HỒ CHÍ MINH
NHỮNG NĂM THÁNG CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN (1919‐1941)
HO CHI MINH: THE MISSING YEARS
Kỳ 4
Bà SopheQuinn-Judge
Lời dịch giả Diên Vỹ
P5
Thật khó mà tưởng tượng được rằng một người cộng sản kỳ cựu như Hồ Chí Minh lại có thể tiếp tục hoạt động trong suốt thời kỳ đảo điên này. Nhưng đến tháng 1 1938 ông vẫn đang dịch những thư từ hiếm hoi từ Đông Dương gửi đến Moscow. Việc ông sống sót trong suốt những tháng năm tồi tệ nhất của phong trào thanh trừng được xem là dấu hiệu của việc Hồ được bảo vệ bởi một trong những lănh đạo cao cấp c̣n sót lại đó là Manuilsky, hoặc ông là một người Stalinist thuần thành. Về giả thiết thứ hai, chúng ta biết rằng Stalin đă có rất nhiều thay đổi trong chính sách v́ thế Hồ không thể nào đă không có mâu thuẫn với đường lối của Stalin trong vài giai đoạn nào đấy. Như Hồ đă cho thấy trong năm 1924, ông sẵn sàng hợp tác với bất kỳ nhóm nào đang nắm quyền lực tại QTCS nhằm xúc tiến cho nền độc lập của Việt Nam. Nhưng ngay cả việc im lặng phục tùng vẫn không đủ để cứu ông nếu ông là một người Ba Lan, Baltic, Đức hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Những người này đă bị Stalin tấn công với toàn bộ chủ tâm trả thù của ḿnh trong những năm 1937‐8. Đại diện QTCS từ những đảng hợp pháp như các ĐCS Pháp, Anh và Mỹ nh́n chung đă được dung thứ. [124] Trong trường hợp của Hồ Chí Minh, việc ông đến từ một đất nước xa xôi với một ưu tiên thấp trong chính sách ngoại giao của Liên Xô có thể là một phần nguyên nhân tại sao ông đă không bị bắt. Cùng lúc ấy, ông cũng đă thực hành việc mà ông đă làm từ lâu là giữ thấp danh phận của ḿnh tại Moscow và không bao giờ nhận ḿnh là một nhà lư luận như M.N.Roy đă làm. Trong bản thẩm tra lư lịch mà ông đă điền khi ghi danh vào Đại Học Lenin năm 1934, ông vẫn luôn giữ bí mật. Ông viết rằng ông không có người thân trưởng thành, không vợ, không chuyên môn, không nghề nghiệp và cũng không biết ḿnh có thể làm được trong lĩnh vực ǵ. Vào cuối bài tiểu sử ngắn của ḿnh, ông viết một cách châm biếm: ʺTôi nghĩ rằng đấy là tất cả những ǵ về lư lịch của tôi hiện nayʺ [125].
Về mối quan hệ giữa ông và Dmitry Manuilsky, ta biết qua một bức thư ông gửi đến Ban Bí Thư của Manuilsky vào ngày 6 tháng 6 1938 rằng hai người đă không gặp nhau trong một thời gian dài. Hồ viết: ʺThưa Đồng Chí, tôi vô cùng biết ơn nếu đồng chí cho phép tôi được gặp. Lâu lắm rồi đồng chí đă không gặp tôi.ʺ Hồ chỉ ra rằng đă 7 năm rồi kể từ ngày ông bị bắt giữ tại Hồng Kông và cũng là bắt đầu năm thứ 8 của việc ông bị ʺbất độngʺ: ʺGửi tôi đi một nơi nào đấy. Hoặc giữ tôi tại đây. Hăy sử dụng tôi trong việc ǵ mà đồng chí cho là có ích. Tôi chỉ yêu cầu đồng chí đừng để tôi sống tại đây quá lâu mà không làm ǵ bên ngoài đảng” [126] Hồ sơ của Học Viện Khoa Học về việc Nghiên Cứu các Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa cho thấy ước nguyện của ông đă được chấp thuận và vào ngày 29 tháng 9 1938 ông chính thức được giải toả. [127] Không bao lâu sau dường như ông đă khởi hành đi Trung Quốc. Một lần nữa, chúng ta hoàn toàn không biết nhiệm vụ của Hồ là ǵ khi ông rời Moscow đi Trung Quốc. Nhưng ta biết rằng ông quay lại với tư cách là một phái viên chính thức của QTCS đối với ĐCS Đông Dương. Vasilieva đă can thiệp với Dimitrov để họ chịu nghe Hồ phát biểu trước khi ông khởi hành. Bà giải thích trong một bức thư ngắn: ʺĐiều quan trọng là ai đó trong thành phần lănh đạo nên nói chuyện với Đồng Chí Lin trước khi ông ấy ra đi về những vấn đề liên quan đến những bất đồng bên trong thành phần lănh đạo Đảng [CS Đông Dương] mà hiện nay vẫn c̣n tồn tại. Lin là một thành viên của Uỷ Ban Trung Ương, có nhiều quyền lực trong Đảng, và v́ ông ấy từ Moscow về, họ sẽ chú ư lắng nghe những ǵ ông nói. V́ thế rất quan trọng là ông ấy cần nói đúng. [128] (Dường như vào thời điểm này ít nhất Hồ vẫn được xem là một uỷ viên dự khuyết của Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Đông Dương).
Trên thực tế niềm tin của Vasilieva đối với uy quyền từ Moscow dường như đă không đặt đúng chỗ. Chương kế tiếp tôi sẽ phân tích những bất đồng bên trong thành phần lănh đạo ĐCS Đông Dương đă làm chia rẽ đảng này từ 1936 đến 1940. Măi cho đến tháng 5 năm 1941, hai năm sau khi Hồ về lại Trung Quốc, ông mới chính thức chuyển giao thông điệp của ḿnh đến Uỷ Ban Trung Ương Đảng.
CHƯƠNG 7:
HỒ CHÍ MINH TRỞ VỀ VÀ CON ĐƯỜNG DẪN
ĐẾN HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM (1937-41)
Khi Hồ Chí Minh được phép quay về lại châu Á vào mùa thu 1938, Liên Bang Sô Viết và chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Quốc đă tái thiết lập một liên minh. Những đàm pháp kéo dài giữa Moscow và Nam Kinh đă dẫn đến việc kư kết hiệp ước không gây hấn vào tháng 8 1937. Cũng như trong những năm 1920, thành quả ngoại giao đă không được những người cộng sản Trung Quốc hoàn toàn thừa nhận. Nhưng nó đă đem lại một nguồn viện trợ quân sự mới nhằm giúp Quốc Dân Đảng ngăn chận bước tiến của quân Nhật từ những thành phố vùng duyên hải vào trung tâm Trung Quốc. Charles McLane (Giáo sư sử người Mỹ ‐ ND) ước tính từ giữa năm 1937 đến tháng 11 1940, số tiền viện trợ của Nga cho Tưởng Giới Thạch lên đến khoảng từ 300 đến 450 triệu đô‐la [1]. Thoả thuận giữa Nga và Quốc Dân Đảng cũng đă dẫn đến sự hồi sinh của mặt trận thống nhất giữa những người quốc gia và cộng sản Trung Quốc. Có nghĩa là ĐCS Trung Quốc lại có được sự hợp pháp trong ṿng vài năm và cơ hội để thiết lập sự hiện diện của ḿnh tại những căn cứ của Quốc Dân Đảng, trước hết là tại Nam Kinh, và kế đến là Vũ Hán trong một giai đoạn ngắn, rồi đến Trùng Khánh (Chong Qing ‐ ND). Vào tháng 9 1937 Hồng Quân Trung Quốc được tái tổ chức dưới quyền chỉ huy của Hội Đồng Quân Sự của Quốc Dân Đảng, cùng với tập đoàn Bát Lộ Quân được thành lập để hoạt động tại khu vực tây bắc và tập đoàn Tân Tứ Quân để chiến đấu tại miền nam sông Dương Tử (Yang Tze ‐ ND). ĐCS Trung Quốc được phép hợp tác với Quốc Dân Đảng để mở hai Khoá Đào Tạo Du Kích Chiến ở miền nam Trung Quốc. Từ tháng 6 1938 những người cộng sản Việt Nam hải ngoại đă gặp được Tướng Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying ‐ ND) của ĐCS Trung Quốc đang đóng vai tṛ liên lạc giữa Bát Lộ Quân và Hội Đồng Quân Sự ở Vũ Hán [2].
V́ thế Hồ Chí Minh đă quay lại Trung Quốc trong thời điểm hưng thịnh của mối hợp tác Nga‐ Hoa. Nhiệm vụ của ông trong việc quay về Đông Nam Á là để biến ĐCS Đông Dương trở thành một ʺmặt trận dân chủ dân tộc rộng răiʺ, trong đó sẽ bao gồm những Pháp kiều cấp tiến tại Đông Dương cũng như tầng lớp tư sản dân tộc [3]. Chỉ thị 8 điểm của QTCS mà ông đă phải thuộc ḷng, kêu gọi những người cộng sản Việt Nam phải đặt mục tiêu của mặt trận chống phát xít trước mục tiêu của cuộc cách mạng vô sản. Đây là bản chất của những mặt trận đă được thành lập tại Pháp trong năm 1936 và ở Trung Quốc năm 1937. ĐCS Đông Dương được yêu cầu không được đưa ra những yêu sách quá khích ví dụ như hoàn toàn độc lập hoặc thành lập quốc hội. ʺV́ thế sẽ rơi vào bẩy của phát xít Nhật,ʺ chỉ thị cảnh giác. Đảng nên tổ chức một mặt trận để đ̣i hỏi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do nhóm họp cũng như ân xá toàn bộ những tù nhân chính trị. Đối với thành phần tư sản dân tộc, đảng được khuyên là nên ʺmềm mỏngʺ để lôi kéo họ vào mặt trận và thúc đẩy họ hành động, hoặc nếu cần thiết, cô lập họ về mặt chính trị. Đảng không được đ̣i hỏi quyền chỉ đạo mặt trận dân chủ mà phải tự đạt lấy nó bằng cách chứng tỏ ḿnh là một đảng ʺtích cực, chân thành và hết ḷng nhất.ʺ Đối với thành phần Trotskyist, không được phép khoan nhượng hoặc thoả hiệp. Họ cần phải bị loại bỏ về mặt chính trị.
Màn đầu chính trị cho việc quay lại của Hồ Chí Minh (1937-8)
Đến năm 1938 tại Việt Nam một h́nh thể phức tạp của những lực lượng chính trị đă tiến hoá từ khuynh hướng Trotskyist đến những đảng cực hữu, làm cho công tác tổ chức của Hồ càng thêm khó khăn hơn so với thời kỳ 1924‐7. ĐCS Đông Dương vừa mới tái tổ chức một tầng lớp lănh đạo hợp nhất vào năm 1935. Giờ đây đảng được yêu cầu tham gia một chiến dịch chống phát xít toàn cầu trong đó đ̣i hỏi nó phải giới hạn việc phản kháng của ḿnh đối với thực dân Pháp. Nhưng v́ không có sự đoàn kết trước hiểm hoạ xâm lược của Nhật, những người cộng sản Việt Nam cảm thấy thật khó mà chấp nhận bản chất của mặt trận thống nhất mà họ phải tham gia. Mối đe dọa của Nhật th́ cấp bách tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ hơn là tại Nam Kỳ. Một số người Việt xem Nhật là những người giải phóng triển vọng. Như ta đă thấy, khi Lê Hồng Phong từ Moscow quay về vào năm 1936, thông điệp của ông về mặt trận thống nhất đă gặp phải chống đối từ một hướng không được ngờ tới đó là Hà Huy Tập. Tập đă quay về lại châu Á khi phong trào Proletkult (từ ghép của proletarskaya kultura ‐ văn hoá vô sản ‐ ND) vẫn c̣n là một lực lượng mạnh mẽ; rơ ràng là ông đă ngạc nhiên khi thấy sự chuyển hướng của QTCS. Nhưng việc ĐCS Đông Dương chống lại mệnh lệnh của QTCS chỉ được Moscow biết đến măi cho đến tháng 1
1938, khi họ nhận được một báo cáo đề ngày 10 tháng 9 1937 và được kư tên ʺF.L.ʺ Bản báo cáo này đă tóm lược một số tiến triển sau cuộc họp của Uỷ Ban Trung Ương được tổ chức vào tháng 7 1936 tại Thượng Hải. Theo tường thuật của tác giả về chuyến trở về châu Á qua ngỏ Paris, ta có thể chắc rằng người viết chính là Nguyễn Thị Minh Khai hoặc ʺFan Lanʺ. [4] Bức thư đă được viết sau Đại Hội Mở Rộng của ĐCS Đông Dương và Hội Nghị Ban Chấp Hành lần 2 được tổ chức tại Sài G̣n từ ngày 25 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 1937, khi Uỷ Ban Trung Ương đă đi theo đường lối của QTCS [5].
Minh Khai và Hoàng Văn Nọn đă quay về lại Hồng Kông qua ngỏ Pháp và Ư vào cuối mùa xuân 1937. Họ đă thuộc ḷng danh sách 9 điểm của bản chỉ thị về đường lối mà họ sẽ chuyển giao cho Ban Chỉ Huy Hải Ngoại khi đến nơi. Tôi đă không t́m được bản sao của bản liệt kê này, nhưng chúng ta có thể giả định rằng nó cũng gần giống như chỉ thị 8 điểm mà Hồ Chí Minh được lệnh phải thực thi trong năm 1938. Hai người đồng hành đă gặp Lê Hồng Phong vào tháng 7 và chuyển giao những đề xuất của QTCS. Như bức thư của ʺF.L.ʺ đă đề cập, ông đă cho họ biết việc Uỷ Ban Trung Ương đă phê phán sự quan tâm mới của QTCS về những phương pháp tổ chức hợp pháp và bán hợp pháp và đă cho nó là ʺxét lại, cơ hội và hữu khuynhʺ. Ban Chỉ Huy Hải Ngoại đă soạn thảo một văn bản giải thích chính sách mới nhưng đă bị Hà Huy Tập không cho phát hành. Theo lời Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập đă viết thư cho ông, bảo rằng ʺnhững đồng chí hải ngoại đă quá xa rời thực tế trong nước, và Uỷ Ban Trung Ương phải có trách nhiệm đối với hoạt động quốc nội.ʺ
Lê Hồng Phong đă gửi Minh Khai đến Sài G̣n vào tháng 8 1937 để đích thân chuyển giao những chỉ thị mới nhất của QTCS. (Hoàng Văn Nọn cũng được gửi đi Hà Nội để làm công việc tương tự). Trả lời cho thông điệp của Minh Khai, Hà Huy Tập một lần nữa nhấn mạnh rằng những chiến lược do QTCS và Ban Chỉ Huy Hải Ngoại đề xướng là ʺphản độngʺ. (Theo lời ʺF.L.ʺ, bà đă khám phá ra rằng Uỷ Ban Trung Ương tại Sài G̣n đă gửi cho những chi bộ đảng một bức thư vào ngày 26 tháng 3 1937 để băi bỏ những quyết định đưa ra từ hội nghị Thượng Hải năm 1936. [6]) ʺTôi muốn viết thư giải thích tất cả cho những đồng chí hải ngoại,ʺ bà viết, ʺnhưng đồng chí Sinitchkin bảo tôi rằng nếu tôi làm thế, tôi sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng.ʺ Nhưng tại một cuộc họp tổ chức trước Hội Nghị Uỷ Ban Trung Ương, những đảng viên phía bắc là Hoàng Quốc Việt và Nguyễn Văn Cừ đă ủng hộ những đề xướng của QTCS. Họ bảo rằng họ đă không nhận được bức thư gửi ngày 26 tháng 7 1936 về những phương pháp tổ chức mới và Hà Huy Tập đă giải thích sai lệch những chính sách của QTCS trước Hội Nghị Uỷ Ban Trung Ương tháng 3 1937. Phùng Chí Kiên đă đại diện cho Ban Chỉ Huy Hải Ngoại tại Hội Nghị tháng 8. Sự có mặt của thành viên cộng sản Pháp là Maurice Honel tại Sài G̣n vào lúc ấy dường như đă có vai tṛ quan trọng trong việc phủ quyết những chống đối của Hà Huy Tập đối với đường lối mới của QTCS. Bức thư của F.L. nói rằng Honel đă phê b́nh ʺchủ nghĩa bè pháiʺ của Tập, và rằng ông đă khuyến khích bà viết thư cho QTCS để giải thích rơ ràng những ǵ đă xảy ra trong nội bộ ĐCS Đông Dương.
Thật khó mà t́m hiểu được nguyên do của sự căi vả bất đồng qua những ngôn ngữ chính trị được sử dụng bởi những học viên của QTCS ‐ trên bề mặt th́ có vẻ như không mấy trầm trọng. Tranh chấp cá nhân có thể là một phần nguyên nhân của sự căng thẳng này. [bức thư tháng 9 của F.L. không nhắc đến những bất đồng về chính sách đối với thành phần Trotskyist]. QTCS và Ban Chỉ Huy Hải Ngoại đă khuyến khích việc nhấn mạnh hơn nữa công tác tổ chức hợp pháp và tham gia mặt trận của những đảng phái không vô sản. (Dường như họ đă không có vấn đề ǵ về sự cần thiết cho những người lănh đạo đảng tiếp tục hoạt động bí mật). Một vấn đề gây tranh chấp là tính chất của công tác tổ chức thanh niên. Hà Huy Tập muốn biến Đoàn Thanh Niên Cộng Sản thành một Liên Đoàn Thanh Niên Phản Đế bất hợp pháp để đào tạo thành viên cho công tác thanh niên. Tám đảng viên trong tham gia Hội Nghị đă ủng hộ quan điểm này trong khi 5 người c̣n lại ủng hộ việc biến Đoàn Thanh Niên Cộng Sản thành tổ chức quần chúng hợp pháp. Trong trường hợp thứ hai này, những thành viên ưu tú nhất sẽ được kết nạp vào đảng và cùng lúc ấy tạo thành lực lượng ṇng cốt cho những tổ chức thanh niên. Sự bàn căi về phương pháp tổ chức đă phản ánh mối căng thẳng đang tiếp tục hiện hữu bên trong phong trào cộng sản, đă từng xuất hiện vào thời kỳ 1928‐9 khi phong trào sùng bái việc vô sản hoá bắt đầu.
Quyết định cuối cùng trong công tác tổ chức thanh niên đă được dành cho QTCS giải quyết. Ngoài điều này ra, F.L. cho rằng hội nghị tháng 8‐9 đă thành công trong việc hợp nhất đảng và đấu tranh chống lại ʺchủ nghĩa bè pháiʺ. Hà Huy Tập nhanh chóng phản ứng đối với những quyết định của Hội Nghị, ta có thể biết được qua một bức thư mà Sở Liêm Phóng đă theo dơi. Vào ngày 7 tháng 9 1937 Tập thông báo cho những cộng tác viên của tờ báo LʹAvant‐Garde (Tiền Phong ‐ ND) rằng từ nay trở đi, mọi văn bản bằng tiếng Pháp và Quốc Ngữ phải qua sự kiểm duyệt của đảng. (Tờ LʹAvant‐Garde do ĐCS Đông Dương thành lập sau khi tách ra khỏi nhóm La Lutte vào tháng 5 1937. Vào thời gian này nó đă được đổi thành một tên khác bao gồm hơn là Le Peuple. Vào tháng 3 sau, một học viên từ Đại Học Stalin là Trần Văn Kiệt, c̣n có tên là Remy, đă quay về từ Pháp nắm quyền lănh đạo tờ báo và bắt đầu phiên bản tiếng Việt có tên là Dân Chúng [7]). Tất cả các bài viết cho tờ Le Peuple phải được viết trước từ một đến hai ngày. Theo giải thích của Tập là tờ Lʹavant‐Garde đă xuất bản một số bài viết mà ʺchủ trương cực tả đă là nguyên nhân của những đàn áp.ʺ Ông cảnh báo giới báo chí tại Bắc Kỳ cũng đă tường thuật sai lệch chính sách của đảng: ʺNhững hành động này sẽ ngăn cản những hoạt động hợp pháp của chúng ta hoặc làm cho những tổ chức mà chúng ta có thể liên minh quay lại chống đối chúng taʺ[8].
Một bản tóm tắt bằng tiếng Pháp của những nghị quyết được thông qua bởi Hội Nghị Xứ Uỷ Nam Kỳ cho biết thêm vài thông tin về sự thay đổi chính sách đă được quyết định vào tháng 9 1937. Được tổ chức từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 1937, hội nghị này đă tuyên bố rằng những tuyên truyền viên của đảng đă chiếm quyền lănh đạo quần chúng với ʺnhững nghị luận trí thứcʺ của họ. ʺNhững mục tiêu kích độngʺ của họ hoặc là ʺhăm doạ ʺgiới quần chúng lạc hậuʺ hoặc tạo ra sự đồng cảm trong những thành phần tôn giáo, hoặc thổi phồng tính tự măn của tầng lớp phú nôngʺ. Nhưng đường lối của đảng là ʺdùng mọi biện pháp để kết nạp những thành phần này vào những tổ chức quần chúng (những hội bằng hữu, hội tương tế, vân vân)ʺ [9]. Trong tương lai thành phần phú nông sẽ bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. ʺNhưng nếu những ai hy sinh quyền lợi của ḿnh để xin được tham gia vào các tổ chức của chúng ta, chúng ta nên mở rộng cửa đón họ để họ không thất vọng, từ đó đẩy họ vào ṿng tay của những kẻ cách tân, phản động và những kẻ Trotskyistʺ [10].
Ngay sau hội nghị Uỷ Ban Trung Ương, Lê Hồng Phong vào Sài G̣n, một phần để thiết lập liên lạc với Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc qua ngỏ đảng uỷ Sài G̣n. [11] Vào hạ tuần tháng 3 1938, khi ĐCS Đông Dương tổ chức Hội Nghị Trung Ương lần thứ 3 tại Bà Điểm, Gia Định với bảy thành viên tham dự, Hà Huy Tập bị mất chức Tổng Bí Thư. [Ông bị bắt vào tháng 5 và bị trục xuất về Hà Tĩnh và bị quản thúc tại gia.] Nguyễn Văn Cừ, một môn đồ trẻ của Ngô Gia Tự, người tỉnh Bắc Ninh và là một tù chính trị được ân xá từ Côn Đảo, trở thành Tổng Bí Thư. Một Ban Bí Thư mới của Uỷ Ban Thường Vụ được thành lập bao gồm Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ và, như trong ghi chú của Sở Liêm Phóng, ʺmột người trở về từ Trung Quốcʺ. Thành viên sau cùng này rất có thể là Lê Hồng Phong, v́ Phùng Chí Kiên đă quay về lại Hồng Kông sau hội nghị tháng 9 1937. Uỷ Ban Thường Vụ bao gồm năm thành viên: Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Gia hoặc Anh Bảy từ miền Nam (chính là Vơ Văn Tần), Nguyễn Văn Trọng hoặc Nguyễn Chí Diểu, người vừa được phóng thích và đang xây dựng lại Xứ Uỷ Trung Kỳ, và lần nữa ʺngười trở về từ Trung Quốcʺ. Vào lúc này Nguyễn Thị Minh Khai được xác định là thành viên của Xứ Uỷ Nam Kỳ cũng như của Đảng Uỷ Sài G̣n. Bà cũng được giao nhiệm vụ đào tạo đảng viên. [12]
Chúng ta có thể giả định rằng vào lúc cuộc họp này xảy ra, đường lối của QTCS và những người ủng hộ nó đang bắt đầu có ảnh hưởng mạnh hơn đối với những cơ cấu của đảng tại Nam Kỳ. Trên thực tế bản tường tŕnh của Hội Nghị Uỷ Ban Trung Ương vào tháng 3 đă đề cập việc một số đảng viên ở phía nam đă bị khai trừ v́ đă ʺkhông hoạt độngʺ và một số khác đă tự ư rời bỏ hàng ngũ. Con số đảng viên tại Nam Kỳ vẫn giữ được ở mức 655 sau Hội Nghị lần 2 [13]. Nhưng việc Nguyễn Văn Cừ được đề cử làm Tổng Bí Thư cho thấy những người cộng sản được đào tạo tại Moscow đă phải thoả hiệp với cơ cấu của ĐCS Đông Dương trong nước, như Trần Phú và Hà Huy Tập đă làm trước đây. Với việc những tù nhân chính trị được phóng thích đang được đưa lại vào đảng, những thành viên cũ của Tân Việt có vẻ đă bắt đầu đóng vai tṛ quan trọng trong công tác lănh đạo. Những chuẩn bị cho hội nghị ngày 1 tháng 5 tại Sài G̣n cũng cho thấy rằng mặc dù ĐCS Đông Dương hiện thời đang cố gắng trở thành một thành viên đáng tin cậy của những đảng phái tư sản, họ vẫn tán đồng một sự hợp tác nào đó với thành phần Troskyist. Uỷ ban tổ chức của hội nghị này bao gồm một người của đảng Xă Hội Pháp, một người Trotskyist, và hai người ʺStalinistʺ. Nhưng Hà Huy Tập nhấn mạnh rằng truyền đơn thông báo cho cuộc họp này chỉ liệt kê thành phần ʺcông nhânʺ là người tổ chức. Theo Sở Liêm Phóng th́ ông sợ rằng nếu Việt Nam Quốc Dân Đảng biết được những người Trotskyist cũng tham gia, họ sẽ cắt đứt quan hệ với ĐCS Đông Dương [14].
Từ những báo cáo của ĐCS Đông Dương được soạn thảo vào cuối năm 1937 đến đầu năm 1938 ta có thể thấy được rằng mối quan hệ với QTCS và ĐCS Pháp đă bị giảm thiểu từ những ngày đầu của Mặt Trận B́nh Dân. Maurice Honel đă quay về Pháp vào năm 1937, hứa hẹn sẽ đưa vấn đề Đông Dương lên ĐCS Pháp. Nhưng đă không có tin tức ǵ của ông sau sáu tháng kể từ ngày ông trở về Pháp. Như trong bản tường tŕnh của Uỷ Ban Trung Ương gửi đến Moscow vào tháng 4 1938 đă nói rơ, việc thiếu hậu thuẫn từ ĐCS Pháp đă làm phai nhạt ảnh hưởng của ĐCS Đông Dương tại Nam Kỳ. Theo sau việc thành lập chính phủ Leon Blum, bản tường tŕnh cho biết, ĐCS Pháp đă ngừng quan tâm đến những vấn đề Đông Dương. Mặt khác, thành phần Trotskyist tại Pháp đă tấn công những chính sách thuộc địa của Mặt Trận B́nh Dân, việc này đă giúp những người Trotskyist tại Sài G̣n tăng thêm ảnh hưởng đối với quần chúng, đặc biệt là trong giới trí thức [15]. Những người Trotskyist cũng đă công khai hoá vai tṛ của ĐCS Pháp trong việc khai tử mặt trận La Lutte vào tháng 5‐6 1937 và đă phát hành những văn bản về những phiên toà độc diễn tại Moscow. [16] Dù thế Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Đông Dương vẫn tiếp tục giữ nguyên cam kết của ḿnh đối với quan điểm về một mặt trận chống phát xít và tiếp tục t́m cách giữ liên lạc thường xuyên với QTCS. (Dường như nó đă không hề hay biết ǵ về sự tàn phá mà quá tŕnh thanh trừng tại Moscow đă gây nên trong Đệ Tam Quốc Tế, và có thể đă không hay biết việc những lănh đạo của QTCS như Piatnitsky và Mif đă bị bắt giữ trong năm 1937). Trong bản báo cáo vào tháng 4 1938, những người cầm đầu ĐCS Đông Dương đă yêu cầu QTCS nên gửi những chỉ thị thường lệ về những vấn đề chính trị và tổ chức cũng như trợ giúp về tài chính. Ngoài việc xin gấp 5.000 đô-la cho việc ấn loát sách, họ c̣n yêu cầu gửi những cố vấn và ngân sách để mở một trung tâm đào tạo hợp pháp tại Trung Quốc, tương tự như những trung tâm đă có từ thời 1926‐7 [17]. Việc điều phối Hồ Chí Minh về lại châu Á vào mùa thu 1938 có thể là để đáp ứng yêu cầu trên.
Bookmarks