Page 64 of 121 FirstFirst ... 145460616263646566676874114 ... LastLast
Results 631 to 640 of 1204

Thread: "Pháp nạn 1963" đang được khởi động lại tại Hải ngoại

  1. #631
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Pháp nạn sau 1975

    “SOS: Nhà Nước Dùng Xe Cẩu Giật Sập Chùa Pháp Biên, Bà Rịa, Vũng Tàu

    H́nh ảnh phía dưới, qúy vị thấy Chùa Pháp Biên tại tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, đă trở thành một đống gạch vụn. Theo lời kể của một phật tử, ông Trần Văn Thường:
    - Ngôi chùa này đă có từ 11 năm, chúng tôi làm ngôi chùa lên, với tinh thần là tín ngưỡng và cũng thấy con em đă rơi vào hoàn cảnh ảnh hưởng xă hội cho nên hư hỏng, cần phải có một nơi nương tựa để giáo dục con em, nên đă h́nh thành một gia đ́nh phật tử... Năm ngoái, Nhà cầm quyền đă nói không có giấy phép..., nên có một số côn đồ đến đập... xe múc đào cả móng lên... làm mất đi các tài sản trong đó... máy móc, đồ đạt, cây cối họ tháo dỡ hết... Tất cả cái ǵ dùng được họ lấy hết... thành một đống đá, đống sắt ngỗn ngang ở đây... Đến hôm nay, Lễ Vu Lan, các phật tử cũng tập trung tới để tiếp tục... có mời các thày về... đến ngày 25/8/2011, chúng tôi có làm một cái nhà tạm... lần này không phải là bọn côn đồ nữa, mà là công an, chính quyền, nói chung là lực lượng họ kéo đến 150 người bao vây ngôi chùa, bao vây khu đất ... và họ triệt phá. Họ bắt chúng tôi phải cam kết làm nhà riêng cũng không được... Chúng tôi nói đây là cái chùa... Ḿnh đă xin rồi nhưng họ không cho giấy phép... Nếu không làm giấy cam kết, họ lại đem lực lượng vào... 7 giờ tối họ đem roi điện, dùi cui, họ ào vô đập phá nhà tạm... coi như ngôi chùa tạm mới xây dựng lại...”

  2. #632
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Pháp nạn sau 1975 : H́nh ảnh Công an tiếp tay gian tham chiếm đất nhà chùa tại Nha Trang.

    (http://muoisau.wordpress.com/2011/04/)





    Các ban ngành chính quyền xă Vĩnh Hiệp kết hợp với tên Phi và băng nhóm tấn công, mang xe ủi tới chiếm đất nhà Chùa. Sư ông trụ tŕ và một số tín hữu liều chết nhất định nằm cản trước xe ủi, múc đất.




    Tên Luân, trưởng công an xă kẻ tiếp tay bọn gian tham dùng chiến thuật vừa đánh vừa đàm (đe dọa ?).




    Tên Phi cầm đầu cho lịnh ủi




    Nhà sư trụ tŕ cương quyết không tránh đường…



  3. #633
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Những h́nh ảnh Pháp nạn sau 1975 mà không bao ǵờ có trước 1975 dưới các chính phủ VNCH



    Dùng càng xe múc đất múc luôn nhà sư và tín hữu.



    Sau đó ủi sập mặt tiền của Chùa



    Vụ việc được giàn xếp rất khó hiểu khi có cả người của Pḥng Tôn Giáo sở Nội Vụ cũng có mặt tại hiện trường.




    Mấy tên công an vờ vịt vô sửa lại cờ Phật Giáo bị húc đổ.



    Sư ông bị thương

  4. #634
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Những chuyện chính quyền dùng xă hội đen khủng bố chùa sau 1975 không hề xảy ra dưới các chính phủ VNCH truớc kia .

    (http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...009120341.html )



    Tu Viện Bát Nhă Tại Lâm Đồng bị “Xă Hội Đen” Tấn Công

    Bắt đầu từ thứ Bảy, 27 tháng Sáu, và kéo dài đến khuya 28, rạng sáng 29 tháng Sáu, nhân chứng nói rằng thanh niên xă hội đen, có khi lên đến 200 người, kéo vào đập phá và đ̣i đuổi khoảng 400 tăng sinh đang tu tập theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhă, xă Dambri, thị xă Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.


    Họ quăng hết đồ đạc của người xuất gia ra khỏi khu nhà “Tâm Ban Đầu.” Họ phá cả bếp nấu ăn của các thầy. Đồ ăn đang nấu sẵn th́ họ quăng ra ngoài. Cả soong, nồi, chảo, gối ngồi thiền, quần áo

    Một người tại đây nói rằng các tăng sinh và cả giáo thọ đang lâm vào “ngơ cụt.”

    Biên tập viên Thiện Giao t́m hiểu và tŕnh bày sau đây.

    Hành động của nhóm thanh niên mà các nhân chứng gọi là “xă hội đen” diễn ra trong sự có mặt của công an xă Dambri, nhưng không can thiệp. Nhân chứng nói, thậm chí, vào khuya ngày 28, công an “ở lại, đánh bài với nhóm thanh niên” phá phách.

    Công an làm ngơ cho đánh phá Tu Viên?

    Hành động của nhóm thanh niên mà các nhân chứng gọi là “xă hội đen” diễn ra trong sự có mặt của công an xă Dambri, nhưng không can thiệp. Nhân chứng nói, thậm chí, vào khuya ngày 28, công an “ở lại, đánh bài với nhóm thanh niên” phá phách.

    Thầy Pháp Hội, một trong những giáo thọ giảng dạy pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhă nói rằng thanh niên xă hội đen quăng đồ đạc của người xuất gia, phá cả bếp ăn của các Thầy:

    “Sự việc bắt đầu vào khoảng 10 giờ sáng. Hơn 200 người phía bên kia, kéo vào. Thái độ của họ rất hung hăng, họ đ̣i đập phá và đuổi các thầy ra khỏi chùa. Họ lấy lư do chúng tôi là người nước ngoài, nhưng thật ra tất cả tu sĩ ở đây đều là người Việt Nam, đến tu học theo lời kêu gọi của Thượng Tọa Đức Nghi.

    Chúng tôi về đây tu tập theo Pháp Môn Làng Mai.

    Hơn 200 người phía bên kia, kéo vào. Thái độ của họ rất hung hăng, họ đ̣i đập phá và đuổi các thầy ra khỏi chùa. Họ lấy lư do chúng tôi là người nước ngoài, nhưng thật ra tất cả tu sĩ ở đây đều là người Việt Nam, đến tu học theo lời kêu gọi của Thượng Tọa Đức Nghi.

    Đến hôm nay th́ chúng tôi gặp khó khăn và họ muốn đuổi chúng tôi. Họ đến rất đông, có cả thanh niên xă hội đen.

    Họ quăng hết đồ đạc của người xuất gia ra khỏi khu nhà “Tâm Ban Đầu.” Họ phá cả bếp nấu ăn của các thầy. Đồ ăn đang nấu sẵn th́ họ quăng ra ngoài.

    Cả soong, nồi, chảo, gối ngồi thiền, quần áo.”

    Tu Viện bị cô lập

    Đến trưa ngày thứ Hai, 29 tháng Sáu, th́ người tu tập tại tu viện Bát Nhă lâm vào “tuyệt lộ:” không điện, không nước, không điện thoại, đặc biệt nước uống bắt đầu cạn dần trong khi các tiếp tế của Phật Tử địa phương th́ bị ngăn cản.


    Tu Viện Bát Nhă, xă Dambri, thị xă Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

    Một nhân chứng khác của sự kiện Bát Nhă, viết bài tường thuật chi tiết, đăng trên website phusa, khẳng định với chúng tôi về những ǵ đă xảy ra trong mấy ngày qua tại tu viện này.


    Tác giả viết rằng “Từ chiều Thứ Bảy dân chúng thôn 13-xă Dambri đă thấy hàng chục viên Công An xă Dambri xuất hiện ở khu vực quanh chùa Bát Nhă.” Có người “đục đẽo hàng chữ khắc trên đá vào cổng Tu Viện, rồi ở lại chùa qua đêm.”

    Sáng Chủ Nhật, “Công An xă Dambri xuất hiện đông hơn theo dọc đường đến chùa Bát Nhă - Họ đang kiểm soát các xe lưu thông trên đường - nhưng chính thật ra, họ đang điều hành và bảo vệ mấy chiếc xe đ̣ chở các thanh niên, thiếu nữ từ Bảo Lộc vào.”

    “Rồi toán người này kéo ào ạt lên Tu Viện Bát Nhă, đập phá cư xá của các Thầy và nhà bếp.”

    Từ chiều Thứ Bảy dân chúng thôn 13-xă Dambri đă thấy hàng chục viên Công An xă Dambri xuất hiện ở khu vực quanh chùa Bát Nhă.” Có người “đục đẽo hàng chữ khắc trên đá vào cổng Tu Viện, rồi ở lại chùa qua đêm

    Địa phương chính quyền thiếu trách nhiệm hay đồng t́nh


    Chúng tôi cũng đă liên lạc với công an xă Dambri, th́ được một thư kư tại Ủy Ban Nhân Dân Xă nói rằng “pḥng Công An đóng cửa.” Ông Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Xă tiếp điện thoại, nói rằng ông mới đi họp về, và “đồng chí Chủ Tịch mới nắm sự việc.”

    Ông cũng nói thêm “không có nước là do không có điện; mà điện không có là do Nhà Đèn sửa chữa đường dây chứ không phải do địa phương cắt.” Ông hứa sẽ “xem xét vụ việc” khi được hỏi là chính quyền xă có kế hoạch trợ giúp nào cho 400 tăng sinh đang gặp khó khăn.

    Trong một thông tin đăng trên website phusa, th́ các thỉnh nguyện thư đă được gởi cho một số cấp chính quyền, được hứa, nhưng không hề có sự giúp đỡ. Chúng tôi gọi điện thoại nói chuyện với một quan chức cấp Tỉnh, tên Hiệp, được ghi là “Phó Giám Đốc Tỉnh.” Nội dung câu chuyện cho thấy quan chức này thuộc ngành công an. Ông phủ nhận tin nói rằng “có đơn thỉnh nguyện,” đồng thời từ chối trả lời phỏng vấn v́ “không biết mặt.”

    “không có nước là do không có điện; mà điện không có là do Nhà Đèn sửa chữa đường dây chứ không phải do địa phương cắt.” Ông hứa sẽ “xem xét vụ việc” khi được hỏi là chính quyền xă có kế hoạch trợ giúp nào cho 400 tăng sinh đang gặp khó khăn.
    Ông Phó Chủ Tịch UBND Xă


    Thiện Giao: Thưa có phải là ông Hiệp không ạ?

    Ông Hiệp: Tôi đây.

    Thiện Giao: Tôi là Thiện Giao, phóng viên đài Á Châu Tự Do, và tôi muốn hỏi về sự cố xảy ra tại tu viện Bát Nhă.

    Ông Hiệp: Đó là chuyện nội bộ người ta. Tôi cũng chưa biết. Nếu anh cần gặp mặt tôi, anh lên công an Tỉnh, gặp tôi, tôi sẽ trả lời.

    Thiện Giao: Có tin nói họ đă kêu cứu lên các giới chức cao cấp, trong đó có cá nhân ông. Và được hứa sẽ giúp đỡ nhưng không giúp đỡ.

    Ông Hiệp: Tôi không nhận được ǵ cả. Tôi xin lỗi ông. Tôi không biết mặt ông nên không thể trả lời.

    Giáo Hội Phật Giáo VN muốn khai tử Tu viện Bát Nhă?

    Thầy Pháp Hội, giáo thọ tại Tu Viện, nói với chúng tôi: công an Tỉnh Lâm Đồng đă nói rằng họ [tăng sinh, giáo thọ] “không được đi đâu cả,” và “dù bất cứ nơi đâu trên lănh thổ này cũng gặp khó khăn tương tự.” Trong khi ấy th́ một bức tượng vinh danh t́nh mẫu tử, đặt tại tu viện Bát Nhă, đă bị đập găy tay chân.

    Văn thư mới nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ban hành có thể xem là dấu chấm hết cho sự hiện diện của tăng sinh theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhă.
    Một sư cô ở Huế


    “Công trường Bông Hồng Cài Áo có bức tượng mẹ và 2 con, để vinh danh t́nh mẫu tử trong nét văn hóa Việt Nam. Công trường được xây dựng dựa trên ư tưởng từ bài Bông Hồng Cài Áo của Thiền Sư Nhất Hạnh. Hôm qua th́ họ đă cho người vẽ bậy lên đó và đập găy tay chân của những bức tượng này.”


    Hơn 200 người phía bên kia, kéo vào. Thái độ của họ rất hung hăng, họ đ̣i đập phá và đuổi các thầy ra khỏi chùa. (28-06-2009) Courtesy phusaonline.free.fr

    Một sư cô biết rất rơ quá tŕnh thành lập tu viện Bát Nhă, hiện đang ở Huế, nói với chúng tôi rằng văn thư mới nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ban hành có thể xem là dấu chấm hết cho sự hiện diện của tăng sinh theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhă. Sư cô Thoại Nghiêm cho biết:

    “Trong văn thư mới nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do thầy Thiện Nhân kư cũng có thể xem là lời khai tử sự hiện diện của ḿnh ở đó. Nội dung có phần: các vị đă đăng kư th́ cho ở tu học, chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới. Các vị chưa đăng kư nhưng tu học đàng hoàng th́ cũng tạo điều kiện tu học, chờ thời gian di chuyển đến chỗ mới.

  5. #635
    Cao Cầu
    Khách

    Thế nào là Phật tử?

    Xin có đôi lời : Mấy lăo già dư đảng Cần lao luôn luôn vu khống, chụp mũ Phật giáo thân cộng để chạy tội cho nhà Ngô về tội ác diệt chủng, sát hại hàng vạn dân Việt gồm các đảng phái quốc gia, các giáo phái, đạo Phật và cả lương dân không theo đạo Chúa để đưa đến kết quả mất nước về tay giặc cộng. Tôi đă nhiều lần giải thích rất rơ ràng và dứt khoát: nói đến Phật giáo tức là nói đến chống cộng rồi v́ chống cộng là chống cái ác. VC là hiện thân của cái ác nên hể ai là Phật tử là đương nhiên chống cộng. Chống cộng là chống giặc ngoại xâm, chống cái ác, là điều căn bản và sơ đẳng nhất trong giáo lư nhà Phật . Xin giới thiệu bài viết dưới đây về một người con Phật để quí vị hiểu thế nào là Phật tử:

    Một vị sư, Một đoá sen

    Nguồn: www.cohocvietnam.com (toandanlen tieng)
    Tác giả : Tù cải tạo

    Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn c̣n âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một ḷ ngục tối trên trần gian, ban ngày th́ lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm th́ cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cảnh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi th́ giấc ngủ chập chờn mới đến.

    Cái nóng kinh người đă kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đă nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

    Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều th́ thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nh́n thẳng lên trời. Những khi hạn hán th́ thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai c̣n sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đă tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi ǵ ngày trở về nữa.

    Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau th́ những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

    Vô t́nh Trung nh́n xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như c̣n đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đă có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Thanh Long, một người tù xuất chúng đă làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dăy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

    Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo vơ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đă từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành th́ hăy lấy thầy Long mà làm gương; đừng v́ một vài vị Tuyên Úy đă không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

    Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài G̣n sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay th́ một sự việc đă xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai ṭa đại sứ bạn đă đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đă khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

    Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lănh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đă bắt giam trước năm 1975 v́ hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đă bị đày ra Côn Đảo, c̣n Thích Thiện Siêu th́ thường được gọi là ông Từ Đàm v́ tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đă đứng ra bảo lănh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành v́ họ đă bị lộ h́nh tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

    Thầy nh́n hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm răi nhưng thật cương quyết thầy nói:
    “Các ông đă dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy th́ các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đă làm, c̣n tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu th́ tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.


    Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quăng đời biệt xứ lưu đày.

    Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, ḥa nhă, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

    Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay c̣n gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đă từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau th́ thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dăy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội h́nh sự cướp của giết người mà đă được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

    [b]Chỉ hơn một năm sau th́ các tù nhân này dần dần kiệt sức v́ lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và v́ khí độc từ dăy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương c̣n biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đ́nh trong Nam gửi ra, một số khác th́ vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đ́nh trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế th́ đă là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đă kiệt lực th́ được một cục, những người đau ốm khác th́ mỗi người được nửa cục mà thôi, c̣n riêng thầy th́ không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đă không cầm được nước mắt trước tấm ḷng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đă định và huệ đă ngời sáng.

    Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một h́nh thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đă hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đă chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài G̣n cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đă nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong th́ hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:

    “Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.

    Vẫn thái độ b́nh tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm răi trả lời:

    “Th́ đây chính là những ǵ mà tôi đă làm và đă tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.

    Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhă. Đến đây th́ hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:

    “Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hăy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.


    Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến măi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà th́ trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi v́ họ chẳng có tội lỗi ǵ hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn ǵ th́ cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau th́ thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.

    Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

    Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Kư cũ ở Sài G̣n để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đ́nh Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu ṣng và phe phẩy chiếc quạt đă sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.

    Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ tŕ cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.

    Nguồn toandanlentieng

  6. #636
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    NẾU CAO CẦU KHÔNG ĐƯA RA ĐƯỢC BẰNG CHỨNG TT DIỆM DIỆT CHỦNG, XIN VIETLAND TỐNG HẮN RA KHỎI ĐÂY

    Quote Originally Posted by Cao Cầu View Post
    Xin có đôi lời : Mấy lăo già dư đảng Cần lao luôn luôn vu khống, chụp mũ Phật giáo thân cộng để chạy tội cho nhà Ngô về tội ác diệt chủng, sát hại hàng vạn dân Việt gồm các đảng phái quốc gia, các giáo phái, đạo Phật và cả lương dân không theo đạo Chúa để đưa đến kết quả mất nước về tay giặc cộng. Tôi đă nhiều lần giải thích rất rơ ràng và dứt khoát: nói đến Phật giáo tức là nói đến chống cộng rồi v́ chống cộng là chống cái ác. VC là hiện thân của cái ác nên hể ai là Phật tử là đương nhiên chống cộng. Chống cộng là chống giặc ngoại xâm, chống cái ác, là điều căn bản và sơ đẳng nhất trong giáo lư nhà Phật . Xin giới thiệu bài viết dưới đây về một người con Phật để quí vị hiểu thế nào là Phật tử:
    để chạy tội cho nhà Ngô về tội ác diệt chủng, sát hại hàng vạn dân Việt gồm các đảng phái quốc gia, các giáo phái, đạo Phật và cả lương dân không theo đạo Chúa để đưa đến kết quả mất nước về tay giặc cộng.

    Không biết bao nhiêu tài liệu chứng tỏ thời TT Diệm chống cộng hiệu quả. Bị nhóm Phật Giáo thân cộng và CIA sát hại.

    KHÔNG BIẾT BAO NHIÊU TÀI LIỆU CHỨNG TỎ SAU KHI TT DIỆM BỊ CHẾT, CÁC TƯỚNG TÁ LO TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC, QUÂN ĐỘI LO ĐÁNH LẪN NHAU, NÔNG THÔN KHÔNG C̉N ẤP CHIẾN LƯỢC, VIỆT CỘNG CHIẾM ĐÓNG LẠI NÔNG THÔN .ĐẤT NƯỚC LÂM NGUY, KHÔNG CÓ MỸ NHẢY VÀO CAN THIỆP. VNCH ĐĂ CÓ NGÀY 30/04 VÀO NĂM 1965 V̀ CÓ ĐẢO CHÁNH GIẾT TT DIỆM .


    THÁCH THỨC TÊN TIỂU YÊU CAO CẦU ĐƯA RA BẰNG CHỨNG LÀ THỜI TT NGÔ Đ̀NH DIỆM PHẠM TỘI DIỆT CHỦNG, ĐĂ SÁT HẠI HÀNG VẠN DÂN VIỆT NAM( HÀNG VẠN = HÀNG CHỤC NGÀN )GỒM CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA ,CÁC GIÁO PHÁI, PHẬT TỬ VÀ NGƯỜI LƯƠNG KHÔNG PHẢI TIÍN ĐỒ CÔNG GIÁO .


    NẾU TÊN TIỂU YÊU CAO CẦU KHÔNG ĐƯA RA ĐƯỢC BẰNG CHỨNG XÁC ĐÁNG CHỨNG TỎ THỜI TT DIỆM PHẠM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG, YÊU CẦU VIETLAND TỐNG HẮN RA KHỎI FORUM

    TÔI NGHĨ VIETLAND KHÔNG THỂ CHƯA CHẤP THÀNH PHẦN VU KHỐNG TRẮNG TRỢN ĐƯỢC

  7. #637
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Quote Originally Posted by Cao Cầu View Post
    Xin có đôi lời : Mấy lăo già dư đảng Cần lao luôn luôn vu khống, chụp mũ Phật giáo thân cộng để chạy tội cho nhà Ngô về tội ác diệt chủng, sát hại hàng vạn dân Việt gồm các đảng phái quốc gia, các giáo phái, đạo Phật và cả lương dân không theo đạo Chúa để đưa đến kết quả mất nước về tay giặc cộng.
    Đúng là lập luận dai nhách theo kiểu của cộng Sản = Giao điểm, lư luận không đúng đến 0,001% mà cứ nhai đi nhai lại, ai ai cũng qúa rơ là không hề có nạn diệt chủng dưới thời TT Diệm, công nhận mặt Cao Cầu dầy thật .



    CHÍNH PHỦ NGÔ Đ̀NH DIỆM CÓ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO KHÔNG?
    Nov 4, '11 10:01 PM



    1) Thượng tọa Thích Trí Quang là “nhà tu hành” hay là “cán bộ chính trị?”

    2) Cuộc “đấu tranh của Phật Giáo” có phải để bảo vệ Phật Pháp hay không?

    3) Những Phật tử thuần túy nghĩ ǵ về những cuộc “tự thiêu”?

    Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi xin đăng nguyên văn bức thư của Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 2 năm 1964 gởi Chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ có những điểm đáng lưu ư trong Bản Phúc Tŕnh của Ủy Ban T́m Hiểu Sự Thật của Liên Hiệp Quốc:

    - Bảy đại diện của Liên Hiệp Quốc gồm những quốc gia lấy Phật Giáo làm quốc giáo, hoặc liên hệ mật thiết với Phật giáo.

    - Bản phúc tŕnh đă bị Hoa Kỳ ém nhẹm và chỉ phổ biến rất hạn chế.

    - Sau khi đọc bản phúc tŕnh, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ đă đưa ra nhận xét “lời cáo buộc “Phật giáo bị đàn áp”, thật ra chỉ là sự thổi phồng đầy ác ư, và tuyên truyền man trá”.

    - Một hệ thống “vọng ngữ” và đầu độc tin tức giữa một số người mệnh danh là tăng sĩ Phật Giáo và báo chí Hoa Kỳ đă lừa gạt nhân dân Hoa Kỳ và thế giới.

    - Cuộc đấu tranh gọi là chống Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm “đàn áp Phật giáo” chỉ là một cuộc đấu tranh chính trị có lợi cho Cộng Sản và Hoa Kỳ qua câu nói của Thượng Tọa Thích Trí Quang: “Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đă lật đổ Diệm Nhu”. Câu này chứng tỏ Phật Giáo đă bị Thích Trí Quang lợi dụng để làm chính trị. Làm chính trị với khuynh hưóng phục vụ Việt Cộng hay không, chúng ta sẽ thấy rất rơ khi Phái Đoàn “Phật Giáo” tham dự hội nghị tại Nhật Bản đă hoàn toàn ủng hộ 6 điều kiện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

    Sau đây là nguyên văn bức thư của Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ gởi Thượng Nghị Sĩ James O. Eastland, Chủ tịch Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ để mọi người thấy: – Phật giáo đă bị lợi dụng trong mưu đồ chính trị lật đổ TT Ngô Đ́nh Diệm mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ và Việt Cộng. – Những kẻ c̣n tiếp tục “vọng ngữ”, vu vạ cho TT Ngô Đ́nh Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Ḥa chỉ là những kẻ chối tội một cách vụng về hoặc cố t́nh binh vực Việt Cộng. Bản văn dưới đây đă được trích dẫn từ Phụ Bản 5 của tác phẩm “Ḍng Họ Ngô Đ́nh, Ước Mơ chưa đạt” của tác giă Nguyễn Văn Minh để rộng đường dư luận và, nói theo Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dodd, “chuyện “Đàn áp Phật Giáo” chỉ là thổi phồng đầy ác ư và tuyên truyền gian trá”:

    ***

    Thượng Viện Hoa Kỳ

    Ủy Ban Tư Pháp

    Ngày 17 tháng 2 năm 1964

    Ngài James O. Eeastland

    Chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện

    Hoa Thịnh Đốn

    Thưa Ngài Chủ Tịch,

    Vào đầu tháng 9 năm ngoái, vào lúc cao độ của cuộc khủng hoảng Phật giáo, 16 quốc gia đệ tŕnh bản tuyên cáo lên ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, kết án chính phủ Việt Nam đă vi phạm trầm trọng về nhân quyền. Để trả lời, chính phủ của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă mời Liên Hiệp Quốc gửi một Ủy ban đến T́m Hiểu Sự Thật và cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Ủy ban. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận lời mời và ngày 11 tháng 10 một ủy ban đă được thành lập gồm đại diện các quốc gia Afghanistan, Brazil, Costa Rica, Dahomey, Morocco, Ceylan, và Népal.

    Phúc tŕnh của Ủy ban về Việt Nam, dù rằng được ấn hành trong nội bộ Liên Hiệp Quốc vào ngày 9 tháng 12, nhưng chỉ được phổ biến một cách hạn chế cho báo chí. Sự thật, bản phúc tŕnh này chỉ được báo chí biết đến hơn hai tuần lễ sau khi được ấn hành do một vài b́nh luận gia biết được vấn đề.

    Theo tôi nghĩ bản phúc tŕnh này có những điều đáng lưu tâm và tôi đề nghị tiểu ban Nội Vụ Thượng Viện ấn hành để các Thượng nghị sĩ hiểu rơ vấn đề.

    Đây là bản phúc tŕnh bao gồm những lời khai và tài liệu, nhưng không hề có những nhận xét hay kết luận của Ủy ban, tôi tin rằng bất cứ ai sau khi đọc cũng có thể đưa ra kết luận về lời cáo buộc “Phật Giáo đă bị đàn áp”, mà thật ra chỉ là một sự thổi phồng đầy ác ư, và tuyên truyền gian trá.

    Tôi cũng lưu tâm quư vị liên hệ sự kiện này với cuộc phỏng vấn của NCWC News Agency vào ngày 20 tháng 12 với Đại Sứ Fernando Volio Jimerez của Costa Rica, một trong những người đă kiến nghị thành lập Ủy Ban T́m Hiểu Sự Thật.

    Tôi xin trích dẫn lời của ông Volio:

    “Cá nhân tôi nghĩ rằng không hề có chính sách kỳ thị, đàn áp, ngược đăi đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Lời khai về những sự việc này thường chỉ là những tin đồn vô căn cứ hoặc đă được thổi phồng hay phóng đại.”

    Khi một nhân chứng cố gắng đưa ra những bằng chứng cụ thể, nhưng những sự việc mà nhân chứng viện dẫn chỉ có t́nh cách cá thể, chứ không phải là chính sách của chính phủ đối với “Phật giáo trên căn bản tôn giáo”.

    Sau khi đọc bản phúc tŕnh của Ủy ban Liên Hiệp Quốc, tôi đă liên lạc với Đại Sứ Volio để hiểu tường tận cảm nghĩ của Ông.

    Đại sứ Volio nói với tôi rằng, nếu dựa trên những tin tức đă xuất hiện trên báo chí thế giới, Ông đă sửa soạn và sẵn sàng bỏ phiếu lên án Chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, nhưng khi ông Ngô Đ́nh Diệm gửi thư mời Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam quan sát, ông đă nghĩ rằng lời mời này phải được chấp nhận trước khi Liên Hiệp Quốc ghi vào nghị tŕnh thảo luận.

    Đại sứ Volio cũng nói rằng, sau hai tuần lễ tích cực điều tra tại Việt Nam, ông đă đi đến kết luận: lời cáo buộc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đối với chính quyền của ông Ngô Đ́nh Diệm đă không thể tồn tại, ông nghĩ rằng với những bằng chứng thu thập được đă chứng tỏ rằng không hề có vấn đề kỳ thị tôn giáo hoặc xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Đại sứ Volio nói rằng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă cộng tác chặt chẽ với Ủy ban, cho phép Ủy ban đi bất cứ nơi nào mà Ủy ban muốn, lấy lời khai của bất cứ nhân chứng nào mà Ủy ban thấy rằng cần thiết. Ông viện dẫn lời tuyên bố của Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao và cho rằng lời tuyên bố này đă đem lại cho ông một cảm nghĩ đặc biệt: “Chính phủ có thể không toàn hảo, cũng như các viên chức trong chính phủ không phải là những ông thánh. Chúng tôi sẽ lắng nghe những ư kiến của quư vị và sẽ cố gắng sửa đổi những khuyết điểm”. Đại sứ Volio rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc, Ủy ban đă có thể điều tra tại chỗ về những cáo buộc rằng một chính phủ hội viên đă vi phạm nhân quyền. Đại sứ Volio cũng nói rằng, với lời mời và sự hướng dẫn trong suốt cuộc điều tra, đă cho ông cảm nghĩ rằng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm sẵn sàng sửa đổi những sai lầm nếu có, và tin tưởng vào sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng.

    Bản phúc tŕnh không đưa ra một kết luận nào, một vài lời khai trong bản phúc tŕnh nêu lên những nghi vấn về tính cách xác thực về sự tự nguyện tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp. Phúc tŕnh của Ủy ban đă đề cập đến lời khai của một tăng sĩ 19 tuổi khai với Ủy ban rằng tăng sĩ này được tuyển mộ bởi một “tiểu đội hiến thân tự thiêu”. Tăng sĩ này khai rằng đă được cho biết rằng Đại lăo Ḥa Thượng Giáo chủ Phật giáo đă bị giết, và rằng hàng trăm tín đồ Phật Giáo đă bị cho đi “ṃ tôm” tại sông Saigon, và rằng nhiều ni cô đă bị mổ bụng giết chết, và rằng chùa Xá Lợi đă bị thiêu đốt. Tăng sĩ này cũng khai rằng đă được yêu cầu tự nguyện tự thiêu để bảo vệ Phật pháp, được bảo đảm rằng trước khi tự thiêu sẽ được cho uống những viên thuốc để không bị đau đớn khi tự thiêu và kư vào ba bức thư đă được soạn sẵn, Tăng sĩ này đă bị cảnh sát bắt trước khi hành động man rợ này xẩy ra.

    Ủy ban cũng đă phỏng vấn một số những nhà lănh đạo Phật giáo và những lănh đạo thanh niên mà theo phúc tŕnh th́ đă bị giết. Không thể t́m thấy những bằng chứng hoặc kiểm chứng những bản tin của các báo chí nói rằng một số tu sĩ Phật giáo đă bị ném từ trên gác xuống trong cuộc bố ráp chùa Xá Lợi.

    Theo ư tôi, điều cần phải nói thêm rằng nhân dân Hoa Kỳ, một lần nữa đă bị một vài tờ báo thông tin một cách sai lạc về t́nh h́nh quốc ngoại mà nhân dân Hoa Kỳ hằng lưu tâm đến.

    Chúng ta được thông tin rằng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă có những hành động đàn áp, rằng những tu sĩ vô tội đă bị thúc đẩy tự thiêu để phản kháng. Ngược lại, việc đàn áp đă không xảy ra một cách trầm trọng và đó chỉ là một sự khích động mang màu sắc chính trị.

    Ủy ban đă không đi sâu vào động cơ chính trị dẫn đến sự khích động của Phật giáo. Nhưng tôi nghĩ rằng câu trả lời cho vấn đề này chính là câu trả lời của Thượng Tọa Thích Trí Quang, người lănh đạo cuộc tranh đấu (hiện đang tị nạn tại ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon) với Miss Maguerite Higgins: “Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đă lật đổ Diệm và Nhu”

    Phần lớn những cuộc biểu t́nh phản đối của tín đồ Phật giáo đă không thực hiện được theo ư muốn và chính đó là đều mà tín đồ Phật giáo bị khích động.

    Báo chí Hoa Kỳ hănh diện về truyền thống toàn hảo và khách quan của, ḿnh. Thật vậy, có lẽ không quốc gia nào trên thế giới lương tâm của nhà báo được vinh hạnh như vậy hoặc ở đó những cuộc đua tài của các nhà báo đáng được quốc gia tán thưởng. Nhưng đáng tiếc, đă có một số t́nh h́nh liên quan đến chính sách đối ngoại, ở đó nhân dân Hoa Kỳ, quốc hội và ngay cả chính quyền đă bị dẫn dắt một cách sai lầm bởi những báo cáo thiếu chính xác của một số báo chí.

    Báo chí Hoa Kỳ trong thời chiến tranh đă bóng gió loan tin Mikhailovich là người đáng được cộng tác và rằng Tito là một nhà lănh đạo quốc gia vĩ đại. Kết cuộc là sự phản bội của Mikhailovich đă áp đặt một chế độ Cộng Sản tại Yugoslavia.

    Trong thời kỳ hậu chiến, một vài trong số những tờ báo này nói với chúng ta rằng Tưởng chỉ là một bù nh́n và Cộng Sản Trung quốc chỉ là những kẻ cải cách điền địa; và kết cuộc của một chính sách lầm lẫn đă đưa đến là lục địa Trung Hoa bị nhuộm đỏ.

    Lần cuối đây, có những tờ báo nói với nhân dân Hoa Kỳ rằng Castro không phải là Cộng Sản mà là con người có bản chất giữa Robin Hood và Thomas Jefferson; và cuối cùng kết quả là một chính thể Cộng Sản đă h́nh thành tại Cuba.

    Giờ đây, chúng ta lại là nạn nhân của một sự lừa đối khác, hậu quả là chính phủ của ông Ngô Đ́nh Diệm đă bị tiêu diệt và một t́nh trạng rối loạn đă diễn ra sẽ làm cho việc chống Cộng trở nên khó khăn hơn.

    Quốc hội cũng như nhân dân Hoa Kỳ đă quá lệ thuộc vào những tin tức do báo chí loan tải. Ngay cả những viên chức chính quyền dù rằng nắm trong tay những nguồn tin tức đặc biệt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tin tức đọc trong báo. Do đó, thực tế báo chí giữ vai tṛ làm chính sách.

    Tôi tin rằng, thật là hữu dụng nếu nhân viên báo chí tự hỏi những hậu quả trầm trọng mà báo chí đă làm để hướng dẫn một cách sai lầm chúng ta trong những t́nh h́nh như vậy.

    Đồng thời, tôi hy vọng rằng mỗi một thành viên Thượng viện sẽ bỏ thời giờ để đọc bản phúc tŕnh và đưa ra những nhận xét của riêng ḿnh.

    Chân thành cảm tạ.

    Thomas J. Dodd

    Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ.

    ***

    Qua bức thư này cũng như những tài liệu của Hoa Kỳ, nếu là người con Phật chân chính tất sẽ nhận rơ Phật Giáo đă bị một số tăng ni lợi dụng để làm những hành vi man rợ giết người, do Việt Cộng và Hoa Kỳ điều khiển. Nhóm đấu tranh gọi là để “bảo vệ Phật Pháp”, nhưng Đại Đức (hồi 1966) Thích Nhất Hạnh khi được một nhóm phản chiến Mỹ mời qua Hoa Kỳ, Đại Đức đă đưa ra chủ trương 5 điểm của Phật Giáo nhu sau:

    1) Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức,

    2) Quân đội Mỹ rút lui

    3) Ngưng oanh tạc Bắc Việt

    4) Ngưng các cuộc hành quân tại miền Nam việt Nam.

    5) Mỹ phải giúp thành lập chính thể dân chủ và tái thiết miền Nam không điều kiện.

    Và qua 6 điểm của Phái Đoàn Phật Giáo Việt Nam tại Tokyo, Nhựt Bản giữa Hội Nghị Thế Giơi về Tôn Giáo và Ḥa B́nh từ ngày 16 đến 20 tháng 10 năm 1970:

    1.- Các phe lâm chiến phải bắt đầu xuống thang ngay lập tức để đạt đến một cuộc ngưng bắn toàn diện vào lúc 18 giờ chiều 30 Tết Tân Hợi tức 27.1.1971).

    2.- Liên Hiệp Quốc sẽ chỉ định một nhóm quốc gia trung lập để họp thành Ủy Hội Kiểm Soát Ngưng Bắn gồm các Đại Diện của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.

    3.- Chính phủ VNCH phải phóng thích các tù nhân chính trị, sinh viên, trí thức, tu sĩ và tất cả những người đă bị giam v́ tranh đấu cho chủ quyền và chủ quyền dân tộc.

    4.- Chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt t́nh trạng thối nát, độc tài và bất lực ở miền Nam Việt Nam bằng cách để cho người Việt tự họ chọn đại diện đa số dân chúng có bản chất ḥa giải dân tộc và có đầy đủ khả năng để: Thương thuyết với chính phủ Hoa Kỳ về thời biểu triệt thoái mau chóng toàn thể quân lực Hoa Kỳ ở Việt Nam và những liên hệ ngoại giao, văn hóa và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

    - Thương thuyết với Chính phủ Cách Mạng Lâm thời Miền Nam VN về những thể thức tổ chức Tổng Tuyển Cử để bầu lên một chính phủ đại diện cho mọi khuynh hướng chính trị ở Nam Việt Nam, một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự giám sát quốc tế, trong đó mọi người Việt Nam thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào đều có thể tham dự.

    5.- Các chính phủ Hoa Kỳ, Sô Viết, Cọng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa và các quốc gia liên hệ khác cộng tác với nhau để chấm dứt đau khổ của người dân Việt bằng cách ủng hộ đề nghị này do chính người Việt đề ra.

    6.- Các phe lâm chiến tại Việt Nam, nhân dân yêu chuộng ḥa b́nh trên thế gới, các giáo hội tôn giáo và các nhà nhân bản cấp thời hành động để thúc đẩy các quốc gia có trách nhiệm về chiến tranh Việt Nam chấm dứt cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Kambuchea và Lào.

    Qua 5 điểm chủ trương của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang và 6 điểm của Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tại Nhựt Bản xin các Phật tử chánh chính hăy lấy công tâm suy nghĩ lại, sẽ biết tại sao Phật Giáo bị lợi dụng và tại sao sau ngày 1.11.1963 “Phật Giáo” vẫn “tranh đấu”… Và nhất là bây giờ một nhóm người vẫn nhân danh Phật Giáo “bị đàn áp” để gây chia rẽ các tôn giáo làm lợi cho Việt Cộng. C̣n thanh danh của cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, cố vấn Ngô Đ́nh Nhu cũng như nền Đệ Nhất Cộng Ḥa ngày càng sáng ngời như mặt trời đúng ngọ, không có thế lực nào có thể làm lu mờ được.

    Lê Văn Ấn

    (http://phiendasau.multiply.com/journal/item/4049)
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 24-02-2013 at 01:08 AM.

  8. #638
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Đố Cao Cầu măt dầy + trơ trẻn chống lại được kết qủa phúc tŕnh cuả phái đoàn điều tra LHQ

    Quote Originally Posted by Cao Cầu View Post
    [I]Xin có đôi lời : Mấy lăo già dư đảng Cần lao luôn luôn vu khống, chụp mũ Phật giáo thân cộng để chạy tội cho nhà Ngô về tội ác diệt chủng, sát hại hàng vạn dân Việt gồm các đảng phái quốc gia, các giáo phái, đạo Phật và cả lương dân không theo đạo Chúa để đưa đến kết quả mất nước về tay giặc cộng.

    KẾT QỦA PHÚC TR̀NH CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC

    “Cá nhân tôi nghĩ rằng không hề có chính sách kỳ thị, đàn áp, ngược đăi đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Lời khai về những sự việc này thường chỉ là những tin đồn vô căn cứ hoặc đă được thổi phồng hay phóng đại.”

    với những bằng chứng thu thập được đă chứng tỏ rằng không hề có vấn đề kỳ thị tôn giáo hoặc xâm phạm quyền tự do tôn giáo.

  9. #639
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Chùa Pháp Quang cơ sở cách mạng ( Cộng Sản )

    Quote Originally Posted by Cao Cầu View Post
    nói đến Phật giáo tức là nói đến chống cộng
    Chùa Pháp Quang do sư bà Đạt Đạo xây dựng năm 1948. Sư cô Thích Đạt Đạo thế danh là Lê Thị Tịnh, quê ở ấp Giồng Cám, xă Đức Ḥa Thượng, Long An. Sinh ra là lớn lên trong gia đ́nh có truyền thống yêu nước, được cách mạng tuyên truyền vận động, sư cô sớm giác ngộ đi theo cách mạng. Từ năm 1963, chùa Pháp Quang trở thành cơ sở cách mạng, có nhiều cống hiến cho công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.


    Dưới tượng quan âm có hầm bí mật



    II. Lịch sử di tích:

    Chùa Pháp Quang là một di tích mang giá trị lịch sử. Trong chùa có xây các hầm trú ẩn (bí mật) để che dấu, tổ chức hoạt động công khai, bán công khai, hợp pháp của cán bộ cách mạng và quần chúng yêu nước. Bằng các h́nh thức biểu t́nh xuống đường, vận động thanh niên trốn lính, in sao tài liệu tuyên truyền,…


    Máy in dùng in tài liệu bí mật



    Máy quay Ronéo dùng in tài liệu
    Chùa Pháp Quang là nơi thể hiện tấm ḷng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng các cuộc cứu tế, phát chẩn, các hoạt động từ thiện xă hội, giúp đỡ các lăo bà tứ cố vô thân,…Đặc biệt, chùa Pháp Quang là nơi diễn ra nhiều sự kiện nổi bật trong phong trào đấu tranh của lực lượng Phật giáo yêu nước, cụ thể:

    - Là cơ sở của tổ chức quần chúng bảo vệ cách mạng, mà ṇng cốt là lực lượng Tăng Ni tiến bộ từ năm 1967 đến 1975.

    - Là nơi in ấn tài liệu bí mật phục vụ cho công tác tuyên truyền của cách mạng.

    - Là cơ sở hậu cần trong phong trào đấu tranh của Phật giáo yêu nước thuộc liên quận 7, 8.

    - Là nơi đón lực lượng vũ trang của cánh Tây Nam vào đóng chốt trong và sau đại thắng mùa xuân 1975.




    Cửa pḥng Tăng ni thông ra phía sau để thoát ra ngoài (từ hầm bí mật có cửa ra pḥng tăng ni)

    Với những sự kiện gắn liền với cuộc tổng tiến công năm 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chùa Pháp Quang đă trở thành một cơ sở công khai đấu tranh trực diện với kẻ thù từ năm 1964 đến 1975, chùa là một cơ sở cách mạng nội thành hết sức quan trọng của cánh Tây Nam. Từ ngôi chùa này, các đồng chí cán bộ cách mạng đă xâm nhập vào giới Phật giáo nói chung và Thiên Thai giáo quán nói riêng, đă cảm hóa được các nhà sư và phật tử, đă đẩy mạnh được phong trào đấu tranh của phật giáo đ̣i ḥa b́nh, chống chiến tranh, chống chế độ Mỹ - ngụy, ủng hộ cách mạng, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.



    Pḥng các đồng chí cách mạng dùng làm nơi hội họp
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 24-02-2013 at 01:40 AM.

  10. #640
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Quote Originally Posted by Cao Cầu View Post
    nói đến Phật giáo tức là nói đến chống cộng


    Bàn thờ Hậu tổ nơi Ḥa thượng Đạt Hảo dấu chân dung của Bác Hồ



    Miệng hầm 2 ngăn bên trên chứa nước, bên dưới là hầm trú ẩn
    III. Khảo tả di tích:

    Chùa có tổng diện tích mặt bằng là 2.599m2 , được chi làm ba dăy chính: dăy tăng xá bên phải, dăy ni xá bên trái, dăy chính điện ở giữa.Phía trước chính điện là phần sân có đài Quan Âm ở giữa, góc bên phải sân trước chính điện có miếu thờ cô hồn, bên trái có pḥng phát hành kinh sách và tháp cũ đă có từ lâu. Bên hông chùa phía bên trái có Tháp của Ḥa thượng Đạt Hảo, phía sau chính điện là Hậu Tổ. Nằm riêng và tiếp sau phần Hậu Tổ là Tịnh Thất của Sư bà Đạt đạo (Sư cô Hai). Dăy ni xá bên trái có thêm dăy lầu 1 và sân thượng, phần cuối của sân thượng có Tịnh thất của Ḥa thượng đạt hảo. chùa có thêm một cổng phụ đi ra chợ nhị Thiên dường. Sau lần sửa chữa đầu tiên năm 1966, chùa được thiết kế một số hầm và sử dụng một số mơi để hoạt động bí mật như sau:

    - Hầm dưới tượng Quan Âm, miệng hầm được ngụy trang dưới miếu cô hồn.

    - Năm 1971, Ḥa thượng tổ chức một số cán bộ Cách mạng đang lưu trú tại chùa sây dăy lầu 1 của Ni Xá với ư đồ tổ chức lực lượng, che dấu cán bộ chuẩn bị kế hoạch đấu tranh.

    - Hầm ở dưới chính điện, miệng hầm từ kho chứa sau chánh điện, trước đây từ hầm có thể thoát hiểm ra ngoài bằng đường mương trên lót đan ăn luồng ra cổng phụ sau chùa (nay đă bị lấp).

    - Hầm hai ngăn dưới tịnh thất của sư bà dùng chứa nước bên trên, bên dưới là hầm trú ẩn, miệng hầm được ngụy trang dưới giường ngủ cảu sư bà phía sau tịnh thất, hầm có lỗ thoát hiểm ra cổng phụ chùa, bên ngoài tịnh thất.

    - Bên ngoài dăy hàng rào phía sau chùa có sử dụng những hầm ếch để cất giấu vũ khí như lựu đạn, súng ngắn…

    - Trong và sau chiến dịch Hồ Chí Minh chùa pháp Quang sử dụng pḥng cuối dăy lầu 1 của ni xá làm nơi ở sinh hoạt, hội họp càu đồng chí Ba Tôn và cánh Tây Nam đồng thời c̣n là nơi kết nạp Đảng cho đồng chí Nguyễn Ngọc Án tức nhà sư Thích Huệ Hiền hiện nay đang trụ t́ chùa Long Hoa quận 10.

    - Phần sân thượng và am của Ḥa thượng là nơi đă từng che giấu những thanh niên trốn lính, lính trốn, cách mạng … hiện nay vẫn c̣n.

    - Năm 1963 Ḥa thượng Đạt Hảo nhận nhiệm vụ cất dấu ảnh chân dung Bác Hồ, người cất dấu phía sau một bài vị trên bàn thờ trong nhà Hậu Tố.

    IV.Các hiện vật trong di tích:

    Hiện nay, trong chùa vẫn c̣n giữ các hiện vật: hầm bí mật, máy in, máy đánh chữ, máy quay phim, loa phát thanh, máy quay ronéo, tài liệu tuyên truyền.



    Từ miếu này có miệng hầm bí mật (đă bị lấp) ăn thông qua tượng đài Quan Âm

    V.Các h́nh thức sinh hoạt lễ hội:

    Hàng năm chùa có những lễ cúng chính như: Lễ Thượng ngươn (rằm tháng giêng), Lễ Phật đản (rằm tháng tư), Lễ Trung ngươn (rằm tháng bảy), Lễ Hạ ngươn (rằm tháng 10). Ngoài việc thực hiện các hoạt động tôn giáo, ngày nay nhà chùa c̣n tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện xă hội rất tích cực hiệu quả.


    Ông Nguyễn Văn Thuyền (đ/c Ba Tôn - bên phải) Nguyên bí thư liên quận 7-8
    VI. Cơ sở pháp lư bảo vệ di tích:

    Ngày 27/7/2009, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 1764/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố. Chùa Pháp Quang được khoanh vùng bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam.



    Quang cảnh tại buổi Lễ trao và nhận bằng di tích lịch sử tại chùa Pháp Quang

    - Báo cáo của cán bộ cánh Tây Nam Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/10/1997.

    VII. Tư liệu bổ sung và tài liệu tham khảo:

    - Phiếu sưu tầm tư liệu do bà Nguyễn Thị Phướng viết (bản in vi tính).

    - Phiếu sưu tầm tư liệu do ông Nguyễn Ngọc Ảnh (pháp danh Thích Nhật Hiện) viết (bản viết tay).

    - Phiếu sưu tầm tư liệu do ông Nguyễn Văn Chủng (Thích Huệ Văn) viết (bản viết tay, ngày 30/04/2007)

    - Giấy xác nhận của ông Huỳnh Văn Một xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn có quá tŕnh hoạt động Cách mạng trong thời kỳ khánh chiến chống Pháp. (bản đánh máy ngày 15/07/1985).

    - Giấy xác nhận của bà Nguyễn Thị Phướng, xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn là cán bộ hoạt động bí mật (bản đánh máy ngày 04/07/1985).

    - Giấy xác nhận của ông Huỳnh Văn Hai xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn là cán bộ hoạt động tại thị trấn Đức Ḥa (bản đánh máy ngày 12/04/1983).

    - Giấy xác nhận của đồng chí Nguyễn Văn Thuyền (Ba Tôn) xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn là cán bộ của Phân ban Tây Nam thành ủy Sài G̣n (bản đánh máy ngày 05/07/1984).

    - Lịch sử truyền thống chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và nhân dân quận 8 (1954 – 30/04/1975).

    - Lịch sử Pháp Quang Thiền viện tại số 71 Liên Tỉnh 5, Q8 (do ông Nguyễn Ngọc Ẩn – pháp danh Thích Huện Hiền viết – bản đánh máy vi tính)

    - Kỷ yếu đại hội khoáng đại kỳ I/1973 phật giáo Việt Nam Thiên Thai giáo quán tông

    (http://www.quan8.hochiminhcity.gov.v...611a1e11&ID=57)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 14-07-2012, 11:05 PM
  2. Replies: 57
    Last Post: 08-12-2011, 09:43 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 16-08-2011, 10:37 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 31-10-2010, 03:53 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •