Page 7 of 8 FirstFirst ... 345678 LastLast
Results 61 to 70 of 80

Thread: Bành Trướng Bá quyền Bắc Kinh và Việt Nam

  1. #61
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phác lại sử Tàu
    Hàn Lệ Nhân (Danlambao)
    P3



    Về tư tưởng Mao Trạch Đông, có ‘tiểu sử’ này:

    ["Trong báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh có câu: Về lư luận, đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tiếp theo đó nói: lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.

    Sau đại hội, báo cáo chính trị này đă được in lại coi như đă được đại hội 2 thông qua, vẫn c̣n có ‘tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo đảng ta’. Nhưng theo tài liệu mới in gần đây th́ tư tưởng ấy trốn mất nên tôi (Nguyễn Văn Trấn) không biên ghi cho thật chính xác... Hôm đó, là tổ trưởng, tôi làm nhiệm vụ phản ánh trực tiếp. Một ḿnh bác Hồ, một ḿnh tôi. Tôi báo cáo t́nh h́nh, anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo đảng ta. Hồ Chí Minh nhắm hí mắt như Staline khi gặp ấn đề khó nghĩ, và t́m chữ.

    Tôi thưa tiếp:

    Có đồng chí c̣n nói: hay là ta viết ‘tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh’ có phải hay không!

    Câu nói của tôi làm cho mắt ông già rạng lên theo lời đáp cấp kỳ:

    - Không, tôi (HCM) không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin! Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói "lạt mềm buộc chặt", đó là phương pháp cột cái ǵ đó của tôi. Mà cho đến phương pháp như vậy th́ cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng (của Mác). Chớ c̣n tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và xă hội con người, th́ tôi là học tṛ của Mác, Ăngghen, Lênin, chớ làm ǵ tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác". "Nếu người cai trị ngày nay mà đọc (tôi chép ra cho đó), th́ hẳn phải thấy ông Hồ Chí Minh đă nói ngắn ngủi và rất trong sáng, rất tinh khiết cái luân thường của bổn phận. Mà người cai trị bây giờ phải nghe theo đó mà làm. Chớ thuê người viết Tư tưởng Hồ Chí Minh th́ chẳng đi tới đâu, đâu!] (Nguyễn Văn Trấn, sđd, trang 150-152, 345).

    Vậy mà ‘lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh’ vẫn phôi thai xuất hiện năm 1992. Đến năm 2008 th́ "tư tưởng HCM là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam"!



    Sao lănh đạo Việt Nam khinh đồng bào Việt Nam đến thế!

    Thủ đoạn xâm lược của các triều đế quốc Hoa Hạ, xưa và nay

    -1) ["Di dân lấn đất, quấy rối biên cương:

    Thủ đoạn này đă trở thành ‘quốc sách’ trong suốt chiều dài lịch sử của các đế quốc Hoa Hạ. Nếu nh́n lại các triều đại từ Tần, Hán, Đường đến Nguyên, Minh, Thanh ta thấy các đế quốc Hoa Hạ thường xuyên dùng chính sách di dân lấn đất, quấy rối biên cương, đặc biệt là di dân lấn đất. Chính sách này là thủ đoạn hàng đầu, hết sức nham hiểm, phục vụ đắc lực cho mục đích thôn tính, đồng hóa các dân tộc nhỏ yếu xung quanh.

    Di dân lấn đất được chúng tiến hành cả trước và sau khi phát động chiến tranh xâm lược. Ví dụ khi đế quốc Tần phát động chiến tranh xâm lược phương Nam (214 TCN), Tần Thủy Hoàng đưa năm mươi vạn dân xuống vùng Ngũ Lĩnh, cho ở lẫn với người Việt. Khi đánh người Hung Nô, Tần Thủy Hoàng di ba mươi vạn dân, bắt họ phải ngụ cư hẳn ở vùng biên giới phía bắc.

    Thi hành chính sách này, đế quốc Hoa Hạ nhằm biến số dân đó thành những công cụ giữ đất, khai thác tài nguyên và đồng hóa dân tộc bản địa.

    Thời Hán, để tăng cường lực lượng phía bắc, chuẩn bị chiến tranh lâu dài với người Hung Nô, Hán Vũ Đế đă di hơn bảy mươi vạn người Hán tới dọc biên giới. Chúng lập đồn điền, mở băi chăn nuôi trên thảo nguyên. Ở đó được tổ chức ra những đơn vị ‘dân binh’ có vũ trang. Đồng thời quân đội cũng được đưa tới làm lính thú xây dựng đồn điền, thực hiện ‘ngụ binh ư nông’ (8).

    Với lực lượng ấy, chúng luôn luôn tạo ra những chuyện náo động ở biên giới, như lấn chiếm dần đất đai, vượt sang lănh thổ bên kia bắt người, cướp trâu ḅ, gia súc, phá hoại mùa màng, phá hoại chăn nuôi, gây rối loạn cuộc sống yên ổn của đối phương, làm cho đối phương phải tập trung sức lực đối phó, hao người tốn của, đ́nh đốn sản xuất, dẫn tới suy yếu. Sau đó đế quốc Hoa Hạ mượn cớ ‘an biên’ (làm yên biên giới) đem quân đánh chiếm."]

    -2) ["Lôi kéo, chia rẽ các nước, mượn tay nước này đánh nước khác:

    Đây là một thủ đoạn truyền thống của đế quốc Hoa Hạ mà chúng ta có thể t́m thấy nhiều ví dụ điển h́nh trong lịch sử, như câu chuyện ‘hợp tung, liên hoành’ thời Chiến quốc (9). Từ thời Hán trở đi, thủ đoạn đó đă trở thành một quốc sách.

    Các nhà tư tưởng chiến lược của chủ nghĩa bành trướng đế quốc Hoa Hạ thời Hán từng tính toán nham hiểm và đề ra chủ trương sau:

    a) Nếu Hoa Hạ và nước đối thủ sức lực ngang nhau, hai bên không thể thắng nổi nhau th́ Hoa Hạ sẽ liên kết với bên ngoài để cùng chống nước kia.

    b) Không làm mệt hại quân của Hoa Hạ, mà phải làm cho các nước nhỏ đồng loại kia tự đánh giết, tàn hại lẫn nhau... đến người cuối cùng!

    Chủ trương này được khái quát thành phương châm chỉ đạo: ‘Hợp tiểu di công đại, địch quốc chi h́nh dă; dĩ Man Di công Man Di, Hoa Hạ chi h́nh dă’ (Hán Thư, Giả Nghị truyện), nghĩa là: Liên kết các nước nhỏ lại để đánh nước lớn là h́nh thế của nước địch; dùng Man Di đánh Man Di là h́nh thế của Hoa Hạ.

    Đế quốc Hoa Hạ từ Hán, Đường tới Tống, Minh, Thanh, thời nào cũng sử dụng thủ đoạn này: đối với người Hung Nô, đối với các vùng Tây Vực thời Hán, đối với Việt Nam, Chiêm Thành, Lào thời Tống, Minh...

    Ví dụ thời Hán, để bao vây, cô lập Hung Nô, Hán Vũ Đế dùng kế hoạch: phía tây t́m cách chặt đứt quan hệ giữa Hung Nô với các dân tộc Khương ở Thanh Hải, phía đông chặt đứt quan hệ giữa tộc Ổi với Hung Nô. Mặt khác, sai sứ thần đến các nước ở Tây Vực lôi kéo, dụ dỗ họ đánh Hung Nô... Thời Tống, trong chiến lược thôn tính nước ta (lúc đó là Đại Việt), nhà Tống cũng dùng thủ đoạn ‘liên minh ngoại viện’ xúi dục Chiêm Thành, Chân Lạp gây chiến với Việt Nam. Vua Tống xuống chiếu nói rằng «Chiêm Thành, Chân Lạp vốn là tử thù của Việt Nam, vậy sai Hứa Ngạn Tiên và Lưu Sơ, mộ dăm ba người buôn bể, đi dụ các quốc trưởng nước ấy cùng dự vào việc đánh Việt Nam. Khi nào b́nh định xong sẽ có thưởng» (Tục tư trị thông giám trường biên).

    Nh́n vào đường lối đối ngoại của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh ngày nay, ta thấy, để thực hiện chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn của ḿnh, họ lại tái diễn thủ đoạn truyền thống đó. Họ lôi kéo, xúi dục, mua chuộc, gây sức ép với nhiều nước, buộc các nước này đi theo đường lối chính trị của họ"].

    (Tiết này tôi ứng tác cũng từ bài của Tạ Ngọc Liễn, xem chú thích số 7)

    Năm 1979, họ dùng bọn Polpot – Ieng Sary (Khờ-Me đỏ, anh-em-xnch-Campuchia) biến Campuchia thành tên lính xung kích chống phá phía tây nam Việt Nam. Cùng lúc, ở phía bắc, họ xua quân qua 6 tỉnh biên giới, "tiến sâu vào Việt Nam 40 kilômét" để vừa ‘đánh trả để thu hồi lănh thổ’, vừa ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Kết cuộc, Việt Nam (triều Lê Duẩn) diệt được Khờ-Me đỏ, ở lại ‘chăm sóc’ nhân dân Campuchia đến năm 1989 mới rút về. Bắc Kinh (triều Đặng Tiểu B́nh) rút quân về, NHƯNG không quên ["di chuyển nhiều cột mốc vào sâu lănh thổ Việt Nam: ở tỉnh Lạng Sơn 6 cột mốc, ở tỉnh Hoàng Liên Sơn 10 cột mốc, ở tỉnh Hà Tuyên 10 cột mốc. Ở những nơi đó, lính Tàu đào hầm hào, xây dựng công sự, lô cốt kiên cố, nhằm chiếm đóng lâu dài. Đại diện lâm thời của chúng ở Hà Nội là Lỗ Minh ngang ngược tuyên bố những điểm chúng chiếm đóng đó đều là lănh thổ của nước Tàu (?)"] (10). Tuy đă phải rút lui "nhưng vô vàn tội ác trời không dung đất không tha của chúng sẽ để lại những vết nhơ muôn ngàn đời không rửa sạch trên bộ mặt hiếu chiến ghê tởm của bọn phản động đầu sỏ đang ngự trị trong lâu đài Trung Nam Hải ở Bắc Kinh" (11).


    *

    Thay lời kết:

    Không cần tính đến cái Công Hàm 1958 éo le của Phạm Văn Đồng, nội từ Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 (triều Nguyễn Văn Linh), năm 1991 (triều Lê Khả Phiêu) có hậu quả như thế nào đến cuối năm 2012 này, Việt Nam XHCN, trên mặt ‘chính thức’, đă dâng thêm vào tay người ‘anh em xhcn đời đời hữu nghị bá quyền nước lớn xâm lược’ những ǵ là điều bất cứ công dân Internet nào cũng có thể tính đếm được, nên tôi chịu dại tránh ghi ra đây, v́ chỉ tổ nát ḷng một lần nữa. Ở đây tôi chỉ ôn lại:

    1) Thủ đoạn cổ truyền của họ: "Mua chuộc, hối lộ các phần tử phản bội dân tộc làm công cụ cho chính sách bành trướng của ḿnh..." (7) v́ "thế lực phản bội xưa nay thường đầu hàng hoặc trở thành đồng minh của chủ nghĩa đế quốc" (8).

    * ["Hắn tên là Ḥa Thân. Gần như vô học v́ lăn lộn từ nhỏ nhưng thông minh, khôn khéo, mưu mô hay chỉ điểm, được ḷng Càn Long mà liên tiếp bẫy được mọi chức vụ lớn trong triều, nên triều thần ai cũng sợ hắn, sợ đến nỗi không dám gọi thẳng tục danh của hắn. Bọn tay chân của hắn ở triều đ́nh và khắp các quận huyện mua quan bán chức, thông đồng với ‘ngoại di’ cướp cạn đất đai, ruộng vườn của dân đen, đem về chia cho hắn. Hắn xây cất tộc miếu nguy nga ngang ngửa lăng tiên đế, dinh thự cao đẹp hơn cung chúa, chứa nhiều bảo vật hơn kho của vua nữa.

    Càn Long vừa nằm xuống, chưa kịp chôn th́ Gia Khánh kế vị, bắt giam hắn liền, tịch thu tài sản, xử hắn tội giảo (thắt cổ). Hắn chỉ khai một phần gia sản (67 triệu lạng bạc, 27.000 lạng vàng, 456 hồng ngọc, 113 lam ngọc, 56 chuỗi ngọc trai (thực ra là 200). Bị tra tấn hắn mới khai chỗ chôn giấu, cuối cùng gia sản hắn là 900 triệu lạng bạc, ấy là chưa kể 23 tiệm cầm đồ và 13 tiệm bán đồ cổ để cha mẹ, anh em, con cháu hắn đứng tên». Hắn đa tài thật là không tưởng tượng nổi.

    Sự thối nát, tham nhũng của quan lại nhà Thanh đạt đến kỷ lục, nó đánh dấu sự suy sụp sắp tới của chế độ"] (Mượn ư Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 480).

    Nhờ được giáo huấn kỹ rằng "Gia hữu thiên khoảnh lương điền, chỉ thụy ngũ xích cao sàng / Dù có ngàn khoảnh ruộng tốt, cũng chỉ ngủ trên chiếc giường năm thước (1 thước Tàu = khoảng 40cm x 5 => khoảng 200cm)", nên lănh đạo Việt Nam không thể nào có được một người đa tài như hắn v́ gồm toàn "những người cộng sản cao quư ở chỗ suốt đời tuyết sạch, giá trong..., không tranh giành địa vị, quyền lợi, không xâm phạm lợi ích của nhân dân" (8)! May thật! Nhưng "những người cộng sản cao quư..." đó là ai, tên chi? Chứ tôi thấy ông Thái sử cộng sản ‘phản động’ Nguyễn Văn Trấn ghi rằng "đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người"!

    Xa xưa, v́ ngây thơ Mỵ Châu cả tin chồng là Trọng Thủy mà nước Âu Lạc bị diệt vong. Ngày nay, cơ đồ Việt Nam dưới thể chế dân chủ tập trung, trách nhiệm tập thể nên hầu như luôn luôn có đến mười bốn ‘Mỵ Châu’, vậy mai đây lỡ khi thảm họa vong quốc xảy ra th́ nhân dân làm sao biết được đấy là do đứa ‘Mỵ Châu’ nào đă "trái tim lầm chỗ để trên đầu / nỏ thần cố ư trao tay giặc / nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu!" (Tố Hữu: Tâm sự); đứa ‘Mỵ Châu’ nào đă ‘cơng rắn cắn gà nhà’ (CTN Trương Tấn Sang); hoặc chẳng lẽ cả bộ sậu mười bốn đứa ‘Mỵ Châu’ đều là "lũ bán nước lột da dân nước / tan mồ cha cũng rước voi giày / máu đào nhúng đỏ bàn tay / biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào!" (Tố Hữu: 30 năm đời ta có đảng).

    2) Vài câu ‘danh ngôn Hoa Hạ’ đương đại:

    - [“Các nước đế quốc, sau khi đánh bại ‘Trung Quốc’ (ư nói Thanh đ́nh), đă chiếm các nước phụ thuộc ‘Trung Quốc’: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Bu Tan, Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam...” (Hoàng đế Mao trạch Đông, 1939);

    - “Nước chúng tôi th́ lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Châu Á.” (Thừa tướng Chu Ân Lai, 09/1963);

    - “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta. (Hoàng đế Mao Trạch Đông);

    - "Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp… Không thể chấp nhận rằng sau vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số 1 trên thế giới." (như trên, 1956);

    - "Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Ma Lay Xia và Sing Ga Po... Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây.»"(như trên, 08/1965).

    * Tiết 2 này tôi lược từ Tài liệu số 10.

    Trong thời là bán thuộc địa của Tây phương và Nhật Bản, ngoài những điều ước nhục nhă đă nêu, dân Tàu triều Măn Thanh c̣n phải hứng chịu, như:

    - Những nơi giết hại người ngoại quốc th́ phải đ́nh chỉ các khoa thi văn vỏ trong 5 năm;

    - Phái thân vương, đại thần qua Đức, Nhật tỏ ư hối tiếc;

    - Bọn ngoại quốc nói chung ["coi người ‘Trung Hoa’ không ra ǵ cả, hơi một chút là chất vấn chính phủ Bắc Kinh, đ̣i bồi thường và bắn xả vào dân bản xứ; tới nỗi trong một công viên ở Tô giới Thượng Hải, người Anh cắm một cái bảng: Cấm chó và người ‘Trung Hoa’ vào"...] (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 592).

    3) Vài thủ đoạn tàn độc mới Made in China: Thu mua móng ḅ, sừng trâu, rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, hạt chè, dứa / khóm xanh, sầu riêng xanh, gốc bắp / ngô, đỉa phơi khô v.v... Bạn đọc chỉ việc gơ t́m trong gu-gồ chấm com là thấy tức khắc, chứ t́m trong gu-gồ chấm Tiên Lăng th́ bó tay, rồi lại toáng lên rằng người viết viết sai sự thật, tạo chứng cớ giả cho các ‘thế lực thù địch lợi dụng quyền tự do dân chủ’ gây sứt mẻ t́nh hữu nghị ‘16 chữ vàng + 4 tốt’ mà người ta và hậu duệ đă dày công dưỡng bồi hơn nửa thế kỷ qua!

    Cũng như mọi người, tôi uất v́ không tài nào hiểu được lối đối ngoại nhũn nhược của đảng Cộng sản Việt Nam hùng-dũng-sang-trọng trước những bước lấn xâm lược tiệm tiến trắng trợn đất nước ta của tập đoàn Cộng sản Chai-Na và đặc biệt là cách xử sự sắt máu của họ đối với chính những con dân nước Việt đă thể hiện tinh thần yêu nước, nhiệt huyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống kẻ thù xâm lược truyền kiếp Bắc Kinh bằng con chữ hay xuống đường: "Chúng đ̣i làm chủ chúng ta mà chính chúng làm nô lệ cho ngoại nhân" (lời trong một bài hát của sinh viên thời cuối Thanh).

    * ["Tự do ngôn luận là phong vũ biểu dự báo nắng mưa giông băo đối với các nhân quyền và tự do dân chủ. Cái mà người ta nói trong đầu người ta, th́ đó là ư nghĩ. Không ai cấm ai suy nghĩ được. Cái mà người ta nói ra trên báo và trong các cuộc mít-tinh, cái đó mới là ngôn luận. Cái ngôn luận có thể bị cấm. Cho nên mới có cái đ̣i được nói: Đ̣i ngôn luận tự do!"] (14). Một suy nghĩ dẫu có hay ho cỡ nào mà không được ‘ngôn luận’ cũng chỉ là một suy nghĩ chết.

    Như đă nói ngay từ đầu, đây là bài ôn sử của cá nhân tôi nhưng tôi lại rất tâm đắc lời này của cụ Nguyễn Hiến Lê: "Chép sử th́ không ai có thể hoàn toàn khách quan được, chỉ có thể thành thực được thôi; (song), chỉ ghi lại những việc xảy ra, không t́m hiểu nguyên nhân, không khen không chê, th́ theo tôi, không phải là viết sử. Có những giá trị t́nh thần mà chúng ta phải tôn trọng, phải bênh vực; trái lại th́ phải chê. Có như vậy mới là thành thực với người đọc và với chính ḿnh." (Sđd, trang 565). Bởi thế, chấm hết bài Phác lại sử nước Tàu này, tôi uất ức cùng cực: ‘16 chữ vàng, 4 tốt’ xă hội chủ nghĩa ư? "Người ta có thể tự xưng Xă hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. Quần chúng và cuộc sống là người phán xét cuối cùng" (15). Và tôi có cảm giác: ‘đảng ta’ toàn những anh hùng, nước chưa ngập quá lưng th́ chưa chịu tập... nhảy"!

    Ôn sử nước Tàu như trên, song thâm tâm tôi không hề oán ghét chính quyền nước Tàu, xưa cũng như nay, bởi dù thế nào, họ cũng v́ mưu cầu hạnh phúc cho dân họ đến bất chấp thủ đoạn, "tham lam, mặt người dạ thú"; nhưng, công dân Hán nói chung có biết chăng là tí hạnh phúc của họ thường được đắp xây bằng vô vàn bất hạnh, bất công của dân tộc khác và xác chết của chính đồng hương họ? Khổng Tử dạy "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân / Điều ǵ ḿnh không muốn th́ đừng làm cho người khác" và "chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để lo chăm sóc bộ lông của ḿnh" (Karl Marx). Tôi quan niệm, Thà một lần đau khổ v́ sự thật cay đắng vẫn hơn là hạnh phúc trong dối trá ngọt bùi:

    Đế quốc Hoa Hạ xa xưa, nay là đế quốc CHND Chai-Na mênh mông là do ‘quốc sách’ xâm lăng, thôn tính, tiêu diệt, đồng hoá láng giềng mà thành, ấy thế trong cuốn Giấc mơ Tàu / The Chinese dream (kỳ 13, chương 4) tác giả Đại tá Lưu Minh Phúc vẫn nhơn nhơn vô sỉ gọi đó là Vương đạo, ông ta nói: "Tính cách Chai-Na là tính cách Vương đạo chứ không phải tính cách Bá đạo; Chai-Na dựng nước dựa vào Vương đạo chứ không phải nhờ vào Bá đạo. Vương đạo là tôn chỉ quốc gia, cũng là đạo đức quốc gia của Chai-Na"; "Một vạn năm nữa, chúng ta cũng không xâm lược kẻ khác" (16): – Đó là Bá đạo, thưa ông!

    C̣n cách đối ngoại nhục nhă của đảng Cộng sản Việt Nam trước kẻ thù truyền kiếp Chai-Na, ai nghĩ khác tùy ư, tôi cho đó là sách lược Vong quốc chi đạo, thưa quư vị. (16).
    Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi ư. Vậy, nếu bài ôn này có chút ǵ hợp với lăng kính bạn đọc nào đă chịu khó đọc kỹ vài lần, chắc chắn đó là do công của các bậc trưởng thượng; c̣n những ǵ khắc, đích thị là tội của riêng tôi: Bạn đă đọc kỹ chưa? Nếu rồi, xin tranh thủ làm người ném viên đá đầu tiên! Có điều, "đối thoại giữa chúng ta là lối đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhă"!


    Hàn Lệ Nhân
    danlambaovn.blogspot .com

    ____________________ ____________________ ___________

    Chú thích:

    (1) Văn tự (chữ viết) ngày nay ở nước Tàu đă được thống nhất từ thời Tần Thủy Hoàng, c̣n quốc ngữ (tiếng nói chung cho cả nước) được khởi xướng từ thời Tôn Văn sau Cách mạng Tân hợi 1911 - chọn thổ ngữ Bạch thoại miệt Bắc Kinh làm chuẩn, tiếp tục bởi Quốc Dân Đảng thời Tưởng Giới Thạch và kiện toàn từ 1949 thời Mao Trạch Đông với phép giản thể (ít nét). Đài Loan vẫn giữ phép viết phồn thể (nguyên thủy gồm nhiều nét).

    (2) Hàn Lệ Nhân: Văn hóa thi ca, văn hóa thi hót.

    (3) Tư Mă Thiên: Sử kư, bản dịch Nhữ Thành, trang 31 – Nxb Văn Hóa, HN 1988. Tài liệu số 1.

    (4) Hoàng Văn Chí: Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 7 - Nxb SudAsie Paris 1983. Tài liệu số 9.

    (5) Vũ Thế Phan: Giống nội, quả ngoại.

    (6) Có hai nhà Chu: Tây Chu và Đông Chu. Nhà Chu vốn là một chư hầu của nhà Thương (Ân), ở phía tây (tỉnh Thiểm Tây) nên bị nhà Thương gọi là Tây Di v́ họ không văn minh bằng Thương. Đến đời Chu B́nh Vương, dời đô qua Lạc Dương (Hà Nam ngày nay) ở phía đông, từ đó bắt đầu thời nh́ gọi là Đông Chu. Đời Đông Chu lại chia làm hai thời kỳ nữa: Xuân Thu (722-479) và Chiến Quốc (478-221). Chu Lễ là tên gọi khác của Kinh Lễ gồm những lễ nghĩa do đại công thần nhà Đông Chu tên Đán tức Chu Công biên soạn.

    (7) Phạm Văn Lan: Trung Quốc thông sử giản biên, trang 107 – Nxb Nhân dân, Bắc Kinh 1958, dẫn theo Nguyễn Tài Thư: Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn Trung Quốc, quá khứ và hiện tại (tập tài liệu Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn… trang 187-188. Tài liệu số 3).

    (8) Dẫn lại từ cuốn Nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam độc lập, tự do, ḥa b́nh, hữu nghị, trang 11 - Nxb Sự Thật, HN 10/1978).

    (9) Tạ Ngọc Liễn: ... Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc của bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh ngày nay (tập tài liệu Phê phán… như trên, trang 169-170).

    (10) Ngụ binh ư nông (gửi việc binh vào nghề nông): Thời b́nh, dân làm ruộng, khi có chiến tranh nông dân sẽ trở thành lực lượng quân đội. Đây là chính sách do Quản Trọng đề ra cách nay 2.500 năm. Ngày nay phải cập nhật thành ‘Ngụ binh ư công’: Công trường Bô-Xít của đồng chí thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên Tây nguyên ở nước ta là một ‘chủ trương lớn’ điển h́nh. Quản Trọng cũng là bố đẻ quốc sách ‘Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người...’

    (11) Thời Chiến Quốc, Tô Tần thuyết sáu nước Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở hợp sức đánh Tần nên gọi là Hợp tung. Tung nghĩa là chiều dọc. Ngược lại, Trương Nghi đề ra sách lược liên kết sáu nước phục vụ Tần nên gọi là Liên hoành. Hoành nghĩa là chiều ngang, như hoành phi: Biển có chữ Tàu lớn, treo ngang. Tung Hoành = Hoạt động một cách mạnh mẽ và ngang dọc theo ư muốn, không ǵ ngăn cản nổi. Đồng chí X mặc sức tung hoành trên chính trường Việt Nam XHCN; c̣n đồng chí Bú Lí nhà ta chỉ ‘Quan họ hoành hoành’ thôi.

    (12) Nguyễn Ngọc Minh: Bọn bành trướng và bá quyền nước lớn Trung Quốc phạm tội ác xâm lược... (tập tài liệu Phê phán... như trên, trang 124-146).

    (13) Phạm Như Cương: Bọn phản động Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc…(tập tài liệu Phê phán... như trên, trang 7).

    (14) Nguyễn Văn Trấn: Viết cho Mẹ và Quốc hội, trang 396 – Nxb Văn Nghệ, California, USA 1995.

    (15) Báo Nhân Dân ngày 5 tháng 8 năm 1978: Nguyện vọng thiết tha... sđd trang 52.

    (16) Vương đạo là chính sách của Khổng-Mạnh, lấy nhân nghĩa làm đầu; Bá đạo là chính sách Pháp gia, dùng vũ lực để giải quyết mọi sự việc; c̣n Vong quốc chi đạo là "chính sách của bọn cầm quyền phỉnh gạt dân để mưu cái tư lợi nhỏ mọn" (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 131).

    Tài liệu tham khảo và lược dẫn:

    1- Tư Mă Thiên: Sử kư, bản dịch Nhữ Thành – Nxb Văn Hóa, HN 1988.

    2- Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược – Nxb Tân Việt, SG 1958.

    3- Nhiều tác giả: Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh – Nxb Khoa Học Xă Hội, HN 1979.

    4- Nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam độc lập, tự do, ḥa b́nh, hữu nghị – Nxb Sự Thật, HN 10/1978). Sẽ scan và đưa lên mạng nay mai.

    5- Đào Duy Anh: Trung Hoa sử cương – Nxb Quan Hải Tùng Thư, Huế 1942.

    6- Phan Khoang: Trung Quốc sử lược – Nxb Ấn quán Hồng Phát, SG 1958.

    7- Will & Ariel Durant / Nguyễn Hiến Lê: Bài học của lịch sử – Nxb Lá Bối, SG 1973.

    8- Nguyễn Hiến Lê: Sử Trung Quốc (trọn bộ 3 cuốn in chung) – Nxb Tổng Hợp, SG 2006.
    * Lưu ư: Cuốn sách này là tác phẩm cuối đời của cụ Nguyễn Hiến Lê, khởi viết năm 1981, hoàn tất ngày 15 tháng 10 năm 1983 (xem chương Kết phần IV trang 776, đoạn 2), được xuất bản đến 700 (bảy trăm) bộ cho trên dưới 80 chục triệu dân số năm 2006! Cụ Nguyễn qua đời ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Sài G̣n, nhưng cuốn sử 809 trang khổ lớn này của cụ lại bị / được dứt ngang vào năm Mao Hoàng ‘băng hà’, 1976: Không có một chữ viết về cuộc chiến đẫm máu không có phe thua - chỉ có phe mất khối khối dặm đất, giữa Tàu cộng và Việt cộng đầu năm 1979. Bởi cụ đă không c̣n th́ làm sao – cương quyết nhưng nhă nhặn, lên tiếng cự nự tṛ rút ruột của Nxb Tổng Hợp - gồm toàn "những người cộng sản cao quư ở chỗ suốt đời tuyết sạch, giá trong"?
    9- Hoàng Văn Chí: Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Nxb SudAsie, Paris 1983.

    10- Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua – Nxb Sự Thật, 10/1979.

    11- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Nxb Sự Thật, HN 1979.

    12- Hoàng Lê & Khổng Doăn Hợi: Chủ nghĩa Mao không có Mao – Nxb Thông Tin Lư Luận, HN 1982.

    13- Trần Trọng Kim: Nho giáo (2 cuốn) – Nxb Trung Tâm Học Liệu, SG 1971.

    14- Đại Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso: Freedom in exile (Tự do trong lưu đày, bản dịch của Chân Văn & Chân Huyền) – Nxb Văn Nghệ, Westminster, USA 1992.

    15- Internet. Các bản đồ trong bài có ở đây.

  2. #62
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Không quên lợi ích quốc gia nhưng ư thức hệ cộng sản chi phối ứng xử với Trung Quốc



    Posted by basamnews on 01/01/2013

    “Trước đây tôi đă nói về vấn đề này và bây giờ vẫn nói rằng những cuộc biểu t́nh đó là không nên. Để đối phó 7với t́nh h́nh phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.”

    * Vậy yếu tố “ư thức hệ” có liên quan như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại giữa Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên biển?

    - Rơ ràng di sản quư báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ư thức hệ. Điểm tương đồng đó đă tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước …”

    “… những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lănh thổ cả. Người dân phải tin vào điều đó.”

    Tuổi trẻ
    Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc

    TT - “Ước mong của tôi có lẽ cũng nằm trong ước mong chung của mọi người Việt Nam, đó là sang năm 2013 đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm hơn và ḥa b́nh ở biển Đông”.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (thứ trưởng Bộ Quốc pḥng) tâm sự như trên trong cuộc tṛ chuyện trước thềm năm mới với Tuổi Trẻ.



    Một trật tự đa cực đang dần rơ nét

    * Trong cuộc tṛ chuyện với chúng tôi cách đây vừa tṛn một năm, khi nhận định về an ninh khu vực châu Á – Thái B́nh Dương nói chung và đặc biệt là Đông Nam Á, ông nói rằng nguy cơ lớn nhất chính là một cuộc chạy đua vũ trang mới, một cuộc chiến tranh lạnh mới và một chiến lược “ngoại giao pháo hạm” mới của các nước lớn khi triển khai sự can dự của họ. Trong năm qua đă có những diễn biến ǵ mới xung quanh vấn đề này?

    - Chúng ta đă và đang chứng kiến sự can dự một cách mạnh mẽ, khẩn trương và hết sức quyết liệt của các nước lớn vào khu vực, làm cho t́nh h́nh khu vực thay đổi rất nhanh chóng, không loại trừ sẽ có những thay đổi về chất so với trước đây.

    Trước hết là việc Mỹ tuyên bố tái cân bằng chiến lược, quay lại châu Á – Thái B́nh Dương. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đă tuyên bố từ nay đến năm 2020, lực lượng quân sự Mỹ sẽ chuyển dịch cán cân ở Thái B́nh Dương và Đại Tây Dương thành 60-40 thay v́ 50-50 hiện tại.

    Dù sự chuyển dịch đó chỉ là 10% nhưng có ư nghĩa rất lớn về mặt biểu tượng. Hoa Kỳ vẫn tự xem ḿnh là một quốc gia Thái B́nh Dương, và sự can dự của Mỹ vào đây là rất ồn ào, chúng ta hăy nhớ câu nói của Ngoại trưởng Hillary Clinton: “Trong thế kỷ 21 này, điều quan trọng là chúng ta phải khẳng định rất rơ chúng ta có mặt tại đây để ở lại đây”.

    Bên cạnh đó, đă xuất hiện cách tiếp cận mới của Trung Quốc. Trong diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào tuyên bố “xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc về biển”. Bối cảnh nêu trên không khỏi khiến các nước trong khu vực cảm nhận thấy có hai thế lực nổi lên trong khu vực và mỗi thế lực có hướng đi riêng. Có thể là những câu chuyện như đối đầu, xung đột, “hai phe” đang ở đâu đó rất xa xăm phía chân trời, nhưng về mặt chiến lược th́ sự cọ xát của các thế lực này cũng đă tạo ra năng lượng làm cho khu vực nóng lên.

    * Một số học giả quốc tế cho rằng cùng với vị trí siêu cường của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước này có “cơm lành canh ngọt” hay không sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Những nước trong khu vực, nhất là các nước đang có “vấn đề” với những cường quốc này, sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ông nghĩ sao về nhận định này?

    - Đúng thế, trên b́nh diện quốc tế hiện nay, chiến lược của hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia này đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc pḥng an ninh ở phạm vi toàn cầu, từng khu vực và đối với từng quốc gia.

    Đặc trưng của mối quan hệ giữa hai cường quốc này là vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hay nói nôm na là nước nào cũng muốn vượt nhau nhưng lại cần nhau, dù cạnh tranh gay gắt nhưng buộc phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ lợi ích với nhau để cùng tồn tại và vươn lên. Ví dụ như trong lĩnh vực kinh tế, dù muốn hay không Trung Quốc cũng buộc phải hợp tác với nền kinh tế cùng tiềm năng khoa học công nghệ hàng đầu thế giới là Mỹ, ngược lại, Mỹ cũng không thể bỏ qua một thị trường hơn 1,3 tỉ người với nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc…

    Nếu mối quan hệ vừa cạnh tranh vừa hợp tác này được tăng cường, đem lại lợi ích cho Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đem lại lợi ích chung cho tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần duy tŕ ḥa b́nh ổn định th́ chắc chắn sẽ được hoan nghênh. Tuy nhiên nếu mối quan hệ này phát triển theo hướng thỏa hiệp và nhằm can dự, xâm phạm, làm tổn hại đến lợi ích các quốc gia khác, gây mất ổn định cho khu vực th́ các nước xung quanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chắc chắn không thể hoan nghênh cách hành xử như vậy của các cường quốc.

    Trong bối cảnh t́nh h́nh hiện nay, với một trật tự đa cực đang dần rơ nét cùng quá tŕnh hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ, mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc buộc phải mang tính chất hợp tác theo hướng mở. Họ không thể chỉ tập trung vào lợi ích cục bộ của ḿnh hoặc một nhóm nhỏ vài đồng minh thân cận mà bỏ qua lợi ích của “phần c̣n lại”, lôi kéo các nước vào phe này hay phe kia, tạo nên tranh chấp, xung đột gây thiệt hại cho tất cả các bên.

    Quay lại với khu vực, rơ ràng tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng từ chính sách của hai cường quốc này cũng như mối quan hệ của họ với nhau. Tuy nhiên, dù là nước nhỏ nhưng không thể chỉ ngồi chờ các tác động tích cực của mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc để hưởng lợi, cũng không thể mặc nhiên chấp nhận các tác động tiêu cực từ mối quan hệ này mà không có phản ứng ǵ. Có hai yếu tố mà chúng ta cần kiên định để phản ứng một cách chủ động, tích cực – đó là đường lối độc lập tự chủ trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia trong khu vực hoặc ở phạm vi toàn cầu có cùng nhu cầu ổn định và phát triển, cùng phải ứng phó với các thách thức giống nhau. Nếu các nước nhỏ tạo nên được tiếng nói chung, thống nhất th́ các cường quốc có lớn mạnh đến đâu chăng nữa cũng không thể tự tung tự tác, không thể muốn làm ǵ th́ làm mà phải tính tới hai yếu tố này.

    * Với góc độ là một nhà nghiên cứu chiến lược, theo ông, sự can dự của các cường quốc bên ngoài vào khu vực sẽ tác động ra sao đối với các thành viên trong khu vực?

    - Sự can dự này sẽ có lợi cho các nước trong khu vực nếu nó được khống chế bởi ba yếu tố: thứ nhất, đó phải là sự can dự đem lại ḥa b́nh, ổn định và phát triển; thứ hai, phải tuân thủ luật pháp quốc tế; thứ ba – rất quan trọng – là những can dự đó phải được sự đồng thuận của những nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, một nước lớn nào đó có thể can dự vào chỗ này, chỗ kia bằng cách tiến hành một cuộc chiến tranh. Thời đại hiện nay khó có thể diễn ra khả năng đó. Lịch sử đă chứng minh cách can dự theo kiểu đó không sớm th́ muộn đều chuốc lấy thất bại.

    Mà can dự không chiến tranh nghĩa là phải bằng biện pháp ḥa b́nh và tuân thủ luật pháp quốc tế, phải có sự đồng thuận của người ta. Từ cách tiếp cận như vậy, chúng ta thấy rằng chính sự can dự của các nước lớn sẽ trở thành một xung lực làm cho khu vực này có giá trị hơn. Nói một cách nôm na là như một miếng đất đẹp, nhiều người ḍm ngó th́ đương nhiên sẽ có giá trị cao hơn. Một vấn đề nữa là khi không dùng vũ lực để can dự th́ sẽ tạo ra sự b́nh đẳng tương đối giữa nước lớn với nước nhỏ. Tiếng nói của nước nhỏ sẽ được quan tâm, v́ khi tham gia vào công việc quốc tế th́ nước lớn hay nước nhỏ cũng là một lá phiếu, tại các diễn đàn quốc tế cũng là một tiếng nói.

    Chúng ta đừng quên rằng các nước lớn can dự vào đây không phải bằng chính sách ngoại giao chung chung. Bao giờ cũng vậy, lợi ích kinh tế là động lực đầu tiên và cũng là mục đích sau cùng. Khi anh vào đây v́ lợi ích của ḿnh mà lại muốn có sự đồng thuận th́ nhất định phải chia sẻ lợi ích với các nước trong khu vực. Qua đó, các nước trong khu vực nếu tận dụng được cơ hội th́ sẽ có thêm nguồn lực để phát triển.

    * Thế c̣n những mặt bất lợi, nếu có?

    - Dù mục đích như nhau nhưng cách thức can dự của mỗi thế lực bên ngoài khu vực vào đây có những điểm khác nhau. Có nước chọn cách vào khu vực bằng “cửa trước”, có nước lại chọn đi “cửa sau”, bằng các biện pháp kinh tế, chính trị… và cả những biện pháp “phi truyền thống” mà bây giờ mới thấy. Bao giờ cũng vậy, một sân chơi chung khi bị ngoại lực tác động mà có thành viên nào đó chạy theo lợi ích cục bộ, ngắn hạn sẽ dẫn đến chia rẽ.

    Trong thực tế, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, vài năm gần đây đă có những tham vọng được bộc lộ, những tuyên bố và cả những hành động trên thực tế khiến các nước trong khu vực cảm thấy lo lắng. Có nước lo xa, có nước lo rất gần.

    Đơn cử như việc một số nước tuyên bố về chủ quyền, không hiểu họ dựa vào đâu, cơ sở pháp lư nào? Nay đưa ra bản đồ này đă rất tham vọng rồi, mai lại đưa ra bản đồ khác tham vọng hơn nữa th́ sao?

    Một vấn đề rất cụ thể là chủ quyền trên biển Đông không chỉ có những nước liên quan trực tiếp, mà cả cộng đồng thế giới đều không thể chấp nhận việc bất kỳ một quốc gia nào đó muốn độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành ao nhà của ḿnh.

    Trung Quốc cũng vậy, Mỹ cũng vậy, và bất kỳ nước nào khác với bất kỳ lư do ǵ cũng đều không thể chấp nhận. Chỉ trong vài năm qua, Hoa Kỳ bày tỏ tham vọng và trên thực tế họ đă can dự, đă hiện diện rất ồ ạt vào khu vực châu Á – Thái B́nh Dương (có thể thấy rơ nhất qua một số hiệp ước mà Mỹ đă kư với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines… gần đây). Như vậy ở đây ai là người đă cho Mỹ có một lư do để can dự vào khu vực? Và họ vào dễ dàng như thế, ít gặp phải sự phản đối hay quan ngại như thế? Chắc rằng mỗi chúng ta đều tự có câu trả lời.

    Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp ḥa b́nh và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng t́nh mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó. Tôi đă có lần nói với một quan chức quốc pḥng cao cấp của Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những ǵ đă nói th́ tôi hoan nghênh, c̣n nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”.

    Điều đáng lo ngại nhất là sự can dự và cạnh tranh của các cường quốc vào khu vực sẽ tạo nên xung đột buộc các nước bị cuốn vào hoặc bị ảnh hưởng. Nếu chưa đến mức xung đột th́ cũng đáng lo ngại không kém khi sự can dự đó khiến các thành viên trong khu vực bị buộc phải lựa chọn theo thế lực này hoặc thế lực kia, buộc phải lựa chọn “bên này hay bên kia”.

    Chúng ta nhất thiết phải chống lại các xu hướng đó, nhưng c̣n các nước khác th́ sao? Một vấn đề nữa là chúng ta hăy nh́n Bắc Phi và Trung Đông, sự biến động ở mỗi nước trước hết do những nguyên nhân bên trong, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự can dự của các nước lớn.

    * Trước sự can dự của các cường quốc vào khu vực, để thụ hưởng được những lợi ích và ngăn chặn mặt trái th́ phải làm ǵ?

    - Trước hết mỗi nước phải có được tinh thần độc lập, tự chủ không riêng trong vấn đề giữ chủ quyền mà c̣n về đường lối chính trị, về kinh tế, văn hóa… th́ mới làm chủ được vận mệnh và con đường phát triển của đất nước ḿnh.

    Thứ hai là mỗi quốc gia cần có đủ sức mạnh để đứng vững trước sự nghiêng ngả của t́nh h́nh – trước hết là sức mạnh về chính trị, về sự ổn định nội bộ, phát triển về kinh tế, văn hóa và có một nền quốc pḥng vừa đủ mạnh để bảo vệ đất nước.

    Thứ ba là phải có một nền đối ngoại minh bạch, rộng mở, có trách nhiệm, trên tinh thần thêm bạn bớt thù, đi đến chỉ có bạn, có đối tác mà không có thù. Bên cạnh đó là những diễn đàn đa phương ngày càng trở nên quan trọng. Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên tất cả các lĩnh vực sẽ tạo ra “khung” để “giằng” với nhau, không cho anh nào một thân một ḿnh muốn làm ǵ th́ làm. Hay nói nôm na chỉ có một cơ thể mạnh khỏe, trong một môi trường tương đối sạch sẽ, lành mạnh th́ mới thụ hưởng được làn gió mát, chống đỡ được gió độc khi mở rộng cửa ra bên ngoài.

    * Nếu ví ASEAN như bó đũa th́ thực tế thời gian qua cho thấy có chiếc đũa chịu ảnh hưởng của nước lớn ngoài khu vực đă làm suy yếu bó đũa?

    - Bất cứ đất nước nào, dân tộc nào cũng phải lo cho lợi ích của ḿnh. Người phương Đông có câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. ASEAN có lợi ích chung, quan tâm chung trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên vấn đề ḥa b́nh, ổn định và an ninh – an toàn hàng hải. Như vậy trong cách vận hành cũng như những vấn đề mà ASEAN đặt ra phải chứng minh được thật sự là tổ chức có đóng góp tích cực về ḥa b́nh, ổn định, hợp tác phát triển khu vực. Mỗi quốc gia thành viên phải có trách nhiệm với ASEAN và ASEAN phải có trách nhiệm với từng thành viên trên cơ sở đoàn kết. Nếu “tan đàn xẻ nghé” th́ cái lợi chung không c̣n và cái lợi riêng cũng nhất định sẽ bị ảnh hưởng.

    Việc một tuần sau khi hội nghị các bộ trưởng ngoại giao không ra được tuyên bố chung chỉ v́ những bất đồng trong cách đề cập vấn đề biển Đông, các nguyên thủ ASEAN đă lại đồng ḷng ra bản “Tuyên bố sáu điểm về biển Đông” đă chứng minh sự đồng thuận v́ mục đích chung, lợi ích toàn cục vẫn là mục đích cao nhất mà các quốc gia ASEAN hướng đến.

    9

    Bộ đội Trường Sa luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền đất nước – Ảnh tư liệu

    “Tất cả đều bày tỏ sự lo ngại”

    * Qua tiếp xúc với quan chức quốc pḥng các nước trong ASEAN, ông thấy phản ứng của họ đối với những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề biển Đông như thế nào?

    - Tất cả đều bày tỏ sự lo ngại.

    Trước hết là trước những tuyên bố rất khó hiểu của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông, chẳng ai có thể chứng minh nổi nó từ đâu ra, trên cơ sở pháp lư nào, được quản lư và sử dụng ra sao trong suốt bề dày lịch sử?… Và liệu c̣n “đường…” nào nữa không mà họ sẽ đưa ra trong tương lai? Và không dừng lại ở đó, mà vấn đề quan trọng hơn là Trung Quốc có tuân thủ luật pháp quốc tế không, có tuân thủ các điều ước và các quy tắc ứng xử của thế giới hiện đại hay không?

    Bên cạnh đó sự hiện diện, can dự ồ ạt của Mỹ – theo đúng kiểu Mỹ – đem lại sự hứng khởi ban đầu cho một số nước, nhưng cũng làm xuất hiện những quan ngại. Mỹ nói là can dự v́ ḥa b́nh, ổn định và phát triển, nhưng sao chưa thấy ǵ về kinh tế, văn hóa mà chỉ thấy đông tàu chiến, máy bay quá? Ngay đối với cả những nước đồng minh thân cận của Mỹ, họ cũng tự hỏi (và có những nước đă hỏi ra miệng): Liệu các ông đến, rồi đến lúc nào đó các ông lại đi không? Và đôi khi những bài học trong lịch sử được nhắc lại: Liệu các “ông lớn” đến lúc nào đó lại thỏa hiệp trên lưng ḿnh không?…

    Trong nội khối, các nước châu Á – Thái B́nh Dương, trong đó trọng tâm là Đông Nam Á, cũng gợn lên những lăn tăn về sự đoàn kết, thống nhất, vai tṛ trung tâm của ASEAN liệu có đứng vững được không khi th́ cái gậy, khi th́ củ cà rốt của các ông lớn đua nhau x̣e ra trước mặt từng nước, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, thời điểm… (mà thời đại này họ sử dụng các công cụ ấy khéo lắm, thành nghệ thuật cả rồi)…

    Không nước nào trong khu vực lại không muốn vấn đề biển Đông được giải quyết bằng biện pháp ḥa b́nh trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, DOC, tiến tới COC. Không một nước nào không muốn sự can dự của các nước lớn mang lại ḥa b́nh và tuân thủ luật pháp quốc tế.

    V́ vậy nước nào cũng quan tâm, cũng lo ngại, nhưng mức độ phát ngôn, phản ứng của mỗi nước khác nhau do nhu cầu của họ trong quan hệ quốc tế rất đa dạng, khi phát ngôn th́ họ phải tính đến lợi ích của nước họ vào mỗi thời điểm nhất định.

    Vấn đề của các nước trong khu vực là cần phải t́m được một tiếng nói chung, không áp đặt, không phương hại đến lợi ích của bất kỳ nước nào nhưng giữ cho được nguyên tắc của ASEAN về những vấn đề chung, đó là: Đồng thuận, đoàn kết, hợp tác. V́ ḥa b́nh, tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch, tôn trọng lẫn nhau.

    * Một số nhân sĩ trí thức cho rằng bảo vệ chủ quyền là công việc không phải của riêng Đảng và Nhà nước, người dân cũng phải chung tay. Ông suy nghĩ ǵ về cuộc biểu t́nh phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

    - Trước đây tôi đă nói về vấn đề này và bây giờ vẫn nói rằng những cuộc biểu t́nh đó là không nên. Để đối phó với t́nh h́nh phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

    Có thể người dân chưa thật hài ḷng và yên tâm v́ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu t́nh nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lănh thổ cả. Người dân phải tin vào điều đó.

    Có thể đất nước ta có tham nhũng, lăng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lănh thổ. Biểu t́nh bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ.

    Chúng ta trân trọng t́nh cảm, ư chí của những người thật sự biểu t́nh v́ yêu nước. Nhưng cũng phải thấy rằng với những ai có dă tâm độc chiếm biển Đông th́ họ sẽ viện cớ biểu t́nh để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh của Việt Nam. Vậy th́ ai đang chờ biểu t́nh và biểu t́nh có lợi cho ai?

    Nh́n lại thời gian qua, có một vấn đề nổi lên là những thông tin không chính thống, không đầy đủ và không chính xác trên mạng Internet về t́nh h́nh đất nước, về nội bộ Đảng và Nhà nước.

    Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng. Chính v́ vậy, cần phải làm sao để tất cả người dân Việt Nam có được nhận thức chung về những vấn đề có tính sống c̣n của đất nước, để từ đó tạo ra sức mạnh đồng thuận đưa đất nước đi lên.

    Thế mạnh và công cụ đấu tranh quan trọng nhất của chúng ta lúc này là chính nghĩa, là tuân thủ luật pháp quốc tế, là quyết tâm rất rơ ràng giải quyết bằng biện pháp ḥa b́nh.

    Chỉ duy nhất một điều chúng ta không nhân nhượng đó là chủ quyền lănh thổ. Có thế mạnh đó, chúng ta sẽ có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta cũng sẽ dần dần làm cho Trung Quốc hiểu những điều kiện không nhân nhượng mà Việt Nam đưa ra là hoàn toàn chính đáng.

    Mục đích của chúng ta là bảo vệ chủ quyền một cách chính đáng theo luật pháp quốc tế quy định mà không để xảy ra xung đột đáng tiếc.

    * Vậy yếu tố “ư thức hệ” có liên quan như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại giữa Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên biển?

    - Rơ ràng di sản quư báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ư thức hệ. Điểm tương đồng đó đă tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

    Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ư thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lănh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi th́ sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

    Tôi nghĩ rằng khi đă là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, c̣n hơn là quay lưng không nh́n nhau hoặc đập bàn đập ghế “ngài” và “tôi”. Nhân đây, tôi cũng muốn nhắc lại rằng về mục tiêu của đối ngoại, lần đầu tiên mục tiêu đối ngoại “v́ lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rơ trong cương lĩnh và báo cáo chính trị tại đại hội Đảng. Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Đại hội XI cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “v́ một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh’”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau.

    Dự báo thêm nhiều nước can dự

    * Nh́n lại hoạt động đối ngoại trong năm vừa qua, ông ấn tượng điều ǵ?

    - Năm 2012 là năm có nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng và cũng là năm có nhiều lễ kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước. Một trong những sự kiện được xem mở đầu cho một năm kỷ niệm ngoại giao đầy thành công của chúng ta mà tôi tham dự là lễ khánh thành khu di tích Đoàn 125 Campuchia tại Long Giao, Đồng Nai ngày 2-1-2012.

    Tôi đă từng chiến đấu, công tác gắn bó với Campuchia, nhưng lúc đó quả thật tôi chưa hiểu hết, chưa nhận thức hết được tầm vóc vĩ đại của cuộc chiến tranh mà chúng ta không mong muốn, cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền lănh thổ, bảo vệ nhân dân ta, và sau đó là cuộc chiến tranh để cứu cả một dân tộc khỏi họa diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra.

    Qua lễ kỷ niệm này, được nghe tâm sự của những người bạn Campuchia tôi hiểu rơ hơn, tự hào hơn về đất nước ta, về khả năng tự bảo vệ ḿnh đồng thời sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, láng giềng khi gặp nguy hiểm, bất chấp những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt.

    Chính từ tinh thần quốc tế trong sáng này, từ những hi sinh xương máu này chúng ta mới có được vị thế quốc tế, có được ḥa b́nh ổn định và quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng như hiện nay.

    Điều này càng thể hiện rơ trong những ngày này khi chúng ta sống trong không khí kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Mỗi người cảm nhận chiến thắng oanh liệt này một cách khác nhau, riêng tôi có cảm nhận là một quốc gia dù nhỏ, dù c̣n nghèo, c̣n khó khăn nhưng khi người dân có quyết tâm, có được ḷng tin vào khả năng bảo vệ Tổ quốc, có khát vọng chiến thắng để giành lấy ḥa b́nh th́ họ sẽ đánh bại mọi kẻ thù xâm lược dù mạnh đến đâu.

    * Ông dự liệu như thế nào về t́nh h́nh khu vực trong năm 2013, nhất là vấn đề biển Đông?

    - T́nh h́nh khu vực sẽ tiếp tục sôi động theo những can dự của các nước lớn vào khu vực. Ngoài những gương mặt quen thuộc, dự báo năm nay sẽ có những quốc gia khác bước chân vào rơ ràng hơn như Ấn Độ, Nga, các nước lớn khác như Anh, Pháp, Đức, Canada…

    Họ sẽ đến đây, mong muốn can dự vào v́ họ thấy rằng trong “thế giới phẳng” th́ lợi ích không phải nằm sau phạm vi biên giới, mà lợi ích nằm ở toàn cầu nếu biết cách ứng xử. Theo đó, xu hướng ḥa b́nh, ổn định, hợp tác cùng phát triển của khu vực sẽ có chiều hướng sôi động hơn, tốt hơn. Vị thế của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ tiếp tục được nâng cao.

    Vấn đề biển Đông vẫn sẽ luôn được quan tâm trên các diễn đàn song phương và đa phương không chỉ của các nước châu Á – Thái B́nh Dương, không chỉ của các nước có biển Đông. Việc tranh chấp lănh thổ, như nhiều lần đă nói, nếu là tranh chấp hai bên th́ hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên th́ nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là ḥa b́nh, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.

    * Thưa ông, ông muốn nói ǵ với ngư dân, nhất là ngư dân Việt Nam hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa?

    - Ngư dân Việt Nam có quyền hoạt động trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, và có quyền đánh bắt ở khu vực biển quốc tế theo đúng luật quốc tế quy định. Đây là những quyền không ai có thể bác bỏ.

    Có một điều quan trọng hơn, ngư trường của ngư dân là đất nước ḿnh, ngoài chuyện đánh bắt cá, họ là những người trực tiếp đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền lănh thổ, những người ở trong bờ mang ơn họ về điều đó. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngư dân đánh bắt cá ở những vùng như vậy. Tuy nhiên, ngư dân không được làm những điều ǵ sai luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.

    * Ông có ước vọng ǵ cho năm mới 2013?

    - Không có ǵ khác ngoài ước vọng chung của mọi người Việt Nam là đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm lên, đời sống khá hơn. Tôi mong đất nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, vị thế quốc tế của đất nước ta ngày càng được nâng cao, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có bước phát triển tốt đẹp hơn, thúc đẩy hợp tác về kinh tế trên cơ sở hợp tác tốt về chính trị, từng bước giải quyết vấn đề biển Đông.

    ĐÀ TRANG – VƠ VĂN THÀNH thực hiện
    http://chauxuannguyenblog.wordpress....oi-trung-quoc/

  3. #63
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Giải mă chính sách Biển Đông
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    2013-01-02

    Ngày đầu năm 2013, báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết quan trọng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc pḥng Việt Nam, bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với sự tham gia của các bên trong vấn đề Biển Đông.

    Nội dung bài viết có thể rút ra ba điều chính, thứ nhất Việt Nam trước sau vẫn xem Trung Quốc là cùng ư thức hệ và hai chữ đồng chí lúc nào cũng quan trọng trong các cuộc đối thoại cấp quốc gia. Thứ hai, Việt Nam xem sự tham gia của Hoa Kỳ vào Biển Đông phát xuất từ lợi ích kinh tế của nước này và cảnh giác rằng không để lịch sử lập lại. Thứ ba, các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc hoàn toàn không có lợi mà trái lại làm cho Trung Quốc viện cớ để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh của Việt Nam.
    Tương đồng ư thức hệ hay quyền lợi quốc gia?

    Khi nói tới Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc Pḥng khẳng định tính cách tương đồng của Hà Nội và Bắc Kinh cùng chung một ư thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng CNXH dễ dàng hơn.

    Thứ trưởng Vịnh công nhận rằng “Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ư thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lănh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi th́ sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”

    Đào sâu hơn vào sự khẳng định này sẽ nảy sinh hai câu hỏi lớn. Thứ nhất liệu Trung Quốc có c̣n theo đuổi con đường CNXH mà Việt Nam lúc nào cũng xác định hay không. Trả lời câu hỏi này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh một nhà ngoại giao lăo thành từng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Bắc Kinh cho biết:

    Truyền thống ông cha đến giờ th́ thời kỳ nào Trung Quốc cũng xâm lược Việt Nam th́ làm ǵ có truyền thống hữu nghị? Chẳng qua là bịa ra thôi. Hai nữa là cái Ư thức hệ tương đồng cũng không đúng bởi v́ từ khi ông Đặng Tiểu B́nh ông ấy phát biểu câu “mèo trắng mèo đen mèo nào bắt được chuột th́ là mèo tốt” thế nghĩa là ông ta đă đi theo con đường tư bản rồi, đă bỏ con đường Xă hội chủ nghĩa mặc dầu ông ấy vẫn nói XHCN mang mầu sắc Trung Quốc.

    Trong thực tế ông ta đă đi con đường tư bản chủ nghĩa và hiện giờ xă hội Trung Quốc là một xă hội tư bản, phát triển chưa đầy đủ chứ không phải là xă hội chủ nghĩa, không t́m thấy cái ǵ gọi là XHCN. Tôi cho ông Nguyễn Chí Vịnh nói thế là không đúng, là cố nói lấy được mà thôi.

    Câu hỏi thứ hai, người bạn mà Thứ trưởng Quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh cho là rất lớn ấy có thật sự ủng hộ và hợp tác với Việt Nam hay không? Câu trả lời sẽ rất nhanh và ngắn gọn là “không” dựa trên những sự thật lịch sử không ai có thể chối căi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đă làm sáng tỏ cho những ai c̣n tin rằng Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ hoàn toàn phát xuất từ lư tưởng Cộng Sản. Sự thật này nếu không bị Hội Nghị Thành Đô khống chế th́ có lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam không đem sự tương đồng ư thức hệ ra để bảo vệ cho những hành vi mà Trung Quốc vẫn thường xuyên áp dụng với Việt Nam.
    Có hai nước Trung Quốc hay sao?

    Hai nữa, nếu nhận diện vấn đề Biển Đông dưới cái nh́n tổng quan sẽ thấy rất rơ sự ham muốn Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhiều đảo lớn nhỏ khác của Trung Quốc là chính sách xuyên suốt kéo dài nhiều chục năm qua mà điển h́nh nhất là vụ chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.

    Người đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ cảm thấy rằng có hai nước Trung Quốc trong toàn văn bản này. Một Trung Quốc mang vẻ hiền lành, thân hữu, chí t́nh và đáng tin cậy trong các cuộc đàm phán giữa hai Đảng. Một Trung Quốc khác mà ông Vịnh nhắc tới trong cung cách e dè, cẩn trọng, tránh né không nêu bật lên tham vọng của nó trong các hành động xâm lược đối với Việt Nam.

    Từ sự thật này, các câu trả lời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đă khiến người đọc lạc lối: vậy th́ Trung Quốc nào mới là tác nhân gây nên sự tranh chấp hiện nay? Trung Quốc với cùng hệ thống chính trị với Hà Nội hay Trung Quốc đă và đang xâm chiếm đất đai, lănh thổ, chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua sức mạnh của quân xâm lược?

    Vai tṛ nước nhỏ luôn chịu thiệt tḥi trong các cuộc giàn xếp của nước lớn đó là sự thật. Nước Mỹ từng bỏ rơi Việt Nam trong thập niên 70 cũng là sự thật. Tuy nhiên thiếu tế nhị trong việc đem sự thật ấy ra trong cung cách ngoại giao sẽ khiến đất nước dấn sâu vào vị thế tự cô lập ḿnh là một sự thật khác.

    Câu chuyện về nước Mỹ được Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhắc tới như một cảnh báo trong tư thế quay lại Châu Á Thái b́nh dương của Washington. Ông Vịnh kể lại ông đă từng nói thẳng với một viên chức quốc pḥng cao cấp của Mỹ rằng: “Nếu như các ông làm đúng những ǵ đă nói th́ tôi hoan nghênh, c̣n nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”.

    Người dân Việt Nam nghe chuyện ước rằng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng dùng khẩu khí này để nói với Bắc Kinh v́ Hà Nội hoàn toàn đủ thẩm quyền phát biểu với Trung Quốc những điều tương tự như thế đó là: “Nếu như các ông làm đúng những ǵ đă nói về 16 chữ 4 tốt th́ tôi hoan nghênh, c̣n nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1979 rời khỏi Việt Nam”.

    Dưới con mắt của các chính khách thiên tả, nước Mỹ đă và vẫn được nh́n như một sen đầm quốc tế. Cộng sản khai thác triệt để tư tưởng này trong các bài học tuyên truyền chống Mỹ trong thời chiến tranh lạnh và nó vẫn c̣n tiếp tục kéo dài cho tới ngày nay nhằm bảo vệ hệ thống độc đảng của các nước theo chế độ Cộng sản.
    Nước Mỹ và sự thật lịch sử

    Cách nh́n này ảnh hưởng sâu đậm tới từng cái bắt tay ngoại giao với Mỹ và nó tiềm ẩn trong năo trạng của lănh đạo các nước độc tài. Việt Nam theo thể chế một Đảng nên tâm lư sợ Mỹ cũng không thể khác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: liệu Mỹ có thực sự cần vai tṛ của Việt nam đến mức phải van nài như ông Vịnh miêu tả trong cái gằn giọng của ông với viên chức quốc pḥng của họ hay không?

    Nhiều người sẽ tin là không. Và cũng không ít người cho rằng Việt Nam đă tự nhấc ḿnh lên khỏi mặt đất một cách thái quá.

    Nếu so với một Trung Quốc đơn độc chỉ có vài đồng minh như Việt Nam hay Bắc Hàn th́ nước Mỹ có đồng minh trên khắp thế giới. Không cần phân tích cũng thấy Hoa Kỳ đối xử với đồng minh của họ ra sao để cho tới giờ này sau hơn nửa thế kỷ những nước như Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines…vẫn gắn bó với họ và không nước nào tỏ ra sợ hăi như sợ một nước gian hùng như Trung Quốc.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra sự lo ngại đối với Hoa Kỳ là cần thiết nhưng cách nói của ông sẽ khiến cho cả thế giới nghĩ rằng Hoa kỳ là một nước nhiều tham vọng và đáng bị dè chừng hơn Trung Quốc. Trong khi Hoàng Sa và một phần Trường Sa nằm trong tay họ. Trong khi ngư dân Việt Nam không thể ra khơi và mỗi lần bị bắt th́ Quân đội Nhân dân Việt Nam bất lực ngồi nh́n. Thế nhưng Hà Nội vẫn coi trọng mối quan hệ độc Đảng hay sự giống nhau về ư thức hệ giữa hai nước th́ khó có thể thuyết phục dư luận ngay cả trong nội bộ đảng viên Đảng Cộng sản.

    Một sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam không muốn nêu tên cho biết nhận xét của ông về sức chiến đấu hiện nay trong quân đội:

    Tôi nghĩ rằng càng lên cao th́ cái động cơ “trung với nứơc hiếu vời dân” càng giảm dần. C̣n những người lính trơn th́ người ta xuất phát từ con em của nhân dân cho nên tôi nghĩ nếu có chiến tranh th́ người ta sẽ quyết tâm chiến đấu v́ nhân dân thôi chứ c̣n ở trên th́ càng lên cao càng giảm dần.

    Giới nhân sĩ trí thức từng lo ngại rằng một đất nước có bề dày chiến đấu như Việt Nam nhưng ngủ quên trên chiến thắng quá lâu vẫn có thể trở thành yếu đuối và bị động. Một chính thể lấy quyền lợi đảng phái đặt lên trên quyền lợi quốc gia, nhất là đảng phái ấy liên hệ mật thiết với một nước khác th́ sẽ không thể tránh họa mất nước vào tay người đồng chí của ḿnh.

  4. #64
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Báo VN gọi tập trận của TQ là 'trái phép'
    Quốc Phương (BBC)


    - Báo chí Việt Nam lên tiếng về cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc tại Hoàng Sa và khu vực tranh chấp trên Biển Đông, gọi đây là các hành vi "trái pháp," "trắng trợn," "phi pháp" hay "ngang nhiên."

    Hôm thứ Bảy, 05/1/2013, tờ Petrotimes, Tin nhanh năng lượng mới, nói: "Trung Quốc vừa tiến hành một loạt cuộc tập trận tại Thẩm Dương, Tế Nam và cái gọi là “thành phố Tam Sa” do nước này lập ra trái phép để quản lư 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam."

    Trong bài báo với tựa đề "Trung Quốc tập trận trái phép tại Hoàng Sa," tờ tin nhanh năng lượng mới này dẫn nguồn của Nhật báo Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa nói các cuộc tập trận trên được khởi động từ hôm 02/1/2013.

    Báo chí Việt Nam công khai gọi cuộc tập trận là phi pháp (Ảnh: BBC)

    Petrotimes nói theo kịch bản tập trận, binh lính của Hạm đội Nam Hải đóng quân trái phép trên đảo Quang Ḥa, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được báo động ở một sân bay trên đảo lúc 4 giờ 30 phút sáng.

    Tờ báo của ngành năng lượng Việt Nam khẳng định đảo Quang Ḥa thuộc chủ quyền của Việt Nam, là một trong những ḥn đảo chiến lược quan trọng bậc nhất gần cái mà Trung Quốc, theo tờ báo, gọi là “thành phố Tam Sa.”

    "Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội tỏ ra im lặng hoặc chậm phản ứng trước các hành vi mà thông thường Việt Nam vẫn tuyên bố là "vi phạm chủ quyền," "quyền chủ quyền" bất khả xâm phạm của ḿnh"


    Petrotimes khẳng định v́ lư do này, "lực lượng đóng trái phép của họ tại đây" được “huấn luyện cảnh giác cao độ trong mọi thời điểm, đặc biệt trong các ngày nghỉ, ngày lễ”.

    Phiên bản điện tử của Petrotimes b́nh luận thêm "Tờ báo Quân đội Trung Quốc c̣n trắng trợn tuyên bố, họ đă triển khai thêm binh lính tuần tra ở đây.

    "Cùng ngày, các cuộc tập trận khác, bao gồm các nội dung pḥng không, chống khủng bố, ban bố t́nh trạng khẩn cấp, đă diễn ra lại Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh và Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông."

    Tờ báo của Việt Nam c̣n tổng hợp và trích nguồn của Tân Hoa Xă, cơ quan thông tấn nhà nước của Trung Quốc, cho hay "cũng trong những ngày đầu năm mới 2013, Sở Giáo dục tỉnh Hải Nam đă ra thông báo, con cái của sĩ quan, binh lính Trung Quốc đóng quân trái phép tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" năm 2013 thi đại học được phép làm đơn xin cộng điểm ưu tiên hoặc xin tuyển thẳng vào đại học."

    "Phi pháp, ngang nhiên"

    Cũng đưa tin về cuộc tập trận của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Biển Đông mà phía Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa, tờ Thanh Niên Online hôm thứ Bảy viết "Bắc Kinh vừa ngang nhiên tập trận pḥng không phi pháp ở đảo Quang Ḥa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam."

    Trong bài báo cùng ngày 05/1, tờ báo là 'Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam' giật tít "Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa" và cho hay:

    "Thời gian qua, Trung Quốc không ngừng có nhiều hành động gây quan ngại như tăng cường lực lượng đồn trú phi pháp trên các đảo thuộc “TP.Tam Sa” và liên tục tập trận."

    Binh lính Trung Quốc tập trận theo h́nh ảnh do Hoàn cầu Thời báo công bố (Ảnh: BBC)

    Tờ này trích nguồn từ tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) và cho hay thêm Bắc Kinh đă điều 6.000 binh sĩ tới thành phố phi pháp này trong khi chỉ có khoảng 1.000 người được cho là dân chúng sinh sống tại đây.

    Thanh Niên Online tiếp tục trích nguồn từ truyền thông của Trung Quốc nói: "Trước đó, ngày 5.12.2012, quân đội Trung Quốc diễn tập bắn súng ở Hoàng Sa, theo tờ Hoàn Cầu thời báo.

    "Đến ngày 10.12, tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin một đội xe tăng thuộc Bộ Chỉ huy quân đồn trú của PLA “TP.Tam Sa” diễn tập bắn đạn thật nhưng không cung cấp chi tiết thời gian và địa điểm diễn ra."

    Tổng hợp các diễn biến, tờ Thanh Niên gọi các hành động mới của Trung Quốc là "phi pháp." Tờ báo viết:

    "Không chỉ tập trận, Trung Quốc vừa có thêm hành động phi pháp mới ở biển Đông. Ngày 4.1, tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin Công ty điện tín Trung Quốc bắt đầu cung cấp dịch vụ mạng CDMA 3G tại băi đá Chữ Thập thuộc Trường Sa.

    Thanh Niên c̣n dẫn nguồn từ báo chí Đài Loan và hăng tin quốc tế cho hay thêm về các động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông:

    "Ngoài ra, trang tin Wantchinatimes (Đài Loan) ngày 31.12.2012 đưa tin Hạm đội Nam Hải, vốn phụ trách hoạt động tại biển Đông, vừa tiếp nhận tàu hộ tống Liễu Châu thuộc lớp 054A. Mặt khác, Trung Quốc cũng chuyển giao 2 tàu khu trục của hải quân sang lực lượng hải giám nước này. Trong đó, một chiếc được bố trí hoạt động ở biển Đông, theo AFP," tờ Thanh Niên viết.

    'Chính phủ im lặng'

    Trong khi đó, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính tới thời điểm buổi trưa ngày thứ Bảy 05/1/2012, vẫn chưa có một phát biểu, hay b́nh luận chính thức nào.

    Trong mục Người phát ngôn của Bộ này, ba mục tin đầu tiên và mới nhất 'trả lời của người phát ngôn' và 'thông báo họp báo thường kỳ của người phát ngôn' là từ ngày 10-17/12/2012 và đều không có nội dung nào b́nh luận về các diến biến tập trận của Trung Quốc từ hôm 02/1/2013 tại quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, cũng như trên Biển Đông.

    Tướng Nguyễn Chí Vịnh tin rằng việc giữ ổn định trong các quan hệ với Trung Quốc là quan trọng (Ảnh: BBC)

    Cùng thời điểm, tính tới trưa ngày thứ Bảy, cũng chưa thấy xuất hiện bất cứ mục tin hay thông điệp nào trên Cổng thông Tin điện tử của Văn pḥng Chính phủ Việt Nam về động thái của Trung Quốc.

    Mục tin chính và mới nhất của Trang web của Văn pḥng Chính phủViệt Nam đề ngày 05/1 đăng bài về "Niềm tin của doanh nghiệp trước cơ hội mới 2013."

    "Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ"
    Thứ trưởng Quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh

    Hiện chưa rơ lư do v́ sao Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng chính thức, tuy nhiên, có vẻ đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội tỏ ra im lặng hoặc chậm phản ứng trước các hành vi mà thông thường Việt Nam vẫn tuyên bố là "vi phạm chủ quyền," "quyền chủ quyền" bất khả xâm phạm của ḿnh.

    Hôm 01/1, một Thứ trưởng Quốc pḥng của Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh, trả lời phỏng vấn của truyền thông trong nước các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam “cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ”.

    Trong bài phỏng vấn ngày đầu năm mới, Thượng Tướng Vịnh nói với báo Tuổi Trẻ rằng các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc của quần chúng ở trong nước gần đây là chuyện “không nên”.

    “Để đối phó với t́nh h́nh phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân," ông nói.

    "Có thể người dân chưa thật hài ḷng và yên tâm v́ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu t́nh nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lănh thổ cả.”

    Thứ trưởng Vịnh khẳng định: “Có thể đất nước ta có tham nhũng, lăng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lănh thổ. Biểu t́nh bây giờ sẽ gây mất ổn định.”

    “Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ.”

    'Đối sách Trung Quốc'

    Học giả Quốc pḥng Trần Đăng Thanh nói Việt Nam cần ổn định và không muốn chiến tranh (Ảnh: BBC)

    "Thứ bảy là chiếm băi cạn của ta trong trường hợp ta không có người chốt giữ, nếu mà ta sơ xểnh cái là nó cướp luôn. Và đích cuối cùng là độc chiếm Biển Đông"
    Đại tá, Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh

    Trong một diễn biến được cho là ít nhiều phản ánh nhận thức chính sách của Việt Nam về chiến lược của Trung Quốc đặc biệt trên Biển Đông, cuối năm ngoái, một nhà nghiên cứu Thuộc Học viện Chính trị Quốc pḥng của Việt Nam, nói chuyện với cán bộ ngành giáo dục, đánh giá:

    "Một là họ đẩy mạnh tuyên truyền Biển Đông là của Trung Quốc tạo dựng hành lang pháp lư với quốc tế, đấy là việc làm đầu tiên của họ.Thứ hai là đẩy mạnh đầu tư nâng cấp vùng chiếm đóng đặc biệt là Hoàng Sa...," Đại tá Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh nói.

    "Thứ ba là ngăn cản phá hoại các hoạt động kinh tế trên Biển Đông của ta. Thứ tư là đẩy mạnh đánh bắt thủy sản tạo ra vùng đánh bắt truyền thống. Thứ năm, thăm ḍ, khảo sát, mời thầu vùng tài nguyên trên biển của chúng ta.

    "Thứ sáu, t́m mọi cách để hạ đặt giàn khoan trên biển của ta nếu ta không ngăn chặn kịp thời. Thứ bảy là chiếm băi cạn của ta trong trường hợp ta không có người chốt giữ, nếu mà ta sơ xểnh cái là nó cướp luôn. Và đích cuối cùng là độc chiếm Biển Đông."

    Trong khi cho rằng Trung Quốc có mục tiêu độc chiếm Biển Đông và thường xuyên sử dụng sách lược chiến tranh tâm lư được gọi là "rung cây dọa khỉ" với Việt Nam bên cạnh các áp lực hữu h́nh, trực tiếp, khác, Đại tá Thanh tiết lộ 3 nguyên tắc đối sách của Việt Nam với quốc gia láng giềng phương Bắc này.

    Ông nói: "Điều thứ nhất không được mất là chủ quyền và quyền chủ quyền. Điều thứ hai không được mất đó là môi trường ḥa b́nh, thứ hai và thứ nhất lại mâu thuẫn với nhau cho nên xin thưa với các đồng chí không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường ḥa b́nh.

    "Cái không được mất thứ ba đó là mối t́nh đoàn kết nhân dân hai nước. Nói điều này th́ có người bĩu môi, có người chưa đồng t́nh. Nhưng thôi xin thưa với các đồng chí, lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự," học giả này nói với các cử tọa hồi hạ tuần tháng 12.

    Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...el_drill.shtml

  5. #65
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Hôm 01/1, một Thứ trưởng Quốc pḥng của Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh, trả lời phỏng vấn của truyền thông trong nước các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam “cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ”.

    Trong bài phỏng vấn ngày đầu năm mới, Thượng Tướng Vịnh nói với báo Tuổi Trẻ rằng các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc của quần chúng ở trong nước gần đây là chuyện “không nên”.
    Sở dĩ VN ngày nay bị quả báo "Bành Trướng Bá quyền Bắc Kinh" thao túng chính trường Hà nôi là v́ CS hồ mính cho ra cái nghiệp nhận vũ khí tụi Bắc Kinh để khấy lên chiến tranh tương tàn với cách chơi chữ "dán lại sau khi tự xé ra hồi 1954" .

    Ngày nay lai có thêm quả báo sanh ra một chí vịnh nào đó phải bắt buộc phát ngôn có cái kiểu bợ đít, liếm gót chân chệt BK :


    Biểu t́nh chống chệt là “không nên” .

  6. #66
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nguyễn Hưng Quốc trăn trở với hiện t́nh đất nước
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2013-01-08

    Mặc Lâm trao đổi với nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mà trong một bài viết có tựa đề “Chủ nghĩa đầu hàng” của ông vừa mới phổ biến.

    Nguyễn Hưng Quốc là nhà phê b́nh văn học, tác giả của hơn 10 cuốn sách về văn học Việt Nam. Ông hiện là chủ nhiệm Ban Việt Ngữ và Việt Học tại trường Victoria University, Úc, chuyên dạy về ngôn ngữ, văn hóa và chiến tranh Việt Nam, phụ trách chương tŕnh đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai tại tiểu bang Victoria. Ông cũng đồng thời là một blogger trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.
    Nhà văn viết về chính trị

    Mặc Lâm : Thưa nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc, trong thời gian gần đây ông có rất nhiều bài viết về hiện t́nh Việt Nam đối với Trung Quốc thay v́ các bài phê b́nh, lư luận văn học xuất sắc đă từng làm cho ông nổi tiếng trước đây. Xin ông cho biết điều ǵ đă bức bách ng̣i viết của ḿnh đến như vậy?

    GS Nguyễn Hưng Quốc : Thưa, lư do chính là sự bức xúc, anh ạ. Xin lỗi, chữ “bức xúc” vốn thường dùng ở trong nước, có nhiều người ở hải ngoại cũng không thích lắm, tuy nhiên, thành thật mà nói th́ tôi cũng không biết có một chữ ǵ khác hơn, đành phải dùng chữ “bức xúc” vậy. Theo dơi báo chí trong nước nhiều, lúc nào tôi cũng thấy toàn những chuyện làm cho ḿnh phải bứt rứt, phải áy náy, phải bực dọc. Ḿnh phải suy nghĩ, phải trăn trở không yên.

    Ở đâu cũng gặp vấn đề. Về kinh tế đầy những nợ nần. Hết công ty này đến đại công ty kia phá sản, nợ nần tràn ngập. Khi trả không phải thế hệ này mà những thế hệ sau này nữa cũng không trả hết.

    Về giáo dục th́ cứ suy thoái măi. Cái nạn đạo văn, bằng cấp giả tràn lan, không phải chỉ trong học sinh ở cấp trung học mà c̣n lên đại học. Không phải chỉ ở người dân b́nh thường mà cả ở những cán bộ cao cấp nhất cũng sử dụng bằng cấp giả.

    Về chính trị th́ mấy năm gần đây nạn trấn áp dân chúng, đặc biệt là nông dân và giới trí thức – những người viết blog, những người muốn cất lên tiếng nói độc lập của họ về những vấn đề rất quan trọng của đất nước, th́ hết người này bị bắt bớ đến người kia bị đánh đập. Họ bị đưa ra ṭa, họ bị sỉ nhục, họ bị vu khống, nhưng quan trọng nhứt là trong quan hệ với Trung Quốc.

    Hiện bây giờ thành thật mà nói trên khắp thế giới ai cũng lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng riêng đối với người Việt Nam th́ hầu như ai cũng thấy Trung Quốc là một sự đe dọa. Thế mà theo dơi báo chí trong nước, nghe những lời phát biểu của những cán bộ cao cấp nhất ở Việt Nam th́ chúng ta lại thấy có một cái ǵ đó rất bất b́nh thường. Họ hoặc là gạt đi, hoặc họ ngụy biện bằng cách đưa ra những lư lẽ mà tuyệt đối không thuyết phục được bất cứ người nào.

    Trước t́nh huống như vậy, tôi nghĩ không có người nào quan tâm đến đất nước mà không cảm thấy băn khoăn, ray rứt. Đối với người viết văn th́ điều đó lại càng quan trọng hơn, bởi v́ khi viết văn th́ có hai điều ḿnh làm hằng ngày: thứ nhất là đọc thường xuyên, theo dơi thường xuyên. Và thứ hai, lúc nào cũng suy nghĩ, cũng trăn trở về đất nước của ḿnh. Bởi vậy hiện tượng mấy năm trở lại đây tôi viết về vấn đề chính trị nhiều hơn văn học th́ cũng là một điều b́nh thường.

    Tôi nghĩ không có người nào quan tâm đến đất nước mà không cảm thấy băn khoăn, ray rứt... Bởi vậy hiện tượng mấy năm trở lại đây tôi viết về vấn đề chính trị nhiều hơn văn học th́ cũng là một điều b́nh thường.
    GS Nguyễn Hưng Quốc

    Mặc Lâm : Mới đây ông có bài viết mang tên "Chủ nghĩa đầu hàng" trong đó ông đă chứng minh qua h́nh tượng văn học rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đă căm thù tư tưởng đầu hàng như thế nào để rồi thời gian gần đây cũng chính họ lại rơi vào cái nồi nước sôi căm thù ấy. Xin ông cho biết một ít chi tiết về bài viết này cho quư thính giả chưa có dịp đọc nó được biết ạ.

    GS Nguyễn Hưng Quốc : Thưa, bài viết có tên "Chủ nghĩa đầu hàng" thật ra là nó tiếp tục một bài viết trước đó của tôi, cách đây mấy ngày, có nhan đề là 'Cái nước ḿnh nó thế!'

    Ở Việt Nam vào khoảng hơn mười năm nay, câu “cái nước ḿnh nó thế!” rất phổ biến. Gặp bất cứ trường hợp nào mà người ta cảm thấy không hài ḷng th́ người ta lại phán lên một câu “cái nước ḿnh nó thế!”

    Nh́n thấy nạn tham nhũng tràn lan, người ta phán một câu: “cái nước ḿnh nó thế!”. Nh́n thấy sự nhu nhược, thậm chí khiếp nhược của giới lănh đạo trước sự uy hiếp của Trung Quốc, nhiều người cũng than thở: “cái nước ḿnh nó thế!”

    Nhiều người cho đó là một câu nói hay, nó phản ánh đúng t́nh trạng cũng như tâm lư của dân tộc Việt Nam trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, theo tôi th́ đó là câu nói sai, và thậm chí là sai một cách nguy hiểm.

    Thứ nhất là nó phản ánh tư tưởng định mệnh. Khi nói “cái nước ḿnh nó thế!” tức là chúng ta cho rằng tự bản chất th́ nước ḿnh “là như thế”, “nước ḿnh không thể khác được”. Nếu nước ḿnh có tham nhũng th́ tại bản chất nước ḿnh là như vậy. Nếu nước ḿnh nhu nhược, khiếp nhược trước Trung Quốc th́ đó là tại bản chất nước ḿnh nó như vậy. Tuy nhiên, ai cũng dễ dàng thấy rằng đó là hoàn toàn sai.

    Nước ḿnh không phải như vậy. Ngày xưa nước ḿnh không nhu nhược như vậy, không khiếp nhược như vậy. Ngay cả vấn đề đơn giản như vấn đề xă hội, vấn đề giáo dục trước năm 1975 ở Miền Nam, mặc dù ở trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt th́ về vấn đề giáo dục và xă hội, nước ḿnh không phải như vậy. Bởi vậy cho nên khi nói câu “cái nước ḿnh nó thế!” th́ nó thấp thoáng tư tưởng “định mệnh”, nhưng cái tư tưởng đó lại không đúng.

    Điều thứ hai quan trọng hơn là cái câu đó nó thể hiện tư tưởng “đầu hàng”, tôi cho là “chủ nghĩa đầu hàng”. Bởi v́ khi mà chúng ta nói “cái nước ḿnh nó thế!” th́ chúng ta có thể xuôi tay, chúng ta có thể chịu thua, chúng ta có thể từ chối không làm bất cứ điều ǵ để thay đổi t́nh trạng như vậy cả.

    Đây là điều mà có lẽ nhà cầm quyền hiện nay đang mong muốn nhất. Đó là lư do để tôi viết thêm bài "Chủ nghĩa đấu hàng" này, trong đó tôi đưa ra một luận điểm chính.

    Đó là trước năm 1975, thời đó người Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Bắc họ tự xưng là rất kiên cường, ràng buộc trong những điều họ lên án một cách gay gắt nhất, thường xuyên nhất. Họ cho đó là thái độ “đầu hàng chủ nghĩa”, kể cả trong văn học. Thế nhưng gần đây th́ ở mọi nơi, ở đâu chũng ta cũng thấy thấp thoáng tư tưởng đầu hàng như vậy. Khi người ta nhắc nhở đến sự gây hấn, sự ngang ngược của Trung Quốc th́ bao giờ phản ứng của chính quyền Việt Nam cũng gợi cho dân chúng ấn tượng là họ chịu thua, họ đă đầu hàng, họ đă bỏ mặc.

    Láng giềng phương Bắc

    Mặc Lâm : Theo ông th́ có phải kinh tế thị trường đă làm mất cảnh giác hay do sa đà quá sâu vào chiếc bẫy tài chính đă khiến đa số lănh đạo Việt Nam không c̣n đường tháo lui trước cái bẫy của Trung Quốc, thưa ông?

    GS Nguyễn Hưng Quốc : Thành thật mà nói th́ trừ những người trong cuộc, trong nội bộ của họ với nhau, c̣n ở ngoài th́ ḿnh chỉ suy đoán thôi chứ ḿnh không thể nào t́m ra nguyên nhân một cách chính xác được, anh ạ. Người ta chỉ có thể đoán mà thôi.

    Trước đây, trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975 th́ ít nhất Miền Bắc cũng có hai đồng minh lớn là Liên Xô và Trung Quốc, chưa kể những nước Đông Âu khác. Sau 1975, trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc th́ ít nhất Việt Nam cũng có một đồng minh rất thân cận và rất tích cực, đó là Liên Xô. Liên Xô giúp đỡ Việt Nam mọi chuyện, từ t́nh báo cho đến quân sự, kinh tế để Việt Nam chống lại Trung Quốc. C̣n bây giờ th́ rơ ràng là Việt Nam hoàn toàn bị cô lập.

    Liên Xô mà bây giờ là Nga th́ hiển nhiên không c̣n là đồng minh thân cận với Việt Nam nữa. Các nước trong khối Đông Nam Á th́ ngay chính Campuchia là nước láng giềng của Việt Nam, được Việt Nam giúp đỡ rất nhiều, th́ bây giờ cũng có vẻ hờ hững với Việt Nam, thậm chí có vẻ quay sang ủng hộ Trung Quốc. C̣n các nước khác th́ nói chung họ chỉ ủng hộ Việt Nam ở mức độ vừa phải. Nếu giả dụ lựa chọn giữa Việt Nam và Trung Quốc th́ có khả năng là họ sẽ chọn lựa Trung Quốc. Bởi vậy cho nên đứng về phương diện chính trị mà nói th́ Việt Nam hiện nay hoàn toàn bị cô lập. C̣n về kinh tế th́ rơ ràng là lệ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều.

    Cũng có thể lư do nữa, đó là tư tưởng cũ về phân biệt giữa “chủ nghĩa xă hội” và “chủ nghĩa tư bản” không chừng. Đáng lẽ chuyện này th́ người ta thấy là nó vô duyên từ lâu, tuy nhiên khó có thể hiểu được chính xác cách suy nghĩ của những người lănh đạo Việt Nam, anh ạ.

    Tôi đọc bài trả lời phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trên báo Tuổi Trẻ th́ ở trong đó thái độ của Nguyễn Chí Vịnh cũng có lẽ là thái độ của giới lănh đạo ở Việt Nam nói chung có vẻ c̣n rất nghi kỵ đối với Mỹ, và đặc biệt là họ rất ủng hộ, rất thân cận với Trung Quốc.

    Tôi lấy thí dụ, khi nhà báo hỏi về t́nh h́nh chính trị mới ở Châu Á trong thời gian gần đây th́ Nguyễn Chí Vịnh có đưa ra hai sự kiện mà ông cho là quan trọng nhất. Trước hết là việc Mỹ tuyên bố tái cân bằng chiến lược và quay trở lại Châu Á-Thái B́nh Dương, và thứ hai là bên cạnh đó đă xuất hiện cách tiếp cận mới của Trung Quốc.

    Khi sắp xếp thứ tự như vậy th́ người ta thấy ngay Nguyễn Chí Vịnh muốn thay đổi vấn đề, muốn xuyên tạc vấn đề.

    Đáng lẽ b́nh thường, từ cái nh́n khách quan trên thế giới hầu như ai cũng biết cần phải đặt thứ tự ngược lại đó là t́nh h́nh chính trị ở Châu Á-Thái B́nh Dương trước hết là xuất phát từ thái độ hung hăng của Trung Quốc. Từ thái độ hung hăng đó mới dẫn đến quyết định trở lại Châu Á của Mỹ. Đàng này, sắp xếp chuyện quyết định quay trở lại Châu Á của Mỹ lên hàng đầu và phản ứng của Trung Quốc đến sau th́ Nguyễn Chí Vịnh muốn quy kết trách nhiệm của sự biến động chính trị ở Châu Á là thuộc về Mỹ chứ không phải do Trung Quốc.

    Cho nên ngay cả trong ngôn ngữ th́ ông ấy ra vẻ như là rất ḥa hoăn, có vẻ như vô tư, có vẻ khách quan; tuy nhiên, trong cách sắp xếp, cách lư luận như vậy th́ chúng ta cũng có thể thấy với họ th́ h́nh như có sự lựa chọn là thà họ theo Trung Quốc hơn là theo Mỹ, ngay cả khi Mỹ có nhiệt t́nh giúp đỡ họ bảo vệ độc lập, hay là bảo vệ chủ quyền đi nữa.

    Lập luận của giới lănh đạo


    Mặc Lâm : Ông vừa nhắc tới nhân vật Nguyễn Chí Vịnh khiến tôi nhớ tới luận điểm của ông này khi nêu cao quan niệm hệ thống Đảng cũng như ư thức hệ của hai nước tương tự như nhau. Ông có nghĩ rằng điều ông Vịnh nói chỉ là cái cớ, nói lấy được hay không, thưa ông?

    GS Nguyễn Hưng Quốc : Tôi nghĩ đó chính là cái cớ nói lấy được thôi anh ạ. Trước, rồi trong, và sau chiến tranh giữa Việt Nam với Trung Quốc năm 1979, th́ ở Hà Nội người ta xuất bản nhiều sách về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, trong đó người ta lên án là ngay từ 1954-1955 Trung Quốc đă không có mặn mà ǵ lắm đối với Việt Nam.

    Trước tháng 4-1975 khi Miền Bắc sắp chiếm Sài G̣n th́ một trong những nước ngăn cản, t́m cách chống đối nhất lại là Trung Quốc. Rồi sau đó ai cũng biết chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc bùng nổ. Như vậy có nghĩa là giới lănh đạo ở Miền Bắc đă biết được cái thực chất của Trung Quốc là họ chỉ lo cho cái lợi của họ và họ muốn khống chế Việt Nam chứ thật ra họ không nhiệt t́nh giúp đỡ Việt Nam.

    Lư do thứ hai quan trọng hơn mà hầu như cả thế giới đều biết, đó là khi vào năm 1978 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia bùng nổ, và năm 1979 khi chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng nổ tiếp kéo dài mấy tháng, th́ trên thế giới các nhà nghiên cứu lư luận đă nhận ra một điều như thế này: đó là đối với quan hệ quốc tế th́ quyền lợi quốc gia quan trọng hơn vấn đề ư thức hệ. Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa Việt nam và Campuchia là hai cuộc chiến tranh đầu tiên giữa các nước xă hội chủ nghĩa với nhau ở quy mô lớn. Đó là chúng ta không kể những vụ Liên Xô trước đây đem quân sang trấn áp một số những thành phần chống đối ở các nước Đông Âu, th́ đó chỉ là những cuộc chiến tranh can thiệp, chứ thật ra không phài là thật sự chiến tranh giữa hai nước.

    Tôi thấy cách lập luận như vậy của giới lănh đạo Việt Nam th́ chỉ là một cách ngụy biện để che giấu một số sự thật nào đó mà họ không tiện nói ra, hay không thể nói ra thôi.
    GS Nguyễn Hưng Quốc

    Chiến tranh thật sự giữa hai nước xă hội chủ nghĩa với nhau là xuất phát ở Việt Nam, gắn liền với Việt Nam trong quan hệ với Campuchia và Trung Quốc. Tất cả mọi nhà nghiên cứu trên thế giới đều biết điều đó. Đáng lẽ những người lănh đạo Việt Nam cũng biết điều đó, và hơn nữa những người lănh đạo Việt Nam hiện nay, bây giờ ở lứa tuổi khoảng 60, tất cả đều đă trưởng thành và thậm chí tham gia ít nhiều vào cuộc chiến tranh chống Trung Quốc. Do đó theo tôi nghĩ, họ không thể nào có cái ảo tưởng là sự tương đồng về chủ nghĩa, về ư thức hệ như vậy để có thể tạo nên ḥa b́nh hay là hữu nghị như họ nói. Bởi vậy cho nên tôi thấy cách lập luận như vậy của giới lănh đạo Việt Nam th́ chỉ là một cách ngụy biện để che giấu một số sự thật nào đó mà họ không tiện nói ra, hay không thể nói ra thôi.

    Mặc Lâm : Xin cảm ơn nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc đă giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

  7. #67
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân chủ hóa hoặc chết
    Yasheng Huang (Foreign Affairs) *
    Người dịch Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)


    - Vào năm 2011, đứng trước Hiệp Hội Hoàng Gia (Viện Khoa Học Anh Quốc), Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) tuyên bố rằng Trung Quốc của tương lai sẽ trở thành một quốc gia thực hiện dân chủ hoàn toàn, pháp quyền, công bằng và công lư. Không có tự do, sẽ không có dân chủ thực sự. Không có bảo đảm về quyền kinh tế và chính trị, sẽ không có tự do thật sự. “Ông Eric Li, trong một bài báo có tựa đề Sinh Tồn của Đảng (The Life of the Party), không nói hời hợt về dân chủ như vậy. Thay thế vào đó, Ông Li, nhà tư bản mạo hiểm có cơ sở tại Thượng Hải (Shanghai), tuyên bố rằng cuộc tranh luận về dân chủ hóa Trung Quốc đă tắt ngủm: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không những sẽ c̣n nắm quyền hành trong tay; sự thành công của ĐCSTQ trong những năm tới sẽ c̣n củng cố mô h́nh độc đảng và trong tiến tŕnh sẽ thử thách sự khôn ngoan của Tây Phương về phát triển chính trị.” Ông Li có thể phát động một cuộc chạy đua quá sớm.


    H́nh (Xinhua, 1981): Chủ Tịch Nhà Nước Đặng Tiểu B́nh (trái), người khởi xướng chương tŕnh cải tổ kinh tế Trung Quốc vào năm 1976 và Tổng Bí Thư Đảng CSTQ Hồ Diệu Bang, người chủ trương dân chủ hóa Trung Quốc.

    Theo Ông Li sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng đối với đường hướng tổng quát của Trung Quốc chứng tỏ rằng dân Trung Quốc ưa thích t́nh trạng chính trị hiện nay. Trong một quốc gia không có tự do phát biểu ư kiến, yêu cầu dân chúng đánh giá thành tích của những nhà lănh đạo, giống như tổ chức một cuộc thi chỉ có thể chọn một câu trả lời có sẵn. Những cuộc điều nghiên nghiêm chỉnh hơn với cách đặt những câu hỏi bớt nhậy cảm về chính trị đă đem lại những kết quả trái ngược với kết luận của Ông Li. Theo cuộc điều nghiên vào năm 2003 được đề cập đến trong tài liệu “Những người Đông Á Nghĩ Thế Nào về Dân Chủ” (How East Asians View Democracy), được hiệu đính bởi những nhà nghiên cứu Yun-han Chu, Larry Diamond, Andrew Nathan, và Doh Chull Shin, 72.3% những người Trung Quốc được thăm ḍ ư kiến nói rằng họ tin là dân chủ là “một khát vọng cho nước của chúng tôi hiện nay,” và 67% nói rằng dân chủ “thích hợp cho nước của chúng tôi hiện nay.” Hai con số này ăn khớp với những con số của những quốc gia có nền dân chủ bền vững trong vùng Đông Á kể cả Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan.

    Có những đ̣i hỏi nhiều dân chủ hơn tại Trung Quốc. Sự thật là khối chống cải tổ ở trong ĐCSTQ nắm lợi thế kể từ vụ đàn áp tại Quảng Trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) vào 1989. Nhưng gần đây, những tiếng nói đ̣i cải tổ trong nội bộ ĐCSTQ đang tăng cường sức mạnh và được hỗ trợ bởi những đ̣i hỏi sự trung thực, minh bạch, và trách nhiệm bởi hàng trăm triệu người dùng Internet. Những lănh tụ mới của Trung Quốc xem ra ít nhất bằng ḷng chấp nhận một giọng điệu ôn ḥa hơn những người tiền nhiệm. Những lănh tụ tiền nhiệm từng đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ chống lại việc “tây phương hóa” hệ thống chính trị của Trung Quốc. Cho đến bây giờ, điều ngăn cản Trung Quốc tiến tới dân chủ không phải là thiếu nhu cầu nhưng là thiếu cung cấp. Có thể là khoảng cách này sẽ bắt đầu khép lại trong hơn 10 năm sắp tới.

    Không có ǵ thật sự vĩ đại

    H́nh (Washington Post, 2-6-1989): Nhân cái chết của Ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), cựu tổng bí thư của ĐCSTQ, vào ngày 15-4-1989 và những biến động tại những nước Cộng Sản Đông Âu và Liên Bang Xô Viết, hàng trăm ngàn thanh niên sinh viên tụ tập tại Quảng Trường Thiên An Môn trong hơn một tháng để tưởng niệm Ông Hồ Diệu Bang và đ̣i tự do dân chủ. Nhà cầm quyền Trung Quốc với sự đồng ư của lănh tụ tối cao Đặng Tiểu B́nh, đă thẳng tay đàn áp cuộc biểu t́nh và gây ra vụ thảm sát vào ngày 4-6-1989.

    Ông Li xác nhận rằng trung Quốc có những vấn đề như phát triển kinh tế chậm, không cung cấp đủ dịch vụ xă hội, và tham nhũng, nhưng ông cho rằng ĐCSTQ có nhiều khả năng để giải quyết những vấn đề này hơn bất cứ một chính phủ dân chủ nào. Ông Li lư luận rằng ĐCSTQ sẽ có thể làm những quyết định khó khăn và theo rơi cho đến khi hoàn tất nhờ vào khả năng tự sửa sai, cấu trúc trọng dụng nhân tài, và tính chất chính thống phổ thông (popular legitimacy) của ĐCSTQ.

    Trong sáu thập niên cai trị, ĐCSTQ đă thử mọi thứ từ tập thể hóa đất đai cho đến Bước Nhẩy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa cho đến tư nhân hóa. Theo Ông Li, điều này làm cho ĐCSTQ trở thành “một trong những tổ chức chính trị tự cải tổ trong lịch sử thế giới cận đại.” Bất hạnh thay, thủ tướng của Trung Quốc không có niềm tự tin của Ông Li rằng Bắc Kinh có thể học hỏi từ những tai họa của quá khứ và có thể sửa những sai lầm. Vào tháng Ba vừa qua, phản ứng trước vô số vụ tham nhũng, Ông Ôn Gia Bảo cảnh cáo rằng nếu không có sự cải tổ chính trị, “những thảm họa lịch sử như cuộc Cách Mạng Văn Hóa có thể lại xẩy ra.”

    rung Quốc có vẻ vượt hàng năm ánh sáng ra ngoài hai giai đoạn thảm khốc cho đất nước là Bước Nhẩy Vọt và cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tuy nhiên ĐCSTQ chưa bao giờ phủ nhận hoặc chấp nhận tội cho cả hai giai đoạn này. ĐCSTQ cũng không đặt vấn đề làm thế nào để ngăn chặn những tai họa tương tự trong tương lai. Trong một hệ thống không có sự quy định trách nhiệm thật sự hoặc kiểm tra đối trọng (check and balance), những ưu tư của Ông Ôn Gia Bảo – và của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đă phải trải qua những nỗi kinh hoàng của những biến cố trên – là chân thật và được chứng minh là đúng.

    Sau khi ca tụng khả năng thích ứng của ĐCSTQ, Ông Li tán dương hệ thống trọng dụng nhân tài của đảng. Ở điểm này, Ông Li nhắc đến câu chuyện của Ông Khâu Hà (Qiu He), một người có sáng kiến về chính sách công, đă từ một đảng viên thấp kém tại một quận hạt xa xôi trở thành phó bí thư tỉnh ủy của tỉnh Vân Nam. Hệ thống chính trị của Trung Quốc uyển chuyển đủ để cho phép một người như Ông Khâu Hà thí nghiệm những cuộc cải tổ. Đây là một lư do khiến cho hệ thống chính trị của Trung Quốc đă không sụp đổ sớm hơn. Tuy nhiên, một điểm kỳ quặc là Ông Li dùng câu chuyện của Ông Khâu Hà để chống lại dân chủ. Những điểm đặc trưng của hệ thống chính trị của Trung Quốc đă cho phép Ông Khâu Hà thử nghiệm những sáng kiến về chính sách, ủy nhiệm (nguyên tắc giao phó trách nhiệm quyết định cho giới chức thấp nhất) và chế độ liên bang, thật sự là nền tảng của một thể chế dân chủ hoạt động vững vàng. Không giống như Trung Quốc, nơi mà chính quyền trung ương ra những sắc lệnh ủy quyền và phân quyền liên bang, phần lớn những thể chế dân chủ phân quyền một cách trân trọng theo hiến pháp.

    Có một vấn đề nữa với câu chuyện về Ông Khâu Hà: đối với mỗi Ông Khâu Hà, có vô số những chính trị gia Trung Quốc được ĐCSTQ thăng chức v́ những lư do kém tích cực. Đơn giản là những dữ kiện có hệ thống không xác nhận sự quyết đoán của Ông Li rằng cả hệ thống chính trị của Trung Quốc trọng dụng nhân tài. Trong một cuộc phân tách kỹ lưỡng dữ kiện kinh tế và chính trị, những nhà khoa học chính trị Victor Shih, Christopher Adolph, và Mingxing Liu không t́m thấy những bằng cớ chứng tỏ rằng những viên chức Trung Quốc với những thành tích kinh tế tốt dễ được thăng chức hơn là những người có thành tích xấu. Vấn đề quan trọng hơn cả là sự đỡ đầu – điều mà Ông Wu Si, một nhà sử học nổi tiếng và một chủ biên ở Trung Quốc, gọi là “luật ch́m” của hệ thống thăng cấp.

    Ông Li cho rằng một người với địa vị của Ông Barack Obama trước khi ông ta được bầu làm tổng thống không thể tiến xa được trong chính trị Trung Quốc. Ông Li đúng, nhưng trường hợp ngược lại cũng đúng. Hăy xem trường hợp Ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên là một thành viên của Bộ Chính Trị và vợ của ông thú nhận giết người, với lương của một công chức, ông có thể cho con trai ra học ở nước ngoài một cách khó hiểu, giám sát chiến dịch khủng bố đỏ nhằm vào những nhà báo và luật gia, tra tấn và tống giam một số không rơ công dân mà không được xét xử một chút ǵ cả. Không một người nào có thành tích như Ông Bạc Hy Lai có thể tiến rất xa tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên Ông Bạc Hy Lai đă vượt trội lên tại Trung Quốc. Và trước khi suy sụp, Ông Bạc Hy Lai nắm trong tay quyền lực không bị kiềm chế như Ông Khâu Hà và đă sử dụng quyền lực này để làm phục hồi lại mọi yếu tố của cuộc Cách Mạng Văn Hóa mà Ông Ôn Gia Bảo chống.

    Một vấn đề khác mà Ông Li nêu lên là tính chất chính thống phổ thông của ĐCSTQ. Nhưng tham nhũng và lạm dụng quyền thế làm hao ṃn sự chính thống này. Đây là một trong những bài học mà những nhà lănh đạo đảng rút tỉa được từ trường hợp Bạc Hy Lai. Thật đáng chú ư rằng cả hai Ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), chủ tịch nước sắp hết nhiệm kỳ, và Ông Tập Cận B́nh (Xi Jinping), tân chủ tịch nước, vừa đây cảnh báo kịch liệt rằng tham nhũng có thể đưa đến sự sụp đổ của đảng và nhà nước. Những lănh tụ này đúng, đặc biệt v́ t́nh trạng kinh tế đi xuống hiện nay tại Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là một vài cá nhân lănh đạo ĐCSTQ không c̣n được kính trọng rất nhiều bởi dân Trung Quốc. Nhưng những người này là những người chủ trương cải tổ trong đảng, như Ông Đặng Tiểu B́nh (Deng Xiaoping), người đă khởi xướng cải tổ thị trường Trung Quốc vào cuối thập niên 1970 và Ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), tổng bí thư ĐCSTQ dưới sự lănh đạo của Ông Đặng Tiểu B́nh. Thực tế là những nhà cải tổ tiếp tục được dân chúng ưa chuộng hiện nay tạo một cơ hội cho ĐCSTQ: Đảng này có thể theo đuổi một chương tŕnh cải tổ chuẩn bị trước để thực hiện một cuộc chuyển tiếp từ từ và ḥa b́nh sang chế độ dân chủ, tránh những sự hỗn loạn và biến động đột ngột đang bao trùm Trung Đông. Nhưng điểm chính yếu là bắt đầu những cải tổ này ngay bây giờ.

    T́m kiếm sự thật

    H́nh (Keystone – France): Hai chiến dịch Bước Nhẩy Vọt (1958-1961) và Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đă làm đảo lộn t́nh trạng chính trị, kinh tế và xă hội Trung Quốc. Hậu quả là hàng chục triệu người chết đói. Bước Nhẩy Vọt nhắm công nghiệp hóa nhanh chóng bằng số nhân lực dồi dào và sản xuất tập thể. Cách Mạng Văn Hóa nhắm tiêu diệt tư bản, áp đặt chế độ Cộng Sản, và loại trừ những đảng viên cao cấp chống Ông Mao. Trạch Đông về sự thất bại của Bước Nhẩy Vọt.

    Sau khi duyệt qua những điều tích cực về hệ thống chính trị của Trung Quốc, Ông Li chuyển sang những vấn đề của Tây Phương. Ông thấy tất cả những vấn đề của Tây Phương – giai cấp trung lưu tan ră, cơ sở hạ tầng đổ vỡ, nợ nần, chính trị gia bị nhóm lợi ích chiếm đoạt – gây ra bởi nền dân chủ phóng khoáng (liberal democracy). Nhưng những vấn đề này không chỉ giới hạn cho những chính phủ dân chủ phóng khoáng. Chế độ độc tài cũng trải qua những kinh nghiệm này. Hăy nghĩ đến cuộc rối loạn kinh tế đánh vào những chánh phủ quân nhân ở châu Mỹ Latin vào hai thập niên 1970 và 1980 và tại Nam Dương vào 1997. Chỉ những chính quyền độc tài có nền kinh tế tập trung (centrally-planned economies) không có những hệ thống tài chánh mới thoát khỏi những cuộc khủng hoảng tài chánh. Những nền kinh tế tập trung này trải qua một t́nh trạng kinh tế tŕ trệ lâu dài thay v́ trải qua những chu kỳ lên xuống đột ngột.

    Ông Li dùng dữ kiện của tổ chức Transparency International để lập luận rằng nhiều chế độ dân chủ tham nhũng hơn là Trung Quốc. Bỏ qua một vấn đề mỉa mai là dùng dữ kiện của một tổ chức cam kết phát huy sự minh bạch để bào chữa một chế độ độc tài mờ ám, lập luận của Ông Li để lộ ra một điểm giải tích sâu sa hơn. Để phát hiện tham nhũng phải cần đến tin tức. Trong một chế độ độc đảng, tin tức thực bị giữ kín và hiếm hoi. Mạng I Paid A Bribe (Tôi Hối Lộ) tại Ấn Độ được thiết lập vào 2010 để dân Ấn Độ có thể tường tŕnh một cách khiếm danh những trường hợp dân phải hối lộ để nhận được dịch vụ của chính phủ. Tính đến tháng 11, 2012 trang mạng này đă ghi nhận được 21,000 hồ sơ về tham nhũng. Khi người dân Trung Quốc thiết lập những trang mạng tương tự như I Made A Bribe và 522phone.com, chính quyền đă đóng những mạng này. Do đó, thật là vô ích để so sánh 21,000 trường hợp tại Ấn Độ với không trường hợp nào tại Trung Quốc và kết luận rằng Ấn Độ tham nhũng hơn. Tuy nhiên đây lại chính là cách Ông Li đă làm.

    Nên biết rơ rằng có những chế độ dân chủ tham nhũng. Như Ông Li đă vạch rơ, Argentina, Nam Dương và Phi Luật Tân có những thành tích kinh khủng về điểm này. Những lănh tụ độc tài quân phiệt tàn nhẫn đă cai trị những quốc gia này nhiều thập niên, trước khi họ cởi mở. Những chế độ độc đoán này đă tạo ra những hệ thống tham nhũng mà những chế độ dân chủ mới được thiết lập sau phải đối phó. Những chế độ dân chủ phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong việc tiêu diệt tham nhũng, nhưng không ai nên nhầm lẫn triệu chứng với nguyên nhân. Chắc chắn rằng những chế độ chuyên quyền tham nhũng rất nhiều so với những chế độ dân chủ trên khắp thế giới. Phúc tŕnh 2004 của Transparency International cho thấy là ba viên chức tham nhũng nhất trong hai thập niên trước đó là Suharto, cai trị Nam Dương cho đến 1998; Ferdinand Marcos, lănh đạo Phi Luật Tân cho đến 1986; và Mobutu Sese Seko, tổng thống của nước Dân Chủ Cộng Ḥa Congo cho đến năm 1997. Ba lănh tụ độc tài này đă cướp của dân nghèo tổng cộng 50 tỉ Mỹ kim.

    Theo một phúc tŕnh được phổ biến trong một thời gian ngắn trên mạng của ngân hàng trung ương Trung Quốc vài tháng trước, kể từ 1990, những viên chức tham nhũng Trung Quốc – vào khoảng 18,000 người – đă chuyển ra nước ngoài tổng cộng khoảng 120 tỉ Mỹ kim. Con số này tương đương với toàn bộ ngân sách giáo dục của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1978 – 1998. Ngoài sự mất mát hoàn toàn về tài chánh, tham nhũng đă gây nên t́nh trạng cực kỳ xấu xa về an toàn thực phẩm, v́ các viên chức được hối lộ đă không thi hành luật lệ. Phúc tŕnh 2007 của Ngân Hàng Phát Triển Á châu ước tính rằng 300 triệu người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm mỗi năm. An toàn thực phẩm không phải là tai họa duy nhất. Hối lộ gây ra tai nạn xập cầu và công tŕnh xây cất làm chết người và những chất phế thải từ những nhà máy hóa học làm độc hại môi trường – và che đậy những bê bối này.

    Vấn đề không phải là Trung Quốc nhân nhượng tham nhũng. Chánh quyền thường xuyên xử tội những viên chức liên hệ. Và một số là những viên chức cao cấp như Thành Khoa Kiệt (Cheng Kejie), nguyên là phó chủ tịch Nghị Hội Nhân Dân Toàn Quốc (National People’s Congress) trước khi bị hành quyết vào 2000, và Trịnh Tiêu Du (Zheng Xiaoyu), giám đốc Cục Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm, bị hành quyết vào 2007. Vấn đề là thiếu vắng hệ thống kiểm soát và đối trọng về quyền hành và sự thiếu sót những cách ngăn chặn tham nhũng tốt nhất, đó là sự minh bạch và tự do báo chí.

    Dân chủ sớm muộn sẽ tới

    Mặc dù Ông Li lập luận rằng hệ thống độc đảng của ĐCSTQ là hệ thống tốt nhất cho Trung Quốc, ông ta cũng tŕnh bầy một số cải tổ nhậy cảm để cải thiện hệ thống này. Ông đề nghị những tổ chức phi chính phủ mạnh hơn để giúp chánh quyền cung cấp dịch vụ tốt hơn; những phương tiện truyền thông độc lập hơn để giúp kiểm tra tham nhũng; và những yếu tố của một hệ thống dân chủ nội bộ đảng (intraparty democracy) để giúp phơi bầy “những chuyện cá nhân hay riêng tư xấu xa của đảng và ngăn chặn những hành vi không thích đáng.” Ông Li đúng. Mỉa mai thay đây lại chính là những thành tố cốt lơi của một nền dân chủ hoạt động vững vàng.

    Không có một quốc gia nào lại có thể chỉ chấp nhận những thành tố căn bản của một nền dân chủ mà không chấp nhận tất cả. Không thể nào duy tŕ được những cuộc bầu cử sơ cấp sống động hoặc tổ chức những buổi họp hay các nhóm chiến lược tại cấp tiểu bang như Iowa, nhưng lại có một chính quyền trung ương vận hành theo kiểu Stalin. Hăy xem Đài Loan, nơi mà nền dân chủ tiến hóa qua thời gian. Vào đầu thập niên 1970, Ông Tưởng Chính Quốc (Chiang Ching-kuo), người trở thành tổng thống vào năm 1978, bắt đầu cải tổ đảng nắm chính quyền, Quốc Dân Đảng (Kuomingtang), để cho phép những cuộc bầu cử tranh đua tại địa phương, dân Đài Loan tham gia (trước đó, chỉ có những người sống tại lục địa Trung Quốc mới được phép giữ những chức vụ quan trọng), và kiểm tra bởi công chúng tiến tŕnh thành lập ngân sách của đảng. Ông cũng trả tự do cho những tù nhân chính trị và trở nên khoan dung hơn đối với báo chí và những tổ chức phi chính phủ. Khi Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Democratic Progressive Party), một đảng đối lập, xuất hiện vào năm 1986, đó là một thành quả tự nhiên của những cải tổ do Ông Tưởng Chính Quốc chủ trương. Đối với Đài Loan, sau cùng người ta không thể phân biệt giữa dân chủ và dân chủ toàn bộ. Đây cũng sẽ là sự thật đối với Trung Quốc.

    Và đây là một điều tốt. Ông Li đúng khi nói là Trung Quốc đă đạt được tiến bộ kinh tế và xă hội lớn lao trong một vài thập niên. Nhưng quốc gia này cũng chứng tỏ thiếu hiệu quả trong việc tạo ra phát triển toàn bộ, giảm bất b́nh đẳng lợi tức, loại trừ hối lộ, và ngăn chặn thiệt hại về môi trường. Đây là lúc thử nghiệm dân chủ. Như những học gỉa David Lake và Mathew Baum đă tŕnh bầy, một sự kiện đơn giản là những chế độ dân chủ tốt hơn các chế độ độc tài trong việc cung cấp dịch vụ công cộng. Và những quốc gia chuyển tiếp sang dân chủ sẽ t́m thấy sự tiến bộ ngay lập tức. Trung Quốc đang nh́n thấy một vài hiệu quả này: Nancy Qian, một nhà kinh tế tại Đại Học Yale, cho thấy rằng việc tổ chức bầu cử tại cấp làng ở Trung Quốc đă cải thiện trách nhiệm và gia tăng chi phí về dịch vụ công cộng.

    Một Trung Quốc dân chủ khó có thể làm hơn Trung quốc ngày nay về mức phát triển theo tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP), nhưng ít nhất phát triển sẽ toàn bộ hơn. Những lợi ích không chỉ đến với chính phủ và một số ít những nhà tư bản thân thuộc, mà cho đa số dân Trung Quốc, bởi v́ một chế độ dân chủ hoạt động vững vàng sẽ thăng tiến thành quả tốt nhất cho đại đa số.

    Có hai khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc báo hiệu con đường dẫn đến dân chủ hóa. Một là mức GDP b́nh quân đầu người. Một vài nhà khoa học xă hội tin rằng Trung Quốc đă vượt qua ngưỡng cửa này đến cái mức mà phần đông xă hội chắc chắn phải bắt đầu dân chủ hóa – giữa 4,000 Mỹ kim và 6,000 Mỹ kim. Như học giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đă nêu ra, trong 25 quốc gia với GDP b́nh quân đầu người cao hơn trung Quốc, không có tự do hoặc chỉ có một phần tự do, 21 nước sống sót được là nhờ cậy vào những tài nguyên thiên nhiên. Ngoài nhóm ngoại lệ này, các nước đều trở thành dân chủ khi trở nên giầu có hơn.

    Điều kiện thứ hai về cấu trúc báo hiệu tiến tŕnh dân chủ hóa là sự phát triển nóng bỏng của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ chậm lại, làm gia tăng những tranh chấp và làm cho nạn tham nhũng trở thành một gánh nặng trầm trọng hơn để có thể gánh chịu. Khi kinh tế phát triển, người ta sẵn sàng chịu đựng một vài hối lộ. Khi kinh tế không phát triển, cùng một mức tham nhũng cũng không thể được dung thứ. Nếu Trung Quốc tiếp tục với t́nh trạng chính trị hiện nay, những cuộc xung đột gần như chắc chắn sẽ tăng cường mạnh mẽ, và nguồn tài chánh thất thoát ra nước ngoài hiện nay đang gia tăng v́ niềm tin vào tương lai kinh tế và chính trị Trung Quốc đang giảm xuống, sẽ c̣n tăng tốc hơn trước. Nếu không ngăn chặn, việc các thành phần kinh tế ưu tú mất tin cậy sẽ cự kỳ nguy hiểm cho kinh tế Trung Quốc và có thể gây ra sự bất ổn tài chánh trầm trọng.

    Chúng ta nên nhớ rằng việc dân chủ hóa nằm trong tay ĐCSTQ. Về điều này, sự việc cũng trở nên tốt đẹp hơn. Ngay cả một vài nhân vật có thế lực và ảnh hưởng của Trung Quốc nay đă tin rằng sự ổn định không được tạo ra bởi sự đàn áp nhưng bằng cởi mở về chính trị và kinh tế. Gần đến ngày Đại Hội Đảng thứ 18 được tổ chức vào tháng 11, một lá thư ngỏ kêu gọi minh bạch và dân chủ nội bộ đảng nhiều hơn đă được phổ biến trên Internet. Một trong những tác giả của lá thư này là Ông Chen Xiaolu, một người con trai nhỏ nhất của một trong những tướng lănh có nhiều huy chương nhất của quân đội Trung Quốc và cũng là một cựu phó thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao và một phụ tá được tin cậy của Thủ Tướng Chu Ân Lai. Ông Chen và nhiều nhân vật ưu tú Trung Quốc không c̣n tin rằng t́nh trạng hiện nay có thể tồn tại được.

    Kể từ 1989, ĐCSTQ không chấp nhận bất cứ một cải tổ chính trị thật sự nào, mà hoàn toàn chỉ trông cậy vào mức phát triển cao để duy tŕ quyền cai trị. Chiến lược này chỉ thành công khi nền kinh tế đang phát triển nhanh – môt điều mà Bắc Kinh (Beijing) không thể chấp nhận như một của trời cho. Một điều vô cùng quan trọng là hoặc ĐCSTQ chấp nhận những cải tổ chính trị hoặc bị bắt buộc phải làm như vậy v́ một cuộc khủng hoảng thê thảm. Thay đổi một hệ thống chính trị dần dần bằng một cách thức có kiểm soát tốt hơn là một cuộc cách mạng hung bạo. ĐCSTQ có thể phục hồi được uy tín bằng một sứ mệnh cải tổ và ĐCSTQ có thể cải thiện chế độ chính trị của Trung Quốc mà không phải từ bỏ quyền lực. Không nhiều chế độ độc tài có được cơ hội này; ĐCSTQ không nên phung phí nó.

    Ông Yasheng Huang là giáo sư về chính trị kinh tế và quản trị quốc tế tại Trường Quản Trị Sloan thuộc Viện Đại Học Kỹ Thuật Massachusetts (MIT) và là tác giả của cuốn sách “Chủ Nghĩa Tư Bản với Đặc Tính Trung Quốc: Kinh Doanh và Nhà Nước.”

    5-1-2013

    “Democratize or Die – Why China’s Communists Face Reform or Revolution.”

    Người dịch Nguyễn Quốc Khải
    danlambaovn.blogspot .com

  8. #68
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    'Việt Nam nơi đâu" trong chiến lược của Hoa Kỳ và Trung Quốc?
    Việt-Long, RFA

    2013-01-13

    Trung Quốc không dấu diếm tham vọng quân sự của họ, nhưng Hoa Kỳ đă có lúc từng hy vọng Trung Quốc chọn một trong hai mục tiêu cho chính sách quân sự ấy: tranh thắng và đương đầu, hay hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nhưng mấy năm gần đây, trước một chính sách của Bắc Kinh có nhiều phần nghiêng về phía tranh thắng và đối đầu, Hoa Kỳ đă theo đuổi một chính sách lưỡng diện tế nhị.


    Bối cảnh

    Một mặt, Washington tỏ ra thân thiện để vuốt ve, khuyến khích Trung Quốc đứng vào địa vị một cường quốc có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Mặt khác, Hoa Kỳdùng sách lược khéo léo ngăn chặn đà cạnh tranh quân sự và thái độ gây hấn của Bắc Kinh bằng những cuộc đối thoại, thảo luận,thuyết phục, thay v́ đối xử với Bắc Kinh như với kẻ thù. Cùng lúc, Washington không quên tăng cường lực lượng quân sự bằng những kế hoạch tái phối trí, tăng cường vơ trang chưa bao giờ gián đoạn.

    Trung Quốc cũng t́m mọi cách hóa giải sách lược ngăn chặn của Mỹ. Bắc Kinh tranh đua với Washington về khả năng quân sự, trước hết là v́ vấn đề Đài Loan, kế đó là vấn đề chủ quyền trên biển Hoa Đông với xứ Nhật Bản không tiện ồn ào phô trương nhưng không yếu kém về quân sự, và kế đó là chủ quyền những túi nhiên liệu khổng lồ ở biển Đông, mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa.

    Biển Đông được coi như sân trước của ngôi nhà Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có ưu thế quân sự và chính trị vượt trội trước một khối quốc gia Đông Nam Á chia rẽ mạnh ai nấy sống, dù Philippines kêu la và Việt Nam dường như chỉ biết than thầm. Việt Nam vuốt ve ông láng giềng hung hăn bằng cách nhắc lại thù xưa với Mỹ, cố nhấn ch́m thù mới, cấm dân khuấy động mối căm hờn c̣n nóng bỏng v́ xương máu chiến sĩ ở Hoàng Sa 1974, biên giới phía bắc 1979-1986 và Trường Sa 1988. Vấn đề biển Đông đối với Trung Quốc chỉ c̣n là sự chờ đợi kết quả cuộc đấu tranh ngoại giao với Hoa Kỳ về vấn đề chủ quyền nơi này, trong khi Bắc Kinh càng nỗ lực thúc đẩy sự nản ḷng và đoạn tuyệt của Washington với Hà Nội trước chính sách nhu nhược và mờ ám của Việt Nam.

    Trong bối cảnh toàn thế giới, trách nhiệm toàn cầu mà Hoa Kỳ tự đứng ra nhận lănh đ̣i hỏi Washington phải duy tŕ một lực lượng quân sự chiếm ưu thế tuyệt đối về phẩm chất và dồi dào về số lượng. Ngân sách quốc pḥng năm 2011 do Tổng thống Obama đề nghị là 665 tỉ đô la, Quốc hội thêm và thông qua 680 tỉ, chưa kể 37 tỉ đô la dành cho Iraq và Afghanistan trong dự luật bị Hạ viện hoăn sau khi qua được Thượng Viện. Qua năm 2012 ngân sách cho bộ quốc pḥng Hoa Kỳ là 711 tỉ, chiếm 41% chi phí quốc pḥng của cả thế giới, và tính chung mọi chi phí liên quan đến quốc pḥng của Mỹ th́ con số vượt trên 1 ngàn tỉ mỹ kim. Ngân sách mới được ban hành cho năm nay, trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu và ngân sách chung, là 633 tỉ đô la.

    Trong khi đó, để theo đuổi vị trí một cường quốc đại dương và trước hết chiếm ưu thế tuyệt đối trong các cuộc tranh chấp lănh hải ở châu Á, Trung Quốc cũng gấp rút đổ tiền vào quốc pḥng từ nhiều năm trước đó. Theo số liệu đáng tin cậy của Viện nghiên cứu hoà b́nh quốc tế Stockholm, chi phí quốc pḥng năm 2012 của Trung Quốc được công bố là 105 tỉ, tăng 11,2% so với năm trước, nhưng trên thực tế là 228 tỉ đô la, vượt ngưỡng 20% chi phí quốc pḥng của Hoa Kỳ, chiếm 8,2% chi phí quốc pḥng toàn thế giới, . Điều đáng lưu ư cho Đông Nam Á: Trung Quốc tuyên bố sự gia tăng chi phí quốc pḥng này là v́ t́nh trạng “các nước láng giềng không thân thiện”! Trong khi đó Bắc Kinh không ngớt tuyên truyền đểHà Nội rao giảng lại với người dân Việt cái gọi là “quan hệ 16 chữ vàng”. Không nói tới Hoa Kỳ, nhưng ai cũng hiểu “láng giềng không thân thiện” ở khu vực Thái B́nh Dương phía nam Trung Quốc c̣n là sự hiện diện của các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương trong mối liên minh có hiệp ước an ninh chung với Philippines, Nhật Bản, Thái Lan...

    Trước ư đồ rơ rệt trong ván bài lật ngửa này, Hoa Kỳ phải làm ǵ? Trung Quốc sẽ dừng lại ở đâu trên con đường phát triển lực lượng quân sự ? Washington mong muốn Bắc Kinh dừng lại nơi nào?

    Quan niệm chiến lược của Trung Quốc

    Từ 1990 dưới thời Đặng Tiểu B́nh, Trung Quốc không c̣n cần đến chiến lược chiến tranh tiêu hao, hay tiêu thổ kháng chiến, của Mao Trạch Đông. Chiến lược chiến thuật của Bắc Kinh cho đến khi ấy chỉ dựa vào ưu thế quân số và hoả lực bộ binh, tỏ ra hữu hiệu ở những vùng ven biên giới với những nước nhỏ, là những chiến trường có cơ sở tiếp vận ngay trong nội địa sát cạnh.

    Ưu thế này được chứng tỏ trong những trận chiến từ 1979 đến 1986 ở biên giới Việt-Trung. Trên không và trên biển, hải quân Trung Quốc chỉ đủ khả năng ức hiếp những nước đang bị nội chiến bó tay, như Việt Nam Cộng Hoà với quần đảo Hoàng Sa, và những láng giềng đồng minh yếu kém, như CHXHCN Việt Nam với một đảo quan trọng ở quần đảo Trường Sa.

    Nhung khi chứng kiến trên truyền h́nh quốc tế cuộc tấn công thần kỳ của Hoa Kỳ và đồng minh mở màn chiến tranh vùng Vịnh hôm 2 tháng 8 năm 1990, Chủ tịch Đặng Tiểu B́nh cùng Bộ chính trị và Quân Uỷ Trung ương hội họp khẩn cấp, ra chỉ thị dồn hết mọi nỗ lực đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá Quân đội Nhân dân Trung Hoa, theo chiến lược “Địa phương chiến” và “Tốc chiến tốc thắng”.

    Trung Quốc từ đó chú trọng phát triển sức mạnh quân sự song song với sức mạnh của nền chính trị độc đoán và nền kinh tế phát triển nhanh chóng diễn tiến đúng “kế hoạch kinh tế 70 năm cho Trung Quốc” của Đặng Tiểu B́nh. Quân đội Trung Quốc phải t́m mọi cách hoàn thành những sứ mệnh được giao phó theo chiến lược chuyển hóa an ninh quốc pḥng này. Bạch thư quốc pḥng năm 2004 và 2006 của Bắc Kinh mô tả con đường hiện đại hóa Quân đội nhân dân Trung Hoa như “Cuộc cách mạng quân sự với đặc tính Trung Hoa” chia làm ba giai đoạn:

    Giai đoạn I: Giảm thiểu quân số và cải tiến hiện đại hoá hệ thống pḥng thủ, nỗ lực tăng tiến kỹ nghệ quân sự. Công cuộc cải tổ quân sự nhằm gia tăng tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội với những đơn vị quân sự chọn lọc, được huấn luyện đến mức cao nhất, và tham dự những cuộc tập trận sát thực tế nhất, bao gồm cả những cuộc tập trận chung với Liên Bang Nga và các nước khác.

    Giai đoạn II: tiến tới tŕnh độ hành quân phối hợp quân binh chủng hải lục không quân. Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu “thông đạt hóa”, mà Hoa Kỳ gọi là C4ISR (command, control, communications, computers, intelligence, reconnaisance, and surveillance) gồm các công tác chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, computer, t́nh báo, thám sát và giám sát.

    Bạch thư quốc pḥng 2004 của Bắc Kinh lặp lại chính xác những mũi nhọn chiến lược mà Ngũ Giác Đài dồn nỗ lực phát triển, bao gồm kỹ thuật vệ tinh và công cụ cảm nhận trên không, máy bay tự hành không người lái, cùng chiến tranh không gian ảo, hay không gian mạng.

    Giai đoạn III: duy tŕ và phát triển lực lượng hạt nhân ngăn đe, thách đố quyền thống lănh quân sự của Hoa Kỳ ở bất kỳ nơi nào có thể thách đố. Quyết tranh đoạt ưu thế trong cuộc đối đầu quân sự để Hoa Kỳ không c̣n tự tin có thể chiến thắng dễ dàng và nhanh chóng, Trung Quốc nhắm khai thác những yếu huyệt khó bảo vệ của lực lượng quân sự Mỹ, sử dụng các h́nh thái chiến tranh không gian và không gian ảo, tấn công hàng không mẫu hạm, chống sức mạnh không lực. Điển h́nh, những phi đạn chống vệ tinh và phi đạn cao tốc chống chiến hạm mới đây của Bắc Kinh cho thấy quyết tâm san bằng khoảng cách về ưu thế không gian, không quân và hải quân của Washington.

    Tăng tiến năng lực quân sự c̣n là con chủ bài để đe dọa Đài Loan đến nơi đến chốn và ngăn đe hay phản kích hữu hiệu một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ. Tuy nhiên Trung Quốc chưa đủ các lực lượng nhảy dù và đổ bộ, là điều kiện cần cho một trận tấn công chiếm giữ vĩnh viễn hải đảo này. Cuộc tấn công sẽ trở thành thảm họa khi hạm đội 7 tung lực lượng ra giúp Đài Loan.

    V́ thế, thay cho lực lượng đổ bộ, hằng ngàn phi đạn ngắn tầm được bố trí ở duyên hải tỉnh Phúc Kiến, đặt trọn quần đảo Đài Loan dưới tầm băo lửa tiêu diệt, cùng với cuộc tấn công bao vây cô lập kinh tế Đài Loan bằng cách làm cho các phương tiện vận chuyển hàng không, hàng hải thương mại khó tiếp cận đảo quốc.

    Tuy nhiên sau thời Giang Trạch Dân, giới lănh đạo Trung Quốc từ thời Hồ Cẩm Đào muốn dùng chính trị và kinh tế hơn là quân sự cho vấn đề Đài Loan, v́ đà phát triển quân lực không theo kịp đà tiến của quân lực Hoa Kỳ. Công cuộc kiến tạo lực lượng cân bằng với Hoa Kỳ vẫn là chiến lược quân sự chủ đạo, nhưng viễn ảnh cân bằng c̣n quá xa vời, nên thiết lập ưu thế quân sự tuyệt đối trong khu vực Đông Á- Đông Nam Á đă được quan tâm không kém. Trung Quốc quyết tâm phát triển quân lực để bảo vệ lănh hải đầy tham lận mà họ đă giành chiếm và đơn phương tự ư vạch ranh giới, bao trùm gần hết biển Đông và phần lớn biển Hoa đông đối diện Nhật Bản. Nhu cầu độc chiếm nguồn nhiên liệu và các thủy lộ huyết mạch đến Trung Quốc là nhu cầu căn bản cho công cuộc phát triển kinh tế và quân sự, hướng đến mục tiêu thách đố Hoa Kỳ.

    Lực bất ṭng tâm?

    Tuy nhiên, cùng lúc, từ nội địa, những bất ổn ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ. Không chỉ Tây Tạng, Tân Cương, Tứ Xuyên luôn luôn sôi động v́ vấn đề sắc tộc, tự trị, mà Vân Nam, Trùng Khánh, Quư Châu cũng căng thẳng với những đ̣i hỏi của nông dân nghèo đói, trước cảnh xa hoa của những đô thị “chủ lực kinh tế” ở vùng duyên hải miền đông. Nền kinh tế mất đà thăng tiến, vào lúc chu kỳ phát triển dường như đă hết giai đoạn khả quan. Người dân nghèo đ̣i hỏi công bằng kinh tế và tăng phúc lợi, nhu cầu phải thoà măn cho một giai cấp trung lưu đông đảo bằng dân số của Hoa Kỳ, sự bất quân b́nh về mọi mặt giữa thành thị-thôn quê, giữa các vùng duyên hải với vùng sơn cước, thị trường tài chính tham ô nặng đầy nợ xấu, dân số lăo hoá… Lực lượng quân sự chỉ làm rối thêm t́nh h́nh nội địa, nên Bắc Kinh phải dành những ngân khoản lớn lao cho các vấn đề xă hội chính trị nội địa.

    Nhưng dù không thể dành hết mọi tài nguyên cho quân đội, Bắc Kinh vẫn t́m mọi cách để dành ưu tiên hiện đại hóa và phát triển quân sự, và một khi ưu thế quân sự ở Đông Á- Đông Nam Á nghiêng về Trung Quốc th́ t́nh thế an ninh quốc pḥng nơi này sẽ biến đổi măi măi. May thay Hoa Kỳ vẫn có thể ứng phó với đà bành trướng khu vực của Trung Quốc bằng những biện pháp không làm quan hệ song phương quá căng thẳng hay đổ vỡ. Hoa Kỳ tỏ ra muốn trông chờ ở sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong những viễn ảnh lạc quan hơn là tranh đua cao thấp.

    Một lực lượng quân sự thiện chiến, có khả năng phối trí nhanh, hoạt động hữu hiệu, có thể trở thành hữu ích cho nỗ lực của các cường quốc trong việc hợp tác ổn định an ninh trật tự thế giới, chống và diệt khủng bố, nếu Bắc Kinh muốn đứng ngang hàng với khối NATO và chọn vai tṛ cường quốc có trách nhiệm với quốc tế.

    Trong mối hy vọng đầy lạc quan đó, Washington vẫn phải theo dơi chặt chẽ tiến tŕnh hiện đại hoá quân sự của Bắc Kinh, và trong những giả thuyết bi quan nhất, chiến lược đối phó với Trung Quốc phải thay đổi. Vài ví dụ, như những dấu hiệu dành ngân sách dồi dào nhất cho quốc pḥng, những lời lẽ cường điệu vô trách nhiệm trong cuộc giành chiếm lănh thổ lănh hải độc đoán, những lời tuyên truyền kích động nhân dân chống lại những “kẻ thù” mà dù không nói ra cụ thể ai cũng hiểu đó là người Mỹ. Những dấu hiệu báo động khác chưa xảy đến nhưng có thể dự đoán bao gồm nhưng không hạn chế trong những sự kiện như sự xuất hiện và lớn mạnh của một lực lượng chiến tranh sinh hoá, nỗ lực kiến tạo lực lượng hạt nhân để cân bằng và chiếm ưu thế so với Mỹ, sự thay đổi trong chiến lựoc hạt nhân từ “không đánh trước” sang “tiên hạ thủ vi cừong”, hay những thưong vụ vũ khí lớn lao cả về số lượng lẫn chủng loại, phẩm chất, quan trọng nhất là một liên minh quân sự quốc tế mới dựa trên quân lực Trung Quốc liên kết với một số cường quốc quân sự, kinh tế khác, là biểu hiện chắc chắn tham vọng tranh thắng đă trở thành chiến lược cụ thể của Bắc Kinh trong vịêc thách đố địa vị đệ nhất siêu cường của Hoa Kỳ.

    Những dấu hiệu đó, nếu diễn ra, sẽ cho thấy quan niệm chiến lược thực sự của Trung Quốc, sau cùng đưa đến khả năng quân sự không những vượt quá những điều kiện để chiếm giữ Đài Loan mà c̣n lạc hướng đối với vai tṛ “cường quốc có quyền lợi và trách nhiệm” trên bàn cờ quốc tế.

    Chiến lược của Hoa Kỳ

    Muốn đối phó chiến lược của Trung Quốc Hoa Kỳ phải đầu tư rộng răi để gia tăng mạnh mẽ sức mạnh quốc pḥng. Chiều hướng ấy phải được duy tŕ trong thời gian dài sắp tới, dù dưới t́nh trạng phát triển kinh tế ra sao. Lực lượng quốc pḥng Hoa Kỳ phải đủ khả năng thực hiện những kế hoạch ngăn chặn ngắn hạn và trung hạn của chiến lược lưỡng diện đối với Trung Quốc.

    Về phương diện quân sự, nhiều tiền bạc cần được dành cho vũ khí và khí cụ tối tân ưu việt cho không quân và hải quân. Một tỉ lệ cao của ngân sách quốc pḥng phải được dành cho những chiến đấu cơ tối tân chiếm ưu thế tuyệt đối, những phi đội pháo đài bay chiến luợc, những hạm đội hàng không mẫu hạm và chiến hạm thế hệ mới, những máy bay tự hành viễn khiển (UAV) hoạt động tầm xa dài ngày, những tàu ngầm hạt nhân tấn công, và những phương tiện hay khí cụ và cơ sở C4ISR dưới nhiều h́nh thức như chiến hạm, tàu ngầm, phi cơ, cơ sở mặt đất… cùng lúc phối hợp và thi hành những công tác chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, computers, t́nh báo, thám sát và giám sát.

    Cùng lúc, quân lực Mỹ c̣n phải tiếp tục tài trrợ và duy tŕ vững chắc những khả năng cần thiết chính yếu khác để chiến đấu trong cuộc chiến chống khủng bố không bao giờ ngưng nghỉ.Thêm vào đó lại c̣n các chiến dịch quốc tế ǵn giữ hoà b́nh, trong đó quân đội Mỹ dự phần, và thường là lănh đạo, với những cuộc chiến “cổ điển” trên những vùng sôi động của thế giới. Song song, Washington c̣n phải duy tŕ lực lượng ngăn đe hạt nhân và không hạt nhân, phải thi hành những kế hoạch pḥng vệ chống lại mối đe doạ triền miên về hiểm hoạ vũ khí tàn sát quy mô, bao gồm nhưng không hạn chế trong các khí cụ hạt nhân, sinh hoá học…

    Tất cả những nhiệm vụ này đều phải được dành đủ ngân sách để hoàn thành tuyệt đối đúng, song song với nhau, không thể buông bỏ hay giảm nhẹ một nhiệm vụ nào v́ dành ưu tiên cho nhiệm vụ khác.

    Đến nay, thêm với hậu quả kinh tế suy trầm, thương mại thâm hụt, một số hiện tượng về điều hành quản lư vụng về những cuộc chiến kéo dài ở một số địa bàn hoạt động trên thế giới cùng phí tổn lâu năm cho những nơi ấy đă hạn chế tài nguyên dành cho chiến lược “rào cản” ngăn chặn sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng quân sự Trung Quốc. Chính quyền Hoa Kỳ, cả hành pháp và lập pháp, trong hiện tại và tương lai phải bảo đảm có đủ tài chính cho một hàng rào tinh tế chống lại Trung Quốc. Chiến lược này tinh vi ở chỗ có thể hạn chế hữu hiệu sự phát triển quân lực của Bắc Kinh mà vẫn phù hợp với phần hành “tiếp xúc thân thiện” với Trung Quốc, đồng thời phải nằm trong phạm vi khả năng tài chính của ngân sách bị cắt giảm từng năm kể từ 2013.

    Vậy Hoa Kỳ làm cách nào đối ứng với quân lực Trung Quốc hiện đại hoá?
    Chiến lược lưỡng diện

    Trước hết, phải tiếp tục đầu tư cho công cuộc tăng tiến khả năng quân sự bằng một loạt biện pháp và kế hoạch dành cho các vũ khí, khí cụ không gian, không lực và hải lực, cũng như lực lượng bộ chiến, cùng các đơn vị hành quân đặc biệt thi hành những nhiệm vụ đoản kỳ. Công tác thu thập và phân tích tin tức t́nh báo về mọi hoạt động bên trong quân đội Trung Quốc cũng phải được duy tŕ và gia tăng.

    Nh́n ra ngoài, Hoa Kỳ phải duy tŕ và phát triển các liên minh ở châu Á, bằng cách giữ vững mối liên minh với Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, Philippines, Thái Lan. Washington c̣n phải t́m cách thắt chặt mối tương tác quân sự với Ấn độ, Singapore, và có thể với cả Việt Nam, tuy xứ này chưa thoát khỏi ṿng khống chế của Bắc Kinh. Đặc biệt, củng cố liên minh Hoa Kỳ-Nam Hàn và duy tŕ sự hiện diện quân sự ở Guam là hai công tác rất quan trọng cho việc ngăn đe Bắc Hàn, bảo đảm an toàn cho Nhật Bản, đồng thời biểu thị quyết tâm bảo vệ và liên kết chặt chẽ với toàn thể châu Á tự do, kể cả những nước chưa tự do nhưng muốn bứt khỏi ṿng cương toả của Bắc Kinh, trong đó Miến Điện là một ví dụ điển h́nh gần nhất.

    Hoa Kỳ cũng phải tiếp tục bảo đảm và cho thấy khả năng quân lực Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công không bị khiêu khích phát xuất từ bên kia eo biển Đài Loan.

    Mặt khác, Washington vẫn phải tiếp tục những hoạt động quân sự song phương với Trung Quốc, như mở những cuộc đối thoại định kỳ và ngoài định kỳ theo kế hoạch giữa bộ quốc pḥng hai nước, hay giữa hai bộ tổng tham mưu, giữa Tư lệnh bộ chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ với một nhân vật của Quân Uỷ Trung ương trong tư cách đại biểu Bộ Tư lệnh đệ nhị pháo binh chiến lược Trung Quốc.

    Là một phương tiện quan trọng của cả hai biện pháp “rào cản” ngăn chặn và tiếp cận, mối liên lạc quân sự song phương tạo nên sự “quen biết” có thể giúp tránh được những tính toán sai lầm trong những thời khắc khủng hoảng, căng thẳng, hay cạnh tranh lẫn nhau. Một vài ví dụ điển h́nh như vụ toà đại sứ Trung Quốc ở Belgrade bị trúng bom của NATO năm 1999, vụ đụng máy bay Mỹ-Trung năm 2001 trên không phận cách đảo Hải Nam 70 dặm, vụ đối đầu từ 5 đến 8 tháng 3, 2009 giữa tàu nghiên cứu hải dương Impeccable của Hoa Kỳ với tàu chiến, tàu cá và máy bay của Trung Quốc. Thay v́ phản ứng thích đáng về quân sự, Hoa Kỳ cần phải theo đuổi chính sách “đáp ứng theo giá trị” để hai bên đều có được lợi ích tương đương.

    Sau cùng, Hoa Kỳ cần mở rộng hoạt động quân sự song phương qua những hoạt động phối hợp có lợi cho cả hai bên. Những hoạt động này có thể bao gồm công tác t́m kiếm- cứu nạn, chống khủng bố, hải tặc, buôn bán ma tuư, buôn người, hoạt động nhân đạo, cứu nạn dân sự, và bảo vệ hoà b́nh.

    Những điều cần tránh

    Trong chiến lược quân sự giữa bối cảnh quan hệ với Trung Quốc, trước hết việc lập đồng minh khu vực với mục đích công khai “chống Trung Quốc" là một điều cần cân nhắc kỹ. Hầu hết những quốc gia khả dĩ làm thành viên cho liên minh như vậy đều phải bảo vệ và nuôi dưỡng quan hệ song phương với Bắc Kinh, và sẽ từ chối tham dự chiến lược nào mà chỉ nhắm tới vịêc lập ‘rào cản’ Trung Quốc.

    Hoa Kỳ cũng đừng bị cám dỗ kiến tạo chính thức một “liên minh pḥng thủ” với Đài Loan hay cam kết một sự trợ giúp quân sự vô điều kiện. Washington c̣n phải dứt khoát phản đối mọi cố gắng của Đài Loan muốn đơn phương mở cuộc tấn công trước, nhất là bằng vũ khí hạt nhân.

    Sau cùng, nỗ lực vô hiệu hoá lực lượng hạt nhân ngăn đe của Trung Quốc bằng một lực lượng phản kích hay lá chắn hoả tiễn pḥng thủ không những không thể chống lại một cách toàn diện cuộc tấn công hạt nhân từ Trung Quốc, mà c̣n thúc đẩy Trung Quốc xây đắp một lực lượng hạt nhân chiến lược mạnh hơn cả lực lượng họ sẽ kiến tạo trong thời gian không lâu sắp tới. Điều này đă xảy ra với Liên Bang Nga.

    Trở ngại: Việt Nam

    Chiến lược quân sự trong quan hệ với Trung Quốc dù điều hành cách nào cũng sẽ gặp một trở ngại lớn: nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc.

    Tới nay, v́ chiến lược ‘rào cản’ ở phía nam Trung quốc, Hoa Kỳ muốn giúp Hà Nội thoát khỏi phần nào ảnh hưởng toàn diện của Bắc Kinh, trước hết bằng sách lược trợ giúp Việt Nam bảo toàn lănh hải đặc quyền kinh tế. Washington tỏ ra cương quyết bảo vệ “quyền tự do lưu thông hàng hải trên biển Đông” cùng với việc làm ăn của các công ty dầu khí Hoa Kỳ tại những nơi mà Trung Quốc đ̣i gọi thầu và khai thác trong lănh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines. Trung Quốc đă rắp tâm giành chiếm những vùng biển này từ lâu, theo ranh giới “lưỡi ḅ” do họ đơn phương áp đặt giữa sự phản đối của toàn thể châu Á và hầu hết các nước trên thế giới. Nguợc lại, Trung Quốc khó ḷng từ bỏ tham vọng chiếm hữu nguồn nhiên liệu dồi dào ở biển Đông, là huyết mạch của nền sản xuất, nền kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh hết sức tạo áp lực toàn diện cho các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, để tiến hành tham vọng ấy.

    Chính sách của Hoa Kỳ trong vấn đề này dường như đang phải chờ đợi thái độ của Việt Nam.

    Để đáp ứng yêu cầu trợ giúp của Việt Nam, Hoa Kỳ đ̣i hỏi Việt Nam trước hết phải cải tổ t́nh trạng nhân quyền. Chẳng may, cải tổ nhân quyền lại đ̣i hỏi những thay đổi căn bản về luật pháp, hiến pháp, quan hệ chính trị và xă hội giữa chính quyền và người dân, quan hệ pháp lư giữa đảng cầm quyền với chính quyền gồm cả ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, mối quan hệ tam quyền phân lập giữa ba ngành ấy, và tối hậu, là một nền chính trị dân chủ đa nguyên. Trong nền dân chủ ấy đảng Cộng sản vẫn có thể là đảng cầm quyền nhưng trong một hệ thống pháp trị, luật pháp đứng trên hết, và mọi đảng phái đều có địa vị ngang nhau.

    Đối diện với yêu cầu đó, Việt Nam vẫn kiên quyết giữ chặt thể chế độc đảng do đảng Cộng sản thống lĩnh với quyền lănh đạo tuyệt đối. Để giữ được, Hà Nội không thể tách khỏi mối liên kết với Bắc Kinh, và phải dồn hết tài nguyên cho lực lượng công an để mua lấy sự trung thành tuyệt đối, dù lực lượng quân sự có bị chia sẻ tài nguyên để phát triển trong lúc nhu cầu đối đầu quân sự với Trung Quốc càng ngày càng khẩn thiết. Trước t́nh thế đó, Việt Nam bắt đầu trở giọng, nếu chưa phải là trở mặt, kín đáo mở chiến dịch tuyên truyền giáo dục trong nội bộ đảng về “công ơn” của nước láng giềng Trung Quốc trong cuộc chiến tranh giành được miền Nam, đồng thời nhắc lại mối thù xưa với nước Mỹ, là nước mà nay đang chờ giúp Việt Nam chống Trung Quốc!

    Thời gian không c̣n lâu để thử thách sự kiên nhẫn của Mỹ. Trong khi đó, một khi để cho Trung Quốc thoả măn nhu cầu nhiên liệu, khai thác dầu khi ở biển Đông, Washington vẫn có thể đổi lấy lời cam kết của Bắc Kinh dành quyền tự do lưu thông hàng hải cho Hoa Kỳ cùng các đồng minh Nhật Bản, Nam Hàn ở Đông Á, và Bắc Kinh không cần phải đụng chạm đến lănh hải hợp pháp của Philippines, nước đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ.

    Hoa Kỳ tỏ rơ lập trường đứng về phía Nhật Bản trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư v́ Tokyo kiên quyết không nhượng bộ dù t́nh h́nh càng ngày càng căng thẳng, và v́ lư do chính yếu: đó là sinh lộ huyết mạch của Nhật và Nam Hàn.

    Washington cam kết giữ vững chân đứng ở châu Á chẳng phải chỉ v́ Việt Nam. Hoa Kỳ chỉ thi hành chính sách đó ở những nước bạn và đồng minh thực sự cần đến Mỹ, và Mỹ cũng cần đến bạn hàng thương mại và đồng minh hay tương tác trên phương diện địa chính trị.

    Hoa Kỳ có thể không ngần ngại lâm vào mối căng thẳng với Trung Quốc ở biển Đông là v́ tầm quan trọng của về địa chính trị của Việt Nam trong vai tṛ củng cố bán đảo Đông dương như một “thành tŕ” ở phía nam Trung Hoa để ngăn cản ảnh hưởng bành trướng của Bắc Kinh. Đó là vai tṛ từ ngàn đời nay của người Việt, mà Hoa Kỳ hy vọng Hà Nội sẽ tiếp tục.

    Nhưng một khi Việt Nam đă quay lưng và quy phục Trung Quốc, liệu Hoa Kỳ có cần bỏ tiền bạc công sức cho Việt Nam để làm căng thẳng thêm mối quan hệ với Bắc Kinh, hay Washington sẽ dồn tài nguyên đó cho Đông Nam Á, Đông Bắc Á, nơi vẫn sẵn có những “hàng rào giậu” bao vây trên các vùng biển xung quanh xứ Trung Nam Hải?

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  9. #69
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    “Côn đồ” Đặng Tiểu B́nh qua quan hệ Việt Trung
    Trần Trung Đạo (Danlambao) -



    “Khôn ngoan” và “ngu dốt” là hai tĩnh từ để chỉ khả năng nhận xét, phán đoán một vấn đề dựa theo kiến thức sẵn có. Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, bản in 1970 “khôn ngoan là biết phân biệt lợi hại, phải quấy, khôn ngoan giữa đám ba bề, đừng cho ai lận, chớ hề lận ai” và “ngu dốt là ngu đần dốt nát, chẳng hiểu việc phải trái ở đời hay lễ nghĩa xă giao ở đời.” V́ sự kính trọng dành cho đồng loại, nhất là với những người mang bịnh chậm khôn, khi cần diễn tả cái ngu, người ta thường dùng thú vật để so sánh như “ngu như ḅ”, “ngu như trâu” chứ không nói là ngu như một người nào đó.

    Từ ngày nghe bài giảng ông Đại tá Trần Đăng Thanh, trên Internet tràn ngập bài đánh giá ông là ngu, ngu đủ kiểu, từ ngu tuyển tập đến ngu toàn tập, thậm chí “ngu như Trần Đăng Thanh”. Tuy nặng lời nhưng không oan ức. Trong cương vị một đại tá, phó giáo sư, cán bộ giảng dạy Học Viện Chính Trị nhưng những đánh giá của ông về các mối quan hệ chính trị trong vùng cũng như thế giới thấp đến mức không thể nào tin được rằng tri thức của ông đang trong trạng thái b́nh thường. Tuy nhiên, cũng thật bất công và xúc phạm nếu chỉ trích dẫn những điều ấu trĩ, sai lầm trong bài giảng của ông mà không phân tích.

    Làm thế nào để có thể “không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường ḥa b́nh” trước một Trung Quốc đang âm mưu khống chế toàn thế giới để vừa nuôi dưỡng chế độ độc tài toàn trị vừa nuôi sống nền kinh tế khổng lồ nhưng đầy tham nhũng và thất thoát? Cách diễn dịch duy nhất theo lư luận của Trần Đăng Thanh là đầu hàng Trung Quốc. Quan điểm của ông là quan điểm “Nhập Tống” của Trần Nhật Hiệu trong cuộc Kháng Nguyên lần thứ nhất. Đất nước này không chỉ bị mất đi một lần nhưng đă giành lại được, Thăng Long không chỉ bị đốt cháy một lần nhưng đă xây lại được, bởi v́ tinh thần độc lập, tự chủ đă ḥa trong máu của dân tộc từ thuở tổ tiên lên đường đi khai phá phương nam nhiều ngàn năm trước.

    Ngay cả trường hợp “Trung Quốc đă từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ” phát xuất từ... “trái tim bồ tát” của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu B́nh đi nữa, chẳng lẽ hôm nay làm ngơ để chúng chiếm đoạt toàn bộ biển Đông, đẩy Việt Nam từ một quốc gia bán đảo nh́n ra Thái B́nh Dương bao la và phong phú tài nguyên thành một nước không có biển như Lào, Mông Cổ. Đôi mắt ông Trần Đăng Thanh nh́n đâu mà không thấy đường lưỡi ḅ do Trung Quốc công bố gần như phủ kín Biển Đông và ép Việt Nam, đất nước h́nh chữ S ph́ nhiêu thành một thân xác già nua co ro trên bờ biển dài hơn ba ngàn cây số?

    Ngày xưa “Ra khơi, thấy ḷng phơi phới, thấy t́nh thế giới, thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới”, ngày nay mỗi chuyến ra khơi của ngư dân Hải Pḥng, Thái B́nh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngăi, Khánh Ḥa là mỗi lần phó thác số phận không chỉ cho sóng to gió lớn mà c̣n trong những viên đạn không một chút xót thương của hải quân Trung Quốc. Ba mươi tám năm qua, lương tâm ông Trần Đăng Thanh cất giấu ở đâu mà không cảm thông cho sự chịu đựng vô cùng đau thương của hàng ngàn ngư dân Việt Nam, người bị giết, tàu bè bị đâm thủng, những em bé chiều chiều ra biển chờ cha đi đánh cá không bao giờ trở về. Ba mươi tám năm, nói như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa Tổ quốc tôi như miếng da lừa, một lần ước mất đi một góc, ước phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá, ước vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên. Hoàng Sa đă rơi vào tay Trung Quốc từ lâu và Trường Sa mang tiếng là của Việt Nam nhưng đến nay chỉ c̣n vài đảo nhỏ trong quần đảo rộng lớn này, ông biết không?

    Ông Trần Đăng Thanh nhắc nhở học viên “không quên họ đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên” mà không biết rằng Trung Quốc chẳng quan tâm ǵ đến chuyện “giải phóng miền Nam” hay “thống nhất đất nước”. Trong buổi gặp gỡ Henry Kissinger năm 1971, Chu Ân Lai tiết lộ Trung Quốc “nhường cơm xẻ áo” cho Việt Nam chẳng phải là chiến lược hay tư tưởng CS ǵ cả mà dựa hoàn toàn trên gánh nợ lịch sử của tổ tiên y giao phó. Họ Chu lúc đó nghĩ đến việc Mỹ không thua nên chỉ muốn kiểm soát miền Bắc Việt Nam trong gọng kèm chặt chẽ theo truyền thống cai trị chư hầu thời phong kiến. Ngay cả khi chiến tranh chưa chấm dứt, Trung Quốc đă xây dựng các trục lộ từ Trung Quốc sang Lào để kịp thời can thiệp trong trường hợp chư hầu Việt Nam đủ mạnh đứng lên khởi nghĩa và thôn tính nước Lào. Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai rồi Đặng Tiểu B́nh không phải là những kẻ chủ trướng chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc mà là những người khai triển chính sách Đại Hán đô hộ các nước nhỏ lân bang truyền thống của tổ tiên y trong thời đại toàn cầu. Trần Đăng Thanh cóp nhặt rất nhiều thông tin nhưng lại bỏ sót những dữ kiện rất hiển nhiên trong lịch sử này.

    Trần Đăng Thanh khẳng định, Mỹ “đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha” nhưng không biết rằng chỉ có hai lănh đạo quốc gia mà Đặng Tiểu B́nh không thuyết phục được sự ủng hộ để đánh Việt Nam là Thủ tướng Singapore Lư Quang Diệu và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Lư Quang Diệu sáng suốt chỉ ra cho họ Đặng thấy “Không có một cộng đồng Nga kiều nào tại các nước Đông Nam Á có thể dẫn đến các cuộc nổi dậy của Cộng Sản do Liên Xô ủng hộ nhưng ở đâu cũng có các cộng đồng Hoa kiều được đảng và nhà nước CS Trung Quốc xúi dục và ủng hộ.” Với Mỹ, ngày 30 tháng 1 năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter mời Đặng Tiểu B́nh gặp riêng và trong buổi họp này Tổng thống Carter đọc cho họ Đặng nghe quan điểm của Mỹ từ lá thư do chính tay tổng thống soạn thảo, trong đó, Tổng thống Carter yêu cầu họ Đặng v́ sự ổn định của Đông Nam Á và thế giới, cố tự chế hành động xâm lược Việt Nam. Cá nhân Jimmy Carter có thể thương hay ghét Việt Nam nhưng rơ ràng chính sách và tầm nh́n của một tổng thống Mỹ chẳng bao giờ là “chưa bao giờ tốt thật sự với Việt Nam” như Trần Đăng Thanh “suy bụng ta ra bụng người”.

    Gát qua một bên chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” tào lao được mấy cái loa tuyên truyền lập đi lập lại đến nhàm chán mà cứ tạm xem đế quốc Mỹ cũng là kẻ thù của Việt Nam, th́ giữa Trung Quốc và Mỹ, kẻ thù nào đe dọa trực tiếp đến an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam và trong trường hợp phải chọn một để đi, người khôn ngoan nên biết chọn ai?

    Một người có kiến thức chính trị b́nh thường cũng biết chỗ dựa phải là Mỹ. Trong quan hệ chính trị quốc tế không có chuyện “tốt với Việt Nam” hay “xấu với Việt Nam” mà chỉ có “thuận với quyền lợi Việt Nam” hay “nghịch với quyền lợi Việt Nam”.

    Trần Đăng Thanh biết ăn cắp câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Anh Lord Palmerston thời Nữ Hoàng Victoria “Nước Anh không có đồng minh bất diệt, kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là bất diệt và vĩnh viễn” nhưng không hiểu tại sao Thổ Nhĩ Kỳ biết liên minh với Anh, Mỹ, những cựu thù ở xa, để chống kẻ thù độc tài hung bạo Liên Xô ở gần. Sau thế chiến thứ hai, các quốc gia Nhật Bản, Tây Đức, Nam Hàn, Đài Loan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ ngă về phía Mỹ và sau khi khối Liên Xô sụp đổ hầu hết các nước Đông Âu Cộng Sản cũ cũng ngă về phía Mỹ. Lư do rất dễ hiểu, các quốc gia vừa bước ra khỏi chiến tranh hay độc tài lạc hậu rất cần khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục, giao thương kinh tế. Không có ǵ hổ thẹn phải đi học cái hay cái đẹp của người khác đem về áp dụng cho đất nước ḿnh, chỉ có những kẻ “ngồi trong đáy giếng thấy trời bằng vung” mới nghĩ không ai khôn hơn ḿnh.

    Ông bà ta dạy “gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng”, Trung Quốc không chỉ là mực mà là đế quốc tội ác, thâm độc, bất nhân. Lănh đạo CS Trung Quốc không thương xót ba chục triệu dân họ chết dưới bàn tay của Mao Trạch Đông th́ thương xót ǵ một dân tộc nhỏ nhoi mà tổ tiên nhà Hán của chúng đă nhiều lần cố đồng hóa mà không được.

    Ông Trần Đăng Thanh có biết “côn đồ” Đặng Tiểu B́nh đă từng muốn xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một chính sách đánh phủ đầu (preemptive policy) khi nói với Tổng thống Jimmy Carter “Bất cứ nơi nào, Liên Xô tḥ ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi” không?

    Đặng Tiểu B́nh muốn liên minh quân sự với Mỹ như kiểu NATO ở châu Âu để triệt tiêu Liên Xô tại châu Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger giải thích quan điểm này của họ Đặng trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) của ông: “Những ǵ Đặng Tiểu B́nh đề nghị về căn bản là chính sách đánh phủ đầu, đó là một lănh vực trong chủ thuyết quân sự ngăn chận tấn công của Trung Quốc... Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị phát động các chiến dịch quân sự để phá vỡ kế hoạch của Liên Xô, đặc biệt tại vùng Đông Nam Á”. “Đông Nam Á” và “ngón tay” theo ư Đặng Tiểu B́nh tức là Việt Nam và liên kết quân sự theo dạng NATO không phải là để dời vài cột mốc, đụng độ biên giới lẻ tẻ mà là cuộc tấn công phủ đầu quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.

    Đặng Tiểu B́nh không mua chuộc được sự ủng hộ công khai của Mỹ nhưng ít ra không phải về tay trắng. Mỹ đồng ư giúp Đặng theo dơi sự động binh của 55 sư đoàn Liên Xô phía Bắc. Mỹ cũng dùng vệ tinh để theo dơi trận đánh biên giới và cũng nhờ những tấm ảnh chụp từ vệ tinh mà các cơ quan truyền thông biết ai đă dạy ai bài học trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Trong buổi họp riêng với Tổng thống Carter trước khi lên máy bay, Đặng khẳng định “Trung Quốc vẫn phải trừng phạt Việt Nam”.

    “Côn đồ” Đặng Tiểu B́nh với chính sách cây gậy

    Lư do Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 ngày nay đă quá tỏ tường. Trung Quốc đánh Việt Nam trước hết phát xuất từ nỗi lo sợ bị bao vây. Tháng 4 năm 1968, Chu Ân Lai tiết lộ với Phạm Văn Đồng: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam”. Phạm Văn Đồng đáp: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lănh thổ Việt Nam”. Chu Ân Lai: “Đó chính là lư do chúng tôi ủng hộ các đồng chí”. Việc Việt Nam ngă theo Liên Xô đă xác định ṿng vây hoàn toàn khép chặt chung quanh Trung Quốc. Riêng một Việt Nam đă quá lo, nếu cộng thêm Miên và Lào với tổng số gần 100 triệu dân thù địch nằm ngay phía nam là một đe dọa lớn.

    Để ngăn chận khối Việt Miên Lào liên minh nhau, tháng 8 năm 1975, Đặng Tiểu B́nh chia sẻ với Khieu Samphan, nhân vật số ba trong Khmer Đỏ “Khi một siêu cường [Mỹ] rút đi, một siêu cường khác [Liên Xô] sẽ chụp lấy cơ hội mở rộng nanh vuốt tội ác của chúng đến Đông Nam Á”. Họ Đặng kêu gọi đảng CS Campuchia đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chận Việt Nam bành trướng. Hoa Quốc Phong cũng lập lại những lời tương tự khi tiếp đón phái đoàn của Tổng bí thư đảng CS Lào Kaysone Phomvihane nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của y vào tháng Ba năm 1976. Tháng Sáu năm 1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11 cùng năm Việt Nam kư Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đặng Tiểu B́nh chọn phương pháp quân sự để chọc thủng ṿng vây.

    Một lư do khác, Đặng Tiểu B́nh khinh rẻ lănh đạo CSVN là phường “ăn cháo đá bát”. Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà c̣n bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam: “Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đă lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), pḥng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét ḿn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển pḥng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

    Lư do thứ ba là sự khinh bỉ, căm ghét Việt Nam của cá nhân họ Đặng. Trong số năm nhân vật hàng đầu lănh đạo Trung Quốc giai đoạn 1977 đến 1980 gồm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lư Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và Đặng Tiểu B́nh th́ Đặng Tiểu B́nh là người có hoạt động gần gũi nhất với phong trào CSVN. Hơn ai hết, họ Đặng đă tiếp xúc, làm việc với các lănh đạo CSVN, biết cá tính từng người và cũng biết một cách tường tận và chính xác những hy sinh của Trung Quốc dành cho đảng CSVN. Như tôi đă viết trong bài Chu kỳ thù hận Việt Trung Miên, đảng CSVN sống bằng gạo trắng của Trung Quốc nhưng cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu B́nh chết đói trên 10 triệu người. Trong thời gian hai đảng CS cơm không lành canh không ngọt, bộ máy tuyên truyền CSVN ca ngợi Lê Duẩn như một nhân vật kiên quyết chống bành trướng Bắc Kinh nhưng đừng quên tháng Tư năm 1965, chính Lê Duẩn đă sang tận Bắc Kinh cầu khẩn Đặng Tiểu B́nh để gởi quân trực tiếp tham chiến. Với những đóng góp xương máu đó, việc họ Đặng tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học” không phải là chuyện tự nhiên. Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền h́nh Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lănh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đă xem đoạn phóng sự truyền h́nh đó.

    Trong điều kiện kinh tế và quân sự c̣n rất yếu của Trung Quốc vào năm 1979, đánh Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng. Đặng Tiểu B́nh nắm được Bộ chính trị đảng CS Trung Quốc nhưng về mặt đối ngoại, Đặng Tiểu B́nh phải thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Á Châu và Mỹ. Cuối năm 1978, Đặng Tiểu B́nh, 74 tuổi, thực hiện một chuyến công du chính thức, lịch sử và duy nhất với tư cách lănh đạo tối cao của Trung Quốc để vừa thúc đẩy Bốn Hiện Đại Hóa và vừa dọn đường đánh Việt Nam. Từ cuối năm 1978 đến đầu 1979, Đặng viếng thăm hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật, Thái Lan, Mă Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal. Tại mỗi quốc gia thăm viếng, họ Đặng luôn đem thỏa ước Việt-Xô ra hù dọa các nước láng giềng như là mối đe dọa cho ḥa b́nh và ổn định Đông Nam Á. Đặng Tiểu B́nh phát biểu tại Bangkok ngày 8 tháng 11 năm 1978: “Hiệp ước [Việt Xô] này không chỉ nhắm đến riêng Trung Quốc... mà là một âm mưu Sô Viết tầm thế giới. Các bạn có thể nghĩ hiệp ước chỉ nhằm bao vây Trung Quốc. Tôi đă trao đổi một cách thân hữu với nhiều nước rằng Trung Quốc không sợ bị bao vây. Thỏa hiệp có ư nghĩa quan trọng hơn đối với Á Châu và Thái B́nh Dương. An ninh và ḥa b́nh châu Á, Thái B́nh Dương và toàn thế giới bị đe dọa.” Ngoại trừ Singapore, Đặng nhận sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.

    Trong số các quốc gia họ Đặng viếng thăm, chuyến viếng thăm Mỹ là quan trọng nhất. Sự đe dọa của Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong nghị tŕnh giữa Đặng Tiểu B́nh và các lănh đạo Mỹ. Nói chung, Mỹ từ chối việc ủng hộ phương án quân sự nhưng để giữ mối quan hệ đang tiến triển tốt, Mỹ đồng ư cung cấp tin tức t́nh báo về các hoạt động quân sự của Liên Xô vùng biên giới phía bắc Trung Quốc. Trên đường về nước, Đặng ghé Tokyo lần nữa để vận động sự ủng hộ của Nhật. Ngày 17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu B́nh xua khoảng từ 300 ngàn đến 400 ngàn quân, tùy theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam.

    Trong khi Đặng Tiểu B́nh chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lănh đạo CSVN vẫn tin người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ ḷng đem quân đánh đàn em CS Việt Nam, những người từ trong tay áo Trung Quốc chui ra. Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lănh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy ḷng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Quốc từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Quốc] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.” Khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang biên giới, Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng vẫn c̣n đang viếng thăm Campuchia. T́nh báo Việt Nam không theo dơi sát việc động binh ồ ạt của Trung Quốc. Nếu ngày đó giới lănh đạo Đảng không tin tưởng một cách mù quáng vào ư thức hệ CS và “t́nh hữu nghị Việt Trung”, nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đă không chết, Lạng Sơn đă không bị san bằng, hai tiểu đoàn bảo vệ thị trấn Đồng Đăng chống cự lại hai sư đoàn Trung Quốc đă không phải hy sinh đến người lính cuối cùng.

    Dù bị bất ngờ, hầu hết các nhà phân tích quân sự, kể cả nhiều tác giả người Hoa, cũng thừa nhận khả năng tác chiến của phía Việt Nam vượt xa khả năng của quân đội Trung Quốc. Tạp chí Time tổng kết dựa theo các nguồn tin t́nh báo Mỹ, chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đă hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc. Lần nữa, như lịch sử đă nhiều lần minh chứng, không có khẩu súng nào bắn chính xác hơn khẩu súng của ḷng yêu nước.

    “Côn đồ” Đặng Tiểu B́nh chuyển sang chính sách củ cà rốt

    Đối với Đặng Tiểu B́nh, tổn thất vài chục ngàn quân không quan trọng, điều quan trọng là y đă bao vây được Việt Nam và đẩy CSVN vào chỗ nghèo nàn, lạc hậu và cô lập. Sau mười năm thù địch, Đặng Tiểu B́nh, để thích nghi với điều kiện kinh tế toàn cầu, đă thay đổi chính sách từ cây gậy sang củ cà rốt.

    Trung Quốc vào thời điểm 1990 đang phát triển mạnh nên cần chiếm biển Đông chiến lược đầy tài nguyên, và họ Đặng cũng biết, sau khi Liên Xô sụp đổ, CSVN như những kẻ đang chới với trong đại dương đang tuyệt vọng cần một cái phao. Nghe triệu tập giống như nghe lịnh đại xá, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười và Phạm Văn Đồng đă vội vàng đưa nhau sang Thành Đô triều kiến. Tại khách sạn Kim Ngưu, thủ phủ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, lúc 2 giờ chiều ngày 4 tháng 9 năm 1990, các lănh đạo CSVN và Trung Quốc đă kư kết thỏa hiệp tái lập quan hệ giữa hai đảng CS.

    Hơn hai mươi năm qua, nội dung của thỏa hiệp Thành Đô được hai bên giữ bí mật. Phía Trung Quốc dĩ nhiên không dại ǵ công bố và phía lănh đạo CSVN không thể công bố, đơn giản bởi v́ đó là thỏa hiệp mang nội dung bán nước. Nếu các điều khoản trong thỏa hiệp nhấn mạnh đến việc tái lập bang giao trên cơ sở b́nh đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ, hợp tác cùng có lợi giống như phần lớn các thỏa hiệp quốc tế giữa các nước có chủ quyền, lănh đạo CSVN đă tổ chức đại lễ công khai hóa lâu rồi. Tuy nhiên, dù giữ kín tới đâu, nội dung chính không phải là khó đoán: CSVN nh́n nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông để đổi lấy sự tồn tại của đảng CSVN trong ṿng ảnh hưởng kinh tế, chính trị và tư tưởng của CS Trung Quốc.

    Khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa kư kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua “Luật Lănh hải và vùng tiếp giáp” quy định lănh hải rộng 12 hải lư, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Quốc kư hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm ḍ khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng vơ lực. Ngoài các Trung Quốc c̣n ngang ngược ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa.

    Tất cả diễn biến trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1990 đến nay cho thấy thỏa hiệp Thành Đô, về ư nghĩa, cũng tương tự như ḥa ước Giáp Thân hay c̣n gọi ḥa ước Patenôtre được kư giữa đại thần nhà Nguyễn Phạm Thận Duật và đại diện Pháp Jules Patenôtre chia đất nước Việt Nam thành ba mảnh và đặt quyền bảo hộ Việt Nam vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại Huế. Việt Nam thực chất là một chư hầu của Trung Quốc và vị trí của nhà nước CSVN cũng không hơn ǵ vị trí của triều đ́nh nhà Nguyễn sau ḥa ước Patenôtre.

    Thỏa hiệp Thành Đô là một chiến thắng lớn của Trung Quốc. Giang Trạch Dân vui vẻ tặng phái đoàn CSVN hai câu thơ của Lỗ Tấn “Sau kiếp nạn anh em c̣n đó, Trông nhau cười, thù oán sạch không”. “Anh em c̣n đó” tức chú em vong ơn, phản trắc CSVN đă biết phục thiện trở về trong ṿng kim cô Trung Quốc.

    Sỡ dĩ Trung Quốc chưa chiếm trọn quần đảo Trường Sa v́ tranh chấp chủ quyền Trường Sa liên quan đến nhiều quốc gia không phải chỉ riêng với Việt Nam và ngoài ra, các môi quan hệ kinh tế chính trị vô cùng phức tạp trong thời đại toàn cầu hóa, việc sử dụng các biện pháp quân sự mạnh không phải là quyết định dễ dàng. Trung Quốc sau ba mươi năm phát triển nhưng vẫn chưa đủ mạnh bên ngoài và rất yếu bên trong. Mặc dù tuyên bố hung hăng, quá khích, phô trương tàu chiến, gây hấn qua vài hành động quân sự nhỏ có tính cục bộ để giữ ǵn sự đoàn kết nội bộ, Trung Quốc cần ổn định hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng và luôn tránh né việc quốc tế hóa các tranh chấp quốc tế.

    Nhiều người có thể phản biện lư luận này khi cho rằng Việt Nam vẫn phản đối Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vâng, nhưng xin đừng quên quyền được phản đối giới hạn cũng có thể là một điều khoản của thỏa ước Thành Đô. Nếu ai thắc mắc hăy so sánh lời tuyên bố của các phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao CSVN từ Lê Dũng trước đây đến Lương Thanh Nghị hôm nay sẽ thấy những lời phản đối chỉ khác về ngày tháng, c̣n nội dung đều tương tự như nhau, toàn là những câu phản đối ngoại giao sáo rỗng, lấy lệ, chẳng ai quan tâm và không gây một tác dụng ǵ. Dưới chế độ CS, việc phản đối, ủng hộ, hoan hô, đả đảo chỉ là một h́nh thức tuyên truyền và không phản ảnh chính sách bên trong của đảng. Trong buổi hội kiến giữa Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon ngày 21 tháng 2 năm 1972, họ Mao nhắc chừng cho tổng thống Mỹ biết quan hệ hai quốc gia đă cải thiện tốt đẹp và đang tiến đến việc b́nh thường hóa nhưng đừng lấy làm lạ khi Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục công kích Mỹ.

    Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Madeline Albright có câu nói rất hay “Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác nhưng chúng ta phải gánh lấy tai họa nếu không học từ lịch sử.” Với chính sách bao vây Trung Quốc của Mỹ hiện nay và với nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng không lối thoát cho bộ máy chính trị độc tài toàn trị đang được chạy bằng nhiên liệu Đại Hán cực đoan, chiến tranh sẽ khó tránh khỏi dù các bên có muốn hay không. Việt Nam, quốc gia vùng trái độn giữa hai quyền lực thế giới, chưa bao giờ đứng trước một chọn lựa sinh tử như hôm nay. Một người có trách nhiệm với tương lai đất nước, dù cá nhân mang một thiên kiến chính trị nào, cũng phải biết thức tỉnh, đặt quyền lợi dân tộc lên trên, chọn hướng đi thích hợp với đà tiến văn minh dân chủ của thời đại, chấm dứt việc cấy vào nhận thức của tuổi trẻ một tinh thần bạc nhược, đầu hàng. Lịch sử không thể viết lại nhưng cơ hội luôn c̣n đó cho những ai thành tâm quay đầu về với tổ tiên.


    Trần Trung Đạo
    danlambaovn.blogspot .com
    ____________________ __

    Tham khảo:

    Đại tá Trần Đăng Thanh giảng về Biển Đông cho lănh đạo các trường Đại học, Blog Ba Sàm
    Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, Blog Ngô Đức Thọ
    Henry Kissinger, On China, The Penguin Press, New York 2011
    Graham Hutchings, Modern China, Harvard University Press, 2001
    A Reassessment, China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, The China Quarterly, 2005
    Todd West, Failed Deterrence, University of Georgia
    Reuter, China admits 320,000 troops fought in Vietnam, May 16 1989
    Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999
    Time, China-Vietnam Border War, 30 Years Later, a photo essay.
    Wikipedia Đặng Tiểu B́nh
    Wikipedia Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
    Vietnam tense as China war is marked, BBC, 16 February 2009

  10. #70
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc tiếp tục leo thang ở Biển Đông
    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2013-01-15

    Sau khi tung ra “hộ chiếu lưỡi ḅ” hồi năm ngoái, vừa rồi Trung Quốc lại cho in bản đồ mới phi pháp bao gồm hàng trăm đảo lớn nhỏ ở Biển Đông – và cả quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là Senkakư.

    Photo courtesy of china.org.cn

    Bản đồ mới của Trung Quốc do nhà xuất bản Sinomaps Press ấn hành, có hơn 300 ḥn đảo lớn nhỏ tại Biển Đông.

    Phản ứng trong khu vực

    Sau khi Trung Quốc thực hiện hầu như liên tục hành động gây hấn, xâm lấn vùng Biển Đông và rồi cả vùng Biển Hoa Đông, tờ China Daily lại diễn tṛ “vừa ăn cướp vừa la làng” qua việc cáo giác Nhật Bản, Việt Nam và Philippines gây căng thẳng tại 2 vùng biển này.

    Cũng trong chiều hướng đó, hồi cuối tháng rồi, Tướng La Viện thuộc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đe doạ rằng chính sách kiên nhẫn “tự chế, gác lại tranh chấp trên biển, sống chung hoà b́nh” mà Hoa lục áp dụng lâu nay trước những hành động “gây hấn” của các lân quốc vừa nói không thể tiếp tục thêm được nữa v́, theo Tướng La Viện, các xứ láng giềng này cứ “khiêu khích”, “chống Trung Quốc”, nên khó tránh khỏi nguy cơ sắp tới.

    Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Hoà b́nh Quốc tế Stockholm cho biết Trung Quốc hồi năm 2012 đă dành ra ngân khoản quốc pḥng là 105 tỷ đô la, tức tăng hơn 11% so với năm 2011, mà Bắc Kinh giải thích là v́ t́nh trạng các nước láng giềng Á Châu “không thân thiện”, mặc dù thực tế quá rơ là Trung Quốc tiếp tục mọi hành động quyết đoán, áp đặt…bất chấp luật pháp quốc tế, trong khi riêng xứ đàn em Việt Nam không bao giờ quên “4 tốt” và “16 chữ vàng”.

    Chưa dừng lại ở đó, sự lấn lướt của Trung Nam Hải chứng tỏ đang trên đà tăng tốc nguy hiểm hơn khi hôm 11 tháng giêng vừa rồi, Tân Hoa Xă cho hay Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa chất Quốc gia Trung Quốc thông báo nhà xuất bản bản đồ quốc gia Sinomaps Press của Hoa Lục lần đầu tiên cho in bản đồ mới phi pháp bao gồm hơn 130 đảo lớn, nhỏ ở Biển Đông so với bản đồ cũ “lưỡi ḅ” chỉ có những quần đảo lớn là “Tây Sa” – tức Hoàng Sa, “Nam Sa” – tức Trường Sa, và “Trung Sa” mà Philippines gọi là Băi Macclesfield; bản đồ mới của Trung Quốc cũng bao gồm quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkakư đang trong ṿng tranh chấp Nhật-Trung.

    Trong t́nh h́nh này mà Trung Quốc vẽ lại bản đồ như vậy th́ chỉ gây thêm căng thẳng và dư luận Nhật Bản càng phản ứng mạnh mẽ hơn, và họ sẽ càng ủng hộ Thủ Tướng Abe trong đường lối cứng rắn...
    Nhà báo Đỗ Thông Minh

    Ông Từ Căn Tài, điều hành nhà xuất bản Sinomaps Press vừa nói cho biết, bản đồ mới này sẽ chính thức công bố vào cuối tháng Giêng, mang ư nghĩa quan trọng là nâng cao ư thức của người dân Trung Quốc về chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của Hoa Lục cũng như thể hiện lập trường chính trị, ngoại giao của Bắc Kinh.

    Theo Cục trưởng Cục Hải dương Trung Quốc Lưu Tứ Quư th́ t́nh trạng tranh chấp lănh hải gia tăng trong năm qua khiến Trung Quốc phải tăng cường bảo vệ chủ quyền lănh hải một cách thường xuyên trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông.

    Chỉ 3 ngày sau khi Bắc Kinh công bố bản đồ mới vừa nói tiếp theo việc đă áp đặt “hộ chiếu lưỡi ḅ” khiến nhiều nước trong và ngoài khu vực mạnh mẽ phản đối, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez khẳng định rằng Manila sẽ gởi kháng nghị để cho Bắc Kinh – và cả thế giới – biết rằng Philippines không chấp nhận mọi nội dung trong bản đồ phi pháp của TQ và đồng thời tái xác nhận chủ quyền lănh hải chính đáng của Phi.

    Trong khi đó, Manila đang đúc kết bản đồ mới của riêng họ bao gồm những khu vực “chung quanh, trong phạm vi và gần bên” quần đảo Trường Sa và băi cạn Scarborough mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của ḿnh. Chính phủ Phi cũng chính thức dùng tên “Biển Tây Philippines” mà phía Trung Quốc cho là Biển Nam Trung Hoa.

    Theo các chuyên gia quốc pḥng, Manila có kế hoạch phát triển những căn cứ quân sự cùng nhiều cơ sở khác để yểm trợ việc bố trí hải quân Phi cũng như thiết lập những căn cứ không quân tại Biển Tây Philippines nhằm tăng cường pḥng thủ những ḥn đảo và các băi đá ngầm trong vùng lănh hải của Manila vốn có thể bị “lực lượng bên ngoài xâm lăng”.

    Phản ứng tức thời của Philippines đối với hành động mới nhất này của Trung Quốc tương phản với trường hợp Việt Nam khi, tính cho tới hôm thứ Hai 14 tháng Giêng này, chưa thấy Hà Nội đưa ra thông báo hay phản ứng chính thức nào về nội dung bản đồ mới của Trung Quốc bao gồm các khu vực biển đảo của Việt Nam, ngoại trừ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị lên tiếng trong cuộc họp báo thường kỳ vào hôm thứ Hai này rằng “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ ngay các hoạt động sai trái trên Biển Đông”.

    GS Renato De Castro thuộc Đại học De La Salle của Philippines báo động rằng diễn biến bản đồ mới này chứng tỏ Bắc Kinh chuẩn bị đưa chiến hạm vào Biển Đông.
    Lợi hay hại cho Hoa Lục?


    Theo chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu, th́ hành động mới nhất này của Bắc Kinh là “một sự trắng trợn không hơn không kém”, và “nếu Việt Nam không có những phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt hơn, Trung Quốc sẽ c̣n tiếp tục leo thang trong các hoạt động ở Biển Đông”.

    Từ Tokyo, nhà báo Đỗ Thông Minh nhận xét:

    “Trong t́nh h́nh này mà Trung Quốc vẽ lại bản đồ như vậy th́ chỉ gây thêm căng thẳng và dư luận Nhật Bản càng phản ứng mạnh mẽ hơn, và họ sẽ càng ủng hộ Thủ Tướng Abe trong đường lối cứng rắn, tức là tăng cường quốc pḥng và mạnh mẽ trong vấn đề ngoại giao.”

    Phân tích gia quốc pḥng James R. Holmes của Hoa Kỳ đề cập tới lời khẳng định vừa rồi của Thủ tướng “diều hâu” Nhật Bản Shinzo Abe rằng sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tập trung vào “ao nhà Bắc Kinh” vốn là điềm chẳng lành.

    Vào lúc này lănh đạo cả hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng.
    GS Narushige Michishita

    Ông Abe lập luận, để ứng phó với hành động khống chế của Hoa Lục tại vùng biển phía Nam, Nhật Bản phải tăng cường khả năng tác chiến và cảnh sát trong khi h́nh thành liên minh tứ cường gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ để bảo vệ vùng Đông và Nam Á.

    Tuy nhiên, hiện t́nh kinh tế Nhật-Trung phụ thuộc đáng kể lẫn nhau là điều khó có thể bỏ qua, như GS Narushige Michishita nhận định:

    “Vào lúc này lănh đạo cả hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng”.

    Tờ The Nation của Thái Lan có bài “Nhật Bản tái cân bằng chiến lược với các nước ASEAN”, nhấn mạnh rằng chỉ trong ṿng 3 tuần lễ, Thủ tướng Shinzo Abe đă củng cố mối quan hệ lâu đời của xứ Phù Tang với vùng Đông Nam Á bằng cách, kể từ ngày 16 tháng giêng này, sẽ viếng thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia sau khi Phó Thủ tướng Nhật Taro Aso tới thăm Miến Điện và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishada thăm Philippines, Singapore và Brunei; trọng tâm của những chuyến đi này bao gồm cả sự hợp tác về an ninh, chiến lược.

    Theo nhận định của tờ báo th́ Tokyo chọn Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Indonesia là các đối tác chiến lược chủ chốt, tiếp theo là Singapore, Malaysia và Brunei.

    Và tờ The Nation kết luận, sau cùng rồi, bối cảnh an ninh khu vực trong thế kỷ 21 này sẽ không bị định đoạt hay độc quyền bởi bất kỳ cường quốc bá quyền nào cả.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 07-02-2012, 12:07 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 12-12-2011, 03:49 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 12-07-2011, 10:22 AM
  4. Replies: 167
    Last Post: 06-07-2011, 12:07 PM
  5. Replies: 24
    Last Post: 15-06-2011, 01:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •