Page 9 of 12 FirstFirst ... 56789101112 LastLast
Results 81 to 90 of 113

Thread: THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM

  1. #81
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Lư do Thiếu tướng VNCH Phạm Văn Phú tuẫn tiết ngày 30/4/1975 | Cuộc đời Thiếu tướng Phạm Văn Phú


  2. #82
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Chuẩn tướng VNCH LÊ NGUYÊN VỸ có xứng đáng với 2 chữ anh hùng dân tộc?


  3. #83
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Chuẩn tướng Lam Sơn VNCH PHAN Đ̀NH THỨ lư do khiến đời binh nghiệp lận đận trong quân lực VNCH?


  4. #84
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    46 năm, nh́n lại Hiệp định Paris


  5. #85
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM



    VIỆT NAM CỘNG HOÀ

    Ngũ Hổ Tướng,

    Nước Mất, Mất Theo Nước!!





    “Anh hùng mạc bả doanh thâu luận

    Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu”

    T.K. Huân



    ******&&&&******





    1 - Thiếu Tướng NGUYỄN KHOA NAM

    (Tư Lịnh Quân Đoàn IV - Quân Khu IV)







    Vận nước nổi trôi đến bước cùng

    Tướng Quân thà chết với non sông

    Tang bồng xếp lại... hoa dù đỏ

    Khí tiết vang theo... tiếng súng đồng

    Đất Việt xót thương cây rũ lá ...!

    Sông Hương tiếc nhớ nước khô ḍng...!

    Nghiêm ḿnh kính cẩn trang trung liệt

    Gương sáng muôn đời... sóng Cửu Long...!



    Nguyễn Minh Thanh





    Nguyễn Khoa Nam (1927-1975), sanh tại Đà Nẵng, nguyên quán ở làng An Cựu Tây, Hương Thuỷ, Thừa Thiên. Con Ông Nguyễn Khoa Túc và Bà Tôn Nữ Ngọc Cẩn.



    Theo học khóa 3 Đống Đa tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 4 năm 1953. Ngày 1 tháng 12 cùng năm, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu úy.



    Gia nhập đơn vị Nhảy dù, ông được cử làm Trung đội trưởng thuộc Đại đội 1 trong Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù. Tiến dần lên đến Tư Lệnh Phó SĐ Nhảy Dù. Chuyển qua Bộ Binh, Ông làm Tư Lệnh SĐ7BB. Chức vụ sau cùng Tư Lệnh Quân Đoàn IV - Quân Khu IV tại Cần Thơ.



    Sáng ngày 1 tháng 5, Ông vận bộ quân phục Đại lễ của Quân đội, và vào khoảng 6 giờ 30 sáng Ông dùng súng Browning bắn vào màng tang tự sát tại chiếc ghế làm việc trong tư dinh.



    Tro Cốt của Ông thờ ở Chùa Quảng Hương Già Lam, đường Lê Quang Định số 498/11 Phường 1, G̣ Vấp, Sài G̣n.



    ********&&&& *******





    2 - Thiếu Tướng PHẠM - VĂN - PHÚ

    (Tư Lịnh Quân Đoàn II - Quân Khu II)







    Người xứ Hà Đông gốc Nhảy Dù

    Dấu chân dày dạn các quân khu

    Điện Biên kịch chiến rừng xơ xác

    Lào Hạ giao tranh khói mịt mù

    Tây Huế bảo toàn an một thuở

    Ban Mê thất thủ hận... nghìn thu...!

    Nghiêng bầu độc dược... hồn bay bổng

    Mây trắng trời xanh... biệt Cánh Dù...!!



    Nguyễn Minh Thanh



    Phạm Văn Phú (1928-1975), sanh tại Hà Đông, gốc Nhảy dù. Ông xuất thân từ trường Vơ bị Liên Quân - Đà Lạt khoá 8 giữa năm 1952.



    Tại chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đă chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Sau hơn một hơn tháng giao tranh ác liệt với Việt Minh, ngày 16 tháng 4 Ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi.



    Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, PVP bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), Ông được trao trả và tiếp tục trong quân lực VNCH.



    Ông trải qua nhiều đơn vị chiến đấu. Chức vụ sau cùng Tư Lệnh Quân Đoàn II - Quân Khu II tại Pleiku.



    Sáng ngày 29 tháng 4 tại tư dinh Sài G̣n, Ông tự sát bằng một liều Choloroquine cực mạnh. Ông bị hôn mê đến 11 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, tỉnh lại thều thào hỏi phu nhân về hiện t́nh chiến cuộc. Khi được biết Dương Văn Minh đă ra lệnh cho toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng ḥa buông súng đầu hàng, Ông liền từ trần!!



    ******&&&&*******





    3 - Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG

    (Tư Lịnh Phó Quân Đoàn IV - Quân Khu IV)







    Núi sông nghiêng ngửa phận làm trai

    Quân ngũ tòng chinh chí miệt mài

    Dũng lược U - Minh xung trận địa

    Kiên cường An - Lộc phá trùng vây

    Cờ tàn... sông núi ngùi ly biệt

    Vận mạt... anh hùng ngậm đắng cay

    Phòng ngủ... kinh hoàng vang tiếng súng

    Ngoài trời đêm quạnh... ánh sao bay...



    Nguyễn Minh Thanh



    Lê Văn Hưng (1933 - 1975), người Hóc Môn, Gia Định, mồ côi cha. Theo học khóa 5 V́ Dân tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1954, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu úy.



    Ra trường Ông giữ những chức vụ tác chiến. Có lúc chuyển sang Hành Chánh Trưởng ty Cảnh Sát, rồi Quận Trưởng, Tỉnh Trưởng... Sau chuyển qua Bộ Binh làm Tư Lệnh SĐ5 / BB căn cứ Lai Khê, B́nh Dương. Tháng 3 năm 1972, Ông được thăng cấp Chuẩn tướng.



    Sau chiến trận “Mùa hè đỏ lửa” 1972, Ông được tặng thưởng tại mặt trận Đệ Tam đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu, và Huy chương đặc biệt “B́nh Long Anh dũng”.



    Chức vụ sau cùng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV - Quân Khu IV tại Cần Thơ.



    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ông tự sát bằng súng lục bắn vào tim lúc 20 giờ 45.



    Trước khi tự sát, Ông nói:” - Tôi bằng ḷng chọn cái chết, tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, th́ phải chết theo thành.”



    ******&&&&******



    4 - Chuẩn Tướng TRẦN VĂN HAI

    (Tư Lịnh Sư Đoàn 7 BB)







    Hải đăng toả sáng giữa sương mù

    Liêm chính kiêu hùng dũng trí mưu

    Tỉnh Trưởng Phú Yên nhiều mến mộ

    Chỉ Huy Cảnh Sát lúc cương nhu

    Khe Sanh tuyến lửa: - thăm binh sĩ*

    Trận điạ Chư Pao: - diệt giặc thù

    Nước mất ngậm ngùi... khui... độc dược

    Phương danh trăng chiếu... rạng ngàn thu...!!



    Nguyễn Minh Thanh



    Trần Văn Hai (1925-1975): người G̣ Công trong gia đ́nh điền chủ. Theo học khóa 7 Ngô Quyền tại trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 5 năm 1952. Cùng khoá với Thủ Khoa Trương Quang Ân. Sau này là Th/ Tướng Trương Quang Ân.



    Qua những chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ. Tỉnh trưởng tỉnh Phú Yên. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biệt động quân Trung ương. Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia..., Tư Lịnh Phó Quân Đoàn II.



    Chức vụ sau cùng Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh tại căn cứ Đồng Tâm Mỹ Tho.



    Trước sự kiện ngày 30 tháng 4 khoảng hơn một tuần, đích thân Tổng thống Thiệu cho máy bay riêng xuống đón Ông di tản, nhưng Ông từ chối.



    Đặc biệt, Ông đã nhờ người đem tiền về cho Mẹ và báo tin Ông bình an, rồi mới tự sát..!!



    Nửa đêm về sáng ngày 1 tháng 5, Ông dùng thuốc Optalidon nguyên ống 20 viên tuẫn tiết tại pḥng làm việc!!



    *Căn cứ Khe Sanh ( Quảng Trị ) năm 1968, ngoài Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, còn có Tiểu Đoàn 37 BĐQ/ Việt Nam, Đ.Úy Hoàng Phổ làm TĐT. BĐQ bố trí vòng ngoài quân đội Mỹ, hướng Đông nguy hiểm nhứt. VC tấn công tuyến BĐQ nhiều lần nhưng chúng đều thất bại. Lần sau cùng là: 29 - 2 - 1968.



    Bất chấp hiểm nguy, Đại Tá Trần Văn Hai đã tới thăm anh em tận tuyến lửa, nơi đây...!!



    ******&&&&******



    5 - Chuẩn Tướng LÊ NGUYÊN VỸ

    (Tư Lịnh Sư Đoàn 5 BB)







    Chiều nghiêng thành quách đã điêu tàn

    Thương tiếc anh hùng thuở dọc ngang

    Cương trực thanh liêm không vị nể

    Kiên trì nguy hiểm chẳng từ nan

    Can trường An - Lộc: - chờ Tank đến

    Bất khuất Lai - Khê: - gác chuyện hàng

    Tiếng súng sau cùng vang... vọng mãi...

    Ngàn năm hương khói tưởng... linh nhan.



    Nguyễn Minh Thanh



    Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) người Sơn Tây, thuộc gia tộc “Lê Nguyên” danh giá. Theo học khóa 2 Lê Lợi tại trường Vơ bị Địa phương Trung Việt ở Huế, khai giảng năm 1951, tốt nghiệp Chuẩn úy hiện dịch.



    Phục vụ đơn vị Nhảy dù, Quận trưởng Quận Bến Cát, tỉnh B́nh Dương.



    Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Tư lệnh phó Sư đoàn 5 Bộ Binh.



    Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng ḥa 1 tháng 11 năm 1974, ông được thăng cấp Chuẩn Tướng. Ngày 7 tháng 11 cùng năm, Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh tại Lai Khê, Bình Dương.



    LNV là người hạ chiếc Xe Tăng đầu tiên của VC trong trận An Lộc 1972. Ông tổ chức “Tiểu Tổ Diệt Tăng” sẵn sàng nghinh địch và săn Tăng.



    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi nghe Dương Văn Minh kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng ḥa buông súng. Ông ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Sau đó ông dùng khẩu Beretta 6.35 bắn vào đầu tự sát tại Bộ Tư lệnh Lai Khê!!



    Người nhà đã đem Tro Cốt của Ông về thờ trong Phủ Thờ gia tộc “ Lê Nguyên “ tại Sơn Tây.





    Lời phụ bàn:



    1 - Nỗi Đau Của Người Chiến Bại:



    Thế Chiến II chấm dứt với sự đầu hàng vô điều kiện của Nhựt Bổn. Tương truyền có rất nhiều chiến sĩ Nhựt đã dũng liệt tuẫn tiết trong lúc ấy.



    Dưới đây là một trong những bài thơ quí dũng sĩ còn để laị. Xin chép ra... hoà theo niềm cảm thông sâu sắc do sự kết thúc giống nhau giữa Nhựt Bổn và Việt Nam Cộng Hoà cực kỳ bi đát!!



    Đó là “Bại Trận - Đầu Hàng vô điều kiện...!!”



    Mà, người viết cũng rơi vào trong cuộc, trong khúc quanh lịch sử. Ngậm ngùi... lặn ngụp trong khoang Huyết Sử...!! Với Niềm Đau không nguôi...!!



    Thơ Tuyệt Mạng



    “Ải Bắc từ khi cách cố hương

    Tháng ngày thắm thoát mấy năm trường

    Ví hay số kiế́p chim lìa cánh

    Thà để thân nầy ngựa bọc xương

    Nửa phút chưa nguôi thù Quảng Đảo

    Ngàn năm há tuyệt giống Phù Tang

    Ngây thơ em hãy khuyên đàn trẻ

    Vì nước cha mầy để tấm gương...!!”



    (Khuyết danh)



    2 - Lưu Phương Muôn Thuở:



    Trong “Tuyệt Mệnh Thi”, Ông Thủ Khoa Huân có câu:



    “Anh hùng mạc bả doanh thâu luận

    Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu”



    (Hãy lắng nghĩa trung lưu vũ trụ

    Chớ đem thành bại luận anh hùng)



    Đem chiếu rọi hai câu thơ trên vào quí Tướng Quân, thấy rất phù hợp, tương thích.



    Quí Tướng Quân đã “Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu”.



    Đã để lại cho Quân Lực VNCH nói riêng, cho dân tộc VN nói chung nỗi niềm hãnh diện và tiếc thương vô biên... Và cho hậu thế ánh trăng rằm rạng rỡ thiên thu...



    Quí Ngài đã theo gương:

    Vua Thục Phán, Quí Bà Trưng, Bà Triệu... Nước mất, mất theo Nước...!!



    Quí Ông Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, ... Thành mất, mất theo Thành...!!



    Ngoài quí Tướng Quân ra,



    Trong sự kiện Quốc Hận 30 - 4 - 1975 còn nhiều, rất nhiều những chiến sĩ: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ... đã “Nước mất, mất theo Nước”. Chưa kể những thành phần chức vụ, dân sự: Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành..., gia đình Bác Sĩ Lý Hồng Chương...



    Nay, Tổ Quốc đang cơn Vận Bỉ, mong ngày Thái Dương tỏ rạng, hầu sưu tầm đầy đủ tất cả những bậc phi thường ấy. Những người đã oanh liệt, hoặc âm thầm lẫm liệt tuẫn tiết...để lập đàn tưởng niệm tôn vinh!! Mong thay...!!





    Với tấm lòng thành kính, nơi đây, có bài thơ nhỏ xin Tưởng Niệm toàn thể Quý: quân, dân, viên chức VNCH đã Lẫm Liệt Tuẫn Tiết trong sự kiện: “Quốc Hận 30 - 4 - 1975 “:



    Những Anh Hùng...

    Nước Mất, Mất Theo Nước!!



    Dân quốc lầm than oán khắp nơi...

    Dấn thân bảo vệ há ngồi chơi...?!

    Tang bồng giai mộng sông Xoài Mút...

    Hồ thỉ diễm mơ trống Ngọc Hồi...

    Thế cuộc Quốc Kỳ ngùi...nước cuốn...!!

    Tuẫn thân hùng khí rạng... trăng khơi...!!

    Than ôi...! Sông Núi không ôm được...

    Thì sống làm chi... chật đất trời...!!



    Nguyễn Minh Thanh



    Hỡi những người của lịch sử của thiên thu, xin nghiêm mình kính cẩn chào quí Anh Linh... Nguyện cầu quí Anh Linh an lạc nơi cõi vĩnh hằng.



    Và xin mượn câu nói người xưa:



    “Nhân cố hữu tử, tử hoặc trọng ư thái sơn, hoặc khinh ư hồng mao” để thay lời kết.



    Ôi, Quí Liệt Vị đã xem cái chết nhẹ tựa lông chim hồng. Phương danh Quí Liệt Vị “trường khan tiết nghĩa lưu”.



    Quí Liệt Vị chính là:



    “Anh hùng tử, khí hùng bất tử

    Thiên thu trường cữu Việt sơn xuyên”



    Anh Linh Quí Liệt Vị́ chan hoà vào...



    - Những dãy núi: Trường Sơn, Bân sơn, Thạch Bi sơn, Thất Sơn, Bà Đen...

    - Những dòng sông: Cửu Long, Đồng Nai, Đà Rằng, Sông Côn, Dabla, Hương Giang, Mỹ Chánh, Thạch Hãn, Bến Hải...



    Và trên những dãy núi ấy..., những dòng sông ấy...



    Ngàn năm mây trắng vẫn còn bay... lững lơ... ngơ ngẩn... ngậm ngùi...tiếc thương...Quí Lịêt Vị...!! Ôi, cao cả thay, cao quí thay!!



    Bây giờ, đêm tối dần tan, bình minh đang ló dạng:



    “Ngoài trời hửng sáng ban mai...

    Tấc lòng Cố Quốc cờ bay... trập trùng...”



    Nguyễn Minh Thanh cẩn tác, Ga, 2019 - Mùa Quốc Hận!!





    Phụ chú:



    *Tuyệt Mệnh Thi



    Hăn mă nan kham vị quốc cừu,

    Chỉ nhân binh bại trí thân hưu.

    Anh hùng mạc bả doanh thâu luận,

    Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu.

    Vô bố dĩ kinh Hồ lỗ phách,

    Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu.

    Đương niên Tho thuỷ ba lưu huyết,

    Long đảo thu phong khởi mộ sầu.



    T. K. HUÂN



    Thơ Tuyệt Mạng



    Gian nan vó ngựa diệt thù chung

    Chỉ tại thua binh mạng phải cùng

    Hăy lắng nghĩa trung lưu vũ trụ

    Chớ đem thành bại luận anh hùng

    Nổi xung giặc dữ kinh hồn khắp

    Liều thác thân tàn rạng tiếng chung

    Sóng nước Mỹ Tho pha máu đỏ

    Gío Thu chiều úa nhuộm cồn Rồng..!!



    Nguyễn Minh Thanh cẩn dịch



    *Đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút: cách thành phố Mỹ Tho hơn 10 km hướng Tây Bắc. Ngày 20 tháng 1 năm 1785. Khi quân Xiêm lọt vào trận địa, pháo binh Tây Sơn Nguyễn Huệ bất ngờ tấn công, Đồng thời, bộ binh và thủy quân xông ra tiêu diệt gần như toàn bộ địch quân.



    *Đồn Ngọc Hồi: Sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789 ), vua Quang Trung hạ lệnh đánh đồn Ngọc Hồi phía Nam Thăng Long. Đồn, do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Đồn thất thủ, bị quân Tây Sơn thiêu rụi. Hứa Thế Hanh chạy vắt giò lên cổ...



    Tham khảo: các trang Web: - NKN, PVP, LVH, TVH, LNV...

    - Thủ Khoa Huân...

    - Hán Việt Từ Điển - ĐDA

  6. #86
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM




  7. #87
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Lộ bản chất con người thật của tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan trong tết mậu thân 1968?


  8. #88
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Liên Khúc Quân Hành Việt Nam Cộng Ḥa



    Đáp Lời Sông Núi - Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa



    Thiên Hùng Ca Việt Nam - Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa



    Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ - Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa


  9. #89
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    CÂU CHUYỆN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG TUẪN TIẾT (MẠNH KIM)
    Tháng 4 28, 2020 Lượt xem: 35
    ‘…Lúc quay lại, c̣n thấy tôi trong pḥng, ông thảng thốt: “Nghĩa! Mày đi ra!”. Vừa nói ông vừa nắm tay tôi lôi về phía cửa. Tôi bệu bạo: “Cho tôi ở lại cùng Chuẩn tướng…”…


    Chuẩn tướng Lê Văn Hưng

    Đây là câu chuyện tướng Lê Văn Hưng tuẫn tiết mà tôi chép lại từ cuộc gặp gỡ một nhân chứng trực tiếp…

    Đối diện tôi là một ông già ốm yếu 75 tuổi nhưng c̣n rất minh mẫn. Nhắc lại chuyện cũ, ông nhớ như in từng chi tiết và thuật lại sống động mạch lạc như thể thời gian vẫn chưa làm hao ṃn kư ức ông. Tôi đă ngồi với ông từ 10g30 sáng đến 3g chiều mà câu chuyện vẫn chưa dứt. Ông là Huỳnh Quang Nghĩa, cựu trung úy Chánh văn pḥng của Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn IV Lê Văn Hưng, Quân lực VNCH. Trung úy Nghĩa là nhân chứng mục kích từ đầu đến đuôi cái chết của Tướng Hưng. Câu chuyện được kể dưới đây là những ǵ được ghi trong hồi ức cá nhân mà trung úy Nghĩa cho tôi xem, cùng những ǵ ông kể với tôi hôm ấy…

    “Sau khi nghe tin Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, Chuẩn tướng bảo tôi (Huỳnh Quang Nghĩa) gọi để nói chuyện với 16 Tiểu Khu Trưởng, yêu cầu ban hành thiết quân luật trên toàn lănh thổ Quân đoàn IV. Vùng IV có vẻ chuẩn bị đối phó với t́nh h́nh hơn là chấp nhận treo cờ rũ. Khi nghe tin Sài G̣n thất thủ, dân chúng Cần Thơ bắt đầu mua nhanh bán vội để thu xếp về nhà. Khuôn mặt ai nấy đều lo âu. Xe lướt nhanh hơn, người đi bộ gần như chạy, đường phố giống như đang trốn chạy khỏi cơn giông lớn. Sau thông điệp đầu hàng của Tổng thống Minh, mọi liên lạc với Sài G̣n đều bị cắt đứt. Tuy vậy, cho đến trưa, t́nh h́nh Cần Thơ cũng như 16 tỉnh miền Tây vẫn yên tĩnh. Các tiểu khu vẫn c̣n liên lạc tốt với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn.

    13g, tôi trở vào Bộ Tư Lệnh, cách tư dinh Chuẩn tướng Hưng chừng 300 mét. Tôi thấy chiếc Falcon đen đưa bà Chuẩn tướng cùng hai con rời cổng dinh. Khuôn viên Bộ Tư Lệnh vắng ngắt đến nghẹt thở. Chuẩn tướng đứng nơi hiên tiền đ́nh, nh́n mông lung ra khoảng sân phía trước. Tôi đứng bên trái ông, cách vài bước hơi chếch phía sau, hướng tầm mắt theo ông. Mới vào mùa hè mà cảnh vật như đă thu đông. Trời chiều ảm đạm, thê lương, từng mảng mưa bụi lạnh lẽo thả xuống tàng phượng vĩ nở đỏ ối giữa sân. Chuẩn tướng bất động. Tất cả mang đến cho tôi một cảm giác u buồn, tan tác. Bất chợt, ông quay lại hỏi tôi:

    – Cô (bà phu nhân Chuẩn tướng) đi đâu?

    – Thưa, cô đến nhà thờ xin rửa tội.

    Thật sự mấy ngày nay tôi thấy có chuyện hơi lạ trong dinh. T́nh h́nh nguy ngập như vậy mà người thợ may riêng không ngớt giải quyết mớ vải vóc mới tinh cho bà Chuẩn tướng cùng thân quyến. Bây giờ bà và các con lại đi lễ. Tôi không thể ngờ được rằng ông bà Chuẩn tướng đă âm thầm bàn bạc chuẩn bị cái chết cho toàn bộ gia đ́nh và bà Chuẩn tướng cũng dọn ḿnh bằng cung cách riêng của bà. Bà muốn khi từ giă cơi đời sẽ cùng con cái được đón nhận là con chiên của Chúa và bước vào áo quan trong bộ đồ mới tinh trong trắng. Vào buổi sáng ngay sau thông điệp của Tổng thống Minh, bà Chuẩn tướng gọi điện thoại sang văn pḥng tôi, bảo t́m càng nhiều càng tốt thuốc Valium 5mg…

    Đèn pḥng vừa bật sáng, tôi giật ḿnh ngó qua khung cửa sổ. Bóng tối đă nhợt nhờ ngoài sân. Phía cuối pḥng, bà Chuẩn tướng và gia đ́nh đă ngồi vào bàn ăn. Một người lính phục dịch đặt trên bàn Chuẩn tướng dĩa, muỗng và hai quả trứng gà ngâm trong ly nước sôi. Đó là buổi ăn tối của ông hôm nay. Đang miên man, tôi giựt ḿnh khi điện thoại reo. Nhấc ống nghe, tôi vội chuyển cho Chuẩn tướng khi nhận ra giọng trầm trầm của Thiếu tướng Tư lệnh (Nguyễn Khoa Nam) đầu bên kia. Buông ống điện thoại, Chuẩn tướng thừ người bất động. Lần đầu tiên, tôi nhận rơ nét mệt mỏi tuyệt vọng trên gương mặt ông…

    Chuẩn tướng bảo tôi tập hợp toán lính gác để ông nói chuyện. Tiểu đội bảo vệ tư dinh Tư Lệnh Phó xếp thành hai hàng bên hông dinh chỗ khúc sân lối ra vào. Bằng giọng cảm động, chân t́nh, Chuẩn tướng cám ơn họ vẫn ở bên ông đến giờ phút này và bảo anh em ai muốn rời dinh cứ tùy ư… 10 phút sau Chuẩn tướng gọi tôi lên lầu. Tại đây, tôi thấy ngoài tôi và Thiếu tá Phương, c̣n hiện diện đông đủ binh sĩ từng phục dịch Chuẩn tướng và gia đ́nh. Chuẩn tướng đứng nơi pḥng ngủ, hai cánh tay gh́ chặt đứa con gái ba tuổi để đầu cháu tựa vào má ông. Bà Chuẩn tướng đứng cạnh bên. Hai bàn tay măng non cháu bé hồn nhiên lùa trên tóc cha, làm ḷa x̣a vài lọn tóc rối trên trán Chuẩn tướng. Bức tranh bi thảm ấy khiến ḷng tôi ngậm ngùi tê cứng. Bằng giọng tha thiết ân cần, Chuẩn tướng gởi lại bà cùng hai con cho chúng tôi. Ông quả quyết từ giờ cho đến sáng sẽ không có ǵ xảy ra, bảo chúng tôi cố gắng hộ tống bà Chuẩn tướng và hai đứa bé về Sài G̣n rạng sáng ngày mai 1-5. Trước đó, ông đă thuyết phục bà phải sống để nuôi con chứ không thể giết con bằng ư định tự sát cả gia đ́nh như ban đầu.

    Bất ngờ, ông quát bảo tất cả trở xuống dưới lầu, chỉ c̣n ḿnh tôi và bà Chuẩn tướng. Lúc đó khoảng 8g30 tối 30-4. Bên trong pḥng ngủ, khi nụ hôn vĩnh biệt của bà Chuẩn tướng vừa kịp đặt lên má chồng, ông vội đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa. Lúc quay lại, c̣n thấy tôi trong pḥng, ông thảng thốt: “Nghĩa! Mày đi ra!”. Vừa nói ông vừa nắm tay tôi lôi về phía cửa. Tôi bệu bạo: “Cho tôi ở lại cùng Chuẩn tướng…”.

    Sự dứt khoát của nghiêm lệnh hàng ngày trong giây phút xúc động mănh liệt làm giọng Chuẩn tướng lạc đi. Ông cố đẩy tôi ra cửa. Sự va chạm ngắn ngủi đầy bi thương ấy khiến tôi có cảm giác như thỏi nam châm đang cố rút khỏi thanh sắt. Ôi! Cái chết hoàn toàn được sắp đặt trước, lần đầu tiên trong đời tôi mới chứng kiến. Tôi chợt bật khóc và cùng bà Chuẩn tướng quỳ xuống trên nền cửa bên ngoài. Bên tai c̣n vọng nghe tiếng rít khô khốc của tiếng then cài. Mọi sự diễn ra không đầy một phút sau. Tiếng nổ chát chúa vang lên sau cánh cửa. Tôi hoảng hốt bật dậy và kêu lớn khi thấy ba bốn cái đầu đang nhớn nhác nh́n lên từ dưới chân cầu thang: “Con dao, lấy con dao cạy cửa mau!…”.

    Người tài xế tên Giêng cầm con dao to nhọn vội vàng chạy lên. Mọi người ùa vào pḥng. Tôi bàng hoàng khóc ngất. Tất cả cũng khóc và chạy đến chỗ giường ngủ của Chuẩn tướng. Ông nằm ngửa trên tấm nệm drap trắng, hai cánh tay buông ngang, khuy cổ và ngực áo bung ra, máu tươi nhuộm thắm ngực trái chiếc thun trắng bên trong. Có lẽ Chuẩn tướng đă ngồi ở thành giường, một tay cởi hai khuy áo trên, tay kia đưa ṇng khẩu Colt 45 ấn vào tim…

    Tôi c̣n nhớ lúc ông đảm nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 21, một buổi chiều sau giờ nghỉ việc, tôi theo ông thả bộ và dừng lại nơi nhà nghỉ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh. Không biết đang nghĩ ǵ, ông cười cười quay lại nói với tôi: “Mày c̣n nhớ không, lúc ở Trung đoàn, tuy ở bất kỳ vùng hành quân nào, trước khi đi ngủ, Đồng hoặc mày đều gọi về Chương Thiện để tao nói chuyện với cô (bà phu nhân Chuẩn tướng). Ở mặt trận An Lộc cũng vậy, tối nào tao cũng gọi về Lai Khê nói chuyện với cổ”. Chuẩn tướng nói thêm: “Lúc đó (nếu An Lộc thất thủ), tao chợt nghĩ nếu tao bắn vào đầu chắc cô mày không dám nh́n mặt, nên tao đă quyết ư có ǵ th́ sẽ bắn vào tim”.


    Trung úy Huỳnh Quang Nghĩa
    Viên đạn oan nghiệt đă xuyên chính xác qua tim. Đứa con trai đầu ḷng Lê Uy Hải khi đó vừa tṛn sáu tuổi nhặt đầu đạn đưa mọi người xem, rồi mím môi, khép năm ngón tay giữ chặt. Nh́n cử chỉ ấy, tôi nghĩ tuổi thơ ngây dại của cháu đă trôi qua mất kể từ buổi tối hôm ấy rồi. Trước đó một tiếng, một anh trai và một em gái ba tuổi c̣n đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch cạnh pḥng cha, hai đứa bé không hề hay biết lát nữa đây vành khăn tang trắng sẽ phủ lên tuổi ấu thơ hồn nhiên của chúng… Với tôi, âm hưởng Tướng Hưng vẫn vang vọng lại hồn tôi rơ ràng từng lời, nhức nhối như từng vết dao đâm: “Nghĩa, tùy mày. Tao đă quyết định cuộc đời của tao! Chuẩn tướng, Thiếu tá hay Trung úy không là ǵ cả, cái quan trọng là có sống nhục được hay không!”

    Trung úy Huỳnh Quang Nghĩa cho tôi biết thêm, đám tang Tướng Hưng được tổ chức theo nghi lễ quân đội VNCH, và sáng ngày 1-5, ông được mang về mảnh đất quê nhà Cái Răng để chôn vội. Đó là mảnh đất chứ không phải khu nhà riêng của Tướng Hưng và là tài sản c̣n lại duy nhất của Tướng Hưng. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp hiển hách kể từ khi gia nhập quân lực VNCH năm 1954 đến khi chết, Tướng Hưng chưa từng có căn nhà riêng nào. Sau 1975, mảnh đất có mộ Tướng Hưng rơi vào tay một thiếu tá “thắng trận”. Khoảng trước năm 2000, ngôi mộ bị sụp lún, gia đ́nh Tướng Hưng được báo cho biết. Bà Hưng từ Mỹ âm thầm về cải táng và mang tro cốt chồng theo.

    Quanh câu chuyện Tướng Hưng, Trung úy Huỳnh Quang Nghĩa có nhờ tôi cải chính giùm ông một ngộ nhận nhỏ. Khi chết, trong ḿnh Tướng Hưng có hai chiếc quẹt Zippo. Một chiếc được bà Hưng lấy làm kỷ vật; chiếc kia do ông Nghĩa giữ. Năm 1998, ông Nghĩa tặng cái Zippo ấy cho ông anh rể thứ ba được bảo lănh đi Pháp. Ông Nghĩa c̣n giữ thêm cái gạt tàn. Đó là cái gạt tàn của Sư đoàn 21 do Tiểu đoàn 21 tiếp vận làm từ vỏ đạn 115 ly, có đính phù hiệu Quân đoàn IV và phù hiệu Sư đoàn 21, để trên bàn làm việc của Tướng Hưng. Khi ông Nghĩa đi “học tập cải tạo”, cha của ông, v́ sợ, nên đục bỏ hai miếng đồng phù hiệu Quân đoàn IV và Sư đoàn 21. Khoảng năm 1998 hoặc 1999, khi ông anh rể thứ tư từ Mỹ về thăm, ông Nghĩa lại tặng di vật ấy. Trở về Mỹ, bác này trao cái gạt tàn cho một viện bảo tàng Quân lực VNCH ở California, nhưng không rơ v́ lư do ǵ, cái gạt tàn lại được ghi là di vật của Tướng Nguyễn Khoa Nam.

    …..

    Tôi đă đăng câu chuyện này trên Facebook cá nhân cách đây 4 năm. Nay post lại, để một lần nữa, như một nén nhang cho vị tướng đă khuất.

    Mạnh Kim

    Nguồn:

    - https://www.facebook.com/nguyen.manh...59227845294796

    - https://saigonnhonews.com/nhin-lai-l...ng-le-van-hung

  10. #90
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    QUẶN SẦU...! (TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG)
    Tháng 4 27, 2020 Lượt xem: 189
    …Anh linh đất nước hằng nung nấu
    Lãnh thổ ngàn năm ngẩng cao đầu…


    "Nồi da nấu thịt" đã qua lâu
    Tưởng quên rồi "đóm mắt hỏa châu"
    Hồn nước Tháng Tư đau ai thấu
    Biển khơi pha tiếng khóc quặn sầu
    Vận nước đời trai đền nợ máu
    Ly hương khúc nhạc lắng đêm thâu
    Anh linh đất nước hằng nung nấu
    Lãnh thổ ngàn năm ngẩng cao đầu


    Trần Thị Tuyết Nhung

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 04-06-2015, 08:58 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  3. Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 12-12-2010, 12:35 AM
  4. Người Lính VNCH trong tâm hồn và ḍng nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 1
    Last Post: 05-12-2010, 11:21 AM
  5. Cờ Vàng VNCH Xuất Hiện Trong Lễ Phong Thánh.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 22-10-2010, 01:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •