Từ ngày 16/5/2012 Tổng Thống Obama tuyên bố theo ư riêng của ông, đại khái ông ủng hộ cho “hôn nhân đồng tính”. Lời tuyên bố này của một vị tổng thống nước Mỹ từ ngày lập Hiệp Chủng Quốc, lần đầu tiên dám tuyên bố công khai cho toàn thế giới biết lập trường của ông ta về một vấn đề nhạy cảm theo nghĩa tôn giáo, đă làm cho thiên hạ đă tốn không biết bao nước miếng (nước bọt) và năng lượng điện cho máy vi tính trên thế giới để gơ phím rồi phổ biến trên mạng như “mục vụ văn bút.net”, cũng như giấy mực để in ra để phản đối lại lập trường này, chẳng hạn như những lời phê phán sau đây :
“Trước diễn biến này, Đức Hồng y Timothy Dolan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đă ra tuyên bố chỉ trích lập trường của Tổng thống Barack Obama về hôn nhân đồng tính. Ngài nói rằng ngài cầu nguyện cho tổng thống và chính quyền của ông "hành động một cách đúng đắn để duy tŕ và bảo vệ hôn nhân như sự hợp nhất của một người đàn ông và một người nữ."
Đức Hồng Y cho rằng ư kiến của tổng thống về hôn nhân đồng tính "theo sau những hành động khác đă được thực hiện bởi chính quyền Hoa Kỳ đang làm xói ṃn hoặc xem thường ư nghĩa độc đáo của hôn nhân."
Ngài nói, "Chúng ta không thể im lặng khi đối mặt với những lời nói hay hành động làm suy yếu định chế hôn nhân, là nền tảng của xă hội chúng ta”
Tuy nhiên, quan điểm của Đức Hồng Y nhanh chóng bị “chết ngộp” trong vô số những bài tường thuật trên thế giới về quan điểm liên quan đến vấn đề này của ba “thần học gia Công Giáo” đang giảng dạy tại các học viện thần học của Ḍng Tên tại Hoa Kỳ.
Theo Catholic World News, ba nhà thần học Paul Lakeland của Fairfield University, Daniel Maguire trường đại học Marquette, và Frank Parella của Đại học Santa Clara - đă nhanh chóng lên án quan điểm về “hôn nhân đồng tính” của Đức Hồng Y Dolan và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Daniel Maguire nói: "[Đức Hồng y Timothy] Dolan và Hội nghị Công giáo Hoa Kỳ đang giải thích sai lạc giáo huấn Công giáo, và đang cố gắng để tŕnh bày quan điểm thiểu số mang phong cách riêng của họ như là quan điểm của Giáo Hội Công Giáo."
"Các giám mục chắc chắn sẽ đứng về phía [Đức Hồng y Timothy] Dolan và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Nhưng về vấn đề này, họ đang ly giáo về luân lư trong một Giáo Hội đă thay đổi theo chiều hướng có một cái nh́n nhân đạo hơn về quyền của những người mà Thiên Chúa đă làm cho đồng tính."
Daniel Maguire, một cựu linh mục Ḍng Tên, đă xuất ra để lập gia đ́nh nói tiếp: "Hầu hết các nhà thần học Công giáo chấp nhận hôn nhân đồng tính và người Công giáo nói chung không có quan điểm khác biệt với những người khác về vấn đề này". Maguire cũng là một người bảo vệ kiên quyết phá thai hợp pháp.”
Trong khi đó, “thần học gia” Parella cho biết ông thấy "không t́m thấy ǵ trong các sách Tin Mừng" là cơ sở hướng dẫn Giáo Hội phản đối “hôn nhân đồng tính”.
Trong khi đó, “thần học gia” Lakeland nói rằng “chẳng có cơ sở thần học nào biện minh cho lập trường của các giám mục Hoa Kỳ phản đối ‘hôn nhân đồng tính”.
Từ Vatican, Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski đang trong chương tŕnh adlimina cho biết ngài tin rằng Obama hỗ trợ cho hôn nhân đồng tính là một động thái chính trị cố ư gây ra một sự phân tâm trong chiến dịch bầu cử năm nay.
Đức Cha Thomas Wenski cho rằng Obama đă cố ư hướng dư luận chú ư đến vấn đề “hôn nhân đồng tính” mà quên đi những thảm hại về kinh tế trong 4 năm cầm quyền của ḿnh.
Ngài nói: "Cần lưu ư đến thời điểm cụ thể mà tổng thống nêu lên lập trường này. Tuần trước, báo chí đă nói rằng trọng tâm của cuộc bầu cử này sẽ là nền kinh tế. Và tôi nghĩ rằng nền kinh tế đă không được cải thiện theo chiều hướng mà mọi người đă hy vọng.”
Giáo Hội đang đứng trước những khó khăn nhất định khi những lập trường đứng đắn của ḿnh lại bị chính các “thần học gia” phê phán là “bảo thủ” và “phi nhân bản”.”
(trích nguồn : mucvuvanbut.net)
Như mọi người điều biết hiện tượng “đồng tính luyến ái” đă có từ tạo thiên lập địa và đă không là vấn đề v́ không ai cho nó một tính chất quan trọng như hiện nay. V́ có lẽ người xưa không mấy bận tâm đến nó và coi nó như là một hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên, tương tự như cây thu đủ đực cũng có trái, nhưng trái của nó lại nhỏ và không có giá trị dinh dưỡng. Tuy vậy có người cũng không chặt bỏ nó đi một cách máy móc, trái lại c̣n ǵn giữ nó như một thảo mộc hiếm, v́ “thiên địa vũ trụ vạn vật nhất thể” nên mọi vật được tạo thành đều có ích lợi của nó.
V́ vậy người viết bài này thiết nghĩ hiện tượng “hôn nhân đồng tính” nếu là một vấn đề thời đại và đă được đem ra bàn căi sôi nổi như lúc này, th́ cũng tại v́ người ta đă bị lôi cuốn bởi xă hội tiêu thụ trong thế giới văn minh vật chất hiện nay. Do đó hầu hết đă làm lu mờ cái Nhân Tính, c̣n gọi là Tính Bản Nhiên, nên không c̣n biết hiện tượng đồng Tính cũng là bản tính tự nhiên. Và tất cả những ǵ là tự nhiên đều theo quy luật Tam Ṭng nên bao giờ cũng thuận thiên và không hề có vấn đề. Do đó chỉ có những ai không sống theo Tự Nhiên th́ mới có vấn đề và điều này khỏi cần phải chứng minh và cũng không một ai có thể phủ nhận hay nói ngược lại được.
V́ ai cũng dùng hai chữ Tự Nhiên, nhưng không mấy ai thấu triệt nguồn gốc và ư nghĩa nguyên thủy của nó, theo quan niệm nền tảng cho mọi suy nghĩ dựa trên một vũ trụ hai chiều, nên đă hiểu một cách mơ hồ ư nghĩa Tự Nhiên theo đầu óc duy lư một chiều. Cho nên để có thể hiểu lư do tại sao cái tư duy một chiều c̣n gọi là duy lư, duy vật, duy dật (epicureanism), duy tâm hay duy thần… đều dẫn đến bế tắc với khủng hoảng tinh thần cho cả thế giới như hiện nay. Nên nguyên do của mọi vấn đề là : “cùng thần tri hóa, cùng lư chi mụ”: nghĩa là hễ đi cùng với thần th́ biết biến hóa, c̣n đi cùng với lư sự th́ chỉ dẫn đến ứ đọng, bế tắc.
V́ vậy, người viết thiết tưởng cần nhắc lại ở đây sự dị biệt giữa hai nền triết lư Đông và Tây xây trên hai quan niệm nền tảng trái ngược nhau, đó là nguyên lư đồng thời ở phương Đông và nguyên lư đồng nhất ở phương Tây. Và đó chính là cội rễ của mọi bế tắc với cách suy nghĩ một chiều :
“V́ chỗ dị biệt giữa hai nguyên lư này thuộc đợt căn để nên cần phân tách hai hệ thống đó :
Hệ thống đồng nhất gồm 4 nguyên lư :
- Trước hết là nguyên lư đồng nhất : A là A. Động là động. Tĩnh là tĩnh. Mỗi cái riêng biệt khỏi cái kia.
- Thứ hai là nguyên lư cấm mâu thuẫn : A không thể một trật là không A. Động không thể một trật là không động.
- Thứ ba là nguyên lư triệt tam (tiers exclu) : một là A, hai là không A, không thể có cái thứ ba vừa là A và không Thời (tertium non datur). Không có thứ ba tức không thể vừa động vừa tĩnh.
- Bốn là nguyên lư căn do : B sinh bởi A (bao hàm sự có trước có sau). Không thể có truyện "cùng sinh" kiểu “thiên địa dữ ngă tịnh sinh” được.
Ngược lại triết Nho dựa trên nguyên lư : “Âm chi trung hữu dương căn. Dương chi trung hữu âm căn”, nên vạn vật phải luôn luôn có hai cực mới tiến hóa. Như câu nói của Trương Tái : mọi sự vật đều mang tính chất lưỡng nhất. Có nhất mới linh động thần diệu, có lưỡng mới năng biến hóa : “Nhất vật lưỡng thể khí dă : nhất cố thần, lưỡng cố hóa” ” (1)
Chính v́ sự dị biệt nền tảng từ nguyên lư giữa hai nền triết lư Đông và Tây nên đă sinh ra hai ư thức hệ khác nhau từ quan niệm về vũ trụ đến nhân sinh. Do đó cũng hai chữ Tự Nhiên nhưng những ai đặt nền tảng tư tưởng trên nguyên lư đồng thời, th́ chắc chắn hiểu nghĩa của hai chữ này hoàn toàn khác biệt với những kẻ tư duy dựa trên nguyên lư đồng nhất. V́ vậy, để có thể hiểu đúng với nguyên nghĩa của Tự Nhiên, người viết thiết tưởng cần trích lại sau đây nguyên chương “Ba luật lớn trong vũ trụ” của cố triết gia giáo sư Lương Kim-Định, để mọi người nên đọc đi đọc lại, hầu mới có thể nhận định được cho ḿnh về hiện tượng hôn nhân đồng tính. V́ nếu xét theo luật “loại tụ” là một trong ba quy luật tự nhiên c̣n gọi là “thiên tắc”, th́ hiện tượng hôn nhân đồng tính cũng chỉ là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Ngoài ra nếu không có cơ sở nền tảng Tự Nhiên để xét, th́ chỉ là suy đoán của những thầy bói mù sờ voi !
“Vũ trụ quan Dịch Kinh xoay vần theo những luật tắc bất dịch gọi là “thiên tắc” Thiên tắc có nhiều nhưng có thể rút gọn vào ba luật lớn. Ba luật đó là biến động, loại tụ và giá sắc.
1.- Luật biến động
1) Muôn vật trên đời biến động không một vật nào ngơi nghỉ. Luật biến động là luật phổ biến, v́ nó làm nên cơ cấu sự vật. Sự vật có là có do sự động. Không có động th́ không có vật, mỗi vật đều là sự động, hay là một cuộc chạy ṿng tṛn để lại trở điểm phát xuất, nên ta gọi là tuần hoàn. Động theo ṿng tṛn là thế cách của luật biến động nên nó cũng có tầm phổ biến như vậy. Muôn vật trong vũ trụ không vật nào ra ngoài luật đó từ mặt trời mặt trăng mọc bên Đông, lặn về bên Tây để rồi lại mọc lên bên Đông. Nước biển bốc thành hơi, hơi tụ lại thành mây làm mưa xuống lại chảy ra biển để rồi lại bốc lên. Máu trong tim chảy ra nuôi thân xác rồi lại trở về trái tim để đi ra nữa. Tất cả đều đi theo ṿng tṛn. Chính sự động tuần hoàn này làm nên sự vật, vậy mọi sự vật chẳng qua là những h́nh thái động xoáy ốc khác nhau. Bỏ sự động đi th́ trên trời dưới đất không c̣n ǵ nữa cả. Không có vật nào thoát ra khỏi luật này. Chúng ta thấy sự thực theo luật biến động này đi trái ngược với giác quan cho sự vật là bất động, đông đặc, ù ĺ. Chính v́ thế mà con người khó theo đúng được Đạo nên c̣n cần bàn nhiều về luật này, ở đây chỉ xin rút ra một kết luận trực tiếp là.
2) Mọi vật có là có trong một dạng thức động : những h́nh thức đó quy dịch do sự mau chậm của sự động, những động vật hiện ra h́nh tích khả giác là những vật động chậm lên giác quan “thấy”: Giác quan cũng cùng một sự tiếp nhịp với chúng nên tưởng là chúng im ĺm, kỳ thực là chúng biến động không ngừng nghỉ, vật động càng chậm th́ càng cứng chắc, càng động mau th́ càng nhẹ xốp... Cây sắt được phóng đi rất mau bằng sức mau của ánh sáng th́ sẽ trở thành ánh sáng. V́ thế mà có nhiều đợt chất thể, nhưng cho tiện th́ ta chỉ thâu vào hai loại một là Tinh khí hai là Khí chất. Khí chất ở trong tầm với của giác quan, có thể tiếp xúc bằng xem, nghe, sờ, mó, cảm, ngửi, đo đếm. Nếu vượt tầm giác quan th́ ta gọi là Tinh khí, mà con người chỉ có thể tiếp xúc bằng một nhậy cảm của tâm t́nh.
3) Những h́nh thái làm bằng Tinh khí sẽ gọi là Tượng. Tượng là một h́nh thái quá tế vi. Khi ta có một ư nghĩ th́ ư nghĩ đó liền làm nẩy ra một tượng, nếu nó ở đợt lư trí giác quan th́ ta sẽ gọi là ư tượng, nếu nó thuộc đợt tâm linh th́ ta sẽ gọi là linh tượng , linh tượng lẫn ư tượng đều tuân theo luật chung là biến động theo ṿng tṛn, rồi nó lại nguyên thủy tới nơi phát xuất của nó.
4) Đó là đại để mấy ư niệm cần thiết về luật đầu tiên là biến dịch và đó là luật phổ biến, gọi được là “tiết nhịp uyên nguyên”, v́ thế muốn hoà nhịp với tiết nhịp đó cần con người phải biến dịch theo, nghĩa là phải “tự động”, phải “tự cường tự lực” phải biến động trong mọi việc : thân xác cũng như tâm trí, ngừng nghỉ là ứ trệ là trái luật thiên nhiên và sẽ bị đẩy đi như một yếu tố làm rối loạn tiết điệu của vũ trụ. Khi có sự hoà hợp với tiết điệu th́ ta gọi được là “sự hội thông” miễn hiểu chữ “sự” theo nghĩa biến động của dịch “thông biến chi vị sự” (H.T.V) “sự chính là việc biến thông là sự động”.
Gọi là luật phổ biến v́ nó thâu nhập việc : hễ không động là ứ trệ. Xác thân thiếu vận động trở nên yếu nhược : cơ năng nào không vận dụng tới sẽ thoái bộ. Tâm trí cũng thế thiếu luyện tập suy tư t́m hiểu cũng sẽ trở nên trí độn. Muốn sống mạnh phải tự cường cả trên mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần.
2.- Loại tụ
Luật thứ hai rất quan trọng gọi là Loại tụ, nói rộng là “các tùng kỳ loại”. Mỗi loại đi theo với loại của nó. Luật này cũng tŕnh bày bằng câu :
“đồng thanh tương ứng”
“đồng khí tương cầu”
hoặc
“thủy lưu thấp, hỏa tựu táo” : nước chảy về chỗ thấp, lửa đi đến chỗ nóng.
hoặc
“vân ṭng long, phong ṭng hổ” Mây theo rồng, gió theo hổ.
Đó là những phương thức bày tỏ luật loại tụ “loi des affinités”: các giống loại như nhau th́ t́m nhau, hội tụ với nhau. Có muôn vàn loại, nhưng chia ra được hai loại lớn và chỉ thị bằng hai chữ Thiên, Địa với câu nói “thiên cao địa ti ” trời cao đất thấp. Đó là bày tỏ theo lối tĩnh, c̣n theo lối động là :
“Bổn hồ thiên giả thân thượng”
“Bổn hồ địa giả thân hạ. Tắc các ṭng kỳ loại dă” “Vật nào xuất bởi trời th́ đi với trời, vật bởi đất th́ đi với đất, mỗi vật theo loại của ḿnh”. Hai chữ thiên địa ở đây là hai danh từ rất tổng quát chỉ hai loại Thiên Địa, nhưng không có giới hạn rơ rệt v́ nó ăn ngoắm với nhau. Nhưng ta có thể quan niệm rằng càng lên th́ càng nhẹ, càng sáng, càng trong càng mở rộng.... càng xuống th́ càng nặng, càng trọc, càng tối, càng thu hẹp... Theo như được biểu thị trong lược đồ thái cực sau :
Khi quan niệm theo án đồ trên th́ dễ có được một ư tưởng khá rơ về sự vật có hai b́nh diện, và một ư thức sâu đậm về nét gấp đôi mà ta có thể tính tự dưới trở lên : càng ở dưới càng nặng nề, tối tăm, được biểu thị trong h́nh thái cực đồ v́ càng đi xuống th́ h́nh càng rậm rạp, tối tăm, lạnh lẽo, từ 2 ra 4 xuống 8, rồi 16, 32, 64, v.v... Ngược lại càng đi vào (hay đi lên) là càng gần sự mở rộng, sáng láng, nóng nảy, 8 ô dồn lại c̣n có 4 rồi 4 thành 2...
Với luật loại tụ này chúng ta thấy luật biến động đă kép lên một đợt : ở luật I mọi vật đều động theo ṿng tṛn, ở đây cũng thế nhưng v́ có hai loại nên có hai ṿng khác nhau : một ṿng thiên cũng gọi là ṿng đại diễn; một ṿng địa cũng gọi là ṿng tiểu diễn. Ṿng nào cũng chia ra 4 chặng, 4 chặng của ṿng thiên gọi là nguyên, hanh, lợi, trinh, 4 chặng của ṿng địa là thành, thịnh suy, huỷ. Sự khác biệt nổi rơ lên ở hai đợt sau cùng : một bên là lợi, trinh, bên kia là suy, hủy. Một bên c̣n lại, một bên suy hủy. Suy hủy v́ nó lệ thuộc những cái thô đại, hiện h́nh nên theo trọn vẹn luật thời không. C̣n lợi trinh th́ đi theo những cái tế vi, bất tử. Thí dụ khi con người chết th́ chỉ có cơ quan, tế bào tan ră, nhưng khí năng vi thể vẫn c̣n nên nó khác ṿng ngoài. Thế mà hai ṿng đó vận hành đồng thời trong con người chúng ta nên rất khó phân biệt.
Con người thế tục chỉ c̣n biết có ṿng ngoài, nên đánh mất nét gấp đôi, nghĩa là mất ư thức về ṿng trong. Để giúp vào việc nhận thức lại ṿng trong này hăy thử dùng vài thí dụ rất cụ thể. Thí dụ cụ thể nhất có lẽ là cơ quan sinh dục v́ nó là nơi tận cùng của hai ṿng cách rơ rệt. “Suy huỷ” là nước tiểu, “lợi trinh” là tinh trùng có thể thành con người khác. Trong khi tiểu tiện con người tống ra ngoài một thức cặn bă đă làm xong một ṿng hoạt động của nó, c̣n khi giao hợp th́ tinh trùng lại là những nguyên tố tham dự vào ṿng sinh sinh. V́ thế khi giao hợp con người dễ có cảm giác lâng lâng như được nhổ bật ra khỏi những hạn chế bé nhỏ cá nhân để hoà hợp trong vũ trụ bao la. Thí dụ cụ thể này đưa đến những công tác tinh thần và vật chất.
Những sản phẩm của nghệ thuật của triết c̣n sống măi, trong khi những chinh phục vật chất đă tan ĺa. Tuy nhiên trong thực tế 2 ṿng thẩm thấu vào nhau khó phân biệt. Chính sự thẩm thấu của hai ṿng đại diễn (cũng gọi là ṿng sinh) và tiểu diễn (cũng gọi là ṿng thành) làm nên con người lưỡng thê nghĩa là có hai đời sống : đời sống miên viễn của đại ngă tâm linh và đời sống sinh huỷ của tiểu ngă cá biệt. Cần làm thế nào để giữ được thế quân b́nh giữa hai ṿng đại diễn và tiểu diễn. Hễ giữ được th́ gọi là “thái hoà”, tức sự b́nh quân chất lượng giữa thiên và địa. Chúng ta biết địa ở đây là những ǵ đă hiện ra h́nh tích làm đối tượng cho giác quan, nơi quy tụ mọi dữ kiện do giác quan thu lượm. Vậy mà lư trí lệ thuộc óc năo, là những cơ năng vật chất nên ta gọi nó là cơ năng thuộc địa : cái ǵ phát xuất do nó sẽ phát triển theo ṿng địa là thành, thịnh, suy, hủy.
Sở dĩ như vậy v́ càng xuống càng kép nét, càng trở nên trí tuệ nặng nề, nên nếu xuống quá độ th́ sẽ không theo kịp đà biến dịch của vũ trụ Càn Khôn, mà chỉ c̣n biết chạy theo bộ chỉ huy của ṿng tiểu diễn lư trí, nên gọi là nhị nguyên. Thí dụ rơ nhất về nhị nguyên là quan niệm của Descartes về linh hồn và thể xác, cho rằng hai đàng vận hành song song không liên hệ chi với nhau, xác thân chuyển vận như cái máy có thể tháo rời ra từng bánh xe với những hoạt động rơ rệt.
Chúng ta biết rằng sự rơ rệt chính xác là thuộc về địa vị những vật đă hiện ra h́nh tích có mốc giới phân minh cái nọ phân biệt hẳn với cái kia. Nên khi đề cao sự minh hiển khách quan kiểu Descartes là đă ló ổ phục kích của lư trí vốn thích những xác định và ghét những ǵ u linh. Đây cũng là hậu quả của quan niệm im ĺm về sự vật, nên không chịu “tự cường bất tức” để đưa ánh sáng tâm linh vào vùng địa lư hiện tượng. Theo loại tụ th́ :
“Đồng thanh tương ứng
Dị khí tương thù”
Nếu không tinh tấn tự cường th́ một hai tia sáng lẻ loi của tâm linh xuất hiện liền bị lư trí xua đuổi v́ thuộc “dị khí” nên nó tương thù. Nó chỉ đón nhận có “đồng thanh lư trí” với nó, và v́ thế nó đưa con người vào ṿng lư trí ṛng, chỉ c̣n có “đồng đồng văng lai” tức vận hành trong cơi duy, cơi đồng nhất đánh mất nét gấp đôi. Đó là cái ṿng đeo cổ những triết học nhị nguyên. Muốn thoát th́ con người phải biết cách vun tưới hạt giống tâm linh để nó mạnh lên và kéo những luồng sáng tâm linh đến với ḿnh đặng trở nên mạnh mẽ, không bị lư trí tống cổ ra ngoài, nhưng làm chủ t́nh thế bằng tăng cường ṿng đại diễn tâm linh để bao trùm lấy ṿng tiểu diễn lư trí, đặng làm nên nhất thể vâng theo nhất luật.
Đây là chuyện khó nên Kinh Dịch chỉ có nói tới ṿng này v́ ṿng ngoài ai cũng chạy theo rồi, nên ai cũng biết v́ nó hiện h́nh ra trước giác quan. C̣n ṿng trong v́ tế vi vượt giác quan nên dễ bị chối đi hay quên lăng và dầu sao cũng khó biết, v́ vậy Kinh Dịch chỉ chuyên bàn về ṿng số sinh, v́ hễ xuôi trên là xuôi dưới, v́ tổng hành dinh của con người chính là ở ṿng đại diễn này, c̣n lư trí chỉ là tổng hành dinh cấp tiểu diễn nằm trong ṿng đại diễn. V́ lẽ đó Kinh Dịch đề cao tâm linh. Khi người ta lăng quên tâm linh, hoặc chuyên chăm cho lư trí nảy nở đến độ lấn át toàn vẹn tâm linh th́ là duy trí nên thiếu biến thông, và đó là t́nh trạng thông thường. Con người hầu hết là duy vật. Không phải chỉ có cộng sản mới duy vật, tuy có thuộc những thứ duy vật khác nhau nhưng bản chất vẫn là sấp một : không c̣n là “đồng dị văng lai” mà chỉ c̣n là “đồng đồng văng lai” hay nói theo luận lư vẫn là “luật đồng nhất” ṛng, đánh mất trọn vẹn nét gấp đôi nên cũng mất luôn thái hoà, không c̣n thể biến hoá.
Quẻ Thái ở cung “song ngư” nếu giữ đúng luật thái hoà th́ cá chép sẽ hoá long : song ngư mới biến hoá ra lưỡng long chầu nguyệt. Sao không chầu Nhật Dương mà lại chầu Nguyệt Âm? Cần đặt ra câu hỏi này để lộ mặt nạ một sự xuyên tạc của Hán Nho đực rựa đă dựa vào câu “thiên cao địa ti” và “nâng dương hạ âm” v.v... để hạ đàn bà lấy cớ đàn bà là âm, là khôn, là địa... Đấy là xuyên tạc, v́ trong khi nói “thiên cao địa ti” là nói trong tiên thiên th́ thiên chỉ tâm linh c̣n địa chỉ lư trí. Vậy không có nghĩa là hạ đàn bà nâng đàn ông.
Nhưng ngược lại là khác v́ Thái Hoà th́ không có phân ranh kiểu nhị nguyên A=A; nhưng trong âm có căn dương, trong con trai có nhiều chất âm, trong con gái có nhiều chất dương : “Dương quái đa âm, âm quái đa dương” (H.T.4) thí dụ trưởng nam là quẻ Chấn th́ 1 dương 2 âm c̣n trưởng nữ là quẻ Đoài th́ 1 âm 2 dương.
Như vậy th́ trong nữ có nhiều tâm linh hơn nam, nên cái Quy là tâm linh lại nằm trong tay Nữ Oa chứ không trong tay Phục Hi chỉ có cái Củ thuộc địa, dùng để đo đếm. Bởi lẽ có đàn bà luôn luôn được dùng để biểu thị nền Minh triết. V́ Minh triết phát xuất từ nông nghiệp giàu tính chất mẹ nên về sau gọi là Âu Cơ, rồi đến Mỵ Nương và Mỵ Châu. Mỵ với Mễ đều chỉ Minh triết nông nghiệp là một, nên khi Mỵ Châu bị giết th́ cũng là lúc nền Minh triết Việt Mễ bị đàn áp trước Hán học đực rựa và tất nhiên nó đàn áp luôn đàn bà. Và cái luật tam ṭng tiên thiên chỉ sự tuân theo ba luật vũ trụ là biến dịch, loại tụ, giá sắc đốc ra ṭng ba cái đực rựa là :
“Tại gia ṭng phụ
Xuất giá ṭng phu
Phu tử ṭng tử”
Thế là trật khỏi đường rầy tiến hoá : ṭng ba đực là ba địa, ṭng ba cái củ (địa) c̣n chi nữa là cái quy (thiên) ! Hán học nhi dĩ hĩ. Bi phù !
(c̣n tiếp)
Bookmarks