hỗn loạn ở Đà Nẵng gia tăng một cách đáng ngại, như hôi của những nhà vắng chủ, nhất là nhà của Mỹ kiều. Bước ra đường, mạng người thật mong manh. Cướp giật và nổ súng vô tội vạ. T́nh trạng gần như không có chính quyền nữa. Dân chúng hoang mang và lo sợ tột độ. Tôi gọi những chỗ bạn bè quen biết để hỏi tin tức nhưng không có ai trả lời. Khoảng sáu giờ chiều, mở radio, nghe đài Phát thanh Đà Nẵng phát đi bản tin nói rằng Trung Tá Nguyễn Kim Tuấn (nhà văn Duy Lam) được cử làm thị trưởng Đà Nẵng, Chuẩn tướng Điềm được cử làm quân trấn trưởng với nhiệm vụ ổn định an ninh trật tự thành phố. Trong ḷng cảm thấy có chút an tâm v́ thấy anh Duy Lam c̣n ở lại, nhưng gọi đi nhiều nơi để thử kiểm chứng nguồn tin th́ như đá ch́m đáy nước. Lệnh giới nghiêm ban hành, đường sá dần dần vắng vẻ.





    24/3/1975 – Dân chúng di tản khỏi Đà Nẵng



    Đối diện sở tôi làm việc là Quân Trấn Đà Nẵng. Tôi thường trông chừng hoạt động bên đó để đoán định t́nh h́nh. Đèn vẫn sáng, lính vẫn c̣n canh gác, vẫn có người vô ra. Trong sân vẫn có xe M113 tăng cường. Đêm đó, đang ngủ, tự nhiên tôi thức giấc v́ những tiếng động khác thường. Nh́n đồng hồ: non một giờ sáng, đă bước qua ngày 29 Tháng Ba. Ngoài đường người đi lại nườm nượp, xuôi ḍng về hướng Cổ Viện Chàm, có lẽ người ta đang t́m về cảng sông Hàn hoặc t́m đường qua Quận 3. Chạy ra cửa sổ, nh́n sang Quân Trấn, hai chiếc thiết vận xa đang nổ máy ầm ĩ và chuyển bánh. Các xe GMC 10 bánh và xe Dodge 4 cũng đang nổ máy, vợ con lính gọi nhau ơi ới, hối thúc lên xe. Tất cả những dấu hiệu khác thường đó cho tôi hiểu là ong vỡ tổ rồi. Tôi thức cả đại gia đ́nh dậy, ai lo tư trang nấy, như đă sắp đặt từ trước, ôm ra xe. Trong sở có hai chiếc xe lớn, thuộc loại SUV ngày nay, là chiếc Ford Bronco và Ford Scout, và một chiếc du lịch hiệu Toyota Crown của sếp. Tôi lấy chiếc Bronco, để chiếc Scout cho gia đ́nh Tr. C̣n chiếc Toyota th́ tay Đàn, cận vệ của sếp thừa hưởng. Bởi ngoài ba người chúng tôi ra th́ trong sở không có ai biết lái xe nữa mà giành. Tất cả anh em trong cư xá thấy tôi chuẩn bị chạy, cũng hối hả theo, mỗi người tự kiếm lấy phương tiện. Tôi giao cho cô em út chiếc Honda dame, và cô em vợ chiếc Yamaha dame, bảo, “Cô và d́ cứ bám theo xe anh mà đi.” Vợ chồng cô em áp út th́ đi theo xe của anh ruột chú ấy. Riêng chiếc Bronco nhét đến 16 người, gồm gia đ́nh tôi 7 người và gia đ́nh ông bà nhạc 9 người. Hẳn là hăng Ford không bao giờ nghĩ rằng chiếc Bronco của họ có thể chở đến chừng đó con người ta, trong đó, già nhất là bà ngoại vợ, 81 tuổi và bé nhất là thằng con trai ba tuổi của tôi! Tôi chống cửa sau lên, buộc thêm dây thật chắc làm tay vịn, và lật tấm bửng phía sau, bảo những người trẻ ngồi xây mặt ra sau, nắm lấy dây cho chặt, và cứ thế mà lên đường.



    Người ta đi như trẩy hội, đó là người tị nạn trong các điểm tạm trú. Họ không có phương tiện ǵ khác ngoài đôi chân, thấy người ta đi th́ ḿnh ở không đành, và tôi nghĩ rằng có lẽ họ cũng không biết đi đâu. Chỉ trừ con nít, c̣n ai cũng mang, vác, hay xách một túi hành trang nào đó. Có những cái xách quá nặng, th́ hai người cùng khiêng. Nh́n xuống phía bờ sông, trụ sở của cơ quan CORP đang bốc cháy rực trời. Không biết ai phóng hỏa. Chỗ này sau năm 1975, trở thành “Nhà chứng tích tội ác đế quốc Mỹ.” Tôi lái xe theo đường Độc lập để qua cầu Tŕnh Minh Thế, t́m đường đến trại Chi Lăng của L. với hy vọng sẽ được đáp tàu xuôi Nam một cách an toàn. Càng ngược lên phía Tiên Sa th́ tốc độ càng chậm, v́ đường chật ních xe cộ và người ta. Tới gần Ngă Ba Sơn Chà, lại xuất hiện đoàn người ngược ḍng, có vẻ như là tháo lui. Hỏi ra, là v́ họ không t́m thấy tàu bè ǵ cả. Từ ngă ba này đi vào là căn cứ quân sự, ngày thường, có đến hai trạm gác, không dễ chi vào, nếu không có phép, vậy mà nay tôi lái xe đi ngon ơ, trong bụng đâm nghi. Đến cổng trại Chi Lăng, cổng mở toang như đời thái b́nh, chẳng bóng dáng lính tráng chi cả. Tôi đậu xe bên đường, bảo mọi người ngồi trên xe chờ để tôi vào nhà xem thử ra sao. Vừa tính bước đi th́ ba tôi (ông nhạc tôi) vỗ vai nói, “Khoan đă, con nên quay đầu xe trước cho sẵn sàng, để khi cần rút lui th́ ḿnh khỏi mất th́ giờ, lúng túng.” Đến bây giờ, nhớ lại giây phút đó, tôi vẫn phục ông già vợ thật là b́nh tĩnh và sáng suốt. Tôi đi thẳng vào nhà riêng của L. th́ thấy có miếng giấy nhỏ dán ở cánh cửa, cáo lỗi đă không thể chờ đợi được như đă hẹn. Có lẽ L. không phải chỉ hẹn một ḿnh tôi, và cái thư ngỏ vắn tắt kia cũng không nhằm chỉ gởi cho tôi. Sau này, khi gặp lại nhau trên đất Mỹ, tôi biết L. đă vào được Sàig̣n, nhưng không thể đi xa hơn, để chịu số phận xuất ngoại bằng con tàu HO sau khi đă trả giá. Tôi ra xe, nói với ba tôi, “Thằng bạn của con, nó đi rồi. Bây giờ Ba ở đây, để con đi quanh quanh xem có tàu bè ǵ không.”



    Tôi kéo theo chú em rể, vừa đi được một quăng ngắn th́ đạn pháo chớp nổ bốn bề. Tôi chạy ngược về phía xe đậu, vừa chạy vừa la, “VC pháo kích, xuống xe, nằm xuống! nằm xuống!” Đạn nổ ùng oành bốn phía. Tất cả mọi người đều xuống xe và nằm úp mặt xuống lề đường, chỉ trừ bà ngọai và thầy tôi (cha tôi), lúc đó đă 77 tuổi. Cả hai người già ngồi xuống sàn xe, ôm đầu chịu trận. Cũng may không ai hề hấn ǵ. Khi đợt pháo kích tạm ngưng, tôi hô mọi người lên xe và quyết định quay về. Hai chiếc xe gắn máy bỏ lại bên đường. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời, tôi phóng xe liều lĩnh như mấy tay lái xe bạt mạng, lạng lách đủ kiểu để cướp đường, tránh mau ra khỏi vùng pháo kích.



    Không biết chạy được bao lâu, ba tôi ngồi bên cạnh nói, “Tạm yên rồi, con.” Tôi giảm ga, tấp xe vào bên lề, ông chỉ tay về hướng cũ, nơi vẫn c̣n thấy ánh chớp và nghe tiếng nổ, nói, “Ở đó c̣n bị pháo, thiệt ḿnh may mắn quá.”



    Nh́n quanh, bây giờ là ḍng nước chảy xuôi, nghĩa là người ta không kéo lên hướng Tiên Sa nữa, mà quay trở về. Tôi có cảm tưởng mọi người như đang đi trong một cơn mộng du, trong đó có tôi… Nghỉ một lát, lấy lại b́nh tĩnh, tôi lên xe, tiếp tục đường về. Qua khỏi Ngă ba Sơn Chà th́ xe phải chạy số 1, nhích từng bước, như xe đám ma, v́ xe cộ và người ta chen chật mặt đường.



    Có những lúc xe chạy chậm quá, ngồi trên xe ngột ngạt, mấy cô em vợ và bà xă tôi xuống xe đi bộ, nghe thoải mái hơn, bởi nhiều người cũng làm thế. Hai người lớn tuổi nhất trên xe là bà ngọai vợ và thầy tôi. Ông cụ bị cao huyết áp. V́ vậy, cứ một lúc, tôi phải xem chừng và hỏi thăm sức khỏe. Đến lúc thấy câu trả lời của ông cụ có vẻ yếu ớt và sắc mặt đỏ hồng, tôi biết là không xong và giận ḿnh quên không chuẩn bị thuốc hạ huyết áp.



    Chỉ c̣n chừng năm chục thước nữa là qua khỏi cầu mới – chiếc cầu song song với cầu Tŕnh Minh Thế, do công binh Mỹ xây, th́ xe tắt máy. Tưởng là hết xăng, té ra không phải, overheat! Khói tỏa ra ở đầu máy khét lẹt. Tôi hô mấy cô em vợ và hai người giúp việc xuống đẩy xe để cho tôi lái qua khỏi cầu. Ở chân cầu bên phải là băi ủi của tàu LST, vô số lính TQLC chạy tới chạy lui, và không biết xăng ở đâu mà đổ lênh láng ra thấu ngoài đường! Thật là phép lạ, không có ai hút thuốc.



    Vừa quẹo phải đường Triệu Nữ Vương một đoạn ngắn th́ chiếc xe chịu chết. Một cây cột điện bị xe ủi sập (?)nằm chắn ngang đường, y như một cây cản bằng bê tông. Lề đường sát ngay hàng rào nhà người ta, không nhúc nhích vào đâu được. Đang phân vân tính kế th́ một đoàn người và xe của TQLC ào ào đi tới. Thấy chiếc xe tôi cản đường, nhiều tiếng chửi thề vang lên. Có ông nào đó nóng nảy la lên, “bắn mẹ nó đi, mà đi.” Tôi nói, “Mấy anh bắn tôi th́ có được ích chi. Chi bằng mỗi anh xúm vô một tay, nhấc bổng cái xe tôi qua khỏi cây cột điện, tôi tấp vào lề là mấy anh có đường đi ngay.” Có tiếng hô, “Phải đó, dô tụi bây!” Lập tức, chiếc Bronco của tôi được đưa qua khỏi cái cột điện như có phép Tề Thiên. Đang đứng chùi mồ hôi trán, tính kế làm sao về đến nhà kịp thời để cứu ông cụ đây, th́ chợt thấy cách chừng hai chục thước, có người đang loay hoay bên một chiếc Dodge 4 đang đậu trong sân. Tôi chạy vội đến làm quen:

    “Anh ơi, anh sắp sửa đi đâu phải không?”


    Phải, tôi sắp đưa gia đ́nh về lại nhà ở Thạch Thang. Chạy không được th́ về nhà, tính sau, chứ đi thế này nguy hiểm lắm, vợ con đùm đề. Tôi vừa ghé vô đây để xin nước đổ xe th́ cây cột điện bị xe M113 ủi sập, may quá.


    “Tôi cũng như anh, chạy không được phải về, nhưng giờ xe bị cháy máy. Thuận đường về, anh kéo giúp cho xe tôi đến trước Quân Trấn được không?”

    “Được được, chuyện dễ mà, nhưng tôi không có dây kéo.”

    “Để tôi đi kiếm.”


    Nói thế chứ cũng không biết kiếm đâu. Vừa may, chợt thấy bên kia đường một cái dù, loại dù thả tiếp liệu, đang nằm vắt nửa trên vỉa hè, nửa dưới lề đường. Chạy băng qua đường, rút con dao xếp ba lưỡi bén ngót trong túi ra, tôi cắt ngay một sợi dây đai mang về. Cũng may là tôi thủ sẵn con dao để pḥng lúc cần dùng khi chạy loạn nên mới có cái để mà cắt loại dây này, chứ lấy răng mà cắn cũng không dễ chi đứt sợi dây dù, huống là loại dây đai to bản. Vừa chạy băng qua đường tôi vừa la:


    “Có dây rồi!”

    “Đâu? đâu? A, được đó. Xe anh ở đâu?”

    “Nằm chết kia ḱa. Anh làm ơn de xe anh lui gần xe tôi th́ mới cột dây được.”



    Xe chạy đến gần Cổ Viện Chàm th́ phải nép bên đường bởi ở phía đường Độc Lập có bốn năm chiếc xe cắm cờ xanh đỏ của “MTGPMN” và cờ đỏ sao vàng, chất đầy thanh niên nam nữ, đang ào ào chạy tới, với tiếng loa oang oang. Lắng nghe, th́ biết đây là thành phần “nhân dân khởi nghĩa,” họ đang kêu gọi dân chúng treo cờ “Mặt trận” để đón “bộ đội giải phóng” và yêu cầu “ngụy quân” buông súng, đem súng nạp cho “cách mạng.” Toàn cả chữ nghe lạ tai. Một người bên đường tỏ ra thông thạo, “Họ về tới Đ̣ Xu rồi, mấy xe đó đi đón bộ đội giải phóng đó.” Khi quyết định trở về và chấp nhận mọi hậu quả của nó, tôi thấy ḷng b́nh tĩnh lạ thường, nên khi thấy, nghe những điều như thế, tôi chẳng thấy xúc động chút nào, xem như việc phải thế. H́nh như tâm lư đang ở trạng thái băo ḥa; có lẽ khi cái động đă lên đến cùng cực th́ biến thành cái tĩnh.



    Mười phút sau th́ xe về đến nhà. Bấy giờ mới kịp nh́n kỹ ân nhân: một trung sĩ, trạc tuổi tôi. Tôi hỏi tên và hỏi nhà để sau này tới thăm cảm ơn, nhưng anh ta xua tay, “Giúp chút chút vậy thôi, có ǵ đâu mà anh cảm ơn,” rồi cười, lên xe phóng đi mất. Ông cụ tôi gần như bất tỉnh, chỉ c̣n thở thoi thóp, hỏi không nói, gọi không trả lời. Trong cư xá, anh em nhân viên chạy không được cũng lục tục trở về trước cả tôi nữa… Hai ba người chạy ra giúp tôi đưa ông cụ vào nhà. Vừa may Bác Sĩ Tôn Thất S., y sĩ của Liên Đoàn 8 CB, vốn là bạn mà cũng là hàng xóm gần gũi, chạy không lọt cũng vừa về tới nơi. Ông cụ tôi đă được cấp cứu kịp thời. Tính ra, chúng tôi đă mất 11 tiếng đồng hồ để đi từ ngă tư Độc Lập/Thống Nhất qua đến Tiên Sa rồi trở về, một lộ tŕnh chỉ dài chừng 20km đi về, mà nghe thăm thẳm âu lo và kinh hoàng.



    Thấy ông cụ nằm ngủ b́nh yên, và trong nhà, nam phụ lăo ấu tuy mệt nhưng an toàn, tôi tôi khoan khoái đốt một điếu thuốc ngồi thở khói, ḷng thanh thản lạ thường, không cần biết cái ǵ sẽ đến với ḿnh, với gia đ́nh ḿnh, có thể lát nữa đây hay ngày mai. Cửa mở, anh Thôi, người tài xế của sở, có nhà ở Thanh Khê, vào nhà, hốt hoảng nói với tôi, “Họ vô tới Thanh Khê rồi, tui lấy xe đạp vô đây coi ông đă đi được chưa. Giờ ông tính sao?” Tôi cười, “Tính rồi mà không được nên mới ngồi đây chớ. Thôi, từ giờ trở đi hết ông rồi, đừng kêu ông nữa nghe. Anh mà c̣n kêu ông là anh hại tôi đó!” Anh Thôi nhăn mặt, “Ông nói chi tội tui rứa!” Xin lỗi anh Thôi, cuốn sách đời của chúng ta dày hay mỏng, có khi hay hoặc có khi dở, tùy phận người, và dù muốn dù không, có lúc chúng ta cũng phải dở qua trang khác.




    Vơ Hương An

    Cựu Tù Nhân Chính Trị Quảng Nam – Đà Nẵng

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Đà Nẵng những ngày cuối cùng
    Pháo Thủ Phạm Thành Nhân





    Sau khi toàn bộ các đơn vị cuả Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến được lệnh rút khỏi Quảng Trị th́ tại Đà Nẵng t́nh h́nh trở nên căng thẳng, dân chúng bắt đầu nhốn nháo, những chiếc xe đủ loại chất đầy người xuôi về Nam rời bỏ thành phố và thành phố trở nên hỗn loạn cảnh tượng không khác ǵ vào những ngày đầu tháng Tư năm 1972 tại Quảng Trị.


    Pháo đội đóng tại Đại Lộc và theo lệnh cuả đại uư Pháo Đội Trưởng, Thiếu Uư Dương Xuân Cầu trung đội trưởng dẫn một trung đội và hai khẩu đại bác 105 ly đến đóng vị trí cũng thuộc quận lỵ Đại Lộc nhưng gần con đường để đi lên Thường Đức, nơi đă xẩy ra trận đánh đẫm máu giữa Tiểu Đoàn1 Nhẩy Dù và quân cộng sản Bắc Việt tại ngọn đồi 0162.






    Vấn đề tác xạ yểm trợ cho các đơn vị bạn rất hạn chế, một quả đạn đại bác được bắn đi phải có lệnh theo từng hệ thống chỉ huy cho nên đó là điều bất lợi cho quân bạn khi bị địch quân tấn công. Hàng ngày, với nhiệm vụ cuả một trung đội phó, tôi kiểm soát các loại đạn pḥng thủ cuả 2 khẩu đội như: đạn chiếu sáng, đạn chống biển người(c̣n gọi là tổ ong), đạn khói, và một số đạn với đầu nổ chạm để sẵn sàng yểm trợ cho quân bạn.


    Cho đến chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, trong lúc nhận lệnh cuả Thiếu uư trung đội trưởng, đi kiểm soát lại các vọng gác trước khi trời tối, tôi thấy một toán quân bạn từ trong núi di chuyển ngang qua trung đội, tôi vội chận một người lính lại để hỏi:


    - Các anh đi đâu vào lúc trời tối như thế này?


    Người lính tác chiến trả lời:


    - Tụi tôi được lệnh di chuyển về thành phố Đà Nẵng.


    Tôi vội chạy vào căn lều cuả Thiếu uư Cầu la lớn:


    - Anh Cầu ơi! Anh em tác chiến họ rút đi rồi, bây giờ chỉ c̣n trung đội cuả ḿnh nằm ở đây thôi.


    Thiếu uư Cầu hỏi lại tôi:


    - Mày có chắc là họ rút đi hết không?


    Nói xong Thiếu Uư Cầu gọi máy về pháo đội và được lệnh cuả đại uư pháo đội trưởng là trung đội chuẩn bị sẵn sàng di chuyển khi có lệnh.


    Đến khuya th́ trung đội mới được lệnh xếp càng súng móc vào chiếc Cargo 4 tấn và cuối cùng th́ tôi nói với hai người khẩu trưởng tháo máy nhắm và chuẩn bị lên đường.


    Lần đầu tiên trong đời pháo thủ cuả tôi, một trung đội với hai khẩu đại bác 105 ly di chuyển giữa đêm khuya mà không có một đơn vị tác chiến nào bảo vệ pháo binh. Thiếu Uư Cầu ngồi xe trước dẫn đường và tôi ngồi xe sau, tất cả pháo thủ trên hai chiếc xe được lệnh súng cá nhân chiă ra hai bên đường.
    Đoàn xe mở đèn mắt mèo đi trong đêm tối và về đến phi trường Đà Nẵng lúc 2 giờ sáng trong lúc phi trường đang bị cộng quân pháo kích, từng loạt các phi cơ đủ loại cuả không quân cất cánh cho đến khi trời vừa hừng sáng. Trung đội được lệnh di chuyển xuống băi biển Non Nước để sát nhập chung cùng pháo đội và sẽ có tầu cuả Hải Quân vào đón.


    Băi biển Non Nước buổi sáng sương mù dầy đặc biển động mạnh, xa xa trong lớp sương mù thấp thoáng bóng dáng cuả những chiến hạm,trên mặt biển những xác người cộng với những chiếc phao bằng vỏ xe trôi bồng bềnh theo cơn sóng bạc đầu tắp vào bờ rồi cũng theo con sóng đó trôi ra biển khơi.


    Băi biển đông nghẹt người kể cả thường dân cũng như một số quân nhân cuả các binh chủng khác. Cảnh hỗn loạn và kinh hoàng xẩy ra khi một chiến hạm đang tiến vào bờ, mọi người chạy xuống nước để dành nhau lên tầu th́ nhiều loạt súng nổ vào đám người, thủ phạm là một nhóm quân nhân vô kỷ luật và một số quân phạm thoát ra được từ quân lao Đà Nẵng, chúng bắn xối xả để ngăn chận đám người đang lội xuống nước để dành lên tầu. Trung Sĩ Nguyễn Duy Hinh thuộc pháo đội P tân lập cuả pháo binh Thuỷ Quân Lục Chiến đang đứng trên băi biển bất ngờ bị một chiếc thiết vận xa M113 chạy điên cuồng đâm vào đám đông, Trung Sĩ Hinh bị cán nát đùi phải, nằm giăy giụa một lúc rồi bất động. Cách đó không xa, Trung Úư Nguyễn Văn Hoà thuộc pháo đội I Tiểu Đoàn 3 Nỏ Thần Pháo Binh Thuỷ Quân Lục Chiến ôm xác người em gái bị trúng đạn cuả bọn quân nhân vô kỷ luật bắn bừa băi để chúng dành nhau bơi ra tầu. Trong khi mọi người vội vă bơi ra biển, có một bóng người nghiêng nghiêng đổ dưới ánh nắng mặt trời trên tay bồng xác người em gái tóc xoă tung bay trong cơn gió lộng, anh lững thững đi ngược về thành phố Đà Nẵng.
    Mọi người bắt đầu bơi ra tầu, Thiếu Uư Cầu đứng chần chừ một lát rồi nói với tôi:
    - Nhân ơí! tao không biết bơi.


    - Sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến mà không biết bơi chán anh quá!


    Tôi trả lời Thiếu Uư Cầu rồi quay lại nói với hai người lính:


    - Thằng Văn và Ṭng, hai đứa tụi bay kè thiếu uư trung đội trưởng bơi ra tầu.


    Con sóng dữ cuả ngày biển động nhiều lúc lại đẩy ngược tôi vào bờ, cho đến khi bơi gần đến con tầu th́ tôi đuối sức và ch́m xuống, chung quanh nước đen ng̣m, tôi đang vùng vẫy th́ bỗng tay chạm vào một sợi dây thừng, tôi nắm lấy và giựt mạnh và thấy thân thể ḿnh nhẹ bổng và từ từ được kéo lên mặt nước, mấy người thuỷ thủ cuả chiến hạm kéo tôi lên bửng tầu nằm thở dốc, sau này tôi được một thuỷ thủ kể lại rằng khi thấy một người lính Thuỷ Quân Lục Chiến đang ch́m xuống, anh và một thuỷ thủ nưă đă quăng sợi dây thừng xuống để cứu tôi.


    Xin cám ơn người lính thuỷ đă cứu tôi thoát chết để đến ngày hôm nay tôi c̣n ngồi đây về viết những ḍng chữ này cũng như xin cám ơn vị hạm trưởng và tất cả thuỷ thủ đoàn cuả Hải Vận Hạm Lam Giang HQ402 đă cứu vớt các chiến hữu cũng như đồng đội cuả tôi trong hoàn cảnh đầy nguy hiểm và khó khăn cuả ngày 29 tháng 3 năm 1975. Một lời cám ơn chân thành nhất sau 40 năm dù là muộn màng.


    Đến khoảng nưả đêm th́ tất cả mọi người trên chiếc HQ402 được lệnh chuyển qua một chiến hạm lớn (h́nh như là HQ5), mọi người được lệnh bỏ lại vũ khí cá nhân trên sàn tầu và theo ánh đèn pha chiếu thẳng từ chiến hạm HQ5 leo thang lưới được thả ngang hông tầu và leo sang và đến hôm sau th́ đổ chúng tôi xuống quân cảng Cam Ranh.


    Ngày hôm sau trung đội lại được lệnh lên trấn đóng một ngọn đồi gần bờ biển, không thể tưởng tượng được là một ông sĩ quan trung đội trưởng không một khầu súng, dù là súng colt và một trung đội lính cũng không một khẩu súng cá nhân không một trái lựu đạn dẫn nhau lên núi đóng quân. Thiếu uư Cầu lầm bầm chửi thề:


    - Đéo mẹ bố tiên sư, không súng ống lên đây làm cái ǵ? Việt Cộng nó mà tấn công th́ chết cả đám, bố khỉ.


    Tôi cười cười chọc:


    - Th́ cắt trái lựu đạn da cơ hữu ra quăng vào mặt nó.


    Đám lính cười ồ lên, Thiếu Uư Cầu trừng mắt nh́n tôi trả đuă:


    - Mày cắt trước làm gương đi.


    Trời đă tối hẳn, hai anh em trải tấm poncho nằm cạnh bên nhau, kể lại cho nhau nghe về đời quân ngũ, 7 năm làm lính, 7 năm cầm súng đánh giặc vào sinh ra tử, đi khắp bốn vùng chiến thuật, từ làng mạc xa xôi hẻo lánh đến những vùng śnh lầy và trên những đỉnh núi cao cuả dăy Trường Sơn, miền địa đầu giới tuyến, Khe Sanh, Cam Lộ, Gio Linh, Ái Tử v.v... rồi đến trận chiến Cổ Thành Quảng Trị, không bao giờ có thể ngờ rằng ngày hôm nay, đêm nay nằm đây, không một khẩu súng trong tay trong khi chiến tranh chưa kết thúc.


    Một buổi trưa hè trên một ngọn đồi cuả vịnh Cam Ranh ánh nắng lấp lánh chiếu qua cành lá, viên thiếu uư trẻ nói với người trung đội phó cuả ḿnh về một cuộc chiến đang tàn...


    Đă 44 năm trôi qua, bốn mươi bốn lần cuả Tháng Ba, không phải chỉ có một lữ đoàn cuả binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến bị gẫy súng mà là một sự đỗ vỡ toàn diện để đưa một đất nước đă ṛng ră chiến đấu trong hơn hai mươi năm với những trận đánh kiêu hùng cuả người lính Việt Nam Cộng Hoà để rồi chấm dứt trong nỗi uất hận, tức tưởi!


    Có những câu chuyện được nghe kể lại rồi sẽ quên đi, nhưng có chứng kiến tận mắt những cảnh tượng đau thương, oan nghiệt chắc chắn sẽ không bao giờ quên!


    Người Hạ sĩ quan xấu số năm xưa thân xác đă chôn vùi trong cát cuả băi biển Non Nước hay đă cuốn theo con sóng ra ngoài biển khơi ngh́n trùng trôi đi và trôi măi.


    Người Sĩ quan bồng xác người em gái có c̣n ở lại thành phố cũ hay đă trôi theo ḍng đời lưu lạc phương nào?!


    Tháng Ba trời buồn, gió cao!





    Pháo thủ Phạm Thành Nhân
    Last edited by dtkcamau; 02-04-2020 at 01:43 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Ngày Quân Đoàn I "tan hàng"
    Trần Lư

    P1






    Trên đây là những tựa đề của một số bài viết về sự tan ră của Quân Đoàn I trong những ngày cuối tháng Ba năm 1975.


    Phạm vi của bài này xin chỉ giới hạn trong những ngày cuối cùng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và bộ máy hành chánh VNCH tại Đà Nẵng qua những tài liệu trong các tập sách, các bài chuyên khảo, hồi kư Việt-Mỹ viết về chiến Tranh VN. Một số chi tiết được cung cấp qua các buổi mạn đàm của Tác giả và Trung Tá Nguyễn Phú Đức, Chánh Văn Pḥng của Tướng Ngô Quang Trưởng.


    'Saigon, Nam Việt Nam, Chủ Nhật 30 tháng Ba: Một phát ngôn viên của Chính Phủ Sàig̣n cho biết là ngày hôm nay, các liên lạc vô tuyến giữa Saigon và Đà Nẵng, đang bị bao vây, đă bị gián đoạn. và đây là dấu hiệu cho thấy Đà Nẵng đă thất thủ' (Malcolm Brown, The NewYork Times, March 30.1975).


    Kư giả Brown cho biết thêm: 'Một nguồn tin đáng tin cậy ở cấp cao hơn cho biết vẫn c̣n có liên lạc vô tuyến giữa Trung ương vả những quan sát viên VN từ một chiến hạm ngoài khơi Đà Nẵng ; tuy nhiên đây rơ rệt là Chính Phủ Saigon đă mất Đà Nẵng'.


    Đài BBC Luân Đôn, ngay tối 29 tháng 3 năm 1975 đă loan báo Đà Nẵng thất thủ với 100 ngàn quân bị bắt làm tù binh.


    Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, trong 'Can Trường Trong Chiến Bại' viết: ' Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 29, Tướng Trưởng, khoác áo phao, cùng Đại Tá Trí, Phó TL TQLC bơi ra biển, được Chiến Hạm HQ 401 vớt. Khi khoác áo phao, Tướng Trưởng thốt ra một câu: 'Coi như đây là một cuộc tự thoát !'.


    Các vị chỉ huy cao cấp nhất tại Quân Đoàn I (khi ră hàng):

    Tư Lệnh Quân Đoàn I: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

    Tư Lệnh Phó / Hành qQuân: Tr/ Tướng Lâm Quang Thi

    Tư Lệnh Phó/ Lănh Thổ: Thiếu Tướng Huỳnh văn Lạc

    Tham Mưu Trưởng: Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng

    Chỉ huy Trưởng Pháo binh: Đại Tá Phạm Kim Chung

    Trưởng Pḥng 2 Q/Đ: Đ/ Tá Nguyễn văn Phô

    Pḥng 3: Đ/ Tá Lê Bá Khiếu


    Tư Lệnh và Phó Tư Lệnh các Sư Đoàn:

    - SĐ 1 BB: Chuẩn Tướng Nguyễn văn Điềm / Đ/Tá Trương Tấn Thục

    - SĐ 2 BB: Ch/Tướng Trần văn Nhựt / Đ/Tá Hoàng Tích Thông

    - SĐ 3 BB: Ch/Tướng Nguyễn Duy Hinh / Đ/Tá Ngô văn Lợi



    Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải: Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại / Tư Lệnh phó: HQ Đ/Tá Nguyễn Công Hội.

    Sư Đoàn 1 KQ: Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh

    Không đoàn 41: Đ/Tá Thái Bá Đệ

    Không đoàn 51: Đ/Tá Đặng Văn Phước

    Không đoàn 61: Đ/Tá Nguyễn Văn Vượng



    Các đơn vị khác tại Đà Nẵng:

    - SĐ Thủy Quân Lục Chiến: Tư Lệnh: Th/Tướng Bùi Thế Lân / Phó: Đ/Tá Nguyễn Thành Trí.



    Các Tỉnh Trưởng và Thị Trưởng:

    - Quảng Trị: Đ/Tá Đỗ Kỳ

    - Thừa Thiên/ Huế: Đ/Tá Nguyễn Hữu Duệ

    - Quảng Nam: Đ/Tá Phạm Văn Chung

    (Thị Trưởng Đà Nẵng: Đ/Tá Đào Trọng Tường)

    - Quảng Tín: Đ/Tá Đào Mộng Xuân

    - Quảng Ngăi: Đ/Tá Lê Văn Ngọc



    Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát QG Vùng I: Đ/Tá CS Nguyễn Văn Lộc / Chỉ Huy Phó: Tr/Tá CS Hồ Quang Khâm


    Diễn biến của các sự kiện:


    Ngày 28 tháng Ba, năm 1975


    Tại phi trường Đà Nẵng (theo Song Chùy 213 - Một Thời Để Nhớ)


    Không Đoàn 41 CT với các phi cơ khu trục và vận tải đă được lệnh di tản từ trước, chỉ c̣n lại KĐ Yểm Cứ/ Kỹ Thuật Và Kiến Tạo cùng KĐ 51 CT với 6 Phi đoàn trực thăng 213, 233, 239,253, 257 và 247 cố thủ.


    Suốt ngày 28 tháng 3, cầu không vận từ Sài G̣n đă chấm dứt nên không c̣n chuyến C-130 nào ra đáp. Từ sáng đến chiều, HQ không yêu cầu một phi vụ nào nên phi trường vắng bóng phi cơ lên xuống. Một chuyến Boeing đặc biệt vào đáp chỉ để đón một ḿnh gia đ́nh Tr/Sĩ Phát (?), phi cơ chỉ taxi vào hậu trạm dân sự gần PĐ 257 rồi quay trở ra liền, vừa taxi chầm chậm trên phi đạo vừa mở cửa, có chiếc jeep chạy theo đưa người lên (Song Chùy 213).


    8 giờ tối: Cộng quân bắt đầu pháo kích vào phi trường. Trận đại pháo khốc liệt với hàng loạt hỏa tiễn 130 ly liên tục rót vào phi trường Đà Nẵng. phi trường trở thành tê liệt hoàn toàn! Không cấp chỉ huy thẩm quyền nào dám trực tiếp ban hành lệnh rút lui nên khi pháo kích tới mọi người tự động coi đó là hiệu lệnh cuối cùng, mạnh ai nấy cất cánh mà đi. Sau đợt pháo đầu tiên vừa tạm ngưng, anh em tự động phóng ra khu băi đậu, quay máy và các trực thăng bốc thẳng lên như bướm vỡ tổ, di tản sang phi trường Non Nước ở hướng Đông cạnh Ngũ Hành Sơn (Marble Mountains Airfield) và từ đây một số đă tự động bay đêm vào Phù Cát (một số phi cơ đă bị mất tích).


    Trong ngày 28 tháng 3, các nhân viên dân sự Hoa Kỳ cùng thân nhân và một số nhân viên VN làm việc cho CORDS (Civil Operations and Rural Development Service) đă được di tản bằng 4 chuyến bay của Air America dùng các C-46 và C-47 đáp xuống phi trường Non Nước. Cũng tại phi trường này 4 chuyến bay DC-4 của Air Việt Nam đă được thực hiện.


    Sáng 28 tháng 3, Trung Tướng Lê Nguyên Khang, phụ tá của Đ/Tướng Viên bay ra Đà Nẵng để nghiên cứu t́nh h́nh tại chỗ (Máy bay riêng của Tướng Khang đáp tại phi trường Non Nước). Một buổi họp được triệu tập gồm tư lệnh các sư đoàn, tỉnh trưởng, KQ và HQ để duyệt xét t́nh h́nh (Tướng Lạc vắng mặt, ở lại Sài G̣n sau khi từ chối không đi cùng Tướng Khang trở ra Đà Nẵng). Sau cuộc họp, Tướng Khang bay trở về Saigon, ghi nhận t́nh trạng hỗn loạn đang diễn ra tại Đà Nẵng. Tướng Trưởng sau đó dùng trực thăng để bay đi xem xét t́nh h́nh.


    Khoảng 5 giờ chiều 28 tháng 3: Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn I, với sự hướng dẫn của Đ/Tá Đáng, Tham Mưu Trưởng đă di chuyển sang Bộ chỉ huy 1 Tiếp Vận tại Mỹ Khê gặp Đ/Tá Ngô Minh Châu (Chỉ Huy Trưởng) để di tản. Sau đó toàn bộ đi về Sơn Chà và dùng tàu kéo do Trung Tá Trần Bá Tuấn, Chỉ Huy phó Sở Công Tác thuộc Nha Kỹ Thuật Bộ TTM chuẩn bị sẵn để di chuyển về Nam. Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn 1 tan hàng! Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng đă mô tả t́nh trạng của Bộ TL QĐI như sau: '.tại Bộ TL QĐ I, mọi người đều ră ngũ. Tài xế, nhân viên truyền tin, binh sĩ thuộc Đại đội Tổng hành dinh... đều bỏ chạy.'
    Last edited by dtkcamau; 02-04-2020 at 01:44 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Ngày Quân Đoàn I "tan hàng"
    Trần Lư
    P2

    Tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I:





    Tại Văn Pḥng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Trung Tá Đức, Chánh văn pḥng của Tướng Trưởng vẫn chờ lệnh, và nhận được điện thoại của Tướng Trưởng gọi sang căn cứ HQ Non Nước, Ông ra ngoài. Bộ Tư Lệnh QĐ hầu như bỏ ngỏ. Các sĩ quan đă tự động ră hàng. Tr/Tá Đức chỉ kịp lấy chai 'rượu thuốc' của Tướng Trưởng cùng cặp sách trong có tấm chi phiếu 1 triệu đồng của QĐI chưa kịp lănh và cùng một tài xế chạy sang Non Nước. Bộ Tư Lệnh QĐ I hoàn toàn bỏ ngỏ.


    Cũng khoảng 5 giờ chiều, Tướng Trưởng mời các Tướng Lân, Phó Đề đốc Thoại đến họp tại Bộ Tư Lệnh TQLC ở Non Nước. Tại đây có cả Ông Albert Francis, Tổng Lănh Sự Mỹ tại Đà Nẵng, bàn về việc rút các Lữ đoàn TQLC c̣n lại (458 và 369) cùng Bộ Chỉ Huy ra khỏi Đà Nẵng. Sau cuộc họp, Tướng Trưởng tiếp tục dùng trực thăng bay đi thị sát, Phó ĐĐ Thoại bay về căn cứ HQ có Ô Francis cùng đi theo.Tại căn cứ HQ, Ô Francis cùng 2 nhà báo Úc (?) đă dùng chiến đỉnh riêng của Phó ĐĐ Thoại để ra tàu HQ 5 ngoài khơi. (Nhà báo Alan Dawson, trong tập sách 55 days- The Fall of South Viet Nam, trang 175, đă viết theo óc 'tưởng tượng' là Ô Francis đă d́u Tướng Trưởng để bơi ra tàu!)


    Khoảng 8 giờ 30, Tướng Trưởng đáp trực thăng xuống căn cứ HQ và dùng hệ thống viễn thông của HQ để 'nói chuyện' trực tiếp với Tướng Viên và sau đó với TT Thiệu. Tướng Lân cùng đoàn tùy tùng cũng dùng trực thăng đến căn cứ HQ.


    9 giờ tối: Cộng quân bắt đầu pháo kích vào căn cứ HQ bằng đại bác 130 ly và hỏa tiễn từ phía Nam Ô và từ chân đèo Hải Vân. Dân tràn vào căn cứ HQ. Một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập tại Hầm Chỉ huy trong căn cứ HQ Tiên Sa với sự có mặt của các Tướng Trưởng, Thi, Lân, Hinh, Thoại (thiếu các Tướng Điềm c̣n ở Đặc khu, Khánh mất liên lạc khi cộng quân pháo vào phi trường) và trong buổi họp này, Tướng Trưởng đă quyết định rút quân toàn diện khỏi Đà Nẵng. Buổi họp chấm dứt lúc 10 giờ 30. Tướng Thi đề nghị và được chấp thuận lập một bộ chỉ huy hành quân lưu động cho QĐ I từ tàu HQ ngoài khơi, nên dùng trực thăng cùng HQ Đ/Tá Nguyễn Xuân Sơn (Tư Lệnh Hạm Đội) bay ra tàu lúc 10 giờ 45. (Trực thăng này do Tr/Úy Tâm điều khiển. Lần đầu tiên bay đáp xuống một LST ban đêm,ngoài khơi). Sau đó Tướng Thi và Đ/Tá Sơn chuyển sang chiến hạm HQ 405. Bộ Tham Mưu của HQ Vùng 1 Duyên Hải, dưới quyền chỉ huy của HQ Đ/Tá Hội, Tư Lệnh phó di chuyển bộ về băi biển Tiên Sa để ra Dương vận hạm ngoài khơi, cùng trong đoàn di tản có Đ/Tá Quế, Tham Mưu trưởng TQLC. Tại căn cứ, c̣n lại các Tướng Trưởng, Tướng Lân, Phó Đề Đốc Thoại. Trực thăng riêng của Tướng Trưởng đă bị hư hại do đạn pháo kích nên Ông gọi một trực thăng từ SĐ1 KQ đến thay thế. Trực thăng này do Đ/Tá Đặng văn Phước, Không đoàn Trưởng KĐ 51 lái, đáp xuống và đón Tướng Trưởng, đi theo có Đ/Úy Ḥa, cận vệ. Trực thăng rời căn cứ lúc 11 giờ 15 tối, đích thân Phó Đề Đốc Thoại đưa tiễn Tướng Trưởng (Bài viết của tác giả Phiến Đan ghi lại một cách bi thảm nhưng 'kém chính xác' hơn: “các đơn vị đă di tản, không c̣n liên lạc để kêu chiếc trực thăng khác được. Đột nhiên trên trời xuất hiện một chiếc trực thăng không biết của đơn vị nào. Đ/Úy Ḥa phải dùng đèn pin chiếu lên phi cơ rồi chiếu vào chiếc cặp samsonite ông đang cầm để cho phi công trực thăng biết là ở dưới có cấp chỉ huy cao cấp.' Trực thăng của Tướng Trưởng bay về Đài kiểm báo Sơn Chà và Ông gặp Tướng Khánh, Đ/Tá Vượng. Sau một phiên họp ngắn, tất cả bay trở lại Tiên Sa, nhưng căn cứ lúc này đă trống vắng, nên trực thăng bay về căn cứ Non Nước , nơi đặt Bộ TL TQLC (trong lúc này, Tướng Lân và Phó Đề Đốc Thoại cùng đoàn tùy tùng, sau khi biết là tất cả các trực thăng riêng đều đă bị hư hại do pháo kích, đă di chuyển khỏi hầm chỉ huy tại căn cứ HQ Tiên Sa ra một bờ biển nhỏ phía sau núi để t́m cách gọi chiến hạm vào đón). Tại căn cứ TQLC chỉ c̣n Đ/Tá Trí, Phó Tư Lệnh TQLC), và tại đây, Tướng Trưởng cho phép các SQ KQ, và BB tùy nghi di tản, dùng chiếc trực thăng sau cùng này để t́m đường tự thoát. Ông quyết định rút theo TQLC. Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 29 tháng 3, các chiến hạm HQ 401, 402 và 404 đă vào đón TQLC. Do tàu nhỏ không thể vào băi nên Đ/Tá Trí, Đ/Úy Ḥa đă giúp Tứớng Trưởng choàng áo phao để cùng bơi ra tàu nhỏ và sau đó được đưa lên HQ 401 và chuyển sang HQ 404. (Tác giả Phạm Bá Hoa, trong Đôi ḍng ghi nhớ, ghi lại theo lởi kể của Đ/Tá Trí, có một chi tiết'thiếu chính xác' là 'Tướng Lân đă rời SĐ TQLC và ra khơi lên chiến hạm của Hải quân từ chiều 28 tháng 3 (?), trên thực tế Tướng Lân và tùy tùng.vẫn c̣n ở căn cứ HQ cùng Phó Đề Đốc Thoại). Trên HQ 404 đă có mặt Đ/Tá Nguyễn Xuân Hường, Tư Lệnh Lữ đoàn 1 Kỵ Binh.


    Sau khi Tướng Trưởng quyết định ở lại với TQLC và cho phép các SQ thuộc cấp tự di tản, Tướng Khánh đă cùng những SQ tháp tùng bay trở về Sơn Chà, kiếm xăng, chuyển từng nón sắt từ các trực thăng khác bị bỏ lại đang c̣n tại băi đáp và định bay ra ngoài khơi vùng Non Nước để t́m đáp xuống một chiến hạm, nhưng trời mù và các chiến hạm lớn lại tập trung ở Mỹ Khê. Ông đành quyết định trở lại băi biển Non Nước và cùng tùy tùng bơi ra biển để sau cùng lên HQ 404 (trong đoàn c̣n có Đ/Tá Vượng, Phước KQ, Đ/Tá Duệ Tỉnh Trưởng Thừa Thiên). Trong khi đó, một toán khác (21 người) gồm Tướng Hinh, tùy tùng và một số SQ KQ đă được tiếp cứu sau khi gửi tín hiệu khẩn cấp và được HQ 802 đưa tàu nhỏ vào đón kịp. Tướng Lân và Phó Đề Đốc Thoại, sau những trục trặc về liên lạc viễn thông, cuối cùng nhờ may mắn đă liên lạc được với HQ 802 và được tàu nhỏ vào vớt trong đêm (khoảng 3 giờ rạng sáng ngày 29 tháng 3). Tướng Lân và Phó Đề Đốc Thoại được chuyển lên HQ 802 vào 8 giờ sáng 29 tháng 3.


    Đoàn chiến hạm HQ, chở đầy binh sĩ và dân di tản đă trực chỉ Quy Nhơn và Cam Ranh. HQ 2, HQ3 đi về Quy Nhơn, các chiến hạm chở quân đa số thuộc SĐ2 BB và SĐ TQLC như HQ5, HQ 401, HQ 402, HQ 404 và HQ 802 đi về Cam Ranh. Các chiến hạm c̣n lại di chuyển dọc bờ biển để t́m vớt những đơn vị c̣n lạc lại.
    (Kể từ trưa 31 tháng 3, 1975 tất cả các chiến hạm rời khỏi vùng I và Vùng I cùng QĐ I chính thức tan hàng.


    Thành phố Đà Nẵng:


    Đà Nẵng đă trở thành một thành phố vô trật tự và rối loạn. Người dân từ các nơi trong Vùng I chạy về t́m nơi tạm trú, người dân Đà Nẵng t́m đường chạy đi. Binh sĩ từ các đơn vị tan hàng với vơ khí trong tay tự động cướp bóc. Lưu thông trong thành phố bị ứ đọng, mọi di chuyển đều bị trở ngại (Tổng Y viện Duy Tân đă không thể đưa được 340 thương bệnh binh ra phi trường). Hơn một triệu dân tị nạn chiếm ngụ các công thự và cao ốc và sinh hoạt tại bất cứ nơi nào c̣n chỗ trống. Bộ Chỉ Huy Quân Trấn Đà Nẵng được lệnh rơ ràng: Bất cứ kẻ nào dùng súng đạn cướp bóc, xâm phạm tính mạng và tài sản của dân chúng sẽ bị lực lượng an ninh, quân cảnh bắn hạ tại chỗ'. Tuy nhiên lệnh Thiết quân luật cũng không c̣n được thi hành. Với t́nh trạng này, Đà Nẵng sẽ tự sụp đổ, không cần Cộng quân tấn công. Tổ chức hành chánh của VNCH đă hoàn toàn tự tan ră, công chức, cán bộ các cấp từ Tỉnh xuống đến xă ấp đều tự động t́m đường thoát thân. Cảnh sát và các cán bộ an ninh đă bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn và vô lương tâm nhất.


    T́nh trạng tại bến tàu Đà Nẵng: Đây là lối thoát duy nhất cho những người muốn rời Đà Nẵng. Sự hỗn loạn cũng không kém bên trong thành phố. Dân chạy loạn thuê mướn ghe thuyền nhỏ để tự di chuyển từ bờ ra ngoài khơi nơi một số sà lan và tàu chuyên chở của Hoa Kỳ thả neo chờ. Mỗi tàu sẽ nhổ neo về Cam Ranh khi số người lên đến chừng 10 ngàn. Ba chiếc tàu của Hoa Kỳ The Pioneer Commander, The Pioneer Contender và chiếc USNS Miller, một chiếc tàu vận tải của HQHK do một thủy thủ đoàn dân sự điều khiển đă được sử dụng trong chiến dịch di tản và di chuyển được hàng chục ngàn người vào Cam Ranh.


    Hoạt động của Cộng quân:


    Ngay từ rạng sáng 28 tháng 3, Bộ chỉ huy cộng quân tại Đà Nẵng đă công bố lệnh tổng tấn công và nổi dậy cho toàn bộ quân và cán bộ thuộc Quảng Đà. Đài phát thanh Hà Nội đă cho phát thanh những lệnh hành quân cho quân của họ, và xúi giục cuộc nổi dậy của dân chúng. Tuy nhiên trên thực tế Đà Nẵng đă hoàn toàn tê liệt và dân chúng đă biết chắc là thị xă sẽ lọt vào tay cộng quân, chỉ biết t́m đường tự thoát bằng mọi cách.


    Các lực lượng quân sự của CS tại Quảng Nam- Đà Nẵng trước t́nh h́nh 'tự tan ră' của chính quyền VNCH đă tổ chức 3 mũi tiến quân vào Đà Nẵng:


    - Mũi thứ 1: các Trung đoàn 96 và 97 CSBV từ hướng Đông Ḥa Hải tấn công vào căn cứ Non Nước, phi trường Nước mặn và từ đó ra An Hải, Mỹ Khê, Sơn Chà.


    - Mũi thứ 2: Các Tiểu đoàn 1 (R20), 2, Đặc công 89 cùng SĐ 2 CSBV theo Quốc lộ 1 vào Cầu đỏ đễ tiến về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 VNCH, Ṭa Thị Chính Đà Nẵng.


    - Mủi thứ 3: SĐ 304 CSBV cùng các Tiểu đoàn 89, 35 và 575 từ Tây Bắc Ḥa Vang tấn công từ hướng Sùng Mây, Phước Tường về phi trường Đà Nẵng.
    Liên tục trong suốt ngày/đêm 28 tháng 3, cộng quân dùng pháo binh của QK 5CSBV, và các Tiểu đoàn Pháo 575, 577 liên tục pháo kích vàc phi trường Đà Nẵng và căn cứ HQ Sơn Chà.


    Ngày 29 tháng 3, 1975:


    Phi trường Non Nước:


    Sau khi phi trường Đà Nẵng bị pháo kích và trở thành không thể sử dụng, các trực thăng c̣n lại đều về đáp tại Non Nước và không c̣n nhận được lệnh từ các cấp chỉ huy! Các phi công tùy nghi hành động và tự quyết định.


    Phi công Song Chùy ghi lại: '…Cuối cùng mệt mỏi v́ cả ngày chưa ăn uống ǵ, tôi đáp xuống Non Nước tắt máy, t́m giấc ngủ dưới bụng phi cơ trên băi cỏ bên cạnh phi đạo. Sáng 29/3, sau giấc ngủ ngon lành, tôi thưc dậy khi trời mờ sáng th́ bạn bè đă bỏ đi hết. Trên phi đạo Non Nước c̣n mấy chục trực thăng xếp hàng dài như sắp cất cánh hành quân mà không có pilot.' Phi công SC sau đó t́m mọi cách đổ thêm xăng, kể cả dùng ruột xe làm ống dẫn và cuối cùng cất cánh rời kho dầu Chợ Mới lúc 5 ǵờ chiều. Có thể nói đây là chiếc trực thăng cuối cùng của SĐ 1 KQ, mang số 107, rời không phận Đà Nẵng.


    Tập Quân Sử Không Quân VNCH ghi lại (trang 193-194):


    ' Ngày 27/3, t́nh h́nh rối loạn tại Đà Nẵng càng trở nên nguy hiểm hơn khi VC bắt đầu pháo kích vào thành phố và phi trường. Ngay trong đêm đó, Thiếu Tướng Vơ Xuân Lành, Tư Lệnh phó KQVN từ Tân Sơn Nhứt đă bay ra để lượng định t́nh h́nh' Tướng Lành nhận định KQ phải rút khỏi Đà Nẵng để bảo toàn lực lượng, nhưng không đủ thẩm quyền quyết định nên chỉ cho 8 chiếc C-130 từ Sàigon bay ra ngay trong đêm để bắt đầu di tản binh sĩ và gia đ́nh, ưu tiên cho các chuyên viên kỹ thuật. Bước sang ngày 28/3, v́ VC gia tăng pháo kích, Ch/Tướng Khánh, Sư Đoàn Trưởng SĐ 1 KQ đă ra lệnh cho tât cả mọi phi cơ c̣n có thể bay được, rời Đà Nẵng càng sớm càng tốt. Trong ngày 28 và sáng 29, các phi công đă đưa được 130 phi cơ về TSN, tuy nhiên SĐ 1 KQ đă mất đến 180 phi cơ (để lại hoặc bị rớt trong khi di tản) trong đó có trọn hai phi đoàn C-7 Caribou đang đ́nh động và một số A-37.' (theo Phi Công Phạm văn Cầu, PĐ 427, th́ một số Caribou khả dụng đă về được Sàig̣n, trong đó có chiếc Caribou do chính ông điều khiển. Chiếc C-7 này bay được về TSN hoàn toàn không có vô tuyến liên lạc v́ phi hành đoàn không ai mang theo headset, pḥng lái không có điện, đồng hồ xăng bất khiển dụng. Một chiếc C-7 khác cũng không có vô tuyến nên đă phải lắc cánh khi bay xả qua trước trạm không lưu.)


    Tác giả Robert Mikesh trong 'Flying Dragons, The South Vietnamese Air Force' , trang 143-44 ghi rơ hơn là SĐ 1 KQ đă bỏ lại 33 chiếc A-37, các phi cơ Caribou C-7 (khoảng 40 chiếc-LTG) do thiếu cơ phận và bảo tŕ đang được đóng gói cẩn thận. Cũng trong tập sách này, Tr/Úy Phạm Quang Khiêm, hoa tiêu phụ cho Đ/Úy Nguyễn văn Chuân, cùng bay 1 chiếc C-130 từ Saigon ra giúp di tản cho biết chuyến phi cơ của ông đă chở đến 350 người (trong khi con số dự trù tối đa là 200 người). Đ/Úy Vĩnh Phổ, phi công của một AC-119, thuộc Biệt đội 831, đang biệt phái công tác tại Đà Nẵng, ghi lại là phi cơ của ông khi rời băi đậu phải lăn bánh qua cả 100 xác người, chết v́ pháo kích, để ra phi đạo.


    Trong lúc hỗn loạn, các phi công không thể cất cánh an toàn, phi cơ bị rơi trong khi bay thoát v́ trục trặc kỹ thuật hoặc hết nhiên liệu. Trong khi di tản bằng trực thăng, một số sĩ quan cao cấp của SĐ1KQ đă bị mất tích do phi cơ rơi hay do bị bắn hạ như Đ/Tá Nguyễn B́nh Trứ KĐ Trưởng KĐ 10 Bảo tŕ & Tiếp liệu. Trung Tá Hùng, Trung tâm Hành quân SĐ 1, tự bay 1 chiếc L-19 cùng 2 con nhỏ về Nam. Chiếc Chinook CH-47 do Đ/Úy Hoàng Bôi (PĐ 247) làm phi công chinh và Tr/Úy Nguyễn văn Tám phi công phụ, chở theo 17 người không gặp may đă bị bắn hạ khi bay qua không phận Sa Huỳnh, phi cơ phải đáp khẩn cấp xuống xă Vĩnh Tuy, Phú Thạnh. Cả hai đă tự sát v́ không muốn bị bắt làm tù binh. Một chiếc Chinook khác do Đ/Úy Phạm văn Kiến làm phi công chính, Tr/Úy Nguyễn đ́nh Hương phi công phụ, Đ/Úy Nguyễn Anh Dũng, hoa tiêu chở theo gần 60 người, do trọng tải quá nặng, phải bay ở cao độ thấp, cũng bị trúng đạn khi bay qua vùng Sa Huỳnh, tại Xă Phổ Châu, quận Đức Phổ. Phi công phụ bị thương nặng. Đ/Úy Kiến đă buộc phải hạ cánh. Đại Úy Dũng đă bắn Tr/Úy Hương theo yêu cầu của Hương và tự sát sau đó.


    Theo Malcolm Brown của NewYork Times th́ trong buổi sáng sớm 29/ 3, 10 chiếc UH-1 cuối cùng của KQVN đă chở các nhân viên KQ c̣n kẹt lại bay khỏi Đà Nẵng, mỗi phi cơ chở ít nhất là 20 người bay về Non Nước để t́m xăng, nhưng đa số đă không gặp may: Một phi cơ hết xăng phải đáp xuống Cù lao Ré, một chiếc khác phải đáp xuống Chu Lai đă bị VC chiếm đóng từ 2 ngày trước,4 chiếc khác bị trúng đạn pḥng không của cộng quân gần Chu Lai và chỉ 4 chiếc về được Sài G̣n (trực thăng của Tướng Điềm cũng hết xăng và rơi trong vùng Sa Huỳnh, tất cả mọi người trên phi cơ tử nạn ngoại trừ Phi Công B́nh sống sót).


    Trưa ngày 29, một phi cơ dân sự Hoa Kỳ, chiếc Boeing 727 của Công ty World Airway do quyết định liều lĩnh của phi công và do may mắn đă bất ngờ đáp xuống phi trường Đà Nẵng, bốc được khoảng 268 người (trong đó có 150 binh sĩ thuộc ĐĐ Hắc báo SĐ1BB, đă dùng vũ khí để dành được chỗ trên phi cơ), trước sự ngỡ ngàng của cộng quân đang có mặt tại phi trường. Khi phi cơ cất cánh, súng bắn theo, cửa bánh đáp để mở v́ có 4 người nằm bên trong, 1 đă chết khi phi cơ đáp tại Biên Ḥa. Chiếc 727 thứ nh́, bay ṿng trên không phận Đà Nẵng đă không dám đáp xuống và đành trở về Saigon.


    Thành phố Đà Nẵng:


    Ngay từ đêm 28, Đà Nẵng đă trở thành 'vô chánh quyền', dân chúng tiếp tục dùng đủ mọi phương tiện di chuyển về phía Tiên Sa và bến cảng. Sáng sớm ngày 29, Th/Tá Phan Đức Minh, Phó Ủy viên Chính Phủ Toà án Mặt trận Vùng1, do bất ngờ 'kẹt' tại Quân Lao Đà Nẵng, đă tự quyết định làm lệnh thả hết các quân phạm, độ 1000 người và giải tán các quân nhân cơ hữu của Quân Lao.


    8 giờ sáng ngày 29 tháng Ba, từ Chùa Pháp Lâm, đường Ông Ích Khiêm, tổ chức mệnh danh là 'Lực lượng Ḥa-hợp Ḥa giải Thị bộ Đà Nẵng' đă tổ chức hai đoàn xe do các tu sĩ Phật giáo ngồi trên xe, cắm cờ Phật giáo và cờ MTGP đi theo 2 ngă, một về phía Ḥa Mỹ hướng ra đèo Hải Vân và một về phía Phước Tường phía Ḥa Cầm để đi vào Quảng Nam, Tam Kỳ để đón quân CSBV vào thành phố.


    Đến 1 giờ trưa ngày 29 tháng 3, đoàn xe trở lại Đà Nẵng cùng với các xe thiết giáp và xe chở binh sĩ CSBV theo sau. (Hàn giang Trần Lệ Tuyền: 30 tháng 4-75 Máu và Nước Mắt).


    Theo thông báo chính thức của CSBV th́ họ 'hoàn toàn giải phóng' Đà Nẵng vào lúc 11 giờ 30 ngày 29 tháng 3 năm 1975.
    - Những sự kiện, kết cuộc:


    Con số chính thức do CSBV công bố th́ họ bắt được làm tù binh tại Đà Nẵng là 73 ngàn quân-cán chính VNCH trong đó 54 ngàn binh sĩ, 9800 Điạ Phương Quân, 5600 Nghĩa Quân và 3100 Cảnh Sát. Số sĩ quan bị bắt gồm 10 Đại Tá, 70 Tr/Tá, 260 Th/Tá, 1300 Đ/Úy, 1900 Tr/Úy, 2000 Th/Úy và 2300 Chuẩn Úy. (Tư liệu của Bộ Chỉ huy Quân sự QN-DN cũ)


    Ngay từ trưa 29 tháng 3, Lực lượng Ḥa giải (?) Phật giáo đă hướng dẫn bộ đội CSBV đến tiếp quản các trụ sở hành chánh và căn cứ quân sự của VNCH, kêu gọi treo cờ Phật giáo. Đội 'An ninh Phật giáo' đi lùng bắt các nhân viên an ninh, cảnh sát VNCH và đă bắn chết tại chỗ một số nạn nhân.


    TĐ 9 TQLC, thuộc Lữ Đoàn 269, trú đóng tại Đại Lộc, Quảng Nam được lệnh rút quân vào 6 giờ chiều ngày 28 tháng 3 để về Non Nước. Gần 11 giờ trưa, ngày 29 đơn vị tiền phương của TĐ mới đến được Sông Hàn và quá trễ để được di tản, đành tan hàng vào trưa 30 trên băi biển An Hải.


    Trong đêm 30, rạng 31 tháng 3 các chiến hạm HQ 7 và HQ 403 tuần tiễu trong vùng Sơn Chà và Băi Bắc, vớt được 45 TQLC, 8 thuộc SĐ3, 18 BĐQ.


    - Tài liệu sử dụng và ghi chú:


    Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Ḥa (Cao Văn Viên, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong). Tập sách viết một cách tổng quát về một số dữ kiện khi QĐ I tan hàng. Tác giả Trọng Đạt đă viện dẫn nhiều chi tiết để dùng trong bài Tuyến Đầu Thất Thủ của ông.


    Can Trường Trong Chiến Bại (Hồ Căn Kỳ Thoại): Đây là tập sách có thể được xem như một tài liệu chính xác nhất về cuộc 'tan hàng' tại Vùng 1. Tướng HQ Hồ văn Kỳ Thoại đă ghi lại rất nhiều chi tiết về những giờ phút cuối cùng tại căn cứ Tiên Sa cùng các Tướng Chỉ huy khác của Quân Đoàn I. Những chi tiết do Tướng Thoại cung cấp đă giải thích được nhiều'khúc mắc', và giải đáp được một số 'câu hỏi' do các bài hồi kư khác đặt ra như Tướng Thoại đă xác nhận là không có lệnh di tản SĐ 3 BB.
    Last edited by dtkcamau; 02-04-2020 at 01:44 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Ngày Quân Đoàn I "tan hàng"
    Trần Lư

    P3





    Các bài hồi kư của các chiến sĩ Hải Quân:


    - Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ 802, Những ngày cuối trên biển Đông của Hạm Trưởng Vũ Quốc Công: Bài hồi kư có những chi tiết rất chính xác trong việc cứu vớt các toán KQ đi cùng Tướng Hinh, và việc đón Tướng Lân, Tướng Thoại và các tùy tùng đi theo khi rời hầm chỉ huy tại căn cứ HQ Tiên Sa, các chi tiết phù hợp với lời kể của Tướng Thoại.


    - Đà Nẵng, Di Tản Buồn của Hạm Trưởng HQ 402 Nguyễn Thiện Lực (trong Đặc San Đệ Nhứt Song Ngư Họp mặt 2000): Bài hồi kư có những chi tiết về việc đón TQLC ở băi biển Sơn Chà, kể cả việc Tướng Trưởng khi được đón lên chiến hạm đă tu vài hớp Cognac do SQ tùy viên đưa cho ông.(?)


    - Những Ngày Cuối Tháng Tư của Tâm U (cũng trong Đặc San trên) có một đoạn (trang 212) ghi lại một số chi tiết kinh hoàng khi Chiến hạm HQ 402 đón quân dân rút chạy: '… Ngày 28 tháng 3, dân chúng và quân nhân các đơn vị BB và TQLC đông nghẹt trên băi biển Tiên Sa, Đà Nẵng. Tàu được lệnh ủi băi để cứu. Tàu chưa vào tới băi, ḍng người đă túa ra, bơi lội lơm bơm chung quanh tàu, giành giựt leo lên. Tàu vào sát hơn nữa, có thể đè chết một số người dưới lườn tàu mà trên tàu không hay. Cửa ramp vừa mở, dân chúng và binh lính bu đen đặc. Trên băi một đoàn thiết giáp ầm ầm phóng xuống, cán bừa lên những người không kịp tránh dạt ra. Hạm Trưởng phải dùng loa, cho hay sẽ đón hết, trật tự mới tạm yên. Khi tàu đầy nhóc người từ trong ḷng tàu đến các ổ súng và khắp các ngỏ ngách, Hạm Trưởng ra lệnh đóng cửa ramp và rút băi. Nhiều người hốt hoảng bơi ra ngoài với hy vọng lên được tàu. Máy lùi mà tàu không nhúc nhích. Hạm Trưởng lo sợ tàu mắc cạn, cho lệnh tăng tốc độ máy tối đa. Nước cuồn cuộn sôi sục dưới sức quay của chân vịt, cuốn cả những người đang bơi lội quanh tầu trong lúc tuyệt vọng. Máu loang đỏ mặt nước. Súng nhỏ trên bờ bắn ào ào xuống tàu, khiến Hạm Trưởng ra lệnh tầu quay gấp để hướng ra khơi. Nhiều người nữa bị chân vịt hút vào và chém chết. Xác người nổi lềnh bềnh quanh thân tầu như rong biển.'


    Tập Hải Sử Tuyển Tập do Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải ấn hành, dành một Chương về 'Cuộc Rút quân tại Đà Nẵng ' do Điệp Mỹ Linh viết (trang 503 đến 509). Bài viết có nhiều chi tiết về vai tṛ của Hải Quân trong cuộc rút quân nhưng cũng có nhiều vấn đề cần phối kiểm nhất là về ngày giờ của các sự kiện như:
    Tác giả viết: ' Thời gian này, hai đơn vị TQLC và Nhẩy Dù đang ở trên các chiến hạm, sẵn sàng rời ĐN theo lệnh TT Thiệu. Không hiểu sự dằng co giữa Tưóng Trưởng và TT Thiệu như thế nào nhưng 2 SĐ Dù và TQLC đă lên các Dương vận Hạm HQ 504, 505 và 500 hai ngày rồi mà các chiến hạm vẫn chưa được lệnh tách bến. Quá khuya ngày 29 tháng 3, một Đại Tá từ QĐ 1 xuống chiến hạm, truyền lệnh TT cho Hạm Trưởng HQ 500 , HQ Trung Tá Lê Quang Lập rời bến, tiếp theo là HQ 504 và 505 cũng được lệnh rời băi Quân vận Đà Nẵng' Sự kiện kể trên hoàn toàn do sự tưởng tượng của tác giả, v́ SĐ Dù đă rút khỏi Vùng I từ giữa tháng 3,1975 và cuộc rút TQLC của Vùng I diễn ra trong 2 ngày 28 và 29 tháng 3.


    Tác giả viết về cuộc bơi ra chiến hạm của Tường Trưởng như sau:


    ' 12 giờ 30 khuya 29 rạng 30 tháng 3 Hạm Trưởng HQ 404 HQ Trung Tá Nguyễn Đại Nhân nhận được mật lệnh từ Sàigon: chỉ thị cho HQ 404, đúng 4 giờ sáng 30 tháng 3 , vào cách bờ 5 hải lư để đón Tướng Trưởng'. Tác giả cũng kể thêm nhiều chi tiết như HQ 404 chờ nhận lệnh trực tiếp từ Bộ TTM trong khi thả trôi chờ Tướng Trưởng. Các diễn tiến trên khác hẳn với những sự kiện do Phó Đề Đốc Thoại ghi lại, và không phù hợp với các bài hồi kư khác. Đà Nẵng thật sự thất thủ từ 11 giờ 30 trưa ngày 29 tháng 3 và theo Tướng Thoại th́ Tướng Trưởng và Tư Lệnh phó TQLC, Đ/Tá Trí đă bơi ra tàu vào 10 giờ 30 sáng 29 tháng 3, lên HQ 401 rồi sau đó mới chuyển sang HQ 404. Tướng Thoại cũng không hề nói đến mật lệnh từ Sài G̣n. (?)


    Các chi tiết về cuộc 'di tản hỗn loạn' của SĐ 1 KQ được ghi chép qua các tài liệu như:

    - Flying Dragons The South Vietnamese Air Force của Robert Mikesh, trang 143. Tác giả đă ghi lại lời kể của Tr/Úy Phạm Quang Khiêm về chuyến bay C-130 từ Sàig̣n ra Đà Nẵng đêm 27-28 tháng 3. Con số phi cơ bị bỏ lại được ghi là 130 chiếc.


    - Tập Quân Sử Không Quân VNCH, trang 193-194 ghi con số phi cơ bị mất lên đến 180 chiếc.


    Một Thời Để Nhớ (Song Chùy 213) Tháng 4-2009 trên website CanhThép. Tác giả đă kể lại t́nh trạng hỗn loạn, không c̣n chỉ huy, khi phi trường bị pháo kích vào đêm 28. Các phi công không hề nhận được lệnh di tản mà tự quyết định. Song Chùy 213 cũng ghi lại t́nh trạng bi thảm khi phải tự kiếm xăng để có thể tự thoát.


    Chuyến bay cuối cùng của Trần Ngọc Toàn, trên website CanhThép cùng những điện thư (e-mail) trao đổi giữa các cựu Ppi công của PĐ 247 Chinook ghi lại những trường hợp hy sinh, tự sát của 2 phi hành đoàn khác nhau tại vùng Sa Huỳnh, Quảng Ngăi.


    Phi Đoàn 427 Không Vận Chiến Thuật của Phạm văn Cần về các chuyến bay sau cùng của một số phi cơ C-7 Caribou khiển dụng khi di tản khỏi Đà Nẵng. Tuy nhiên trong bài Hồi ức Tháng Tư của Nguyễn Duy Ân, một phi công của PĐ 427 th́: ' Ba giờ sáng đạn pháo kích mới thưa rồi ngưng hẳn, quá mệt mỏi tôi nằm chợp mắt trên chiếc bàn trước phi đoàn, chợt có người đánh thức tôi dậy, giọng hốt hoảng 'Tr/t C. dọt rồi', tôi chưa kịp hỏi th́ T/u T nói 'Ông lấy chiếc N bay mất rồi'. Tôi cau mày bối rối. Cả phi đoàn chỉ có hai chiếc khả dụng, một chiếc về nằm ở Tân Sơn Nhất, c̣n chiếc này ưu tiên cho tất cả nhân viên của PĐ trong giờ cấp bách, anh em nằm chịu trận pháo suốt đêm, thế mà.' Phi công ND Ân sau đó cùng một số nhân viên cơ khí t́m cách chữa cấp tốc một C-7 khác nhưng không thành công. Ông cũng thử một AC 47 của Biệt đội Hỏa Long, bỏ lại trong hangar nhưng cũng không xong nên đành chạy sang Mỹ Khê bơi ra canô và được kéo lên để sau cùng lên được chiến hạm HQ.


    Những chi tiết quan trọng và đặc biệt về Tướng Khánh Sư Đoàn Trưởng SĐ 1 KQ trong những ngày Quân Đoàn 1 tan hang, lại do Tướng HQ Hồ văn Kỳ Thoại ghi chép lại trong tập Can Trường Trong Chiến Bại. Tướng Thoại ghi lại, trang 282-283:

    ' Về phần Không Quân: trong đêm 27 th́ địch đă pháo kích lai rai vào phi trường. Việc pḥng thủ và chống pháo của căn cứ th́ có Chỉ huy Trưởng căn cứ lo. Các phi vụ oanh tạc lại do Trung tâm Hành quân của Quân Đoàn chỉ thị thẳng xuống Trung tâm HQ của SĐKQ. Tự ông, Tướng Khánh không thể ra lệnh tấn công các mục tiêu địch được. Các phi cơ vận tải th́ đậu tại Sài G̣n và do Bộ TTM cùng Bộ TL KQ điều động. Sáng 28, Tướng Khánh được lệnh di tản các F-5 về Phù Cát. Các trực thăng th́ được phân tán đi các doanh trại để tránh thiệt hại có thể xẩy ra do pháo kích. Theo ĐTá Vượng, KĐ Trưởng th́ số phản lực A-37 khiển dụng c̣n đến ít nhất là 40 chiếc: Như thế mà Quân Đoàn không có điều động một phi vụ oanh kích nào để giải tỏa áp lực của địch. Có thể v́ không có vị Tướng nào có mặt tại TTHQ Quân Đoàn, chỉ c̣n sĩ quan tham mưu không có thẩm quyền ra quyết định?!

    Khi Tướng Khánh rời pḥng họp với các tướng lănh khác, sáng ngày 28 và khi ông về họp ban tham mưu của ông th́ chỉ thị vẫn là tử thủ. Tướng Khánh chỉ nghĩ là phi trường sẽ bị pháo kích nặng, có thể một số phi cơ sẽ bị thiệt hại, nhưng không bao giờ ông nghĩ đến việc phải di tản toàn bộ SĐ 1 KQ, v́ việc bảo vệ phi trường đă có BB và Địa phương quân đảm trách. Cũng v́ thế khi Tướng Trưởng đến gặp ông tại Đài Kiểm Báo Sơn Chà và nghe Tướng Trưởng ra lệnh rút hết và di tản khỏi phi trường: ai bay được th́ bay, những người c̣n lại chạy về Nam Ô sẽ có HQ rước. Tướng Khánh đă phải hỏi lại lần thứ 2 v́ quá bất ngờ: ' Xin Trung Tướng xác nhận lại, tất cả phải rời phi trường, ai bay được th́ bay, ai không có phi cơ th́ đi bộ về phía bờ biển Nam Ô, có phải vậy không?' Tướng Trưởng xác nhận là đúng như vậy. Tương Khánh định dùng điện thoại báo về Bộ TLKQ Sàig̣n nhưng nhân viên đài Kiểm Báo đă phá hủy tổng đài, đành dùng hệ thông liên lạc nội bộ để gọi về Bộ Tư Lệnh SĐ 1 KQ cho lệnh tự động di tản. (Lúc này đă quá trễ vi các phi công đă tùy nghi di tản ngay trong đêm khi phi trường bị pháo kích- ghi chú của Tác giả). Sau đó Tướng Khanh cùng Tướng Trưởng và tùy tùng bay xuống căn cứ HQ đă trống, rồi xuống Bộ TL TQLC tại Non Nước. TQLC chỉ cho ḿnh Tướng Trưởng và Tướng Khánh vào bên trong Bộ TL. Sau đó Tướng Trưởng quyết định ở lại với TQLC và cho Tướng Khánh cùng đoàn tùy tùng tùy nghi di tản'.

    -Đôi Ḍng Ghi Nhớ của Phạm Bá Hoa. Tập sách ghi lại ở những trang 236-238, lời kể lại của Đ/Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh phó SĐ TQLC (kể lại vào ngày 14 tháng 1 năm 1995) về những giờ phút chót của cuộc di tản Bộ Chỉ huy TQLC và cuộc chạy ra tàu của Tướng Trưởng. Những lời kể lại này có một số điểm mâu thuẫn và khó hiểu khi đối chiếu lại với một số tư liệu và hồi kư khác như 'Tướng Lân đă rời SĐ và ra khơi lên chiến hạm của HQ từ chiều 28 tháng 3; trên thực tế Tường Lân vẫn ở lại căn cứ HQ Tiên Sa cùng Phó Đề Đốc Thoại và chỉ được cứu thoát vào phút chót cùng Tướng Thoại! Đoạn viết khi ông hỏi Tướng Trưởng lúc chiến hạm vào đón (6 giờ sáng 29 tháng 3): Thưa Trung Tướng, tôi không biết do lệnh từ đâu mà chiến hạm chờ tôi và họ đang đón chúng tôi (?) Đối chiếu với những diễn biến do Phó Đề Đốc Thoại ghi lại trong 'Can trường trong Chiến bại' th́ lệnh di tản TQLC do chính Tướng Trưởng quyết định và giao cho HQ thi hành (trang 241) Vị Tư Lệnh Phó TQLC có lẽ đă không liên lạc với Tướng Lân Tư Lệnh của Ông (?) để cũng bị bất ngờ khi được HQ vào di tản?


    Các bài hồi kư của các chiến sĩ TQLC:


    - 'Tháng Ba Buồn Hiu!' của Tiểu Cần (từ website nguoivietboston): Tiểu Cần là bút danh của người sĩ quan mang máy vô tuyến riêng của Tướng Lân. Bài ghi lại nhiều chi tiết diễn ra trong Hầm Chỉ Huy HQ ở Tiên Sa trong lúc bị pháo kích và cuộc di tản của Tướng Lân cùng Tướng HQ Thoại, kể cả việc Tướng Thoại phải dùng PRC 25 của TQLC để gọi tàu vào cứu! Mũ Xanh Tiểu Cần ghi lại: 'Đi ṿng dưới chân núi Sơn Chà chừng 2 tiếng th́ chúng tôi ngồi nghỉ. TL/HQ làm tín hiệu bằng đèn pin cho tàu vào rước, có lẽ đến hơn 30 phút sau mà cá lớn cá nhỏ vẫn lặn mất tiêu, không có tàu nào vào đón cả, nên TL/HQ nhờ tôi liên lạc bằng TT. Trời đất? Một giới chức đứng đầu vùng I duyên hải mà không có một âm thoại viên (ATV) hay hệ thống liên lạc TT đi theo?


    Cũng may là trưa nay, trong lúc rỗi rảnh chờ lệnh mới và qua nhiều năm tháng trong nghề đă dạy tôi những kinh nghiệm và lanh lợi nên tôi xin được tần số nội bộ của HQ nên bây giờ tôi vô t́nh lại kiêm nhiệm thêm vai tṛ một ATV của TL/HQ nữa, một ATV, hai TL. Chuyện hi hữu như các tướng lănh họp hành quân mà không có Tướng KQ, như TL/HQ mà phải hành quân bộ trong đêm bên bờ biển! Sau khi liên lạc được với HQ, họ gửi vào 2 tàu chiến loại nhỏ và v́ có nhiều đá ngầm và sóng biển nên tàu chỉ đậu cách xa bờ chừng 10m nên chúng tôi phải bơi ra tàu. Th/Tướng TL, Tr/Úy Hạnh và tôi ngồi trên boong, cuối đuôi tàu, bộ quân phục ướt sũng, gió thổi mạnh. Tiểu Cần cũng ghi thêm ' sự thật nó vậy mà. Điển h́nh là khi Phó Đề Đốc TL/HQ phải nói rơ tên th́ 'tầu trưởng' mới tin và cho tàu vào đón. Điển h́nh là sau khi họp xong, tại sao Phó Đề Đốc không đi ra hướng cầu tàu ngay trong Bộ TL/HQ mà phải đi bộ, ṃ mẫm trong đêm dưới chân núi Sơn Chà? V́ cầu th́ có, mà tàu th́ không!’. Những sự kiện do Tiểu Cần ghi lại rất chính xác, khi đối chiếu lại với bài viết của Hạm Trưởng HQ 802 (trong việc gửi tàu nhỏ vào đón Tướng Thoại), và với những sự kiện do chính Tướng Thoại ghi lại trong 'Can trường trong Chiến bại', kể cả việc Tướng Thoại đă gửi chiến đỉnh riêng để đưa Lănh sự Francis ra Soái hạm HQ 03 và không trở vào được đă mang theo một trong 2 đặc lệnh truyền tin HQ, đặc lệnh thứ 2 do Tr/Úy Ngọc, tùy viên giữ th́ Tướng Thoại lại ra lệnh cho Tr/Úy Ngọc đi theo TL Phó HQ ra tàu trước.


    - 'Trận chiến sau cùng của T/Đ 9 TQLC' của Đoàn Văn Tịnh (Trưởng Ban 3 TĐ) ghi lại cuộc rút quân từ Đại Lộc, Quảng Nam về điểm hẹn Đà Nẵng để được di tản. Tuy TĐ 9 TQLC vẫn giữ được đội h́nh di chuyển và chạy theo sau TĐ c̣n có thêm đoàn xe của Trung đoàn 56 BB/ thuộc SĐ3BB đóng tại Duy Xuyên (Đ/Tá Trung Đoàn Trưởng cho biết đơn vị của ông bị bỏ rơi hoàn toàn: 'Cùng lúc đó, một cánh quân hỗn loạn vừa BB vừa PB từ Duy Xuyên chạy xuống. ĐĐ 4 chận lại ngoài tuyến, ĐĐT chỉ huy đưa vào gặp tôi là một vị Đại Tá, Trung Tá Khai Trung đoàn phó và một Th/Tá Tham Mưu. Tr/Tá Khai chào và hỏi:- anh là đơn vị Trưởng?- Không tôi là Trưởng ban 3. Tôi là Tr/Tá Khai, Tr/Đ phó, bây giờ các anh đi đâu, có thể cho chúng tôi đi tháp tùng được không? Tôi nh́n các anh gật đầu. Ông Đại Tá Trung Đoàn Trưởng tỏ vẻ giận dữ: 'Xin lỗi anh nghe. Đ. mẹ chúng nó bỏ hết chúng ta rồi.- Đ/Tá không nhận được lệnh ǵ sao? -Xin lỗi Đ/Úy, lũ khốn nạn chẳng có lệnh lạc ǵ cả?'. Đoàn xe sau nhiều trở ngại đă đến được điểm hẹn, nhưng quá trễ. 11 giờ trưa 29 cánh quân đầu mới tới bờ sông Hàn. 12 giờ trưa vượt sông và đến được Chủng Viện Sơn Trà để sau cùng tan hàng trong uất hận.


    (Quyết định lui binh SĐ 3 chỉ được Tướng Trưởng ra lệnh cho Tướng Hinh vào lúc 10 giờ 30 đêm ngày 28 tháng 3 trong buổi họp tại Hầm Chỉ Huy ở căn cứ HQ Tiên Sa. Tướng Hinh hoàn toàn bất ngờ, xin Tướng Trưởng cho thời gian chuẩn bị nhưng không c̣n nữa. Phó Đề Đốc Thoại ghi lại: Sau khi xin 72 giờ để chuẩn bị, rồi xuống 48 và cả đến 24 giờ cũng không được. Ông Thoại nói với Ông Hinh:' Th/Tướng hăy về sắp xếp công việc SĐ rồi cùng Bộ Tham Mưu bay ra băi Bắc lúc 4 giờ sáng ngày mai, tôi sẽ cho tàu vô đón Thiếu Tướng'. Vị Tư Lệnh nh́n tôi sững sờ, biết là t́nh h́nh đă tuyệt vọng'. SĐ 3 BB được xem là bị bỏ rơi hoàn toàn. Tướng HQ nhiều lần xác nhận là không có lệnh di tản SĐ 3. Bộ Tư Lệnh SĐ chỉ có 6 giờ để bỏ chạy cho kịp Tướng Hinh tuy cố gắng nhưng chỉ liên lạc và đưa được gần 1000 binh sĩ tại Ḥa Cầm ra khỏi Đà Nẵng. Phần ông và một số tùy tùng đă được HQ 802 vớt trong lúc kêu cứu tuyệt vọng từ bờ biển.


    - Bài 'Trung Tướng Ngô Quang Trưởng' qua lời thuật của Nguyễn Tường Tam' do Phiến Đan thực hiện, trích từ Nguoi-viet Online . Bài viết có đoạn ngắn ghi lại lời kể của Đ/Úy Ḥa, tùy viên của Tướng Trưởng về những phút cuối cùng của Tướng Trưởng tại Đà Nẵng, kể cả việc phải dùng phao tự tạo để bơi ra tàu.
    T́nh trạng hỗn loạn tại thành phố Đà Nẵng được ghi chép lại từ:


    - 'Giờ Phút Hấp Hối Của Thành Phố Đà Nẵng: Cuối tháng 3-1975' của Phan Đức Minh, Th/Tá Phó Công Tố Ṭa Án Mặt Trận Vùng I Chiến Thuật.


    -'30-04-1975: Máu Và Nước mắt' của Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, tập bút kư đăng trên hon-viet.co.uk . Tập bút kư mô tả t́nh trạng hỗn loạn tại Đà Nẵng cùng với vai tṛ và hoạt động của Lực lượng Ḥa giải Phật giáo trong việc xúi giục dân chúng nổi dậy và những vụ thanh toán t́m giết các phần tử quốc gia ngay từ trước khi cộng quân vào Đà Nẵng. Tài liệu ghi rơ tên các nạn nhân và nơi bị giết hại.


    Các tài liệu từ sách, báo Mỹ:


    - 'Nước Mắt Trước Cơn Mưa' bản dịch của Nguyễn Bá Trạc từ 'Tears before the Rain ' của Larry Engelmann; Tập sách đă dành 3 bài của 3 người Mỹ khác nhau (trang 28 đến 46) viết về chuyến bay cuối cùng của chiếc Boeing 727 của Hăng World Airway đáp xuống phi trường Đà Nẵng vào trưa ngày 29-3 (lúc Cộng quân đă tiến chiếm phi trường) với những chi tiết bi thảm như binh sĩ bắn giết dân chúng để giành chỗ trên máy bay, máy bay gần hết xăng, không đóng được cửa sau, xác chết kẹt trong pḥng chứa bánh đáp, một bên cánh bị toác v́ lựu đạn và những nguy hiểm khi phi cơ hạ cánh. Tuy nhiên, theo Wolf Lehmann, Phó Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN (trang 72) th́ đây là một chuyến bay 'gây tai họa', tự ư cất cánh, không được chính quyền VN cho phép và Ṭa ĐS Hoa Kỳ cho rằng đây là một hành động vô trách nhiệm, bốc đồng của Ed Daly gây ra nhiều phiền phức; tuy đưa được một số người ra khỏi Đà Nẵng nhưng cũng đă giết chết nhiều người trên phi đạo.


    - 55 Days The fall of South VietNam của Alan Dawson: Tập sách dành một số trang (từ 161 đến 188) để viết về t́nh trạng thành phố Đà Nẵng trong những ngày sau cùng. Một số chi tiết khá sống động về sự hoảng loạn trong thành phố, t́nh trạng hầu như 'vô chính phủ' và câu chuyện của những người Mỹ có vợ Việt bị kẹt lại cùng vai tṛ của Tổng Lănh Sự Francis. Một số chi tiết quân sự, có lẽ do nghe kể lại nên không chính xác như đoạn viết về một sĩ quan tên Tâm, liên lạc bằng điện thoại về Sàig̣n với cấp chỉ huy để xin tự đào ngũ (?) trong khi liên lạc vô tuyến giữa Saigon và Đà Nang đă gián đoạn, các liên lạc phải dùng hệ thống viễn liên của Hải Quân.


    - New York Times, March 30, 1975: Bài viết của Kư giả Malcom Brown về Sự 'thất thủ' của Đà Nẵng và tan ră của QĐ I VNCH.


    - The Fall of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders do tổ hợp Rand xuất bản. Tập sách tổng hợp nhiều ư kiến rất đa dạng, nhiều lời giải thích về trường hợp Đà Nẵng tan hàng (trang 218-228), ghi lại một số 'lời kể' của các giới chức 'có thẩm quyền' như của Tướng Trưởng, Tướng Hinh. Tác giả Nguyễn Đức Phương đă dùng một số chi tiết của tập sách này để viết trong chương ‘Cuộc Lui Binh Của Quân Đoàn’ 1 trong tập ‘Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập’ (tác giả đă dùng những lời kể lại của Đ/Tá Nguyễn Thành Trí với Đ/Tá Phạm Bá Hoa trong ‘Đôi ḍng ghi nhớ’ nên không chính xác về trường hợp di tản của Tướng Lân).


    - The Twenty-Five year Century (Lam Quang Thi), tập sách viết bằng Anh Ngữ. Tập sách có một số chi tiết về buổi họp tại Hầm Chỉ Huy Tiên Sa, ghi lại chuyến bay trực thăng của Tướng Thi ra hạm đội trong đêm, để lập một bộ chỉ huy nhẹ lo việc di tản SĐ TQLC (?)




    Trần Lư
    Last edited by dtkcamau; 02-04-2020 at 01:45 AM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM



    Trận chiến oai hùng và đẹp nhất trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa


    Trần Đoan Hùng





    1. Nhân sự kiện 40 năm “khép lại” cuộc chiến (30/4/1975 – 30/4/2015):

    Trong những ngày nầy, những ngày kỷ niệm 40 năm biến cố khép lại cuộc huynh đệ tương tàn khốc liệt và đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam: biến cố 30.4.1975, rất nhiều kư ức về cuộc chiến có dịp được phơi bày, tường thuật.


    “Bên thắng cuộc” th́ khắp nơi tưng bừng mừng “kỷ niệm chiến thắng” bằng tuyên truyền rầm rộ và hoành tráng với tầng suất và đầu tư cao nhất. Trong khi “bên thua cuộc” th́ đó đây vẫn tổ chức hồi niệm ngày “quốc hận” trong bầu khí của trầm mặc mang dấu ấn tiếc nhớ và ngậm ngùi.


    Và cũng trong những ngày nầy, trên các phương tiện truyền thông gần như ngập tràn các tư liệu liên quan đến cuộc chiến tranh, cho dù đă 40 năm trôi vào dĩ văng, nhưng những vết thương của cuộc tương tàn nồi da xáo thịt (mà các tài liệu nầy gợi nhớ) vẫn nhức nhối trong tâm hồn của hàng triệu con dân Việt Nam.

    Bằng chủ trương và đường lối tuyên truyền cố hữu của hệ thống chính trị độc tài, độc đảng, chính quyền cộng sản Việt nam cố sức tŕnh bày những chiến tích lừng danh của quân đội nhân dân miền Bắc qua toàn bộ hệ thống báo đài lề phải đang nắm trong tay. Và dĩ nhiên, đó chỉ là “sự thật cộng sản”, một sự thật mà chính một lănh tụ tầm cở của đế quốc cọng sản Liên Sô - Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev: đă phải thốt lên: “Tôi đă bỏ nửa đời người phục vụ lư tưởng CS, nay tôi đau buồn nói rằng CS chỉ tuyên truyên Dối Trá và Bịp Bợm.”


    Nói như thế, không phải hoàn toàn phủ nhận những chiến thắng mà quân đội cụ Hồ đă đạt được trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn mà họ “treo cái đầu dê” bằng những mỹ từ “giải phóng miền Nam khỏi ách xâm lược Mỹ”. Thôi th́ cứ để cho “bên thắng cuộc” thoải mái tụng kinh bài ca chiến thắng vĩ đại v́ họ đă trả giá quá đắt: hơn 3 triệu người chấp nhận “sinh Bắc tử Nam” kia mà!


    Ở đây, trong bài nhận định giản đơn và khiêm tốn nầy, chỉ xin được góp một chút hương thơm để kính nhớ hương hồn các anh linh tử sĩ của quân đội Việt Nam Cọng Ḥa đă hy sinh chiến đấu miệt mài suốt 20 năm để giữ ǵn Đất Mẹ từ bờ sống Bến Hải cho đến mũi Cà Mau, cùng những vùng biến đảo xa xôi Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Phú Quốc.


    2. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và giá trị chiến đấu


    Trong đoạn kết của bài viết “CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA” tác giả Sơn Tùng đă phần nào cay đắng thốt lên:


    “Cuộc chơi rơ rệt không công bằng, nhưng nguời lính Việt Nam Cộng Ḥa vẫn miệt mài chiến đấu và hy sinh. Cho đến khi hoàn toàn bị trói taỵ Cuộc chơi tàn. Nhưng người lành lặn bị lùa vào các trại cải tạọ. Đui, què, mẻ sứt...không c̣n được ai nhắc tới, biết tớị những người chết không yên, mồ mả bị đào xới lăng nhục.


    Bốn mươi cái 30/4 đă trôi qua, hào quang của những kẻ đă “chiến thắng” nhờ sức mạnh súng đạn ngoại bang đă tắt lịm trong cái xă hội cực kỳ thối nát. Bao giờ lương tâm mới thức tỉnh trong những con người vẫn c̣n muốn ném bùn vào nét chân dung của người lính Việt Nam Cộng Ḥa?”


    Nhưng lịch sử vẫn luôn công bằng. Những giá trị đích thực cho dù có bị vùi dập, loại trừ, chà đạp…th́ rồi vẫn đến lúc được khám phá, trưng bày, đón nhận.


    Chính tác giả Sơn Tùng trong bài viết trên, đă trích dẫn những tường thuật và nhận định của những nhà báo, phóng viên mang lập trường thiên cọng, bênh vực cho cuộc chiến tranh của Hà Nội, nhưng khi chứng kiến những trận đánh cuối cùng của Quân Đội Việt nam Cộng Ḥa đă phải thay đổi cái nh́n:


    “Sự hèn nhát và vô đạo ấy đă làm thức tỉnh lương tâm một số người từng góp phần cổ vơ cho Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam: VNCH, khi họ chứng kiến những trận đánh cuối cùng của một số đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trong số nầy có 3 nhà báo Pháp Jean Larteguy, Jean Lacouture và Pierre Darcourt. Ba nhà báo nầy đă có mặt tại miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối của Saigon, có lẽ chờ đợi đón mừng "bộ đội giải phóng" để chứng kiến cái chết oan nghiệt của quân đội miền Nam mà họ đă phỉ báng trong suốt bao nhiêu năm. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, họ trở về Pháp, và đă làm cho cả thế giới ngạc nhiên với những ǵ họ viết ra về Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa.


    Jean Larteguy ghi lại như sau khi tới thăm một đơn vị Dù cố thủ tại Sài Gòn:


    "Thứ Hai 28/4/75.


    Saigon sáng nay yên tĩnh.


    Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong các khu vườn. Họ không buồn rầu, và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một cuộc thao dượt. Đôi lúc họ c̣n cười với nhau, và liệng cho nhau những chai Coca-Colạ Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu nầỵ Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn ḿnh trong những đổ nát của Saigon.


    Và những binh sĩ tuyệt vớ nầy vẫn c̣n có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem t́nh h́nh ra saọ

    Ông trả lời:


    - Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người chót chiến đấụ Hăy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải v́ Thiệu, v́ Hương hay v́ Minh.


    Sau khi Dương văn Minh đă tuyên bố đă đầu hàng. Lartéguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị QDVNCH tại Saigon, và ghi lại như sau:


    "Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ Dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan nầy khuyên họ nên ngưng chiến đấụ. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy c̣n đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung v́ đạn trong xe


    Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ ǵ, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết"


    Lartéguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên Trường Vơ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địạ


    "Và trong những bộ đồng phục mới, giày chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Vơ Bị Đà Lạt đă đi vào chỗ chết. Chỉ c̣n thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng".


    Một đồng nghiệp của Lartéguy là Raoul Coutard đă thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan:

    - Các anh có biết là sắp bị giết chết không?


    Một thiếu úy trả lời:


    - Chúng tôi biết chứ.


    - V́ sao?


    - Tại v́ chúng tôi không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản…..


    "...Các xe tăng đầu tiên của cộng sản vào Saigon từ phía Đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Ḥạ.. Bộ binh th́ tiến từ phía Bến cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn nầy chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiềụ .Từ ngày hôm trước, các đơn vị cộng quân nầy dă bị chặn tại gần Hốc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của sư đoàn Dù trấn giữ, dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị cộng quân bị thiệt hại nhiềụ. Sau đó, chúng c̣n phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon: một lần trước trụ sở Cảnh Sát Công Lộ; nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng cộng sản đè bẹp;lần thứ hai ở ngă tư Hồng Thập Tự và Lê van Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính dù vơ trang đại liên và bazooka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành ṿng tṛn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát.

    Đến chiều tốị 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và c̣n chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Dến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đêm để rút về đồng bằng."


    Darcourt cho biết đại tá Vinh đă ở lại vị trí và tự sát.


    Và có lẽ nhận định sớm nhất và công bằng nhất về giá trị đích thực của Quân Đội Việt nam Cọng Ḥa và cuộc chiến đấu anh dũng của họ đó là nhận định của một nhà báo Mỹ mà Sơn Tùng đă ghi lại như sau:


    Hai ngày sau khi Saigon sụp đổ, Peter Kanh, nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer, đă viết một bài b́nh luận dài trên tờ Wall Street Journal (2/5/75) tựa đề "Truy điệu Nam Việt Nam", trong đó có đoạn viết về Quân Lực VNCH như sau:


    "...Nam Việt Nam đă chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đă không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xă hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậỵ… Quân lực VNCH đă chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta c̣n nhớ, thí dụ như trận An Lộc Quân đội ấy đă chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không c̣n nhớ địa danh. Quân lực ấy đă can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ...


    Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đă tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đă bị thương...Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đă thua rồi th́ vẫn c̣n những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đă tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đă là phía tốt hơn".


    3. Trận chiến oai hùng và đẹp nhất


    Sau khi điểm qua những ghi nhận đó, cùng với những tư liệu chiến tranh đă và đang hiện diện trên khắp các diễn đàn quốc tế cũng như quốc nội, người viết xin được phép chọn lựa một trận chiến tiêu biểu cuối cùng như là dấu ấn oai hùng nhất, đẹp nhất trong những trận chiến lừng danh của quân đội Việt nam Cọng Ḥa. Đó là trận chiến bảo vệ ngôi trường thân yêu của các chiến sĩ THIẾU SINH QUÂN, thuộc trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu vào đêm 29 và trọn ngày 30/4/1975.


    Và đây là những lư do để người viết chọn lựa trận đánh nầy như là biểu tượng đẹp nhất của những trang chiến sữ nội chiến Việt nam, xứng đáng là tấm gương soi chiếu cho mọi đạo quân trên thế giới.


    Sau đây là những trích dịch từ các bài viết mà một trong số đó là chính chứng từ của những thiếu sinh quân đă từng tham dự trận đánh oai hùng nầy.


    Một đạo quân trong lứa tuổi học tṛ


    “Đó là cuộc chống trả của các THIẾU SINH QUÂN ở Vũng Tàu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong Thị Xă. Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân. Ngoại trừ một cứ điểm duy nhất c̣n chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13 .... đến 17 tự lập pḥng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sỹ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường.” [1]


    Một đạo quân thắm t́nh đồng đội


    “Trong lúc mọi người đang ch́m đắm trong những suy tư riêng, tôi bỗng nghe tiếng loa phóng thanh từ trong trường vọng lại:


    - Các anh Thiếu Sinh Quân lớp lớn xin trở về trường! Chúng em cần các anh lắm.

    Tiếng gọi của em nhỏ Thiếu Sinh Quân vang vọng trong màn đêm, thúc bách năo nuột như tiếng kêu chim chíp của gà con mất mẹ, làm cho tôi vô cùng xốn xang, bức xúc. Các em chẳng có nơi nào dung thân, chỉ c̣n biết trông cậy vào các anh lớn đùm bọc. Là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lớp lớn nhất, tôi nhận ra trách nhiệm của ḿnh. Tôi không thể ngồi yên khi nghĩ đến bạn bè và đàn em đang ở trong trường. Có thể lúc này Bắc quân đă có mặt đâu đó gần Vũng Tàu hay quanh trường, nhưng tiếng gọi loa đă khiến tôi phải đứng lên và cương quyết trở lại trường với các em. Bố Mẹ Vần lo lắng khuyên chúng tôi đổi ư. Tôi cám ơn Bố Mẹ Vần và nói trước khi cùng Thịnh phóng vào đêm tối:


    - Tụi con không thể bỏ các em được!


    Về đến trường, các bạn cùng liên lớp với tôi như Lâm A Sáng, Phạm Ngọc Tŕnh, Nguyễn Văn Minh cũng đă có mặt. Tôi nhận thấy các bạn đă phá cửa kho vũ khí của trường và đang h́ hục khuân vác súng đạn ra các ổ canh gác. Một toán các Thiếu Sinh Quan khác th́ đang xả thịt một con ḅ, lui cui nấu cơm và luộc thịt. Thế là tôi vớ lấy một cái nón sắt, chụp một khẩu carbine cùng với Thịnh, cũng trang bị y hệt, lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hai đứa chúng tôi tự xem trách nhiệm tổ chức canh gác như nhiệm vụ được anh em giao phó.


    Nh́n lên bầu trời đen thẳm với nỗi cô đơn chợt đến, chợt đi, tôi suy nghĩ lan man với một bài toán không đáp số. V́ trách nhiệm của anh lớn bảo bọc đàn em, chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc chiến. Cuộc chiến này sẽ đi về đâu? Chúng tôi không biết. Tương quan lực lượng nghiêng lệch ra sao? Chúng tôi chẳng cần bàn. Không ai trong chúng tôi tin là ḿnh sẽ chiến thắng, nhưng chúng tôi vẫn sẽ chiến đấu, ít nhất chúng tôi cũng phải đánh trả đích đáng những ai muốn chiếm lấy ngôi trường này, nơi dung thân cuối cùng của chúng tôi.” [2]


    Một đạo quân kỷ luật, quả cảm và vững vàng kỷ năng tác chiến


    “Mặc VC kêu gọi và đe doạ, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên tŕ tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm lũy pḥng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hoả .... Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đă được giảng dậy ở quân trường.


    Đúng 9:30 sáng ngày 30-4. Cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sỹ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn.


    VC nổi cơn khát máu. Chúng khai hoả, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mănh liệt và hoả lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những bia sống, những cái bia người "SINH BẮC TỬ NAM". Các em chưa bao giờ được bắn, nay đă bắn với tất cả căm thù, mong dành lại những ǵ sắp bị cướp mất.


    Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra c̣n có lợi điểm là các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp, trong khi bộ đội VC lớ ngớ như bầy chuột chù ra ngoài ánh sáng. Lại có những thanh thiếu niên và Quân Nhân vỡ ngũ bên ngoài hào hứng và kích động, t́m cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường, đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội khiến chúng nao núng và hốt hoảng.


    VC đă bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua được lưới đạn của các chiến sỹ nhỏ tuổi nhưng can trường. Các em đă chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và KỶ LUẬT như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến nhà nghề.


    Đây là trận đánh thực sự đầu tiên và cũng là trận đánh cuối cùng của các em c̣n đang giở khoá học. Trận đánh QUYẾT TỬ đă đi vào lịch sử.


    Các Thiếu Sinh Quân đă chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngă gục. Những đứa con bé bỏng của quê hương đă chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc c̣n xanh, mộng đời chưa trọn. Đồng bào chứng kiến cảnh bi thương này đă oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào, lăn xả vào cản ngăn họng súng bọn bộ đội để che chở cho những thiếu niên ở bên trong.


    Tiếng nổ, tiếng ḥ hét, tiếng kêu khóc, tiếng loa uy hiếp của Việt cộng đă tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng chưa từng thấy .... Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt t́nh và sinh lực của tuổi trẻ hăng say hào hứng như đang tham dự một tṛ chơi lớn.[3]


    Một đạo quân giữ vẹn châm ngôn của Quân Đội Việt Nam Cọng Ḥa:


    TỔ QUỐC – DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM.


    “Cuộc chống cự kéo dài đến 3:00 chiều. Cho đến khi kho đạn dược đă cạn và kho lương thực bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng ḷng cho Việt cộng thương thảo. Họ đ̣i hỏi Việt cộng chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng ...


    Và các em đă dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đă gục ngă, và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ KHÔNG ĐỂ CHO BỌN CS làm nhục lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đă thề nguyền PHẢI THƯƠNG YÊU và BẢO VỆ.


    Có chừng hơn một Trung Đội TSQ đă tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nh́n lên lá Quốc Kỳ c̣n nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích. Hai TSQ lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào.


    Họ từ từ nắm từng nấc giây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài giây phút thiêng liêng cảm động này, nước mắt đầm đ́a.


    Tất cả Thiếu Sinh Quân từ trong các tầng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, bờ tường, sau những mái nhà...., không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật dậy đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca.


    Gần 700 giọng hát hùng tráng cát lên, vang khắp sân trường. Bọn bộ đội nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch vang đến tận bến Dâu, bến Đ́nh............ Mọi người dân Vũng Tàu đă đều nghe và rung động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cùng ngẩn ngơ rớm lệ theo tiếng hát.


    Các Thiếu Sinh Quân đă làm lễ mai táng đất nước, đă TRANG NGHIÊM RỬA SẠCH tấm bia DANH DỰ của Quân Đội VNCH, đă vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối chỉ một không hai này. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, với những nghẹn ngào cùng dàn dụa của nước mắt. Đồng bào cùng thổn thức thương tủi và thổn thức hát theo.” [4]

    Trong hồi ức của những người đă từng kinh qua cuộc chiến, đặc biệt trong những ngày tháng cuối cùng của chế độ Việt Nam Cọng Ḥa, nhất là hồi ức của những người lính bảo vệ tự do, th́ cho dù thời điểm 30.04.75 có là ngày “chiến bại”, có là thời điểm tan hàng, mất nước…th́ với trận chiến đấu anh dũng và bi hùng của đoàn quân Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, măi măi sẽ là trận chiến oai hùng nhất, đẹp nhất, xứng đáng được xếp đầu tiên trên mọi trang quân sử!


    4/18/2015

    Trần Đoan Hùng

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466


    Những Anh Hùng Vô Danh đồn Dak Seang
    P1




    Phải đi biệt phái những nơi như vầy mới hiểu được và thương các anh em bộ binh. Người lính bộ binh Việt Nam khổ qúa. Khổ đến độ sự khác biệt giữa sự sống và cái chết hầu như không có ranh giới. Cuộc đời là địa ngục th́ chết chắc cũng chẳng có ai sợ.



    “Thành kính tưởng niệm các chiến sĩ Địa Phương Quân anh dũng đồn Dak Seang”



    “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” Đại úy Ngọc tḥng một câu đùa trong chiếc Phi Cơ L19 ở cao độ 8 ngàn bộ, hôm chúng tôi cất cánh từ Nha Trang đi Kontum với hành trang cho 15 ngày biệt phái. Đồng ư đó là một câu đùa, nhưng tôi không cười được chút nào cả v́ ḷng tôi đang héo hon như cái vỏ xe bị x́ lốp.









    Đang vui vẻ với đám bạn bè từ Ban-Mê-Thuột về Nha Trang nghỉ mát, ngày nào cũng sáng tiểu yến với cà phê, phở, thuốc lá 3 số 5. Chiều đại yến với la de, nem nướng, ṣ huyết mà phải khăn gói qủa mướp ra đi như thế này th́ thật là đau khổ vô cùng, lại mới bị Thủy giận, tôi chưa có dịp làm ḥa. Tính vốn lo xa, tôi đâm ra hăi. Đi biền biệt 15 ngày mà không từ gĩa em được, em tưởng ḿnh… rớt máy bay chết rồi bèn đi cặp * khác th́ hết một đời trai. Cứ tưởng tượng cái cảnh Thủy cặp tay một * chết tiệt nào đó đi coi hát bóng, đi nhảy đầm vung vít là tôi cảm thấy… hết muốn bay bổng. Đời phi công sao khổ thế nầy, tôi than thở. có lẽ thấy được những cái vẻ đau khổ khó chịu trên khuôn mặt * Thiếu úy trẻ, anh Ngọc cười. Nh́n thấy cái bản mặt táo bón của chú mầy tao nhớ đến cái thuở huy hoàng của những ngày..chưa lấy vợ. Tôi phản đối “ở Phi Đoàn 114 mà không biết phản đối th́ chẳng bao giờ lớn được”. Chưa lấy vợ th́ khổ bỏ xừ đi chứ huy hoàng ǵ anh?. Bị đào hành lên hành xuống, quay ṿng ṿng như con mắm có ǵ mà huy hoàng,. Lại c̣n phải đi biệt phái lâu ngày như thế này, xát thân ở nơi tiền tuyến không sợ mất mà chỉ sợ… mất đào ở nhà. Đại úy Ngọc bật cười lên khoái chí. Hậu sinh…. chẳng biết mẹ ǵ cả. Mày lấy vợ đi rồi mới thấy cái gía trị của những ngày biệt phái. này nhé, ở nhà với vợ, có * chó nào dám ti teo, đi phải thưa về phải tŕnh, tiền bạc phải “báo cáo”đầy đủ. Ấy là chưa nói đến chuyện ở gần mặt trời th́ phải sống có qui củ, có nề nếp, gặp xếp từ xa là phải cung tay chào rốm rốp. * nào cũng muốn kiếm thêm tí điểm th́ phải biết điếu đóm v..v.. Đi biệt phái, nói một cách văn chương, đó là “những ngày nghỉ mát” v́ thứ nhất ḿnh thoát khỏi ṿng cương tỏa… bà tư lệnh , muốn làm ǵ th́ làm, gặp bất kỳ cô thôn nữ yêu kiều nào cũng có quyền đấu tưới hột sen, muốn khoe ḿnh chưa vợ hay vợ… mới chết th́ đó là quyền của ḿnh. Các cô thôn nữ vốn dễ dăi và cả tin, chẳng ai thèm khiểm chứng hay thắc mắt lôi thôi. Thứ hai, đi biệt phái, cuộc sống không g̣ bó như ở phi đoàn. Ḿnh tự chỉ huy lấy, đời sống thoải mái hơn, chỉ làm sao đừng bê trể công việc, thứ ba, làm việc trực tiếp với bộ binh có nhiều cái thú. Mười tám tuổi bỏ nhà đăng lính đâu phải để suốt ngày ḍm ba cái đồng hồ phi cơ rồi cứ hết cất cánh rồi hạ cánh. Phải có “Action” phải có đánh bomb, có ăn pháo kích v..v. Nghe anh Ngọc thuyết một lúc là tôi đă thấy xiêu ḷng. Mẹ, tôi đâu biết là lấy vợ sẽ khổ như thế này. Sống bị kềm kẹp vậy chả trách ǵ ông nào cũng có vẻ chán đời. Anh Ngọc cảm thấy h́nh như tôi đă thấm ư, nên kết luận.



    - Đó là những cái khác nhau giữa hai thế hệ, Thế hệ chưa vợ và thế hệ có vợ. Bây giờ nh́n lại mấy chú, anh thấy tiếc hùi hụi. Rồi hứng t́nh, anh chơi thêm hai câu thơ, giọng vịt cồ nghe không có tính chất…văn học chút nào hết.

    T́nh chỉ đẹp khi c̣n dang dở

    Đời hết vui khi đă vẹn câu thề



    Sau hai câu thơ là một chuỗi cười h́ h́ nghe rất ngứa lỗ tai. Men rượu của buổi tiệc gĩa từ tối hôm qua c̣n ngây ngất trong máu tôi, làm đầu óc cứ dật dờ. Tôi tắt radio, bảo anh Ngọc:

    - Anh bay hộ, em buồn ngủ quá.



    Anh Ngọc dễ dăi:

    - Ngủ đi, tao bay cho. Ráng ngủ lấy sức, xuống đến Kontum chuyến này có nhiều chuyện lắm.



    Tôi kéo tuột ghế ra sau, nhắm mắt làm một giấc ngon lành…. Biệt đội Kontum lần ấy, các phi hành đoàn ở trong cư xá văng lai Sĩ Quan của Tiểu Khu. Cả thành phố Kontum như một trại lính khổng lồ, đi đâu cũng chỉ gặp toàn lính là lính. Từ lính không quân đến lính bộ binh, lính nhảy Dù, lính Lôi Hồ, lính Biệt Động Quân, lính Biệt Kích….., ai nấy vơ khí trang bị tới răng trông phát khiếp. Lâu lâu, phải chịu khó t́m ṭi và chờ đúng giờ tan học mới nh́n thấy được vài tà áo dài phất phơ cuả các em nữ sinh, Những tà áo dài bé nhỏ xinh xinh coi có vẻ vừa lạc lơng vừa hiền lành làm sao trong cái thế giới đầy dẫy súng đạn của thành phố địa đầu này. Cũng như một con én không làm được mùa xuân, một chiếc áo dài tha thướt cũng không làm mất đi được cái vẻ chinh chiến của quê hương khốn khổ. Đứng nh́n ngắm những tà áo này, tôi thấy nhớ Thủy chi lạ, buổi chiều cơm nước xong về khu tạm trú thắp đèn cầy đánh bài cho hết giờ. Buổi tối, cái khổ nhất của chúng tôi là hai cây cà nông 175 ly to tổ bố của thiết đoàn 14 Kỵ Binh đặt cách dẫy nhà chúng tôi ở chừng 500 thước. Hai cây súng mắc dịch này, ban đêm, giữa lúc mọi người đang ngủ say, cứ thỉnh thoảng nổ một vài phát bắn quấy rối rồi nằm im. Đang mơ màng giấc diệp, tiếng súng đại bác ở sát bên bắn một phát làm chúng tôi nẩy tung muốn văng ra khỏi giường ” Đêm hôm khuya khoắc, bắn con C…ǵ mà bắn độc thế? Sao không về nhà mà bắn… bà xă cho được việc”, một giọng càu nhàu cất lên. Lại có giọng khác hăm dọa ” ngày mai tao phải “phản đấu”mới được. Đó là tiếng nói của Đại úy Bá, trưởng biệt đội. Ông đại úy này người dân xứ Quảng, lâu lâu phải để cho ông ấy “phản đấu” ai một lần th́ ông ăn cơm mới ngon. Mất cả tiếng sau mới dỗ được giấc ngủ. Nhiều khi vừa mới chợp mắt th́ lại “ầm” một tiếng như trời long đất lở tiếp theo, lỗ tai như bi ai tống vào một cây đinh. Đến lúc này thi đại úy Bá không nhịn được nữa, chửi thề um sùm “Đ..” mọa nó, bén chi mà bén miết..”. Thế là hết mẹ nó một tiếng đồng hồ nữa rồi… Tôi không hiểu các anh em bộ binh làm sao mà sống được như vậy không phải chỉ trong 15 ngày biệt phái như tôi mà tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.



    Phải đi biệt phái những nơi như vầy mới hiểu được và thương các anh em bộ binh. Người lính bộ binh Việt Nam khổ qúa. Khổ đến độ sự khác biệt giữa sự sống và cái chết hầu như không có ranh giới. Cuộc đời là địa ngục th́ chết chắc cũng chẳng có ai sợ. Và có lẽ, chết sẽ là một giải thoát. Tôi đă tận mắt nh́n thấy nhiều người sống suốt mấy tháng trong giao thông hào nước ngập tới háng. Đó là nơi mà anh em vừa ăn, ỡ ngủ v.v.. Các anh cũng là người với những cảm giác b́nh thường, biết lạnh, biết nóng, biết thèm ăn ngon, biết sợ đau khổ, sợ chết. Mănh lực nào. sức lôi cuốn nào đă khiến anh em từ bỏ gia đ́nh ôm cây M16 để trở thành người lính bộ binh. Trở thành người linh bộ binh để “chết thay dùm dân tộc” để chấp nhận mọi đắng cay, mọi hiểm nguy, Chắc chắn không phải để lănh số lương mười mấy ngàn , chỉ đủ mua bao gạo. Cũng không phải v́ sợ cảnh sát bắt đi quân dịch ở đầu ngơ. Cũng càng không phải v́ mủi ḷng bỡi vài cái bích chương kêu gọi rẻ tiền của chính phủ dán trong thành phố, hay v́ câu hát của Hùng Cường , Mai Lệ Huyền. Tôi nghĩ, anh em đă ra đi chỉ v́ ḷng yêu nước. V́, anh em nghĩ rằng cầm súng chiến đấu là bổn phận của ngững người trai thời ly loạn. Chỉ biết rằng đi để thể hiện chữ “Yêu” yêu Quê Hương yêu Tổ Quốc, không cần tính toán, không đo lường gía cả. Chỉ vài ngày đi bay mà anh em ai cũng bị hốc hác thấy rơ. Đêm mất ngủ, lên trời gió mát, chỉ muốn nhắm mắt. Cùng tắc biến, biến tất thông, mấy hôm sau chúng tôi biết cách trị.. Pháo Binh. Trước khi leo lên giường ngủ, chúng tôi lấy bông g̣n nhét kín hai lỗ tai. Thế là mấy chú thiết giáp cứ mặc sức mà bắn. Có *… Thiếu úy tên On nằm gần giường tôi, mới được cho đi hành quân lần đầu nên lẩm cẩm không chịu được. Tên nghe đă lẩm cẩm mà người lại c̣n lẩm cẩm hơn. Đang đêm, tôi thấy nó thỉnh thoảng ngồi dậy, móc bông g̣n ra khỏi hai lỗ tai, nghe ngóng một chút rồi lại nhét vào, nằm xuống. Mặt mày nó làm ra vẻ quan trọng lắm. Trằn trọc không ngủ được, tôi thắc mắc:



    - Mày làm cái tṛ khỉ ǵ đó ông Thiếu úy On?



    Nó đáp tỉnh queo :

    - Tao phải thức dậy để nghe ngóng xem có pháo kích không.



    Tôi suưt bật cười. Đúng là * lẩm cẩm, nó làm như Việt Cộng chờ nó tháo bông g̣n ra khỏi hai lỗ tai rồi mới thèm pháo. Tôi phịa một câu :

    - Tao có ư kiến này hay hơn. Mày chỉ cần rút bông g̣n ra khỏi một lỗ tai thôi. Một tai bịt kín để khỏi nghe pháo binh ḿnh, tai kia bỏ trống để nghe VC pháo kích.



    Một thoáng êm lặng, rồi như biết được câu móc ḷ của tôi, * On chửi thề:

    - Đ.. M.. * mất dạy. Mày mà đ̣i móc ḷ tao sao được. Tao đâu có ngu.



    Thấm thoát mà 15 ngày biệt phái của tôi trôi qua mau. Con người qủa thật là dễ thích ứng với hoàn cảnh mới. Tôi chỉ c̣n nhớ Thủy… sơ sơ thôi chứ không c̣n “nồng nàn da diết” như những ngày mới đến đây nữa. Cuộc đời biệt phái cũng có nhiều niềm vui khác như đi uống cà phê đêm, nhậu nhẹt, gặp lại bạn bè cũ, kết bạn bè mới. Với lại, chúng tôi vừa khám phá ra một quán cà phê mới khai trương. Cô Cashier coi xinh không chịu được. Thế là chiều chiều cơm nước xong, chúng tôi bảy tám người chất nhau lên chiếc xe Jeep ra quán cà phê ngồi… ĺ đến tới tối. Giữa khu rừng núi hoang dại này, dễ ǵ kiếm được một cành hoa. Tôi để ư thấy Thiếu úy On yêu đời ra mặt. Không hiểu nó tính dợt le với ai mà đi biệt phái ở nơi rừng sâu núi thẩm này cũng mang theo được mấy cái khăn quàng cổ đủ các màu. Đi uống cà phê những lần sau này nó nhất định phải đóng thêm cái khăn quàng cổ màu tím vào cho ra cái điều như là… màu tím hoa sim, coi chán đời không chịu được. Vào quán cà phê, Thiếu úy On ăn nói chững chạc đàng hoàng, không láu cá nham nhở như tôi.. Có mấy lần tôi tính tḥ tay ra sờ mông em th́ bị nó gạt phắt đi, điệu hung hăn làm như nó… chưa sờ đít ai bao giờ. Nó muốn mang khăn quàng màu ǵ hay tán tỉnh ǵ th́ kệ nó, tôi không để ư tới. Cái làm tôi thích thú nhất là mỗi lần ra về, cu cậu nhất định dành trả tiền cho kỳ được. Di nhiên, tôi không bao giờ phản đối cái mục này. Tôi biết * khỉ này nó có bao giờ trả tiền cà phê cho ai đâu. Hóa ra là con người khi yêu ai cũng trở thành dễ thương hết. Chả trách ǵ nhà văn Shakespeare đă phán một câu “everybody loves the lover”. Cả thế giới đều yêu một kẻ si t́nh. Đúng thật. Tôi ước giá phi đoàn có chừng chục * như Thiếu úy On th́ tôi khỏi sợ tốn tiền cà phê thuốc lá. Được trớn, tôi xúi dại nó, bảo hay là mầy xin ở lại Kontom luôn cho anh em nhờ. Nhưng nó quắc mắt lên, cười khỉnh “Vừa phải thôi… tám. Tao tuy ngu nhưng đâu có ngu hơn mày.”



    Lần biệt phái này, trái với lời anh Ngọc tiên đoán, sư đoàn 23 BB không có đụng trận nào ra hồn cả. Thỉnh thoảng một bọn ” giặc cỏ” đến quấy rối rồi lặn mau như chuột. Dường như cả hai bên đang nghỉ ngơi dưỡng sức. Dưới đất mà không thèm đánh nhau th́ trên trời biết ăn thua với ai. Những phi vụ air cover nhàn rỗi, tôi hỏi đại úy Ngọc đi ” duy tŕ khả năng” bắn rocket. “duy tŕ khả năng” là một danh từ không quân dành cho những anh chàng phi công văn pḥng, sợ lâu quá không bay th́ lúc leo lên tàu, th́ quên béng nó mất cái cần lái nằm chỗ nào nên phải bay “duy tŕ khả năng” cho khỏi quên. Tôi th́ khoái tập bắn rocket sao cho nó đẹp như ‘Dăng gô” bắn súng. Chỉ đâu bắn trúng đó. Cái kiểu bắn rocket của tôi phi đoàn ai cũng chán v́ lối bắn mất dạy. Bay trên mục tiêu, Tôi cắt ga cho tàu rơi cái rào nhiều khi gần như cắm đầu thẳng xuống. Cứ thế mà bóp c̣. Bắn th́ dễ nhưng khi kéo tàu lên mới là cực h́nh. “G” đâu mà lắm thế , mặt mũi cứ dài ra cả thước. nhưng đại úy Ngọc chịu chơi, lần nào cũng cho tôi bắn. Nhiều khi anh c̣n nh́n “tác phẩm” của tôi phê b́nh “Số mày sinh ra để bay khu trục mà bị trời bắt lái .. L19. Đúng là con nhà vô phúc”. Ngày cuối cùng của cuộc biệt phái, chúng tôi cất cánh phi vụ thứ hai vào khoảng 3 giờ chiều. Lên trời, làm vài ṿng, tôi hỏi đại úy Ngọc :

    - Hay ḿnh làm vài ṿng, nếu không có ǵ th́ đi kiếm cái cḥi thượng nào đó “duy tŕ khả năng” rồi về đáp. Mai đổi biệt đội khác rồi.

    Đại úy Ngọc tự nhiên phản đối:

    - Thôi cứ để đó, mày bay dọc lên Dak Pek đi. Tao đi quan sát lần chót để bàn giao vùng trách nhiệm cho phi hành đoàn mới.



    Có cái ǵ thắc mắc trong đầu anh mà tôi không nghĩ ra. Lát sau anh nói:

    - Mày để ư thấy chiến trường lần này, đặc biệt là cách mấy ngày hôm nay yên lặng một cách quá đáng không?



    Tôi chả biết ǵ, trả lời:

    - Yên th́ có yên đó, nhưng mà có ǵ không anh?

    - Thường thường mà yên quá như thế này là thế nào cũng có đánh lớn.



    Tôi nói xuôi:

    - Mai ḿnh về rồi, nhằm nḥ ǵ.



    Khoảng 5 giờ chiều tôi đang lơ lửng gần một cái đồn nhỏ gọi là đồn Dakseang, phía Nam của Dakto. Đại úy Ngọc chợt giật cần lái, quẹo một ṿng.



    - Để tao coi. Đ.M. h́nh như đồn này đang bị pháo kích.



    Chỉ một thoáng sau anh la lên:

    - Đ.M. đúng rồi. Đ.M. nó đang pháo vô đồn.



    Anh Ngọc gọi máy về Trung Tâm Hành Quân, báo cáo những ǵ ḿnh thấy và xin tần số liên lạc ngay. Chỉ trong vài phút, Trung Tâm Hành Quân xác nhận với chúng tôi là đồn bị pháo kích, và có nhiều dấu hiệu cho thấy đồn sẽ bị tấn công. Chúng tôi được chỉ thị ở lại làm việc với đồn. Bắt được liên lạc, trao đổi danh hiệu xong là chúng tôi giảm cao độ. Vừa tà tà bay vô th́ bỗng hàng chục cây pḥng không nhắm vào chúng tôi nổ tới tấp. Chắc chắn phải có vài viên trúng tàu v́ tôi nghe lên vài tiếng bụp bụp. Tôi càu nhàu: “15 ngày biệt phái không sao, ngày cuối cùng mà lănh một viên vào.. đít là xui quảy..” vô không nổi, tôi quẹo ra. Đại úy Ngọc phê b́nh:



    - Trên trời mà pḥng không “kèm cứng một rừng” như vậy là dưới đất nó đă chuẩn bị trận địa pháo rồi. Lạng quạng th́ đồn này chắc mất tối nay. Anh giở tấm bản đồ, ba cái FM trên phi cơ được sử dụng liên tục. Cái gọi pháo binh, cái trực với đồn Dakseang, cái nói thẳng với Bộ Tư Lệnh chiến trường. Cường độ pháo kích càng ngày càng trở nên khốc liệt, Tôi lên cao chút xíu rồi ŕnh ŕnh lại chui vào từ một hướng khác. Bố khỉ, tôi lúc ấy mới khám phá ra là khu vực làm việc bị mây “broken” từng cụm nhỏ bao phủ khoảng từ 5 đến gần 8 ngàn bộ trên trời. Đang quan sát, tàu chui vào mây là coi như mù. Ra khỏi mây th́ phải mất một lúc mới trở lại được chỗ quan sát cũ. Đại úy Ngọc chửi thề “Đ.M. mây mà cũng bị VC dụ dỗ đâm sau lưng chiến sĩ. Trời đất bao la sao không kiếm chỗ bay mà cứ lẩn quẩn làm con C.. ở đây.” Tôi đă cắt ga xuống dưới trần mây mấy lần nhưng vừa xuất hiện là bị hàng chục họng pḥng không thổi rào rào vô mặt, đuổi trở lên “súng đâu mà chúng nó lắm thế” Tôi đành vật lộn với mấy cụm mây…VC này. Bi thảm hơn, giặc bắt đầu nả 130 ly vào đồn, Hai cây đại pháo, một cây đặt ở ven làng cách đó chừng 15 cây số, cây kia ở hướng đối diện cứ tà tà nă từng trái một vào đồn. Từ trên, tôi nh́n thấy rơ ràng những quả đạn rơi rất chính xác vào trong đồn. Cứ mỗi quả đại bác rơi xuống là có chừng mười mấy trái súng cối nổ kèm theo “phụ diễn”. Tôi và anh Ngọc lồng lộn trên tàu bay. Máy vô tuyến gọi đến gần nát cả họng, nhưng bất ngờ quá, chả thấy phi tuần xuất hiện, anh Ngọc gọi pháo từ căn cứ pháo binh gần đó nhất để yểm trợ. Vừa nhận được tọa độ, đă nghe ở dưới đất kêu trời:



    - Vô ích bạn ơi. Xa quá, bắn tới… Tết cũng huề.

    - Th́ bạn quay ṇng xuống thổi đại cho một chục tràng đi, bắn dọa nó cũng được.

    - Xong rồi, để tôi cho yếu tố tác xạ – Yếu tố mẹ ǵ, bắn đi bạn….

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Những Anh Hùng Vô Danh đồn Dak Seang
    P2









    Khoảng 5 giờ rưỡi chiều, người chỉ huy đồn Dakseang có vẻ bối rối:

    - Bạch Ưng, đây Thanh Trị.

    - Nghe 5 bạn.

    - Báo cho bạn biết đến giờ phút này con cái tôi đếm được là 500 trái rồi đó bạn. Hầm hố tôi 50% thiệt hại.



    Tôi muốn nhảy nhổm trong tàu bay. 500 trái vừa cối vừa pháo xuông một diện tích tí teo như thế kia th́ c̣n hầm c̣n hố nào.



    Anh Ngọc bỗng nẩy ra một kế…chết người.

    - Nếu để nó pháo điệu này th́ chừng tí nữa quân ḿnh chẳng c̣n ǵ hết. Ḿnh phải “chiến tranh chính trị” mới được. – Có học trường chiến tranh chính trị ngày nào đâu mà đ̣i… chiến tranh chính trị anh?



    Người phi công chiến tranh chính trị bất đắc dĩ lên mặt dạy dỗ.

    - Từ từ để tao cắt nghĩa. Chiến tranh chính trị nghĩa là… có là không, không là có. Bây giờ chưa có phi tuần th́ ḿnh phải làm như có phi tuần. Ḿnh phải xuống ngay trên đầu mấy cây pháo làm bộ như phi tuần sắp tới th́ pháo nó mới câm được.

    - Xong rồi.



    Mặc dù vẫn c̣n ngán mấy chục họng pḥng không nhưng trong hoàn cảnh này, đạn tránh người chứ người làm sao tránh đạn? Tôi cắt ga cho tàu rơi cái rào, cứ nhắm họng đại bác bay tới. Đạn nổ tùm lum chung quanh tàu. Anh Ngọc trấn an tôi:

    - Mầy đừng lo, tao có bùa nanh heo rừng. Đạn nó né tao.



    Nghe sao mà chán đời, Tàu bay chỉ có 2 người, đạn nó bay vào đây mà né anh Ngọc th́ nhất định nó phải kiếm người khác để chui vào. Người đó c̣n ai khác hơn tôi. Bỗng nhớ ra điều ǵ, anh sờ tay vô ngực quờ quạng rồi rú lên:



    - Bỏ mẹ rồi, nanh heo rừng đíu có đem theo. Đ.M. hôm qua đi tắm treo nó chỗ phuy nước quên đeo vô rồi. Nhưng anh nói ngay:

    - Nhưng tử vi nói tao sống thọ lắm, yên chí lớn đi * em.



    Tôi nghiệm ra rằng con người, lúc ở trong những hoàn cảnh nguy hiểm đều kiếm ra một lư do ǵ đó để tự tin và hy vọng. Càng đi xa đồn th́ pḥng không càng bớt dần. Thấp thoáng con gà cồ của giặc đă nằm ngay dưới cánh, chúng tôi xuống thấp thêm tí nữa, lượn ṿng chung quanh cây pháo. Đúng y như anh Ngọc đoán, pháo im bặt. Rồi như một cơn mưa rào đổ xuống mùa hạn hán, một hợp đoàn Cobra của Tây xuất hiện. Đại úy Ngọc qua được tần số của Tây xí xa xí xồ một chập, tôi nghe được mấy tiếng “everywhere”. Vừa vào vùng là mấy anh Cobra làm ăn liền. Tôi ngạc nhiên thấy họ thay phiên nhau bắn rào rào chung quanh đồn. Như vậy con cháu họ Hồ đang “tùng thiết” đi vô chăng? Dĩ nhiên pḥng không giặc bây giờ đổi mục tiêu, nhắm mấy anh Cobra nhả đạn. Trận thư hùng coi rất đẹp mắt nhưng ngắn quá. Mấy ông Tây bắn chừng 5 phút là hết đạn, quay lui. Khốn nạn hơn cái món chiến tranh chính trị xem ra hết ép phe. Có lẽ giặc biết chúng tôi chỉ dọa giả nên cây pháo bắt đầu nổ trở lại. Đại úy Ngọc gầm lên:



    - Đ.M. tụi mày, lát nữa khu trục lên tao cho nó… bỏ bomb thấy mẹ mày.



    Tức quá mà không làm ǵ được th́… chửi cho đă tức. Chúng tôi chỉ có 4 quả Rocket khói, chẳng sơ múi ǵ được. Rồi Peacock gọi thông báo sẽ có phi tuần khu trục A-1 đang cất cánh khẩn cấp từ Pleiku lên làm việc với chúng tôi. Đại úy Ngọc hớn hở gọi máy:



    - Thạnh Trị, đây Bạch Ưng

    - Nghe 5 bạn, gần ngàn trái rồi. Tụi nó mới xung phong đợt đầu đó bạn.

    - Có sao không bạn?

    - Không, mấy * chuồn chuồn tới đúng lúc với lại con cái tôi đánh giặc c̣n “tới” lắm bạn ơi. Tụi nó rút hết rồi. Khoảng chùng 50 xác nằm dài dài. Mấy * Tây đánh đẹp lắm.

    - Chúng tôi sẽ có 2 phi tuần lên liền bây giờ với bạn.

    - Bạn ráng dùm, hầm hố gần nát hết rồi bạn.

    - Tôi hiểu bạn.



    Cây 130 ly quái ác vẫn đ́ dạch phọt ra từng cụm khói đen. Tôi bảo anh Ngọc. – Anh để em lên làm đại một trái khói vô đó coi, may ra…. – Ờ, may ra….



    Tôi làm ṿng bắn, nghiêng cánh quẹo vào, nhắm và bóp c̣. Oành cái Rocket nổ…gần cây đại pháo. L-19 mà bắn được vậy là nhất rồi, nhưng có chết * chó nào đâu? Không chết nhưng cây pháo lại im tiếng một lần nữa. Tốt! Tôi tính cứ lâu lâu nhào xuống xịt cho tụi nó một trái để mua thời gian chờ khu trục lên. Rồi tiếng rè rè thử vô tuyến của mấy ông khu trục A-1 nghe lên bên tai. Phải thú nhận, cái tiếng rè rè đực rựa lúc này nghe sao mà nó…đáng yêu thế. Đó là thứ tiếng nói của hy vọng, của niền tin, của sức mạnh, của t́nh chiến hữu. Anh Ngọc trao đổi vô tuyến với phi tuần khu trục rồi gọi máy cho quân bạn.



    - Thạnh Trị, đây Bạch ưng.

    - Nghe bạn 5.

    - Chim sắt của tôi lên rồi đó bạn. bạn muốn tôi đánh đâu?

    - Bạn lo dùm mấy con gà cồ trước đi.

    - OK! Roll.



    Phi tuần khu trục vừa xuất hiện th́ cả bầu trời biến thành một biển lửa. Số lượng pḥng không bây giờ không biết là bao nhiêu cây, nhưng ḍm hướng nào cũng chỉ thấy lửa và lửa. Trời đă về chiều nên những viên đạn lửa bay vút lên cao càng được thấy rơ ràng hơn. Phi tuần đầu nhào lên nhào xuống mấy lần vẫn không làm câm họng được cây pháo pḥng không v́ trời quá xấu. Những đám mây…phản quốc, khốn nạn vẫn ch́nh ́nh khắp nơi. Khó khăn lắm họ mới kiếm được cái lỗ chui xuống, bay giữa những loạt đạn pḥng không trùng điệp, để tới mục tiêu, bấm rơi bomb, rồi kéo lên. C̣n 2 trái cuối cùng, người phi công A-1 “để” vào ngay trên ổ súng chính xác như để bi vào lỗ. Ầm một tiếng vang lên rồi tiếp theo là nhiều tiếng nổ phụ. Cha con nó đang đền tội. Xong một cây. Anh Ngọc hướng dẫn phi tuần thừ hai đang làm ăn th́ tôi nghe tiếng gọi:

    - Bạch ưng, đây Thạnh Trị

    - Nghe 5 bạn

    - Báo bạn biết, hầm chỉ huy tôi xập rồi. Tôi ra giao thông hào với mấy đứa con.

    - Bạn nhớ giữ liên lạc với tôi.

    - Bạn…



    Không có tiếng trả lời. Tôi hoang mang. “ra giao thông hào với mấy đứa con” vậy là bi đát lắm rồi. Anh Ngọc bảo tôi:

    - Anh đang bận hướng dẫn khu trục, em qua FM gọi thẳng TTHQ xin gấp cho anh ít nhất là 2 phi tuần nữa, lên liền lập tức, nếu không kịp là tụi nó sẽ “over run” Dakseang trong ṿng nửa tiếng đồng hồ. Tôi đổi tần số FM, Anh Ngọc cẩn thận dặn ḍ thêm:



    - Phải nhớ la ơi ới lên như là đang bị bóp…dái th́ cha con nó mới chịu chạy dùm.Tôi ph́ cười, ông đại úy nầy lúc nào cũng đùa được. Khỏi cần bị ai bóp dái tôi cũng la được v́ ḥ hét và tả oán là sở trường của tôi. Tôi gọi máy và có kết qủa ngay. Anh Ngọc mừng rú lên khi được thông báo có một phi tuần F4 của Hải Quân Mỹ sẽ cất cánh ngay từ hàng không mẫu hạm vào làm việc. Giọng nói từ dưới đất bây giờ nghe có vẻ hốt hoảng:



    - Bạch ưng, đây Thạnh trị

    - Nghe bạn 5

    - Bạn cho mấy con chim sắt đánh sát quanh đồn gấp đi bạn. Tụi nó đang “à lát xô” lên.



    Anh Ngọc la ùm lên trong tần số khu trục. Hai chiếc khu trục A-1 c̣n mấy trái bomb bỏ dở cây, hối hả trở về đồn nhào xuống đánh sát chung quanh rào. Một ông la to khi kéo tàu lên.

    - Tụi nó đông như kiến bạn ơi.

    - C̣n phải hỏi.



    Khu trục đánh hết bomb nhưng vẫn bay trên mục tiêu để bắn hết những tràng cà nông 20 ly. T́nh h́nh lúc này đă bi đát lắm rồi. Giặc xung phong lên ào ào. Thạnh trị thông báo là một góc pḥng tuyến đă bị vỡ và con cái anh đang xáp lá cà với giặc. Tôi nghe Trung tâm hành quân “TTHQ” thêm ba căn cứ khác cũng bị tấn công một lúc. Anh Ngọc bảo tôi: Tao c̣n lạ ǵ cái tṛ này, tụi nó đánh nghi binh để dứt điểm Dakseang đó. Phải cẩn thận. Trong vô tuyến, tiếng tàu bay gọi nhau tiếng trao đổi cả trên trời và dưới đất nghe loạn cào cào.. Bởi trong những tiếng ồn ào đó, có tiếng gọi của mấy ông F 4 Hoa Kỳ. Mấy ông Tây trang bị vũ khí tận răng. Hai chiếc F4 mỗi chiếc mang 18 trái 500 pouds đang làm ṿng chờ ở khoảng 20 ngàn bộ. Anh Ngọc chỉ “briefing” một tí, mấy ông “Roger” và “Sir” lia lịa nhào xuống làm ăn liền. Khu trục Việt Nam đánh đă đẹp, mấy ông Tây đánh cũng không thua ai. Từ khoảng 15 ngàn bộ, mấy ông nhào xuống dưới trần mây, để những trái bomb thật chính xác. Pḥng không bắn dữ dội nhưng xem ra không ăn thua ǵ với mấy chiếc F4 này. Đang đánh ngon lành th́ tôi nghe tiếng gọi từ dưới đất:

    - Bạch ưng, đây Thạnh trị.



    Giọng nói lúc này không có vẻ hốt hoảng mà b́nh tĩnh lạ thường.



    Anh Ngọc bấm máy:

    - Nghe bạn 5, cho biết t́nh h́nh đi bạn.

    - Tôi yêu cầu Bạch ưng cho đánh ngay vào trong đồn.



    Cả hai chúng tôi giật nẩy ḿnh, chỉ hy vọng là ḿnh nghe…lộn. Chúng tôi sững sờ không trả lời được. Người chỉ huy phía dưới đất xác nhận lại:

    - Bạch ưng, tôi xác nhận lại, tôi xin bạn đánh xuống đầu tôi.

    - Bạn nói bạn xin đánh thẳng vào đồn?

    - Đúng 5. Hết hy vọng rồi bạn ơi. Cứ đánh vào đây để tụi nó chết chùm luôn với chúng tôi.

    - Bạn suy nghĩ kỹ chưa?



    Giọng nói dưới đất lúc này nghe có vẻ hết kiên nhẫn:

    - Không c̣n lựa chọn nào khác bạn ơi. Bạn đánh lẹ giùm. Chúc bạn may mắn. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” mà bạn…



    Đó là những tiếng nói cuối cùng tôi nghe được từ đồn Dakseang “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Anh Ngọc hốt hoảng gọi máy về xin chỉ thị quân đoàn. Quân đoàn trả lời phải xác nhận với đồn Dakseang một lần nữa rồi cho biết kết qủa. Chúng tôi gọi muốn đứt hơi nhưng không c̣n liên lạc được với Thạnh Trị nữa. Báo cáo trở lại, quân đoàn quyết định: cho đánh thẳng vào đồn nhưng phải… cẩn thận. “Cẩn thận con C… ông” anh Ngọc lẩm bẩm chửi thề rồi gọi máy thong báo cho mấy ông Tây, bảo đánh thẳng vào đồn. Người phi công hải quân Mỹ vừa kéo con tàu lên sau một loạt tấn công cũng bối rối không kém:

    - Roger! Sir, Did you say…right on it? Over

    - Yes sir, it’s all over. I said you salvo right on it. Over.

    - Roger, sir, I understood, sir, Over.



    Chỉ có vậy thôi, đồn Dakseang biến thành một biển lửa sau hai đợt bomb salvo của mấy chiếc Phantom. Tôi đang chứng kiến một h́nh ảnh mà có lẽ suốt đời sẽ không bao giờ quên được. Tôi biết nói ǵ lúc này đây cho những người chiến sĩ Địa Phương Quân QLVNCH? Tất cả những ngôn từ, những ư nghĩ đều trở thành vô nghĩa trước cảnh tượng bi thảm hào hung này. Bay cách đó chừng 5 cây số với cao độ 5 ngàn bộ mà con tàu tôi như rung lên dưới tiếng nổ và sức ép khủng khiếp của mấy chục trái bomb 500 cân Anh nổ một lần. Làm sao c̣n có ai sống sót sau cơn tàn phá khủng khiếp này?. Những thịt, những xương, những máu của các anh hùng Dakseang đă tung bay khắp nơi rồi rơi xuống lẫn lộn với bụi, với đá, với sắt, để rồi nằm im trên mặt đất. Cũng trên mặt đất nầy của quê hương, ở một nơi nào đó, những người vợ, những đứa con, những bà con thân bằng quyến thuộc của các anh đâu biết người thân của ḿnh vừa anh dũng đền nợ nước, vừa “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” như lời trăn trối cuối cùng của người đồn trưởng, vừa chết để cho cả dân tộc được sống, được hít thở không khí Tự Do dù chỉ trong một khoảnh khắc… Ngày mai đây, những chiếc khăn tang trắng sẽ được chít vội vă lên đầu những người thiếu phụ nghèo nàn khổ sở kia, những khuôn mặt bầu bĩnh vô tội của trẻ thơ. Nước mắt nào khóc cho hết nỗi bi thương của người vợ lính VNCH đây hỡi ông trời xanh thẳm? H́nh ảnh nào có thể thay thế được h́nh ảnh ngọt ngào của Cha chúng nó, suốt khoảng đời c̣n lại của những em bé hồn nhiên vô tội kia hỡi ông trời? Dân tộc tôi đă làm ǵ nên tội, “Tử biệt sinh ly” câu nói nghe được từ thuở học tṛ bầy giờ mới thấy trọn nghĩa ư đau thương. Máu nào chảy mà ruột không mềm, mắt tôi bỗng chan ḥa nước mắt. Tôi tống ga bay trở lại đồn. Qua màn lệ nhạt nḥa, tôi chẳng c̣n thấy ǵ, ngoài những cụm khói đen bốc lên giữa đồn. Những cụm mây oan khiên vừa rồi vẫn c̣n vần vũ như những chiếc khăn tang trắng lồng lộng bao phủ cả bầu trời. Mây ơi là mây, c̣n sống chẳng chịu giúp nhau, bây giờ người đă chết, đồn đă mất sao c̣n lảng vảng để khóc thương.



    Trời chiều cao nguyên vốn đă thê lương cô quạnh lại càng trở nên tang tóc sầu thảm hơn. Hai chiếc Phantom Hoa kỳ ráp thành một hợp đoàn tác chiến bay những ṿng tṛn thấp chung quanh đám đất đá điêu tàn không hiểu để quan sát hay để chào vĩnh biệt những chiến sĩ gan dạ anh hùng của Địa Phương Quân QLVNCH. Dưới trời chiều nắng tắt, trông hợp đoàn Phantom như hai con chim hải âu ủ rũ lượn từng ṿng quanh xác chết của đồng loại. Sau khi nhận kết quả oanh kích của anh Ngọc, giọng nói xúc động của người phi tuần trưởng Phantom vang lên:

    - Sir, may I reach out across the fires and destructions of today to tell you this: Those people down there have fought like men and have gone in honor.



    Giọng anh Ngọc run run nghẹn ngào:

    - Yes sir, they have gone in honor. That was an Alamo by all means, sir. An ever greater Alamo than ours, Over.



    Tôi thấy hai hàng nước mắt chảy dài trên má anh Ngọc.

    - Roger! We have thousand of Alamo like that every day in our country.

    - Roger, I believe that, sir, God bless you all. Over.



    Hai chiếc Phantom liếc cánh chào vĩnh biệt rồi bốc lên cao, mất hút giữa bầu trời ảm đạm. Alamo, cái tên nghe đă đi vào huyền sử của dân tộc Hoa Kỳ mà bất cứ công dân Mỹ nào nghe cũng phải hănh diện. Alamo, làm tôi nhớ đến bài học Anh văn năm đệ ngũ. Alamo, đúng ra là một ngôi nhà thờ “Y pha nho” mà hai ngàn chiến sĩ kỵ binh Hoa Kỳ đă tử thủ khi chống cự lại với hàng chục ngàn quân Mễ Tây Cơ cho đến giây phút cuối cùng. Không ai đầu hàng và tất cả đă bị tàn sát. Người Mỹ chỉ có một thành Alamo trong suốt 200 năm lập quốc mà cả thế giới đều biết, đều mến phục. Đất nước tôi có bao nhiêu thành Alamo c̣n tàn khốc hơn, đẫm máu gấp ngàn lần hơn suốt bao nhiêu năm chinh chiến.



    Sáng hôm sau tôi và anh Ngọc bay thêm một phi vụ sớm trước khi bàn giao biệt đội. Tối đêm qua một trận mưa bomb của B52 đă cày nát khu tập trung quân giặc. Dù biết là vô ích, chúng tôi vẫn mở lại tần số cũ để gọi cho Thạnh trị. Nhưng chả c̣n Thạnh trị nào để trả lời cho Bạch ưng nữa. Đồn Dakseang chỉ c̣n là đống đất vụn điêu tàn. Gió thổi lên từng cơn cuốn theo những lớp bụi đỏ mù. Tôi nh́n xuống đó, tưởng nhớ đến những cái chết oai hùng chiều qua. Trong một quê hương khói lửa, kiếp người quả thật mong manh như gió, như đám bụi mù kia. Mới nói nói cười cười mà giờ đây đă ngàn thu vĩnh biệt. Bay thêm vài ṿng quanh đồn để tưởng nhớ ngậm ngùi cho các anh rồi cũng đến lúc phải từ giă để ra đi. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” Thôi th́ xin thành kính nghiêm trang giơ tay chào vĩnh biệt các anh. Những người lính Địa Phương Quân âm thầm của một tiền đồn xó núi. Địa Phương Quân, cái tên nghe khiêm nhường và hiền lành như đất, như bộ đồ xanh bạc màu của các anh. Địa Phương Quân, thứ lính…âm thầm nhất trong các thứ lính của quân lực; không màu mè, không áo rằn ri, không có những huyền thoại khủng khiệp, không “truyền thống, binh chủng” không có đến những khẩu hiệu nẩy lửa chết người. Nhưng Địa Phương Quân Pleiku chiều hôm qua đă b́nh tĩnh xin “cho nó nổ trên đầu tôi”. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi bạn ơi” Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đă đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống ḿnh để đổi lấy cho quê hương dù đă rách nát tả tơi c̣n có được những ngày xanh hy vọng. Cho buổi hợp chợ ban mai, dù nghèo nàn thưa thớt vẫn c̣n được an b́nh. Cho ngôi trường quận lỵ thấp lè tè những mái tôn cháy nắng c̣n rộn tiếng trẻ thơ cười. Cho mái chùa cong cong nơi sườn núi c̣n được ngân lên những hồi chuông tín mộ. Và cho những người ở lại như tôi đây biết rằng ḿnh sống tức c̣n nợ phải trả…. Các anh chính là những người được mô tả trong một bài học thuộc ḷng tôi thuộc làu làu lúc c̣n là một đứa bé :



    Họ là kẻ khi quê hương chuyển động

    Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng

    Đă xông vào khói lửa quyết liều thân

    Để bảo vệ tự do cho tổ quốc

    Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc

    Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan

    Người thất cơ đành thịt nát xương tan

    Những kẻ sống ḷng son không biến chuyển

    Tuy tên họ không ghi trong sử sách

    Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên

    Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên

    Không ai đến khẩn nguyền dâng lễ vật

    Nhưng máu họ đă len vào mạch đất

    Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông

    Và linh hồn chung với tấm t́nh trung

    Đă ḥa hợp làm linh hồn giống Việt.



    Xin thành kính viết lại một phần bài thơ của Đằng Phương để tặng các anh. Các anh chính là những “Anh Hùng Vô Danh”. Tổ Quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam ngàn đời sẽ c̣n ghi ơn các anh. Xin vĩnh biệt và cảm tạ.



    Trường Sơn Lê-Xuân-Nhị

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SỈ VIỆT NAM CỘNG HÒA
    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    P1


    * Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, không phải chỉ có những Sĩ quan, mà tất cả những người đă từng cầm súng để bảo vệ từng tấc đất của Quê Hương, hoặc đă từng kề vai, sát cánh bên người Chiến Sĩ, qua những công tác: Tâm Lư Chiến, Công Dân Vụ, Dân Sự Vụ, Dân Ư Vụ …



    H́nh ảnh người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đă được gắn kết với Chính Thể Việt Nam Cộng Ḥa và Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, được thành lập vào năm 1955. Kể từ đó, miền Nam tự do đă được thế giới biết đến, là một Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa; và Thủ Đô Sài G̣n là Ḥn Ngọc Viễn Đông.



    Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đầu tiên, là người Chiến Sĩ Bảo An, mà người dân thôn quê thường gọi là Chiến Sĩ Cộng Ḥa, hoặc Lính Cộng Ḥa, sau này, Lực lượng Bảo An Đoàn đă trở thành Địa Phương Quân.



    Ngày ấy, người Chiến Sĩ Bảo An, ngoài nghĩa vụ cầm súng để bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào, người Chiến Sĩ Bảo An đă từng đi đến những thôn làng xa xôi, để giúp đỡ các địa phương xây dựng hành chánh, để giải thích cho dân chúng biết đến một Chính Thể mới, vừa được khai sinh tại miền Nam: Chính Thể Cộng Ḥa.



    Đồng thời, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đầu tiên ấy, c̣n súng trên vai, tay đốn tre rừng, để bắc những chiếc cầu tre, trên những con suối ở tận hương thôn, để nối đôi bờ, nối những cánh đồng lúa, những nương dâu, để những ngày mưa lũ, người dân quê đi làm công việc nông tang, không c̣n phải lội giữa gịng nước xoáy hiểm nguy; và để cho những nam nữ Thanh Niên Cộng Ḥa giữa đôi bờ dễ dàng gặp gỡ, để cùng trao đổi với nhau về Thể Chế Cộng Ḥa vừa mới được khai sáng tại miền Nam. Đặc biệt, là những h́nh ảnh ở hương thôn, giữa cảnh thanh b́nh - tự do - no ấm bên lũy tre làng, với những đêm về, dưới ánh trăng lành tỏa sáng trên khắp nẻo đường quê, luôn luôn rộn ră những tiếng cười, tiếng sáo trúc và tiếng đàn Mandoline, ḥa cùng tiếng hát ngân vang, đón chào đất nước đă được hồi sinh sau bao cơn binh lửa, với bài ca:



    Dựng Một Mùa Hoa:



    Chào b́nh minh hoa ban mai lả lơi

    Nhạc dịu êm vang dư âm ngàn nơi

    Bên khóm tre tươi, chim hót hoa cười trong nắng yêu đời

    Bầy trẻ thơ yêu quê hương đầy vơi

    Đồng ruộng tươi vươn lên bao nguồn mới

    Sóng lúa chơi vơi, xanh ngát chân trời, dịu màu đẹp tươi

    Đây phương Nam, bao la dịu dàng, say sưa câu hoan ca nhịp nhàng

    Duyên xưa c̣n thắm, chung xây cuộc sống, chan chứa mênh mông

    T́nh miền Nam, như hoa Lan đầy hương

    T́m tự do, gió chim tung bay ngàn hướng

    Đây đó vui ca, trong nắng chan ḥa

    Dựng Một Mùa Hoa.



    Đầu năm 1956, khi sắp sửa đến ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, vào ngày 4-3-1956; sau đó, Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Ḥa, do Quốc Hội Lập Hiến biểu quyết ngày 20-10-1956, đă được ban hành ngày 26-10-1956, với đầy đủ Tam quyền Phân lập: Lập Pháp - Hành Pháp và Tư Pháp, th́ người Chiến Sĩ Bảo An lại đến với người dân quê, bằng những câu ca dao, để cho người dân ư thức được cuộc bầu cử sắp tới như sau:

    “Dù ai buôn bán nơi đâu

    Tháng ba, mồng bốn, rủ nhau đi bầu.

    Dù ai mua bán trăm bề

    Tháng ba, mồng bốn, nhớ về tham gia.

    Bầu cử Quốc Hội nước nhà

    Cộng Đồng - Nhân Vị - Quốc Gia hùng cường”.

    Song nói đến người Chiến Sĩ Bảo An, mà không nhắc đến người Chiến Sĩ Dân Vệ, là một điều vô cùng thiếu sót. Bởi, Lực lượng Dân Vệ, là một Lực lượng vũ trang, trực tiếp đối đầu với “Lực lượng Du Kích” của Việt cộng, mà khởi đầu là “Du Kích Ba Tơ”, và là tiền thân của “Lực lượng vũ trang Liên khu 5” do tướng Việt cộng Nguyễn Chánh cầm đầu. Sau này, “lực lượng du kích” trực tiếp cầm súng đối đầu với dân quân của miền Nam, tại những vùng rừng núi xa xôi.



    - Người Chiến Sĩ Dân Vệ, mà sau này đă trở thành Lực Lượng Nghĩa Quân. Ngày ấy, hàng đêm người Chiến Sĩ Dân Vệ luôn luôn tay gh́ khẩu súng Mas-36, vai mang những quả lựu đạn chày, đi tuần - canh ở những trạm gác, nơi có những chiếc cổng của bờ rào Ấp Chiến Lược, để bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, v́ bọn Du Kích thường t́m cách lẻn xuống các làng thôn để cướp gạo, muối, thực phẩm của đồng bào, đem lên rừng để sống. Đó là những Chiến Sĩ của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, đă góp máu xương trong công cuộc bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào ruột thịt, và họ đă chết trong âm thầm, không bia đá. Thế rồi, kể từ sau ngày Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa bị sụp đổ, th́ các Chiến Sĩ Bảo An và Chiến Sĩ Dân Vệ, đă bị người ta cố t́nh đưa vào quên lăng!!!



    Thế nhân thường nói: Mất rồi mới biết quư, mới biết tiếc. Giờ đây, sau khi nước đă mất, nhà đă tan; qua những cảnh đời tang thương, dâu bể, khi ngược gịng thời gian trở về với một thưở thanh b́nh, mà không bao giờ c̣n t́m thấy lại, dù chỉ một lần nào nữa, th́ chắc đa số những người con dân nước Việt sẽ thấy quư, thấy tiếc Vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa: Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, đă bị giết chết vào ngày 1-11-1963, chỉ v́ Người đă kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước. Chính ngày này, nước Việt Nam Cộng Ḥa đă đứng trên bờ của vực thẳm, để rồi cho đến ngày 30-4-1975, th́ cả nền móng của nước Việt Nam Cộng Ḥa đă hoàn toàn sụp đổ, rơi ngay xuống tận đáy vực sâu, mà do ngoại nhân với sự tiếp tay của những kẻ vong-nô,vô cùng tàn độc, dă man đă đào sẵn, để vùi chôn một công tŕnh vĩ đại, mà đă được đắp xây bằng cả máu xương của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa!!!





    Những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă “biến mất” sau ngày 1-11-1963:



    Đó là những Chiến Sĩ đă hy sinh tất cả, khi chấp nhận rời xa mái ấm gia đ́nh tại miền Nam tự do, để đi vào vùng đất địch, không hẹn ước một ngày trở về nơi chốn cũ!!!



    Vậy, không có ǵ bằng, là hăy đọc, để như nghe lại những lời nói của năm nào, vào đêm mồng 6 tháng 8 năm 1960, tại một nơi bí mật; song có mặt của Cố Đại Tá Lê Quang Tung đứng lên hô to khẩu hiệu:

    “Trung thành với Tổ Quốc – Xả thân v́ lư tưởng Quốc Gia”.

    Sau đó, các Chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă hô theo.



    Khi những tiếng hô chấm dứt, th́ Ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă đọc những lời tiễn đưa các Chiến Sĩ đi vào vùng đất địch như sau:

    “Các bạn ra đi hôm nay, là đă vượt ra khỏi tầm bảo vệ của chính phủ. Ra đi, có thể các bạn không hẹn ngày về. Những người con ưu tú của Dân Tộc, đêm nay giă từ Thủ Đô, để lao vào vùng địch, chiến đấu cho tự do và độc lập của Tổ Quốc, cho ḥa b́nh. V́ hẳn các bạn cũng biết, Việt Nam là tiền đồn của thế giới tự do. Các bạn là những Chiến Sĩ Tiên Phong, đi chiến đấu ngay trong ḷng địch; để ngăn chặn làn sóng cộng sản xâm nhập vào Nam, tiến đánh hậu phương chúng ta. Đây là một sứ mạng hết sức to lớn, và rất đáng cảm phục.



    Thay mặt Tổng Thống, thay mặt chính phủ, tôi trân trọng gởi đến các bạn lời khen ngợi ư chí vô cùng cam đảm của các bạn, ḷng yêu nước vô bờ bến của các bạn, khi đơn thương, độc mă dấn thân vào đất địch, để chịu trăm ngàn nguy hiểm, mà không được một sự yểm trợ nào cả. Xin cầu chúc các bạn vượt qua mọi gian lao, nguy hiểm và thành công trong sứ mạng”.



    Và cũng tương tự như thế, là những Chiến Sĩ đă được cài lại ở miền Bắc trước ngày 20-7-1954, hoặc có những Chiến Sĩ đă t́nh nguyện quay trở về miền Bắc ngay sau khi mới di cư vào miền Nam. Những Chiến Sĩ này đă do Ông Phan Quang Đông và Ông Ngô Đ́nh Cẩn sắp xếp, và bí mật lo cho đời sống của họ, khi họ phải sống trong ḷng đất địch tại miền Bắc.



    Nhưng đau đớn thay, bởi sau khi Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa bị sụp đổ, Ông Phan Quang Đông và Ông Ngô Đ́nh Cẩn bị giết chết. V́ thế, tất cả những Chiến Sĩ này đă bị chặt tay, chặt chân, cắt đứt con đường về; họ phải tự t́m cách để sống trong mỏi ṃn, chờ đợi. Cho đến ngày 30-4-1975, khi miền Nam tự do đă rơi vào tay của cộng sản Bắc Việt; th́ các Chiến Sĩ này đă hoàn toàn tuyệt vọng; nên có người đă chết trong tức tưởi, trong đau đớn khôn nguôi. Và cho đến tận hôm nay, những người thân của họ, cũng không hề biết nắm xương của những người Chiến Sĩ ấy, đă bị vùi lấp ở một nơi nào trên đất Bắc???!!!



    Ôi! C̣n ǵ đau xót và phũ phàng hơn; nếu một mai, Quê Hương ta có tái lập được một nước Việt Nam với thể chế pháp trị hẳn hoi, th́ thử hỏi, có c̣n ai nhắc - nhớ đến những người Chiến Sĩ đă từng dấn thân vào ḷng đất địch, sống cùng với những gian nan, nguy hiểm; và chết trong âm thầm, lặng lẽ, lăng quên!!!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 04-06-2015, 08:58 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  3. Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 12-12-2010, 12:35 AM
  4. Người Lính VNCH trong tâm hồn và ḍng nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 1
    Last Post: 05-12-2010, 11:21 AM
  5. Cờ Vàng VNCH Xuất Hiện Trong Lễ Phong Thánh.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 22-10-2010, 01:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •