Results 1 to 5 of 5

Thread: Truyện Ngắn - Nguyễn Thị Thanh Dương

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Truyện Ngắn - Nguyễn Thị Thanh Dương

    Giấc mộng dài

    Tôi vừa về đến nhà là bố tôi hỏi ngay:
    -Thủ tục đă xong chưa con?
    -Xong cả rồi bố ạ, bên ấy ông Mấn chỉ đợi phỏng vấn thôi.
    Ông Mấn là chú của bố tôi, người mà tôi phải gọi bằng ông trẻ. Ông đang sống ở miền Bắc Việt Nam, và bố tôi đang làm thủ tục bảo lănh ông sang Mỹ theo diện du lịch.
    Sau năm 1975, bố tôi phải đi “Học tập cải tạo” ṛng ră 8 năm trời. Ra tù, về nhà bố tôi sống khép kín cho qua ngày, vả lại, một người sĩ quan chế độ cũ đi tù về, chẳng có cơ hội nào để vươn lên.

    Cho tới khi có chương tŕnh HO, cho những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ, thế là cả nhà tôi đi Mỹ.
    Cuộc sống mới nơi xứ người đă phục hồi con người thật của bố tôi, bố mẹ đi làm, nuôi chúng tôi ăn học, cuộc sống dần dần ổn định mọi bề.
    Năm 2000 bố mẹ và tôi lần đầu tiên về thăm quê hương, hay nói cho đúng hơn là về miền Bắc để t́m lại người thân. Bố đă gặp lại người mà bố muốn gặp, đó là ông Mấn, ông vẫn c̣n đang sống ngay tại làng quê cũ.
    Kư ức tuổi thơ của bố vẫn c̣n những kỷ niệm đẹp với ông chú, thuở c̣n trai trẻ, chú Mấn đă bỏ làng, đi buôn bán phương xa, từ buôn bè trên sông đến buôn hàng chuyến đủ loại thượng vàng hạ cám, miễn là được giang hồ tứ xứ.

    Đi xa như thế, mỗi lần trở về làng, dù lời lăi hay không, chú Mấn đều mang quà về, bố tôi là cháu ruột, cũng được nếm đủ loại quà bánh của chú, ngon như bánh cốm, bánh xu xê, bánh đậu xanh, bánh khảo của Hải Dương, hay tầm thường th́ có những cục kẹo lạc, kẹo vừng hay kẹo ú ngọt ngào mà trẻ con nào cũng ưa thích !
    Bố nh́n ông chú bằng ánh mắt kính phục và ngưỡng mộ. Đôi chân chú khoẻ, đi hoài mà không biết mỏi, không chịu quay về làng quê ở hẳn như gia đ́nh mong.
    Ngoài quà bánh, chú Mấn c̣n có nhiều câu chuyện kể cho lũ cháu tre, làm chúng mê mẩn.
    Bố tôi thích nhất những câu chuyện chú Mấn đi buôn bè, thả gỗ từ thượng nguồn xuôi về hạ nguồn, có khi gặp nước lũ, bè trôi, những người buôn bè phải chống trả với phong ba băo táp. Đến nỗi bố đă từng mơ, lớn lên sẽ đi giang hồ như chú.
    Chú Mấn rất hào phóng, nhiều lúc chú đă dúi tiền cho bố tôi, bảo tao cho mày, cất đi mà tiêu, đừng cho bố mẹ biết. Những đồng tiền ngày đó đối với bố tôi lớn biết bao.
    Chúng tôi đến nhà con gái ông Mấn, họ bảo ông đang ở căn lều ngoài nghĩa địa, ông thích ở riêng, khỏi phiền con cháu, mà nhà họ cũng chẳng phải là một căn nhà để ông có chỗ chen chân.
    Đứa cháu ngoại của ông dẫn chúng tôi đến căn lều, cô hơn 20 tuổi mà tŕnh độ, kiến thức của cô vẫn ngô nghê như một đứa trẻ bậc Tiểu học, làm như từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, cô chỉ từ làng quê này đi kinh tế mới Lào Cai, và trở lại làng, nên chẳng biết ǵ hơn ngoài núi rừng và đồng ruộng
    Huyền thoại về “chú Mấn” cũng làm tôi thích thú và khao khát được gặp ông bằng xương bằng thịt.

    Bây giờ “chú Mấn” là một ông già 73 tuổi. Ông to cao như cây cổ thụ, nước da nâu sẫm của người nông dân cả ngày phơi mặt ngoài đồng. Ông Mấn dựng một túp lều nhỏ ngay tại nghĩa địa, sống một ḿnh, ngoài giờ làm vườn, làm ruộng, ông về lều thảnh thơi ngồi uống rượu như một kẻ nhàn du.
    Khi tôi hỏi ông ở một ḿnh nơi đây ông có sợ ma không?
    Th́ ông cười bảo ma sợ ông chứ ông sợ ǵ nó!
    Ông có một đứa con gái, hai vợ chồng nó nghèo xơ xác, căn nhà ọp ẹp dựng ở ven đê, mùa mưa con đường đê dấy lên bùn śnh như bột nhăo, đặt chân xuống bùn, giở lên để đi bước nữa thật là vất vả. Vợ chồng chị đă từng đi kinh tế mới ở Lào Cai, chẳng sống nổi lại kéo nhau về làng cũ với căn bệnh sốt rét, nay ốm mai đau, tiền bạc không có, ruộng vườn trắng tay, đành phải ra đê mà ở.
    Sau này cũng đơn lên đơn xuống các cấp xă, huyện, mới xin được một mẩu đất ruộng xấu nhất cuối làng, để cày cấy lấy hạt gạo, tuy không đủ no nhưng có c̣n hơn không.

    Vợ chồng chị đều ốm yếu, con thơ nhếch nhác, nên ông Mấn đă phải xông pha, mang hết lực tàn ra, đổ mồ hôi trên ruộng vườn để phụ giúp con cháu.
    Khác với ḷng mong ước và sự tưởng tượng của tôi. Ông Mấn không hề vồ vập với bố tôi, thằng cháu nhỏ năm xưa ông từng cho quà và cho tiền.
    Ông nh́n chúng tôi bằng ánh mắt không thiện cảm, ánh mắt ấy dường như nói rằng, lũ chúng tôi đă chạy theo “Mỹ Nguỵ”.
    Suốt câu chuyện, hănh diện khoe đất nước Việt Nam sau cuộc chiến thắng vinh quang 1975, đă đổi mới và tiến lên. Cụ thể là ngôi làng này, con đường làng bụi đất và gồ ghề khi xưa nay đă được tráng nhựa, nhiều nhà gạch xây lên và có điện thắp sáng, có ti vi, có đài radio, dân không phải nghe tin tức bằng cái loa ở trụ sở ấp nữa...
    Dĩ nhiên, không phải cả làng ai cũng khá giả như thế, bằng chứng là nhà con gái ông và ông vẫn chưa có những thứ ấy.
    Nhưng ông Mấn vẫn khẳng định như đinh đóng cột, trong tương lai nhà nhà sẽ no ấm hơn, cuộc sống tiện nghi đầy đủ hơn, xă hội chủ nghĩa sẽ đi đến đỉnh cao của thành công và quang vinh.
    Chúng tôi được biết ông Mấn đă là đảng viên, đang lănh lương hưu trí, số tiền hưu cho một anh bộ đội quèn chẳng là bao, nhưng nó “xác định” cái giá trị công lao của anh đă đóng góp cho đảng và nhà nước.
    Bố tôi và tôi đều thất vọng về “chú Mấn” ngày xưa, bố mẹ đă biếu Ông một số tiền và đặc biệt là một cái áo ấm bằng da mà chính tay bố đă mua cho ông, v́ bố đă biết mùa Đông đất Bắc mưa phùn gió bấc lạnh thế nào!
    Tuy ông Mấn có ư chê trách chúng tôi theo “Mỹ Nguỵ”, nhưng ông không chê những món quà của “Mỹ Nguỵ”, ông cẩn thận gấp những đồng đô la bỏ vào túi và mặc thử cái áo ấm to dày với vẻ hài ḷng. Trong khi tôi liếc nh́n quanh căn lều chông chênh, trống toang toác của ông, bốn bề gió lộng giữa băi tha ma, làm sao mà không lạnh!
    Mỗi năm sau đó, chúng tôi vẫn gởi tiền về cho ông Mấn, dù bất đồng ư kiến, nhưng chẳng ai nỡ nh́n người thân của ḿnh ở tuổi già gần đất xa trời vẫn loay hoay đánh vật với cuộc sống để kiếm cơm cháo qua ngày như thế !
    Cô cháu ngoại của ông Mấn thỉnh thoảng viết thư cho chúng tôi, kể về ông, năm nay ông 79 tuổi rồi, không c̣n khoẻ như hồi chúng tôi về thăm nữa.
    Bố tôi ngậm ngùi thương cho ông, và có ư định làm bảo lănh cho ông Mấn sang Mỹ thăm thân nhân, coi như một món quà cho ông. Một con người từng yêu thích ngang dọc một thời, đây là cơ hội có lẽ ông không thể bỏ qua.
    Ba tháng sau, ông Mấn của chúng tôi đă đặt chân đến Mỹ. Ông như người từ cung trăng vừa rơi xuống mặt đất, cái phi trường, nơi ông vừa ra khỏi máy bay đă làm ông choáng váng, ông bảo nó to đẹp ông chưa bao giờ tưởng tượng được.
    Ông đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, mỗi ngày ông biết thêm những điều mà ông cho là từ “vô lư” này đến “vô lư” khác.
    Ai đời, một người dân nước khác đến như ông, mà chẳng cần phải khai báo, đăng kư tạm trú với chính quyền địa phương ǵ cả!
    Ai đời, người già, người tàn tật, dù không sinh đẻ ở Mỹ, dù chưa đi làm ngày nào trên đất Mỹ, chỉ được thân nhân bảo lănh sang đây, cũng được hưởng tiền trợ cấp và bảo hiểm sức khoẻ!
    Ông bảo nước Mỹ giàu có quá hoá... ngu !
    Chúng nó bảo lănh nhau sang đây, th́ vợ chồng, con cái chúng nó phải nuôi nhau, lo cho nhau, việc ǵ nhà nước phải đứng ra trợ cấp?
    Đă thế, tiền trợ cấp hàng tháng được gởi tới tận nhà, không trễ năi, trong khi ở làng quê ông, với đầy đủ giấy tờ trong tay mà phải chầu chực, xin xỏ, có khi vẫn không xong.
    Hai tháng ở Mỹ, ông đă lên cân, khoẻ mạnh hẳn ra và vui vẻ thư thái, có lẽ v́ ông được ăn uống đầy đủ, không phải vác cuốc ra đồng mỗi ngày, và nhất là ông đă cảm nhận một đời sống tự do, thoải mái?
    Có thể v́ vậy mà ông chưa muốn trở về làng quê, dù đôi lúc ông cũng nhớ con nhớ cháu, ḍng máu giang hồ đang trỗi dậy trong người ông, y như ngày xưa, thời ông trôi dạt đó đây.
    Ông Mấn đến Mỹ với chiếc áo ấm to dày ngày xưa bố mẹ tôi đă mang về tặng ông, chắc đây là chiếc áo ông quư lắm và chỉ mặc khi có chuyện “đại sự” nên trông vẫn c̣n tốt. Nhưng bố tôi vẫn bảo ông bỏ đi và dẫn ông đi sắm vài bộ đồ khác ở chợ Wal- Mart.
    Ông Mấn tưởng đấy là cửa hàng quần áo sang trọng bậc nhất thế giới mà ông đă hân hạnh được vào, dù bố tôi đă nói đây là cửa tiệm b́nh dân, nhưng ông nào tin, cứ cho là bố tôi khiêm nhường hay nói đùa.Ba tháng du lịch của ông Mấn trôi qua, tới ngày ông phải trở về Việt Nam. Chúng tôi sắm cho ông hai va li đầy ắp những quần áo và quà cáp.
    Cả nhà ra phi trường tiễn ông, trước khi đi vào trong cổng, ông đă nắm tay bố tôi, ân cần, thân thiện như “chú Mấn” ngày xưa.
    Ông cười nhếch mép:
    - Kiếp sau, chú vẫn sẽ là một thằng thích giang hồ, xa xứ. Nhưng chú sẽ bước thẳng tới bất cứ miền nào, vùng đất nào có tự do, dân chủ và no ấm...
    Máy bay cất cánh, mang ông Mấn trở về Việt Nam, về ngôi làng quê, nơi có con đường tráng nhựa, có những căn nhà gạch, có ánh điện, có ti vi, có đài và có căn cḥi heo hút bên nghĩa địa..
    . Nhưng chắc chắn giấc mộng dài của ông về một đất nước xă hội chủ nghĩa th́ không c̣n nữa.

    Nguyễn T. Thanh Dương


  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Một ngày đi khám bệnh

    Tôi đẩy cửa bước vào pḥng khám của bác sĩ. Đă có đông người ngồi chờ, tôi liếc mắt nh́n quanh ba dăy ghế xếp thành h́nh chữ U, không c̣n chỗ nào trống cả
    . Hầu hết bệnh nhân đều là người Việt Nam, họ đang râm ran nói chuyện trong khi bác sĩ chưa đến.
    Cái hẹn của tôi là 11 giờ trưa, tức là ngay đầu giờ khi bác sĩ bắt đầu làm việc, thế mà những người này c̣n đến trước cả tôi, chẳng biết họ có hẹn vào giờ nào mà sẵn sàng đến sớm thế?
    Một chị bế đứa con đang ngồi ghế bên cạnh lên ḷng ḿnh và chỉ cho tôi cái ghế vừa trống đó:
    - Chị ngồi đây đi.
    Tôi ngồi xuống cạnh bà mẹ trẻ, chị ta có hai đứa con, độ lên 5 lên 3. Ba mẹ con chị chiếm 3 ghế, nên chị nhường một ghế cho tôi.
    - Em trông chị quen quen, h́nh như có gặp chị ở đâu rồi th́ phải? Bà mẹ trẻ bắt chuyện.
    Tôi cố moi trí nhớ, vẫn không biết chị ta là ai.
    - Nếu vậy th́ chúng ta đă từng gặp nhau ở chợ Việt Nam chứ ở đâu khác nữa?
    Tuần nào chúng ta chẳng đi chợ, hết tháng nọ đến năm kia, th́ ai cũng “quen quen” hết.
    Bà mẹ trẻ reo lên:
    - Đúng rồi, chị nói em mới nhớ, em hay gặp chị đi chợ Việt Nam.
    Tôi nh́n đồng hồ đeo tay, đă 11 giờ mà bác sĩ chưa đến. Tôi thông cảm, bác sĩ cũng là người Việt Nam nên có quyền đi trễ theo “truyền thống” của đồng hương ḿnh
    . Mỗi lần lấy hẹn đi bác sĩ này là tôi đă chuẩn bị cả thời gian lẫn tinh thần, vững ḷng chờ đợi, và an ủi rằng ḿnh lang thang trong shopping mall cả vài giờ c̣n được, huống chi là đi gặp bác sĩ để khám bệnh th́ sự đợi chờ không có ǵ là phí phạm.
    Nhưng bà mẹ trẻ bên cạnh th́ có vẻ không kiên nhẫn như tôi, chị ta chép miệng than:
    - Giờ này mà bác sĩ chưa đến!
    - Th́ cũng phải du di cho bác sĩ chút đỉnh, con người chứ có phải máy móc đâu mà đúng y chang cho được?
    Một bà to mập bên ghế đối diện vọng sang, như một trọng tài bênh vực cho bác sĩ.
    Bà mẹ trẻ phân bua:
    - Nhưng em chỉ sợ hai đứa trẻ không chờ đợi được thôi.
    Bà to mập có vẻ nao ḷng, xuống giọng thông cảm:
    - Thế hai đứa nó bệnh ǵ mà đi khám?
    Dạ, không có đứa nào đau bệnh ǵ cả…
    Bà mẹ trẻ ngừng lại v́ phải hắt x́ hơi, làm bà kia ṭ ṃ hơn, sốt ruột hơn:
    - Vậy mang tụi nó đến đây khám cái ǵ chớ?
    Hèn ǵ năy giờ thấy hai đứa chạy đùa, nghịch như qủy, phá như giặc!.
    Bà mẹ trẻ đủng đỉnh tiếp:
    - Em bị bệnh, cảm cúm cả tuần nay chưa khỏi, em mới là người cần gặp bác sĩ
    . Nhưng không mang tụi nó theo th́ ai trông cho?
    Th́ ra thế, những người có mặt ở đây biết đâu một nửa là đi theo người bệnh, chồng chở vợ, con chở cha mẹ ǵa đi bác sĩ?
    Bên cạnh tôi là một bà sồn sồn, năy giờ ngồi im nghe chuyện người khác chắc đă chán chường, bèn mở túi xách lấy ra cái cell phone bấm lia lịa:
    - Hello! Hello!
    Giọng bà lên cao, chắc để đầu dây bên kia nghe cho rơ. Bà nói chuyện rổn rảng, thoải mái như đang ở trong bếp nhà bà, toàn là kể chuyện Việt Nam, nào gía tôm, gía thịt, cá, xăng dầu, bà nói vanh vách y như bà mới ở Việt Nam ngày hôm qua
    . Qủa thế, bà mới từ Việt Nam về, lại khoe ba tháng nữa sẽ trở lại Việt Nam dự đám cưới con cháu, rồi Tết này về chơi. Tính sơ sơ bà tốn bộn tiền vé, nền kinh tế nước Mỹ đang khó khăn, ngành hàng không đang ế ẩm, chắc cũng phải mang ơn bà khách này.
    Nói xong chuyện đường dài, đóan là tôi ngồi bên đă công khai nghe trọn gói, nên bà tiếp tục kể thêm cho đă:
    - Nhà tui quanh năm suốt tháng có đồ Việt Nam, cá khô, tôm khô, mắm cá, mắm tôm, cho đến trà, cà phê, không thiếu món ǵ, vừa rẻ vừa ngon.
    - Nghe nói đồ ăn Việt Nam có nhiều món độc hại lắm mà chị?
    - Nói vậy th́ cả mấy chục triệu dân Viêt Nam lâm nguy hết sao?
    Chỉ vài món thôi, thiệt hại không đáng kể. Về Việt Nam thấy người ta vẫn chen chúc đầy đường đó.Tôi thắc mắc:
    - Năy giờ nghe chị nói chuyện phone đường dài thấy vui ghê, nhưng hôm nay ngày thường phone chị c̣n phút không?
    Coi chừng họ tính gía mắc đó.
    - Không sao, bên kia cũng dùng cùng hăng cell phone của tui nên free bất kể ngày đêm.
    Bởi thế đi đâu tui cũng mang theo cell phone để gọi chơi.
    Sau vài câu, bà sồn sồn đă có vẻ thân với tôi, bà tâm sự:
    - Tui qua Mỹ diện con lai, mấy đứa con tui tuy không ăn học bắng cấp ǵ, nhưng tụi nó mỗi đứa đều làm chủ một tiệm nail cũng sống ngon lành.
    Tui ở nhà trông con cho tụi nó, hàng tháng có tiền hậu hỉ, nên đi đi về về Việt Nam thường xuyên.
    Chúc mừng các con chị có công việc tốt, có gia đ́nh đàng ḥang. Đâu phải cứ ăn học có bằng cấp này nọ mới là thành công.
    - Vậy mà về Việt Nam ai cũng hỏi con tui có bằng cấp ǵ không. Làm như sang Mỹ ai cũng phải trở thành bác sĩ, kỹ sư vậy đó.
    Sau phần tự khai, bà phỏng vấn tôi:
    - C̣n chị sang Mỹ diện ǵ? Mấy con rồi? Có đi làm không? Hay là ở nhà trông con như cái chị có hai đứa con mang theo kia?
    Chẳng phải ḿnh bà sồn sồn mà h́nh như mấy bà khác năy giờ hóng chuyện, cũng đang đợi câu trả lời của tôi
    . Theo như người Mỹ th́ đó là những câu hỏi đi vào đời tư, nhưng người Việt Nam vốn hồn nhiên thân thiện, hỏi thăm nhau chuyện gia đ́nh con cái, chuyện công ăn việc làm là thường t́nh, những điều này đâu phải chuyện quốc pḥng mà cần giữ bí mật.
    Nghĩ thế nên tôi đáp đầy đủ như tờ khai lư lịch cho các bà khỏi mất công hỏi thêm chi tiết:
    - Tôi đi diện bảo lănh anh chị em, có một chồng hai con, hiện nay đi làm hăng xưởng, con th́ gởi baby sit người Việt Nam gần nhà vừa rẻ vừa tiện, kiếm thêm đồng nào hay đồng ấy.
    Một bà khen nức nở:
    - Chị biết nghĩ vậy là hay đó, chồng con được nhờ.
    Bà bác sĩ bước vào pḥng khám lúc đồng hồ chỉ 11 giờ 20.
    Mọi người tươi tỉnh hẳn lên và im lặng chờ đợi cô nhân viên gọi tên:
    - Lê thị Lư.
    Bà mẹ trẻ vội vàng đứng dậy, nói với tôi:
    - Chị làm ơn để mắt trông hai đứa con giùm em một lát, khám xong em ra ngay.
    Khỏi phải hứa hẹn, khám xong th́ chị ra ngay chứ ở trong ấy làm ǵ
    . Ai mà không biết thế. Nhưng tôi vẫn phải từ chối v́ giờ hẹn của tôi là người đầu tiên:
    - Tôi cũng vô khám bây giờ mà.
    Bà trọng tài hồi năy vội hứng:
    - Để đó tui coi cho, cứ vô khám cho thoải mái đi, ông nhà tui đi bác sĩ chứ không phải tui, nên rảnh lắm.
    - Dạ, cám ơn bác. Thôi em vào đây, hai con ngồi chơi coi ti vi, ngoan đợi mẹ nhé.
    Nói xong chị Lư tất tả đi vào.
    Nếu bên ngoài là cảnh đợi chờ phần 1 th́ bên trong là cảnh đợi chờ phần 2.
    Sau khi cô y tá cho tôi lên bàn cân, đo áp suất máu, tôi vào một pḥng trống, ngồi đợi bác sĩ.
    Ngồi một ḿnh trong pḥng, tôi chưa kịp buồn chán th́ đă được nghe tiếng bà bác sĩ và bệnh nhân ở pḥng bên vọng sang:
    - Bác sĩ khám tổng quát và chích ngừa cho em để em về Việt Nam.
    Bà bác sĩ cũng ṭ ṃ như tất cả những người đàn bà khác:
    - Ủa! Về Việt Nam làm ǵ mà năm nào cũng về?
    Giọng kia nói như rên rỉ và trách móc:
    - Bác sĩ quên rồi sao?
    Năm ngoái bác sĩ cũng hỏi em câu này, em nói rồi mà. Tại thằng chồng em nó về, nên em phải về theo canh chừng
    . Bỏ nhà, bỏ công việc đi Việt Nam em rầu lắm. Nhưng không về th́ trước sau ǵ cũng… mất chồng,
    Bà bệnh nhân thật thà chẳng hiểu sự đời, một ngày bác sĩ khám và nói chuyện vặt với bao nhiêu người khách, về nhà bà c̣n chồng con, c̣n bao chuyện đời thường, th́ giờ đâu mà nhớ hết những chuyện tào lao nơi pḥng khám trong suốt một năm trời?
    Mười lăm phút sau bác sĩ mới sang pḥng tôi, hay đau bụng ngâm ngẩm là đau bao tử nhẹ, nên tránh suy nghĩ, lo âu, phiền muộn.
    Bác sĩ vừa hí hoáy viết toa thuốc vừa dặn ḍ thế sau khi đă khám bệnh cho tôi.
    Bước ra ngoài tôi thấy ba mẹ con chị Lư đă ra về, c̣n bà to mập làm trọng tài đột xuất lúc năy vẫn ngồi đợi chồng, các ông bà ǵa về hưu thế mà hạnh phúc, đi đâu cũng có nhau
    . Bà rảnh rang nên thoải mái và bao dung ngồi đợi bác sĩ bao lâu cũng được, c̣n những người như chị Lê thị Lư kia, bận chuyện con cái, chuyện nhà, người ta xót xa từng giây từng phút đợi chờ là phải rồi.
    Tôi chào thầm:
    “Thôi, bà ở lại thêm tí nữa nhé, thấy ai cần th́ giúp đỡ, làm phước”.
    Khách ngồi đợi vẫn đông, bác sĩ tha hồ làm việc và đồng thời tha hồ hốt bạc.
    Hèn ǵ ai cũng ước mơ con cháu ḿnh học làm bác sĩ.
    Tôi lái xe đến nhà thuốc tây của một người Việt Nam làm chủ, cách pḥng khám bác sĩ không xa.
    Tôi luôn ủng hộ đồng hương khi chọn bác sĩ gia đ́nh, chọn nơi mua thuốc.
    Ông dược sĩ chủ tiệm là một người trung niên, vui tính. Người ta nói rằng ông không thích đi làm thuê, dù lương bổng cao, quyền lợi đầy đủ, mà thích làm chủ công việc của ḿnh, giờ giấc tự do thoải mái.
    Cửa hàng thuốc khang trang, rộng răi, ông chủ tiệm sắm một bộ cờ tướng để qúy đồng hương ai rảnh cứ việc vô đấu vài ván cờ cho vui, nên luôn có kẻ ra người vào, luôn râm ran tiếng cười nói
    . Nếu khách không đánh cờ th́ cũng ngồi rung đùi uống nước trà và tán dóc với ông chủ những khi vắng khách hàng mua thuốc.
    Tôi vào gặp lúc dược sĩ đang bán thuốc, trong khi bàn ngoài có hai ông đang đánh cờ và mấy ông ngồi coi.
    Toàn là những ông tuổi xế chiều, tuổi về hưu, nếu không th́ cũng đang bị lay off chưa có việc ǵ làm.
    Quanh quẩn ở nhà với vợ măi cũng chán, nên đến đây giải trí cờ tướng hay nói chuyện trên trời dưới đất, mà không hề bị vợ xía vô, mắng át như ở nhà.
    Tôi làm bộ ngây thơ, ngơ ngác hỏi dược sĩ:
    - Ở đây vừa là tiệm thuốc tây vừa là hội người ǵa hả ông?
    - Hội hè ǵ. Đây là cửa hàng thuốc tây 100%, nhưng ai đến chơi cũng welcome.
    Tôi ngợi khen và hứa hẹn:
    - Ông chủ thật là vui tính. Mười mấy năm nữa chồng em về hưu, chắc cũng sẽ đến đây góp mặt, anh ấy thích đánh cờ tướng lắm.
    Một ông ngoài bàn cờ kêu lên:
    - Mười mấy năm nữa chồng chị mới về hưu th́ chúng tôi đă vô viện dưỡng lăo hay ngủm mất rồi.
    - Bây giờ khoa học tiến bộ, điều kiện y tế cao, người ta khỏe mạnh và sống lâu hơn, các bác ạ.
    Tôi mỉm cười chào mọi người, ra khỏi cửa hàng thuốc tây.
    Ôi, đơn giản, t́nh đồng hương!
    Những người Việt Nam hồn nhiên và thân thiện, dễ dàng chia sẻ những câu chuyện buồn vui.
    Như chị Lư đi khám bệnh mang theo cả hai đứa con, làm như ở đâu có người Việt Nam cũng đều là hàng xóm của chị, cứ việc an tâm nhờ vả, gởi gấm con cái.
    Như bà đi diện con lai kể chuyện gia đ́nh con cái, chuyện làm ăn cho một người lạ mới quen chưa đầy 5 phút.
    Như người đàn bà than thở với bác sĩ chuyện theo chồng về Việt Nam…
    Và như ông dược sĩ này, mở nhà thuốc và mở chỗ cho đồng hương ghé chơi.
    Tôi cảm thấy ḷng ḿnh vui vui khi ḥa đồng với những người đồng hương dễ thương đó.

    NT. Thanh Dương

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Chồng Nam,Vợ Bắc



    Tôi lấy vacation nghỉ ở nhà 3 ngày để dưỡng sức v́ bị cảm từ mấy ngày trước.
    Ba ngày ở nhà tôi tha hồ ngủ muộn dậy trễ và lên net vui chơi với bạn bè. Có nhóm bạn bè cùng lớp thời trung học là thân nhất, chúng tôi gặp nhau hàng ngày, ngoài thông tin liên hệ tới trường cũ bạn xưa nếu có, hầu hết chúng tôi hỏi thăm nhau, kể chuyện ḿnh, chuyện đời và vui đùa qua lại.
    Thời buổi thông tin điện tử vừa nhanh vừa tiện lợi.
    Sáng hôm nay chúng tôi có đề tài “Kiếp sau tôi sẽ thay chồng, đổi vợ không?”.
    Nhiều bạn hăng hái trả lời sẽ lấy chồng khác, vợ khác để ... thay đổi không khí, bạn Nguyễn Trung Trực đă xuất thần làm ngay 2 câu thơ dù cả đời chẳng làm thơ bao giờ:

    “Một kiếp đă oải lắm rồi,
    Lấy thêm kiếp nữa đời tôi c̣n ǵ?”
    Và một bạn khác cũng đồng t́nh:
    “ Một kiếp đă chán thấy bà,
    Lấy thêm kiếp nữa chắc là tiêu luôn”
    Nhưng vài người quyết chí kiếp sau sẽ lấy lại người phối ngẫu hiện tại của ḿnh. Tôi cũng thế, sẽ lấy lại người chồng Nam Kỳ hiền lành đă dám kết duyên cùng tôi, cô em Bắc Kỳ chanh chua đanh đá.
    Ngày xưa, anh Bông quen tôi đúng là duyên kỳ ngộ, không t́m mà gặp.
    Anh hay đến thăm một người bạn ở cùng xóm tôi, lần nào anh cũng gặp tôi đang ngồi ăn bún riêu x́ xụp ở đầu con hẻm.
    Nhờ tật ăn hàng thường xuyên ấy mà anh nhớ mặt tôi và ṭ ṃ làm quen. Khi đă quen nhau anh chọc quê tôi:
    - Xóm này có nhiều con hẻm giống nhau, nhưng nhờ có em ngồi ăn bún riêu nên anh biết chắc ḿnh không lộn.
    Tôi đă bẽn lẽn và chọc lại anh:
    - Tại em thích ăn bún riêu cua với rau muống chẻ và rau kinh giới, nên thành ghiền luôn.
    Hôm nào em nghỉ ăn bún riêu cho anh đi lạc sang ngơ hẻm khác cho biết thân...
    Quê anh Bông ở Cần Thơ gạo trắng nước trong, ruộng vườn bát ngát, cây trái xum xuê, anh là công tử miệt vườn của xứ Tây Đô.
    Mẹ tôi không tán thành cho tôi kết duyên với anh, bà thành kiến với trai miền Nam, chỉ thích ăn nhậu, sinh ra đánh vợ đánh con và nhất là tiêu xài hoang phí, không biết pḥng xa cho tương lai, lấy nó th́ đời con nghèo mạt rệp, hạnh phúc chẳng dài lâu.
    Thà tôi lấy người miền Trung, xứ khô cằn sỏi đá nhưng sản xuất ra nhiều nhân tài, chịu thương chịu khó làm ăn và căn cơ tằn tiện ...cao tay hơn cả dân miền Bắc th́ bà yên chí đời tôi ấm no, hay tôi lấy đồng hương miền Bắc th́ tốt nhất v́ giống nhau mọi thứ, sẽ thông cảm nhau.
    Nhưng mẹ tôi đâu biết rằng tôi đă “kết” anh Bông rồi, nghe anh tả vườn trái cây nhà anh mà tôi đă mê tơi, chỉ mong được về quê anh trèo hái trái cây và ăn cho thỏa thích, những trái mận, trái xoài ngọt lịm ngon lành, mà dù có chua th́ chấm muối ớt cũng ngon luôn.. C̣n chuyện tính t́nh th́ tùy từng người, chứ đâu phải trai miền Nam nào cũng hư như mẹ tôi nghĩ.
    Tôi đă hứa với mẹ:
    Mẹ yên tâm, anh ấy là dân Cần Thơ hay bất cứ vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh nào, hay dân miệt vườn Nam Bộ Hốc Môn, Bà Điểm 18 thôn vườn trầu đi chăng nữa mà vào tay con, con sẽ huấn luyện thành Bắc Kỳ nhà ḿnh ngay.

    Cuối cùng mẹ tôi cũng phải đồng ư, bà lo âu dặn ḍ:

    - Vậy con phải học làm ruộng, làm vườn mà gánh vác giang sơn nhà chồng.

    Tôi yêu vườn ruộng nhà anh, tôi yêu anh, dù trước đó những đồng hương Cần Thơ của anh đă lừa đảo tôi hai cú thật đẹp…

    Sau năm 1975 có lần mẹ tôi sai tôi đi Cần Thơ thăm một gia đ́nh họ hàng làm ăn ở đó. Khi về tôi có ghé chợ tại bến Ninh Kiều để mua trái cây về Sài G̣n làm qùa. Tôi đă chọn lựa kỹ từng quả xoài, một chục xoài 14 quả, (người miền Nam hào phóng thế đấy, đă gọi là “một chục” đáng lẽ ra là 10 mà thành 14). Bà bán hàng để vào túi giấy ngay trước mắt tôi. Vậy mà bà phù phép sao đó về nhà đếm lại chỉ có 12 quả mà lại có mấy quả xoài hư. Tôi vừa tức giận vừa... kinh ngạc bái phục bà bán hàng xoài sát đất. Hay là bà đă tốt nghiệp nghề ảo thuật trước khi ra chợ bán hàng ?

    Chưa hết, khi ra bến xe đ̣ về Sài G̣n, thấy pḥng bán vé đông nghẹt người, tôi biết sức ḿnh không chen lấn nổi với người ta, đành t́m mua vé chợ đen, th́ có một anh lơ xe túm áo tôi mời mọc lên xe với giá cả đắt gấp đôi gía chính thức. Tôi đồng ư miễn là khỏi bon chen và được về sớm, anh hướng dẫn tôi lên xe ngồi xong đ̣i tôi trả tiền để anh c̣n chạy đi kiếm thêm những khách khác cho mau đủ chuyến.

    Tôi trả tiền và thong thả ngồi ngắm thiên hạ đang lu bu ngoài bến xe mà thương cho họ, thà chịu hy sinh tốn thêm tiền như tôi cho khỏe tấm thân.
    Khi hành khách đă đầy và xe bắt đầu chạy th́ một anh lơ xe khác đến thu tiền từng người.
    Tôi mới giật ḿnh biết ḿnh đă bị lừa, anh lơ xe lúc năy là tên lưu manh lường gạt nào đó, anh lơ xe này mới là thật. Thế là tôi lại phải trả tiền xe giá chợ đen thêm một lần nữa.
    Mẹ tôi quá lo xa, v́ vợ chồng tôi sống ở Sài G̣n, tôi không phải làm ruộng làm vườn, nhưng quản lư một anh chồng Nam Kỳ theo ...truyền thống Bắc Kỳ nhà ḿnh, theo đúng ư ḿnh cũng vất vả lắm.
    Mẹ tôi nói linh quá, anh Bông vừa ăn xài rộng răi vừa thích nhậu nhẹt lu bù.
    Mới lấy nhau tôi đă thấy làn ranh Nam Bắc ngay trong nhà ḿnh, trong cách ăn uống, cách suy nghĩ và trong từng lời ăn tiếng nói của hai vợ chồng.
    Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.

  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Bài học vỡ ḷng tôi dậy anh là dẫn anh vào bếp chỉ từng món một:
    - Anh ơi, đây là cái “ bát” và cái “th́a”, anh đừng gọi là cái “chén” và cái “muỗng” nữa nhé.
    Anh nhanh nhẩu:
    - Biết rồi, c̣n cái “dá” múc canh kia kêu là cái “môi” chứ ǵ?
    Tôi không hài ḷng:
    - Đấy, sao anh lại nói tiếng Nam “kêu là” phải “gọi là” như tiếng Bắc em chứ.
    Em đă nói rồi, hai vợ chồng sống chung cả đời với nhau dưới một mái nhà th́ phải cùng một thứ ngôn ngữ cho đồng điệu mà, đơn giản chỉ có thế thôi, chứ em không ghét bỏ ǵ tiếng miền Nam của anh đâu.
    Nhưng dù sao tiếng miền Bắc cũng ...dễ thương hơn, thí dụ chiếc thuyền c̣n được đưa vào thơ vào nhạc, “thuyền t́nh” chứ ai nói “ghe t́nh” bao giờ.
    “Đi về” mà anh nói “Đi d́a” hay “tấm màn cửa” anh nói “tấm màng cửa” là sai lỗi chính tả đấy.
    Anh Bông khiêm nhường chịu thua:
    - Anh đồng ư là anh và em sẽ xài chung, à quên...sẽ dùng chung tiếng Bắc cho hoà hợp như t́nh yêu của chúng ḿnh đă ḥa hợp, cho dù em có thiên vị tiếng Bắc của em rơ ràng.
    Ngoài việc dậy tiếng Bắc cho chồng, tôi c̣n sửa đổi bản tính ăn tiêu phong lưu, rộng răi như đa số những người miền Nam sinh ra ở nơi chốn vốn được đất trời ưu đăi, ruộng vườn tươi tốt, nhiều sông rạch, nhiều cá nhiều tôm, huống chi anh lại là con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ.
    Dần dần công tử Tây Đô của tôi cũng đă dùng quen nhiều từ miền Bắc và ăn được những món Bắc, tôi khỏi phải làm thực đơn phân loại hai miền Bắc Nam như hồi mới lấy nhau nữa.
    Cái màn “cai rượu” cho anh mới là khó, cũng công phu như hồi... cai sữa hai đứa con. Ban đầu tôi ra chỉ thị:
    - Anh chỉ được phép uống rượu bia khi xă giao thôi nhé. Em không thích đàn ông có mùi rượu đâu.
    Rồi tôi lườm, tôi nguưt mỗi khi thấy anh uống rượu, nên anh cũng giảm được đôi chút.
    Để nhắc nhở chồng, tôi dán một tờ giấy với hàng chữ viết to bằng mực đỏ: “ Uống rượu vợ bớt yêu”, nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy.
    Tôi tăng cường thêm một khẩu hiệu khác mạnh mẽ hơn: “Uống rượu sẽ mất vợ”
    Lần này anh Bông tức tốc hỏi tôi ngay:
    - Em sẽ bỏ anh hả?
    - Không bao giờ, em vẫn yêu anh suốt đời. Anh bỏ em th́ có, v́ nếu anh không nghe em bỏ rượu th́ một ngày nào đó anh say xỉn không trúng gió chết bất đắc kỳ tử ở ngoài quán hay lề đường th́ cũng sơ gan, ung thư gan mà chết sớm, em sẽ ôm trọn gia tài anh để lại và đi lấy chồng khác ráng chịu.
    Thế là anh Bông bớt rượu và bỏ rượu hẳn. Không biết v́ anh sợ mất vợ hay sợ mất gia tài?
    Từ khi gia đ́nh tôi được bảo lănh sang định cư ở Mỹ, ḍng máu Nam Kỳ xả láng của anh Bông lại ngóc dậy, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.
    Anh đi shopping trong mall mua quần áo, đồ dùng toàn là đồ hiệu đắt tiền, c̣n đi làm anh cũng lười không muốn mang giỏ đồ ăn theo, sáng sớm anh ghé tiệm mua điểm tâm cà phê trước khi vào hăng, trưa th́ anh chạy xe ra ăn bên ngoài v..v...
    Một lần nữa tôi lại phải uốn nắn, sửa đổi cho anh. Tôi ra kế hoạch:
    - Anh ơi, ḿnh phải sống tiết kiệm để dành tiền mua nhà.
    Anh cằn nhằn:
    - Mới xong kế hoạch mua xe bây giờ đến mua nhà...
    Tôi kế hoạch tiếp:
    - C̣n nữa, xong mua nhà tới để dành tiền cho hai con vào đại học.
    Anh thảng thốt đến nỗi quên phéng tiếng miền Bắc của vợ, mà xổ nguyên một câu miền Nam quen thuộc:
    - Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, hết kế hoạch này tới kế hoạch kia, em giống cộng sản Việt Nam y chang hà, lúc nào cũng chỉ tiêu và kế hoạch làm cho dân t́nh lầm than.
    Lấy vợ Bắc Kỳ cứ tưởng măi măi là cô em Bắc Kỳ dễ thương, ai dè em lo xa, tằn tiện, bóc lột đời anh không ngừng nghỉ.
    Đợi anh nguôi ngoai cơn “sốc” tôi “khiếu nại” anh đă dùng tiếng miền Nam, là đi sai đường hướng thuận ḥa của hai vợ chồng, và anh đă phải học thuộc câu thảng thốt bằng tiếng miền Bắc là: “Ối giời cao đất dầy ôi” thay v́ “ Trời đất quỷ thần thiên địa ơi”.
    Anh hứa lần sau nếu đụng chuyện anh sẽ sử dụng câu này.
    Đấy, anh chồng Nam Kỳ của tôi hiền lành và dễ bảo như thế, kiếp sau tôi không lấy anh th́ cũng phí. Chỉ lo là kiếp sau anh Bông ...có chịu lấy tôi nữa hay không mà thôi.
    Buổi trưa tôi lại vào email của nhóm bạn học, lần này đọc được hai hung tin một lúc.
    Một người bạn bên Việt Nam mới bị đụng xe chết tốt, và một người bạn ở Mỹ th́ bị stroke đang nằm hôn mê trong bệnh viện.
    Chúng tôi nháo nhào hỏi thăm nhau những tin tức liên quan đến hai người bạn đồng môn bất hạnh này và bàn xa tán gần đến cuộc sống vô thường ngắn ngủi, chẳng biết sống chết lúc nào.

  5. #5
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Người nọ khuyên người kia hăy lo hưởng thụ cuộc đời, của cải vật chất chỉ là bọt bèo, hăy thương yêu vợ, chồng ḿnh thêm nữa. Ai cũng biết thế, nhưng cuộc sống luôn có những điều để người ta phải lo toan, tính toán.
    Hôm nọ tôi mới bị cảm mà đă thấy mệt mỏi chán đời. Lúc ấy tiền bạc, món ăn ngon, niềm vui thú nào cũng đều vô nghĩa. Vậy tại sao tôi không hưởng những thứ ấy khi đang khỏe mạnh, yêu đời.
    Tôi nhớ măi câu chồng tôi đă thảng thốt kêu lên “ Trời đất quỷ thần thiên địa ơi” suốt nhiều năm nay, bỗng thấy ân hận và thương anh Bông quá.
    Hai con đă học đại học xong rồi, tôi lại đề ra chỉ tiêu chắt chiu để dành tiền mai mốt...cho cháu nội cháu ngoại. Lo toan như tôi th́ kéo dài đến cả kiếp sau cũng chưa hết.
    Hôm nay tôi sẽ thay đổi chính ḿnh, một cuộc thay đổi quy mô và bất ngờ cho chồng tôi ngạc nhiên và sung sướng.
    Ngay chiều nay tôi sẽ không thèm nấu cơm, chốc anh đi làm về tôi sẽ rủ anh đi nhà hàng, chiêu đăi anh những món ngon và đắt tiền nhất để đánh dấu một cách sống khác, một bước ngoặt trên con đường đời của một đôi vợ chồng hạnh phúc.
    Anh vừa bước chân vào cửa tôi đă hớn hở xông ra ôm chầm lấy anh, nũng nịu:
    - Welcome anh đă đi làm “d́a”.
    Anh Bông ngạc nhiên chất vấn và chỉnh tôi:
    - Sao em lại nói tiếng miền Nam sai lỗi chính tả thế?
    Ừ, anh đă đi làm về.
    Tôi dịu dàng hơn bao giờ:
    - Hôm nay em thích tiếng miền Nam của anh mà. Em biết là tiếng miền nào cũng có cái dễ thương của nó, ngay cả tiếng miền Trung nặng nề khó nghe, khó hiểu.
    - Nhưng sao em lại welcome anh? Em lịch sự bất ngờ thế?
    Một ngày anh đi làm về như mọi ngày.
    Tôi nghiêm chỉnh nói:
    - Em chờ anh về để thông báo một tin rất vui là bắt đầu từ hôm nay trở đi chúng ta sẽ chi tiêu thoải mái, không phải hà tiện để dành tiền theo bất cứ kế hoạch nào nữa.
    Nhân dịp em vừa nghe tin hai người bạn gặp nạn, em sợ cuộc đời bất trắc, kiếp người c̣n phù du nói chi là tiền bạc.
    Chúng ta hăy vui hưởng cuộc sống ngay khi c̣n khỏe mạnh anh ạ, nhà cửa, xe cộ trả hết sạch sẽ rồi, tiền bạc trong 401K và trong bank của hai vợ chồng ḿnh khá nhiều v́ dành dụm suốt nhiều năm nay.
    Chúng ta sẽ mua xe đẹp, loại đắt tiền, sẽ sắm quần áo xịn, sẽ đi du lịch đó đây mỗi năm, và chốc nữa đây vợ chồng ḿnh sẽ đi ăn tiệm anh nhé.
    Mai sau về già chúng ḿnh đều có tiền retire, lo ǵ.
    Nói xong tôi nh́n anh với vẻ ban ơn huệ, như một cai tù độ lượng vừa phóng thích cho một tù nhân mang án tù vô hạn định, tưởng anh sẽ mừng vui và hét lên thỏa thích khi được trở về bản chất Nam Kỳ của chính ḿnh v́ bao nhiêu năm nay anh đă sống theo cách sống Bắc Kỳ của tôi, theo sự quản lư của tôi.
    Nhưng tôi kinh ngạc quá, anh thảng thốt kêu lên một tràng với những từ miền Bắc rất chuẩn:
    - Ối giời cao đất dầy ôi, em đang tỉnh hay mê?
    Sao em liều và to gan thế? Sao bỗng dưng em rửng mỡ đ̣i tiêu xài hoang phí thế?
    Khi mà trước đây anh tiêu xài hoang phí em đă điên tiết lên cấm cản anh. Em có biết là nước Mỹ đang nợ ngập đầu ngập cổ không? Ngân sách chính phủ Mỹ càng ngày càng eo hẹp, đang phải cắt xén bớt tiền phúc lợi của người già, người về hưu không?
    Người ta c̣n tiên đoán rằng chẳng bao lâu nữa chính phủ sẽ không có đủ tiền trả cho những người hưu trí nữa đấy. Nên dù chúng ta không phải lo cho con cái nữa, nhưng vẫn phải sống căn cơ, dành dụm tiền để sau này về già có mà chi tiêu.
    Ở Mỹ điều kiện khoa học, y tế cao chúng ta sẽ sống lâu, sống thọ lắm. Không ai thương ḿnh bằng chính ḿnh đâu em.
    Th́ ra suốt mấy chục năm sống bên nhau, bây giờ anh đă lo xa, tính toán hơn cả dân Bắc Kỳ thứ thật là tôi đang đứng trước mặt anh. Mẹ tôi ở dưới suối vàng chắc cũng đang mỉm cười măn nguyện?
    Tôi c̣n đang ngẩn ngơ không ngờ người chồng Nam Kỳ của tôi đă bị tôi Bắc Kỳ hóa nhuần nhuyễn đến thế th́ anh ân cần và rất rành rẽ nói:
    - Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với b́ lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm.
    Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé.
    Việc ǵ đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ.

    Nguyễn T.Thanh Dương

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •