Trong mùa dịch Covid-19, dường như tung tin nhảm, tin bá láp, tin tự đoán tự suy diễn . . . đă trở thành căn "bệnh văn hóa thời đại" và nó c̣n khó trị hơn cả dịch cúm corona, bài dưới đây của tác giả Y Chan đăng trên tạp chí Luật Khoa tuy dài nhưng khá thú vị (nhưng có lẽ dân tung tin bá láp th́ không hứng thú roài, tui nghĩ dzậy) để đọc hầu giúp chúng ta có cái nh́n sâu hơn về dịch bệnh văn hóa này nhằm tránh bị nhiễm (BH)
Tháng 5/2018, trong một video ngắn xuất hiện trên mạng xă hội ở Bỉ, Tổng thống Mỹ Donald Trump với phong thái bộc trực thường thấy, nh́n thẳng vào ống kính, nói với người dân Bỉ:
“Các bạn thấy đó, tôi đă có gan để rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, và các bạn cũng nên làm vậy. V́ ở Bỉ các bạn đang làm việc rất tệ. Các bạn gật đầu kư tên, nhưng chẳng có bất kỳ hành động cụ thể nào, chỉ có blè blè bô lô ba la. Các bạn thậm chí c̣n thải ra nhiều chất ô nhiễm hơn cả trước khi kư hiệp định. Nhục! Quá nhục! Ít nhất tôi c̣n dám chơi dám làm. Mọi người yêu mến tôi v́ tôi chơi được. Tôi là người chơi được nhất trên quả đất này. Vậy nên, người Bỉ, đừng đạo đức giả nữa, hăy rút khỏi Hiệp định khí hậu.”
Đoạn phim ngắn này lập tức tạo phản ứng mạnh với nhiều b́nh luận nổi giận trút xuống “kẻ láo toét” Trump, không lo giải quyết hàng ngàn vấn đề nội bộ của nước ḿnh mà dám chĩa mỏ vào dạy đời người khác.
Donald Trump không lạ ǵ với những phát ngôn gây kích động, chia rẽ, từ nhiều năm trước khi ngồi lên ghế Tổng thống. Nhưng lần này Trump bị oan.
Đoạn phim là “tác phẩm” được một đảng cánh tả ở Bỉ, Socialistische Partij Anders, đặt hàng một studio thực hiện, với ư định “gây chú ư, sau đó hướng mọi người đến việc kêu gọi chính phủ Bỉ hành động quyết liệt hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu”.
Nhưng khi nhận ra có quá nhiều “công dân nghiêm túc” tưởng đây là thật, những người đăng đă phải chữa cháy bằng việc đính chính với từng người một rằng “Này, cái đấy là đùa thôi. Trump không nói vậy đâu.”
Trả lời phỏng vấn, những tác giả của đoạn phim chế cho rằng với chất lượng h́nh ảnh kém và những cử động không hoàn toàn khớp với lời nói, người xem phải dễ dàng nhận ra nó không có thực. Chưa kể, họ đă “cho” Donald Trump nói lời cuối cùng trong đoạn phim, “Biến đổi khí hậu là xạo thôi, giống như cái video này vậy.” (Câu cuối đó không được dịch phụ đề tiếng Bỉ, thay vào là thông điệp hành động và đường link dẫn đến bản kiến nghị về biến đổi khí hậu)
Có lẽ người ta đă đánh giá quá cao năng lực xét đoán của người xem.
Trước đó, vào tháng 4/2018, trong một video ngắn do đạo diễn Jordan Peele thực hiện, được trang BuzzFeed tung ra, người xem thấy cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi người kế nhiệm Trump là “một cục cứt đần thộn” (tạm dịch từ “a total and complete dipshit”). Video này được đưa ra để minh họa về mối nguy hại của những đoạn phim chế do máy tính dàn dựng.
Những video chế này, dù chất lượng c̣n kém, đă gây hoang mang dư luận về một hiểm họa mới: “deepfake” (siêu giả), công nghệ mà người ta có thể dùng để tạo ra những video trông như thật.
“Deepfake” được xem là ghép từ “deep learning” (thuật ngữ dùng để chỉ phương thức tự học, tự đào sâu khai thác dữ liệu của trí tuệ nhân tạo) và “fake news” (tin vịt/ tin giả). Nó dùng để chỉ những nội dung giả được tạo ra bằng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence).
Nhiều người làm truyền thông và giới chính trị gia đă sốt sắng bàn thảo cách để đối phó trước “thảm họa” này.
Liệu “deepfake” có trở thành ngày tàn của sự thật? Hay người ta đă mất niềm tin vào sự thật từ lâu, khi ở đâu cũng thấy nhan nhản hai chữ “tin vịt”, và khi mà “facts” (sự thật) có vẻ như không c̣n chỗ đứng trước cơn sóng thần “fake” (giả tạo)?
Rốt cục th́ “fake news” là ǵ? Từ đâu ra? Có bao nhiêu loại? Làm sao xóa hết “fake news”? …
Chúng ta hăy cùng t́m hiểu những góc cạnh về một trong những chủ đề nóng hổi nhất hiện nay.
“Tin vịt” là ǵ?
Hai chữ “fake news” cùng với sự lên ngôi của nó có lẽ là một trong những “thành tựu” mà Donald Trump tự hào, khi Trump nhận ḿnh là người đầu tiên dùng thuật ngữ này.
Bản thân việc Trump nhận là người đầu tiên đó đă là một “fake news”, v́ từ này đă được sử dụng từ ít nhất là hơn một thế kỷ trước đó.
Donald Trump không phải là người đầu tiên sáng tạo hay sử dụng hai chữ “fake news”, nhưng nhiều người đồng ư rằng Trump là một trong những công thần biến từ đó trở thành một thuật ngữ “thời thượng” như hiện nay.
Trong suốt thời gian vận động tranh cử và sau khi thắng cử vào năm 2016 cho tới nay, Trump đă dùng “fake news” để chỉ gần như bất kỳ nội dung tin tức nào mang tính tiêu cực về ḿnh.
Hiệu ứng của cuộc bầu cử tổng thống ồn ào ở Mỹ đă lan khắp thế giới cùng với sự phổ biến của “fake news”, cả về tên gọi lẫn nội dung của nó.
Vậy “fake news” là ǵ?
Nó đơn giản nghĩa là “tin vịt” (hay tin láo, tin giả).
Thế nào là “tin vịt”?
Hỏi 13 người, hết 13 sẽ trả lời đó là tin không thật. (Đây là kết quả theo khảo sát bỏ túi của người viết, khuyến khích bạn đọc tự làm khảo sát của riêng ḿnh)
Vậy để định nghĩa “tin vịt”, nhất định ta phải định nghĩa được “tin thật”, hay “thật” là ǵ.
Theo cách hiểu đơn giản nhất, “thật” (real) là một tính chất gắn liền với “thực tế”, hay “hiện thực” (reality).
Cái ǵ là “thực tế”, là “hiện thực”?
Bất kỳ thứ ǵ mà sự tồn tại của nó có thể được xác nhận (verify/ confirm).
Xác nhận bằng cách nào? Bằng những công cụ mà nhân loại sở hữu.
Thứ công cụ cơ bản nhất mà con người có để xác nhận thực tế chính là các giác quan. Những thứ có thể dùng mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm và cơ thể chạm vào, ta xem nó là thật.
Nếu chỉ có nhiêu đó, thế giới thực của nhân loại hẳn là sẽ không rộng hơn bao nhiêu so với các loài động vật khác, có khi c̣n nhỏ bé hơn.
Cái làm cho thế giới thực của con người rộng lớn và phức tạp hơn ngàn lần các loài khác là các công cụ mở rộng. Những công cụ như kính viễn vọng, máy thu âm, máy chụp X-quang, tai nghe, điện thoại, máy chụp h́nh … giúp chúng ta xác nhận được gấp nhiều lần những thông tin về thế giới này so với việc chỉ dùng các giác quan có sẵn.
Làm sao ta biết được những thông tin có được từ các công cụ đó là thật? V́ ta biết được cách chúng hoạt động, và tương ứng với nó là cách thế giới này hoạt động. Ta biết được cách ánh sáng hoạt động, từ đó tạo ra công cụ để thu lại h́nh ảnh. Ta khám phá và biết được cách hoạt động của tia X, từ đó tạo ra công cụ để ứng dụng nó nh́n những thứ mà mắt thường không thấy được. Ta biết cách âm thanh được truyền tải, từ đó tạo ra những công cụ để thu lại tín hiệu tương ứng.
Tuy nhiên, thứ giúp cho thực tại của nhân loại mở rộng ra gần như vô hạn không phải là những công cụ mở rộng đó, mà là công cụ tư duy, trong đó có khả năng tư duy logic và trí tưởng tượng.
Nếu đang đi ngoài đường và bỗng thấy tóc ḿnh nhờn nhợt ươn ướt, đưa tay lên phát hiện đang chạm vào một thứ nhăo nhăo thối thối, cùng lúc một chú chim bay lướt qua đầu, bạn hoàn toàn có thể kết luận chú chim kia là tác giả của đống phân trên đầu ḿnh, dù không hề trực tiếp chứng kiến bắt quả tang hành động đó.
Đó là v́ bạn biết trọng lực trên trái đất hoạt động thế nào (một thứ chỉ rớt từ trên xuống chứ không rơi từ dưới đất lên), bạn biết cơ chế sinh học của sinh vật nói chung và chim nói riêng (mọi sinh vật đều thải ra phân), bạn biết đặc điểm của phân (không hề thơm), và đặc biệt là nếu đă từng có trải nghiệm ngọt ngào với phân chim, bạn chắc chắn xác lập được thực tế chuyện ǵ đă xảy ra.
(Đương nhiên đó là khi bạn đă loại trừ đi những khả năng khác, ví dụ như có người gần đó cố t́nh chơi khăm, hoặc bạn đă “dính đạn” từ trước đó nhưng không để ư cho tới khi chú chim vô tội này vô t́nh bay qua bị kết án oan…)
Như vậy, thực tế, hay những ǵ được xem là thật, hoàn toàn phụ thuộc vào hiểu biết của bạn về thế giới này.
Đây là điều có vẻ quá hiển nhiên nhưng cực kỳ quan trọng, luôn phải ghi nhớ.
Hiểu biết về thế giới bị bó hẹp, khả năng phân biệt thật – giả sẽ bị hạn
chế theo.
Tóm lại, nếu tin thật là những thứ có thể xác nhận sự tồn tại, th́ tin vịt là những thứ được xác nhận là không tồn tại.
Đó là cách hiểu theo logic (suy lư). Trên thực tế, phạm vi của “fake news” (tin vịt) bao gồm cả những nội dung không/ chưa thể xác nhận sự tồn tại. Lư do là v́ những tin không/ chưa thể xác nhận đó được sử dụng phổ biến như tin thật, gây tác hại cũng tương tự như những tin đă được xác nhận là giả.
Chính những nội dung không/ chưa thể xác nhận này mới chiếm đa số và cách người ta ứng xử với chúng là thứ gây phiền toái nhiều nhất.
Tin vịt từ đâu ra?
Nếu hiểu tin vịt theo định nghĩa ở trên, ta dễ dàng nhận ra thứ gọi là “fake news” không hề mới mẻ. Nó xuất hiện từ cả trăm ngàn năm nay. Nó là một tác dụng phụ của trí thông minh: khả năng nói dối.
(Bạn cũng có thể cho nó là tác dụng chính của trí thông minh, nếu nhớ lại những truyện cổ tích như “Trí khôn của ta đây”, hay cả “Tấm Cám”)
Từ khi biết nói, con người đă biết dối. Thời kỳ sơ khai, việc lan truyền lời nói dối (tin vịt) chủ yếu thực hiện qua phương thức truyền miệng. Ai nói giỏi hơn, nói to hơn, sẽ truyền được nhiều tin hơn. Phe nào có nhiều người nói hơn, tin tức của phe đó sẽ lan đi rộng hơn. Từ thuở ban đầu đó, những người kể chuyện và những người truyền tin đă đóng vai tṛ quan trọng.
Người ta vẫn c̣n nhớ truyền thuyết về nguồn gốc của môn chạy việt dă, khi Pheidippides chạy bộ một mạch từ Marathon, nơi diễn ra trận quyết chiến giữa quân Ba Tư xâm lược và quân Hy Lạp, về đến Athens để báo tin chiến thắng. Theo lời kể, Pheidippides khi về đến Athens chỉ kịp nói lên mấy tiếng “Chúng ta đă thắng” rồi ngă gục xuống chết.
Các loại tin vịt xuất hiện nhiều nhất ở những chiến dịch tuyên truyền trong các cuộc xung đột. Từ chiến thắng vang dội ở Kadesh của người Ai Cập vào thế kỷ 13 trước Công nguyên (thực chất là đánh ḥa) cho đến những tin đồn râm ran góp phần dẫn đến cái chết của Mark Antony, một trong những vị tướng nổi tiếng của đế chế La Mă, vào thế kỷ thứ Nhất trước Công nguyên. Khi các tôn giáo tranh giành ảnh hưởng với nhau, những tin tức tiêu cực về “phe kia” cũng xuất hiện ngày một nhiều. Từ tin đồn người Thiên Chúa giáo có các nghi lễ ăn thịt người và loạn luân cho đến tin đồn người Do Thái giết trẻ con theo đạo Thiên Chúa để lấy máu cho các nghi lễ của họ.
Cho đến trước thế kỷ 15, ưu thế về lan truyền tin tức, và cùng với đó là tin vịt, thuộc về những người có quyền lực, địa vị, và giàu có. Họ có thể dùng lực lượng chuyên nghiệp để truyền tin, tạo ra ấn tượng về độ phủ và sự tin cậy. Chữ viết và kỹ thuật in ấn dù đă được phát minh ra vài ngàn năm trước đó nhưng vẫn chưa được phổ biến đến toàn dân. Các công cụ đó, và những tri thức được truyền tải, chủ yếu do tầng lớp quư tộc, có đặc quyền đặc lợi nắm giữ.
Định kiến phải nghe lời, tuân phục những người có quyền lực (authority bias) một phần xuất phát từ đây.
Sau thế kỷ 15, khi Cách mạng in ấn diễn ra, việc lan truyền thông tin, phổ biến ư tưởng mới được “dân chủ hóa”. In giấy báo, tờ rơi, sách truyện … không c̣n là đặc quyền của một nhóm nhỏ người. Số người nắm giữ các công cụ truyền tin hiện đại giờ đây tăng theo cấp số nhân. Cuộc cách mạng này dẫn đến sự ra đời của một lực lượng quyền lực quan trọng: báo chí.
Báo chí giúp phá bỏ thế độc quyền về tin tức của chính quyền, lan tỏa kiến thức đến số đông người dân. Nhưng những người làm báo cũng có trí thông minh, và v́ vậy cũng chịu tác dụng phụ của nó. Những tin vịt cùng với đó bắt đầu sinh sôi nảy nở.
Một trong những trường hợp kinh điển thường được nhắc đến là “Cú lừa đảo mặt trăng” (The Great Moon Hoax). Năm 1835, tờ báo The Sun ở thành phố New York đăng bài viết nhiều kỳ về khám phá thế kỷ: t́m ra nền văn minh mới trên mặt trăng.
Bài viết tường thuật về nghiên cứu của nhà thiên văn nổi tiếng vào thời đó, John Herschel, mô tả ông đă quan sát mặt trăng qua viễn vọng kính và kinh ngạc thế nào về những khám phá vô tiền khoáng hậu của ḿnh.
John Herschel, cách đó vài ngàn km, không hay biết ǵ về “thành tựu vĩ đại” này của ḿnh cho tới vài tuần sau đó.
Vào thời đó, các “nhà láo” như của The Sun có thể ung dung lôi kéo độc giả suốt nhiều kỳ của câu chuyện tưởng tượng này v́ tốc độ phản hồi vẫn c̣n chậm, nhanh nhất cũng mất vài tuần “nạn nhân” mới biết tin và có thể phản hồi xác minh.
Việc phổ cập in ấn, sau đó là phát minh ra điện, rồi ứng dụng của điện trong việc tạo các thiết bị truyền thanh, truyền h́nh càng chắp thêm cánh cho việc lan truyền tin tức. Tốc độ sản xuất, truyền đạt và tiếp nhận thông tin được rút ngắn từ đơn vị tháng, tuần xuống c̣n ngày, giờ. Số lượng tin tức, và đi cùng với đó, luôn luôn, là số lượng tin vịt, cũng tăng lên theo cấp số nhân.
Đến khi Internet được phát minh, các thiết bị vi tính cá nhân được phổ cập (từ máy tính để bàn đến laptop và đặc biệt là điện thoại thông minh ngày nay), cùng với sự ra đời của mạng xă hội, th́ tốc độ tạo ra, lan truyền nội dung tin tức lại được rút xuống; từ tính theo ngày, giờ chỉ c̣n tính theo phút, giây. Sự phổ cập của các công cụ giúp cho bất kỳ ai, chỉ cần một chút hiểu biết, có thể tự ḿnh tham gia cuộc chơi, vừa là người tạo ra nội dung, vừa chủ động lan truyền thông tin.
Nó khiến nhiều người nhận định chúng ta đang ở trong “thời đại hoàng kim của tin vịt”.
Có thật là vậy không?
Bản thân nhận định trên đă có thể được xem là một loại “tin vịt”: một nhận định dựa trên dữ liệu thiên lệch, bị bứng ra khỏi ngữ cảnh.
Ngữ cảnh, hay bức tranh đầy đủ, là chúng ta đang ở trong thời đại hoàng kim của tất cả các loại tin tức, tri thức nói chung. Sự nở rộ các thể loại tin tức tri thức đó, giống như lịch sử xuyên suốt của nhân loại, luôn luôn đi kèm với các loại tin tức bịp bợm, kiến thức lừa phỉnh.
Hai cách nói này có ǵ khác nhau?
Thoạt nh́n qua nó đều dẫn đến cùng một kết luận: tin vịt đang nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng đây là hai cách tiếp cận vấn đề rất khác biệt, và từ đó cũng dẫn đến cách phản ứng rất trái ngược nhau.
Có thể liên tưởng đến h́nh ảnh các con đường. Thuở ban đầu, không ai làm đường. Đường đi có được là từ bước chân những người đi qua mà thành. Số lượng người lưu thông qua lại hạn chế. Số lượng tai nạn giao thông (TNGT) tương ứng cũng thấp. Cho đến khi phát minh ra bánh xe, có xe ngựa, con người bắt đầu có nhu cầu làm đường cho bằng phẳng. Rồi đến các phát minh về động cơ, nhu cầu mở rộng làm đường càng tăng. Đường dễ đi, lại đi được nhanh, số lượng người tham gia giao thông tăng gấp bội. Tương ứng với nó là số TNGT cũng tăng lên gấp nhiều lần so với trước.
Nếu nhận định kiểu đường đi rộng, phương tiện thuận lợi làm tăng TNGT, sẽ dẫn đến kết luận lười biếng: cứ dẹp hết đường, cấm hết phương tiện, khỏi ai đi lại, không c̣n TNGT.
Không có mấy người thông minh nào có cái nh́n phiến diện như vậy về TNGT. Nhưng nhiều người lại đang áp dụng đúng thứ lư sự cùn này để hô hào hạn chế Internet, cấm mạng xă hội, chặn các trang web “có hại”, áp đặt kiểm soát vô lối lên tư tưởng của người dân, chỉ v́ những nỗi sợ hăi mơ hồ của họ.
Tin vịt không phải là sản phẩm của Internet, của mạng xă hội, hay của phát minh công nghệ nào. Nó là thứ đă, đang và sẽ tồn tại trong suốt hành tŕnh của nhân loại.
Chống lại tin vịt v́ vậy không phụ thuộc vào giải pháp công nghệ.
Nó phải là giải pháp nhắm đến từng con người.
. . .
Bookmarks