Thế Giới Nghĩ Ǵ Về Điều Này, Ở Trung Quốc Sự Thật Không Tồn Tại
Nguyễn Xuân Nghĩa |
Thế Giới Nghĩ Ǵ Về Điều Này, Ở Trung Quốc Sự Thật Không Tồn Tại
Nguyễn Xuân Nghĩa |
Mận chết thay Đào" - Tập Cận B́nh sẽ đổ tội lên đầu kẻ khác - chạy tội cho ḿnh
Covid-19 và Tập Cận B́nh
22/02/2020
Phạm Phú Khải
Biểu ngữ kêu gọi chống lây lan virus Covid 19 tại Bắc Kinh.
Chỉ chưa đầy hai tuần, kể từ bài viết về Covid-19 (coronavirus, nay được gọi tên mă là Covid-19), nay số nhiễm bệnh gia tăng thật khủng khiếp.
Số Covid-19 tăng vọt trong 12 ngày qua
Theo viện nghiên cứu tại Đại học John Hopkins vào hôm nay 21 tháng 2, th́ nạn dịch Covid-19 hiện có 76.726 người trên thế giới bị mắc bệnh, 2.247 người chết, 18.547 người được chữa trị. Nghĩa là số người chết tăng gần gấp ba trong 12 ngày. Nhưng điều tích cực là số người được chữa trị cao gấp chín lần. Có 75.466 trường hợp nhiễm bệnh nằm trong đại lục, chiếm 98.36 phần trăm. Ngoài Trung Quốc có 27 quốc gia khác (không tính Hồng Kông và Macau được xem là khu tự trị nhưng thuộc Trung Quốc) có người dân bị nhiễm.
Trong khi đó, Báo cáo T́nh h́nh số 31 của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO vào ngày 20 tháng Hai cho biết hiện nay có 75.748 trường hợp được pḥng thí nghiệm xác nhận là bị nhiễm (548 ca mới). Có 2.121 ca chết (115 ca mới), với 8 ca ngoài Trung Quốc (5 ca mới).
Cả hai báo cáo trên đều cho biết ngoài Trung Quốc th́ Nam Hàn hiện đang có số bị nhiễm Covid-19 cao nhất, 156 ca theo John Hopkins và 104 ca theo WHO. Sau đó là Nhật, 97 ca theo John Hopkins và 85 ca theo WHO. Sau đó là Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, Mă Lai, Đức v.v… Chiếc du thuyền Diamond Princess cập bến tại Yokohama hiện có tổng cộng 643 ca theo John Hopkins, và 621 ca theo WHO.
Con số báo cáo của các cơ quan y tế hay truyền thông khác cũng chênh lệch nhau. Chẳng hạn, tờ New York Times ngày 21 tháng Hai cho biết có 76.100 ca bị nhiễm Covid-19, trong đó có 2.245 người chết. Gần giống con số mà Đại học John Hopkins báo cáo.
Tại sao có sự chênh lệch con số
Sự chênh lệch con số báo cáo là điều hoàn toàn dễ hiểu, trong trường hợp này, v́ nhiều lư do khác nhau.
Đầu tiên là do sự kiểm soát và bưng bít thông tin của Bắc Kinh, bản chất cố hữu của họ đối với mọi vấn đề và mọi lĩnh vực, đặc biệt những ǵ có khả năng gây bất lợi cho chế độ. Bắc Kinh đă từng làm như thế với bao nhiêu sự kiện lớn nhỏ khác nhau, chẳng hạn với con số GDP, rồi nạn dịch SARS năm 2002 (mà họ vẫn phủ nhận chỉ v́ lo lắng cho sự ổn định và cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến 774 cái chết trong 17 nước, trong đó có 300 người Hồng Kông) v.v... Rồi bây giờ đến Covid-19. Tiếp theo là việc báo cáo gian, bệnh thành tích, tốt khoe xấu che v.v… cũng nằm trong các biện pháp lâu nay được các lănh đạo địa phương như Vũ Hán cũng như của Bắc Kinh, hay nói chung toàn ĐCSTQ sử dụng. Cung cách lănh đạo tập trung của Trung Quốc khuyến cáo các quan chức địa phương về việc đưa thông tin tiêu cực đến Bắc Kinh. Kế tiếp là cách chẩn bệnh, vốn rắc rối phức tạp, lại diễn ra trong một bầu không khí hốt hoảng và hỗn loạn, và thiếu các chuẩn mực căn bản. V́ như thế nên chỉ nội ngày thứ Năm 13 tháng Hai, 18.480 ca mới được phát hiện.
Ngoài ra, chính sách đối ngoại cứng rắn của Bắc Kinh đă phần nào ảnh hưởng đến các quốc gia khác, và các tổ chức quốc tế như WHO. Đối với các quốc gia khác th́ Bắc Kinh cực lực lên án Mỹ, Úc hay các quốc gia nào ban hành lệnh cấm đi lại với các du khách từ Trung Quốc, hay cấm các chuyến bay từ Trung Quốc đến, chẳng hạn. Úc đă gia hạn lệnh cấm đi lại, lẽ ra đă hết hạn từ thứ Bảy 15 tháng Hai vừa rồi, nay gia hạn đến thứ Bảy 22 tháng Hai, và có thể gia hạn thêm tùy theo t́nh h́nh. Quyết định này đă gây bao khó khăn cho người cần phải đến Úc gấp, trong đó có cả 100 ngàn sinh viên du học tại Úc từ Trung Hoa đại lục. Trung Quốc cũng sử dụng chính sách ngoại giao hung hăn của ḿnh đối với tổ chức WHO. Đầu tiên là áp lực để WHO từ chối công bố t́nh trạng khẩn cấp của Covid-19 đối với sức khỏe toàn cầu cho đến giờ phút cuối khi mà họ không thể làm ǵ khác. Và ngay cả thế WHO cũng kêu gọi các nước không áp đặt lệnh cấm du lịch hoặc thực hiện các biện pháp quyết liệt khác để cô lập Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc c̣n áp lực WHO từ chối cho phép Đài Loan tham gia trực tiếp vào các cuộc họp bàn về Covid-19. Cho nên không có ǵ ngạc nhiên cả khi WHO báo cáo một cách cẩn trọng, chỉ ghi nhận con số được xác nhận trong pḥng thí nghiệm, trong khi đó nhiều bệnh viện tại Trung Quốc không c̣n chỗ chứa và cả hệ thống y tế có lúc đă không đủ khả năng để đối phó. V́ thế mà con số WHO tŕnh bày mỗi ngày trong bản Báo cáo T́nh h́nh đă thấp hơn nhiều so với John Hopkins hoặc các cơ quan truyền thông tại địa phương nằm ngoài Trung Quốc.
Phải chăng v́ thế mà cách đây vài hôm chính quyền Trump thể hiện ư định muốn cắt nguồn viện trợ gồm 3 tỷ đô la cho các chương tŕnh y tế toàn cầu, trong đó có tài trợ tổ chức WHO? Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ th́ việc cắt giảm tài trợ này là nhằm mục đích “t́m trách nhiệm giải tŕnh và hiệu năng cao hơn” từ hai tổ chức WHO và PAHO (Pan American Health Organization).
Covid-19 và Tập Cận B́nh
Nạn nhiễm Covid-19 là một trắc nghiệm đối với ông Tập Cận B́nh về khả năng lănh đạo trước một khủng hoảng kinh tế và nhân đạo lớn nhất hiện nay.
Theo chuyên gia Elizabeth Economy th́ bảy năm qua, ông Tập đă thiết kế một hệ thống để chống lại một cuộc khủng hoảng như thế, bao gồm việc tập trung quyền lực, kiểm soát và điều hành các hệ thống nhà nước trừ trên xuống dưới, giới hạn các thông tin trong và ngoài biên giới Trung Quốc, và thông qua một chính sách đối ngoại quyết đoán được thiết kế để vỗ về và ép buộc các nước khác thực hiện như Trung Quốc nói. Một phần nào đó hệ thống này chứng minh ông Tập đang thành công. ĐCSTQ đă cách ly được các tỉnh với dân số cả 100 triệu, xây dựng các bệnh viện tạm thời và trung tâm kiểm dịch lớn trong một vài tuần ngắn ngủi, đồng thời các quan chức Trung Quốc đă giải quyết bằng phương cách bịt mồm các nhà phê b́nh và kiểm soát các câu chuyện công khai về sự bùng phát, như với bác sĩ Lư Văn Lượng (Li Wenliang). Cũng v́ thế nên muốn hiểu tường tận và thực tế t́nh h́nh Covid-19 tại các tỉnh bị nhiễm hiện nay là một thử thách lớn. Trong hệ thống như thế, Bắc Kinh dễ dàng đổ lỗi cho các viên chức tại địa phương, và nếu cần cách chức tỉnh trưởng hoặc bí thư để trấn an dư luận, đặc biệt khi sự việc không xảy ra như họ mong muốn. Như tạp chí Economist nhận định, khi Trung Quốc của ông Tập gặp phải rắc rối th́ đảng sẽ gửi những người cứng rắn đến đối phó, như họ đă gửi ông Xia Baolong, người từng làm phó cho ông Tập tại Zhejiang, bây giờ được đề cử đứng đầu chính quyền trung ương tại Hồng Kông và Ma Cao để giải quyết những sự chống đối chính quyền từ tháng Sáu năm ngoái đến nay.
Dù có nhiều sự chỉ trích về cung cách ông Tập giải quyết khủng hoảng Covid-19, ông vẫn c̣n khả năng kiểm soát quyền lực trong tay, và vẫn được sự ủng hộ mạnh mẽ của ĐCSTQ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc phỏng vấn với hăng thông tấn Reuters ngày 14 tháng Hai, cho biết: "Chỉ dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Tập Cận B́nh chúng tôi mới có thể kiểm soát bệnh dịch bất ngờ mà đă lây lan quá nhanh. Đây không chỉ bảo vệ sức khỏe của người dân Trung Quốc mà c̣n ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch bệnh trên thế giới…”
Cho nên những người dân Trung Quốc nào mong muốn ông Tập bị phê phán hay cách chức qua sự kiện này th́ họ sẽ thất vọng. Mặc dầu uy tín của ông Tập bị ảnh hưởng nặng nề gần đây, nhất là khi giới trí thức Trung Quốc đă lên tiếng đổ lỗi cách điều hành của ông và yêu cầu ông chính thức xin lỗi bác sĩ Lư Văn Lượng, nhưng không phải v́ thế mà ngôi vị ông Tập bị lung lây. Họ cũng sẽ thất vọng hơn nếu mong đợi rằng ĐCSTQ sẽ thay đổi để chính họ được biết những sự thật, để hiểu được những điều cần thay đổi mà qua đó các sự kiện như Covid-19 hay SARS không xảy ra nữa, hay để có những lănh đạo thật sự công minh và liêm chính, như công dân của những quốc gia tiên tiến khác đang được hưởng. Những điều này sẽ không xảy ra cho đến khi nào không c̣n những hoàng đế như Tập Cận B́nh hay một nhà nước độc đảng như Trung Quốc hiện nay. Khi nào vẫn c̣n ông Tập hay ĐCSTQ th́ họ sẽ quyết định thế nào là sự thật. Tuy thế, tạp chí Economist kết luận rằng dù cái chết của bác sĩ Lư Văn Lượng rồi sẽ đi vào quên lăng, giống như các quốc gia được phục hồi sau các cơn “động đất”, nhưng những ai cảm nhận được động đất sẽ không bao giờ quên hay tin tưởng vào sự vững chắc của nó như thế một lần nữa.
NÓNG!!! TQ bổ sung khẩn cấp 40 ḷ hỏa táng cho Vũ Hán, đủ sức thiêu 200 tấn xác / ngày
Virus corona - Covid-19 : "Khi phẫn nộ át cả sợ hăi" tại Trung Quốc
Bác sĩ ở bệnh viện Vân Mộng (Yunmeng), thành phố Hoàng Cương (Xiaogan), tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, ngày 20/02/2020. China Daily via REUTERS
Có 14 bác sĩ và nhân viên y tế Trung Quốc qua đời trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tính đến ngày 21/02/2020, đặc biệt là trường hợp bác sĩ nhăn khoa Lư Văn Lượng, một trong tám người đầu tiên báo động về một loại virus corona mới, tiếp theo là bác sĩ Lưu Trí Minh, giám đốc bệnh viện Vũ Xương, đă khiến công luận chú ư.
Đối với cả hai trường hợp, việc chính quyền báo tin rồi xóa, cuối cùng xác nhận, càng cho thấy sự bối rối trong nội bộ và lo ngại công luận dậy sóng trước sự hy sinh của hai bác sĩ. Dập mọi chỉ trích cách xử lư khủng hoảng dịch tễ là ưu tiên của bộ máy kiểm duyệt. Nhưng sau cái chết của hai vị bác sĩ trên, làn sóng phẫn nộ bùng nổ, cỗ máy kiểm duyệt, dù hoạt động kết công suất, đă không thể xóa hết ngay được.
Chuyên gia về Trung Quốc, Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp (CNRS), giải thích với RFI :
« Sự ngờ vực của dân chúng đối với đội ngũ cán bộ là hiện tượng thường trực tại nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ chúng ta thường không thể thấy được tâm lư đó v́ những lời chỉ trích bị xóa ngay khi vừa mới được đăng. Nhưng lần này, tính chất nghiêm trọng của t́nh h́nh khiến tất cả các mạng xă hội bị tràn ngập những lời lẽ bất b́nh mà không thể xóa hết ngay được.
Điều mà tôi lại quan sát được là những đ̣i hỏi tự do thông tin và hội họp để thấy rằng từ khi ông Tập Cận B́nh lên nắm quyền, đặc biệt là kể từ nhiệm kỳ thứ hai năm 2017, chính quyền đă thực sự kiểm soát thông tin. Người dân phẫn nộ trước việc bị hạn chế quyền tự do ngôn luận và nhận thấy hậu quả do việc ngăn cấm này gây ra.
Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy là trên mạng xă hội có một số lời chỉ trích chính phủ và chủ tịch Tập Cận B́nh. Chí ít, đây là một bài tiền trắc nghiệm của công luận. Nhưng cần nhắc lại là chính quyền cuối cùng đă lấy lại quyền kiểm soát ».
Trừng phạt nhà báo công dân, tiếng nói bất đồng để kiểm soát thông tin
Theo tổ chức phi chính phủ China Human Rights Defenders ngày 07/02, có 351 người bị « trừng phạt » v́ đă « phát tán tin đồn sai lệch » về Covid-19, trong đó có hai công dân ở Vũ Hán : Phương Bân (Fang Bin), một người bán quần áo, và luật sư Trần Thu Thực (Chen Qiushi). Cả hai bị « mất tích » sau khi đăng trên mạng xă hội h́nh ảnh những bệnh viện trong thành phố chật kín người, nhân viên y tế bị quá tải, đặc biệt là một đoạn video được ông Phương Bân đăng ngày 01/02 cho thấy những túi đựng xác người bên trong một chiếc xe tang gần bệnh viện Vũ Hán.
Trả lời đài truyền h́nh Pháp France 24 trước khi đột nhiên « mất tích », ông Phương Bân cho biết : « Khi thành phố bị cách ly, tôi thấy có ǵ đó rất lạ. Tôi đến bệnh viện và tôi thấy rất đông người ở đó nên tôi hiểu ra rằng Vũ Hán là tâm dịch. Lẽ ra các bệnh viện phải là những nơi mà các kênh truyền h́nh Nhà nước, của tỉnh Hồ Bắc hoặc thành phố Vũ Hán, đến phỏng vấn người dân. Nhưng không một ai muốn tới. Nên tôi nghĩ là họ không muốn đến đó, v́ thế tôi đến đó quay xem chuyện ǵ xảy ra ».
Phương Bân bị cảnh sát thẩm vấn cùng ngày, sau đó được thả và tiếp tục đăng những đoạn video khác. Nhưng từ ngày 09/02, Phương Bân bỗng « bặt vô âm tín » sau khi chỉ kịp cảnh báo người sử dụng mạng xă hội : « Tôi bị cảnh sát mặc thường phục lay dậy. Họ ập vào từ hướng bắc và tây của khu nhà nơi tôi ở. An toàn của tôi phụ thuộc vào sự chú ư của các bạn, vào lương tri và sự chia sẻ của các bạn ».
Tương tự trường hợp của Phương Bân, luật sư Trần Thu Thực cũng quay nhiều cảnh cho thấy các bệnh viện chật cứng bệnh nhân chờ xét nghiệm. Trong một đoạn video trước khi biến mất, ông cho biết bị chế độ đe dọa : « Tôi sợ. Trước mặt tôi là con virus, sau lưng tôi là cảnh sát Trung Quốc. Nhưng tôi sẽ đứng dậy. Chừng nào tôi c̣n sống trong thành phố này, tôi sẽ vẫn tiếp tục công việc. Tôi chỉ kể lại những ǵ nh́n thấy, những ǵ nghe thấy. Hăy biến đi, tôi không sợ chết. Đảng Cộng Sản kia, tưởng là tôi sợ sao ? »
Bất chấp lời kêu gọi của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố nào về trường hợp mất tích của Phương Bân và Trần Thu Thực. Trước đó, luật gia Hứa Chí Vĩnh đă bị bắt ở Quảng Châu và giáo sư luật Hứa Chương Nhuận bị ép « cách ly » tại gia ở Bắc Kinh, có lẽ do đă đăng bài viết : « Cảnh báo virus : Khi phẫn nộ mạnh hơn nỗi sợ ».
Bất chấp dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng
Từ một tháng nay, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc gần như chững lại. Chưa có thống kê chính thức nhưng chắc chắn dịch Covid-19 sẽ tác động nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 18/02, chủ tịch Tập Cận B́nh nhấn mạnh là nền kinh tế quốc gia vững chắc và khẳng định Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2020.
Trả lời RFI, chuyên gia về Trung Quốc Jean-François Di Meglio, thuộc Trung Tâm Châu Á, không tỏ ra lạc quan như chủ tịch Tập :
« Trong quư 1 năm 2020, Trung Quốc có lẽ sẽ có mức tăng trưởng 0, kém hơn ba quư khác. Nếu như mức tăng trưởng đề ra là 6%, th́ về lư thuyết, mức tăng trưởng của quư I phải là từ 1 đến 1,2%. Thế nhưng, mức tăng trưởng ở quư I này có nguy cơ giảm thành 0.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, th́ phải gỡ lại ở các quư sau. Và đó thực sự là công việc vô cùng lớn mà người ta nghi ngờ. Trung Quốc có nền kinh tế được chỉ đạo, được lên kế hoạch. Đă có rất nhiều khoản tiền lớn được đổ vào, như 150 tỉ đô la đă được đầu tư vào hệ thống để những doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị phá sản. Đó là một nền kinh tế có thể tự lèo lái, có thể làm tất cả để tái lập tăng trưởng.
Tuy nhiên, có những điểm, dù có nỗ lực lớn đến mức nào, th́ vẫn bị tác động và phần c̣n lại của thế giới cũng phải hứng chịu những tác động này. Dĩ nhiên, tác động này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Trung Quốc. V́ thế, mức tăng trưởng 5% đă là kết quả tuyệt vời nhưng có thể sẽ c̣n ở mức thấp hơn ».
Covid-19 : Cam Bốt lo dịch khi cố « đồng cam cộng khổ » với Trung Quốc
Trong khó khăn mới biết bạn hiền. Chủ tịch Tập Cận B́nh có thể hoàn toàn trông cậy vào thủ tướng Cam Bốt Hun Sen. Trong khi nhiều nước tạm đóng cửa biên giới với Trung Quốc, Cam Bốt vẫn đón nhận du khách nước này. Trước đó, ông Hun Sen từ chối hồi hương 23 du học sinh và nhân viên lănh sự ở Vũ Hán để thể hiện t́nh liên đới với Bắc Kinh.
Khi 5 nước từ chối du thuyền MS Westerdam do lo ngại dịch Covid-19, thủ tướng Hun Sen giang rộng ṿng tay đón hơn 2.200 du khách và thủy thủ đoàn. Hơn 1.200 người đă được lên bờ, trong đó có một số đă về nước, cho đến khi phát hiện một du khách trên con tầu này nhiễm virus corona mới.
Trả lời RFI, ông Ou Virak, một người thân phe đối lập, điều hành viện nghiên cứu Future Forum ở Phnom Penh, giải thích quan điểm riêng và cho rằng quyết định của thủ tướng Hun Sen là đúng đắn :
« Ông ấy (Hun Sen) không phải là bác sĩ, ông ấy không có chuyên môn và không thể làm ǵ để thúc đẩy quá tŕnh kiểm tra hoặc cách ly. Hành động của ông hoàn toàn mang tính chính trị.
Tại sao ông Hun Sen lại cho phép con tầu cập cảng ở Cam Bốt ? Theo tôi, có nhiều yếu tố. Đúng là có hành động mang ư nghĩa nhân ái. Nhưng thực ra là cú quảng cáo cho Cam Bốt vào lúc mà chính phủ đang bị Liên Hiệp Châu Âu, và phương Tây nói chung, chỉ trích nặng nề về nhân quyền. Ngoài ra c̣n có yếu tố Trung Quốc trong quyết định của thủ tướng Hun Sen. Cam Bốt muốn thể hiện tương ái với đồng minh chính. Và Trung Quốc hẳn sẽ hài ḷng khi người ta đón con tầu đó.
Tuy nhiên, đối với tôi, đó là một quyết định đúng ngoại trừ việc các nghi thức và các biện pháp pḥng ngừa đă không được áp dụng, lẽ ra người ta nên có trách nhiệm nhiều hơn và thận trọng hơn. Nhưng đó là kiểu riêng của Hun Sen. Ngay khi có cơ hội quảng cáo là ông ấy làm luôn. Nhưng ông ấy lại không tính đến việc hành động của ông sẽ bị diễn giải theo cách tiêu cực ở nước ngoài ».
Một người dân Nga trực tiếp hỏi lương của tổng thống Putin
Một câu chuyện được cho là hi hữu. Trong một buổi lễ tại thành phố quê nhà Saint-Petersburg ngày 19/02/2020, tổng thống Nga Vladimir Putin bị một người dân trực tiếp hỏi làm thế nào để sống với khoản trợ cấp chưa đầy 200 euro/tháng.
Thông tín viên RFI Daniel Vallot tại Matxcơva tường thuật :
« Theo h́nh ảnh được hăng thông tấn Nga Ria Novosti quay lại và được đăng trên các mạng xă hội, ông Putin bị bất ngờ và những lời của ông chỉ loáng thoáng nghe được. Và theo hàng chữ mà hăng thông tấn ghi lại lời của người phụ nữ, bà hỏi ông Putin là làm thế nào để sống được với khoản tiền trợ cấp chưa đầy 11.000 rúp (khoảng 160 euro). Tổng thống Nga trả lời : « Tôi nghĩ là rất khó ». Lương của ông cao hơn 70 lần.
Cuộc trao đổi tiếp tục và ông Putin chuyển sang biện hộ và giải thích rằng một mặt ông không có « mức lương cao nhất » trong nước, mặt khác, Nhà nước « làm tất cả những ǵ cần làm » để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nhất. Ư ông muốn nói đến một số biện pháp được chính phủ công bố tháng trước để tăng sức mua cho người dân Nga.
Ông Vladimir Putin chưa bao giờ thích đám đông. Thông thường, những chuyến công du, thăm viếng của ông thường được chuẩn bị kĩ lưỡng để tránh gặp những t́nh huống như này.
Buổi lễ tổ chức ở Saint-Petersburg hôm thứ Tư 19/02 có lẽ là một trường hợp ngoại lệ. Nếu như h́nh ảnh cuộc gặp được lan truyền rộng răi trên các mạng xă hội và trên Internet, th́ kênh truyền h́nh Nhà nước đă tránh chiếu cuộc đối thoại này ».
Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong, sự hợp tác mang tính ‘kẻ cả’
RFA
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp hôm 20/2, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5 tại Lào,
AFP
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi phát biểu tại một cuộc họp hôm 20/2, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5 tại Lào, cho biết Trung Quốc đă xả nước ở các đập thủy điện trên sông Mekong để giúp các nước ở hạ nguồn đối phó với hạn hán. Ông Vương Nghị nói việc các nước trong khu vực đang bị hạn hán là do thiếu mưa và Trung Quốc cũng gặp khó khăn tương tự.
Quá muộn
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, thuộc Trường đại học Cần Thơ, nhận định:
“Trung Quốc đang cố chứng tỏ họ có thiện chí trong việc chia sẻ nguồn nước sông Mekong. Tuy nhiên tôi cho rằng, tuyên bố này là quá muộn rồi, bởi v́ ĐBSCL hay các vùng hạ lưu ở Campuchia, nói đang giữa mùa khô hạn, không c̣n ǵ để cứu nữa. Những cánh đồng khô hạn hiện không ai canh tác nữa. Bây giờ Trung Quốc nói xả nước xuống cũng không đáng kể bao nhiêu, t́nh trạng mặn đă nhiễm sâu, không có nguồn nước nào có thể cứu.”
Tôi cho rằng, tuyên bố này là quá muộn rồi, bởi v́ ĐBSCL hay các vùng hạ lưu ở Campuchia, nói đang giữa mùa khô hạn, không c̣n ǵ để cứu nữa.
-PGS. TS. Lê Anh Tuấn
Theo ông Lê Anh Tuấn, Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong, nhưng nước không tới được ĐBSCL, nếu nước tới được Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải mất 3 tuần sau, lúc đó lúa đang thiếu nước ở đó cũng đă chết.
Theo Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mới giữa tháng 2, là giai đoạn bắt đầu bước vào mùa khô, nhưng nhiều địa phương đă chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn mặn.
Cũng theo Tổng cục Thủy lợi, nguyên nhân mùa khô năm nay sẽ khốc liệt hơn do toàn bộ thượng nguồn sông Mekong thiếu 65% tổng lượng mưa. Do thiếu nước, hiện độ mặn 2,9% trên sông Tiền đă vào sâu cách biển 81km. Sông Vàm Cỏ, độ mặn 7,6% đă vào cách cửa biển 75km.
Một người trồng lúa ở ĐBSCL giấu tên, hôm 21/2 cho RFA biết t́nh h́nh hiện tại ở địa phương ḿnh:
“Ở khu vực này bị thiếu nước, giờ đang cắt lúa… Trà Ôn, Vũng Liêm, những tỉnh gần Trà Vinh, nước biển vô th́ bị ngập mặn… do nắng hạn.”
Theo Tổng cục Thủy lợi, tính đến giữa tháng 2, tổng cộng thiệt hại lúa ở các mức độ vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 29.700ha, trong đó vụ mùa thiệt hại 16.000ha, và vụ đông xuân thiệt hại 13.700ha.
Thái độ “kẻ cả” của Trung Quốc
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, các nước hạ nguồn sông Mekong phải thương thảo, đấu tranh để Trung Quốc chia sẻ thông tin về các ḍng chảy trên sông, cũng như việc vận hành các đập thủy điện. V́ từ trước đến nay, Trung Quốc không chia sẻ các thông tin về việc đóng mở đập để các nước hạ nguồn chuẩn bị:
“Đến mức khô hạn như thế mới thả ít nước ra rồi nói đây là thiện chí của ḿnh, hợp tác đó mang tính hơi ‘kẻ cả’ chút xíu đối với các nước hạ nguồn. Ngoài ra, mọi người cũng nhận thấy rằng, Trung Quốc sử dụng các đập này như công cụ để kiểm soát các nước hạ nguồn, nhiều hơn cho mục đích kinh tế hay phát điện, dù đó cũng là mục tiêu của họ, nhưng không phải là mục tiêu chính.”
Ảnh minh họa: Hạn hán ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trước đây.
Ảnh minh họa: Hạn hán ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trước đây. AFP
Trong phát biểu của ḿnh tại hội nghị ở Lào, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc đang xem xét để chia sẻ thông tin với các nước khác trong tương lai.
Theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong, hiện trên sông Lan Thương, là thượng nguồn sông Mêkông đoạn chảy qua Trung Quốc, đă có 11 đập thủy điện, với tổng sản lượng điện 21.300 megawatt. Tổng sản lượng này hơn cả tổng sản lượng của tất cả các đập thủy điện của các nước hạ nguồn cộng lại. Ngoài ra, Trung Quốc c̣n đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập ở lưu vực sông, cả ở ḍng chính và trên các nhánh phụ.
Một nghiên cứu của Mekong Freedom Network công bố hồi năm ngoái xác định 8 đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc đă giữ lại tổng cộng hơn 40 tỷ mét khối nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu. Và đây được xác định là nguyên nhân chính khiến ḍng chảy sông Mekong trở nên bất thường thời gian qua.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố xả đập với lư do cứu hạn mặn cho các nước hạ nguồn. Vào năm, 2015-2016, vùng ĐBSCL cũng như các vùng hạ nguồn, bị khô hạn nghiêm trọng. Lúc đó Bộ ngoại giao VN đă yêu cầu chính phủ Trung Quốc cho xả nước ở đập Cảnh Hồng, với lưu lượng khoảng trên 2100 m3/ giây. Sau đó Trung Quốc đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên theo quan sát của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn khi đó, không giúp nhiều mà c̣n gây thiệt hại:
Đến mức khô hạn như thế mới thả ít nước ra rồi nói đây là thiện chí của ḿnh, hợp tác đó mang tính hơi ‘kẻ cả’ chút xíu đối với các nước hạ nguồn.
-PGS, TS. Lê Anh Tuấn
“Thứ nhất là nó không đều đặn, thứ hai là nó không đủ để giúp cho chuyện khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL bao nhiêu, mà nó gây thêm cái hại v́ người dân không hiểu thông tin đầy đủ, họ nghĩ là Trung Quốc xả nước thôi, chứ không hiểu là đến ĐBSCL được bao nhiêu, v́ dọc đường lượng nước đă bị hấp thu ở hành lang ở Lào và biển hồ Campuchia. Khi đó nông dân đă gieo xạ để cứu một số lúa trước đó, nhưng nước không có bao nhiêu và nông dân bị thiệt hại nhiều hơn. Nhưng Trung Quốc vẫn lấy điều này tuyên truyền rằng, những đập ở Trung Quốc có tác dụng cứu hạn trong mùa khô, do trữ nước trong mùa mưa và xả trong mùa khô.”
Ông Brian Eyler, giám đốc chương tŕnh Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Stimson ở Washington DC, khi trả lời RFA trước đây cho rằng, cơ hội để Việt Nam tự giải quyết vấn nạn hạn mặn, có thể xem là không nhiều. Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông nghiệp trọng yếu của Việt Nam, cách để giảm thiểu tác động từ thượng nguồn là trữ nước trong mùa mưa cho mùa khô.
Ông Brian Eyler cho rằng, Việt Nam cần làm việc với cả Lào, Campuchia, Trung Quốc trong hợp tác xúc tiến phương cách thay thế có thể chuyển đổi tương lai sản xuất thủy điện sang các nguồn điện khác; cũng như bàn bạc với các quốc gia thượng nguồn, đừng tích nước mà phải xả nước xuống hạ nguồn trong thời gian khô hạn, để lưu lượng ḍng chảy được tự nhiên như b́nh thường.
C̣n theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, cần nghiên cứu những giải pháp về công tŕnh xây dựng cơ bản, về các chính sách thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cây trồng, thay đổi công thức luân canh, các giải pháp kỹ thuật như nghiên cứu các giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn…
MỚI : HÀNG CHỤC NGÀN HỒN MA VẤT VƯỞNG KHÔNG SIÊU THOÁT TRONG THÀNH PHỐ VŨ HÁN - TRUNG QUỐC
NGỠ NGÀNG TRUNG QUỐC 1 LẦN NỮA BẤT LỰC V̀ C.ÚM P.HỔI
Hàng triệu công ty Trung Quốc có thể khánh tận nếu lây lan COVID-19 kéo dài
Feb 24, 2020
Các nhân viên tại xưởng ở Nantong thuộc tỉnh Giang Tô đeo khẩu trang đi làm. (H́nh: STR/AFP/Getty Images)
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) — Hiện ngày càng nhiều công ty Trung Quốc lâm cảnh nợ nần chồng chất, không có tiền trả cho công nhân cũng như các nhà cung cấp nguyên vật liệu, v́ t́nh trạng lây lan virus COVID-19, theo bản tin của BBC News hôm Thứ Hai, 24 Tháng Hai.
Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh hôm Chủ Nhật cũng phải thú nhận rằng Trung Quốc đang phải đối diện với “thử thách lớn lao” để chống lại virus này.
Chính quyền Trung Quốc đă yêu cầu các ngân hàng trong nước cung cấp thêm tín dụng để trợ giúp nền kinh tế đang bị khựng lại, trong lúc virus nhanh chóng lan tràn khắp nơi.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc thăm ḍ các công ty Trung Quốc cỡ nhỏ và vừa, cho thấy có hàng triệu công ty tầm cỡ này đang mấp mé ở vực bờ khánh tận.
Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa ở Trung Quốc nói rằng có gần 60% các công ty được thăm ḍ chỉ có thể tiếp tục trả các chi phí thông thường cho khoảng 1 hay 2 tháng nữa, là cạn tiền.
Chỉ có chừng 10% nói họ có thể cầm cự sáu tháng hay hơn nữa.
Hiệp hội này cũng nói rằng có gần 60% các công ty được thăm ḍ nay đang bắt đầu làm việc trở lại.
Kỹ nghệ sản xuất khẩu trang nay hoạt động mạnh nhất ở Trung Quốc. (H́nh: STR/AFP via Getty Images)
Các công ty nhỏ và vừa ở Trung Quốc được các nhà kinh tế chú ư tới v́ chiếm khoảng 60% trị giá nền kinh tế và tạo ra 80% số công ăn việc làm, theo ngân hàng People’s Bank of China.
Nhiều công ty đă cho các nhân viên của họ đă nghỉ làm từ cuối Tháng Giêng, khi chính quyền Trung Quốc gia hạn thời gian nghỉ lễ Tết Âm Lịch cho tới giữa Tháng Hai và giới hạn việc di chuyển để chống lại sự lây lan của virus.
Giám Đốc Điều Hành Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, tại cuộc họp hồi cuối tuần qua của nhóm G-20, cho hay rằng nền kinh tế của Trung Quốc, lớn hàng thứ nh́ trên thế giới, có thể bị sút giảm nặng nề trong quư 1 của năm nay.
IMF hy vọng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi trong quư 2. Tuy nhiên bà Georgieva nói IMF cũng phải xét tới trường hợp việc lây lan kéo dài hơn và thiệt hại kinh tế nặng nề hơn. (V.Giang)
Cửa nào cho Huawei khi các Doanh nghiệp Mỹ đồng loạt kêu gọi Nhà Trắng cảnh giác cao độ
There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)
Bookmarks