Giáo Sư Vĩnh Đào ra mắt tác phẩm ‘Một Lối Đi Riêng Vào Cơi Thơ’
Mar 20, 2020 cập nhật lần cuối Mar 20, 2020
Tác giả Vĩnh Đào kư sách lưu niệm. (H́nh: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
Nguyễn Việt Linh/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Buổi ra mắt sách “Một Lối Đi Riêng Vào Cơi Thơ” của Giáo Sư Vĩnh Đào từ Pháp sang, diễn ra vào chiều Chủ Nhật, 8 Tháng Ba, tại Viện Việt Học, Westminster, với sự tham dự của đồng hương yêu thơ và các anh chị em từng sinh hoạt hướng đạo với tác giả.
Quyển sách dày 234 trang, ghi lại 27 bài thơ hay, với những phân tích và nhận xét tinh tế, nhưng nếu có trong tay để thưởng thức th́ sẽ thú vị hơn.
“Thơ là một h́nh thức văn chương rất hấp dẫn. Thưởng thức được một bài thơ hay đem lại một niềm vui thanh thoát nhẹ nhàng, và cùng lúc thật sâu sắc. Mọi người đều biết và thuộc một số thi phẩm được công nhận như những viên ngọc quư trong kho tàng văn chương chung của thế giới,” Giáo Sư Vĩnh Đào, tác giả, phát biểu.
Bằng giọng trầm và điềm đạm, vị giáo sư đưa người nghe đi t́m định nghĩa “thơ là ǵ?”
“Cho đến thế kỷ 19, tại phương Đông, và ngay cả phương Tây, người ta nghĩ đơn giản là những ǵ viết có vần có điệu là thơ, c̣n không th́ là văn xuôi. Chúng ta phải nh́n nhận rằng không phải cứ viết những câu lục bát theo thể thức quy định, có vần, có điệu, hoặc những câu dài ngắn, xuống hàng tùy thích theo thể ‘thơ tự do,’ là có thể được gọi là ‘làm thơ,’” ông nói tiếp.
Giáo Sư Vĩnh Đào (thứ ba, trái) chụp h́nh lưu niệm với ban tổ chức. (H́nh: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
Tác giả tập thơ cho biết từ điển Pháp cho đến thế kỷ 19 định nghĩa thơ là nghệ thuật sáng tác những câu văn. Nhưng người ta nhanh chóng thấy rằng định nghĩa này rất thiếu sót. Mỗi người đều có dịp thấy những câu văn vẫn lủng củng, tầm thường, không gây một ấn tượng ǵ nơi người đọc, và mới đọc qua là đă quên mất đoạn văn đó. Vậy có thể được gọi là thơ không?
“Điều quan trọng là một sáng tác rất xứng đáng được gọi là thơ th́ chất thơ phải được t́m thấy trong bản văn, ngay cả trong những sáng tác bằng văn xuôi. Vậy cái ǵ quyết định chất thơ của một bản văn điều này là đề tài của rất nhiều lư luận, tranh căi tại mọi nơi trên thế giới?” ông nói.
Tác giả cho rằng: “Có những định nghĩa hết sức dài ḍng, ôm đồm rất nhiều điều, dựa trên những lư thuyết vượt quá khả năng tiếp thu của độc giả b́nh thường. Không có được định nghĩa để hướng dẫn khi muốn đánh giá một bài thơ, ta đành buông xuôi sao.”
Ông khuyên: “Nếu kiên nhẫn một chút, t́m ṭi trong các công tŕnh nghiên cứu về lư luận, trong các ư kiến về quan điểm sáng tác của chính các nhà thơ, và số này cũng không hiếm, chúng ta cũng có thể t́m ra được một công thức không quá dài ḍng, rắc rối, khả dĩ có thể dùng như một kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta trong cuộc khám phá vườn thơ, đúng hơn là một cơi thơ rất rộng, đa dạng và nhiều màu sắc, luôn luôn dành cho người thưởng ngoạn những bất ngờ thú vị.”
“Bài thơ ‘Qua Đèo Ngang’ của Bà Huyện Thanh Quan chính là bước đầu tiên của riêng tôi trong hành tŕnh đi vào cơi thơ, v́ đó là bài thơ đầu tiên tôi thuộc nằm ḷng từ khi mới có 4, 5 tuổi, lúc c̣n chưa biết đọc, biết viết, và chưa đến trường. Bài ‘Qua Đèo Ngang’ là một khám phá liên tục, không bao giờ dứt và vẫn c̣n đem lại những rung động không bao giờ cạn,” giáo sư nói.
Giáo Sư Đàm Trung Pháp (phải) và Trưởng Lê Anh Dũng (giữa) chúc tác giả về Pháp b́nh an. (H́nh: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
Trước đó, trong phần giới thiệu tác phẩm “Một Lối Đi Riêng Vào Cơi Thơ” của Giáo Sư Vĩnh Đào, ông Lê Anh Dũng, một Trưởng Hướng Đạo, nhận xét: “Thật ra với 27 bài viết trong một lối đi riêng và những bài giảng văn giống như hồi trung học chúng ta thường phải cày sâu cuốc bẫm, phân tích từng câu từng chữ trong một bài thơ! Trong lời nói đầu tác giả đă gửi cho ta gần hơn là một bài văn rất ngắn chứa hết những ǵ tác giả muốn diễn tả.”
“Trong trang cuối tâm t́nh với độc giả, tác giả nhẹ nhàng đưa ta vào đúng lối đi riêng và cơi thơ về những phân tích sâu rộng chính xác. Đây mới là phần tâm t́nh tác giả muốn trao gửi cho chúng ta,” ông Dũng nói.
“Hai mươi bảy bài giảng văn tiêu biểu trong ‘một lối đi riêng’ và coi như giao cây bút xuất thần Vĩnh Đào cũng đưa ta vào t́m ṭi rất lạ trong rừng văn học Việt rất uyên bác, rất giản dị nhưng đ̣i hỏi cái Tâm trong sáng mới có thể Ngộ được ‘Rừng Văn, Biển Thơ’ của văn học Việt Nam vậy,” vị Trưởng Hướng Đạo nhận xét.
Đại diện Viện Việt Học, Giáo Sư Đàm Trung Pháp nhận xét một cách tóm tắt rằng “Một Lối Đi Riêng Vào Cơi Thơ” là một tác phẩm giá trị mà người yêu thơ sẽ t́m được nhiều nguồn cảm hứng đầy sáng tạo.
Sau phần trao đổi ư kiến, tiết mục cuối của buổi ra mắt sách là chương tŕnh văn nghệ phụ diễn.
Mở đầu là ngâm thơ “Đôi Mắt Người Sơn Tây” với giọng trầm hùng của nghệ sĩ Hà Phương, đan quyện với tiếng sáo réo rắt của Trưởng Lê Đức Phẩm. Ca sĩ Giáng Tuyết tiếp theo với bài “C̣n Chút Ǵ Để Nhớ.” Kế đến là ca khúc “Bên Kia Sông” do ca sĩ Tường Vy và Nguyên Dũng song ca. Sau cùng là ban tam ca, với các ca sĩ Tường Vy, Giáng Tuyết và Nguyên Dũng, tŕnh bày bản “Về Đây Nghe Em,” như mời gọi ai đó về với “lối đi riêng vào cơi thơ.”
Về phía người tham dự, cảm tưởng chung là vui và có thể học hỏi thêm qua tác phẩm vừa được ra mắt.
Ông Vincent Huỳnh, cư dân Lake Forest và vợ là Trưởng Đào Diệp Hương của Liên Đoàn Hướng Đạo Bạch Đằng Giang, tâm sự: “Không hiểu sao, tác giả phân tích làm tôi nhớ thật nhiều về quê hương, tổ quốc. Thường th́ bận với cuộc sống nhưng hôm nayto6i mới thật sự hướng ḷng về quê và muốn khóc!”
Ban tam ca, từ trái, gồm các ca sĩ Giáng Tuyết, Tường Vy và Nguyên Dũng tŕnh diễn bản “Về Đây Nghe Em.” (H́nh: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
Cô giáo LyLy Trần chia sẻ: “Tham dự hôm nay tôi thấy được có nhiều cách để cảm nhận và thưởng thức thơ, nhờ vào sự phân tích tỉ mỉ và khoa học của Giáo Sư Vĩnh Đào.”
Cô Kim Ngân, giám đốc điều hành Viện Việt Học, Trưởng Phạm Đỗ Thiên Hương của Liên Đoàn Hướng Việt, và Trưởng Hà Gia Ḥa của Liên Đoàn Bạch Đằng Giang cùng tâm đắc, đồng ư là hy vọng học hỏi được thêm nhiều về thơ qua “Một Lối Đi Riêng Vào Cơi Thơ.”
Giáo Sư Vĩnh Đào sinh tại Huế nhưng bắt đầu theo học chương tŕnh Pháp từ bậc tiểu học và trung học tại trường Jean-Jacques-Rousseau tại Sài G̣n. Ông học Đại Học Văn Khoa Sài G̣n, tốt nghiệp Cao Học Văn Chương Pháp. Ông từng dạy học và giữ nhiều chức vụ về tài chánh và ngân hàng tại Việt Nam và Pháp cho đến ngày hồi hưu năm 2008.
Sau Tháng Tư, 1975, ông bị đi tù Cộng Sản một thời gian rồi do sự can thiệp của ṭa đại sứ Pháp, ông cùng gia đ́nh sang định cư tại Pháp từ năm 1983.
Ông theo học chứng chỉ Dự Bị Tiến Sĩ tại Viện Đại Học Paris IV-Sorbonne năm 1985, rồi soạn luận án tiến sĩ về Văn Học Pháp Thế Kỷ 20, và tŕnh luận án về nhà văn André Malraux vào năm 1989.
Với nhiều thành tích hoạt động xă hội và sinh hoạt hướng đạo từ năm 12 tuổi, ông từng giữ nhiều chức vụ lănh đạo quan trọng trong Hướng Đạo Việt Nam.
Tập hồi kư “Hoa Huệ Bên Hồ Leman” xuất bản năm 2011, thuật lại những biến chuyển trong phong trào Hướng Đạo Việt Nam tại hải ngoại và những liên lạc với Tổ Chức Hướng Đạo Thế Giới trong thời gian 25 năm, từ 1985 đến 2010.
Mua sách, xin liên lạc email: vinhdao.2006@gmail.c om. (Nguyễn Việt Linh)
—–
Liên lạc tác giả: linhnguyen@nguoi-viet.com
Bookmarks