Page 8 of 10 FirstFirst ... 45678910 LastLast
Results 71 to 80 of 91

Thread: Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

  1. #71
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Hải quân Việt-Mỹ thao dượt chung

    RFA
    2012-04-17

    Toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thao dượt hoạt động hải quân không tác chiến trong 5 ngày vào tuần tới tại thành phố cảng Đà Nẵng.

    Thông cáo của Sứ Quán Mỹ hôm nay cho biết soái hạm của Đệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ USS Blue Ridge, khu trục hạm USS Chafee trang bị phi đạn cùng tàu cứu hộ-cứu nạn USNS Safeguard sẽ hiện diện tại Đà Nẵng từ 23 tháng này.

    Ba chiến hạm có nhiệm vụ thực hiện hoạt động hỗn hợp không tác chiến và trao đổi kỹ năng trong các lănh vực như hàng hải, bảo tŕ... với hải quân Việt Nam.

    Hoạt động này diễn ra giữa lúc Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng về ngoại giao v́ vấn đề tranh chấp lănh hải ở biển Đông.

    Thông cáo từ phía Hoa Kỳ cho biết hoạt động hải quân hỗn hợp này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Công luận quốc tế cho là mối quan hệ này càng ngày càng được xem là một h́nh thức đối trọng với hành động xâm lấn hải quân gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

  2. #72
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Mỹ-Việt sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi hải quân trong 5 ngày



    Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi hải quân “phi tác chiến” trong 5 ngày vào tuần sau ở thành phố cảng Đà Nẵng, giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

    Bản tin hôm thứ Ba (17-04-2012) của hăng thông tấn Pháp trích thuật thông cáo của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói rằng cuộc thao dượt này “nêu bật mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.”

    Theo thông cáo công bố tối thứ hai, Soái hạm USS Blue Ridge của Đệ Thất Hạm Đội, Khu trục hạm USS Chafee và Tàu cứu hộ USS Safeguard sẽ có mặt ở cảng Đà Nẵng từ ngày 23 tháng tư. Thông cáo cho biết chương tŕnh kéo dài 5 ngày này “sẽ tập trung vào những sự kiện phi tác chiến và trao đổi kỹ năng trong các lănh vực như điều khiển và bảo tŕ tàu.”

    Khu trục hạm USS Chafee Khu trục hạm USS Chafee
    Hoạt động trao đổi hải quân này được hoạch định sau khi diễn ra sau một loạt những vụ tranh căi ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông trong thời gian gần đây, trong đó có việc Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa và việc Trung Quốc phản đối những dự án hợp tác thăm ḍ dầu khí giữa Việt Nam với các nước Aán Độ và Nga ở Biển Đông.

    Trong nhiều thập niên nay, những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đă là nguồn gây căng thẳng trong khu vực, nhưng trong vài năm qua Việt Nam và Philippines nhiều lần tố cáo rằng Trung Quốc ngày càng có thái độ hung hăn hơn để khẳng định đ̣i hỏi chủ quyền của ḿnh.

    Hôm thứ Ba, Philippines cho biết họ đă đưa ra một kháng thư ngoại giao mới, tố cáo tàu bè và máy bay Trung Quốc quấy nhiễu một chiếc tàu khảo sát của Philippines ở khu vực Băi đá ngầm Scarborough.

    Đây cũng là nơi mà hồi tuần trước các tàu hải giám của Trung Quốc đă ngăn không cho một chiến hạm Philippines bắt giữ 8 chiếc tàu đánh của Trung Quốc mà Manila nói là đánh bắt cá trái phép trong hải phận của ḿnh.

  3. #73
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Giải pháp nào cho Biển Đông - phần 4

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2012-04-17

    Vấn đề Biển Đông ngày một biến dạng vượt khỏi những dự đoán của giới quan sát quốc tế qua các hành động lấn chiếm vừa công khai vừa thăm ḍ phản ứng của nước bị xâm phạm đă nảy sinh ra những câu hỏi khá hóc búa cho những nước yếu trước thế lực quân sự mạnh mẽ của Bắc Kinh.

    AFP photo

    Hải quân Trung Quốc tại cảng Thanh Đảo

    Tiếp tục loạt bài Biển Đông, khách mời của chúng tôi hôm nay là ông Trần B́nh Nam, nguyên là một sĩ quan Hải Quân của QLVNCH, ông cũng là người bỏ công nghiên cứu chuyên đề Trung Quốc từ nhiều chục năm nay.
    Sách lược của Trung Quốc

    Mặc Lâm : Thưa, xin ông cho biết qua kinh nghiệm nghiên cứu t́nh h́nh Biển Đông, ông nhận xét thế nào về những diễn biến mới nhất hiện nay?

    Ông Trần B́nh Nam : Vấn đề liên quan đến Biển Đông với thái độ của Trung Quốc trong năm vừa rồi cũng như qua năm 2012, họ theo chính sách Hoàng Sa, Trường Sa, và rộng ra là vùng biển trong “đường lưỡi ḅ”, họ làm những hành động để cho thế giới quen rằng đó là của họ, đó là chính sách mà họ đang làm.
    Việt Nam từ trước đến nay mỗi lần xảy ra vụ việc th́ đều lên tiếng phản đối chứ không phải là không, và năm vừa rồi th́ có những hành động căng hơn một chút. Ví dụ như cho những chiếc tàu của hải quân hay của những đội ủng hộ những người đánh cá ra để mà chận tàu cá Trung Quốc nhưng cũng chỉ đến như vậy thôi chứ không thể làm khác hơn được.

    Hiện giờ th́ rơ ràng Trung Quốc coi Biển Đông là một phần trong sách lược bành trướng thế lực của họ. Đương nhiên muốn bành trướng th́ trước hết Trung Quốc phải mở cửa Biển Đông v́ đó là lối đi ra ngoài của họ. Họ biết khi đi vào biển Đông th́ sẽ đụng độ với những thế lực quan trọng, mà thế lực quan trọng nhất hiện giờ là Hoa Kỳ.

    Mặc Lâm : Trước các tuyên bố cứng rắn về sự trở lại của Hoa Kỳ th́ phản ứng của Trung Quốc xem ra rất yếu ớt, theo ông họ có sách lược nào về vấn đề này, thưa ông?

    Ông Trần B́nh Nam : Đối với Trung Quốc họ biết là họ không có sức để làm một hành động ǵ có tính cách quân sự ngang hàng với Hoa Kỳ được cho nên họ phải chờ đợi. Họ chờ đợi cho đến khi xây dựng hải quân vững vàng hơn có thể ngang ngửa với hải quân Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương. Hai nữa họ chờ đợi thời điểm thuận lợi v́ họ biết Hoa Kỳ là một nước dân chủ, cứ 4 năm lại bầu cử tổng thống một lần th́ chính sách của Hoa Kỳ lại thay đổi. Chính sách thay đổi có nghĩa là khi mạnh khi yếu, khi thế này khi thế khác, và họ chờ thời điểm thuận lợi họ sẽ hành động.

    Mặc Lâm : C̣n riêng với Việt Nam th́ Trung Quốc có thay đổi ǵ cho phù hợp với t́nh h́nh mới hiện nay hay không ạ?

    Ông Trần B́nh Nam : Đối với Việt Nam th́ họ dùng chính sách gọi là “cây gậy và củ cà rốt” để họ o ép Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong vùng. Trong sách lược của Trung Quốc như vậy th́ Việt Nam cần có một đối sách lâu dài hơn, hơn là đối sách hiện giờ là chỉ có phản đối bằng lời.

    Mặc Lâm : Rất nhiều người than phiền Việt Nam tỏ ra không nhất quán và rất yếu ớt. Theo ông th́ đối sách lâu dài của Việt Nam hiện nay có thể xem là chấp nhận được hay không?

    Trung Quốc biết là họ không đủ sức để làm một hành động ǵ có tính cách quân sự ngang hàng với Hoa Kỳ được cho nên họ phải chờ đợi đến khi xây dựng hải quân ngang ngửa với Hoa Kỳ ở TBD.
    Ông Trần B́nh Nam

    Ông Trần B́nh Nam : Tôi thấy đối sách lâu dài của Việt Nam về phương diện tự lực th́ phải tăng cường sức mạnh hải quân của ḿnh, và thứ hai tôi nghĩ rằng phải có chính sách rơ ràng trong khi liên kết với các thế lực mà có thể là bạn của ḿnh, nghĩa là Hoa Kỳ. Nói như vậy không có nghĩa là tôi muốn nói rằng Việt Nam phải ngă vào Hoa Kỳ, nhưng Việt Nam cần có một thái độ để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam sẽ coi Hoa Kỳ là một người bạn trong việc bảo vệ quyền lợi của ḿnh ở Biển Đông.

    Ngoài ra, một đường lối mà tôi nghĩ là lâu dài hơn th́ có lẽ Việt Nam phải đưa vấn đề Biển Đông ra cho Liên Hiệp Quốc, hay là nói cách khác hơn là đưa ra Ṭa Án Quốc Tế để xử rơ ràng việc đó. Để có những án lệnh quốc tế nói rơ là vùng biển đó thuộc của ai. Thứ hai nữa, song song với việc đó tôi nghĩ là cần phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Đương nhiên là những vùng đảo của ḿnh th́ ḿnh giữ.
    Việt Nam cũng không thế đ̣i hỏi tất cả các hải đảo của quần đảo Trường Sa được, nhưng cần phải phân biệt rơ ràng cái ǵ của ḿnh và cái ǵ của người khác.

    Muốn có một giải pháp như vậy th́ cần đặt vấn đề quốc tế hóa. Khi mà quốc tế hóa như vậy th́ ḿnh dọn đường cho những thế lực quốc tế có thể bàn về vấn đề đó.

    Ví dụ như gần là Ấn Độ, Nhật Bản, và xa hơn là Hoa Kỳ. Tôi nghĩ đó là đường hướng lâu dài mà Việt Nam cần phải theo. Nếu như bây giờ cứ mỗi lần có một sự o ép nào đó của Trung Quốc như bắt bớ ngư dân của ḿnh th́ Việt Nam lên tiếng phản đối có tính cách ngoại giao rồi qua đi, th́ tôi thấy dần dần ḿnh sẽ bị lép vế.
    Việt Nam phản ứng dè dặt


    Tàu cá VN ở huyện đảo Lư Sơn.
    Mặc Lâm : Một diễn biến mới đây nhất là Trung Quốc đă bị Philippines đem tàu chiến ra bao vây 8 chiếc tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển đảo san hô Scabouroug của nước này, và song song với việc đó th́ Phi luôn lớn tiếng cho thế giới biết những hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, kể cả ở Liên Hiệp Quốc, theo ông th́ Việt Nam có thể học được ǵ từ phản ứng này của Phi, thưa ông?

    Ông Trần B́nh Nam : Trong vụ xảy ra ở đảo Scabouroug giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân mới đây th́ đúng là ḿnh ghi nhận thái độ của Phi hết sức là cứng rắn. Nh́n lại những việc tương tự xảy ra đối với Việt Nam th́ thái độ của Việt Nam thường thường dè dặt hơn. Vấn đề thật ra cũng dễ hiểu. Về quân lực, nói riêng về hải quân th́ hải quân Việt Nam hiện giờ mạnh hơn hải quân Phi Luật Tân rất nhiều, nhưng mà cái thế của Việt Nam đối với Trung Quốc khó hơn cái thế của Phi Luật Tân đối với Trung Quốc.

    Phi Luật tân hiện giờ thật sự có những kư kết bằng văn bản về an ninh với Hoa Kỳ cho nên họ mạnh dạn hơn. Hơn nữa mối liên hệ trong quá khứ giữa Phi Luật Tân với Trung Quốc, cũng như Việt Nam với Trung Quốc rất khác nhau. Sự liên hệ giữa hai nước Trung Quốc – Việt Nam quá chặt chẽ với nhau, và hiện giờ thật ra cũng là hai nước trong khối xă hội chủ nghĩa c̣n lại trong ít oi những nước XHCN trên thế giới.

    Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn. Cho nên tôi nghĩ rằng cái khó nó bó cái khôn, chứ không phải Việt Nam yếu.

    Phi Luật Tân họ có cái thế rộng tay hơn cho nên họ hành động một cách dễ dàng hơn, và đương nhiên hiện giờ ḿnh biết rằng ở Biển Đông Trung Quốc không bao giờ họ làm cái ǵ mạnh hết. Họ chỉ lấn từng bước, lấn từng bước để tạo ra một trạng thái tâm lư rằng đó là đảo của họ, đó là biển của họ. Lúc này chưa phải là lúc họ có những hành động thật mạnh mẽ, v́ vậy cho nên trước sự đối đầu mạnh mẽ của Phi Luật Tân th́ họ tạm nhượng bộ vậy thôi.

    Mặc Lâm : Trong khi Trung Quốc vẫn giam giữ trái phép 21 ngư dân của ḿnh th́ Việt Nam lại gửi một phái đoàn quân sự cao cấp sang thăm Trung Quốc. Việc làm này khiến dư luận nghi ngờ vào sự yếu kém của nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Ông giải thích sao về câu hỏi này?

    Cái thế ngoại giao hiện giờ và cách hành xử của Việt Nam có thể thấy ḿnh không thỏa măn một chút nhưng mà tôi nghĩ rằng gặp cái thế như vậy th́ phải hành xử như vậy.
    Ông Trần B́nh Nam

    Ông Trần B́nh Nam : Vâng. Tôi nghĩ trong thái độ ngoại giao nó có hai mặt mà ḿnh phải để ư đến, mặt ở bên ngoài và mặt ở bên trong. Hà Nội bây giờ bên ngoài họ giữ thái độ rất b́nh thường, hai bên có những cuộc thăm viếng, cũng nói những lời lẽ rất thân hữu, nhưng bên trong không phải là thiếu sự căng thẳng. Thành ra nếu ḿnh nghĩ rằng thái độ của Việt Nam không chấp nhận được th́ tôi nghĩ cái nhận xét đó cũng hơi quá nghiêm khắc.

    Quan trọng là ở trong thái độ thật sự của Việt Nam th́ hiện giờ ḿnh thấy Việt Nam vẫn cố gắng trang bị thêm vũ khí và cũng rất cương quyết trong vấn đề bảo vệ đất đai, bảo vệ những ǵ ḿnh có, nhất là cái kho tàng dầu hỏa ở dưới Biển Đông th́ tôi nghĩ Việt Nam cũng không thể để lọt vào tay Trung Quốc một cách dễ dàng đâu. Hơn nữa, việc này khi liên quan đến năng lượng th́ liên quan tới các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ, thành ra cái thế ngoại giao hiện giờ và cách hành xử của Việt Nam có thể thấy ḿnh không thỏa măn một chút nhưng mà tôi nghĩ rằng gặp cái thế như vậy th́ phải hành xử như vậy.

    Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà nghiên cứu Trung Quốc – Trần B́nh Nam.


  4. #74
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển
    Đài Loan nói VN 'xâm phạm chủ quyền'


    Đảo/Ngư dân?


    Cục Cảnh sát biển Đài Loan (CGA) vừa xác nhận tàu tuần tra của Việt Nam hai lần xâm nhập vào vùng biển Đài Loan kiểm soát trong vùng Biển Đông hồi tháng trước và bị lực lượng bảo vệ bờ biển buộc phải rời khỏi đây, báo Đài Loan đưa tin.

    Báo China Post nói các tàu của Việt Nam vào ngày 22 và 26 tháng Ba đă tới khu vực bị hạn chế đi lại gần đảo Thái B́nh do Đài Loan tức Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát.

    Đảo này có tên Ba B́nh theo cách gọi của Việt Nam và là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

    Vào ngày 22 tháng Ba, các tàu cao tốc M8 thuộc CGA đă được lệnh tới khu vực này để chặn hai tàu tuần tra của phía Việt Nam và các tàu Việt Nam đă rời sau khi tàu của phía Đài Loan tới, Bấm China Post cho hay.

    Tin cho hay và ngày 26 tháng Ba cũng có hai tàu của Việt Nam vào vùng biển gần ḥn đảo này, theo CGA.

    Hai tàu này sau đó đă rời vùng nước bị hạn chế đi lại ngay sau khi phát hiện họ đang bị cảnh sát biển Đài Loan giám sát bằng radar, CGA cho biết.

    Báo China Post dẫn nguồn của CGA cho hay không bên nào nổ súng trong cả hai sự cố, bác bỏ tin đồn từ truyền thông rằng cả hai phía đều nổ sung cảnh cáo trong cuộc đối đầu ngày 22 Tháng Ba.

    ‘Đối đầu lần đầu’


    Đài Loan nói đă điều lực lượng cảnh sát biển tới để chặn tàu Việt Nam.

    Thông cáo của CGA được đưa ra để phản hồi lại tin của tạp chí China Times Weekly bằng tiếng Trung trích nguồn ẩn danh nói rằng đây là vụ đối đầu quân sự đầu tiên giữa Đài Loan và Việt Nam.

    Các quan chức cao cấp trong chính phủ Đài Loan chuyên trách về quốc pḥng, an ninh và đối ngoại đă ngay lập tức triệu tập Tổng thư kư Hội đồng Quốc gia An ninh Hồ Vi Chân để có cuộc họp mật cấp cao tại Văn pḥng Tổng thống sau các sự cố đối đầu tại đảo Ba B́nh, China Times Weekly cho biết.

    Báo này b́nh luận rằng chính phủ Đài Loan đă quyết định chặn tin để tránh leo thang tranh chấp song phương.

    Tin cho hay Cục Cảnh sát biển và Bộ Quốc pḥng Đài Loan đă được lệnh giám sát chặt chẽ việc di chuyển tàu quân sự Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.

    China Times Weekly cho biết Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng được yêu cầu ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ về vụ này với chính phủ Việt Nam.

    "Việc người Việt Nam đi thăm các địa danh của đất nước, trong đó có các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Ḥa là việc làm b́nh thường"

    Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao Việt Nam


    Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng xác nhận đă ra công văn phản đối Việt Nam ngay sau vụ đối đầu ngày 22 tháng Ba.

    Ông Điền Trung Quang, Giám đốc Vụ Đông Á và Thái B́nh Dương, Bộ Ngoại giao Đài Loan nói China Post trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày hôm 20/04 rằng đại diện ngoại giao của Đài Loan đă gửi công văn phản đối chính thức tới nhà chức trách Việt Nam sau sự cố để tái khẳng định chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông bao gồm cả các đảo có tranh chấp.

    Đảo Ba B́nh, có diện tích chỉ khoảng nửa cây số vuông nằm cách Cao Hùng của Đài Loan 1.384 km về phía đông nam.

    Lực lượng Cảnh sát biển của Đài Loan có nhân sự đóng trên đảo Ba B́nh kể từ khi Thủy Quân Lục Chiến Đài Loan rút khỏi đây trong năm 1999.

    Hiện lực lượng này có khoảng 100 quân đóng trên đảo.

    Mới đây có thông tin về kế hoạch của Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài sẽ cử một đoàn lớn ra thị sát Trường Sa.

    Vụ báo chí Bộ Ngoại Giao Việt Nam trong thông báo ngày 12/04/2012 nói "Việc người Việt Nam đi thăm các địa danh của đất nước, trong đó có các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Ḥa là việc làm b́nh thường".


    Tuần duyên Đài Loan đă nổ súng cảnh cáo tàu Việt Nam



    Đảo Ba B́nh có chu vi 2,8 km với diện tích 43,2 hecta, được bao bọc bởi một ṿng đá san hô (Google Map)

    Lực lượng Tuần duyên Đài Loan vào hôm qua, 20/04/2012, đă xác nhận thông tin là tàu có vơ trang của Việt Nam đă hai lần xâm nhập vào vùng biển gần đảo Thái B́nh (mà Việt Nam gọi là Ba B́nh). Đây là ḥn đảo lớn nhất tại vùng quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông mà Việt Nam đ̣i chủ quyền nhưng đang nằm dưới quyền kiểm soát của Đài Bắc.

    Tuy nhiên, cơ quan tuần duyên Đài Loan đă bác bỏ thông tin báo chí theo đó đă có nổ súng cảnh cáo giữa hai bên. Theo Tuần duyên Đài Loan, tàu tuần tra của Việt Nam đă hai lần xâm nhập vào vùng biển do Đài Loan kiểm soát trong vùng Biển Đông vào hai ngày 22 và 26 tháng Ba vừa qua. Khi thấy tàu cao tốc của Tuần duyên Đài Loan đến nơi, tàu Việt Nam đă bỏ đi. Riêng trong lần thâm nhập ngày 26/03, tàu Việt Nam đă tiến sát vào vùng lănh hải thuộc đảo Ba B́nh.

    Theo nguồn tin trên, hai bên không hề sử dụng đến vũ khí trong hai sự cố trên. Tuyên bố này của Tuần duyên Đài Loan là nhằm bác bỏ nguồn tin được giới truyền thông Đài Loan loan tải, theo đó hai bên đều đă có nổ súng cảnh cáo nhau vào ngày 22/03.

    Tuần báo China Times Weekly bằng tiếng Hoa trong số ra hôm qua đă trích dẫn một nguồn tin xin ẩn danh, khẳng định vụ nổ súng đó là cuộc « đối đầu quân sự đầu tiên » giữa Đài Loan và Việt Nam.

    Theo tuần báo này, ngay sau sự cố, ông Hồ Vi Chân, Tổng thư kư Hội đồng An ninh Quốc gia đă triệu tập khẩn cấp một cuộc họp kín của các quan chức chính phủ cao cấp phụ trách quốc pḥng, an ninh và đối ngoại với tại phủ Tổng thống.

    Cũng theo tuần báo Đài Loan, sở dĩ nguồn tin trên không được tiết lộ rộng răi, đó là v́ chính quyền không muốn làm cho tranh chấp chủ quyền với Việt Nam căng thẳng thêm. Tuy nhiên, Bộ Quốc pḥng Đài Loan cùng với Lực lượng Tuần duyên đă được lệnh giám sát chặt chẽ đường di chuyển của tàu quân sự Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.

    Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng được chỉ thị là phải gởi công hàm phản đối Việt Nam một cách mạnh mẽ, điều đă được thực hiện ngay sau sự cố ngày 22/03.

    Trả lời phỏng vấn báo China Post vào hôm qua, ông Điền Trung Quang Tổng vụ trưởng Vụ Đông Á Thái B́nh Dương của bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận là văn pḥng đại diện Đài Loan tại Việt Nam đă gửi công văn phản đối chính thức với chính quyền Việt Nam sau sự cố để tái khẳng định chủ quyền của Đài Loan trên Biển Đông và các quần đảo trong khu vực.

    Xin nhắc lại là đảo Ba B́nh – tên quốc tế là Itu Aba - là ḥn đảo duy nhất trong vùng quần đảo Trường Sa nằm dưới quyền kiểm soát của Đài Bắc, cho dù Đài Loan đ̣i hỏi chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa.

    Trước đây, ḥn đảo này do thủy quân lục chiến Đài Loan trấn giữ, nhưng kể từ năm 1999, lực lượng này được thay thế bằng một đơn vị gồm khoảng 100 nhân viên Tuần duyên. Đài Loan đă cho xây dựng rất nhiều cơ sở kiên cố trên đảo này, kể cả một phi đạo cho máy bay đáp xuống

  5. #75
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    : Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    : Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa

    Thanh Phương


    CỰC CỰC NÓNG!!! – 17h: Tin từ CTV: “Trung quốc cho máy bay khu trục xâm phạm vùng trời Việt Nam?

    Trưa 1-5, nguồn tin riêng cho hay, hai máy bay khu trục Trung Quốc vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và bắc tỉnh Ninh Thuận. Một số báo lập tức cho phóng viên kiểm chứng.

    Trực ban chiến đấu Vùng 4 hải quân (đóng tại Cam Ranh) cho biết, đang tác nghiệp căng thẳng và không được phép cung cấp thông tin, đề nghị phóng viên làm việc với Pḥng Chính trị Vùng 4 – có chức năng trả lời báo chí.

    Tuy nhiên, 3 số điện thoại bàn của Pḥng Chính trị đều không nhấc máy. Điện số điện thoại bàn của ông Ngọc, Chính ủy Vùng 4 để xác minh tin trên, ông nói tin quân sự, không thể cung cấp cho báo chí (dấu hiệu bất thường, ngày lễ, Chính ủy vẫn trực!)

    Một nguồn tin từ phóng viên ở Phan Rang cho hay, một số sĩ quan không quân lại nói rằng, vụ việc xảy ra ở ngoài Đà Nẵng, một sư đoàn không quân ta ở đó đă cho máy bay xuất kích để xua đuổi máy bay TQ. Nhưng có lẽ máy bay TQ không cố ư xâm phạm vùng trời VN, mà mục tiêu là diễu vơ dương oai hoặc trinh sát cuộc tập trận của Hàn Quốc (?)

    Cuối chiều 1-5, một số báo ‘lề phải’ vẫn nỗ lực liên lạc với giới chức liên quan để kiểm chứng.

    Điều không b́nh thường là ở chỗ, một số lănh đạo các đơn vị quân sự liên quan không phủ nhận nguồn tin trên, nhưng nhất định không cung cấp thông tin.

    Nếu không phải máy bay TQ, mà là của nước khác sự thể có thể khác?! Tương tự vụ 2 tàu hút bùn TQ xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang, nay thông tin diễn biến xử lư cũng ‘mất hút’!!!”

    Đề nghị các cơ quan chức năng cho kiểm chứng ngay, nếu đúng, nên cho phép báo chí cung cấp thông tin ít nhiều. Có thể tin đầu ghi là “máy bay nước ngoài” cũng được, để tránh cho các đồng chí ở “trên” tăng áp huyết … À! Hay là máy bay của tụi … “Việt Tân”?

    Nguồn: basamnews


    Một thông tin trên mạng cho biết là hai máy bay khu trục Trung Quốc hôm nay 01/05/2012 vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận. Hiện chưa có nguồn tin chính thức xác nhận tin này, nhưng được biết là trước đó, khi đoàn đại biểu Đà Nẵng đi thăm Trường Sa trong tháng tư vừa qua, máy bay Trung Quốc đă bay bên trên để đe dọa.

    Thông tin đăng trên trang mạng Ba Sàm (http://anhbasam.wordpress.com/) hôm nay cho biết nhiều phóng viên đang cố liên lạc với Vùng 4 hải quân (đóng tại Cam Ranh) để kiểm chứng thông tin nói trên, nhưng chưa được trả lời.

    Trong khi đó, theo lời nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngăi, trong chuyến đi thăm huyện đảo Trường Sa của đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng từ ngày 21/4 đến 28/4 vừa qua, khi đoàn tàu Hải quân chở đoàn ra Trường Sa, máy bay Trung Quốc đă bay bên trên để hù dọa:

    «Tôi mới làm việc sáng nay với đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng đi thăm chiến sĩ Trường Sa mới về. Các anh có trách nhiệm trong đoàn nói rằng trong quá tŕnh tàu hải quân chở đoàn đi Trường Sa, nhiều lần máy bay Trung Quốc bay trên đầu, bay qua rồi bay lại, tỏ ư dọa dẫm, cảnh cáo. Tất nhiên là tàu hải quân Việt Nam th́ không việc ǵ phải sợ, mà máy bay Trung Quốc th́ cũng chẳng làm ǵ, nhưng họ cứ bay qua bay lại nhiều lần như thế. Như vậy chuyện máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam là có thật.

    Thông tin trên mạng đưa ra vào trưa nay, 01/05, về việc hai máy Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam ở khu vực Khánh Hoà, Cam Ranh th́ c̣n cần phải được kiểm chứng. Nhưng trước đó, không dưới một lần, Trung Quốc đă xâm phạm không phận và hải phận Việt Nam, (xâm phạm) hải phận th́ nhiều hơn. C̣n bây giờ là tiến tới (xâm phạm) không phận. Về thông tin trưa nay th́ các báo chí đang liên lạc với vùng 4 hải quân để chờ những thông tin chính thức.

    Khi máy bay Trung Quốc xâm phạm th́ bao giờ cũng có mục đích, chứ họ không bay khơi khơi cho tốn xăng. Mục đích đó th́ ai cũng biết là để cảnh cáo, đe dọa Việt Nam. Thông điệp về sự đe dọa cũng khác nhau tùy theo cách bay, độ cao. Họ cũng muốn thăm ḍ đối phương xử lư ra sao. Vừa đe dọa, vừa thăm ḍ cũng là chiến thuật mà Trung Quốc hay dùng. Lănh đạo Việt Nam cũng phải có cách xử lư một cách phù hợp tùy theo mức độ của thông điệp.»

  6. #76
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Đài Loan thành lập lực lượng đặc biệt bảo vệ Trường Sa?

    RFA 05-02-2012

    Bộ Quốc pḥng Đài Loan hôm nay lên tiếng rằng đă cho thành lập một đơn vị không quân đặc biệt có khả năng bay đến khu vực quần đảo tranh chấp Trường Sa chỉ trong ṿng vài tiếng đồng hồ.
    Tin cho biết đơn vị đặc biệt vừa nói được thành lập theo kế hoạch có tên gọi ‘hổ trợ hàng hải và phản ứng không lực nhanh’. Kế hoạch này được tŕnh bày đầu tiên trước quốc hội Đài Loan.

    Tuy nhiên, cho đến lúc này những thông tin chi tiết về đơn vị đặc biệt đó như qui mô vẫn chưa được công khai.

    Cũng trong ngày hôm nay, thứ tư 2 tháng 5, cơ quan tuần duyên Đài Loan cho biết lực lượng đóng tại đảo Ba B́nh thuộc quần đảo Trường Sa, sẽ được trang bị loại súng cối có tầm bằn đến 6100 thước. Tầm bắn của loại cối này được nói gấp đôi loại đang sử dụng ở đó.

    Những biện pháp mà Đài Loan vừa công bố được đưa ra vào khi căng thẳng tại khu vực Biển Đông tiếp tục gia tăng. Trung Quốc và Philippines tranh chấp tại băi cạn Sacaborough, trong khi đó Đài Loan vừa rồi cũng lên tiếng cáo buộc tàu đánh cá Việt Nam vi phạm vùng biển đảo Ba B́nh.

  7. #77
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Biển Đông: Hải giám, ngư chính Trung Quốc nguy hiểm hơn cả quân đội



    Các tổ chức hàng hải Trung Quốc như Hải giám, Ngư chính… trở nên rất nguy hiểm do dễ triển khai hơn, quy tắc giao chiến mơ hồ hơn.

    Trang mạng “Thời báo Tài chính” Anh ngày 18/5 có bài viết với nội dung chính như sau:

    Cuộc tranh chấp mới nhất trên biển Đông đă xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines. Tháng trước, một tàu hải quân Philippines đă định bắt giữ một số tàu đánh cá của Trung Quốc. Phía Philippines cho biết, những tàu cá này của Trung Quốc khi đó đă đánh bắt cá bất hợp pháp ở băi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với băi cạn Scarborough mà họ gọi là đảo Hoàng Nham. Tàu hải giám Trung Quốc nhanh chóng đến hiện trường, ngăn chặn Hải quân Philippines bắt ngư dân của họ.


    Tàu hải giám Trung Quốc.

    Cuộc xung đột trên biển này đă gây ra cục diện bế tắc về ngoại giao gai góc. Tuần trước, một số tờ báo Trung Quốc hung hăng yêu cầu Hải quân Trung Quốc dạy cho Philippines một bài học, sau đó thậm chí có người phỏng đoán Trung Quốc chuẩn bị dùng vũ lực với Philippines.

    Nhưng Trung Quốc đă sử dụng cách thức khác để trừng phạt Philippines. Trung Quốc đă tạm dừng nhập khẩu chuối của Philippines, mặc kệ cho chuối của Philippines thối rữa ở bến cảng của Trung Quốc, điều này đă đe dọa kế sinh nhai của 200.000 nông dân trồng chuối của Philippines. Các hăng du lịch của Trung Quốc lấy lư do an ninh, đă hủy các đoàn du lịch đến Philippines.

    Manila không có khả năng bảo vệ quyền lănh thổ tuyệt đối theo quan điểm của họ, điều này được phản ánh rất rơ ràng. Năm 2011, Tổng thống Philippines Benigno Noynoy Aquino thừa nhận, Quân đội Philippines với trang bị lạc hậu muốn giao chiến với Trung Quốc, sẽ giống như một cuộc đấu quyền Anh.

    Đối với Philippines, vấn đề ở chỗ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông. Việt Nam cũng phải đối mặt tương tự trong vấn đề biển Đông.


    Năm 2009, tàu thuyền Trung Quốc bao vây tàu khaor sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ.

    Trong những năm gần đây, xung đột trên biển leo thang, hầu như cho thấy Bắc Kinh đang trở nên hung hăng hơn. Năm 2009, các tàu thuyền Trung Quốc từng bao vây một tàu giám sát của Hải quân Mỹ. Năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc đă gây xung đột với tàu thăm ḍ địa chấn của Việt Nam và Philippines.

    Theo Aaron Friedberg, Học viện Các vấn đề quốc tế và công cộng Woodrow Wilson, Đại học Princeton, Trung-Mỹ đang tranh vị thế bá quyền ở châu Á, Trung Quốc có 3 nguyên tắc chính sách ngoại giao: “tránh đối đầu”, “tăng cường sức mạnh quốc gia tổng hợp” và “từng bước tiến lên”. Hành vi gia tăng “thẻ bài” của Trung Quốc xem ra rất giống với việc “từng bước tiến lên”.

    Đây có thể là mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh. Hiện nay, một bản báo cáo của Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), một tổ chức giải quyết xung đột có trụ sở tại Brussels cho rằng, thực tế có thể càng bất ổn hơn, cũng càng nguy hiểm hơn. Đó là do sự gia tăng của các tổ chức hàng hải có thể đang mở rộng giới hạn chính sách của Trung Quốc.

    Những con “rồng” này đang “gây ồn ào trên biển”, bao gồm lực lượng chấp pháp của Hải quan, Trung tâm Chỉ huy Ngư chính Trung Quốc (China Fisheries Law Enforcement Commad), Cục Hàng hải Trung Quốc (Maritime Safety Administration), Tổng đội Hải giám Trung Quốc (China Marine Surveillance) v.v…


    Ngày 26/5/2011, tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu B́nh Minh 02 của Việt Nam.

    Michael Wesley, Giám đốc điều hành Học viện Chính sách Quốc tế Lowy (Lowy Institute for International Policy) có trụ sở chính tại Sydney cho biết: “Một tṛ chơi nhiều cấp độ đang được tiến hành”. Theo ông, những cơ quan này đua nhau đẩy t́nh h́nh theo hướng căng thẳng để giành lấy nhiều hơn dự toán tài chính.

    Tác giả của báo cáo này, Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng: “Bản chất của tṛ chơi này là dùng chấp pháp (thực thi pháp luật) thay thế cho vấn đề lớn hơn là tranh chấp chủ quyền”.

    Bà cảnh báo, cuộc “chạy đua vũ trang” đang được tiến hành của những cơ quan, tổ chức hàng hải này thậm chí có thể nguy hiểm hơn cả quân đội, bởi v́ tàu thuyền của chúng dễ triển khai hơn, quy tắc giao chiến của chúng cũng mơ hồ hơn.

    Wesley cho rằng, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là đột phá biển Đông, thâm nhập Thái B́nh Dương rộng lớn. C̣n Kleine Ahlbrandt lo ngại, Trung Quốc kiểm soát ngư trường có tranh chấp, hoặc tấn công tàu thuyền của Philippines chỉ là vấn đề thời gian.


    Ngày 26/11/2011, tàu Ngư chính-311 Trung Quốc hoạt động tại vùng biển đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Đông B́nh (nguồn: mạng sina.com.cn, Trung Quốc)

  8. #78
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Trung Quốc lại bắt giữ 2 tàu cá Việt Nam

    Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
    2012-05-23

    Trung Quốc vừa bắt giữ 2 tàu cá Quảng Ngăi vào ngày 16 tháng 5 vừa qua khi các ngư dân trên các tàu này đang đánh bắt cá tại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    RFA

    Ngư dân đánh bắt cá thường đi hai tàu hầu hỗ trợ cho nhau.

    Vào sáng ngày 23 tháng 5, phó chủ tịch xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi là ông Nguyễn thanh Hùng cho chúng tôi biết Trung Quốc đă bắt giữ hai tàu cá Việt nam vào lúc 10 giờ sáng ngày 16 tháng 5 vừa qua. Tổng cộng có 14 ngư dân bị bắt giữ khi đang đánh bắt hải sản gần khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    Ông Nguyễn thanh Hùng cho biết hai chiếc tàu cá bị bắt bao gồm một của ông Nguyễn Thành Nhất ở thôn Châu Thuận, xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, và một chiếc khác của ông Trần Phương.

    Tuy nhiên, sau đó phía Trung Quốc đă thả 14 ngư dân này về Việt Nam. Các ngư dân này đă về đến đất liền vào khoảng 2 giờ sáng ngày 23 tháng 5. Ông Nguyễn Thanh Hùng xác nhận thông tin như sau với chúng tôi:

    "Nó bắt hai chiếc, có chiếc của ông Trần Phương nữa, nhưng tàu của ông Trần Phương bị giữ lại, c̣n ngư dân bên tàu ông Trần Phương bỏ qua tàu ông Nguyễn thành Nhất và cho về. C̣n tàu ông Trần Phương bị giữ lại. Ông Trần Phương là chủ phương tiện nhưng con ông ấy đi".

    Vào chiều ngày 23 tháng 5, chính quyền địa phương đă có buổi làm việc với những ngư dân bị bắt giữ để t́m hiểu sự việc. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dơi các thông tin liên quan đến chuyển đến quư vị những thông tin cập nhật.

    Vụ bắt giữ này xảy ra vào đúng ngày Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8. Khu vực cấm đánh bắt cá bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.

    Phía Trung Quốc trước đó đă thông báo rằng bất cứ tàu thuyền nào tiếp tục đánh bắt cá ở vùng cấm sẽ bị tịch thu phương tiện và bị phạt tối đa đến 50,000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 7,900 đô la Mỹ.

    Trước đó vào ngày 3 tháng 3, phía Trung Quốc đă bắt giữ 21 ngư dân Việt nam thuộc hai tàu cá ở huyện đảo Lư sơn, tỉnh Quảng Ngăi. Các ngư dân này bị giam giữ hơn 1 tháng trời, một số người bị đánh đập.

    Họ bị yêu cầu phải nộp tiền chuộc nhưng không ngư dân nào chịu nộp tiền chuộc.

    Vào ngày 21 tháng 4, các ngư dân này được thả về Việt Nam trên một chiếc tàu. Phía Trung Quốc giữ lại một tàu cùng các hải sản đă đánh bắt được.

  9. #79
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Các ngư dân Quảng Ngăi bị Trung Quốc bắt đă về đến Việt Nam

    Thụy My



    Ngư dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (Reuters)


    Hôm nay 23/05/2012, các ngư dân Quảng Ngăi bị Trung Quốc bắt giữ khi đang hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa vào tuần trước, đă được trả tự do và về đến Việt Nam.

    Tàu cá mang số hiệu QNg-50003 TS của ông Nguyễn Thành Nhất ở thôn Châu Thuận, xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn tỉnh Quảng Ngăi đă bị mất hoàn toàn liên lạc với đất liền từ ngày 16/05, trên tàu có bảy ngư dân.

    Theo báo chí trong nước, th́ một tàu khác cũng đang hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa lúc đó cho biết đă bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, và tàu ông Nguyễn Thành Nhất bị bắt.

    Bà Trần Thị Đức, vợ ông Vơ Minh Quân, thuyền trưởng chiếc tàu trên cho chúng tôi biết, cả bảy ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép đă được trả tự do và về đến nhà vào sáng sớm hôm nay. Theo bà th́ c̣n có một tàu khác cũng bị bắt, bảy ngư dân trên chiếc tàu đó được gộp chung vào tàu của ông Nguyễn Thành Nhất trả về Việt Nam, tổng cộng là mười bốn ngư dân.

    Bà Trần Thị Đức - Quảng Ngăi

    « Nó bắt hai tàu lận, ngày 15, 16 ǵ đó ở ngoài biển mất liên lạc,do Trung Quốc bắt bữa đó là tám giờ sáng. Rồi chiều nó dắt về đồn ở ngoài đảo của nó nhốt, xong rồi ba bốn ngày sau nó làm giấy tờ rồi thả ra cho về. Nhưng mà ảnh ở ngoải không có thông tin liên lạc ǵ cho nên ở nhà ḿnh không có biết đâu hết, ḿnh báo cáo lên nói là mất liên lạc.

    Bắt đầu hồi hôm qua, hồi ba, bốn giờ ǵ đó nghe nói Bộ ở trển báo về là hai chiếc ghe về rồi. Trên tàu bảy người về được hết, hai tàu mười bốn người dồn chở về. Phóng viên nhà báo bảy giờ sáng sớm xuống dưới cảng Sa Kỳ điều tra rồi, hiện giờ họ đang kêu xuống xă, đang hỏi ở dưới nữa.

    Nó lấy đồ sạch sẽ luôn rồi đó : cá, hàng hóa lấy sạch luôn, thiệt hại là cũng gần năm trăm triệu một ghe đó. Hiện giờ ảnh đang đi cũng không liên lạc được, tại v́ đi làm bọc theo (điện thoại) di động bỏ trong (túi) xách, rồi vô trong đảo là Trung Quốc nó lục xét lấy sạch sẽ luôn, lấy không c̣n một cái ǵ nữa hết.

    Sức khỏe ảnh th́ cũng b́nh thường, cũng hơi ốm tại v́ nó nhốt, cho ăn bữa đói bữa no. Nghe ảnh kể là tàu đang đi, th́ trên tàu của họ cả năm chục người, chừng chục người của họ sang tàu ḿnh rồi biểu hốt cá qua. Họ biểu sao ḿnh làm vậy, biểu ḿnh kư giấy th́ ḿnh kư giấy. Họ biểu ḿnh ra đằng trước, họ lấy cái khăn họ bịt mắt…biểu sao làm vậy th́ họ không đánh.

    Chứ biểu ḿnh kư giấy mà không kư là bắt đầu dùi cui họ đánh, họ châm điện vô người ḿnh, nghe ổng về ổng kể vậy đó. Hiện giờ là mang một tờ giấy của Trung Quốc về mà ! Tiếng Trung Quốc nên bây giờ mấy ông ở đồn giữ, mấy ổng thu rồi…Ai mà hễ căi cái ǵ là họ đạp giày vô mặt, trên ghe giơ tay đầu hàng th́ họ không đánh thôi ».

  10. #80
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Bộ Ngoại giao VN lên tiếng vụ tàu cá bị TQ bắt giữ

    RFA 24.05.2012

    Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua lên tiếng về t́nh h́nh ngư dân và tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ.

    Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị của bộ ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam đă trao công hàm cho sứ quán Trung Quốc phản đối Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam qua hành động bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam.

    Có 14 ngư dân và một tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ từ hôm 16 tháng 5 đă về bến an toàn vào sáng thứ tư. Tuy nhiên, chiếc tàu cá thứ nh́ trong vụ này đă bị Trung Quốc tịch thu, cùng với tài sản và ngư cụ của cả hai tàu.

    Ngoài ra, ông Lương Thanh Nghị cũng cho hay Việt Nam đă yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu cá mang số hiệu tỉnh Quảng Ngăi đă bị bắt từ ngày 4 tháng 3 năm nay.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •