Page 8 of 11 FirstFirst ... 4567891011 LastLast
Results 71 to 80 of 109

Thread: Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

  1. #71
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Người Mỹ đ̣i cứng rắn hơn với Trung Quốc

    Việt-Long, RFA
    2012-10-19

    49% người dân Mỹ cho rằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc quan trọng hơn là việc kiến tạo mối quan hệ bền chặt với xứ này. Đây là sự đảo ngược so với ư kiến công chúng Mỹ hồi tháng 3-2011, với 53% người Mỹ giành ưu tiên cho mối quan hệ tốt hơn.



    Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney tại Ohio hứa sẽ cứng rắn với Trung Quốc

    Quan điểm của công chúng Hoa Kỳ trở nên cứng rắn hơn vớ Trung Quốc, thể hiện trong thời gian tiến đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 6 tháng 11 sắp tới.

    Kết quả một cuộc thăm ḍ ư kiến phổ biến hôm thứ sáu cho thấy khoảng cách xa giữa chính sách đối ngoại của hai đảng dự tranh, kể cả việc ủng hộ Israel.

    Cuộc thăm ḍ ư kiến của Trung tâm nghiên cứu PEW cho kết quả Tổng thống Obama được 47% những người được thăm ḍ cho là có chính sách đối ngoại tốt hơn, trong khi 43% ủng hộ Thống đốc Mitt Romney. Tháng trước ông Romney dẫn trước tới 15 điểm trong đề tài này.

    Các ư kiến đánh giá ông Obama cao hơn đôi chút trong chính sách đối với kế hoạch hạt nhân của Iran và đối với làn sóng cách mạng “Mùa Xuân Á Rập” vừa qua, trong khi ông Romney được đánh giá cao hơn trong chính sách mậu dịch đối với Trung Quốc.

    49% người dân Mỹ cho rằng sự cứng rắn với Trung Quốc quan trọng hơn là kiến tạo mối quan hệ bền chặt với xứ này. Đây là sự đảo ngược so với ư kiến công chúng Mỹ hồi tháng 3-2011, với 53% người Mỹ giành ưu tiên cho mối quan hệ tốt hơn.


    Người Philippines đốt cờ Trung Quốc - indiatimes photo

    Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ kỳ này đều bảy tỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Thống đốc Romney cam kết việc đầu tiên ngay sau khi ông trở thành Tổng thống sẽ là tuyên bố Bắc Kinh là nước dùng thủ đoạn với đồng Nhân dân tệ để đẩy mạnh mức xuất khẩu.

    Tổng thống Obama bước vào Toà Bạch ốc với chính sách mở rộng quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng tuyên bố ông đă tăng con số những vụ kiện về thương mại chống lại Bắc Kinh lên mức kỷ lục, đồng thời cũng đẩy mạnh viện trợ quân sự cho những quốc gia trong khu vực lên án Trung Quốc ngày cảng đơn phương quyết đoán.

    56% ư kiến cứng rắn hơn trước đối với Iran, cho rằng điều quan trọng là phải có lập trường cương quyết đối với kế hoạch hạt nhân của Teheran hơn là phải tránh xung đột quân sự.
    Tỉ lệ này đă tăng thêm 6% so với kết quả hồi tháng giêng năm nay.

    Tuy nhiên chỉ có 9% cử tri cho rằng vị Tổng thống sắp tới nên chú trọng đến chính sách ngoại giao hơn là những vấn đề nội trị. Năm 2007 tỉ lệ này là 40%, vào lúc Hoa Kỳ đang lăn ḿnh vào chiến tranh với Iraq và Afghanistan, và Osama bin Laden chưa bị tiêu diệt.

    Những kết quả này tương đương với kết quả của những cuộc thăm ḍ gần đây, cho thấy người Mỹ nh́n vào nội t́nh nước Mỹ nhiều hơn là trong thời Tổng thống Bush, và người Mỹ ưa chuộng sự hợp tác với đồng minh hơn là hành đọng đơn phương.

    Ư kiến lần này giữa những người cùng đảng trong mỗi đảng Cộng Hoà và Dân chủ cũng khác biệt rất xa trên lập trường đối ngoại.

    Gần một nửa số người theo đảng Cộng Hoà nói Hoa Kỳ không yểm trợ đủ mạnh cho Israel, trong khi 13% cho là Washington đă ủng hộ quá nhiều.

    Trong số những người ưa chuộng đảng Dân chủ, 9% cho là Hoa Kỳ không yểm trợ đủ mạnh cho Israel, 25% nói Mỹ yểm trợ quá đáng, số c̣n lại cho rằng chính sách hiện tại là tạm đúng.

    Mối quan hệ giữa Tổng thống Obama với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không được suôn sẻ, khiến Thống đốc Romney thề hứa đoàn kết với Israel. Tuy nhiên chuyên gia của PEW cho rằng sự khác biệt đó không phản ảnh những diễn biến gần đây, v́ đảng Cộng Hoà từ lâu nay vẫn nồng nhiệt với Israel hơn, một phần là do sự ủng hộ ồ ạt của những người da trằng theo Tin lành Phúc Âm.

    60% người Mỹ muốn chính quyền rút quân khỏi Afghanistan càng sớm càng tốt, trong khi kế hoạch của Mỹ và đồng minh là rút hết quân trong năm 2014.

    Gần một nửa con số người Mỹ theo đảng Cộng hoà đồng ư rút quân nhanh chóng. Ứng cử viên Romney ủng hộ kế hoạch rút quân năm 2014, nhưng nói ông sẽ không đặt ra một thời hạn cụ thể v́ làm như vậy chỉ khuyến khích quân Taliban thêm táo tợn.

    Cuộc thăm ḍ của PEW hỏi ư kiến 1 ngàn 511 người trưởng thành, trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng 10, ngay sau khi kết thúc cuộc tranh luận lần thứ nhất giữa hai ứng cử viên Tổng thống. trong đó ông Obama đă bị thua kém rơ rệt.

    Trong lần tranh luận thứ nh́, nhiều ư kiến cho là Tổng thống Obama đă gỡ hoà trước Thống đốc Romney.

  2. #72
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Hải quân Mỹ bảo vệ ‘quyền tự do hàng hải’ trên Biển Đông



    Thuyền trưởng hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hoa Kỳ nhấn mạnh sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Châu Á sẽ giúp bảo vệ quyền tự do hàng hải, ngụ ư nhắc tới các tuyên bố giành chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển quốc tế trong khu vực.

    Phi cơ tiêm kích F/A-18F Super Hornet cất cánh từ Hàng không Mẫu ham USS George Washington
    ​​Hăng thông tấn AFP ngày 26/10 trích phát biểu của thuyền trưởng Gregory Fenton cho biết một trong những lư do khiến hải quân Hoa Kỳ được điều động tới xuyên suốt khu vực này là nhằm cổ vơ cho quyền tự do lưu thông hàng hải mà Mỹ rất xem trọng v́ lưu lượng thương mại khổng lồ đi qua vùng biển này mỗi năm.

    Chỉ huy tàu sân bay USS George Washington nói dù không đứng về bên nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ sẽ bảo đảm rằng các hải lộ ở đây không bị trở ngại và muốn nh́n thấy tranh chấp được giải tỏa qua các kênh ngoại giao.

    Thuyền trưởng Fenton cho biết chuyến hải hành trên Biển Đông của USS George Washington hiện đang ghé thăm Philippines là một phần trong các chuyến đi thường kỳ của con tàu và không có liên hệ tới tranh chấp lănh hải giữa Manila, một đồng minh của Mỹ, với Trung Quốc.

    Tuy nhiên, ông Fenton cũng nêu rơ rằng hải quân Mỹ rất cẩn trọng, không đi vào các địa điểm đang có tranh chấp ở Biển Đông.

    Trước khi cập cảng Philippines, hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân này hôm 20/10 đă đón các giới chức Việt Nam lên tham quan trong một hành động nhằm nêu bật và phát huy mối quan hệ quân sự Việt-Mỹ.

    Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực từng gây bực bội cho Bắc Kinh.

    Trung Quốc đă cảnh cáo Washington chớ nên xen vào tranh chấp Biển Đông v́ theo Bắc Kinh, vấn đề này nên được giải quyết qua các cuộc thương lượng song phương giữa các nước có tuyên bố chủ quyền.

    Nguồn: International Business Times/AP

  3. #73
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bế tắc chính trị tại Hoa Kỳ: thế nào là “Vách Đá Tài Chính”?





    Nay cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ đă kết thúc, Tổng thống Barack Obama và Quốc hội Hoa Kỳ đang quay sang tập trung vào t́nh trạng bế tắc chính trị được gọi là "vách đá tài chính ." Đây là một vấn đề rối rắm bao gồm các biện pháp quan trọng để cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, các biện pháp có nguy cơ làm ngưng trệ nền kinh tế quốc gia, trừ phi đảng Dân chủ và đảng Cộng ḥa nhanh chóng đạt được thỏa hiệp với nhau.

    Hoa Kỳ phải đối mặt với t́nh huống thuế sẽ tự động tăng lên 600 ngh́n tỉ đôla trong khi công chi bị cắt giảm, các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, trừ phi hai chính đảng đạt được thỏa thuận.

    Những biện pháp giảm chi một mặt sẽ ảnh hưởng tới các chi tiêu quân sự được đảng Cộng ḥa ủng hộ, và mặt khác các chương tŕnh xă hội được hỗ trợ của đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ của Tổng thống Obama kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ, trong khi đảng Cộng ḥa chiếm đa số tại Hạ viện.

    Về thuế, vấn đề chủ yếu là liệu có nên gia hạn biện pháp giảm thuế đă có hiệu lực trong nhiều năm qua nhưng sẽ hết hạn vào cuối năm 2012.

    Biện pháp giảm thuế áp dụng cho tất cả các công dân Mỹ, bất chấp mức thu nhập của họ. Các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng ḥa nói họ muốn gia hạn biện pháp giảm thuế cho tất cả, trong khi Tổng thống Obama và giới lănh đạo trong Đảng Dân chủ của ông đă t́m cách loại trừ biện pháp giảm thuế cho thành phần người đóng thuế giàu có nhất - có lẽ những người có thu nhập gia đ́nh cao hơn $ 250.000 đôla một năm.

    Lệnh quy định các biện pháp giảm thuế cho năm 2013 nhắm mục tiêu buộc các nhà lập pháp phải thỏa hiệp về vấn đề giảm chi tiêu ở lĩnh vực nào, và tăng thu từ những thành phần nào hầu có thể giảm mức thâm hụt ngân sách liên bang.

    Hai bên vẫn không nhượng bộ

    Cho tới nay, cả hai đảng đều không thay đổi lập trường, các nỗ lực nhằm đi đến đồng thuận đă thất bại, nhưng các biện pháp giảm chi và tăng thuế là những biện pháp bắt buộc phải thi hành.

    Ông Leon LaBrecque, chiến lược gia và cũng là người sáng lập LJPR, một công ty quản lư gần 500 triệu đôla tài sản cho các nhà đầu tư, nói: "Hiện rất khó có thể tin rằng Quốc hội và Tổng thống Obama có thể giải quyết các vấn đề này trước ngày 31 tháng 12, dù điều đó có thể xảy ra."

    Các nhà kinh tế nói rằng giảm chi tiêu gắt gao và tăng thuế thật cao sẽ làm cho nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ giảm, làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế và làm tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, và các điều kiện này có thể đẩy nước Mỹ rơi lại vào t́nh trạng suy thoái.

    Ông Josh Gordon, giám đốc chính sách của Liên minh Concord, một tổ chức phi đảng phái chuyên nghiên cứu các vấn đề ngân sách liên bang, có một cái nh́n lạc quan hơn quan điểm vừa rồi của ông LaBrecque. Ông Gordon tin rằng Quốc hội Mỹ và chính quyền của Tổng Thống Obama có thể đồng ư với nhau ít ra về một khung sườn để đi tới thỏa hiệp.

    Các mức thâm hụt ngân sách hàng năm của Washington đă vượt quá 1 ngh́n tỉ đôla, nâng tổng số nợ của Hoa Kỳ tới gần hơn giới hạn tới mức hợp pháp tối đa, hay c̣n gọi là mức nợ trần. Mức trần này đă được điều chỉnh nhiều lần trong thập niên qua, và bây giờ được ấn định ở khoảng 16 ngh́n tỉ đôla.

    Vào đầu năm tới, Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ sẽ phải sớm quyết định có nên cho phép mức nợ trần tăng quá mức 16 ngh́n tỷ đôla hay không.

    Tổng Thống Obama đă cam kết sẽ dồn nỗ lực làm việc để đưa ra một kế hoạch nhằm hạ mức nợ quốc gia trong thời gian một vài năm, nhưng ông không đạt được thỏa thuận với các đối thủ chính trị của ông về vấn đề này.

    Giằng co về mức thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia

    Giáo sư Kent Smetters, một cựu giới chức Bộ Tài Chính, nói rằng một lư do chủ yếu khiến mức nợ quốc gia tăng là chính phủ có trách nhiệm trang trải các phụ cấp hưu bổng và chi phí chăm sóc y tế cho người cao niên và người nghèo. Giáo sư Smetters đang dạy môn kinh tế tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, nói rằng cuộc tranh luận về cái gọi là "vách đá tài chính " là một cơ hội để xét lại toàn bộ các khoản chi tiêu của liên bang.

    Giáo sư Smetters nói "vách đá thực sự" là khoản nợ tiếp tục tăng tới mức độ làm nản ḷng giới đầu tư. Ông nói Washington phải thực hiện những cải cách toàn diện về vấn đề chi tiêu và thuế má với những đạo luật được thiết kế để khuyến khích tăng trưởng kinh tế.

    Sức ép đối với Tổng Thống Obama và giới lănh đạo đảng Cộng ḥa ở quốc hội buộc họ phải đạt được đồng thuận với nhau về các vấn đề vừa nêu, đă tăng sau cuộc bầu cử, sau khi cơ quan đánh giá mức độ tin cậy tài chính Fitch cho biết là cơ quan này có thể hạ xếp hạng tín dụng đối với các công cụ tài chính Mỹ, trừ khi có một thỏa hiệp tương nhượng về vấn đề nợ.

    Các cơ quan xếp hạng tín dụng khác đă đưa ra hoặc đă đe dọa sẽ có hành động tương tự. Cơ quan đánh giá tín dụng Fitch nói giới lănh đạo chính trị của cả hai đảng chủ yếu của Mỹ phải đồng thuận với nhau về một kế hoạch "đáng tin cậy"để hạ mức thâm hụt ngân sách, và t́m ra một phương thức để nâng mức nợ trần pháp lư đối với các khoản vay mượn của chính phủ.

  4. #74
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Giám đốc cơ quan t́nh báo Mỹ, cựu đại tướng David Petraeus từ chức



    Hoa Thịnh Đốn: Trong hôm thứ sáu ngày 9 tháng 11, tướng David Petraeus, giám đốc cơ quan t́nh báo Mỹ, CIA, đă nộp đơn xin từ chức.

    Trong một lá thư gửi cho các đồng nghiệp, tướng Petraeus cho biết là sau hơn 37 năm sống trong hôn nhân, ông đă làm một lỗi lầm to lớn khi có một cuộc ngoại t́nh. Hành động này theo ông th́ không thể chấp nhận được trên cả hai vai tṛ một người chồng và một người lănh đạo một tồ chức như cơ quan t́nh báo CIA.



    Cựu đại tướng Petraeus, người đă có 37 năm quân ngũ, đă được xem như một vị tướng tài, khi c̣n làm tư lệnh quân đội Mỹ tại các chiến trường Iraq và Afghanistan.

    Cựu tướng Petraeus năm nay 60 tuổi, đă về hưu và làm giám đốc cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ từ tháng 9 năm 2011.

    Tổng thống Obama đă chấp nhận đơn từ chức của tướng Petraeus và bổ nhiệm ông phó giám đốc là ông Michael Morell, tạm thời nắm quyền giám đốc CIA.

  5. #75
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phân tích gia: Đài radar của Mỹ đặt ở Australia có thể gây thêm căng thẳng với TQ


    Phil Mercer

    15.11.2012
    SYDNEY — Quyết định của Australia đặt một đài radar mạnh của Hoa Kỳ và một kính viễn vọng không gian tại Úc đă gây quan ngại trong giới quan sát khu vực cho rằng nó có thể làm tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc. Kế hoạch được loan báo hôm qua tại các cuộc đàm phán thường niên về chiến lược giữa hai đồng minh ở thủ phủ bang Perth miền tây Australia.

    Việc thiết đặt một kính viễn vọng không gian và một đài radar ở Australia nằm trong khuôn khổ một hoạt động t́nh báo tinh vi của Hoa Kỳ bao gồm Pine Gap, một cơ sở theo dơi vệ tinh ở gần Alice Springs. Các vệ tinh mà cơ sở này kiểm soát được cho là bao trùm 1/3 hành tinh và gồm cả nhiều nơi của Trung Quốc, Nga và Trung Đông.

    Ông Michael McGinley, một giảng viên kỳ cựu về quan hệ quốc tế và nghiên cứu sách luợc tại trường Đại học Quốc gia Australia, tin rằng đài radar mới và kính viễn vọng không gian có thể làm Trung Quốc bất b́nh:

    “Phần lớn trọng tâm xoay quanh Alice Springs ở Pine Gap, nhưng nó là một phần của sự hiện diện gần như thường trực của Hoa Kỳ bên trong Australia, theo dơi nhiều nơi của châu Á Thái B́nh Dương. Vậy là nó cơ bản không có điểm ǵ mới, nhưng có tiềm năng là một điểm gây xung đột trong quan hệ với Trung Quốc.”

    Các căn cứ hải quân và sân bay của Australia mang tính cách thiết yếu đối với các kế hoạch của Washington, đă được loan báo năm ngoái, nhằm chuyển trọng tâm chiến lược qua khu vực châu Á Thái B́nh Dương vào lúc sự phát triển về quân sự và kinh tế của Trung Quốc tiếp tục gia tăng.

    Trung Quốc đă lập luận rằng các động thái của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện ở vùng Đông Á Thái B́nh Dương nhắm mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng tăng trong khu vực.

    Các vị bộ trưởng quốc pḥng và ngoại giao của Australia và Hoa Kỳ đă kết thúc hai ngày đàm phán ở Perth hôm thứ tư. Họ thảo luận việc để phía Mỹ nay mai tiếp cận các căn cứ không quân ở bắc bộ Australia, cũng như các cảng hải quân.

    Một thông cáo chung nói rằng bất cứ sự tăng cường hiện diện quân sự nào của Hoa Kỳ ở Australia “đều đ̣i hỏi việc khảo cứu thêm đáng kể và các quyết định bổ sung của cả hai thủ đô.”

    Quan hệ an ninh chính thức của Australia với Hoa Kỳ đă có từ hơn 60 năm.

    Hiệp ước ANZUS gồm Australia, Hoa Kỳ và New Zealand được kư kết ở San Francisco hồi tháng 9 năm 1951 vào cao điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh.

    Các chính phủ kế tiếp ở Canberra đă nhấn mạnh rằng liên minh quân sự với Washington là nền tảng cho an ninh lâu dài của Australia.

  6. #76
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hoa kỳ sẽ qua mặt xứ Saudi Arabia trong việc sản xuất dầu



    New York (Theo Wall Street Journal): Kỹ nghệ khai dầu kết hợp (Shale oil hay Kerogen oil) đang lan tràn ở Hoa Kỳ, sẽ giúp cho xứ này qua mặt xứ Saudi Arabia, để trở thành xứ sản xuất dầu nhiều nhất thế giới vào năm 2020.



    Shale oil hay dầu kết hợp khác với loại dầu thô (crude oil).Dầu thô được lấy thẳng từ dưới ḷng đất hay ḷng biển. Trong khi muốn sản xuất dầu kết hợp, người ta phải dùng nhiệt hay các phương pháp hóa học, hút những chất dầu kết hợp (synthetic) ra khỏi các lớp đá.



    Theo bản nghiên cứu của cơ quan thẩm định năng lượng quốc tế, The International Energy Agency(IEA),th́ với những phát triển mạnh mẽ của nền kỹ nghệ khai dầu khí ở Mỹ, vào năm 2020, xứ này sẽ là nước sản xuất nhiều dầu khí nhất.





    Một trong những lư do khiến Hoa kỳ có thể sản xuất nhiều dầu, là nhờ vào các kỹ thuật lấy dầu qua các lớp đá tân tiến, có tên là hydraulic fracturing: bơm nước, cát và các chất hóa học vào các lớp đá dưới mặt đất ở mức áp xuất cao, để rút dầu ra khỏi các tảng đá này.



    Đến lúc đó, chắc Mỹ không cần tung các hạm đội ra biển, để bảo vệ các con đường huyết mạch chở dầu vào Hoa kỳ như hiện nay. Hoa kỳ có thể rút các hạm đội 7 khỏi Thái B́nh Dương, cũng như hạm đội 5 ra khỏi Ấn Độ Dương?

  7. #77
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhiệm kỳ hai của Obama với những thách đố trong và ngoài nước

    Nhị Khê
    Thoibao Online



    Cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ ngày 06/11/2012 được toàn thế giới chú ư đă kết thúc. TT Obama được 303 phiếu đại cử tri, Romney chỉ được 206. Về số phiếu phổ thông, Obama được 58.294.514 phiếu, đạt tỷ lệ 50%, Romney chỉ được 55.212.100 phiếu, đạt tỷ lệ 48%. Qua thăm ḍ dư luận sau khi cử tri rời pḥng phiếu, 73% cử tri Mỹ gốc Á đă bỏ phiếu cho Obama, chỉ đứng sau nhóm cử tri gốc Phi. Kết quả, Obama được làm thêm một nhiệm kỳ.


    Một số người từ vị đứng đầu tổ chức lớn nhất thế giới đến lănh tụ tinh thần, Thủ tướng và dân thường … đă gửi lời chúc mừng hoặc bày tỏ ḷng hân hoan khi Obama tái đắc cử.
    Tổng thư kư LHQ Ban Ki-moon đă nồng nhiệt chúc mừng TT Obama, hy vọng ông tiếp tục làm việc với LHQ trong tinh thần hợp tác lâu dài giữa Hoa Kỳ và tổ chức đứng đầu thế giới.
    Đức Đạt Lai Lạt Ma, lănh tụ tinh thần của Tây Tạng, chúc TT Obama như sau: “Được bầu lên năm 2008, TT Obama đă là niềm cảm hứng cho thế giới với lời kêu gọi phải có trách nhiệm hơn với các vấn đề mà chúng ta, các công dân toàn cầu, đang đối diện. Kể từ đó Ngài đă nỗ lực không ngừng, đă nỗ lực hết ḿnh để mang lại niềm hy vọng và tin tưởng to lớn”.
    TTg Israel Benjamin Netanyahu, người bạn lâu đời của Mitt Romney, sượng sùng nói ông sẽ tiếp tục làm việc với TT Obama và liên minh chiến lược giữa Israel và Hoa kỳ hiện nay mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong khi đó phe bảo thủ Israel chế nhạo Obama không phải là bạn của nhà nước Do Thái …
    Đài phát thanh Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) loan tin, số cử tri người Mỹ gốc Việt tuy không đông bằng nhiều sắc dân khác, cũng đă tích cực đi bỏ phiếu, góp phần vào việc tạo cơ hội cho Obama làm chủ Ṭa Bạch Ốc thêm 4 năm. Dưới đây là ư kiến của một số cử tri Mỹ gốc Việt về kết quả cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ vừa qua:
    Ông Vinh Nguyễn, một cử tri Mỹ gốc Việt ở quận hạt Fairfax, đă nói về vai tṛ của các nhóm sắc dân thiểu số trong cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ như sau: “Báo chí và các cơ quan truyền thông Mỹ thừa nhận, tại một số tiểu bang, ông Obama giành được chiến thắng nhờ sự ủng hộ của khối cử tri gốc thiểu số như Da đen, Mỹ La tinh, Châu Á, trong đó có Việt Nam”. Tuy nhiên, số đông người Việt ở tiểu bang Texas thường ủng hộ Đảng Cộng Ḥa lại tỏ ra buồn v́ ông Romney thua cuộc.
    Một thính giả đài VOA kư tên là Nguyễn Hoàng ở Việt Nam viết: “Qua đài VOA, tôi xin chúc mừng ngài Obama tái đắc cử TT Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2. Rất mong ngài ủng hộ Việt Nam về vấn đề ḥa b́nh ở Biển Đông”.
    Lời chúc mừng khác của thính giả Thoren từ Sài G̣n: “Xin chúc mừng TT Obama! Ngài làm thêm một nhiệm kỳ, thế giới sẽ giảm bớt chiến tranh. Nhân dân Mỹ rất sáng suốt khi bỏ phiếu cho Ngài. TT Obama tái đắc cử toàn thế giới thở phào nhẹ nhơm” … …
    Trong khi đó, giới truyền thông, các nhà b́nh luận chính trị cùng nhiều người khác tin chắc rằng, sau khi tái đắc cử, TT Obama sẽ gặp khá nhiều thách đố về đối nội và đối ngoại.

    TT Obama tái đắc cử
    Theo kết quả cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2013 – 2017, ứng viên Đảng Dân Chủ Obama đă thắng ứng viên Đảng Cộng Ḥa Romney với tỷ lệ sít sao (50%/48%). Có thể nói, từ 1996 trở lại đây, ông là vị TT đầu tiên đắc cử nhiệm kỳ 2 trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ khá cao. Sau Đệ nhị Thế chiến, Obama là vị TT thứ 2 của Đảng Dân Chủ theo gót cựu TT Clinton làm liên tục 2 nhiệm kỳ. Được tiếp tục làm chủ Ṭa Bạch Ốc thêm 4 năm, Obama lại có cơ hội làm tốt những cải cách ông đề ra trong nhiệm kỳ 1, nhưng chưa hoàn thành.
    Các cuộc thăm ḍ dư luận trước ngày bầu cử khẳng định bất luận Obama hay Romney, người thắng sẽ phải làm hết sức ḿnh hằn gắn lại vết thương rạn nứt giữa Cộng Ḥa và Dân Chủ, xây dựng lại sức mạnh của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó chính là thách đố khắc nghiệt đối với TT Obama trong nhiệm kỳ 2.
    Đêm cuối cùng trước ngày cử tri đi bỏ phiếu 06/11/2012, Obama trở lại tiểu bang Iowa với tái độ vô cùng xúc động. Đó là nơi ông từng đánh bại ứng viên Hillary Clinton để thay mặt Đảng Dân Chủ ra tranh cử TT Hoa Kỳ hơn 4 năm trước. Lần này về lại Iowa, Obama đă khóc lóc và rơi lệ khi diễn thuyết trước 20.000 cử tri. Ông nói: “Năm 2008, tiếng nói của các bạn đă góp phần vào việc thay đổi thế giới, giờ đây mọi chuyện đều nằm trong tay các bạn”. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận bản thân đă biết những người ủng hộ cảm thấy “thất vọng về tốc độ thay đổi”. Ông cho biết sẽ thúc đẩy thay đổi, quyết không “giữ nguyên hiện trạng” trong nhiệm kỳ thứ hai. Sau đó Obama lại nói: “Một lần nữa tôi xin hứa với các bạn!”.

    Những thách đố về đối nội và đối ngoại
    Về đối nội, kết quả bầu cử ngày 06/11 tuy cho phép Obama được làm thêm nhiệm kỳ 2, Đảng Dân Chủ vẫn chiếm đa số trong Thượng viện, nhưng Đảng Cộng Ḥa vẫn khống chế Hạ viện, điều đó không khác ǵ trước ngày bầu cử, sẽ h́nh thành sự đối lập mới giữa chính phủ và Quốc hội. Các chính sách Obama đề ra vẫn bị hạn chế khá nhiều, phải chờ tới cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11/2014, mới có thể thay đổi. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ 2 này, khi lănh đạo đất nước, Obama có 2 ưu thế:
    Ưu thế thứ nhất, Obama không c̣n chịu áp lực của một vị TT làm ǵ cũng phải dè dặt v́ c̣n muốn ra tranh cử. Ông có thể mạnh dạn đưa ra những chính sách ḿnh muốn thực hiện. Ưu thế thứ hai là, ông thường đưa ra những chính sách được nhiều người tranh luận, bao gồm chính sách phục hồi và phát triển kinh tế do chính phủ lănh đạo, chính sách cải tổ y tế. Kỳ bầu cử này cử tri cho ông làm thêm một nhiệm kỳ TT, chứng tỏ họ ủng hộ các chính sách đó của ông. Tuy nhiên, một điều không thể coi thường là, chính v́ ông không c̣n chịu áp lực của một vị TT muốn làm thêm một nhiệm kỳ, có thể đường lối của ông sẽ khuynh tả, như vậy, đường lối của Đảng Cộng Ḥa sẽ càng khuynh hữu, dẫn đến cuộc đối đầu vô cùng ác liệt. Như chúng ta đă biết, trong 2 cuộc bầu cử TT năm 2008 và 2912, Đảng Cộng Ḥa cử John MacCain và Mitt Romney là những chính khách theo đường lối ôn ḥa, những vẫn … “xôi hỏng bỏng không”. Nếu Obama khuynh tả, Đảng Cộng Ḥa sẽ đi theo c̣n đường cực hữu của Đảng Trà, thậm chí c̣n hữu hơn. để quyết liệt với đường lối cực tả của Obama. Barack Obama thường bị dư luận chê bai là vị TT chuyên quyền, không chịu hợp tác với đảng đối lập, nếu sang nhiệm kỳ 2 vẫn như thế hoặc quá hơn, chính trường Mỹ sẽ xảy ra cuộc đấu tranh ác liệt giữa Cộng Ḥa và Dân Chủ. Trong diễn văn phát biểu sau kỳ giành được thắng lợi vào nửa đêm 06/11/2012, dù Obama nói sẽ chấp chính môt cách quyết liệt hơn, vẫn phải chú ư sự hợp tác giữa 2 đảng, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, việc chấp chính quyết liệt đó mới … đâm chồi nở lộc. Các chính sách của ông mới có lợi cho người dân và đất nước.
    Các nhà kinh tế, trong đó có vài thành viên của Cục Dự trữ liên bang, tin rằng, sẽ có một cuộc khủng hoảng mới nếu như đầu tháng 03/2013, chính phủ Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch tăng mạnh thuế và cắt giảm chi tiêu của liên bang. CNN tập trung vào vấn đề chủ chốt nhất Obama phải đối mặt đó là kinh tế. Hiện nay kinh tế Hoa Kỳ không tăng trưởng mau lẹ như trong quá khứ. Không những khoảng 25 triệu người Mỹ không có việc làm, c̣n gặp phải những khó khăn như đồng lương không tăng, thiếu lao động kỹ thuật, dẫn đến bất b́nh đẳng trong xă hội ngày càng tăng cao. Theo b́nh luận của CNN, tăng trưởng kinh tế không cao trong năm qua sẽ không đủ mạnh để tạo ra việc làm cũng như vực dậy nền kinh tế Mỹ trong tương lai.
    Về đối ngoại, BBC b́nh luận, dù TT Obama tuyên bố chấm dứt một thập kỷ chiến tranh nhưng vấn đề Iran dường như sẽ khiến trong kế hoạch của ông vẫn phải dùng đến quân đội, thậm chí mở một cuộc chiến lớn. Vào mùa hè năm sau, nếu Mỹ và đồng minh tin Iran vẫn phát triển vũ khí hạt nhân, có thể ông Obama sẽ mở cuộc chiến tranh tại đây hoặc bật đèn xanh cho Israel ra tay. Một b́nh luận viên trên tờ báo ôn ḥa Arman của Iran nói rằng, những ai tin Obama không nguy hiểm bằng Romney là sai lầm. Theo tờ báo này, dù muốn tránh một cuộc chiến tranh, Obama vẫn chọn cách tiếp cận thận trọng, tạo áp lực lớn đối với Iran về vấn đề hạt nhân. Về khủng hoảng tại Syria, khi chiến tranh có vẻ lan rộng ra các nước láng giềng, có thể Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ lực lượng nổi dậy thay v́ nhảy vào tham chiến.
    Theo CNN, trong nhiệm kỳ 2, TT Obama có 6 vấn đề lớn cần phải giải quyết.
    1. Nhanh chóng tạo ra nhiều công ăn việc làm.
    2. Buộc Iran ngừng chế tạo vũ khí hạt nhân.
    3. Cố gắng không cho khủng hoảng lan rộng ra khắp Syria và Trung Đông.
    4. Buộc Trung Quốc phải có thái độ và hành động ṣng phẳng, công bằng trên thị trường.
    5- Cố gắng ngăn chặn kinh tế Châu Âu tan ră, không cho ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế c̣n mỏng manh của Hoa Kỳ.
    6. T́m mọi biện pháp thay đổi luật di trú.

    Tóm lại, trong nhiệm kỳ 2, TT Obama cần phải thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi mau lẹ và ngày càng phát triển, kiếm được nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, quan tâm đến sự hợp tác giữa Cộng Hoa và Dân Chủ, khiến cho chính trường Hoa Kỳ ngày càng ổn định. Đặc biệt ông phải xây dựng Hoa Kỳ thành một quốc gia ngày càng hùng cường, phát huy sự lănh đạo của Hoa Kỳ đối với các nước, giúp cho thế giới ngày càng ḥa b́nh, để xứng đáng với ḷng tin cậy của những cử tri đă dồn phiếu cho ông.

  8. #78
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mỹ-ASEAN thảo luận tăng cường quan hệ quân sự


    Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Leon Panetta (trái) hội đàm với Bộ trưởng Quốc pḥng Campuchea Tea Banh (phải) tại Siem Reap, Campuchea, 16/11/12



    16.11.2012
    Bộ trưởng Quốc pḥng của Hoa Kỳ và 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam gặp nhau tại Campuchea hôm 16/11, thảo luận về củng cố quan hệ quân sự.

    Dẫn đầu các Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN là Bộ trưởng Quốc pḥng Campuchea, ông Tea Banh.

    Phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ, Leon Panetta, cho biết đôi bên đă trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh quốc tế và khu vực.

    Người đứng đầu ngành quốc pḥng Hoa Kỳ nói chuyến công du của ông tới 3 nước Australia, Thái Lan, và Campuchea phản ánh cam kết của Mỹ trong chính sách tái cân bằng ở khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương.

    Ông Panetta nhấn mạnh Hoa Kỳ cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN và sẽ gia tăng số lượng, quy mô các cuộc tập trận mà Mỹ tham gia tại Châu Á Thái B́nh Dương cũng như sẽ dành nhiều khoản ngân quỹ mới cho mục tiêu này.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Campuchea nói ASEAN sẵn ḷng hợp tác với các bên, đặc biệt với các cường quốc trên thế giới, nhằm đảm bảo ḥa b́nh và an ninh trong khu vực.

    Tiếp sau chuyến công du Châu Á lần thứ ba của Bộ trưởng Quốc pḥng Panetta kể từ tháng sáu năm nay, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Tổng thống Barack Obama cũng sẽ hiện diện tại khu vực trong các chuyến thăm nêu bật các ưu tiên về chính sách ngoại giao ‘chuyển trọng tâm về Châu Á’ của Washington.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho biết Hoa Kỳ gia tăng đặt trọng tâm vào Châu Á sẽ là một việc làm lâu dài và bao gồm các nỗ lực về kinh tế và ngoại giao, bên cạnh hợp tác an ninh.

    Nguồn: Xinhua/Reuters/AP/CNA/AFP

  9. #79
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng thống Obama: Mỹ ưu tiên cho việc can dự vào Châu Á
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2012-11-19

    Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, hiện đang có mặt tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia để tham dự một số sự kiện quan trọng của khối các nước Đông Nam Á, ASEAN, cùng với những quốc gia đối tác trong đó có Hoa Kỳ.

    AFP

    Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama và tổng thống Thein Sein tại buổi gặp gỡ ở Rangoon hôm 19 tháng 11, 2012.

    Hai diễn đàn quan trọng nhất mà ông Barack Obama tham dự tại Phnom Penh, Campuchia là Đối thoại ASEAN- Hoa Kỳ và Thượng đỉnh Đông Á.

    Chuyến đi sau khi tái đắc cử vào chức vụ tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ hai của ông Barack Obama được cho biết nhằm khẳng định lại chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á- Thái B́nh Dương của Nhà Trắng.

    Đích thân tổng thống Obama khi đến Thái Lan, tại cuộc họp báo chiều hôm qua 18 tháng 11, đă nhắc lại đường lối đó:

    Như quí vị đă chỉ ra Châu Á là chuyến đi đầu tiên của tôi kể từ cuộc bầu cử vừa rồi, Thái Lan là chặng dừng chân đầu tiên. Đó không phải là ngẫu nhiên, tôi từng nói nhiều lần Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia Thái B́nh Dương. Là một khu vực phát triển tốt nhất trên thế giới, khu vực Á Châu- Thái B́nh Dương sẽ định h́nh rất nhiều cho t́nh h́nh an ninh và thịnh vượng trong thế kỷ trước mắt với vai tṛ quan trọng tạo công ăn việc làm và cơ hội cho người Mỹ. Đó là lư do v́ sao tôi, trong cương vị tổng thống nước Mỹ đặt ưu tiên cho việc can dự của Hoa Kỳ vào Châu Á. ‘

    Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia Thái B́nh Dương.

    Tổng thống Obama


    Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama và nữ thủ tướng Thái Lan, Yongluck Shinawatra hôm 18 tháng 11, 2012.
    Tổng thống Hoa Kỳ nêu ra hướng mà ông nhắm tới tại khu vực Châu Á- Thái B́nh Dương:

    Cuối cùng mục tiêu của chúng tôi trong khu vực lả bảo đảm có một cấu trúc quốc tế hay khu vực hoạt động như Đối thoại ASEAN- Hoa Kỳ hay như Thượng đỉnh Đông Á cho phép chúng ta làm việc qua những căng thẳng, xung đột, bất đồng một cách xây dựng; cách mà cho phép giải quyết những bất đồng một cách ḥa b́nh và trật tự.

    Dù đến thăm ba nước trong chuyến đi này, thế nhưng theo đánh giá của giới quan sát th́ Miến Điện là trọng tâm chính mà tổng thống Barack Obama muốn nhắm đến.

    Trong buổi họp báo tại Thái Lan vào chiều trước khi sang Miến Điện, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhắc lại những diễn biến tại xứ Miến trong thời gian qua:

    Trước hết theo tôi quan trọng là sự công nhận, chứ không phải xác nhận, của chính phủ Miến Điện đang có một tiến tŕnh đang diễn ra tại nước này mà một năm rưỡi trước đây không ai nghĩ đến.

    Thay đổi có thể được diễn ra một cách nhanh chóng khi mà những đổi thay trong một đất nước được thấy rơ, và dân chúng tại đó bắt đầu nhận thấy là tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe.

    Tổng thống Obama

    Tổng thống Miến Điện có những bước đưa đến hướng tốt đẹp hơn, bà Aung San Suu Kyi được bầu vào quốc hội, quí vị chứng kiến tù nhân chính trị được trà tự do, có một cam kết rơ ràng là sẽ tiến hành thêm những cải tổ chính trị nữa. Tuy nhiên tôi không nghĩ là bất cứ ai có ảo tưởng rằng Miến Điện đă đến nơi mà nước này cần phải đến. Nói cách khác, chúng ta chờ đợi can dự cho đến khi nào nước này có được một nền dân chủ hoàn hảo và một chinh phủ dân chủ hơn.

    Tổng thống Hoa Kỳ nói đến vai tṛ của cộng đồng quốc tế trong việc hổ trợ cho những thay đổi tại đất nước Miến Điện:

    Một điểm mà tôi học được từ các quốc gia trên thế giới là thay đổi có thể được diễn ra một cách nhanh chóng khi mà những đổi thay trong một đất nước được thấy rơ, và dân chúng tại đó bắt đầu nhận thấy là tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe. Một điểm theo tôi mà cộng đồng thế giới có thể làm được là bảo đảm rằng người dân Miến Điện biết chúng ta chú ư,lắng nghe và quan tâm đến họ

    Thời gian đến thăm Miến Điện của tổng thống Barack Obama chỉ kéo dài sáu tiếng đồng hồ; tuy nhiên đó là chuyến thăm lịch sử v́ ông là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm xứ Miến.

  10. #80
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tranh chấp Biển Đông bùng ra tại Thượng đỉnh ASEAN


    Tổng thống Obama và các lănh đạo ASEAN chụp h́nh lưu niệm tại Cung điện Ḥa B́nh ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 19/11/2012.


    Irwin Loy

    19.11.2012
    PHNOM PENH — Các nhà lănh đạo khu vực tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á một lần nữa lại nêu ra những bất đồng về Biển Đông. Thông tín viên Irwin Loy tường tŕnh cho đài VOA từ Phnom Penh.

    Các nhà lănh đạo ASEAN đă t́m cách duy tŕ một sự hiện diện thống nhất trước công chúng khi chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh này, tiếp theo các cuộc họp cấp bộ trưởng gây nhiều chia rẽ hồi tháng 7.

    Chủ yếu họ đă tránh căi cọ công khai qua giới truyền thông cho đến khi một thông cáo do chủ tịch ASEAN là Campuchia đưa ra hồi khuya hôm qua.

    Giới chức Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kimhourn phát biểu với các phóng viên.

    Ông Kimhourn nói: “Các nhà lănh đạo ASEAN quyết định họ sẽ không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông kể từ nay trở đi. Rằng họ sẽ tập trung vấn đề này hoàn toàn bên trong các cơ chế hiện hữu giữa ASEAN và Trung Quốc, hiện đang ở cấp bậc bộ trưởng, và các nhà lănh đạo, nơi họ sẽ tiếp tục tham gia thảo luận về vấn đề Biển Đông.”

    Đến thứ hai, Philippines đă phản đối. Phái đoàn Philippines công bố một tuyên ngôn ngắn nói rằng họ muốn giữ nguyên “quyền cố hữu được bảo vệ lợi ích quốc gia khi xét thấy là cần thiết.”

    Philippines vội nói thêm rằng họ cũng quan tâm đế việc duy tŕ t́nh đoàn kết ASEAN.

    Nhưng sự kiện này gợi nhớ đến hồi tháng 7, khi Campuchia bị tố cáo là ủng hộ Trung Quốc trong vụ tranh chấp lănh hải kéo dài qua việc từ chối các yêu sách của Philippines đề cập đến một dăy đạo có tranh chấp trong thông cáo chính thức chung cuộc.

    Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia đều đ̣i chủ quyền nhiều phần trong Biển Đông, nhưng chính những khu vực lớn mà cường quốc trong vùng là Trung Quốc đ̣i chủ quyền, mới gây ra những bất đồng trong nội bộ ASEAN.

    Bản đồ đường lưỡi ḅ do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lănh hải ở Biển Đông.
    ​​Trung Quốc muốn thương nghị một giải pháp cho các vụ tranh chấp với từng nước một thay v́ với cả khối. Do đó, bất kỳ sự đồng thuận nào của ASEAN nhằm không quốc tế hóa vấn đề, đều có thể được coi là làm theo ư của Trung Quốc.

    Nhưng vẫn c̣n một sự cách biệt lớn giữa ASEAN và Trung Quốc khi nói đến việc bắt đầu thương nghị. ASEAN tuần này quyết định thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử cho các bên có liên quan đă được chờ đợi lâu nay. Nhưng Trung Quốc dường như miễn cưỡng.

    Ông Tần Cương, một phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc, nói: “Quư vị biết là phải mất một thời gian để Trung Quốc và ASEAN bàn thảo về Bộ Quy tắc Ứng xử, và đây không phải là mất thời giờ bởi v́ trong khi thảo luận, chúng ta có thể xây dựng và tích lũy thêm sự đồng thuận và tin tưởng chung để t́m ra những phương sách tốt hơn nhằm giữ cho khu vực được hoà b́nh và ổn định.”

    Dù bằng cách nào, th́ dường như có phần chắc vấn đề sẽ được nêu ra trên trường quốc tế ngay từ ngày mai, thứ ba, trong cuộc họp thượng đỉnh Đông Á, một diễn đàn bao gồm các nước bên ngoài biên giới của ASEAN.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế bị bắt
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 05-07-2011, 01:14 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-06-2011, 12:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-04-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2011, 05:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •